Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)

Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:


(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 2 2019-2020


THI CUỐI KỲ Ngày thi 21/7/2020
Môn học Vật lý 2
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học PH1005
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Thời lượng 90 phút Mã đề 2671
Ghi - Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu.
chú: - Nộp lại đề thi cùng với bài làm.

Câu hỏi 1) (L.O.1): Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Hiện tượng quang điện luôn xảy ra khi chiếu ánh sáng nhìn thấy lên bề mặt kim loại.
B. Trong hiệu ứng Compton, êlectron hấp thụ hoàn toàn phôtôn đập tới nó.
C. Hiệu ứng Compton xét đến sự tán xạ của các phôtôn lên các êlectron liên kết yếu với hạt nhân.
D. Theo giả thuyết de Broglie mọi vi hạt bất kỳ đều liên kết với sóng phẳng đơn sắc.
Câu hỏi 2) (L.O.1): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trên trục Ox trong trường thế có dạng giếng
thế cao vô hạn, bề rộng a. Cho h là hằng số Planck. Năng lượng của vi hạt không thể nhận giá trị nào sau
đây?
2 2 h 2 2h 2 h2 h2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = .
ma 2 ma 2 8ma 2 2ma 2
Câu hỏi 3) (L.O.2): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trong giếng thế năng ba chiều, hình lập
phương có các cạnh bằng a và các thành giếng không thẩm tuyệt đối. Thế năng ở trong giếng (với 0 < x <
a, 0 < y < a và 0 < z < a) bằng không và ở ngoài giếng bằng vô cùng. Tìm bậc suy biến (hay độ bội suy
biến) ứng với mức năng lượng thứ sáu của vi hạt.
A. 1. B. 3. C. 6. D. 9.
Câu hỏi 4) (L.O.2): Giả sử năng lượng của một hạt đo được trong khoảng thời gian 8,8.10-7 s. Hãy dùng
hệ thức bất định E. t  / 2 để tìm độ bất định nhỏ nhất đối với giá trị đo được của năng lượng. Cho
hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s.
A. 5,99.10-29 eV. B. 3,76.10-28 eV. C. 3,74.10-10 eV. D. 2,35.10-9 eV.
Câu hỏi 5) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động trên trục Ox tới hàng rào thế năng hình chữ nhật có bề rộng a,
bề cao Uo. Nếu năng lượng của hạt E < Uo thì:
A. khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng tăng.
B. khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng giảm.
C. hạt không thể qua được rào với bất kỳ giá trị nào của a.
D. hạt chắc chắn qua được rào.
Câu hỏi 6) (L.O.2): Một vi hạt chuyển động trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng a. Khi hạt ở
trạng thái có năng lượng thấp nhất thì xác suất tìm thấy hạt trong đoạn [a/3, 2a/3] là:
A. 0,609. B. 0,333. C. 0,391. D. 0,471.
Câu hỏi 7) (L.O.2): Hàm sóng của một hạt chuyển động một chiều được biểu diễn
bằng đồ thị như hình vẽ. Biết ψ(x) = 0 với x ≤ 0 và x ≥ 5. Xác suất tìm hạt trong
miền 1 ≤ x ≤ 4 là:
A. 3/4. B. 13/16. C. 9/16. D. 7/8.
Câu hỏi 8) (L.O.1): Năng lượng electron trong nguyên tử hydro phụ thuộc vào:
A. Số lượng tử chính n. B. Số lượng tử chính n và số lượng tử quĩ đạo l.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 1/4


C. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l và số lượng tử từ m.
D. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l, số lượng tử từ m và số lượng tử spin s.
Câu hỏi 9) (L.O.1): Một đám nguyên tử hydro đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên
quĩ đạo dừng P. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám
nguyên tử hydro có tối đa bao nhiêu vạch?
A. 3. B. 6. C. 10. D. 15.
Câu hỏi 10) (L.O.1): Electron trong nguyên tử chỉ có thể dịch chuyển giữa các mức năng lượng thỏa mãn
điều kiện:
A. Δm = ±1. B. Δl = ±1. C. Δj = ±1. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 11) (L.O.1): Để so sánh độ bền vững của hai hạt nhân ta dựa vào:
A. năng lượng liên kết của hạt nhân. B. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.
C. độ hụt khối của hạt nhân. D. Số khối của hạt nhân.
Câu hỏi 12) (L.O.2): Cho độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C. Điện tích của hạt nhân O là: 17
8
-19 -19 -19 -19
A. 14,4.10 C. B. 12,8.10 C. C. -12,8.10 C. D. 27,2.10 C
Câu hỏi 13) (L.O.2): Trong dãy phân rã phóng xạ 92 X → 82Y có bao nhiêu hạt  và - được phát ra?
235 207

A. 4 và 8-. B. 7 và 4-. C. 4 và 7-. D. 3 và 7-.


Câu hỏi 14) (L.O.1): Hạt nhân U235 hấp thụ một hạt nơtron thì vỡ ra thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Đây là:
A. quá trình phóng xạ. B. phản ứng nhiệt hạch.
C. phản ứng phân hạch. D. phản ứng thu năng lượng.
Câu hỏi 15) (L.O.2): Hạt nhân X bị phóng xạ thành hạt nhân bền Y. Hình bên
là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số hạt nhân X và số hạt nhân Y theo thời
gian. Lúc t = 6 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân X và số hạt nhân Y là:
A. 1/8. B. 1/7.
C. 1/5. D. 1/6.
Câu hỏi 16) (L.O.2): Dùng hạt α có động năng K bắn vào hạt nhân 14 7 N đứng yên gây ra phản ứng:
4
2 He +14
7 N → X +1 H . Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy
1

khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt nhân 11 H bay ra theo
các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α các góc lần lượt là 20o và 70o. Động năng của hạt nhân
1
1 H là:

A. 0,775 MeV. B. 1,75 MeV. C. 1,27 MeV. D. 3,89 MeV.


Câu hỏi 17) (L.O.2): Cho phản ứng hạt nhân: 12 D + 31T → 24 He + 01n . Biết năng lượng liên kết riêng của các
hạt tương ứng là:  D = 1,11 MeV/nuclon;  T = 2,83 MeV/nuclon;  He = 7,10 MeV/nuclon. Năng lượng
tỏa ra của phản ứng hạt nhân này là:
A. 16,52 MeV. B. 17,25 MeV. C. 17,69 MeV. D. 18,26 MeV
Câu hỏi 18) (L.O.2): Một pôzitron có động năng 800 keV bay tới va chạm với một êlectron tự do đang
đứng yên. Do sự hủy cặp, hai phôtôn có cùng năng lượng được sinh ra. Cho khối lượng của êlectron là
0,511 MeV/c2. Góc hợp bởi hướng bay ra của hai phôtôn này có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 39o. B. 48o. C. 77o. D. 97o.
Câu hỏi 19) (L.O.2): Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s và khối lượng của prôtôn mp = 1,67265.10-27
kg. Bước sóng de Broglie của một hạt prôtôn chuyển động với tốc độ 104 m/s bằng:
A. 0,396 Å. B. 0,396 nm C. 0,396 pm. D. 0,396 μm.
Câu hỏi 20) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động theo phương Ox trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng
a. Khi vi hạt ở mức năng lượng n, tại vị trí x (0 ≤ x ≤ a) thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì mật độ xác suất
tìm hạt là cực tiểu? Cho k  N.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 2/4


a a ka ka
A. x = ( 2k + 1)
. B. x = ( 2k + 1) . C. x = . D. x = .
2n n 2n n
Câu hỏi 21) (L.O.1): Độ lớn của momen động lượng quỹ đạo của electron trong chuyển động quanh hạt
nhân và hình chiếu của nó lên trục z khi electron đang ở trạng thái 4d là:
A. L = 2 ; Lz = 0,  . B. L = 2 ; Lz = 0,  , 2 .
C. L = 6 ; Lz = 0,  , 2 . D. L = 6 ; Lz = 0,  , 2 , 3 .
Câu hỏi 22) (L.O.1): Khi electron hóa trị trong nguyên tử chuyển từ mức 3D về 3P và có tính đến spin của
electron thì máy quang phổ có độ phân giải cao có thể phát hiện những vạch nào?
A. 32 D5/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 . B. 32 D3/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 .
C. 32 D1/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 . D. 32 D3/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D1/2 − 32 P3/2 .
Câu hỏi 23) (L.O.2): Theo mẫu Bohr về nguyên tử hydro, tìm thế năng của electron ở trạng thái kích thích
thứ hai (chọn gốc thế năng ở vô cực).
A. 6,8 eV. B. -6,8 eV. C. 3 eV. D. -3 eV.
Câu hỏi 24) (L.O.2): Một đám khí hydro hấp thụ năng lượng và chuyển lên trạng thái kích thích thứ ba.
Trong quang phổ phát xạ của hydro sau đó, tìm tỷ số giữa bước sóng ngắn nhất λmin và dài nhất λmax mà
đám khí trên có thể phát ra.
A. λmin / λmax = 0,05. B. λmin / λmax = 0,16. C. λmin / λmax = 0,06. D. λmin / λmax = 0,8.
Câu hỏi 25) (L.O.2): Tìm tốc độ của electron trong nguyên tử hydro khi nó chuyển động trên quỹ đạo
dừng P.

A. 3,12.105 m/s. B. 3,64.105 m/s. C. 5,46.105 m/s. D. 4,37.105 m/s.


Câu hỏi 26) (L.O.1): Một electron đang ở trạng thái 4d có thể có hàm sóng nào sau đây?
A.  424 . B.  434 . C.  422 . D.  432 .
Câu hỏi 27) (L.O.1): Những thí nghiệm giống nhau về quan sát quan phổ hydro được thực hiện ở hai
phòng thí nghiệm giống nhau: trên mặt đát và trên tàu vũ trụ đang chuyển động thẳng với vận tốc không
đổi so với mặt đất. Những quang phổ quan sát được ở hai phòng thí nghiệm sẽ :
A. hoàn toàn khác nhau. B. hoàn toàn giống nhau.
C. Giống nhau, nhưng độ rộng của các vạch quang phổ là khác nhau.
D. Giống nhau, nhưng khoảng cách của các vạch quang phổ là khác nhau.
Câu hỏi 28) (L.O.2): Bề mặt kim loại nóng chảy có nhiệt độ 3000K cứ mỗi phút bức xạ một năng lượng
3.104 J. Tỷ số giữa năng suất phát xạ toàn phần của mặt đó và của vật đen tuyệt đối ở cùng một nhiệt độ là
0,1. Tìm diện tích bề mặt kim loại này là:
A. 10 mm2. B. 10 cm2. C. 10 dm2. D. 10 m2.
Câu hỏi 29) (L.O.2): Một vật được coi là vật đen tuyệt đối được nung đến nhiệt độ T. Bước sóng ứng với
năng suất phát xạ cực đại là  = 5,8 m . Năng suất phát xạ toàn phần của vật ở nhiệt độ đó là:
A. 3534 W. B. 28,3 kW/m2. C. 28,3 kW. D. 3534 W/ m2.
Câu hỏi 30) (L.O.2): Photon có bước sóng λ=0,05Å bay đến va chạm với electron đứng yên ( hiệu ứng
Compton) và tán xạ theo góc 90°. Tìm góc bay ra của electron
A. 77°. B. 30°. C. 90°. D. 34°.
Câu hỏi 31) (L.O.2): Một cây thước khi đứng yên dài 1m, khi đưa lên tàu vũ trụ đang di chuyển trên
đường thẳng với vận tốc 0,6c, phi hành gia ở trên tàu tiến hành đo độ dài cây thước, độ dài đo được là:
A. Nhỏ hơn 1 m. B. Lớn hơn 1 m. C. Bằng 1 m. D. Không thể kết luận được.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 3/4


Câu hỏi 32) (L.O.2): Đồng hồ Đ1 chuyển động thẳng đều đối với đồng hồ Đ 2 với tốc độ v = 0,6c, trong đó
c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Tại thời điểm ban đầu t = 0 số chỉ của hai đồng hồ Đ1 và Đ2 trùng
nhau. Sau 20 h (thời gian đo bằng Đ2) thì đồng hồ Đ1 sẽ chạy chậm hơn đồng hồ Đ2 là:
A. 2 h. B. 4 h. C. 6 h. D. 8 h.
Câu hỏi 33) (L.O.2): Hai phi thuyền bay ngược chiều nhau. Phi thuyền 1 bay với tốc độ 0,7c, phi thuyền 2
bay với tốc độ 0,3c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Phi thuyền 2 sẽ thấy phi thuyền 1:
A. lại gần mình với vận tốc 0,51c. B. lại gần mình với vận tốc 0,83c.
C. lại gần mình với tốc độ 0,96c. D. lại gần mình với vận tốc c.
Câu hỏi 34) (L.O.2): Proton có năng lượng toàn phần bằng 3 lần năng lượng nghỉ. Tìm vận tốc của proton
này.
A. 2,42.108 m/s. B. 2,60.108 m/s. C. 2,83.108 m/s. D. 2,70.108 m/s.
Câu hỏi 35) (L.O.1): Một electron được tăng tốc bởi một lực không đổi đến vận tốc gần bằng vận tốc ánh
sáng. Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Năng lượng của hạt tăng liên tục. B. Vận tốc của hạt càng gần đến c nhưng không bằng c.
C. Động lượng của hạt tăng nhanh dần đều. D. Hạt được tăng tốc với gia tốc không đổi.
Câu hỏi 36) (L.O.1): Hai vật có thể có cùng năng suất phát xạ toàn phần nhưng khác bước sóng ứng với
công suất phát xạ cự đại được không?
A. Có nếu đó là hai vật đen tuyệt đối. B. Có nếu đó không phải là hai vật đen tuyệt đối.
C. Không thể vì không phù hợp với lý thuyết của Plank.
D. Không thể vì cả hai giá trị năng suất phát xạ toàn phần và bước sóng ứng với công suất phát xạ
tuyệt đối đều là những đại lượng phụ thuộc nhiệt độ vật.
Câu hỏi 37) (L.O.1): Chọn câu sai:
A. Hiệu ứng Compton chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.
B. Hiệu ứng Compton không xảy ra đối với sự tán xạ của các photon lên các electron liên kết mạnh
với hạt nhân.
C. Theo thuyết photon của Einstein, ánh sáng có cấu tạo gián đoạn gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon.
D. Trong hiệu ứng Compton, electron tự do hấp thụ hoàn toàn photon đập lên nó.
Câu hỏi 38 (L.O.1): Trong hiện tượng quang điện, để tăng động năng ban đầu của electron tăng thì:
A. Tăng thời gian chiếu ánh sáng kích thích. B. Tăng bước sóng của sóng kích thích.
C. Tăng tần số của sóng kích thích. D. Không có đáp án đúng.
Câu hỏi 39) (L.O.2): Năng lượng nhỏ nhất của photon để gây ra hiện tượng quang điện trên bề mặt kim
loại có giá trị là 4,75 eV. Nếu chiếu vào kim loại này một chùm sáng có photon mang năng lượng 5,01eV.
Cần phải đặt giữa hai cực một hiệu điện thế hãm bao nhiêu để electron bay ra bị hãm lại hoàn toàn?
A. 0,26 eV. B. 0,26 V. C. 9,76 eV. D. 9,76 V.
Câu hỏi 40) (L.O.1): Chọn phát biểu sai:
A. Một vật muốn phát ra một bức xạ  nào đó thì nó phải hấp thụ được bức xạ đó và vật đen tuyệt
đối ở cùng nhiệt độ với nó phải phát ra được bức xạ đó.
B. Vật đen tuyệt đối là vật chỉ hấp thụ mà không phát xạ.
C. Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ đơn sắc bằng 1 với mọi tần số và nhiệt độ.
D. Hiệu ứng Compton là sự tán xạ của photon lên electron tự do.

--- HẾT---

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 4/4


(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)
Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:
(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 2 2019-2020


THI CUỐI KỲ Ngày thi 21/7/2020
Môn học Vật lý 2
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học PH1005
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Thời lượng 90 phút Mã đề 2681
Ghi - Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu.
chú: - Nộp lại đề thi cùng với bài làm.

Câu hỏi 1) (L.O.1): Để so sánh độ bền vững của hai hạt nhân ta dựa vào:
A. năng lượng liên kết của hạt nhân. B. độ hụt khối của hạt nhân.
C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân. D. số khối của hạt nhân.
Câu hỏi 2) (L.O.2): Cho độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C. Điện tích của hạt nhân O là: 17
8
-19 -19 -19 -19
A. 14,4.10 C. B. 12,8.10 C. C. -12,8.10 C. D. 27,2.10 C
Câu hỏi 3) (L.O.2): Trong dãy phân rã phóng xạ 92 X → 82Y có bao nhiêu hạt  và - được phát ra?
235 207

A. 4 và 8-. B. 7 và 4-. C. 4 và 7-. D. 3 và 7-.


Câu hỏi 4) (L.O.1): Hạt nhân U235 hấp thụ một hạt nơtron thì vỡ ra thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Đây là:
A. quá trình phóng xạ. B. phản ứng nhiệt hạch.
C. phản ứng phân hạch. D. phản ứng thu năng lượng.
Câu hỏi 5) (L.O.2): Hạt nhân X bị phóng xạ thành hạt nhân bền Y. Hình bên
là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số hạt nhân X và số hạt nhân Y theo thời
gian. Lúc t = 6 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân X và số hạt nhân Y là:
A. 1/7. B. 1/8.
C. 1/5. D. 1/6.
Câu hỏi 6) (L.O.2): Dùng hạt α có động năng K bắn vào hạt nhân 14 7 N đứng yên gây ra phản ứng:
4
2 He +14
7 N → X +1 H . Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy
1

khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt nhân 11 H bay ra theo
các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α các góc lần lượt là 20o và 70o. Động năng của hạt nhân
1
1 H là:

A. 0,775 MeV. B. 1,75 MeV. C. 1,27 MeV. D. 3,89MeV.


Câu hỏi 7) (L.O.2): Cho phản ứng hạt nhân: 1 D + 1T → 2 He + 0 n . Biết năng lượng liên kết riêng của các
2 3 4 1

hạt tương ứng là:  D = 1,11 MeV/nuclon;  T = 2,83 MeV/nuclon;  He = 7,10 MeV/nuclon. Năng lượng
tỏa ra của phản ứng hạt nhân này là:
A. 16,52 MeV. B. 17,25 MeV. C. 17,69 MeV. D. 18,26 MeV
Câu hỏi 8) (L.O.2): Một pôzitron có động năng 800 keV bay tới va chạm với một êlectron tự do đang
đứng yên. Do sự hủy cặp, hai phôtôn có cùng năng lượng được sinh ra. Cho khối lượng của êlectron là
0,511 MeV/c2. Góc hợp bởi hướng bay ra của hai phôtôn này có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 39o. B. 48o. C. 97o. D. 77o.
Câu hỏi 9) (L.O.2): Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s và khối lượng của prôtôn mp = 1,67265.10-27
kg. Bước sóng de Broglie của một hạt prôtôn chuyển động với tốc độ 104 m/s bằng:

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 1/4


A. 0,396 Å. B. 0,396 nm C. 0,396 pm. D. 0,396 μm.
Câu hỏi 10) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động theo phương Ox trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng
a. Khi vi hạt ở mức năng lượng n, tại vị trí x (0 ≤ x ≤ a) thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì mật độ xác suất
tìm hạt là cực tiểu? Cho k  N.
a ka a ka
A. x = ( 2k + 1) . B. x = . C. x = ( 2k + 1) . D. x = .
2n n n 2n
Câu hỏi 11) (L.O.1): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng quang điện luôn xảy ra khi chiếu ánh sáng nhìn thấy lên bề mặt kim loại.
B. Trong hiệu ứng Compton, êlectron hấp thụ hoàn toàn phôtôn đập tới nó.
C. Theo giả thuyết de Broglie mọi vi hạt bất kỳ đều liên kết với sóng phẳng đơn sắc.
D. Hiệu ứng Compton xét đến sự tán xạ của các phôtôn lên các êlectron liên kết yếu với hạt nhân.
Câu hỏi 12) (L.O.1): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trên trục Ox trong trường thế có dạng giếng
thế cao vô hạn, bề rộng a. Cho h là hằng số Planck. Năng lượng của vi hạt không thể nhận giá trị nào sau
đây?
2h 2 2 2 h 2 h2 h2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = .
ma 2 ma 2 8ma 2 2ma 2
Câu hỏi 13) (L.O.2): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trong giếng thế năng ba chiều, hình lập
phương có các cạnh bằng a và các thành giếng không thẩm tuyệt đối. Thế năng ở trong giếng (với 0 < x <
a, 0 < y < a và 0 < z < a) bằng không và ở ngoài giếng bằng vô cùng. Tìm bậc suy biến (hay độ bội suy
biến) ứng với mức năng lượng thứ sáu của vi hạt.
A. 3. B. 1. C. 6. D. 9.
Câu hỏi 14) (L.O.2): Giả sử năng lượng của một hạt đo được trong khoảng thời gian 8,8.10-7 s. Hãy dùng
hệ thức bất định E. t  / 2 để tìm độ bất định nhỏ nhất đối với giá trị đo được của năng lượng. Cho
hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s.
A. 5,99.10-29 eV. B. 3,76.10-28 eV. C. 3,74.10-10 eV. D. 2,35.10-9 eV.
Câu hỏi 15) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động trên trục Ox tới hàng rào thế năng hình chữ nhật có bề rộng
a, bề cao Uo. Nếu năng lượng của hạt E < Uo thì:
A. khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng giảm.
B. khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng tăng.
C. hạt không thể qua được rào với bất kỳ giá trị nào của a.
D. hạt chắc chắn qua được rào.
Câu hỏi 16) (L.O.2): Một vi hạt chuyển động trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng a. Khi hạt ở
trạng thái có năng lượng thấp nhất thì xác suất tìm thấy hạt trong đoạn [a/3, 2a/3] là:
A. 0,609. B. 0,333. C. 0,391. D. 0,471.
Câu hỏi 17) (L.O.2): Hàm sóng của một hạt chuyển động một chiều được biểu diễn
bằng đồ thị như hình vẽ. Biết ψ(x) = 0 với x ≤ 0 và x ≥ 5. Xác suất tìm hạt trong
miền 1 ≤ x ≤ 4 là:
A. 7/8. B. 3/4. C. 13/16. D. 9/16.
Câu hỏi 18) (L.O.1): Năng lượng electron trong nguyên tử hydro phụ thuộc vào:
A. Số lượng tử chính n. B. Số lượng tử chính n và số lượng tử quĩ đạo l.
C. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l và số lượng tử từ m.
D. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l, số lượng tử từ m và số lượng tử spin s.
Câu hỏi 19) (L.O.1): Một đám nguyên tử hydro đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên
quĩ đạo dừng P. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám
nguyên tử hydro có tối đa bao nhiêu vạch?
A. 3. B. 6. C. 10. D. 15.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 2/4


Câu hỏi 20) (L.O.1): Electron trong nguyên tử chỉ có thể dịch chuyển giữa các mức năng lượng thỏa mãn
điều kiện:
A. Δm = ±1. B. Δl = ±1. C. Δj = ±1. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 21) (L.O.1): Độ lớn của momen động lượng quỹ đạo của electron trong chuyển động quanh hạt
nhân và hình chiếu của nó lên trục z khi electron đang ở trạng thái 4d là:
A. L = 2 ; Lz = 0,  . B. L = 2 ; Lz = 0,  , 2 .
C. L = 6 ; Lz = 0,  , 2 , 3 . D. L = 6 ; Lz = 0,  , 2 .
Câu hỏi 22) (L.O.1): Khi electron hóa trị trong nguyên tử chuyển từ mức 3D về 3P và có tính đến spin của
electron thì máy quang phổ có độ phân giải cao có thể phát hiện những vạch nào?
A. 32 D3/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 . B. 32 D5/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 .
C. 32 D1/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 . D. 32 D3/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D1/2 − 32 P3/2 .
Câu hỏi 23) (L.O.2): Theo mẫu Bohr về nguyên tử hydro, tìm thế năng của electron ở trạng thái kích thích
thứ hai (chọn gốc thế năng ở vô cực).
A. 6,8 eV. B. -6,8 eV. C. 3 eV. D. -3 eV.
Câu hỏi 24) (L.O.2): Một đám khí hydro hấp thụ năng lượng và chuyển lên trạng thái kích thích thứ ba.
Trong quang phổ phát xạ của hydro sau đó, tìm tỷ số giữa bước sóng ngắn nhất λmin và dài nhất λmax mà
đám khí trên có thể phát ra.
A. λmin / λmax = 0,05. B. λmin / λmax = 0,16. C. λmin / λmax = 0,06. D. λmin / λmax = 0,8.
Câu hỏi 25) (L.O.2): Tìm tốc độ của electron trong nguyên tử hydro khi nó chuyển động trên quỹ đạo
dừng P.

A. 3,64.105 m/s. B. 5,46.105 m/s. C. 4,37.105 m/s. D. 3,12.105 m/s.


Câu hỏi 26) (L.O.1): Một electron đang ở trạng thái 4d có thể có hàm sóng nào sau đây?
A.  424 . B.  422 . C.  434 . D.  432 .
Câu hỏi 27) (L.O.1): Những thí nghiệm giống nhau về quan sát quan phổ hydro được thực hiện ở hai
phòng thí nghiệm giống nhau: trên mặt đát và trên tàu vũ trụ đang chuyển động thẳng với vận tốc không
đổi so với mặt đất. Những quang phổ quan sát được ở hai phòng thí nghiệm sẽ :
A. hoàn toàn giống nhau. B. hoàn toàn khác nhau.
C. Giống nhau, nhưng độ rộng của các vạch quang phổ là khác nhau.
D. Giống nhau, nhưng khoảng cách của các vạch quang phổ là khác nhau.
Câu hỏi 28) (L.O.2): Một cây thước khi đứng yên dài 1m, khi đưa lên tàu vũ trụ đang di chuyển trên
đường thẳng với vận tốc 0,6c, phi hành gia ở trên tàu tiến hành đo độ dài cây thước, độ dài đo được là:
A. Nhỏ hơn 1 m. B. Bằng 1 m. C. Lớn hơn 1 m. D. Không thể kết luận được
Câu hỏi 29) (L.O.2): Đồng hồ Đ1 chuyển động thẳng đều đối với đồng hồ Đ 2 với tốc độ v = 0,6c, trong đó
c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Tại thời điểm ban đầu t = 0 số chỉ của hai đồng hồ Đ1 và Đ2 trùng
nhau. Sau 20 h (thời gian đo bằng Đ2) thì đồng hồ Đ1 sẽ chạy chậm hơn đồng hồ Đ2 là:
A. 2 h. B. 4 h. C. 6 h. D. 8 h.
Câu hỏi 30) (L.O.2): Hai phi thuyền bay ngược chiều nhau. Phi thuyền 1 bay với tốc độ 0,7c, phi thuyền 2
bay với tốc độ 0,3c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Phi thuyền 2 sẽ thấy phi thuyền 1:
A. lại gần mình với vận tốc 0,51c. B. lại gần mình với vận tốc 0,83c.
C. lại gần mình với tốc độ 0,96c. D. lại gần mình với vận tốc c.
Câu hỏi 31) (L.O.2): Proton có năng lượng toàn phần bằng 3 lần năng lượng nghỉ. Tìm vận tốc của proton
này.
A. 2,42.108 m/s. B. 2,60.108 m/s. C. 2,70.108 m/s. D. 2,83.108 m/s.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 3/4


Câu hỏi 32) (L.O.1): Một electron được tăng tốc bởi một lực không đổi đến vận tốc gần bằng vận tốc ánh
sáng. Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Năng lượng của hạt tăng liên tục. B. Vận tốc của hạt càng gần đến c nhưng không bằng c.
C. Động lượng của hạt tăng nhanh dần đều. D. Hạt được tăng tốc với gia tốc không đổi.
Câu hỏi 33) (L.O.1): Hai vật có thể có cùng năng suất phát xạ toàn phần nhưng khác bước sóng ứng với
công suất phát xạ cự đại được không?
A. Có nếu đó là hai vật đen tuyệt đối. B. Có nếu đó không phải là hai vật đen tuyệt đối.
C. Không thể vì không phù hợp với lý thuyết của Plank.
D. Không thể vì cả hai giá trị năng suất phát xạ toàn phần và bước sóng ứng với công suất phát xạ
tuyệt đối đều là những đại lượng phụ thuộc nhiệt độ vật.
Câu hỏi 34) (L.O.1): Chọn câu sai:
A. Hiệu ứng Compton chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.
B. Hiệu ứng Compton không xảy ra đối với sự tán xạ của các photon lên các electron liên kết mạnh
với hạt nhân.
C. Theo thuyết photon của Einstein, ánh sáng có cấu tạo gián đoạn gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon.
D. Trong hiệu ứng Compton, electron tự do hấp thụ hoàn toàn photon đập lên nó.
Câu hỏi 35) (L.O.1): Trong hiện tượng quang điện, để tăng động năng ban đầu của electron tăng thì:
A. Tăng thời gian chiếu ánh sáng kích thích. B. Tăng tần số của sóng kích thích.
C. Tăng bước sóng của sóng kích thích. D. Không có đáp án đúng.
Câu hỏi 36) (L.O.1): Chọn phát biểu sai:
A. Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ đơn sắc bằng 1 với mọi tần số và nhiệt độ.
B. Một vật muốn phát ra một bức xạ  nào đó thì nó phải hấp thụ được bức xạ đó và vật đen tuyệt
đối ở cùng nhiệt độ với nó phải phát ra được bức xạ đó.
C. Vật đen tuyệt đối là vật chỉ hấp thụ mà không phát xạ.
D. Hiệu ứng Compton là sự tán xạ của photon lên electron tự do.
Câu hỏi 37) (L.O.2): Năng lượng nhỏ nhất của photon để gây ra hiện tượng quang điện trên bề mặt kim
loại có giá trị là 4,75 eV. Nếu chiếu vào kim loại này một chùm sáng có photon mang năng lượng 5,01eV.
Cần phải đặt giữa hai cực một hiệu điện thế hãm bao nhiêu để electron bay ra bị hãm lại hoàn toàn?
A. 0,26 eV. B. 9,76 eV. C. 0,26 V. D. 9,76 V.
Câu hỏi 38) (L.O.2): Bề mặt kim loại nóng chảy có nhiệt độ 3000K cứ mỗi phút bức xạ một năng lượng
3.104 J. Tỷ số giữa năng suất phát xạ toàn phần của mặt đó và của vật đen tuyệt đối ở cùng một nhiệt độ là
0,1. Tìm diện tích bề mặt kim loại này là:
A. 10 mm2. B. 10 cm2. C. 10 dm2. D. 10 m2.
Câu hỏi 39) (L.O.2): Một vật được coi là vật đen tuyệt đối được nung đến nhiệt độ T. Bước sóng ứng với
năng suất phát xạ cực đại là  = 5,8 m . Năng suất phát xạ toàn phần của vật ở nhiệt độ đó là:
A. 3534 W. B. 28,3 kW/m2. C. 28,3 kW. D. 3534 W/ m2.
Câu hỏi 40) (L.O.2): Photon có bước sóng λ=0,05Å bay đến va chạm với electron đứng yên ( hiệu ứng
Compton) và tán xạ theo góc 90°. Tìm góc bay ra của electron
A. 77°. B. 30°. C. 90°. D. 34°.
--- HẾT---

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 4/4


(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)
Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:
(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 2 2019-2020


THI CUỐI KỲ Ngày thi 21/7/2020
Môn học Vật lý 2
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học PH1005
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Thời lượng 90 phút Mã đề 2691
Ghi - Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu.
chú: - Nộp lại đề thi cùng với bài làm.

Câu hỏi 1) (L.O.1): Độ lớn của momen động lượng quỹ đạo của electron trong chuyển động quanh hạt
nhân và hình chiếu của nó lên trục z khi electron đang ở trạng thái 4d là:
A. L = 2 ; Lz = 0,  . B. L = 6 ; Lz = 0,  , 2 .
C. L = 6 ; Lz = 0,  , 2 , 3 . D. L = 2 ; Lz = 0,  , 2 .
Câu hỏi 2) (L.O.1): Khi electron hóa trị trong nguyên tử chuyển từ mức 3D về 3P và có tính đến spin của
electron thì máy quang phổ có độ phân giải cao có thể phát hiện những vạch nào?
A. 32 D5/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 . B. 32 D3/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D1/2 − 32 P3/2 .
C. 32 D3/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 . D. 32 D1/2 − 32 P1/2 , 32 D3/2 − 32 P3/2 , 32 D5/2 − 32 P3/2 .
Câu hỏi 3) (L.O.1): Electron trong nguyên tử chỉ có thể dịch chuyển giữa các mức năng lượng thỏa mãn
điều kiện:
A. Δm = ±1. B. Δl = ±1. C. Δj = ±1. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 4) (L.O.2): Theo mẫu Bohr về nguyên tử hydro, tìm thế năng của electron ở trạng thái kích thích
thứ hai (chọn gốc thế năng ở vô cực).
A. -3 eV. B. 3 eV. C. 6,8 eV. D. -6,8 eV.
Câu hỏi 5) (L.O.2): Một đám khí hydro hấp thụ năng lượng và chuyển lên trạng thái kích thích thứ ba.
Trong quang phổ phát xạ của hydro sau đó, tìm tỷ số giữa bước sóng ngắn nhất λmin và dài nhất λmax mà
đám khí trên có thể phát ra.
A. λmin / λmax = 0,06. B. λmin / λmax = 0,16. C. λmin / λmax = 0,8. D. λmin / λmax = 0,05.
Câu hỏi 6) (L.O.2): Tìm tốc độ của electron trong nguyên tử hydro khi nó chuyển động trên quỹ đạo dừng
P.
A. 5,46.105 m/s. B. 3,64.105 m/s. C. 4,37.105 m/s. D. 3,12.105 m/s.
Câu hỏi 7) (L.O.2): Proton có năng lượng toàn phần bằng 3 lần năng lượng nghỉ. Tìm vận tốc của proton
này.
A. 2,42.108 m/s. B. 2,60.108 m/s. C. 2,70.108 m/s. D. 2,83.108 m/s.
Câu hỏi 8) (L.O.1): Một electron được tăng tốc bởi một lực không đổi đến vận tốc gần bằng vận tốc ánh
sáng. Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Năng lượng của hạt tăng liên tục. B. Vận tốc của hạt càng gần đến c nhưng không bằng c.
C. Hạt được tăng tốc với gia tốc không đổi. D. Động lượng của hạt tăng nhanh dần đều.
Câu hỏi 9) (L.O.1): Hai vật có thể có cùng năng suất phát xạ toàn phần nhưng khác bước sóng ứng với
công suất phát xạ cự đại được không?
A. Có nếu đó là hai vật đen tuyệt đối. B. Có nếu đó không phải là hai vật đen tuyệt đối.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 1/4


C. Không thể vì không phù hợp với lý thuyết của Plank.
D. Không thể vì cả hai giá trị năng suất phát xạ toàn phần và bước sóng ứng với công suất phát xạ
tuyệt đối đều là những đại lượng phụ thuộc nhiệt độ vật.
Câu hỏi 10) (L.O.1): Chọn câu sai:
A. Hiệu ứng Compton chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.
B. Hiệu ứng Compton không xảy ra đối với sự tán xạ của các photon lên các electron liên kết mạnh
với hạt nhân.
C. Trong hiệu ứng Compton, electron tự do hấp thụ hoàn toàn photon đập lên nó.
D. Theo thuyết photon của Einstein, ánh sáng có cấu tạo gián đoạn gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon.
Câu hỏi 11) (L.O.1): Trong hiện tượng quang điện, để tăng động năng ban đầu của electron tăng thì:
A. Tăng tần số của sóng kích thích. B. Tăng thời gian chiếu ánh sáng kích thích.
C. Tăng bước sóng của sóng kích thích. D. Không có đáp án đúng.
Câu hỏi 12) (L.O.1): Một electron đang ở trạng thái 4d có thể có hàm sóng nào sau đây?
A.  422 . B.  434 . C.  432 . D.  424 .
Câu hỏi 13) (L.O.1): Những thí nghiệm giống nhau về quan sát quan phổ hydro được thực hiện ở hai
phòng thí nghiệm giống nhau: trên mặt đát và trên tàu vũ trụ đang chuyển động thẳng với vận tốc không
đổi so với mặt đất. Những quang phổ quan sát được ở hai phòng thí nghiệm sẽ :
A. hoàn toàn khác nhau. B. hoàn toàn giống nhau.
C. Giống nhau, nhưng độ rộng của các vạch quang phổ là khác nhau.
D. Giống nhau, nhưng khoảng cách của các vạch quang phổ là khác nhau.
Câu hỏi 14) (L.O.2): Một cây thước khi đứng yên dài 1m, khi đưa lên tàu vũ trụ đang di chuyển trên
đường thẳng với vận tốc 0,6c, phi hành gia ở trên tàu tiến hành đo độ dài cây thước, độ dài đo được là:
A. Bằng 1 m. B. Nhỏ hơn 1 m. C. Lớn hơn 1 m. D. Không thể kết luận được
Câu hỏi 15) (L.O.2): Đồng hồ Đ1 chuyển động thẳng đều đối với đồng hồ Đ 2 với tốc độ v = 0,6c, trong đó
c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Tại thời điểm ban đầu t = 0 số chỉ của hai đồng hồ Đ1 và Đ2 trùng
nhau. Sau 20 h (thời gian đo bằng Đ2) thì đồng hồ Đ1 sẽ chạy chậm hơn đồng hồ Đ2 là:
A. 2 h. B. 4 h. C. 6 h. D. 8 h.
Câu hỏi 16) (L.O.2): Hai phi thuyền bay ngược chiều nhau. Phi thuyền 1 bay với tốc độ 0,7c, phi thuyền 2
bay với tốc độ 0,3c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Phi thuyền 2 sẽ thấy phi thuyền 1:
A. lại gần mình với vận tốc c. B. lại gần mình với tốc độ 0,96c.
C. lại gần mình với vận tốc 0,51c. D. lại gần mình với vận tốc 0,83c.
Câu hỏi 17) (L.O.1): Chọn phát biểu sai:
A. Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ đơn sắc bằng 1 với mọi tần số và nhiệt độ.
B. Một vật muốn phát ra một bức xạ  nào đó thì nó phải hấp thụ được bức xạ đó và vật đen tuyệt
đối ở cùng nhiệt độ với nó phải phát ra được bức xạ đó.
C. Vật đen tuyệt đối là vật chỉ hấp thụ mà không phát xạ.
D. Hiệu ứng Compton là sự tán xạ của photon lên electron tự do.
Câu hỏi 18) (L.O.2): Năng lượng nhỏ nhất của photon để gây ra hiện tượng quang điện trên bề mặt kim
loại có giá trị là 4,75 eV. Nếu chiếu vào kim loại này một chùm sáng có photon mang năng lượng 5,01eV.
Cần phải đặt giữa hai cực một hiệu điện thế hãm bao nhiêu để electron bay ra bị hãm lại hoàn toàn?
A. 9,76 eV. B. 0,26 V. C. 0,26 eV. D. 9,76 V.
Câu hỏi 19) (L.O.2): Bề mặt kim loại nóng chảy có nhiệt độ 3000K cứ mỗi phút bức xạ một năng lượng
3.104 J. Tỷ số giữa năng suất phát xạ toàn phần của mặt đó và của vật đen tuyệt đối ở cùng một nhiệt độ là
0,1. Tìm diện tích bề mặt kim loại này là:
A. 10 mm2. B. 10 cm2. C. 10 dm2. D. 10 m2.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 2/4


Câu hỏi 20) (L.O.2): Một vật được coi là vật đen tuyệt đối được nung đến nhiệt độ T. Bước sóng ứng với
năng suất phát xạ cực đại là  = 5,8 m . Năng suất phát xạ toàn phần của vật ở nhiệt độ đó là:
A. 3534 W/ m2. B. 3534 W. C. 28,3 kW/m2. D. 28,3 kW.
Câu hỏi 21) (L.O.2): Photon có bước sóng λ=0,05Å bay đến va chạm với electron đứng yên ( hiệu ứng
Compton) và tán xạ theo góc 90°. Tìm góc bay ra của electron
A. 90°. B. 34°. C. 77°. D. 30°.
Câu hỏi 22) (L.O.2): Hạt nhân X bị phóng xạ thành hạt nhân bền Y. Hình bên
là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số hạt nhân X và số hạt nhân Y theo thời
gian. Lúc t = 6 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân X và số hạt nhân Y là:
A. 1/6. B. 1/8.
C. 1/5. D. 1/7.
Câu hỏi 23) (L.O.2): Dùng hạt α có động năng K bắn vào hạt nhân 14 7 N đứng yên gây ra phản ứng:
4
2 He +14
7 N → X +1 H . Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy
1

khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt nhân 11 H bay ra theo
các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α các góc lần lượt là 20o và 70o. Động năng của hạt nhân
1
1 H là:

A. 0,775 MeV. B. 1,27 MeV. C. 1,75 MeV. D. 3,89 MeV.


Câu hỏi 24) (L.O.2): Cho phản ứng hạt nhân: 1 D + 1T → 2 He + 0 n . Biết năng lượng liên kết riêng của các
2 3 4 1

hạt tương ứng là:  D = 1,11 MeV/nuclon;  T = 2,83 MeV/nuclon;  He = 7,10 MeV/nuclon. Năng lượng
tỏa ra của phản ứng hạt nhân này là:
A. 17,25 MeV. B. 17,69 MeV. C. 18,26 MeV D. 16,52 MeV.
Câu hỏi 25) (L.O.2): Một pôzitron có động năng 800 keV bay tới va chạm với một êlectron tự do đang
đứng yên. Do sự hủy cặp, hai phôtôn có cùng năng lượng được sinh ra. Cho khối lượng của êlectron là
0,511 MeV/c2. Góc hợp bởi hướng bay ra của hai phôtôn này có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 39o. B. 48o. C. 97o. D. 77o.
Câu hỏi 26) (L.O.2): Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s và khối lượng của prôtôn mp = 1,67265.10-27
kg. Bước sóng de Broglie của một hạt prôtôn chuyển động với tốc độ 104 m/s bằng:
A. 0,396 Å. B. 0,396 nm C. 0,396 pm. D. 0,396 μm.
Câu hỏi 27) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động theo phương Ox trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng
a. Khi vi hạt ở mức năng lượng n, tại vị trí x (0 ≤ x ≤ a) thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì mật độ xác suất
tìm hạt là cực tiểu? Cho k  N.
ka a a ka
B. x = . B. x = ( 2k + 1) . C. x = ( 2k + 1) . D. x = .
n 2n n 2n
Câu hỏi 28) (L.O.1): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng quang điện luôn xảy ra khi chiếu ánh sáng nhìn thấy lên bề mặt kim loại.
B. Theo giả thuyết de Broglie mọi vi hạt bất kỳ đều liên kết với sóng phẳng đơn sắc.
C. Hiệu ứng Compton xét đến sự tán xạ của các phôtôn lên các êlectron liên kết yếu với hạt nhân.
D. Trong hiệu ứng Compton, êlectron hấp thụ hoàn toàn phôtôn đập tới nó.
Câu hỏi 29) (L.O.1): Để so sánh độ bền vững của hai hạt nhân ta dựa vào:
A. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân. B. độ hụt khối của hạt nhân.
C. năng lượng liên kết của hạt nhân. D. số khối của hạt nhân.
Câu hỏi 30) (L.O.2): Cho độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10 C. Điện tích của hạt nhân 178 O là:
-19

A. 14,4.10-19 C. B. -12,8.10-19 C. C. 12,8.10-19 C. D. 27,2.10-19 C


Câu hỏi 31) (L.O.2): Trong dãy phân rã phóng xạ 235
92
X →20782Y có bao nhiêu hạt  và - được phát ra?
A. 4 và 8-. B. 4 và 7-. C. 3 và 7-. D. 7 và 4-.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 3/4


Câu hỏi 32) (L.O.1): Hạt nhân U235 hấp thụ một hạt nơtron thì vỡ ra thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Đây là:
A. quá trình phóng xạ. B. phản ứng nhiệt hạch.
C. phản ứng phân hạch. D. phản ứng thu năng lượng.
Câu hỏi 33) (L.O.1): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trên trục Ox trong trường thế có dạng giếng
thế cao vô hạn, bề rộng a. Cho h là hằng số Planck. Năng lượng của vi hạt không thể nhận giá trị nào sau
đây?
2h 2 2 2 h 2 h2 h2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = .
ma 2 ma 2 8ma 2 2ma 2
Câu hỏi 34) (L.O.2): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trong giếng thế năng ba chiều, hình lập
phương có các cạnh bằng a và các thành giếng không thẩm tuyệt đối. Thế năng ở trong giếng (với 0 < x <
a, 0 < y < a và 0 < z < a) bằng không và ở ngoài giếng bằng vô cùng. Tìm bậc suy biến (hay độ bội suy
biến) ứng với mức năng lượng thứ sáu của vi hạt.
A. 3. B. 1. C. 6. D. 9.
Câu hỏi 35) (L.O.2): Giả sử năng lượng của một hạt đo được trong khoảng thời gian 8,8.10-7 s. Hãy dùng
hệ thức bất định E. t  / 2 để tìm độ bất định nhỏ nhất đối với giá trị đo được của năng lượng. Cho
hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s.
A. 3,76.10-28 eV. B. 3,74.10-10 eV. C. 5,99.10-29 eV. D. 2,35.10-9 eV.
Câu hỏi 36) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động trên trục Ox tới hàng rào thế năng hình chữ nhật có bề rộng
a, bề cao Uo. Nếu năng lượng của hạt E < Uo thì:
A. hạt không thể qua được rào với bất kỳ giá trị nào của a.
B. hạt chắc chắn qua được rào.
C. khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng giảm.
D. khả năng hạt qua được rào càng tăng khi a càng tăng.
Câu hỏi 37) (L.O.2): Một vi hạt chuyển động trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng a. Khi hạt ở
trạng thái có năng lượng thấp nhất thì xác suất tìm thấy hạt trong đoạn [a/3, 2a/3] là:
A. 0,609. B. 0,333. C. 0,391. D. 0,471.
Câu hỏi 38) (L.O.2): Hàm sóng của một hạt chuyển động một chiều được biểu diễn
bằng đồ thị như hình vẽ. Biết ψ(x) = 0 với x ≤ 0 và x ≥ 5. Xác suất tìm hạt trong
miền 1 ≤ x ≤ 4 là:
A. 3/4. B. 7/8. C. 13/16. D. 9/16.
Câu hỏi 39) (L.O.1): Năng lượng electron trong nguyên tử hydro phụ thuộc vào:
A. Số lượng tử chính n. B. Số lượng tử chính n và số lượng tử quĩ đạo l.
C. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l và số lượng tử từ m.
D. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l, số lượng tử từ m và số lượng tử spin s.
Câu hỏi 40) (L.O.1): Một đám nguyên tử hydro đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên
quĩ đạo dừng P. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám
nguyên tử hydro có tối đa bao nhiêu vạch?
A. 3. B. 6. C. 15. D. 10.

--- HẾT---

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 4/4


(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)
Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:
(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 2 2019-2020


THI CUỐI KỲ Ngày thi 21/7/2020
Môn học Vật lý 2
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học PH1005
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Thời lượng 90 phút Mã đề 2672
Ghi - Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu.
chú: - Nộp lại đề thi cùng với bài làm.

Câu hỏi 1) (L.O.1): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trong giếng thế năng ba chiều, hình lập
phương có các cạnh bằng a và các thành giếng không thẩm tuyệt đối. Thế năng ở trong giếng (với
0  x  a , 0  y  a và 0  z  a ) bằng không và ở ngoài giếng bằng vô cùng. Cho h là hằng số Planck.
Năng lượng của vi hạt có thể nhận giá trị nào sau đây?
7h 2 7h 2 5h 2 5h 2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = .
8ma 2 4ma 2 8ma 2 4ma 2
Câu hỏi 2) (L.O.2): Dùng hệ thức bất định x . p x  / 2 , xác định độ bất định cực tiểu về vị trí Δx của
một êlectron, biết độ bất định về động lượng của nó là Δpx = 2.10-18 g.cm/s. Cho hằng số Planck h =
6,625.10-34 J.s.
A. 2,64.10-15 cm. B. 2,64.10-10 cm. C. 2,64.10-12 cm. D. 16,58.10-10 cm.
Câu hỏi 3) (L.O.2): Một êlectron bị giam ở trạng thái cơ bản trong giếng thế một chiều cao vô hạn, có
năng lượng 50 eV. Tìm năng lượng của êlectron ở trạng thái kích thích thấp nhất.
A. 32.10-18 eV. B. 16.10-18 J. C. 32.10-18 J. D. 32.10-16 J.
Câu hỏi 4) (L.O.1): Hàm sóng mô tả trạng thái của vi hạt thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?
A. Hữu hạn và đơn trị. B. Hữu hạn và liên tục. C. Liên tục, hữu hạn và đơn trị.
D. Đơn trị, hữu hạn, liên tục và đạo hàm bậc nhất của hàm sóng phải liên tục.
Câu hỏi 5) (L.O.2): Một êlectron bị nhốt trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng 0,5 nm ở trạng
thái cơ bản. Hỏi êlectron phải hấp thụ một năng lượng bằng bao nhiêu để nó nhảy lên trạng thái kích thích
thứ ba? Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s và khối lượng của êlectron me = 9,1.10-31 kg.
A. 36,2 eV. B. 12,1 eV. C. 22,6 eV. D. 90,4 eV.
Câu hỏi 6) (L.O.1): Chọn phát biểu đúng về năng lượng của vi hạt chuyển động trong giếng thế năng một
chiều cao vô hạn.
A. Năng lượng của vi hạt biến thiên một cách liên tục. B. Các mức năng lượng cách đều nhau.
C. Hạt trong giếng thế có năng lượng âm. D. Năng lượng của vi hạt bị lượng tử hóa.
Câu hỏi 7) (L.O.2): Hàm sóng của một hạt chuyển động một chiều được biểu diễn bằng
đồ thị như hình vẽ. Biết ψ(x) = 0 với x ≤ 0 và x ≥ 5. Xác suất tìm hạt trong miền 2 ≤ x ≤ 5
là:
A. 3/4. B. 13/16. C. 9/16. D. 7/8.
Câu hỏi 8) (L.O.1): Năng lượng electron trong nguyên tử kim loại kiềm phụ thuộc vào:
A. Số lượng tử chính n. B. Số lượng tử chính n và số lượng tử quĩ đạo l.
C. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l và số lượng tử từ m.
D. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l, số lượng tử từ m và số lượng tử spin s.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 1/4


Câu hỏi 9) (L.O.2): Trong một phân tích quang phổ phát xạ của nguyên tử Hydro người ta thấy có 3 vạch
màu. Hỏi quang phổ phát xạ này có bao nhiêu vạch tất cả?
A. 10. B. 12. C. 3. D. 6.
Câu hỏi 10) (L.O.1): Tập hợp số lượng tử nào sau đây cho phép đối với electron trong nguyên tử hydro?
A. n = 4, l = 5, m = 3. B. n = 4, l = 2, m = 4.
C. n = 4, l = 3, m = 2. D. n = 4, l = 4, m = 2.

Câu hỏi 11) (L.O.1): Hạt nhân 226


88 Ra phân rã thành hạt nhân 222
86 Rn . Đây là phóng xạ:
A. β- và β+. B. α và β-. C. β+. D. α.
Câu hỏi 12) (L.O.1): Điện tích của hạt nhân 1123
Na là:
A. 1,76.10-18 C. B. 3,68.10-18 C. C. 1,92.10-18 C. D. 0 C.
Câu hỏi 13) (L.O.1): Phản ứng phân hạch và nhiệt hạch có cùng đặc điểm :
A. không phải là phản ứng hạt nhân. B. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. có sự hấp thụ nơtron chậm. D. là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu hỏi 14) (L.O.1): Đơn vị eV/c2 có thể là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?
A. Khối lượng. B. Năng lượng. C. Động lượng. D. Hiệu điện thế.
Câu hỏi 15) (L.O.1): Hạt nhân X bị phóng xạ thành hạt nhân bền Y. Hình bên là
đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số hạt nhân X và số hạt nhân Y theo thời gian.
Lúc t = 4 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X là:
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu hỏi 16) (L.O.2): Hạt α có động năng 3,1 MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng
yên gây ra phản ứng 24 + 1327
Al → 1530
P + 01n , phản ứng không kèm theo bức xạ gamma. Khối lượng của các
hạt nhân là mα = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u. Giả sử hai hạt sinh ra có
cùng tốc độ. Động năng của hạt nơtron là:
A. 0,0138 MeV. B. 0,9367 MeV. C. 0,2367 MeV. D. 0,8716 MeV.
Câu hỏi 17) (L.O.2): Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; 18 Ar; 3 Li lần lượt là 1,0073u; 1,0087u;
40 6

39,9525u; 6,0145u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 36 Li thì năng
lượng liên kết riêng của hạt nhân 40
18 Ar :
A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV. B. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
C. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV. D. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
Câu hỏi 18) (L.O.2): Một phôtôn có năng lượng 2 MeV biến đổi thành cặp êlectron và pôzitron có cùng
động năng. Tính động năng của mỗi hạt tạo thành. Cho khối lượng của êlectron là 0,511 MeV/c2.
A. 2,511 MeV. B. 1,489 MeV. C. 0,489 MeV. D. 0,978 MeV.
Câu hỏi 19) (L.O.2): Cho hằng số Planck h = 6,625.10 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108
-34

m/s và khối lượng của êlectron me = 9,1.10-31 kg. Bước sóng de Broglie của một hạt êlectron chuyển động với
tốc độ 2,5.108 m/s bằng:
A. 1, 61 pm. B. 2,91 nm. C. 2,91 pm. D. 1, 61 nm.
Câu hỏi 20) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động trên trục Ox trong giếng thế cao vô hạn, bề rộng a. Hỏi khi
hạt ở trạng thái ứng với n = 3 thì những vị trí nào sau đây có mật độ xác suất tìm hạt cực đại?
a 5a a a a a 5a a 5a
A. x = và x = . B. x = và x = . C. x = , x = và x = . D. x = và x = .
6 6 6 2 6 2 6 2 6
Câu hỏi 21) (L.O.2): Tom đang đứng trên mặt đất phát hiện ra hai ngôi sao chớp sáng trên trục x, ở điểm
x1 tại thời điểm t1 sao xanh chớp sáng và điểm x2 tại thời điểm t2 sao đỏ chớp sáng với x2 – x1 = 600m và t2

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 2/4


– t1 = 10-6 s. Jerry đi trên con tàu vũ trụ chuyển động dọc theo trục x với vận tốc v=0,4 c hướng tới hai
ngôi sao đó. Jerry sẽ thấy:
A. hai ngôi sao đó chớp sáng cùng lúc. B. ngôi sao đỏ chớp sáng trước ngôi sao xanh.
C. ngôi sao xanh chớp sáng trước ngôi sao đỏ. D. cả ba đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 22) (L.O.1): Động năng của một hạt có khối lượng m gấp đôi năng lượng nghỉ của nó. Cho c là
tốc độ ánh sáng trong chân không. Động lượng tương đối tính của hạt này là:
5 2
A. p = 2 2mc . B. p = 3mc . C. p = mc . D. p = mc .
2 2
Câu hỏi 23) (L.O.1): Chọn phát biểu sai:
A. Trong hiệu ứng Compton, electron tự do hấp thụ hoàn toàn photon đập lên nó.
B. Một vật muốn phát ra một bức xạ  nào đó thì nó phải hấp thụ được bức xạ  đó và vật đen tuyệt
đối ở cùng nhiệt độ với nó phải phát ra được bức xạ đó.
C. Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ đơn sắc bằng 1 với mọi tần số và nhiệt độ.
D. Theo thuyết photon của Einstein, ánh sáng có cấu tạo gián đoạn gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon.
Câu hỏi 24) (L.O.1): Tán xạ Compton có thể giải thích thỏa đáng bằng:
A. tính sóng của ánh sáng. B. tính hạt của ánh sáng. C. lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.
D. tương tác của sóng ánh sáng với các điện tử tự do.
Câu hỏi 25) (L.O.1): Động năng của electron khi văng ra khỏi bề mặt kim loại trong hiện tượng quang
điện ngoài có giá trị:
A. bằng hiệu năng lượng photon cho công thoát của kim loại.
B. bằng tổng năng lượng photon và công thoát của kim loại.
C. có giá trị từ 0 tới giá trị bằng với hiệu số giữa năng lượng photon cho công thoát của kim loại.
D. có giá trị từ 0 tới giá trị bằng hiệu số giữa tổng năng lượng chùm sáng cho công thoát của kim
loại.
Câu hỏi 26) (L.O.1): Một quả cầu kim loại có thể coi là vật đen tuyệt đối, năng suất và công suất phát xạ
toàn phần của quả cầu sẽ tăng giảm bao nhiêu nếu giữ nguyên bán kính quả cầu và tăng nhiệt độ lên 2 lần?
A. Cả hai đều không đổi.
B. Năng suất phát xạ toàn phần không đổi nhưng công suất phát xạ toàn phần tăng 4 lần
C. Công suất phát xạ toàn phần không đổi nhưng năng suất phát xạ toàn phần tăng 4 lần.
D. Cả hai cùng tăng lên 16 lần.
Câu hỏi 27) (L.O.2): Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có tần số 2.1014 Hz vào Catot của một tế bào quang
điện có giới hạn quang điện là 5500.10-10 m. Lúc này electron sẽ:
A. bay ra với vận tốc cực đại. B. bay ra trong vận tốc cực tiểu.
C. không bức ra khỏi catot. D. vừa bức ra khỏi catot.
Câu hỏi 28) (L.O.2): Trong quang phổ phát xạ của Mặt Trời bức xạ mang năng lượng cực đại có bước
sóng 0,48m. Coi Mặt Trời là vật đen tuyệt đối và có bán kính r=6,95.108 m. Xác định năng lượng phát xạ
toàn phần của Mặt Trời trong 1s.
A. 4,6.1022 J. B. 4,6.1022 W. C. 4,6.1026 J. D. 4,6.1026 W.
Câu hỏi 29) (L.O.2): Trong hiệu ứng Compton, năng lượng của photon tới là 13,25.10-14 J, động năng của
electron bay ra có giá trị cực đại. Động lượng của electron là:
A. 4,42.10-22 kg.m/s. B. 1,04.10-22 kg.m/s. C. 5,46.10-22 kg.m/s. D. 3,38.10-22 kg.m/s.
Câu hỏi 30) (L.O.2): Tìm năng suất do 1cm2 bề mặt của vật đen tuyệt đối phát ra trong một giây nếu bước
sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của nó bằng 0,4840.10-6m.
A. 7,3.103 W/m2. B. 73.106 W/m2. C. 7,3.103 W. D. 73.106 W.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 3/4


Câu hỏi 31) (L.O.2): Trong nguyên tử hydro, electron đang ở trạng thái 3p. Tính góc nhỏ nhất mà vectơ
momen động lượng quỹ đạo có thể lập với trục z.
A. 00. B. 300. C. 450. D. 600.
Câu hỏi 32) (L.O.1): Khi electron hóa trị trong nguyên tử chuyển từ mức 4D về 3P và có tính đến spin của
electron thì máy quang phổ có độ phân giải cao có thể phát hiện những vạch nào?
A. 42 D5/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 . B. 42 D3/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 .
C. 42 D1/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 . D. 42 D3/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D1/2 − 32 P3/2 .
Câu hỏi 33) (L.O.2): Theo mẫu Bohr về nguyên tử hydro, tìm thế năng của electron ở trạng thái kích thích
thứ ba (chọn gốc thế năng ở vô cực).
A. -1,7 eV. B. 1,7 eV. C. 3 eV. D. -3 eV.
Câu hỏi 34) (L.O.2): Một đám khí hydro hấp thụ năng lượng và chuyển lên trạng thái kích thích thứ tư.
Trong quang phổ phát xạ của hydro sau đó, tìm tỷ số giữa bước sóng dài nhất λmax và ngắn nhất λmin mà
đám khí trên có thể phát ra.
A. λmax / λmin = 42,7. B. λmax / λmin = 19,3. C. λmax / λmin = 6,4. D. λmax / λmin = 4.
Câu hỏi 35) (L.O.2): Tìm bước sóng của các bức xạ phát ra khi nguyên tử liti chuyển từ trạng thái 3s về
2s. Cho biết các số bổ chính Rydberg đối với nguyên tử kali là ΔS = -0,41 và ΔP = -0,04.
A. 370 nm và 820 nm. B. 820 nm và 674 nm. C. 370 nm và 674 nm. D. 370 nm.
Câu hỏi 36) (L.O.1): Một electron đang ở trạng thái 4p có thể có hàm sóng nào sau đây?
A.  424 . B.  414 . C.  441 . D.  411 .
Câu hỏi 37) (L.O.1): Người A trên tàu vũ trụ đang chuyển động và người B trên mặt đất cùng quan sát
sao chổi đang bay về phía Mặt trời. Chọn kết luận đúng:
A. Người A nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c, người B nói nhỏ hơn c.
B. Người B nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c, người A nói nhỏ hơn c.
C. Người B nói tốc độ truyền ánh sáng nhỏ hơn c, còn người A nói nhỏ hơn hay bằng c là phụ thuộc
vào phương truyền và tốc độ của sao chổi.
D. Cả A và B đều nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c.
Câu hỏi 38) (L.O.1): Trên tàu vũ trụ đang chuyển động tới Hỏa Tinh, cứ sau một phút thì đèn tín hiệu lại
phát sáng. Người quan sát trên mặt đất thấy thời gian giữa hai lần phát sáng:
A. nhỏ hơn một phút. B. lớn hơn một phút. C. vẫn là một phút. D. Chưa đủ cơ sở để kết luận.
Câu hỏi 39) (L.O.2): Một thanh có chiều dài l =1m nghiêng với trục Ox một góc 30o. Tìm chiều dài của
thanh l’ (mà người quan sát trong hệ quy chiếu đứng yên đo được) khi nó chuyển động theo phương Ox
với vận tốc v = c/2:
A. 0,75 m. B. 0,90 m. C. 1,00 m. D. Không có đáp số đúng.
Câu hỏi 40) (L.O.1): Một đĩa tròn bán kính R chuyển động thẳng đều với vận tốc v đối với người quan
sát, dọc theo phương một đường kính của đĩa. Hỏi người quan sát sẽ thấy đĩa đó có dạng hình gì?
A. Hình tròn. B. Hình bán nguyệt. C. Hình mặt trăng khuyết. D. Hình elip.

--- HẾT---

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 4/4


(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)
Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:
(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 2 2019-2020


THI CUỐI KỲ Ngày thi 21/7/2020
Môn học Vật lý 2
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học PH1005
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Thời lượng 90 phút Mã đề 2682
Ghi - Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu.
chú: - Nộp lại đề thi cùng với bài làm.

Câu hỏi 1) (L.O.1): Hạt nhân 226


88 Ra phân rã thành hạt nhân 222
86 Rn . Đây là phóng xạ:
A. β và β . - +
B. α. C. α và β-. D. β+.
Câu hỏi 2) (L.O.1): Điện tích của hạt nhân 23
11 Na là:
A. 1,76.10-18 C. B. 3,68.10-18 C. C. 1,92.10-18 C. D. 0 C.
Câu hỏi 3) (L.O.1): Phản ứng phân hạch và nhiệt hạch có cùng đặc điểm :
A. không phải là phản ứng hạt nhân. B. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. có sự hấp thụ nơtron chậm. D. là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu hỏi 4) (L.O.1): Đơn vị eV/c2 có thể là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?
A. Khối lượng. B. Năng lượng. C. Động lượng. D. Hiệu điện thế.
Câu hỏi 5) (L.O.1): Hạt nhân X bị phóng xạ thành hạt nhân bền Y. Hình bên là
đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số hạt nhân X và số hạt nhân Y theo thời gian.
Lúc t = 4 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu hỏi 6) (L.O.2): Hạt α có động năng 3,1 MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng
yên gây ra phản ứng 24 + 1327
Al → 15
30
P + 01n , phản ứng không kèm theo bức xạ gamma. Khối lượng của các
hạt nhân là mα = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u. Giả sử hai hạt sinh ra có
cùng tốc độ. Động năng của hạt nơtron là:
A. 0,0138 MeV. B. 0,9367 MeV. C. 0,2367 MeV. D. 0,8716 MeV.
Câu hỏi 7) (L.O.2): Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; 18 Ar; 3 Li lần lượt là 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u;
40 6

6,0145u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 36 Li thì năng lượng liên kết
40
riêng của hạt nhân 18 Ar :
A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV. B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
C. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV. D. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
Câu hỏi 8) (L.O.2): Một phôtôn có năng lượng 2 MeV biến đổi thành cặp êlectron và pôzitron có cùng
động năng. Tính động năng của mỗi hạt tạo thành. Cho khối lượng của êlectron là 0,511 MeV/c2.
A. 2,511 MeV. B. 1,489 MeV. C. 0,489 MeV. D. 0,978 MeV.
Câu hỏi 9) (L.O.2): Cho hằng số Planck h = 6,625.10 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108
-34

m/s và khối lượng của êlectron me = 9,1.10-31 kg. Bước sóng de Broglie của một hạt êlectron chuyển động với
tốc độ 2,5.108 m/s bằng:
A. 1, 61 pm. B. 2,91 nm. C. 2,91 pm. D. 1, 61 nm.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 1/4


Câu hỏi 10) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động trên trục Ox trong giếng thế cao vô hạn, bề rộng a. Hỏi khi
hạt ở trạng thái ứng với n = 3 thì những vị trí nào sau đây có mật độ xác suất tìm hạt cực đại?
a 5a a a a 5a a a 5a
A. x = và x = . B. x = và x = . C. x = và x = . D. x = , x = và x = .
6 6 6 2 2 6 6 2 6
Câu hỏi 11) (L.O.1): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trong giếng thế năng ba chiều, hình lập
phương có các cạnh bằng a và các thành giếng không thẩm tuyệt đối. Thế năng ở trong giếng (với
0  x  a , 0  y  a và 0  z  a ) bằng không và ở ngoài giếng bằng vô cùng. Cho h là hằng số Planck.
Năng lượng của vi hạt có thể nhận giá trị nào sau đây?
5h 2 7h 2 7h 2 5h 2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = .
4ma 2 8ma 2 4ma 2 8ma 2
Câu hỏi 12) (L.O.2): Dùng hệ thức bất định x . p x  / 2 , xác định độ bất định cực tiểu về vị trí Δx của
một êlectron, biết độ bất định về động lượng của nó là Δpx = 2.10-18 g.cm/s. Cho hằng số Planck h =
6,625.10-34 J.s.
A. 2,64.10-15 cm. B. 2,64.10-12 cm. C. 16,58.10-10 cm. D. 2,64.10-10 cm.
Câu hỏi 13) (L.O.2): Một êlectron bị giam ở trạng thái cơ bản trong giếng thế một chiều cao vô hạn, có
năng lượng 50 eV. Tìm năng lượng của êlectron ở trạng thái kích thích thấp nhất.
A. 32.10-18 eV. B. 16.10-18 J. C. 32.10-18 J. D. 32.10-16 J.
Câu hỏi 14) (L.O.1): Hàm sóng mô tả trạng thái của vi hạt thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?
A. Hữu hạn và đơn trị. B. Hữu hạn và liên tục. C. Liên tục, hữu hạn và đơn trị.
D. Đơn trị, hữu hạn, liên tục và đạo hàm bậc nhất của hàm sóng phải liên tục.
Câu hỏi 15) (L.O.2): Một êlectron bị nhốt trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng 0,5 nm ở trạng
thái cơ bản. Hỏi êlectron phải hấp thụ một năng lượng bằng bao nhiêu để nó nhảy lên trạng thái kích thích
thứ ba? Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s và khối lượng của êlectron me = 9,1.10-31 kg.
A. 36,2 eV. B. 12,1 eV. C. 22,6 eV. D. 90,4 eV.
Câu hỏi 16) (L.O.1): Chọn phát biểu đúng về năng lượng của vi hạt chuyển động trong giếng thế năng
một chiều cao vô hạn.
A. Năng lượng của vi hạt biến thiên một cách liên tục. B. Các mức năng lượng cách đều nhau.
C. Hạt trong giếng thế có năng lượng âm. D. Năng lượng của vi hạt bị lượng tử hóa.
Câu hỏi 17) (L.O.2): Hàm sóng của một hạt chuyển động một chiều được biểu diễn bằng
đồ thị như hình vẽ. Biết ψ(x) = 0 với x ≤ 0 và x ≥ 5. Xác suất tìm hạt trong miền 2 ≤ x ≤ 5
là:
A. 7/8. B. 3/4. C. 13/16. D. 9/16.
Câu hỏi 18) (L.O.1): Năng lượng electron trong nguyên tử kim loại kiềm phụ thuộc vào:
A. Số lượng tử chính n. B. Số lượng tử chính n và số lượng tử quĩ đạo l.
C. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l và số lượng tử từ m.
D. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l, số lượng tử từ m và số lượng tử spin s.
Câu hỏi 19) (L.O.2): Trong một phân tích quang phổ phát xạ của nguyên tử Hydro người ta thấy có 3
vạch màu. Hỏi quang phổ phát xạ này có bao nhiêu vạch tất cả?
A. 3. B. 6. C. 10. D. 12.
Câu hỏi 20) (L.O.1): Tập hợp số lượng tử nào sau đây cho phép đối với electron trong nguyên tử hydro?
A. n = 4, l = 3, m = 2. B. n = 4, l = 2, m = 4.
C. n = 4, l = 4, m = 2. D. n = 4, l = 5, m = 3.
Câu hỏi 21) (L.O.2): Trong nguyên tử hydro, electron đang ở trạng thái 3p. Tính góc nhỏ nhất mà vectơ
momen động lượng quỹ đạo có thể lập với trục z.
A. 00. B. 300. C. 450. D. 600.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 2/4


Câu hỏi 22) (L.O.1): Khi electron hóa trị trong nguyên tử chuyển từ mức 4D về 3P và có tính đến spin của
electron thì máy quang phổ có độ phân giải cao có thể phát hiện những vạch nào?
A. 42 D3/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 . B. 42 D5/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 .
C. 42 D1/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 . D. 42 D3/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D1/2 − 32 P3/2 .
Câu hỏi 23) (L.O.2): Theo mẫu Bohr về nguyên tử hydro, tìm thế năng của electron ở trạng thái kích thích
thứ ba (chọn gốc thế năng ở vô cực).
A. 1,7 eV. B. -1,7 eV. C. 3 eV. D. -3 eV.
Câu hỏi 24) (L.O.2): Một đám khí hydro hấp thụ năng lượng và chuyển lên trạng thái kích thích thứ tư.
Trong quang phổ phát xạ của hydro sau đó, tìm tỷ số giữa bước sóng dài nhất λmax và ngắn nhất λmin mà
đám khí trên có thể phát ra.
A. λmax / λmin = 42,7. B. λmax / λmin = 19,3. C. λmax / λmin = 6,4. D. λmax / λmin = 4.
Câu hỏi 25) (L.O.2): Tìm bước sóng của các bức xạ phát ra khi nguyên tử liti chuyển từ trạng thái 3s về
2s. Cho biết các số bổ chính Rydberg đối với nguyên tử kali là ΔS = -0,41 và ΔP = -0,04.
A. 820 nm và 674 nm. B. 370 nm và 820 nm. C. 370 nm và 674 nm. D. 370 nm.
Câu hỏi 26) (L.O.1): Một electron đang ở trạng thái 4p có thể có hàm sóng nào sau đây?
A.  424 . B.  411 . C.  414 . D.  441 .
Câu hỏi 27) (L.O.1): Người A trên tàu vũ trụ đang chuyển động và người B trên mặt đất cùng quan sát
sao chổi đang bay về phía Mặt trời. Chọn kết luận đúng:
A. Cả A và B đều nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c.
B. Người A nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c, người B nói nhỏ hơn c.
C. Người B nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c, người A nói nhỏ hơn c.
D. Người B nói tốc độ truyền ánh sáng nhỏ hơn c, còn người A nói nhỏ hơn hay bằng c là phụ thuộc
vào phương truyền và tốc độ của sao chổi.
Câu hỏi 28) (L.O.1): Trên tàu vũ trụ đang chuyển động tới Hỏa Tinh, cứ sau một phút thì đèn tín hiệu lại
phát sáng. Người quan sát trên mặt đất thấy thời gian giữa hai lần phát sáng:
A. nhỏ hơn một phút. B. lớn hơn một phút. C. vẫn là một phút. D. Chưa đủ cơ sở để kết luận.
Câu hỏi 29) (L.O.2): Một thanh có chiều dài l =1m nghiêng với trục Ox một góc 30o. Tìm chiều dài của
thanh l’ (mà người quan sát trong hệ quy chiếu đứng yên đo được) khi nó chuyển động theo phương Ox
với vận tốc v = c/2:
A. 0,75 m. B. 0,90 m. C. 1,00 m. D. Không có đáp số đúng.
Câu hỏi 30) (L.O.1): Một đĩa tròn bán kính R chuyển động thẳng đều với vận tốc v đối với người quan
sát, dọc theo phương một đường kính của đĩa. Hỏi người quan sát sẽ thấy đĩa đó có dạng hình gì?
A. Hình tròn. B. Hình bán nguyệt. C. Hình elip. D. Hình mặt trăng khuyết.
Câu hỏi 31) (L.O.2): Tom đang đứng trên mặt đất phát hiện ra hai ngôi sao chớp sáng trên trục x, ở điểm
x1 tại thời điểm t1 sao xanh chớp sáng và điểm x2 tại thời điểm t2 sao đỏ chớp sáng với x2 – x1 = 600m và t2
– t1 = 10-6 s. Jerry đi trên con tàu vũ trụ chuyển động dọc theo trục x với vận tốc v=0,4 c hướng tới hai
ngôi sao đó. Jerry sẽ thấy:
A. hai ngôi sao đó chớp sáng cùng lúc. B. ngôi sao xanh chớp sáng trước ngôi sao đỏ.
C. ngôi sao đỏ chớp sáng trước ngôi sao xanh. D. cả ba đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 32) (L.O.1): Động năng của một hạt có khối lượng m gấp đôi năng lượng nghỉ của nó. Cho c là
tốc độ ánh sáng trong chân không. Động lượng tương đối tính của hạt này là:
5 2
A. p = 2 2mc . B. p = 3mc . C. p = mc . D. p = mc .
2 2
Câu hỏi 33) (L.O.1): Chọn phát biểu sai:

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 3/4


A. Trong hiệu ứng Compton, electron tự do hấp thụ hoàn toàn photon đập lên nó.
B. Một vật muốn phát ra một bức xạ  nào đó thì nó phải hấp thụ được bức xạ  đó và vật đen tuyệt
đối ở cùng nhiệt độ với nó phải phát ra được bức xạ đó.
C. Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ đơn sắc bằng 1 với mọi tần số và nhiệt độ.
D. Theo thuyết photon của Einstein, ánh sáng có cấu tạo gián đoạn gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon.
Câu hỏi 34) (L.O.1): Tán xạ Compton có thể giải thích thỏa đáng bằng:
A. tính sóng của ánh sáng. B. tính hạt của ánh sáng. C. lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.
D. tương tác của sóng ánh sáng với các điện tử tự do.
Câu hỏi 35) (L.O.1): Động năng của electron khi văng ra khỏi bề mặt kim loại trong hiện tượng quang
điện ngoài có giá trị:
A. bằng hiệu năng lượng photon cho công thoát của kim loại.
B. bằng tổng năng lượng photon và công thoát của kim loại.
C. có giá trị từ 0 tới giá trị bằng với hiệu số giữa năng lượng photon cho công thoát của kim loại.
D. có giá trị từ 0 tới giá trị bằng hiệu số giữa tổng năng lượng chùm sáng cho công thoát của kim
loại.
Câu hỏi 36) (L.O.1): Một quả cầu kim loại có thể coi là vật đen tuyệt đối, năng suất và công suất phát xạ
toàn phần của quả cầu sẽ tăng giảm bao nhiêu nếu giữ nguyên bán kính quả cầu và tăng nhiệt độ lên 2 lần?
A. Cả hai đều không đổi.
B. Năng suất phát xạ toàn phần không đổi nhưng công suất phát xạ toàn phần tăng 4 lần
C. Công suất phát xạ toàn phần không đổi nhưng năng suất phát xạ toàn phần tăng 4 lần.
D. Cả hai cùng tăng lên 16 lần
Câu hỏi 37) (L.O.2): Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có tần số 2.1014 Hz vào Catot của một tế bào quang
điện có giới hạn quang điện là 5500.10-10 m. Lúc này electron sẽ:
A. bay ra với vận tốc cực đại. B. bay ra trong vận tốc cực tiểu.
C. vừa bức ra khỏi catot. D. không bức ra khỏi catot.
Câu hỏi 38) (L.O.2): Trong quang phổ phát xạ của Mặt Trời bức xạ mang năng lượng cực đại có bước
sóng 0,48m. Coi Mặt Trời là vật đen tuyệt đối và có bán kính r=6,95.108 m. Xác định năng lượng phát xạ
toàn phần của Mặt Trời trong 1s.
A. 4,6.1022 J. B. 4,6.1026 J. C. 4,6.1022 W. D. 4,6.1026 W.
Câu hỏi 39) (L.O.2): Trong hiệu ứng Compton, năng lượng của photon tới là 13,25.10-14 J, động năng của
electron bay ra có giá trị cực đại. Động lượng của electron là:
A. 4,42.10-22 kg.m/s. B. 1,04.10-22 kg.m/s. C. 5,46.10-22 kg.m/s. D. 3,38.10-22 kg.m/s.
Câu hỏi 40) (L.O.2): Tìm năng suất do 1cm2 bề mặt của vật đen tuyệt đối phát ra trong một giây nếu bước
sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của nó bằng 0,4840.10-6m.
A. 7,3.103 W/m2. B. 73.106 W/m2. C. 7,3.103 W. D. 73.106 W.

--- HẾT---

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 4/4


(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)
Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:
(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học 2 2019-2020


THI CUỐI KỲ Ngày thi 21/7/2020
Môn học Vật lý 2
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học PH1005
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Thời lượng 90 phút Mã đề 2692
Ghi - Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu.
chú: - Nộp lại đề thi cùng với bài làm.

Câu hỏi 1) (L.O.2): Trong nguyên tử hydro, electron đang ở trạng thái 3p. Tính góc nhỏ nhất mà vectơ
momen động lượng quỹ đạo có thể lập với trục z.
A. 300. B. 450. C. 600. D. 00.
Câu hỏi 2) (L.O.1): Khi electron hóa trị trong nguyên tử chuyển từ mức 4D về 3P và có tính đến spin của
electron thì máy quang phổ có độ phân giải cao có thể phát hiện những vạch nào?
A. 42 D5/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 . B. 42 D3/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D1/2 − 32 P3/2 .
C. 42 D3/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 . D. 42 D1/2 − 32 P1/2 , 42 D3/2 − 32 P3/2 , 42 D5/2 − 32 P3/2 .
Câu hỏi 3) (L.O.2): Theo mẫu Bohr về nguyên tử hydro, tìm thế năng của electron ở trạng thái kích thích
thứ ba (chọn gốc thế năng ở vô cực).
A. 1,7 eV. B. 3 eV. C. -1,7 eV. D. -3 eV.
Câu hỏi 4) (L.O.2): Một đám khí hydro hấp thụ năng lượng và chuyển lên trạng thái kích thích thứ tư.
Trong quang phổ phát xạ của hydro sau đó, tìm tỷ số giữa bước sóng dài nhất λmax và ngắn nhất λmin mà
đám khí trên có thể phát ra.
A. λmax / λmin = 6,4. B. λmax / λmin = 4. C. λmax / λmin = 42,7. D. λmax / λmin = 19,3.
Câu hỏi 5) (L.O.2): Tìm bước sóng của các bức xạ phát ra khi nguyên tử liti chuyển từ trạng thái 3s về 2s.
Cho biết các số bổ chính Rydberg đối với nguyên tử kali là ΔS = -0,41 và ΔP = -0,04.
A. 370 nm và 820 nm. B. 370 nm và 674 nm. C. 820 nm và 674 nm. D. 370 nm.
Câu hỏi 6) (L.O.1): Một electron đang ở trạng thái 4p có thể có hàm sóng nào sau đây?
A.  441 . B.  411 . C.  424 . D.  414 .
Câu hỏi 7) (L.O.1): Người A trên tàu vũ trụ đang chuyển động và người B trên mặt đất cùng quan sát sao
chổi đang bay về phía Mặt trời. Chọn kết luận đúng:
A. Người A nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c, người B nói nhỏ hơn c.
B. Người B nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c, người A nói nhỏ hơn c.
C. Người B nói tốc độ truyền ánh sáng nhỏ hơn c, còn người A nói nhỏ hơn hay bằng c là phụ thuộc
vào phương truyền và tốc độ của sao chổi.
D. Cả A và B đều nói tốc độ truyền ánh sáng bằng c.
Câu hỏi 8) (L.O.1): Trên tàu vũ trụ đang chuyển động tới Hỏa Tinh, cứ sau một phút thì đèn tín hiệu lại
phát sáng. Người quan sát trên mặt đất thấy thời gian giữa hai lần phát sáng:
A. vẫn là một phút. B. nhỏ hơn một phút. C. lớn hơn một phút. D. Chưa đủ cơ sở để kết luận.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 1/4


Câu hỏi 9) (L.O.2): Một thanh có chiều dài l =1m nghiêng với trục Ox một góc 30o. Tìm chiều dài của
thanh l’ (mà người quan sát trong hệ quy chiếu đứng yên đo được) khi nó chuyển động theo phương Ox
với vận tốc v = c/2:
A. 0,75 m. B. 0,90 m. C. 1,00 m. D. Không có đáp số đúng.
Câu hỏi 10) (L.O.1): Một đĩa tròn bán kính R chuyển động thẳng đều với vận tốc v đối với người quan
sát, dọc theo phương một đường kính của đĩa. Hỏi người quan sát sẽ thấy đĩa đó có dạng hình gì?
A. Hình tròn. B. Hình bán nguyệt. C. Hình mặt trăng khuyết. D. Hình elip.

Câu hỏi 11) (L.O.1): Hạt nhân 226


88 Ra phân rã thành hạt nhân 222
86 Rn . Đây là phóng xạ:
A. β . +
B. α. C. β và β . - +
D. α và β-.
Câu hỏi 12) (L.O.1): Điện tích của hạt nhân 23
11 Na là:

A. 1,76.10-18 C. B. 3,68.10-18 C. C. 1,92.10-18 C. D. 0 C.


Câu hỏi 13) (L.O.1): Phản ứng phân hạch và nhiệt hạch có cùng đặc điểm :
A. không phải là phản ứng hạt nhân. B. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. có sự hấp thụ nơtron chậm. D. là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu hỏi 14) (L.O.1): Đơn vị eV/c2 có thể là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?
A. Hiệu điện thế. B. Khối lượng. C. Năng lượng. D. Động lượng.
Câu hỏi 15) (L.O.1): Hạt nhân X bị phóng xạ thành hạt nhân bền Y. Hình bên là
đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số hạt nhân X và số hạt nhân Y theo thời gian.
Lúc t = 4 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X là:
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu hỏi 16) (L.O.2): Hạt α có động năng 3,1 MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng
yên gây ra phản ứng 24 + 1327
Al → 1530
P + 01n , phản ứng không kèm theo bức xạ gamma. Khối lượng của các
hạt nhân là mα = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u. Giả sử hai hạt sinh ra có
cùng tốc độ. Động năng của hạt nơtron là:
A. 0,8716 MeV. B. 0,0138 MeV. C. 0,9367 MeV. D. 0,2367 MeV.
Câu hỏi 17) (L.O.2): Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; 18 Ar; 3 Li lần lượt là 1,0073u; 1,0087u;
40 6

39,9525u; 6,0145u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 36 Li thì năng
lượng liên kết riêng của hạt nhân 40
18 Ar :
A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV. B. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
C. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV. D. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
Câu hỏi 18) (L.O.2): Một phôtôn có năng lượng 2 MeV biến đổi thành cặp êlectron và pôzitron có cùng
động năng. Tính động năng của mỗi hạt tạo thành. Cho khối lượng của êlectron là 0,511 MeV/c2.
A. 2,511 MeV. B. 1,489 MeV. C. 0,489 MeV. D. 0,978 MeV.
Câu hỏi 19) (L.O.2): Cho hằng số Planck h = 6,625.10 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108
-34

m/s và khối lượng của êlectron me = 9,1.10-31 kg. Bước sóng de Broglie của một hạt êlectron chuyển động với
tốc độ 2,5.108 m/s bằng:
A. 1, 61 pm. B. 2,91 nm. C. 2,91 pm. D. 1, 61 nm.
Câu hỏi 20) (L.O.1): Một vi hạt chuyển động trên trục Ox trong giếng thế cao vô hạn, bề rộng a. Hỏi khi
hạt ở trạng thái ứng với n = 3 thì những vị trí nào sau đây có mật độ xác suất tìm hạt cực đại?
a 5a a 5a a a a a 5a
A. x = và x = . B. x = và x = . C. x = và x = . D. x = , x = và x = .
2 6 6 6 6 2 6 2 6
Câu hỏi 21) (L.O.2): Tom đang đứng trên mặt đất phát hiện ra hai ngôi sao chớp sáng trên trục x, ở điểm
x1 tại thời điểm t1 sao xanh chớp sáng và điểm x2 tại thời điểm t2 sao đỏ chớp sáng với x2 – x1 = 600m và t2

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 2/4


– t1 = 10-6 s. Jerry đi trên con tàu vũ trụ chuyển động dọc theo trục x với vận tốc v=0,4 c hướng tới hai
ngôi sao đó. Jerry sẽ thấy:
A. hai ngôi sao đó chớp sáng cùng lúc. B. ngôi sao đỏ chớp sáng trước ngôi sao xanh.
C. ngôi sao xanh chớp sáng trước ngôi sao đỏ. D. cả ba đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 22) (L.O.1): Động năng của một hạt có khối lượng m gấp đôi năng lượng nghỉ của nó. Cho c là
tốc độ ánh sáng trong chân không. Động lượng tương đối tính của hạt này là:
5 2
A. p = 2 2mc . B. p = 3mc . C. p = mc . D. p = mc .
2 2
Câu hỏi 23) (L.O.1): Chọn phát biểu sai:
A. Trong hiệu ứng Compton, electron tự do hấp thụ hoàn toàn photon đập lên nó.
B. Một vật muốn phát ra một bức xạ  nào đó thì nó phải hấp thụ được bức xạ  đó và vật đen tuyệt
đối ở cùng nhiệt độ với nó phải phát ra được bức xạ đó.
C. Vật đen tuyệt đối là vật có hệ số hấp thụ đơn sắc bằng 1 với mọi tần số và nhiệt độ.
D. Theo thuyết photon của Einstein, ánh sáng có cấu tạo gián đoạn gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon.
Câu hỏi 24) (L.O.1): Tán xạ Compton có thể giải thích thỏa đáng bằng:
A. tính sóng của ánh sáng. B. tính hạt của ánh sáng. C. lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.
D. tương tác của sóng ánh sáng với các điện tử tự do.
Câu hỏi 25) (L.O.1): Động năng của electron khi văng ra khỏi bề mặt kim loại trong hiện tượng quang
điện ngoài có giá trị:
A. bằng hiệu năng lượng photon cho công thoát của kim loại.
B. bằng tổng năng lượng photon và công thoát của kim loại.
C. có giá trị từ 0 tới giá trị bằng với hiệu số giữa năng lượng photon cho công thoát của kim loại.
D. có giá trị từ 0 tới giá trị bằng hiệu số giữa tổng năng lượng chùm sáng cho công thoát của kim
loại.
Câu hỏi 26) (L.O.1): Một quả cầu kim loại có thể coi là vật đen tuyệt đối, năng suất và công suất phát xạ
toàn phần của quả cầu sẽ tăng giảm bao nhiêu nếu giữ nguyên bán kính quả cầu và tăng nhiệt độ lên 2 lần?
A. Cả hai đều không đổi.
B. Cả hai cùng tăng lên 16 lần.
C. Năng suất phát xạ toàn phần không đổi nhưng công suất phát xạ toàn phần tăng 4 lần
D. Công suất phát xạ toàn phần không đổi nhưng năng suất phát xạ toàn phần tăng 4 lần.
Câu hỏi 27) (L.O.2): Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có tần số 2.1014 Hz vào Catot của một tế bào quang
điện có giới hạn quang điện là 5500.10-10 m. Lúc này electron sẽ:
A. bay ra với vận tốc cực đại. B. bay ra trong vận tốc cực tiểu.
C. không bức ra khỏi catot. D. vừa bức ra khỏi catot.
Câu hỏi 28) (L.O.2): Trong quang phổ phát xạ của Mặt Trời bức xạ mang năng lượng cực đại có bước
sóng 0,48m. Coi Mặt Trời là vật đen tuyệt đối và có bán kính r=6,95.108 m. Xác định năng lượng phát xạ
toàn phần của Mặt Trời trong 1s.
A. 4,6.1022 J. B. 4,6.1022 W. C. 4,6.1026 J. D. 4,6.1026 W.
Câu hỏi 29) (L.O.2): Trong hiệu ứng Compton, năng lượng của photon tới là 13,25.10-14 J, động năng của
electron bay ra có giá trị cực đại. Động lượng của electron là:
A. 4,42.10-22 kg.m/s. B. 1,04.10-22 kg.m/s. C. 5,46.10-22 kg.m/s. D. 3,38.10-22 kg.m/s.
Câu hỏi 30) (L.O.2): Tìm năng suất do 1cm2 bề mặt của vật đen tuyệt đối phát ra trong một giây nếu bước
sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của nó bằng 0,4840.10-6m.
A. 7,3.103 W. B. 73.106 W. C. 7,3.103 W/m2. D. 73.106 W/m2.

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 3/4


Câu hỏi 31) (L.O.1): Một vi hạt có khối lượng m chuyển động trong giếng thế năng ba chiều, hình lập
phương có các cạnh bằng a và các thành giếng không thẩm tuyệt đối. Thế năng ở trong giếng (với
0  x  a , 0  y  a và 0  z  a ) bằng không và ở ngoài giếng bằng vô cùng. Cho h là hằng số Planck.
Năng lượng của vi hạt có thể nhận giá trị nào sau đây?
7h 2 7h 2 5h 2 5h 2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = .
8ma 2 4ma 2 8ma 2 4ma 2
Câu hỏi 32) (L.O.2): Dùng hệ thức bất định x . p x  / 2 , xác định độ bất định cực tiểu về vị trí Δx của
một êlectron, biết độ bất định về động lượng của nó là Δpx = 2.10-18 g.cm/s. Cho hằng số Planck h =
6,625.10-34 J.s.
A. 2,64.10-15 cm. B. 2,64.10-10 cm. C. 2,64.10-12 cm. D. 16,58.10-10 cm.
Câu hỏi 33) (L.O.2): Một êlectron bị giam ở trạng thái cơ bản trong giếng thế một chiều cao vô hạn, có
năng lượng 50 eV. Tìm năng lượng của êlectron ở trạng thái kích thích thấp nhất.
A. 32.10-18 eV. B. 16.10-18 J. C. 32.10-18 J. D. 32.10-16 J.
Câu hỏi 34) (L.O.1): Hàm sóng mô tả trạng thái của vi hạt thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?
A. Hữu hạn và đơn trị. B. Hữu hạn và liên tục. C. Liên tục, hữu hạn và đơn trị.
D. Đơn trị, hữu hạn, liên tục và đạo hàm bậc nhất của hàm sóng phải liên tục.
Câu hỏi 35) (L.O.2): Một êlectron bị nhốt trong giếng thế một chiều cao vô hạn, bề rộng 0,5 nm ở trạng
thái cơ bản. Hỏi êlectron phải hấp thụ một năng lượng bằng bao nhiêu để nó nhảy lên trạng thái kích thích
thứ ba? Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s và khối lượng của êlectron me = 9,1.10-31 kg.
A. 90,4 eV. B. 36,2 eV. C. 12,1 eV. D. 22,6 eV.
Câu hỏi 36) (L.O.1): Chọn phát biểu đúng về năng lượng của vi hạt chuyển động trong giếng thế năng
một chiều cao vô hạn.
A. Năng lượng của vi hạt biến thiên một cách liên tục. B. Các mức năng lượng cách đều nhau.
C. Hạt trong giếng thế có năng lượng âm. D. Năng lượng của vi hạt bị lượng tử hóa.
Câu hỏi 37) (L.O.2): Hàm sóng của một hạt chuyển động một chiều được biểu diễn bằng
đồ thị như hình vẽ. Biết ψ(x) = 0 với x ≤ 0 và x ≥ 5. Xác suất tìm hạt trong miền 2 ≤ x ≤ 5
là:
A. 3/4. B. 7/8. C. 13/16. D. 9/16.
Câu hỏi 38) (L.O.1): Năng lượng electron trong nguyên tử kim loại kiềm phụ thuộc vào:
A. Số lượng tử chính n. B. Số lượng tử chính n và số lượng tử quĩ đạo l.
C. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l và số lượng tử từ m.
D. Số lượng tử chính n, số lượng tử quĩ đạo l, số lượng tử từ m và số lượng tử spin s.
Câu hỏi 39) (L.O.2): Trong một phân tích quang phổ phát xạ của nguyên tử Hydro người ta thấy có 3
vạch màu. Hỏi quang phổ phát xạ này có bao nhiêu vạch tất cả?
A. 12. B. 10. C. 3. D. 6.
Câu hỏi 40) (L.O.1): Tập hợp số lượng tử nào sau đây cho phép đối với electron trong nguyên tử hydro?
A. n = 4, l = 5, m = 3. B. n = 4, l = 2, m = 4.
C. n = 4, l = 4, m = 2. D. n = 4, l = 3, m = 2.

--- HẾT---

MSSV: ........................................ Họ và tên SV: ...........................................................................................................Trang 4/4

You might also like