Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ACID

Axit là gì?

- Khái niệm về acid có thể hiểu đơn giản như sau: Acid là các hợp chất hóa học mà
thành phần phân tử bao gồm sự liên kết của nguyên tử hydrogen với gốc acid (-Cl,
SO4, NO3…).
- Acid có công thức chung dạng HxA.
- Acid thường có vị chua và có khả năng tan trong nước để tạo ra dung dịch có độ pH
nhỏ hơn 7. Axit càng mạnh thì độ pH càng thấp và ngược lại.

Ví dụ về axit: HCl (hydrochloric acid) , H2S (hydrosulfuric acid), HBr (hydrobromic acid),
H2SO4 (sunfuric acid), HNO3 (nitric acid), H2CO3 (carbonic acid),...
Phân loại Acid
Acid có thể được phân loại như sau:

 Dựa trên tính chất hóa học của axit ta có acid mạnh và acid yếu.

 Dựa trên thành phần cấu tạo của axit ta có acid có oxygen và acid không có oxygen.

 Dựa vào phân loại theo hữu cơ và vô cơ ta có acid vô cơ và acid hữu cơ.

Acid mạnh và Acid yếu


- Acid mạnh: H2SO4, HCl, HNO3…
- Acid yếu: H2CO3, H2S…
Acid có oxygen và Acid không có oxygen
- Axcid có oxygen: H2SO4, H3PO4, H2CO3, HNO3…
- Acid không có oxygen: HCl, HI, HF, H2S, HBr…
Acid vô cơ và acid hữu cơ
- Acid vô cơ: HCl, HNO3, H2SO4, H2CO3…
- Acid hữu cơ (các hợp chất có công thức dạng RCOOH): CH3COOH,
HCOOH, CH3CH2COOH,…
Cách xác định độ mạnh, yếu của acid
Để xác định độ mạnh yếu của một acid, ta dựa vào tính linh động của nguyên tử hydrogen
trong hợp chất. Nguyên tử hydrogen càng linh động thì tính acid càng mạnh và ngược lại.
Ta có thể xác định độ mạnh yếu của acid trong từng nhóm cụ thể như sau:

 Đối với các acid có chứa oxygen, phi kim của acid càng mạnh thì acid càng mạnh.
Ví dụ: HClO4 > H2SO4 > H3PO4 ; HClO4 > HBrO4 > HIO4.
 Đối với các acid chứa cùng một nguyên tố phi kim, acid đó có càng nhiều oxygen thì càng
mạnh.
Ví dụ: HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.
 Đối với acid của các nguyên tố trong cùng một nhóm A và không chứa oxygen thì tính acid
giảm dần từ dưới lên.
Ví dụ: HI > HBr > HCl > HF.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ACID


Acid được cấu thành từ nguyên tử hydrogen và gốc acid đa dạng nên các hợp chất này sẽ có
nhiều tính chất khác nhau. Các tính chất hóa học của acid bao gồm:
I. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ

Tính chất hóa học đầu tiên của axit là làm quỳ tím hóa đỏ. 
II. Acid tác dụng với base tạo thành muối và nước:
Hầu hết các acid đều có phản ứng với các base tạo thành muối và nước. Phản ứng này
thường được gọi là phản ứng trung hòa.

Phương trình tổng quát về phản ứng giữa acid và base:

Acid + base → Muối + nước


Ví dụ: 

NaOH + HCl → NaCl + H2O


Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O

III. Acid tác dụng với Basic oxide tạo thành muối và nước
Phần lớn các acid đều phản ứng được với basic oxide tạo thành muối và nước.
Phương trình tổng quát:

Acid + basic oxide → Muối + nước


Ví dụ:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
IV. Acid tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới
Acid còn tác dụng được với các hợp chất muối tạo thành acid mới và muối mới.
Phương trình tổng quát :

Muối + Acid → Muối mới + Acid mới


Phản ứng chỉ xảy ra khi thỏa mãn các điều kiện sau:

 Muối tham gia phản ứng phải là muối tan.

 Acid ban đầu phải mạnh hơn acid mới tạo thành, nếu 2 acid mạnh bằng nhau thì sản phẩm
tạo thành phải có kết tủa.

 Sau phản ứng, sản phẩm phải có ít nhất 1 chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện ly yếu.

Ví dụ: 

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl


K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 
(trong đó H2O và CO2 được phân hủy từ H2CO3)
V. Acid tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí hydrogen
Dung dịch acid có khả năng tác dụng với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí
hydrogen.
Phương trình tổng quát:

Acid + Kim loại → Muối + H2 


Ví dụ:

2HCl + Fe → FeCl2 + H2
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
*Lưu ý:

 Acid HCl, H2SO4 loãng chỉ phản ứng với kim loại đứng trước nguyên tử H trong dãy hoạt
động hóa học của kim loại.

 Acid HNO3 và H2SO4 đặc có thể tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng
khí hidro.
VI. Ứng dụng:
- Loại bỏ gỉ sắt hay những sự ăn mòn khác từ kim loại.
- Các loại acid mạnh được ứng dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế
biến khoáng sản và sản xuất pin ô tô.
- Acid được dùng làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm, nước uống.
- Nitric acid được dùng để sản xuất phân bón.
BÀI TẬP:

Câu 1: Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho
đến dư ta thấy màu giấy quì:

A. Màu đỏ không thay đổi                             B. Màu đỏ chuyển dần sang xanh.  

C. Màu xanh không thay đổi                         D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ.
Câu 2: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp
gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

A. Màu đỏ mất dần.                                       B. Không có sự thay đổi màu       


C. Màu đỏ từ từ xuất hiện.                             D. Màu xanh từ từ xuất hiện.
Câu 3: Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?

A. NaOH B. Fe C. CaO D. CO2


Câu 4: Tính chất hóa học nào không phải của axit

A. Tác dụng với kim loại B. Tác dụng với muối


C. Tác dụng với oxit axit D. Tác dụng với oxit bazơ
Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

A.  K2SO4               B.  Ba(OH)2                  C.  NaCl                            D.  NaNO3


Câu 6: Kim loại X tác dụng với HCl  sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại
Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:

A. Cu , Ca              B.  Pb , Cu .           C. Pb , Ca                         D. Ag , Cu


Câu 7: Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam:

A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Na2CO3


C. Dung dịch HCl D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 8: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg B. Zn, Fe, Cu C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag


Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết  3 dung dịch : HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ
khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là:

A.  Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím. B.  Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3    

C.  Dùng quì tím và dung dịch NaOH D.  Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein.
Câu 10: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O, SO3, CO2. B. K2O, P2O5, CaO

C. BaO, SO3, P2O5 D. CaO, BaO, Na2O


Câu 11: Giấy qùi tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ:

A.  0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH B.  1 mol HCl và 1 mol KOH

C.  1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl D.  1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH
Câu 12: Dùng quì tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây:

A.  Dung dịch HCl và dung dịch KOH.          B.  Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4      
C.  Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH.
Câu 13: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

A. Mg B. CaCO3 C. MgCO3 D. Na2SO3


Câu 14: Cho phản ứng:  BaCO3  +  2X → H2O  + Y  + CO2
               X và Y lần lượt là:

A.  H2SO4  và BaSO4 B.  HCl và BaCl2

C.  H3PO4 và Ba3(PO4)2 D.  H2SO4 và BaCl2


Câu 15: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành

A. Dung dịch không màu. B. Dung dịch có màu lục nhạt.


C. Dung dịch có màu xanh lam. D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 16: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất
khí:

A. BaO, Fe, CaCO3 B. Al, MgO, KOH


C. Na2SO3, CaCO3, Zn D. Zn, Fe2O3, Na2SO3
Câu 17 Dung dịch A có pH < 7 và tạo ra kết tủa khi tác dụng với dung dịch  Bari nitrat
Ba(NO3)2 . Chất A là:

A.  HCl                  B.  Na2SO4                   C.  H2SO4                 D.  Ca(OH)2


Câu 18: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

A.  Chất khí cháy được trong không khí      


B.  Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.       
C.  Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.
D.  Chất khí không tan trong nước.
Câu 19: Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng
thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng?

A. Quỳ tím B. Dung dịch phenolphtalein

C. CO2 D. Dung dịch NaOH


Câu 20: Thuốc thử dùng để nhận biết 4 chất:   HNO3,  Ba(OH)2,  NaCl,  NaNO3 đựng riêng
biệt trong các lọ mất nhãn là:

A.  Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2.


B.  Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3. 
C.  Dùng quì tím và dung dịch AgNO3 .
D.  Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2.
Câu 21: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta
thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp ban đầu là:

A. 61,9% và 38,1% B. 63% và 37%

C. 61,5% và 38,5% D. 65% và 35%


Câu 22: Cho 21 gam MgCO3  tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M.

Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 2,5 lít             B.  0,25 lít             C.3,5 lít                    D.  1,5 lít
Câu 23: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại  Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người
ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp ban đầu là:                    

A.  61,9% và 38,1%               B.  63% và 37%

C.  61,5% và 38,5% D.  65% và 35%


Câu 24: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M.
Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A.  H2SO4 1M và HNO3 0,5M.                         

B.  BaSO4  0,5M  và  HNO3 1M.                             

C.  HNO3 0,5M  và Ba(NO3)2 0,5M.                  

D.  H2SO4 0,5M  và  HNO3


Câu 25: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 có thẻ phân biệt được dãy chất nào sau đây: 

A. KOH, K2CO3, NaHSO3 B. NaCl, FeSO4, Ba(NO3)2

C. Ca(OH)2, NaNO3, KCl D. K2CO3, K2SO4, Ba(HCO3)2

You might also like