Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HƯỚNG DẪN CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG HỌC KỲ 221 (2022-2023)


BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN


CHỦ ĐỀ
QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019

YÊU CẦU CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC:


Bài tập lớn (BTL/TL): Bài tập lớn là một tiểu luận được thực hiện theo nhóm (mỗi nhóm
5 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành 01 đề tài (do giảng viên phân công). Tên đề tài xem trong Hệ
thống bài tập lớn.
Kết quả của Bài tập lớn đồng thời là kết quả của cả nhóm. Sau khi nhận được đề tài,
nhóm trưởng cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân công
nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải phát
huy hết khả năng tự học và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ chung. Mọi khó
khăn liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể.
(i) Về dung lượng và hình thức:
Tiểu luận được trình bày tối thiểu 15 trang A4, đánh máy kiểu chữ Times New Roman;
Cỡ chữ 13, giãn dòng 1.3-1.5 line;
Cách dòng trên (before) 6 pt, dưới (after) 6 pt;
Căn lề trái: 3 cm; lề phải, trên và dưới: 2 cm;
Bố cục/kết cấu: theo hướng dẫn;
Bìa tiểu luận phải có đầy đủ tên môn học, tên đề tài, số thứ tự của nhóm.
Nhấp đúp chuột để mở file:

Trang đầu tiên (sau trang bìa) trình bày Báo cáo kết quả làm việc của Nhóm (cần ghi rõ
thông tin thành viên tham gia, nhiệm vụ được phân công, mức độ hoàn thành của từng thành
viên [hoàn thành/không hoàn thành (không làm bài theo phân công của nhóm)], có chữ ký
của từng thành viên và Nhóm trưởng (xem mẫu Báo cáo)

1
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM….

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký

1.

2.

3.

4.

5.

6.

NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)


(Thông tin liên hệ của nhóm trưởng: SĐT, EMAIL)
(ii) Về bố cục:
Ngoài phần Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, thì cấu trúc bài tiểu luận bao gồm ba
phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận.
(iii) Quy định trích dẫn tài liệu:
Các thông tin trong bài viết cần phải chú thích nguồn. Thực hiện tốt trích dẫn nguồn
góp phần tăng tính khoa học, thuyết phục của đề tài, nâng cao chất chất lượng đề tài.
(iv) Cách chú thích trong bài: Chú thích tự động. Tài liệu trích dẫn trình bày theo thứ tự:
- Tài liệu trích dẫn là sách: tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất
bản, trang trích dẫn1.
- Tài liệu trích dẫn là giáo trình: tên trường (năm xuất bản), tên sách, (chủ biên:…), nhà
xuất bản, trang trích dẫn2.
- Tài liệu là tạp chí khoa học, hội thảo, báo: tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài viết”, tên
tạp chí, (số), trang trích dẫn3.
- Tài liệu là luận văn, luận án: tên tác giả (năm công bố), tên luận văn/luận án, Luận văn
thạc sỹ/Luận án Tiến sĩ, Trường chủ quản, trang trích dẫn.
- Tài liệu internet: Tên tác giả (nếu có), tên bài viết, [link bài viết], ngày truy cập cuối
cùng của Nhóm khi nghiên cứu đường link này.

1
Đào Thị Bích Hồng (2015), Tên sách…, Nxb. Chính trị quốc ga, Hà Nội, tr.23-24, 27.
2
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
(Chủ biên: PGS.TS. Đỗ Văn Đại), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.100.
3
Đỗ Văn Đại (2014), “Tác động của các quy định mới trong Hiến pháp năm 2013 tới pháp luật dân sự”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.14.
2
(v) Cách viết Danh mục tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo đặt cuối bài viết, gồm phần A (Văn bản quy phạm pháp luật) và
phần B (Tài liệu tham khảo khác); xếp thứ tự A, B, C,…; ghi theo trình tự chú thích (footnote).
Ví dụ:
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, (Chủ biên: Mai Hồng
Quỳ), Nxb. Đại học Sư phạm.
2. Vũ Thị Bích Hường, Trần Quang Trung, Tập bài giảng Pháp luật Việt Nam đại cương
(lưu hành nội bộ), Tp. HCM, 2020.
3. Nguyễn Vinh Hưng, “Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”,
Nghiên cứu lập pháp, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/ve-nguoi-thua-ke-khong-phu-
thuoc-vao-noi-dung-cua-di-chuc.

HƯỚNG DẪN CHI TẾT CỦA GIẢNG VIÊN:

Trang đầu tiên, Trang bìa


Trang thứ hai, Báo cáo phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện
Trang thứ ba, Mục lục
Từ trang thứ tư, Phần mở đầu, Phần Nội dung, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo (đánh trang số 1 từ đây)

Mẫu Mục lục tham khảo:

3
4
PHẦN MỞ ĐẦU
Phải trình bày được những ý sau:

1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên cần trình bày khái quát về đề tài thuộc lĩnh vực nào, đối tượng nghiên cứu của của
đề tài. Tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ thực tiễn và lý luận; khoa học pháp lý và khoa học xã
hội nói chung. Vị trí và tầm quan trọng của đề tài trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thực hiện
tốt đề tài này có ý nghĩa gì đối Nhóm và sự hoàn thiện của hệ thống tư pháp nước nhà, …Vậy nên,
nhóm tác giả thựa hiện việc nghiên cứu đề tài “…” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn
Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ lý luận về chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
lao động Việt Nam. Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Hai là, từ lý luận về chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng
lao động, nhóm tác giả tập trung là sáng tỏ các vấn đề pháp lý thực tiễn về các tranh chấp lao động
liên quan đến chủ đề này.
Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động của người sử dụng lao động để từ đó nêu lên các kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp
luật, giúp bảo vệ và cân bằng quyền, lợi ích hợp pháp giữa người lao động và người sử dụng lao
động.

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1.1. Khái quát về hợp đồng lao động


1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
(Cơ sở pháp lý để nghiên cứu: Điều 15 BLLĐ năm 2012; Điều 13 BLLĐ 2019; Khoản 1
Điều 9 BLLĐ 2019; Khoản 2 Điều 3 Luật việc làm năm 2013; Khoản 1 Điều 90 BLLĐ 2019)
(Nếu có thể, nhóm sinh viên nghiên cứu khái niệm hợp đồng lao động của Tổ chức Lao
động quốc tế ILO và một số quốc gia)
Sinh viên nghiên cứu khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2012.
Phân tích khái niệm hợp đồng lao động theo BLLĐ 2012? Đánh giá ưu, nhược điểm của khái
niệm này?
Sinh viên nghiên cứu khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2019.
Phân tích khái niệm hợp đồng lao động theo BLLĐ 2019? Đánh giá điểm khác biệt và
điểm mới nổi bật về khái niệm hợp đồng lao động của BLLĐ 2019?
1.1.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động
Nhóm sinh viên cần nêu và phân tích:
Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng lao động là gì?
Thứ hai, trong quan hệ hợp đồng lao động, có hay không sự lệ thuộc về mặt pháp lý của
người lao động và người sử dụng lao động?
Thứ ba, sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động có bị khống chế bởi những
giới hạn pháp lý hay không?
Thứ tư, việc thực hiện hợp đồng lao động có liên quan đến nhân thân của người lao
động hay không?
Thứ tư, cần nêu được phân loại hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.
1.1.3. Xác lập và chấm dứt hợp đồng lao động
Về xác lập hợp đồng lao động:
Nhóm sinh viên cần nêu và phân tích:
Thứ nhất, các nguyên tắc xác lập hợp đồng lao động (Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2019)
và phân tích.
Thứ hai, về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động (người lao động; người sử dụng
lao động).
Về chấm dứt hợp đồng lao động:

6
Nhóm sinh viên cần nêu và phân tích:
Hiện nay pháp luật lao động hiện hành có quy định khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động
không? Trình bày cách hiểu của Nhóm về chấm dứt hợp đồng lao động.
Trình bày và phân tích các căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động như: hết hạn hợp đồng lao
động; đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; hai bên có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao
động; người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương
hưu; người lao đoọng bị kết án…; một trong các quan hệ lao động không còn tồn tại; người
lao động bị sa thải; do một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Lưu ý:
cần nêu rõ căn cứ pháp lý đối với các trình bày, phân tích của Nhóm.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
người sử dụng lao động
1.2.1. Khái niệm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động
Nhóm có thể dựa vào từ điển để chiết tự nghĩa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Quy định pháp luật lao động hiện hành có định nghĩa về khái niệm này không?
Nêu cách hiểu của Nhóm về “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
Nhóm có thể đối chiếu với quy định của pháp luật nước ngoài về đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động.
1.2.2. Đặc điểm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động
Nhóm cần hiểu được khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để từ đó nêu được
các đặc điểm của chế định này. Ví dụ:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động làm hợp đồng lao
động chấm dứt trước thời hạn hoặc trước khi công việc được hoàn thành; phải dựa trên căn
cứ luật định.
1.2.3. Ý nghĩa quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động
Nhóm cần nêu được việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật có ý nghĩa
như thế nào với người sử dụng lao động.
1.3. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động
Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, Nhóm trình bày và có thể nhóm thành hai nhóm
để phân tích: Nhóm thứ nhất xuất phát từ sự vi phạm từ phía người lao động; Nhóm thứ hai
xuất phát từ các nguyên nhân khách quan.
1.4. Trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động
7
Nhóm cần phân tích dựa trên các căn cứ pháp lý như khoản 2 Điều 36 (thời hạn báo trước);
thủ tục làm việc với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo cơ quan quản lý
nhà nước.
1.5. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng
lao động
1.5.1. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng
pháp luật
Dựa trên việc phân tích ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở Mục
1.2.3 trên, Nhóm có thể khẳng định lại và nêu ngắn gọn về những lợi ích mà chế định này
mang lại cho người sử dụng lao động. Đồng thời, nêu các chế độ mà người lao động được
hưởng trong trường hợp này, trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thanh toán tiền
lương và các khoản phụ cấp cho người lao động, …
1.5.2. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật
Nhóm cần nêu các hậu quả pháp lý bất lợi mà người sử dụng lao động phải gánh chịu khi
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

8
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Bản án số: 02/2022/LĐ-ST do Tòa án Nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ban
hành ngày 18/3/2022.

Theo Đơn khởi kiện đề ngày 24/5/2021, lời khai trong quá trình tham  gia tố
tụng cũng như tại phiên toà, nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của nguyên
đơn trình bày: 

Ngày 01/12/2019, ông Võ Quốc V và Công ty TNHH J (sau đây gọi tắt là:  Công ty J) ký
hợp đồng lao động không xác định thời hạn số W022/JB HĐLĐ/2019, vị trí làm việc là công
nhân sản xuất, mức lương cơ bản là 4.498.000 đồng/tháng. Đến tháng 01/2020, mức lương cơ
bản được tăng lên 4.738.000 đồng. 
Trong suốt thời gian làm việc, ông V luôn luôn hoàn thành công việc, không vi phạm kỷ
luật lao động cũng như nội quy, quy định của Công ty. Ngày 25/4/2020, không may ông V bị
tai nạn giao thông gãy kín xương mâm chày, phải mổ nẹp xương và điều trị tại Bệnh viện Chấn
thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 01/5/2020, ông V được ra viện và tiếp
tục được nghỉ ốm theo chỉ định của bệnh viện đến hết ngày 13/5/2020 và có lịch hẹn khám
lại vào ngày 14/5/2020. 
Ngày 02/5/2020, ông V trở lại Công ty nộp Giấy ra viện và Giấy hẹn khám lại của Bệnh
viện cho Phòng nhân sự để báo cáo lý do những ngày nghỉ việc và tiếp tục xin nghỉ ốm theo
chỉ định của bệnh viện đến hết ngày 14/5/2020.  Sau khi hết thời gian nghỉ ốm, ngày
15/5/2020, ông V quay trở lại Công ty làm việc nhưng Công ty không cho ông V vào làm việc
mà yêu cầu ông V viết đơn xin nghỉ việc. Ông V không đồng ý viết đơn xin nghỉ việc theo yêu
cầu của Công ty nên Công ty không cho ông V vào làm việc, vì vậy ông V ra về. Đến ngày
02/6/2020, Công ty gọi ông V vào Công ty và giao cho ông V Quyết định chấm dứt hợp đồng
lao động do Giám đốc B M S ký ngày 31/5/2020, với lý do:  “Giải quyết theo đơn xin thôi
việc”. Ông V đã thắc mắc về việc ông V còn đang điều trị tại bệnh viện, không viết đơn xin
nghỉ việc, tại sao Công ty lại chấm dứt hợp đồng lao động đối với mình thì được cán bộ Phòng
nhân sự đưa cho ông V bản phô tô Đơn xin thôi việc đề ngày 31/5/2020 và nói rằng đơn xin
thôi việc  này là do ông V viết ký tên, nộp cho Công ty. Ông V đã khẳng định không nộp  đơn
nghỉ việc và chữ ký trong đơn nghỉ việc không phải do ông V ký nhưng  Công ty vẫn chấm dứt
hợp đồng lao động đối với ông V. Theo phiếu lương  tháng 5/2020 do nguyên đơn cung cấp thì
Công ty J thực tế không trả lương của  tháng 5/2020 cho ông V, chỉ thanh toán 04 ngày lương
theo chế độ bảo hiểm xã hội.

9
Theo nội dung đơn khởi kiện đề ngày 24/5/2021, nguyên đơn ông Võ Quốc V yêu cầu
Tòa án giải quyết: yêu cầu Công ty J bồi thường: Bồi thường những ngày không được làm
việc từ ngày 01/6/2020 tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 21 tháng 14 ngày; Bồi thường 45 ngày
lương do vi phạm thời hạn báo trước; Bồi thường 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật.
Tại nội dung “Đơn đề nghị xét xử vắng mặt và trình bày ý kiến” ngày 17/3/2022,
người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày:  
Hợp đồng lao động giữa Công ty J và nguyên đơn không phải là hợp đồng lao động mà
nguyên đơn cung cấp cho Tòa án, vì: Nguyên đơn vào làm việc tại Công ty chưa đủ 3 tháng.
Theo nội quy, thỏa ước lao động tập thể của Công ty, không tồn tại quy tắc ký hợp đồng không
xác định thời hạn với người chưa thông qua hình thức thử việc, chưa làm qua hợp đồng 01 năm
và hợp đồng 03  năm trước đó; Hợp đồng lao động của nguyên đơn cung cấp không có giáp lai
của Công ty, không có chữ ký nháy để phân biệt các trang làm việc trước đó; Vì  nguyên đơn
đã nghỉ việc quá lâu, hơn nữa do quá trình di dời nhà xưởng đã thất  lạc hợp đồng bản chính.
Tuy nhiên, trên hệ thống thông tin tham gia bảo hiểm, Công ty chỉ điều chỉnh đóng bảo hiểm
cho ông V từ ngày tham gia đến hết ngày  31/12/2020; Công ty tham gia bảo hiểm cho ông V
khác với số tiền mà trên hợp  đồng ông V thể hiện. Không có lý do gì cho việc tham gia bảo
hiểm lớn hơn số tiền thể hiện trên hợp đồng. Sau đó, vì ông V có đơn xin nghỉ việc nên Công
ty đã báo giảm bảo hiểm từ tháng 5/2020 cho ông V. 
Việc giải quyết thủ tục cho ông V là hợp tình, hợp lý vì: Trong thời gian ông V không
làm việc tại Công ty, Công ty có nhận được đơn xin nghỉ việc của  ông V. Công ty đã được sao
chụp đơn của ông V gửi tới tòa án, việc cung cấp  đơn này là ông V cung cấp và thừa nhận với
tòa án. Trong đơn nghỉ việc Công ty nhận được có thông tin nguyện vọng ông V xin nghỉ nên
Công ty đã giải  quyết các chế độ đầy đủ bao gồm bảo hiểm, tiền lương. Quá trình trên, ông V
cũng đã đến Công ty nhận lại sổ bảo hiểm, tờ rời xin nghỉ và quyết định nghỉ việc theo đơn để
giải quyết các vấn đề bảo hiểm mà không nói gì đến việc đơn xin nghỉ việc không phải của ông
V viết. Nếu như ông V có yêu cầu xử lý về đơn xin nghỉ việc hoặc các thủ tục tại Công ty hoặc
kiến nghị đến công đoàn cơ sở trong thời gian nêutrên, thì có lẽ Công ty đã thiện chí giải quyết
cho ông V quay trở lại Công ty làm việc mà không kéo dài đến thời gian hiện tại. Như vậy, rõ
ràng ông V đã viết đơn xin nghỉ việc, nhưng cố tình đợi đến khi Công ty không còn lưu hồ sơ
để khởi kiện và cho rằng mình là người chịu thiệt trong sự việc này là hoàn toàn vô lý. Phía
nguyên đơn đang cố tình sử dụng quy định thời hạn tố tụng để kéo dài sự việc, đồng thời đòi
hỏi những lợi ích không đáng có của mình qua quá trình xử lý vụ án, cụ thể: Người lao động
viết đơn nghỉ việc, sau đó cho rằng công ty đang chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là
điều vô lý. Người lao động không hề có một hành vi phản ứng nào về quyết định thôi  việc, vẫn
đến Công ty nhận đủ lương, quyết định thôi việc, tờ rời, sổ bảo hiểm. Không hề đề cập cho
10
Công ty về quyết định thôi việc mà Công ty áp dụng cho mình. Bản thân người lao động, sau
khi nghỉ việc tại Công ty đã nhanh chóng đi  làm tại công ty khác, không hề bị thiệt hại về việc
làm, kinh tế hay bất cứ một thiệt hại vật chất nào. 
Bị đơn xác định cũng có một phần lỗi do việc giải quyết đơn xin nghỉ việc  cho ông V
không lưu lại chứng từ chứng minh và do quá trình di chuyển văn  phòng nhà xưởng đã làm
thất lạc hợp đồng lao động bản chính của ông V. Do đó, bị đơn chấp nhận số tiền thỏa thuận để
thể hiện thiện chí là 60.000.000 đồng và không chấp nhận mức cao hơn. Trường hợp không
thỏa thuận được, bị đơn sẽ tuân thủ theo phán quyết cuối cùng của Tòa án. 
Thông qua vụ việc trên, một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm chính là việc
liệu rằng Công ty J đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông V – Nguyên đơn là đúng
quy định pháp luật hay không? Thông qua bản án này, nhóm tác giả sẽ đánh giá từ lý luận về
quan hệ được xác lập giữa Công ty J và ông V, đồng thời căn cứ quy định pháp luật để đưa ra
các phân tích về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty J để từ đó đối
chiếu với vụ việc trên phát hiện nêu lên các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong tương lai.
2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc
Sinh viên xác định thẩm quyền của Toà án: đây là bản án của cấp xét xử nào (cấp sơ
thẩm hay phúc thẩm)? Toà án thuộc tỉnh nào, huyện nào giải quyết?
Các yêu cầu của nguyên đơn trong vụ việc này là gì?
Tình huống pháp lý được đặt ra trong vụ việc này là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật nào sẽ điều chỉnh tình huống được đặt ra này?
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Nhóm phân tích căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
(chú ý các lập luận của người sử dụng lao động về việc hợp đồng lao động được Nguyên đơn
cung cấp cho Tòa án không phải là hợp đồng mà hai bên đã ký kết; đơn xin nghỉ việc của
Nguyên đơn mà Bị đơn trích dẫn; Bị đơn không cho rằng giữa Bị đơn và Nguyên đơn là quan
hệ hợp đồng lao động với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; …).
Ngoài ra, Nhóm cần phân tích thủ tục thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của Bị đơn trong tranh chấp này (có tuân thủ quy định pháp luật được áp dụng ở vụ việc
này không? Giải thích có viện dẫn căn cứ pháp lý).
Nhóm kết luận quan điểm của Nhóm về tranh chấp này.

2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động
Từ nội dung Chương I và Chương II, sinh viên rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động (ví dụ: hoàn thiện quy định về căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
11
động; thủ tục thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hậu quả pháp lý khi
người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động).

12
PHẦN KẾT LUẬN
(Trình bày tóm lại kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những nội dung trên. Khẳng định
nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn thành)
Một là,…
Hai là,…
Ba là,…

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 9 năm 2022


GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

Ths. Lê Thị Khánh Linh

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cần lưu ý: thông qua nguồn tài liệu tham khảo thể hiện việc thực hiện nghiêm túc đề tài khoa
học. Những tài liệu sử dụng phải được trích dẫn trong bài. Trình bày Tài liệu tham khảo và
trích dẫn khoa học theo đúng quy định).

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2019 (Luật
số: 45/2019/QH14) ngày 20 tháng 11 năm 2019, Hà Nội.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2019 (Luật
số: 10/2012/QH13) ngày 18 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
8. Nguyễn Hữu Chí (2006), Chế độ bồi thường trong luật Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội.
9. …

14
LƯU Ý
TẤT CẢ NHỮNG BÀI LÀM CÓ SỰ SAO CHÉP CỦA NHAU ĐỀU ĐƯỢC ĐIỂM 0.
Bài làm nộp trễ hạn mà Giảng viên đã quy định sẽ xem như không có bài dù có nộp.

Phần nội dung trong ngoặc đơn, in nghiêng, màu đỏ là phần hướng dẫn cách thực hiện, các em
xem để hình dung cách làm, không để vào nội dung báo cáo.

Luôn tuân thủ đúng Deadline mà Giảng viên yêu cầu. Mọi sự chậm trễ đều không được chấp
nhận.
Chúc các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.

15

You might also like