Bài tập LTXSTK

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Bài 1.

VNPT Hà Nội quay số trúng thưởng trên máy tính cho các hoá đơn thanh toán bằng hàm
Random chọn ngẫu nhiên từ 1 trong 10 số từ 0 đến 9. Số hoá đơn gồm 7 chữ số. Tính xác suất xảy
ra các tình huống sau:
a) Số hoá đơn trúng thưởng có số 8 đầu tiên và các chữ số sau khác nhau.
b) Hoá đơn trúng thưởng có đúng 4 chữ số trùng nhau.
Bài 2. Một cửa hàng có 3 gian bán hàng đánh số I, II, III. Có 12 khách hàng đến cùng một lúc để
mua hàng. Tìm xác suất xảy ra các tình huống sau:
a) Gian số II có 4 người.
Một gian có 4 người, một gian có 5 người và một gian có 3 người.
Bài 3. Ba chiến sỹ mỗi người bắn một viên đạn vào bia. Giả sử xác suất bắn trúng của ba chiến sỹ
lần lượt là 0,6; 0,7 và 0,8.
a) Tính xác suất để có 2 phát đạn trúng bia .
b) Cho biết có đúng 2 phát trúng bia. Tính xác suất để người bắn trượt là người bắn kém
nhất.
Bài 4. Một người mua buôn 15 chiếc điện thoại di động. Anh ta đồng ý mua 15 điện thoại này với
điều kiện anh sẽ kiểm tra ngẫu nhiên 4 chiếc nếu không có chiếc nào bị lỗi. Chủ cửa hàng đưa ra
một lô hàng gồm 15 máy điện thoại trong đó có 3 chiếc bị lỗi.
a) Tính xác suất chủ hàng gặp may bán được lô hàng.
b) Tính xác suất khách hàng không mua hàng vì phát hiện có điện thoại bị lỗi.
c) Nếu chủ cửa hàng đưa vào lô hàng 1 máy bị lỗi hoặc 4 máy bị lỗi. Tính xác suất chủ hàng
bán được lô hàng trong cả 2 truờng hợp trên.
Bài 5. Trên 1 bảng quảng cáo người ta mắc 2 hệ thống bóng đèn. Hệ thống I gồm 2 bóng mắc nối
tiếp, hệ thống 2 gồm 2 bóng mắc song song. Khả năng bị hỏng của mỗi bóng đèn sau 6 giờ thắp
sáng liên tục là 15%, việc hỏng bóng coi như độc lập.
Tìm xác suất:
a) Hệ thống I bị hỏng (được hiểu là hệ thống này không sáng nữa).
b) Hệ thống II không bị hỏng.
c) Cả 2 hệ thống bị hỏng.
d) Chỉ có hệ thống I bị hỏng.
Bài 6. Một lô hàng có 9 sản phẩm. Mỗi lần kiểm tra chất lượng lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm sau khi
kiểm tra xong lại trả vào lô hàng.
Tính xác suất để sau 3 lần kiểm tra lô hàng thì tất cả sản phẩm đều được kiểm tra.
Bài 7. Một lô hàng có 4 sản phẩm loại I và 8 sản phẩm loại II. Người thứ nhất lấy ngẫu nhiên từ lô
hàng 2 sản phẩm (không hoàn lại), người thứ hai lấy tiếp 2 sản phẩm. Tính xác suất để người thứ
hai lấy được 1 sản phẩm loại I.
Bài 8. Một lô hàng có 15 sản phẩm trong đó có 5 sản phẩm loại 1, 5 sản phẩm loại 2 và 5 sản phẩm
loại 3 (bằng mắt thường không phân biệt được loại của sản phẩm). Một khách hàng mua ngẫu nhiên
1 sản phẩm, sau đó một khách hàng thứ hai mua ngẫu nhiên 2 sản phẩm.
a) Tìm xác suất để khách hàng thứ hai mua được 1 sản phẩm loại 1 và 1 sản phẩm loại 2.
Tìm xác suất để khách hàng thứ hai mua được 2 sản phẩm loại 2.
Bài 9. Có 10 lọ hóa chất trong đó có 4 lọ loại I, 6 lọ loại II. Nếu dùng lọ loại I thì kết quả tốt với
xác suất 0,9 , nếu dùng lọ loại II thì kết quả tốt với xác suất 0,5 .
a) Lấy ngẫu nhiên 1 lọ hóa chất để sử dụng, tìm xác suất lọ hóa chất này có kết quả tốt.
b) Tìm xác suất để lọ hóa chất tốt này thuộc loại I.
Bài 10. Thùng thứ nhất đựng 9 sách Toán và 1 sách Lý, thùng thứ hai đựng 1 sách Toán và 5 sách
Lý.
a) Từ mỗi thùng lấy ngẫu nhiên ra 1 quyển sách, tính xác suất lấy được 2 cuốn sách toán.
b) Sau khi lấy ngẫu nhiên từ mỗi thùng một cuốn sách, các sách còn lại dồn hết về thùng thứ
ba. Từ thùng thứ ba lấy ngẫu nhiên 1 quyển sách. Tính xác suất sách lấy ra từ thùng ba là sách Lý.
Bài 11. Một nhà máy sản xuất một chi tiết của điện thoại di động có tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn
chất lượng là 87%. Trước khi xuất xưởng người ta dùng một thiết bị kiểm tra để kết luận sản phẩm
có đạt yêu cầu chất lượng hay không. Thiết bị có khả năng phát hiện đúng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
với xác suất là 0,92 và phát hiện đúng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn với xác suất là 0,96. Tìm xác
suất để 1 sản phẩm được chọn ngẫu nhiên sau khi kiểm tra:
a) Được kết luận là đạt tiêu chuẩn.
b) Được kết luận là đạt tiêu chuẩn thì lại không đạt tiêu chuẩn.
c) Được kết luận đúng với thực chất của nó.
Bài 12. Có 3 hệ thống bóng điện A, B, C với xác suất bị hỏng trong một chu kỳ sử dụng lần lượt là
0,10; 0,20; 0,25 và độc lập với nhau. Tính xác suất để mạch không có điện do hệ thống bóng điện
bị hỏng nếu chúng mắc:
a) Được mắc nối tiếp.
b) Được mắc song song.
c) 2 hệ thống bóng điện A, B mắc song song, sau đó chúng được mắc nối tiếp với hệ
thống bóng điện C.
Bài 13. Có 3 hộp sản phẩm. Hộp thứ nhất chứa 8 sản phẩm tốt, 2 sản phẩm xấu. Hộp thứ hai chứa
7 sản phẩm tốt, 5 sản phẩm xấu. Hộp thứ 3 không có sản phẩm nào. Người ta lấy 2 sản phẩm từ
mỗi hộp bỏ vào hộp thứ 3.
a) Trung bình lấy được bao nhiêu sản phẩm tốt từ hộp thứ 2?
b) Tính xác suất để cả bốn sản phẩm lấy từ hai hộp là tốt.
c) Giả sử hộp thứ 3 có đúng 1 sản phẩm tốt, tính xác suất để sản phẩm đó là của hộp thứ 2.
Bài 14. Biết rằng 1 người có nhóm máu AB có thể nhận máu của bất kì nhóm máu nào. Nếu người
đó có nhóm máu còn lại ( A hoặc B hoặc O) thì chỉ có thể nhận được máu của người cùng nhóm
máu với mình hoặc người có nhóm máu O. Biết tỉ lệ người có nhóm máu O, A, B và AB tương
ứng là 33,7%; 37,5%; 20,9%; 7,9%.
a) Lấy ngẫu nhiên một người cần tiếp máu và một người cho máu. Tính xác suất người cần
tiếp máu có nhóm máu A và sự truyền máu được thực hiện.
b) Lấy ngẫu nhiên một người cần tiếp máu và một người cho máu. Tính xác suất để sự truyền
máu được thực hiện.
Bài 15. Một lô sản phẩm rất lớn được phân loại theo cách sau. Chọn ngẫu nhiên 30 sản phẩm làm
mẫu đại diện. Nếu mẫu không có sản phẩm nào là phế phẩm thì lô sản phẩm được xếp loại 1. Nếu
mẫu có một hoặc hai sản phẩm là phế phẩm thì lô sản phẩm được xếp loại 2. Trong trường hợp còn
lại (có từ ba phế phẩm trở lên) thì lô sản phẩm được xếp loại 3. Giả sử tỉ lệ phế phẩm của lô hàng
là 6%.
a) Hãy tính xác suất để lô hàng được xếp loại 1, loại 2, loại 3.
b) Tìm số phế phẩm chọn được có khả năng nhất, tính xác suất đó.
Bài 16. Có 12 sinh viên đi thi, trong đó có 2 người thuộc loại giỏi, 6 khá và 4 trung bình. Trong số
20 câu hỏi thi, người giỏi trả lời được tất cả, người khá trả lời được 16 câu, người trung bình được
10 câu. Chọn ngẫu nhiên 1 sinh viên trong số người dự thi.
a) Mỗi đề thi có 3 câu hỏi, tính xác suất để sinh viên đó trả lời được cả 3 câu hỏi của đề thi
b) Cho biết người được chọn trả lời được cả 3 câu hỏi. Tính xác suất để sinh viên đó thuộc
loại khá.
Bài 17. Giả sử hai biến cố A , B có xác suất P( A)  0,6 , P( B)  0, 4 và P( A  B)  0, 2 . Hãy tính

a) P( A | B) b) P( A  B) c) P( A  B) d) P( B | A) e) P( A  B)
Bài 18. Có hai thùng đựng sản phẩm, thùng I có 80 chính phẩm và 20 phế phẩm, thùng II có 90
chính phẩm và 10 phế phẩm.
a) Lấy ngẫu nhiên từ mỗi thùng ra một sản phẩm, tính xác suất để lấy được ít nhất một chính
phẩm.
b) Lấy ngẫu nhiên ra một thùng rồi từ thùng đó lấy ngẫu nhiên ra một sản phẩm. Tìm xác suất
để sản phẩm lấy được là chính phẩm.
c) Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm từ thùng I bỏ vào thùng II trộn đều sau đó lấy từ thùng II
một sản phẩm. Tính xác suất sản phẩm lấy được cuối cùng là một chính phẩm.

0 nÕu x  0
x nÕu 0  x  1

Bài 19. Cho X là biến ngẫu nhiên với hàm mật độ f X ( x)  
2  x nÕu 1  x  2
0 nÕu 2  x
a) Tìm hàm phân bố xác suất FX ( x) .
b) Thực hiện 10 quan sát độc lập về biến ngẫu nhiên X . Có bao nhiêu lần kết quả X nhận
6 
giá trị trong khoảng  ; 3 có khả năng nhất, tìm xác suất tương ứng.
5 
Bài 20. Cho biến ngẫu nhiên X liên tục với hàm phân bố xác suất như sau
 0 nÕu x  0
 2kx

FX ( x)   2 nÕu 0  x  k
k  x
2

 1 nÕu x  k

a) Tìm hàm mật độ xác suất f X ( x) . Tính P 0,5  X  2 .


b) Tính kỳ vọng E X .
Bài 21. Một phân xưởng sản xuất có 30 máy tiện hoạt động độc lập nhau, xác suất các máy bị hỏng
trong một ca sản xuất là như nhau và đều bằng 0,07.
a) Tìm quy luật phân bố xác suất của số máy bị hỏng trong một ca sản xuất?
b) Trung bình có bao nhiêu máy bị hỏng trong một ca sản xuất ?
c) Trong một ca sản xuất có bao nhiêu máy hỏng với khả năng lớn nhất? tính xác suất này.
  
k cos x nÕu  x
Bài 22. Biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ f X ( x)   2 2
 0 nÕu ng­îc l¹i

a) Xác định k. Tìm hàm phân bố FX ( x) .

 
b) Tính P 0  X   . Tính kỳ vọng E X .
 4

Bài 23. Gọi X là số người gọi tới tổng đài điện thoại của công ty A trong thời gian 5 phút. Giả sử
X tuân theo phân bố Poisson với   3 , biết e3  0, 05 . Tính xác suất để trong 5 phút:
a) Có không quá 3 người gọi tới tổng đài điện thoại của công ty A.
b) Có từ 2 đến 5 người gọi đến tổng đài điện thoại của công ty A.
Bài 24. Một xí nghiệp sản xuất máy tính có xác suất sản phẩm là phế phẩm 0,02. Chọn ngẫu 250
máy để kiểm tra.
a) Tính xác suất có đúng 2 máy phế phẩm.
b) Tính xác suất có không quá 2 máy phế phẩm.
c) Số phế phẩm có khả năng chọn được cao nhất là bao nhiêu?

Bài 25. Một trạm điện thoại tự động nhận được trung bình với cường độ   180 lần gọi trong 1
giờ. Cho biết e3  0, 05 , e6  0,0025 .
a) Tìm xác suất để trạm đó nhận được 2 cuộc gọi trong 1 phút.
b) Tìm xác suất để trạm đó nhận được 5 cuộc gọi trong 3 phút.
c) Tìm xác suất để trong 3 phút liên tiếp mỗi phút trạm nhận được nhiều nhất 1 cuộc gọi.
Bài 26. Biến ngẫu nhiên X có hàm phân bố xác suất như sau
0 nÕu x  0
 2
FX ( x )   x  kx nÕu 0  x  1
1 nÕu x  1

a) Tìm k . Tìm hàm mật độ xác suất.
 1 1  1 
Tính xác suất P     X     X   
 2 4  2 
Bài 27. Chọn ngẫu nhiên 2 tấm thẻ từ một túi có chứa 10 tấm thẻ đỏ và 6 tấm thẻ xanh.
a) Gọi X là số thẻ đỏ, lập bảng phân bố xác suất của X .
b) Giả sử rút mỗi tấm thẻ đỏ được 5 điểm và rút mỗi tấm thẻ xanh được 8 điểm. Gọi Y là số
điểm tổng cộng của 2 tấm thẻ rút ra, tìm hàm phân bố xác suất của Y .
c) Tính các kỳ vọng E X , EY và các phương sai D X , DY .
Bài 28. Cho bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên X :
X 1 2 3 5
P k 2k 3k 4k
a) Tìm giá trị hằng số k . Tìm hàm phân bố xác suất FX ( x) .
b) Tính E X , D X .
c) Lập bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên Y  X  5 X  5 . Tính EY .
2

Bài 29. Cho biến ngẫu nhiên rời rạc X có bảng phân bố xác suất:
X 2 1 2 3
P 0,1 0,3 k 0,4
a) Tìm k . Tìm hàm phân bố xác suất FX ( x) .
b) Tính kỳ vọng E X và phương sai D X .
c) Tính P 0  X  2 , P  X  2 | X  1 .
Bài 30. Một lô hàng có 14 sản phẩm trong đó 5 sản phẩm loại I và 9 sản phẩm loại II. Chọn ngẫu
nhiên 2 sản phẩm từ lô hàng, gọi X là số sản phẩm loại I chọn được.
a) Lập bảng phân bố xác suất của X , tìm hàm phân bố xác suất FX ( x) .
b) Tính kỳ vọng EX và phương sai D X .
c) Chọn mỗi sản phẩm loại I được thưởng 50USD và mỗi sản phẩm loại II được thưởng
10USD, tính số tiền thưởng trung bình nhận được.
Bài 31. Trong 1 hòm có 10 tấm thẻ; trong đó có 4 tấm thẻ ghi số 1, 3 thẻ ghi số 2, 2 thẻ ghi số 3 và
1 tấm thẻ ghi số 4. Chọn ngẫu nhiên 2 tấm thẻ.
a) Tính xác suất chọn được một thẻ số 1 và một thẻ số 2.
b) Gọi X là tổng số ghi trên 2 tấm thẻ. Lập bảng phân bố xác suất của X và hàm phân bố
xác suất FX ( x) .
c) Với mỗi số trên thẻ chọn được thưởng 20$. Gọi Y là tổng số tiền được thưởng, tính EY .
Bài 32. Một xạ thủ đem 5 viên đạn bắn kiểm tra trước ngày thi bắn. Xạ thủ bắn từng viên vào bia
với xác suất trúng vòng 10 là 0,85. Nếu bắn 3 viên liên tiếp trúng vòng 10 thì thôi không bắn nữa.
Gọi Y là số đạn xạ thủ này đã bắn.
a) Lập hàm phân bố xác suất của Y.
b) Tính EY.
c) Xét trường hợp bắn 3 viên liên tiếp trúng vòng 10 thì ngừng bắn. Gọi Z là số đạn còn thừa.
Tìm quy luật phân bố xác suất của Z.
Bài 33. Một túi chứa 4 quả cầu trắng, 3 quả cầu đen. Hai người A và B lần lượt rút một quả cầu
trong túi ( rút xong không trả lại). Trò chơi kết thúc khi có người rút được quả cầu đen người đó
xem như thua cuộc và trả cho người kia số tiền là X bằng số quả cầu rút ra nhân với 5 USD. Giả
sử A là người rút trước và X là số tiền A thu được.
a) Lập bảng phân bố xác suất của X .
b) Tính E X .
c) Nếu chơi 150 ván thì trung bình A được bao nhiêu?
Bài 34. Trọng lượng của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân bố chuẩn
với trọng lượng trung bình là 100kg và độ lệch chuẩn là 1kg.
a) Tính tỷ lệ sản phẩm có trọng lượng lớn hơn 99,35 kg.
b) Nếu cân thử 5 sản phẩm thì số sản phẩm có trọng lượng lớn hơn 99,35 kg có khả năng xảy
ra cao nhất là bao nhiêu? Tính xác suất đó.
Bài 35. Ở một tổng đài bưu điện các cuộc điện thoại gọi đến xuất hiện một cách ngẫu nhiên, độc
lập với nhau và trung bình có 2 cuộc gọi trong một phút. Biết rằng số cuộc gọi đến tổng đài trong
khoảng thời gian t phút là biến ngẫu nhiên có phân bố Poisson tham số   2t . Tính xác suất để:
a) Có ít nhất một cuộc gọi trong khoảng thời gian 10 giây.
b) Trong khoảng thời gian 3 phút có nhiều nhất ba cuộc gọi.
c) Trong khoảng thời gian 3 phút liên tiếp mỗi phút có nhiều nhất một cuộc gọi.
Bài 36. Tín hiệu thông tin được phát đi 5 lần độc lập nhau. Xác suất thu được tín hiệu của mỗi lần
phát là 0,7. Tính xác suất:
a) Thu được tín hiệu đúng 2 lần.
b) Thu được tín hiệu.
c) Tìm số lần thu được tín hiệu có khả năng nhất, tính xác suất đó.
Bài 37. Thời gian phục vụ khách hàng tại một điểm dịch vụ là biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm
mật độ xác suất

5e 5 x nÕu x  0

f X ( x)  

0 nÕu x  0
Với X được tính bằng phút/khách hàng.
a) Tìm xác suất để thời gian phục vụ một khách hàng nào đó nằm trong khoảng từ 0,4 đến 1
phút.
b) Tìm thời gian trung bình để phục vụ một khách hàng.
Bài 38. Cho X là một biến ngẫu nhiên với kỳ vọng EX   và độ lệch tiêu chuẩn   DX . Hãy
tính P  X    3  trong các trường hợp sau:

a) X có phân bố mũ.
b) X có phân bố đều trên đoạn  1,1 .

c) X có phân bố Poisson với tham số   0,09 .


Bài 39. Năng suất của một loại cây ăn quả là một biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn với năng suất
trung bình 20kg/cây và độ lệch chuẩn 3kg. Cây có năng suất tối thiểu 15,08kg được cho là đạt tiêu
chuẩn.
a) Hãy tính tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn.
b) Cây đạt tiêu chuẩn sẽ lãi 500 nghìn đồng/cây, ngược lại cây không đạt tiêu chuẩn sẽ lỗ 1
triệu đồng/cây. Người ta thu hoạch ngẫu nhiên một lô gồm 100 cây. Hãy tính tiền lãi trung bình
cho lô cây đó.
Bài 40. Trọng lượng của các bao xi măng là một biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn với giá trị trung
bình 50kg và độ lệch chuẩn   0,1(kg) . Bao xi măng được cho là đạt chuẩn nếu có trọng lượng
từ 49,8 kg đến 50,2 kg.
a) Tính xác suất để khi lấy ngẫu nhiên 1 bao thì được bao đạt chuẩn.
b) Tính xác suất để trong 5 bao được lấy ngẫu nhiên thì có từ 3 đến 4 bao đạt chuẩn.
c) Trung bình có bao nhiêu bao đạt chuẩn trong số 1000 bao?
Bài 41. Cho X , Y là hai biến ngẫu nhiên rời rạc, độc lập có bảng phân bố xác suất như sau:
X 2 3 5 Y 1 4
P 0,3 0,5 0,2 P 0,2 0,8

a) Lập bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên Z  X  Y và T  XY .


b) Tính các kỳ vọng EZ , ET và các phương sai DZ , DT .
c) Tính P  X  Y  .
Bài 42. Thống kê về doanh số bán hàng (D) và chi phí cho tiếp thị quảng cáo (Q), (đơn vị: triệu
đồng) của một công ty, người ta thu được bảng phân bố xác suất đồng thời sau đây:
D 100 200 300
Q 0.21 0.35 0.44

1 0,15 0,10 0,04 0.29

1,5 0,05 0,20 0,15 0.4

2 0,01 0,05 0,25 0.31

a) Tìm chi phí quảng cáo trung bình và độ lệch chuẩn.


b) Tìm doanh số trung bình khi quảng cáo là 1,5 triệu đồng.
c) Doanh số có phụ thuộc vào quảng cáo hay không? Vì sao?
Bài 43. Cho X , Y là hai biến ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân bố xác suất đồng thời
Y
0 2 3 5
X 0.3 0.35 0.15 0.2
2 0,10 0,15 0,10 0,00 0.35

1 0.2 5k 0.123k 0,05 0,07 0.44


4 0,00 0.082k 0,00 0,13 0.21

a) Tìm k. Tìm bảng phân bố xác suất của các thành phần X và Y . Hai biến ngẫu nhiên X
và Y có độc lập không?
b) Tính phương sai D(2 X  3Y ) .
c) Tìm bảng phân bố xác suất của Y với điều kiện X  1 ; tính E Y X  1 .

Bài 44. Một doanh nghiệp đầu tư đồng thời vào hai thị trường A và B. Người ta thấy lãi suất XA và
XB (đơn vị: %) là hai biến ngẫu nhiên có phân bố xác suất đồng thời được cho ở bảng sau:
XA
1 3 5
XB 0.25 0.4 0.35

2 0,05 0,10 0,15 0.3

5 0,10 0,20 0,15 0.45

7 0,10 0,10 0,05 0.25

a) Tìm lãi suất trung bình nhận được của mỗi thị trường A và B.
b) Tìm lãi suất trung bình khi đầu tư vào thị trường B, biết rằng năm đó lãi suất thị trường A là
3%?
c) Đầu tư ở thị trường nào có rủi ro thấp hơn?
Bài 45. Cho biến ngẫu nhiên 2 chiều ( X , Y ) có bảng phân bố xác suất sau

Y
X 1 2 3

1 0,17 q0.15 0,25 0.57

2 0,30 0,08 p 0.05 0.43

Và bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên Y


Y 1 2 3
P 0,47 0,23 g 0.3
a) Tìm các giá trị p, q, g.
b) Hai biến ngẫu nhiên X, Y có độc lập không?
c) Tính các kỳ vọng E X , EY và phương sai D X , DY .
Bài 46. Cho biến ngẫu nhiên 2 chiều (X,Y) có bảng phân bố xác suất sau:
Y
2% 0% 4%
X 0.2 0.5 0.3
1% 0,05 0,15 0,10 0.3

0% 0,10 0,20 0,15 0.45


2% 0,05 0,15 k 0.05 0.25

trong đó X, Y là lãi suất của 2 loại cổ phiếu A và B tương ứng.


a) Tìm k . Tính lãi suất trung bình của cổ phiếu A và lãi suất trung bình của cổ phiếu B.
b) Tính lãi suất trung bình của cổ phiếu B khi lãi suất cổ phiếu A là 2%.
c) Giả thiết mức độ rủi ro của mỗi loại cổ phiếu được xác định bằng độ lệch chuẩn (căn của
phương sai) của lãi suất của chúng. Nếu một người đầu tư 40% tiền để mua cổ phiếu A và 60% tiền
để mua cổ phiếu B thì mức độ rủi ro người đó gặp phải là bao nhiêu?
Bài 47. Cho X , Y là hai biến ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân bố xác suất đồng thời
Y
5 1 h 8
X 0.23 0.43 0.34
7 0,05 0,13 0,07 0.25
12 0,11 0,18 0,19 0.48
18 0,07 3k 0.12 2k 0.08 0.27

a) Tìm k. Biết E Y  2 , tìm h. Hai biến ngẫu nhiên X , Y có độc lập không?
b) Tìm bảng phân bố xác suất của Y với điều kiện X  12 và tính E Y X  12  .
c) Tính hệ số tương quan  XY .
Bài 48. Cho 2 biến ngẫu nhiên X và Y độc lập có bảng phân bố xác suất:
X 1 0 1 2 Y 1 0 1
P 0,2 0,3 0,3 0,2 P 0,3 0,4 0,3
a) Lập bảng phân bố xác suất của các biến ngẫu nhiên X 2 , X  Y , X .Y .
b) Tính các kỳ vọng E X , EY , E( X  Y ) , E( XY ) .

c) Tính P  X  Y  .

Bài 49. Cho X 1 , X 2 , X 3 là ba biến ngẫu nhiên độc lập có bảng phân bố xác suất như sau:

X1 0 2 X2 1 2 X3 1 2

P 0,65 0,35 P 0,4 0,6 P 0,7 0,3


X1  X 2  X 3
a) Lập bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên X  .
3
b) Tính E( X ) ; D( X ) .
c) Tính E( X1 +X 2 +X 3 ) ; D( X1 +X 2 +X 3 ) .

Bài 50. Trọng lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất ra là một biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn
với độ lệch chuẩn 2 kg, trọng lượng trung bình theo quy định là 50 kg. Nghi ngờ máy hoạt động
không bình thường làm thay đổi trọng lượng trung bình của sản phẩm, người ta cân thử 100 sản
phẩm và thu được kết quả sau:
Trọng lượng sản phẩm 49 50 51 52 53
Số sản phẩm tương ứng 10 60 20 5 5
Với mức ý nghĩa   0, 05 , hãy kết luận về điều nghi ngờ nói trên.
Bài 51. Theo dõi giá cổ phiếu của hai công ty A và B trong vòng 16 ngày, người ta tính được các
số liệu sau:
Số liệu
x s
Công ty
Công ty A 37,58 0,80
Công ty B 38,29 1,05

Giả thiết giá cổ phiếu của hai công ty A và B là hai biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn có phương
sai bằng nhau. Với mức ý nghĩa α = 0,05 hãy kiểm định về nhận định cho rằng có sự khác biệt thực
sự về giá cổ phiếu trung bình của hai công ty.
Bài 52. Một hợp tác xã trồng thử hai giống lúa, mỗi giống trồng trên 30 mảnh ruộng và được chăm
sóc như nhau. Cuối vụ thu hoạch người ta thu được số liệu sau:

Năng suất trung bình ( x ) Độ lệch chuẩn(s)


Giống lúa I 45 2,5
Giống lúa II 46,5 3,2
Với mức ý nghĩa α = 0,05, hãy kiểm định về nhận định cho rằng năng suất trung bình của hai giống
lúa có thể coi như bằng nhau. Biết rằng năng suất của 2 giống lúa tuân theo quy luật phân bố chuẩn
với độ lệch tiêu chuẩn như nhau.
Bài 53. Để so sánh năng suất làm việc của hai tổ công nhân A và B tại một nhà máy, người ta theo
dõi năng suất (tính theo sản phẩm/ngày) của hai tổ có số liệu sau:
Tổ công nhân A 65 66 64 71 67 64 66 70 533
Tổ công nhân B 66 68 71 75 67 73 74 494

Hỏi có thể kết luận rằng 2 tổ công nhân đó có năng suất trung bình thực sự khác nhau không với
mức ý nghĩa   0, 05 . Biết rằng năng suất làm việc của hai tổ công nhân tuân theo quy luật phân
bố chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn như nhau.
Bài 54. Tỉ lệ khách hàng trở lại sử dụng dịch vụ của công ty là 60 %. Có ý kiến cho rằng tỷ lệ này giảm
do chính sách hậu mãi của công ty không tốt. Theo dõi ngẫu nhiên 300 khách hàng thấy có 162 khách
hàng trở lại sử dụng dịch vụ của công ty. Hãy kết luận ý kiến trên với mức ý nghĩa   0,025 .
Bài 55. Điều tra doanh thu hàng ngày của một số hộ kinh doanh một mặt hàng nào đó người ta thu
được bảng số liệu sau
Doanh thu X (triệu đồng) 9,2 9,5 10 10,7 11 11,3
Số hộ tương ứng 2 4 7 13 9 1
Giả thiết doanh thu là biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân bố chuẩn.
Với mức ý nghĩa 2,5%, có thể kết luận doanh thu trung bình trong ngày của các hộ hộ kinh doanh
mặt hàng được điều tra ở trên cao hơn 10,2 triệu đồng không?
Bài 56. Một xí nghiệp hỏi ý kiến 310 khách hàng về một loại sản phẩm của xí nghiệp; kết quả có
93 người đánh giá cao sản phẩm. Với độ tin cậy 0,95 hãy:
a) Ước lượng tỷ lệ khách hàng ưa chuộng sản phẩm của xí nghiệp.
b) Cần hỏi bao nhiêu khách hàng để sai số của ước lượng không vượt quá 0,03 .

Bài 57. Một công ty có một hệ thống máy tính có thể xử lý 1300 hoá đơn trong 1 giờ. Công ty mới
nhập một hệ thống máy tính mới, hệ thống này chạy kiểm tra trong 40 giờ cho thấy số hoá đơn xử
lý trung bình trong 1 giờ là 1378 với độ lệch tiêu chuẩn 215. Với mức ý nghĩa 2,5% hãy nhận định
xem hệ thống mới có tốt hơn hệ thống cũ hay không?
Bài 58. Để xác định giá trung bình đối với một loại hàng hóa trên thị trường, người ta điều tra ngẫu
nhiên 100 cửa hàng và thu được bảng số liệu sau:
Giá (nghìn đồng) 36 39 40 41 45 46 50
Số cửa hàng tương ứng 15 20 45 10 2 5 3
1. Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng giá trung bình của loại hàng hóa đó tại thời điểm
đang xét. Biết rằng giá hàng hóa là biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật chuẩn.
2. Tỷ lệ tối đa của loại hàng hóa đó có giá trị trên 40 nghìn đồng trên thị trường là bao
nhiêu. Yêu cầu kết luận với độ tin cậy 95%.
Bài 59. Trọng lượng của một loại sản phẩm là một biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn. Cân thử 100
sản phẩm loại này ta thu được kết quả:
Trọng lượng (gram) 4042 4244 4446 4648 4850 5052
Số sản phẩm tương ứng 7 13 25 35 15 5
a) Với độ tin cậy 95%, hãy tìm khoảng tin cậy của trọng lượng trung bình của loại sản phẩm
trên.
b) Giả sử độ lệch chuẩn của trọng lượng là 2,5 gram. Nếu muốn độ chính xác   0, 4 gram
với độ tin cậy 95% thì kích thước mẫu cần thiết là bao nhiêu.
Bài 60. Chọn ngẫu nhiên 129 sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và đo chiều
cao của họ ta được kết quả sau:
Chiều cao (cm) 152-156 156-160 160-164 164-168 168-172 172-176
Số lượng SV tương ứng 15 21 32 36 18 7
Giả sử chiều cao của sinh viên là biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn.
a) Hãy ước lượng chiều cao trung bình của sinh viên bằng khoảng tin cậy với độ tin cậy
0,95.
b) Kiểm định giả thuyết H 0 :   162 ; H1 :   162 với mức ý nghĩa 0, 05 .
Bài 61. Người ta lấy ngẫu nhiên từ lô hàng ra 200 sản phẩm thì thấy có 182 sản phẩm đạt yêu cầu
chất lượng.
a) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng tỉ lệ sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng của lô hàng.
b) Giả sử lô hàng có 6000 sản phẩm, vói độ tin cậy 95% hãy ước lượng số sản phẩm đạt yêu cầu
của cả lô hàng.
Bài 62. Năng suất lúa trung bình ở vụ trước trong một vùng là 45 tạ/ha. Vụ lúa năm nay người ta
áp dụng biện pháp kĩ thuật mới cho toàn bộ diện tích trồng lúa trong vùng. Theo dõi 31 ha, ta có
bảng năng suất lúa sau đây.
Năng suất (tạ/ha) 30 – 35 35 – 40 40 – 45 45 – 50 50 – 55 55 – 60 60 – 65 65 – 70
Diện tích (ha) tương ứng 1 2 6 13 4 3 1 1
Biết năng suất lúa là biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn.
a) Với mức ý nghĩa 2,5% hãy kiểm định ý kiến cho rằng năng suất có tăng lên khi áp dụng
biện pháp kĩ thuật mới.
b) Ước lượng phương sai của năng suất lúa với độ tin cậy 90%.
Bài 63. Điều tra doanh thu hàng tháng của 100 hộ kinh doanh thu được bảng số liệu:
Doanh thu (triệu đồng) 80 85 90 95 100 105 110 115 120 125
Số hộ tương ứng 2 3 8 15 25 18 12 10 6 1
Giả sử doanh thu các hộ là biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn.
a) Ước lượng giá trị doanh thu trung bình bằng khoảng tin cậy với độ tin cậy 95%.
b) Tỷ lệ các hộ kinh doanh có doanh thu trung bình hàng tháng dưới 100 triệu của năm ngoái
là 30%, có ý kiến cho rằng năm nay tỷ lệ hộ kinh doanh có doanh số dưới 100 triệu thấp hợn so
với năm ngoái. Sử dụng bảng số liệu trên hãy kiểm định ý kiến đó với mức ý nghĩa 2,5%.

You might also like