Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI

HỌC NGOẠI
THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ
VÀ KINH
DOANH QUỐC
TẾ
--------
*****--------

THƯƠNG
MẠI DỊCH
VỤ

TÌNH
HÌNH
PHÁT
TRIỂN

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 – 2020


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh

Sinh viên thực hiện: Nhóm 11 Trần Thị


Ngọc Anh - 1911110038 Nguyễn Thị Hiền -
1911110147 Nguyễn Bá Phương Quyên -
1911110328 Đỗ Như Quỳnh - 1911110329

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................6
PHẦN I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
QUỐC TẾ ......................................................................................................................7
1. Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu........................................................7 2.
Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế.....................................................................8 3.
Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế ............9
PHẦN II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ NHÓM DỊCH VỤ CHỦ YẾU........12 1.
Dịch vụ du lịch quốc tế........................................................................................12 1.1.
Lượt khách du lịch quốc tế:..........................................................................12 1.2. Doanh
thu du lịch quốc tế:...........................................................................13 1.3. Tỷ trọng du
lịch quốc tế trong tổng xuất khẩu dịch vụ:..............................17 2. Dịch vụ vận tải quốc
tế........................................................................................17 2.1. Khái niệm dịch vụ vận
tải quốc tế ................................................................17 2.2. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
vận tải quốc tế .............................................18 2.3. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận
tải.................................................................22 2.4. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ
vận tải lớn nhất...................................23 2.5. Top 05 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải
lớn nhất..................................24
3. Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính (Telecommunication, information and
computer services) ...........................................................................................25
3.1. Khái niệm.......................................................................................................25
3.1.1. Dịch vụ viễn thông và các loại dịch vụ viễn thông .................................25
3.1.2. Dịch vụ thông tin và các loại dịch vụ thông tin ......................................25
3.1.3. Dịch vụ máy tính và các loại dịch vụ máy tính .......................................26
3.2. Vai trò ............................................................................................................26
3.3. Tình hình xuất khẩu .....................................................................................28

2
3.4. Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2010 –
2020.......................................................................................................................30
3.5. Top 05 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2010-2020 .31 4.
Dịch vụ tài chính..................................................................................................31 4.1.
Khái niệm dịch vụ tài chính..........................................................................31 4.2. Vai
trò của dịch vụ tài chính ........................................................................32 4.3. Tình
hình phát triển dịch vụ tài chính.........................................................32
4.4. Những xu hướng phát triển của dịch vụ tài chính do tác động của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) ..........................................................33
5. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ (Charges for the use
of intellectual property)....................................................................................34
5.1. Khái niệm và phân loại.................................................................................34
5.1.1. Khái niệm ................................................................................................34
5.1.2. Phân loại .................................................................................................34
5.2. Vai trò ............................................................................................................35
5.3. Tình hình xuất khẩu .....................................................................................36
5.4. Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.....................................40
5.5. Top 05 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất....................................40
PHẦN III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC
TẾ..................................................................................................................................42
1. Thương mại dịch vụ quốc tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong thương mại quốc tế....................................................42
2. Cơ cấu thương mại dịch vụ tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng
các ngành có hàm lượng công nghệ cao giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền
thống ...................................................................................................................................
43
3. Xu hướng hội tụ giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa .............44
4. Tự do hóa thương mại dịch vụ tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới,
nhưng bảo hộ vẫn còn phổ biến.....................................................................45
5. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò quan trọng thúc
đẩy thương mại dịch vụ mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm
thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ.............................45

3
6. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được
nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm ...............................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................49
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất .......................................23
Bảng 2: Top 05 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất.......................................24
Bảng 3: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ VT – TT – MT lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD 30
Bảng 4: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ VT – TT – MT lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD 31
Bảng 5: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
trí tuệ lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD .....................................................................................40
Bảng 6: Top 05 quốc gia nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
trí tuệ lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD .....................................................................................40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu giai
đoạn 2010 – 2020 .....................................................................................................7 Biểu
đồ 2: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế năm 2010, ĐVT: % ..............................8 Biểu đồ
3: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế năm 2019, ĐVT: % ..............................8 Biểu đồ 4:
Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế năm 2020, ĐVT: % ..............................9 Biểu đồ 5:
Lượt khách du lịch quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 .....................................12 Biểu đồ 6:
Doanh thu du lịch quốc tế giai đoạn 2010 – 2020.......................................13 Biểu đồ 7: Chi
tiêu cho du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2010 – 2020, ĐVT: Tỷ
USD...............................................................................................................................14
Biểu đồ 8: Quy mô GNI bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2009 – 2020, ĐVT:
USD...............................................................................................................................15
Biểu đồ 9: Dự báo của UNWTO về sự phục hồi của lượt khách du lịch quốc tế trong năm
2021 – 2024, ĐVT: Triệu lượt ..............................................................................16 Biểu đồ
10: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 ......18 Biểu đồ 11:
Tổng trọng tải đội tàu buôn trên thế giới giai đoạn 2010 – 2020, ĐVT: Tỷ
DWT..............................................................................................................................20
Biểu đồ 12: Tổng khối lượng hàng hóa được xếp lên tàu giai đoạn 2010 – 2019, ĐVT:
Triệu MT .......................................................................................................................20
Biểu đồ 13: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính thế giới và tỷ
trọng trong tổng xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2010 – 2020 ......................................21

5
Biểu đồ 14: Tổng trọng tải đội tàu buôn của các nước đang phát triển và tỷ trọng trong
tổng trọng tải thế giới giai đoạn 2010 – 2020 ...............................................................21
Biểu đồ 15: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải giai đoạn 2010 – 2020, ĐVT: %..........22
Biểu đồ 16:Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của thế giới và
tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2010 – 2020 ..28 Biểu
đồ 17: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 ...32 Biểu đồ
18: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ của
thế giới và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2010 –
2020...................................................................................................................36 Biểu đồ
19: Tỷ trọng chi tiêu nội địa cho R&D trong tổng GDP theo các nhóm nước chia theo thu
nhập năm 2011, 2013, 2015 và 2017, ĐVT: %.......................................37 Biểu đồ 20: Số
lượng các đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký trên thế giới qua các năm 2010, 2013,
2017, 2019 và 2020 ...........................................................................39 Biểu đồ 21: Số
lượng quyền sở hữu các tài sản trí tuệ còn hiệu lực qua các năm từ 2011 đến
2020 ........................................................................................................................39 Biểu
đồ 22: Kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 ...............42 Biểu đồ
23: Tỷ trọng xuất khẩu các ngành dịch vụ giai đoạn 1995 – 2020..................43 Biểu đồ 24:
Doanh thu du lịch trực tuyến giai đoạn 2014 – 2020, ĐVT: Tỷ USD ......46 Biểu đồ 25: Thị
phần thương mại điện tử trên tổng doanh số bán lẻ toàn cầu giai đoạn 2015 –
2020...................................................................................................................47

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1: Bản đồ chỉ số ICT thế giới năm 2017 ..............................................................26

6
PHẦN I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ QUỐC TẾ
1. Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới và tỷ trọng trong tổng xuất
khẩu giai đoạn 2010 – 2020
DS

6500 5500 4500 5239 4984 25.00%


4467 45974883 4999 6088 6227
U

35.00% 30.00%
50845529
%

3500 2500 1500 500 24.66% 5.00%


22.05% 20.00%

3971 -500
15.00%
20.61% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
19.58% 19.89% 20.49%21.61% 2018 2019 2020
24.06% 10.00%
23.19% 23.75% 23.74% 0.00%

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ trong tổng xuất khẩu

Nguồn: UNCTAD
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới trong giai đoạn 2010 – 2020 trung bình đạt
mức 5.097 tỷ USD. Tăng trưởng trung bình toàn giai đoạn là 2,72%. Trong đó, tăng
trưởng đạt mức cao nhất vào năm 2011 với 12,48%, sau đó tăng ổn định cho đến hết năm
2014. Nhưng kim ngạch lại giảm 4,58% vào năm 2015 và phục hồi vào những năm 2016,
2017 rồi đạt mức cao nhất vào năm 2019, lên tới 6.227 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 2020,
do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng
nghiêm trọng và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ theo đó cũng giảm mạnh, tới gần 20%, trở
lại mức năm 2015.
Nhìn chung, thương mại dịch vụ quốc tế vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu
thương mại quốc tế và có xu hướng tăng trưởng trong tương lai. Có nhiều nhân tố tác
động đến sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế, trong đó tiêu biểu có thể kể đến sự
phát triển vượt trội của khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã tạo ra
những đột phá, những bước tiến lớn cải thiện cuộc sống con người cũng như chất lượng
dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Đây là tiền đề cho thương mại dịch vụ phát triển.

7
Sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế cũng là một trong những yếu tố quan
trọng phát triển xuất khẩu dịch vụ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đã có những thay đổi trong quan
điểm, chính sách quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ của mình. Những điều chỉnh theo
hướng mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho việc tiêu dùng và tăng cơ hội cung ứng dịch
vụ giữa các nước.

Bên cạnh đó, mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu
dùng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân như du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, học
tập,… gia tăng nhanh chóng.
2. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế
Cùng với những sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế thế giới và sự phát triển của
khoa học công nghệ, thương mại dịch vụ quốc tế cũng có những bước phát triển và
chuyển dịch trọng cơ cấu.
Biểu đồ 2: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế Biểu đồ 3: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế
năm 2010, ĐVT: % năm 2019, ĐVT: %

24.23% 23.55%
54.96% 20.81% 59.73% 16.72%

Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế
Các dịch vụ khác Các dịch vụ khác

Nguồn: UNCTAD Nguồn: UNCTAD


Năm 2010, nhóm ngành Du lịch quốc tế và Vận tải quốc tế chiếm tỉ trọng lớn,
khoảng 45% trong cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế. Trong đó, ngành Du lịch quốc tế
giữ tỷ trọng cao nhất, chiếm 24,23%, Vận tải quốc tế chiếm 20,81% và các dịch vụ khác
chiếm 54,96%.
Những năm gần đây, cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế đã có sự thay đổi. Cho đến năm
2019, tỷ trọng dịch vụ du lịch quốc tế về cơ bản vẫn chiếm gần ¼ tổng kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ, tuy nhiên đã có sự giảm so với năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng dịch vụ vận
tải quốc tế giảm nhiều, xuống còn 16,72% tổng xuất khẩu dịch vụ, nhường chỗ cho các
dịch vụ khác, chiếm tới gần 60% xuất khẩu dịch vụ. Có thể thấy

8
được xu hướng dịch chuyển cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế là giảm tỷ trọng các dịch
vụ truyền thống như dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải quốc tế, tăng tỷ trọng các dịch vụ
khác, đặc biệt là những dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Điều này rất phù hợp với
hoàn cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay khi sự áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc để các
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Biểu đồ 4: Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế năm 2020, ĐVT: %
11.00%

16.65%

72.35%

Du lịch quốc tế Vận tải quốc tế Các dịch vụ khác

Nguồn: UNCTAD
Năm 2020 là một năm đặc biệt do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến các
số liệu biến động mạnh. Tỷ trọng du lịch quốc tế giảm mạnh xuống còn 11%, tỷ trọng vận
tải quốc tế cũng sụt giảm xuống còn 16,65%. Tuy nhiên, xu hướng vẫn không thay đổi,
thậm chí các dịch vụ khác đã chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu thương mại dịch vụ quốc
tế, cho thấy khả năng phát triển bất chấp ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh và tiềm năng
phát triển trong tương lai của những dịch vụ này là rất lớn. Trong khi đó, sự bùng phát
dịch bệnh COVID-19 đã làm đình trệ các hoạt động du lịch và vận tải quốc tế, và cho đến
hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
3. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế Thứ nhất, sự
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ là
yếu tố quan trọng tạo cơ hội cho thương mại dịch vụ quốc tế phát triển. Quy mô kinh tế
thế giới ngày càng lớn đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao về các loại hình dịch vụ phục vụ
sản xuất, kinh doanh như vận tải, tài chính, thông tin, viễn thông... Đồng thời, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ đã tạo ra khả năng cung
ứng quy mô lớn và ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ.

9
Thứ hai, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, thu nhập bình quân của
người dân cũng tăng lên, tạo ra nhu cầu lớn về sử dụng các dịch vụ. Một điều hiển nhiên
rằng, khi thu nhập tăng, con người mới có điều kiện nghĩ đến những nhu cầu cao hơn so
với những nhu cầu thiết yếu. Mà dịch vụ thường chỉ đáp ứng những nhu cầu cao hơn nhu
cầu về vật chất của con người. Vì vậy, khi thu nhập tăng, tỷ trọng tiêu dùng dịch vụ
có xu hướng tăng hơn so với tiêu dùng hàng hóa vật chất. Đó thường là các dịch vụ cá
nhân như du lịch, giáo dục, giải trí, chăm sóc sức khỏe,... điều mà người thu nhập thấp sẽ
không nghĩ đến và không có đủ điều kiện để đáp ứng.
Thứ ba, sự phát triển của thương mại hàng hóa góp phần quan trọng thúc đẩy thương
mại dịch vụ phát triển. Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ chưa bao giờ là hai
lĩnh vực tách rời. Nguyên nhân là vì thương mại hàng hóa muốn được thực hiện phải nhờ
tới sự hỗ trợ của thương mại dịch vụ. Đó có thể là dịch vụ vận tải, logistics, thông tin,
quảng cáo... Không những vậy, thời đại công nghệ phát triển, thương mại dịch vụ còn là
điều kiện tiên quyết để thương mại hàng hóa được diễn ra khi hàm lượng các yếu tố dịch
vụ trong hàng hóa ngày càng lớn, gắn liền với vòng đời của hàng hóa từ lúc sinh ra cho
đến lúc hết thời hạn sử dụng. Đó là dịch vụ nghiên cứu và phát triển, chuyển quyền sở hữu
trí tuệ, dịch vụ thiết kế cho đến dịch vụ phân phối, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ bán hàng và
chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, sửa chữa và bảo hành...
Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ đã thay đổi cơ bản một vài tính chất
của dịch vụ, giúp dịch vụ không còn là một đối tượng khó nắm bắt, khó quản lý và lưu
thông, tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ truyền thống có thể thương mại hóa theo nhiều mô
hình kinh doanh mới. Nhiều dịch vụ có thể được lưu trữ và phân phối, có thể kiểm soát
được chất lượng đồng đều qua từng lần cung cấp giúp cho việc thương mại hóa dịch vụ
trên phạm vi toàn cầu trở nên dễ dàng hơn, như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ học
trực tuyến, dịch vụ khám chữa bệnh từ xa,...
Thứ năm, xu thế tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ trên thế giới
thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế phát triển. Mặc dù trong thương mại quốc tế, các
nước đã tham gia vào nhiều hiệp định, thỏa thuận ở nhiều cấp độ khác nhau, cam kết mở
cửa thương mại, hướng tới một thị trường thế giới thống nhất, xóa bỏ các rào cản hạn chế
việc cạnh tranh công bằng trong kinh doanh. Tuy nhiên, tự do hóa chỉ mới được thực hiện
nhiều trong thương mại hàng hóa, trong khi thương mại dịch vụ là lĩnh vực các quốc gia
khá dè dặt và cẩn trọng trong việc mở cửa do lo ngại về các bất ổn chính trị, xã hội. Mặc
dù vậy, trước sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia đang phát triển, để tránh bị tụt
hậu so với thế giới, việc tự do hóa thương mại dịch vụ cũng đang được các nước đẩy
mạnh. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai cho thương

10
mại dịch vụ quốc tế khi các rào cản thương mại sẽ được dỡ bỏ, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên thế giới. Đồng thời, người tiêu
dùng dịch vụ cũng được hưởng nhiều lợi ích khi chủng loại dịch vụ ngày một đa dạng với
chất lượng nâng cao trong khi giá dịch vụ giảm giúp việc tiếp cận dịch vụ trở
nên dễ dàng hơn.
11
PHẦN II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ NHÓM DỊCH VỤ CHỦ YẾU
1. Dịch vụ du lịch quốc tế
1.1. Lượt khách du lịch quốc tế:
Biểu đồ 5: Lượt khách du lịch quốc tế giai đoạn 2010 – 2020

tợ

800 600 400 200 0 402


ư

l
1004
958

1149
u

ệi

1338 10511101 1207 1248


T

1600 1400 1200 1000


1466
1413

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Lượt khách du lịch quốc tế

Nguồn: UNWTO
Lượt khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2010 – 2020 nhìn chung có xu hướng
tăng ngoại trừ sự giảm mạnh vào năm 2020. Trung bình hàng năm có 1,12 tỷ lượt khách
du lịch quốc tế. Trong đó lượt khách du lịch quốc tế tăng đến mức cao nhất vào năm 2019
với 1,47 tỷ lượt và đột ngột giảm mạnh vào năm 2020 xuống còn 402 triệu lượt do tác
động của dịch COVID-19.
Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 – 2019 là 4,85% do chưa chịu tác động của
dịch COVID-19 cho thấy mức tăng khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, chỉ riêng với
năm 2020, lượt khách du lịch quốc tế giảm tới 72,58% khiến cho tăng trưởng trung bình
của toàn giai đoạn 2010 – 2020 là -2,90%.
Nếu loại bỏ tác động của dịch COVID-19, rõ ràng dịch vụ du lịch quốc tế đang có sự
tăng trưởng đều đặn. Điều này bắt nguồn từ việc thu nhập trung bình của thế giới đang
tăng lên và nhất là ở các nước phát triển khiến số lượng người có nhu cầu đi du lịch ra
nước ngoài và số lượt tăng lên. Có thể thấy, khi thu nhập tăng, tỷ trọng tiêu dùng dịch vụ
có xu hướng lớn hơn tiêu dùng hàng hóa vật chất. Khi thu nhập đã đáp ứng đủ
nhu cầu vật chất, con người mới nghĩ đến những nhu cầu khác. Đặc biệt, dịch vụ du lịch
không phải là nhu cầu thiết yếu của con người mà họ chỉ có đủ điều kiện để đi du lịch khi
thu nhập dư thừa và có thời gian.

12
Bên cạnh đó, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, các nền
tảng Internet đặc biệt là mạng xã hội đã hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ du lịch phát triển. Du lịch
trong nước có cơ hội được quảng bá ra thị trường quốc tế để du khách nước ngoài biết
đến. Ngoài ra, các ứng dụng công nghệ đặt phòng, đặt tour cũng giúp khách du lịch dễ
dàng tiếp cận với dịch vụ du lịch quốc tế.
1.2. Doanh thu du lịch quốc tế:
Biểu đồ 6: Doanh thu du lịch quốc tế giai đoạn 2010 – 2020

DS

U
25 11
24.6 24.23 10
24.23 24.09 24.18 23.88 24.07

1600 1400 1200 1000 24.01


23.53 23.55 20 5
533
800 600 400 200 0
15
30 1270 0
9771092 1129 1218 1208 1236
%
13301438 1466
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch trong tổng xuất khẩu dịch vụ

Nguồn: UNWTO và UNCTAD


Doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 có xu hướng biến động
nhưng nhìn chung có tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó thấy rõ nhất hai đợt giảm sút vào
năm 2015 và năm 2020. Trung bình doanh thu hàng năm là 1172,45 tỷ USD. Doanh thu
ghi nhận thấp nhất vào năm 2020 là 533 tỷ USD và cao nhất vào năm 2019 là 1.466 tỷ
USD.
Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 – 2019 đạt 4,71% cho thấy những dấu hiệu
tích cực khi chưa có tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm 2020, doanh thu du
lịch quốc tế giảm tới 63,64% khiến tăng trưởng trung bình toàn giai đoạn 2010 – 2020
giảm xuống còn -2,12%.
Có thể thấy, giai đoạn 2010 – 2020 chịu tác động mạnh của các sự kiện lớn khiến
doanh thu hai lần sụt giảm.
Lần thứ nhất, doanh thu du lịch quốc tế giảm từ 1270 tỷ USD vào năm 2014 xuống
còn 1208 tỷ USD vào năm 2015 (giảm 4,88%) rồi bắt đầu phục hồi vào năm 2016. Có

13
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này. Thứ nhất, đó là suy giảm kinh tế kéo dài hậu
khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008. Trong khi nền kinh tế thế giới chưa thoát khỏi
thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, khi mới chỉ có vài dấu hiệu lạc
quan từ cuối năm 2010, thì khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn ra vào giai đoạn 2011 –
2013. Hậu quả của cuộc khủng hoảng không thể hiện ngay khi nó đang diễn ra mà chỉ bắt
đầu sau đó một thời gian vào năm 2015. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Hy Lạp và nhanh
chóng lan ra các nước khác trong khối EU như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha khiến
cho hàng loạt các nước phát triển này bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Không chỉ ở châu
Âu, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, cũng đối mặt với bế tắc ngân sách kéo dài và cũng
bị hạ mức tín nhiệm. Việc này khiến cho chính phủ các nước không thể đi vay dẫn đến
thiếu hụt ngân sách và bắt buộc phải giảm các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp và phúc lợi
xã hội. Điều này làm cho thu nhập bình quân đầu người ở các nước giảm đi và nhu cầu chi
tiêu cho du lịch giảm. Có thể thấy, mặc dù lượt khách du lịch quốc tế vẫn tăng trong năm
2015 nhưng chi tiêu của khách du lịch đã giảm đi khiến cho doanh thu giảm.
Biểu đồ 7: Chi tiêu cho du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2010 – 2020, ĐVT: Tỷ USD

1600 1400 1200 1000 1243


876966 10161093 1186 120013011398 1391
800 600 400 200 0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Chi tiêu cho du lịch quốc tế trên thế giới

Nguồn: UNWTO
Không chỉ vậy, một vài sự kiện khác cũng đã khiến nền kinh tế thế giới một lần nữa
bước vào suy giảm trong giai đoạn này phải kể đến như thảm họa động đất, sóng thần và
khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản ngày 11/03/2011, những biến động chính trị tại khu vực
Trung Đông – Bắc Phi. Đó là những yếu tố khiến cho toàn bộ hệ thống kinh tế thế giới trở
nên bất định hơn, tăng trưởng chậm lại và rủi ro tăng lên tại thời điểm năm 2011 và trong
những năm tới. Điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng và nhu cầu du lịch quốc tế
của người dân. Không chỉ vì thu nhập giảm sút mà còn vì lạm phát

14
khiến việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu cũng trở nên khó khăn hơn, từ đó thu nhập dư thừa
dành cho du lịch cũng giảm.
Biểu đồ 8: Quy mô GNI bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2009 – 2020, ĐVT: USD

12000 10000 8000 6000 4000 2000 0

10998.33
10497.2810876.80 10647.361038
11526.56
9.4710466.4011133.20 11057.23

8985.939416.699904.02
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: World Bank

Thứ hai, các dịch bệnh bùng phát và tiếp diễn trong năm 2015 là một nguyên nhân
quan trọng gây ra sụt giảm doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế. Dịch bệnh Ebola diễn ra ở
Tây Phi và lây lan sang một số nước như Mỹ, Italia, Anh và Tây Ban Nha. Ngày
08/08/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức ban bố dịch Ebola là “trường hợp y
tế công cộng khẩn cấp cần được quốc tế quan tâm” (WTO, 2014). Ban bố được đưa ra
thúc đẩy các quốc gia tiến hành các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh trong đó có việc
hạn chế đi lại ra nước ngoài. Bên cạnh đó, tâm lý sợ hãi của người dân cũng khiến nhu cầu
du lịch quốc tế cũng giảm đi. Dịch bệnh kéo dài cho đến tháng 6 năm 2016 mới chấm dứt
trên toàn thế giới đã khiến doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế năm 2015 sụt giảm. Dịch
bệnh thứ hai bùng phát trong năm 2015 và kéo dài đến đầu năm 2016 là dịch bệnh do
virus Zika gây ra. Dịch bệnh đã bùng phát trên diện rộng ở châu Mỹ, chủ yếu là khu vực
Trung và Nam Mỹ khiến cho các quốc gia phải ban hành cảnh báo du lịch và hạn chế đi
lại để giảm thiểu sự lây lan.
Thứ ba, sự kiện máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline cũng dấy
lên tâm lý e ngại đi du lịch quốc tế do phương thức di chuyển chủ yếu là đường hàng
không.
Tất cả các lí do trên đều đã góp phần gây ra sự giảm doanh thu dịch vụ du lịch quốc
tế năm 2015. Tuy nhiên, sự sụt giảm này chưa đáng là bao so với năm 2020, ngành du lịch
chứng kiến sự đình trệ và giảm doanh thu trầm trọng nhất lịch sử, lên tới 1.300

15
tỷ USD, khoảng 63,64% so với năm 2019. Theo UNWTO, ngành du lịch quốc tế đã trở về
mức của những năm 1990.
Nếu như nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm 4,88% vào năm 2015, nguyên
nhân quan trọng nhất và chủ yếu nhất dẫn đến sự giảm mạnh vào năm 2020 là sự bùng
phát dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu. Dịch COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung
Quốc vào cuối năm 2019, lây lan trên phạm vi toàn cầu vào năm 2020 và vẫn tiếp diễn
vào thời điểm hiện tại, năm 2021, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế
giới, thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch quốc tế nói riêng. Trong đó, dịch vụ
du lịch quốc tế có thể coi là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với đặc điểm chỉ có thể cung cấp
bằng phương thức 2 – Tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Với đặc điểm này, người tiêu dùng hay
khách du lịch bắt buộc phải di chuyển ra nước ngoài, nơi dịch vụ được cung ứng, mới có
thể sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, dịch COVID-19 bùng phát khiến 100% các điểm đến
du lịch đã thông báo hạn chế đi lại, thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng
chống dịch bệnh, trong đó 27% các điểm đến du lịch trên thế giới đóng cửa hoàn toàn với
khách du lịch quốc tế (UNWTO, 2020). Bên cạnh đó, các dịch vụ vận chuyển hành khách
cũng bị đình trệ trên mọi phương thức. Dịch COVID-19 không chỉ
khiến người tiêu dùng dịch vụ du lịch khó tiếp cận dịch vụ mà người cung ứng dịch vụ
cũng khó gặp gỡ khách hàng để phục vụ.
Cho tới thời điểm năm 2021 hiện tại, dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm
dứt, báo hiệu một năm còn nhiều khó khăn hơn nữa của ngành dịch vụ du lịch quốc tế. Từ
đầu năm 2021 đến tháng 11 hiện tại, dịch bệnh liên tục bùng phát trở lại dù đã có những
biện pháp phòng chống quyết liệt. Theo đó, các quốc gia chưa có dấu hiệu mở
cửa trở lại dịch vụ du lịch hoặc chỉ một vài nước mở cửa một phần rất nhỏ. Tổ chức Du
lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) đã đưa ra một vài dự báo về khả năng hồi
phục của du lịch thế giới trong những năm tới. Theo đó, phải 2,5 cho đến 4 năm nữa,
ngành du lịch quốc tế mới phục hồi trở lại trạng thái của năm 2019. Hầu hết các chuyên
gia về du lịch không kỳ vọng rằng du lịch quốc tế sẽ trở lại mức trước khi dịch bệnh xảy
ra trước năm 2023.
Biểu đồ 9: Dự báo của UNWTO về sự phục hồi của lượt khách du lịch quốc tế
trong năm 2021 – 2024, ĐVT: Triệu lượt

16
958 1004 1051 1101 1149 1207 124813381413 1466
1600
1400
1200
1000
800
600
400
402
200
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 Số

liệu thực tế Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3

Nguồn: UNWTO
1.3. Tỷ trọng du lịch quốc tế trong tổng xuất khẩu dịch vụ:
Tỷ trọng dịch vụ du lịch quốc tế luôn giữ ở mức cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu
dịch vụ thế giới và tương đối ổn định, xấp xỉ ¼ tổng xuất khẩu dịch vụ trên thế giới cho
thấy tầm quan trọng của du lịch quốc tế trong thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, cho tới năm
2020, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch quốc tế giảm mạnh xuống còn 11% cho thấy
trong các ngành dịch vụ, dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
Nguyên nhân vì dịch vụ du lịch quốc tế là một trong những nhóm dịch vụ chỉ được thực
hiện bằng phương thức 2 – Tiêu dùng ngoài lãnh thổ và không có biện pháp khắc phục
trong tình cảnh dịch bệnh COVID-19. So sánh với các nhóm dịch vụ
khác như tài chính quốc tế, viễn thông, thông tin và máy tính, các nhóm dịch vụ này có thể
được cung ứng bằng cách tương tác từ xa giữa khách hàng và người cung ứng dịch vụ và
có thể chuyển đổi giữa các phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp với tình hình dịch
bệnh.
2. Dịch vụ vận tải quốc tế
2.1. Khái niệm dịch vụ vận tải quốc tế
Vận tải quốc tế là loại hình dịch vụ truyền thống có vai trò quan trọng đối với phát
triển kinh tế. Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng
nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển bao gồm con
người và vật phẩm (hàng hóa). Sự di chuyển của con người trong không gian rất đa dạng,
phong phú và không phải mọi di chuyển đều là lâu dài. Vận tải chỉ bao gồm những di
chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng nhu cầu về sự di
chuyển đó (PGS, TS. Hoàng Văn Châu, 1999).

17
Vận tải quốc tế là việc chuyên chở hàng hóa hay hành khách giữa hai hay nhiều
nước. Người chuyên chở là người cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế. Các phương thức vận
tải hàng hóa quốc tế bao gồm:
− Vận tải bằng đường hàng không
− Vận tải bằng đường biển
− Các phương thức khác như đường bộ, đường sắt, đường ống và vận tải đa phương thức.
2.2. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế
Biểu đồ 10: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn 2010 – 2020

DS

18.9217.92 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch xuất khẩu dịch 5.00
16.94 17.08
U

2014 2015 2016 2017 vụ vận tải quốc tế


17.01 2018 2019 2020
16.72 16.65 826902 Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ

1100 900 700 500 300 100 vận tải trong tổng xuất
991896 0.00
915 941 khẩu dịch vụ
%
25.00 20.00 15.00 10.00
1041
-100 8619441036 830
20.81 20.19 19.90 19.26
Nguồn: UNCTAD
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 tăng chậm và có sự
giảm vào các năm 2015, 2016 và 2020. Trung bình kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 925,73
tỷ USD với tỷ trọng đứng thứ 2 sau dịch vụ du lịch trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ thế giới.
Tăng trưởng dịch vụ vận tải quốc tế chậm và chậm hơn so với các nhóm dịch vụ khác, trung
bình hàng năm chỉ 0,49%. Ngay cả khi loại bỏ ảnh hưởng của dịch COVID-19, tính trong
giai đoạn 2010 – 2019, tăng trưởng trung bình chỉ 2,8%. Năm 2015, 2016, kim ngạch dịch
vụ vận tải quốc tế giảm lần lượt 9,64% và 3,87% do những tác động của suy thoái kinh tế
toàn cầu, dịch bệnh Ebola, Zika và thảm họa ở Nhật Bản. Kim ngạch có sự phục hồi nhanh
chóng vào năm 2017 và 2018 với mức tăng trưởng lần lượt là 9,67% và 9,69%, hai mức tăng
cao nhất của giai đoạn, giúp kim ngạch trở lại cao hơn trước suy thoái (năm 2014) 4,49%.
Tuy nhiên, mức tăng năm 2019 rất thấp chỉ 0,54%

18
trước khi giảm mạnh vào năm 2020 (-20,32%) do tác động sâu sắc của dịch COVID-19
trên toàn cầu.
Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải trong tổng xuất khẩu dịch vụ có xu hướng giảm
liên tục qua các năm, chỉ có duy nhất năm 2017, tỷ trọng tăng nhẹ 0,14% rồi tiếp tục giảm
vào các năm sau đó. Trong khi vào năm 2010, tỷ trọng lên tới 20,81% trong cơ cấu xuất
khẩu dịch vụ thì đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chỉ chiếm 16,65% tổng xuất
khẩu dịch vụ. Tuy nhiên, so sánh trong vấn đề giảm tỷ trọng do dịch COVID 19, có thể
thấy dịch vụ vận tải quốc tế không bị giảm nhiều về tỷ trọng so với dịch vụ du lịch quốc tế
(du lịch quốc tế giảm từ 23,55% xuống còn 11%). Nguyên nhân vì việc cung ứng dịch vụ
vận tải quốc tế được thực hiện duy nhất theo phương thức 1 – Cung cấp qua biên giới.
Phương thức này không đòi hỏi có sự di chuyển và gặp gỡ trực tiếp giữa người cung ứng
dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ mà chỉ có sự di chuyển của bản thân dịch vụ từ lãnh
thổ nước này sang lãnh thổ nước khác. Vận tải quốc tế trong khi đó chủ yếu thực hiện trên
đối tượng di chuyển là hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này giúp cho dịch vụ vận tải quốc
tế không bị gián đoạn quá nhiều bởi các biện pháp giãn cách và hạn chế đi lại của các
quốc gia nhằm phòng, chống dịch bệnh.
Mặc dù vậy, nhìn chung, tỷ trọng dịch vụ vận tải quốc tế đang có xu hướng giảm
trong giai đoạn 2010 – 2020 và có thể tiếp tục giảm trong tương lai vì một số nguyên
nhân.
Thứ nhất, nhu cầu vận tải hàng hóa tăng chậm do sự suy giảm về nhu cầu vận tải
nguyên liệu trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kéo dài từ cuối thế kỷ XX cho đến
nay, các quốc gia đã và đang trong tiến trình mở cửa nền kinh tế với một loạt các nước
cho phép các công ty đa quốc gia thành lập công ty con 100% vốn đầu tư nước ngoài và
sản xuất tại quốc gia đó. Điều này giúp các công ty đa quốc gia có thể dịch chuyển công
đoạn sản xuất của mình sang những nước có nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có mà chưa
được khai thác hiệu quả và giảm được chi phí vận tải và thuế quan xuất nhập khẩu. Các
quốc gia đang phát triển đang trở thành những điểm tập trung các nhà máy sản xuất của
các tập đoàn lớn trên thế giới. Trong đó không thể không kể đến công xưởng của thế giới
– Trung Quốc – với diện tích đất rộng lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào và lực lượng lao
động lớn trong quy mô dân số tỷ dân. Bên cạnh đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng đang
trở thành điểm sáng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn nguyên liệu
dồi dào.
Thứ hai, cung năng lực vận tải trên thế giới vượt cầu làm cho cước phí vận tải có xu
hướng giảm.

19
Biểu đồ 11: Tổng trọng tải đội tàu buôn trên thế Biểu đồ 12: Tổng khối lượng hàng hóa được xếp
giới giai đoạn 2010 – 2020, ĐVT: Tỷ DWT lên tàu giai đoạn 2010 – 2019, ĐVT: Triệu MT

2.5 2 Tổng trọng tải đội tàu buôn Tổng khối lượng hàng hóa được xếp

1.5 1 Nguồn: UNCTAD lên tàuNguồn: UNCTAD


12000
0.5 0
10000
1.28 1.42 1.54 1.63 1.69 1.75 1.81 1.87 1.94 8000

1.99 2.07 6000


4000
2000
0

Thực tế cho thấy, phương thức vận tải biển chiếm tới 80% vận tải hàng hóa quốc tế. Xét
về cung vận tải đường biển được thể hiện qua trọng tải đội tàu buôn trên thế giới, trung
bình hàng năm giai đoạn 2010 – 2020 tăng trưởng đạt 5%. Trong khi tăng trưởng cầu vận
tải thể hiện qua sự tăng tổng khối lượng hàng hóa giao dịch bằng phương thức vận tải biển
chỉ ở mức 3,13%/ năm. Từ những năm sau khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, số lượng
tàu chuyên chở và công suất của nó đã vượt quá lượng cung cần thiết khiến cho các công
ty vận tải phải giảm cước phí để cạnh tranh lẫn nhau, kéo theo giá trị các con tàu cũng
giảm theo. Một số công ty vận tải lại nhân cơ hội này mua các loại tàu mới và lớn hơn.
Hơn hết, với năng lực công nghệ kỹ thuật ngày một tiên tiến, ngành đóng tàu và sửa chữa
tàu ngày một có khả năng cung cấp số lượng tàu với trọng tải lớn giúp cung vận tải đường
biển tăng nhanh chóng, có năm tăng tới 11,15% (2011). Trong khi đó, thương mại hàng
hóa bằng phương thức đường biển không theo kịp tốc độ tăng trưởng đó khiến cung vận
tải vượt quá cầu, kéo theo cước phí vận tải giảm. Bên cạnh vận tải biển, vận tải hàng
không cũng gặp tình trạng tương tự khi các hãng hàng không hàng năm luôn mua thêm
các máy bay mới và gia tăng việc cung ứng dịch vụ trong khi nhu cầu về vận tải hàng
không không tăng quá nhanh cũng khiến cho giá dịch vụ vận tải hàng không giảm dần.
Thứ ba, xuất khẩu các dịch vụ khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dịch vụ
vận tải. Có thể thấy, trong cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế, dịch vụ vận tải là nhóm
dịch vụ truyền thống bên cạnh dịch vụ du lịch. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát
triển nhanh chóng, nhóm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao sẽ có xu hướng gia tăng tỷ
trọng, dần thay thế vị trí của các dịch vụ truyền thống. Có thể kể đến những dịch vụ
có hàm lượng công nghệ cao như dịch vụ thông tin – viễn thông – máy tính, dịch vụ tài
chính... Không chỉ vì sự phát triển của khoa học công nghệ mà nhu cầu và vai trò của

20
những dịch vụ này cũng ngày một tăng cao do xu hướng số hóa nền kinh tế và quản lý xã
hội, mọi hoạt động kinh tế của con người đều có sự hiện diện của công nghệ.
Biểu đồ 13: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính thế giới và
tỷ trọng trong tổng xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2010 – 2020

DS

632.9 500.0 14%


471.9 477.9 486.9
U

363.1 381.8416.8 534.0 12%


680.1 683.4

13.76%
800.0 700.0 600.0 20% 18% 16%
400.0 300.0 200.0 100.0 0.0 8%
6%
7.86% 8.14% 8.32% 8.55% 9.02% 9.57% 9.59% 9.67%10.41%
4%
10.94%
2%
10%
311.7 0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kim

ngạch DV VT-TT-MT Tỷ trọng DV VT-TT-MT

Nguồn: ITC Trademap


Trong năm 2020, mặc dù tất cả dịch vụ đều giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu nhưng
dịch vụ thông tin – viễn thông – máy tính vẫn tăng nhẹ khoảng 0,5% khiến tỷ trọng dịch
vụ này tăng từ 10,94% lên 13,76%. Điều đó cho thấy, nhóm dịch vụ có hàm lượng công
nghệ cao, điển hình là dịch vụ thông tin – viễn thông – máy tính, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ
vào giai đoạn đầu của dịch COVID-19 do chưa có biện pháp ứng phó. Nhưng ngay sau đó,
với đặc điểm của nhóm dịch vụ có thể cung cấp bằng nhiều phương thức, các dịch vụ có
hàm lượng công nghệ cao có thể thích nghi rất tốt với bối cảnh dịch COVID-19 và đạt
được tăng trưởng. Trong khi đó, các dịch vụ truyền thống, trong đó có dịch vụ
vận tải quốc tế bị giảm về cả kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng.
Thứ tư, các nước có xu hướng tăng cường sử dụng dịch vụ vận tải của các nhà cung cấp
nội địa trong thương mại quốc tế. Năm 2019, các nước đang phát triển đóng góp 58%
trong tổng khối lượng hàng hóa được xếp lên tàu. Vì vậy, nhu cầu về vận tải ở các quốc gia
đang phát triển luôn tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp vận tải được thành lập và các
hãng vận tải lớn ở các quốc gia khác mở chi nhánh hoặc đại lý ở đây.
Biểu đồ 14: Tổng trọng tải đội tàu buôn của các nước đang phát triển
và tỷ trọng trong tổng trọng tải thế giới giai đoạn 2010 – 2020
21
%
T

W
65
1321
1020 10581108115111951240 1270
D

1400 1200 64
600 766 59.99 62.45 62.43 61
947
u


63.81
63.95 63.97
i

T
400 60
1000 875 63.76 63
61.67
200 61.59 59
800 62
0 63.56 58
63.2
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng trọng tải đội tàu buôn Tỷ trọng trong tổng trọng tải thế giới

Nguồn: UNCTAD
Trong tổng trọng tải đội tàu buôn trên thế giới thì có tới 63,76% đến từ các nước đang
phát triển, tăng mạnh so với 59,99% vào đầu giai đoạn, năm 2010. Rõ ràng, vận tải quốc
tế đang có xu hướng dàn đều ra các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, tình hình năm 2020 và 2021 của dịch vụ vận tải quốc tế, đặc biệt là vận
tải biển, rất khó khăn do tình trạng khan hiếm container. Khi dịch COVID-19 bùng phát,
nhiều hãng tàu lớn đã hủy một số tuyến vận chuyển khiến các container rỗng không được
luân chuyển trở lại trước khi hoạt động sản xuất và xuất khẩu ở Trung Quốc phục hồi,
cùng với đó là nhu cầu về hàng hóa tăng mạnh do dịch COVID-19. Tình trạng container
đang được lưu thông bị giữ lại trong khoảng thời gian dài hơn bình thường trung bình 15 –
20% khiến container rỗng bị dư trong khi không có container để xuất khẩu. Điều này
khiến cước phí tăng vọt do chi phí để thuê container tăng cao. Tình hình năm 2021 cũng
không mấy khả quan khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở các nơi khác trên thế
giới ngoài Trung Quốc khiến nhu cầu hàng hóa tăng hơn nữa, trong khi dịch COVID-19
giảm ở Trung Quốc khiến nhu cầu xuất khẩu của nước này tăng trở lại.
2.3. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải
Biểu đồ 15: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải giai đoạn 2010 – 2020, ĐVT: %

22
100%

19.40% 21.16% 22.79%


19.62% 20.59% 20.96% 21.22% 22.45% 22.67% 22.60% 27.35%
90%

80%

70%
33.00% 34.70% 34.85% 36.00%
33.78% 35.79% 37.28% 37.34% 37.73% 37.19% 26.00% 60%
50%

40%

30%
47.39% 45.90% 44.18% 42.84%
45.64% 42.99% 40.27% 40.00% 39.66% 40.02%46.65% 20%

10%

0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Vận tải biển Vận tải hàng không Các

phương thức khác

Nguồn: UNCTAD
Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế giai
đoạn 2010 – 2020, vận tải biển chiếm ưu thế hơn hẳn với mức tỷ trọng dao động từ 40 –
47% tuy nhiên có xu hướng giảm tỷ trọng. Trong khi đó, vận tải hàng không có xu hướng
gia tăng về tỷ trọng từ 33% năm 2010 lên 37,19% năm 2019 trước khi giảm còn 26% vào
năm 2020. Các phương thức khác cũng gia tăng dần về tỷ trọng: từ năm 2010, chỉ chiếm
19,62%, đến năm 2019 đã tăng lên 22,79% và tăng vọt lên 27,35% vào năm 2020.
Bỏ qua tác động của dịch COVID-19 vào năm 2020, có thể thấy vận tải hàng không
đang dần được ưa chuộng hơn do tốc độ vận chuyển nhanh nhất trong các phương thức
vận tải với giá thành ngày một giảm đi. Chỉ riêng trong năm 2020, do dịch COVID-19
diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính để sử dụng dịch
vụ vận tải hàng không nên chuyển sang sử dụng vận tải đường biển khiến tỷ trọng của
phương thức này tăng đột biến từ 40,02% năm 2019 lên 46,65%.
2.4. Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất
Bảng 1: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất

Năm 2019Năm 2020


2 Hoa Kỳ 56706
Thứ Quốc gia Kim ngạch xuất
tự khẩu dịch vụ
vận tải (triệu 23
USD)
4 Hà Lan 47154
1 Hoa Kỳ 91017
5 Pháp 46775
2 Đức 69569

3 Singapore 62467
3 Đức 54326

4 Singapore 53122
Thứ Quốc gia Kim ngạch xuất
tự khẩu dịch vụ 5 Pháp 43019
vận tải (triệu
USD)

1 Trung 57623 Nguồn: UNCTAD


Quốc
Các quốc gia xuất khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới qua các năm có sự thay đổi
nhưng có mặt nhiều nhất trong top 5 phải kể đến Mỹ, Đức, Singapore và Pháp. Trung bình
giai đoạn 2010 – 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải của Mỹ là 83,78 tỷ USD, Đức
là 60,15 tỷ USD, Singapore là 48,66 tỷ USD và Pháp là 45,25 tỷ USD. Năm 2020, đóng
góp của 4 nền kinh tế này cho xuất khẩu dịch vụ vận tải quốc tế lần lượt là 6,83%; 6,55%;
6,40% và 5,18%. Các quốc gia này đều có lợi thế về vận tải như có đường bờ biển dài, hệ
thống cảng biển và sân bay rộng lớn, có nền khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt là các
nước tư bản lâu đời như Mỹ, Đức và Pháp đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật.
Tuy nhiên năm 2020, Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ vận tải, đạt 57,62 tỷ USD, chiếm 6,94% xuất khẩu vận tải thế giới. Điều này cho
thấy ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ vận
tải của các nước dẫn đầu trước đó mà Trung Quốc – nơi bắt nguồn của dịch bệnh – có vẻ
như không bị ảnh hưởng mà thậm chí kim ngạch so với năm 2019 tăng tới 25,36%. Có thể
do Trung Quốc là nơi xảy ra dịch bệnh đầu tiên nên đã kịp thời có những biện pháp chống
dịch giúp tình hình dịu đi, các công ty vận tải trở lại phục hồi chuỗi cung ứng, khiến các
công ty vận tải Trung Quốc trở thành nơi được đặt niềm tin nhiều hơn trong việc cung cấp
dịch vụ.
2.5. Top 05 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất
Bảng 2: Top 05 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất

Năm 2019Năm 2020


Thứ Quốc gia Kim ngạch
Thứ Quốc gia Kim ngạch tự nhập khẩu dịch
tự nhập khẩu dịch vụ vận tải
vụ vận tải (triệu USD)
(triệu USD)
1 Trung 94680
1 Hoa Kỳ 112798 Quốc

2 Trung 104723 2 Hoa Kỳ 72411


Quốc
3 Đức 61287
3 Đức 68969
4 Ấn Độ 53809
4 Ấn Độ 67965
5 Singapore 52610
5 Singapore 64608

Nguồn: UNCTAD
Danh sách 5 quốc gia nhập khẩu dịch vụ vận tải lớn nhất tiếp tục được góp mặt bởi
những cái tên có trong danh sách các quốc gia xuất khẩu lớn nhất. Đó là Mỹ, Đức và

24
Singapore. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ. Năm
2020, 3 quốc gia đóng góp lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu dịch vụ vận tải thế giới là
Trung Quốc, Mỹ và Đức với tỷ trọng lần lượt là 9,51%; 7,27% và 6,15%. Trong
đó, xét trên trung bình cả giai đoạn, vị trí lần lượt là Mỹ, Trung Quốc và Đức. Nhìn chung,
các quốc gia nói trên đều có nhu cầu lớn về vận tải quốc tế. Trong đó, Trung Quốc và Ấn
Độ là hai quốc gia có nhu cầu về vận tải xuất khẩu do khâu sản xuất trong chuỗi cung ứng
của thế giới tập trung nhiều ở hai quốc gia này. Bên cạnh đó, Mỹ, Đức và Singapore lại có
nhu cầu về vận tải nhập khẩu do nhu cầu về hàng hóa và nguyên vật liệu lớn.
3. Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính (Telecommunication, information and
computer services)
3.1. Khái niệm
3.1.1. Dịch vụ viễn thông và các loại dịch vụ viễn thông
3.1.1.1. Khái niệm của dịch vụ viễn thông
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiện, số liệu, chữ viết, âm thanh,
hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin thông qua mạng viễn thông. Nói cách khác,
dịch vụ viễn thông là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi thông tin với
nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ và cung
cấp hạ tầng mạng.
3.1.1.2. Các loại dịch vụ viễn thông
Theo WTO, dịch vụ viễn thông được chia thành 2 loại:
− Dịch vụ viễn thông cơ bản (Basic Telecommunication Service). VD: dịch vụ điện thoại,
điện báo, mạng thuê riêng,...
− Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (Value-added Telecommunication Service). VD: Xử
lý dữ liệu trực tuyến, lưu trữ và truy xuất dữ liệu trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử,
Email,...
3.1.2. Dịch vụ thông tin và các loại dịch vụ thông tin
3.1.2.1. Khái niệm dịch vụ thông tin
Dịch vụ thông tin là những dịch vụ cung cấp khả năng tạo lập, thu thập, lưu trữ,
chuyển đổi, xử lý, truy xuất, tối ưu hóa hoặc cung cấp thông tin qua hệ thống viễn thông,
bào gồm các ấn bản điện tử.

25
3.1.2.2. Các loại dịch vụ thông tin
Theo phân loại của Trademap, dịch vụ thông tin được chia làm 2 loại: −
Dịch vụ thông tin của các cơ quan thông tin, báo chí
− Dịch vụ thông tin khác (ngoài cơ quan thông tin, báo chí)
3.1.3. Dịch vụ máy tính và các loại dịch vụ máy tính
3.1.3.1. Khái niệm dịch vụ máy tính
Dịch vụ máy tính là dịch vụ cung cấp khả năng cài đặt phần cứng máy tính, dịch vụ
triển khai phần mềm, dịch vụ xử lý dữ liệu, dịch vụ cơ sở dữ liệu và các dịch vụ tư vấn có
liên quan.
3.1.3.2. Các loại dịch vụ máy tính
Trademap chia dịch vụ máy tính ra làm 2 loại:
− Dịch vụ máy tính liên quan đến phần mềm
− Dịch vụ máy tính khác (ngoài phần mềm)
3.2. Vai trò
Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính đóng vai trò ngày càng quan trọng và tác
động sâu rộng đến toàn bộ thế giới. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, dịch vụ viễn
thông, thông tin và máy tính có thể được coi như là sợi dây kết nối và xóa nhòa khoảng
cách giữa các quốc gia.

− Phát triển kinh tế các quốc gia:


Trong hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra được
mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông, thông tin và
máy tính với mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia.

Bertscheck và các cộng sự trong nghiên cứu vào năm 2016 của mình về tác động của
sự phát triển hạ tầng viễn thông và Internet đối với sự phát triển kinh tế đã trích dẫn 13 kết
quả nghiên cứu của các tác giả trong vòng 20 năm, từ năm 2010 đến năm 2020. Tất cả các
kết quả đó đều cho thấy khi một quốc gia có hạ tầng viễn thông phát triển, quốc gia đó có
sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý.

Như có thể thấy trong hình dưới đây mối liên hệ giữa sự phát triển của hạ tầng viễn
thông và mức độ phát triển kinh tế quốc gia.
Hình 1: Bản đồ chỉ số ICT thế giới năm 2017

26
Nguồn

: ITU
Các vùng có màu xanh đậm nhất, tức có chỉ số ICT cao nhất đều nằm ở vùng các
quốc gia có nền kinh tế phát triển như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nga, Australia, Đông Á. Các
vùng có màu xanh nhạt hơn nằm ở các nền kinh tế mới nổi, năng động như Trung Quốc,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ Latinh. Riêng châu Phi, nơi có nền kinh tế kém phát triển nhất
hành tinh, là vùng có màu xanh nhạt nhất, tức là mức độ phát triển dịch vụ viễn thông
chưa cao.

Tuy nhiên, so với các quốc gia phát triển, vai trò của dịch vụ viễn thông thông tin và
máy tính có nhiều ý nghĩa hơn đối với các quốc gia đang và kém phát triển. Trong nghiên
cứu của mình vào năm 2007, Thompson và Garbacz đã chỉ ra việc phát triển hạ tầng viễn
thông và thông tin có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia vùng
cận Sahara, Châu Phi và các quốc gia ở Mỹ Latinh và Châu Á.

Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính cũng là dịch vụ phụ trợ, có vai trò quan
trọng với nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,
khi nhiều doanh nghiệp lớn có dây chuyền và nhà máy sản xuất trên toàn thế giới, dịch vụ
viễn thông, thông tin và máy tính giúp cho việc quản lý toàn bộ hệ thống và chia sẻ thông
tin trong hệ thống dễ dàng hơn với chi phí thấp và hiệu quả cao. Hơn nữa, dịch

27
vụ viễn thông, thông tin và máy tính còn giúp tạo ra nhiều loại hình dịch vụ đa dạng với
mức độ thương mại hóa cao như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ giáo dục điện tử… Về
khía cạnh xã hội, dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính là phương tiện quan trọng để
duy trì sự ổn định của xã hội. Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính duy trì sự kết nối
của các cá nhân và tổ chức, đảm bảo xã hội vận hành trơn tru. Đặc biệt trong 3 năm vừa
qua, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm thay đổi cách thức thế giới vận hành, mọi
người không thể gặp mặt trực tiếp, vai trò của dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính
càng có nhiều ý nghĩa.
3.3. Tình hình xuất khẩu
Biểu đồ 16:Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của thế giới và
tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2010 – 2020

DS

800.0 700.0 534.0 680.1 683.4 13.76% 20% 18% 16%


363.1 471.9 477.9
U

632.9
486.9 14% 12%

600.0 500.0 381.8416.8
T

400.0 300.0 200.0 100.0 0.0 8%

6%
10.41%
7.86% 8.14% 8.32% 8.55% 9.02% 9.57% 9.59% 9.67% 4%
10.94% 2%
10% 0%
311.7 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kim

ngạch DV VT-TT-MT Tỷ trọng DV VT-TT-MT

Nguồn: ITC Trademap


Như có thể thấy ở biểu đồ trên, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và
máy tính của thế giới có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2020, với mức kim ngạch
xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 494,6 tỷ USD và mức tăng trưởng trung bình hàng
năm đạt 8,32%. Trong khoảng 5 năm đầu từ 2010 đến 2015, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
viễn thông, thông tin và máy tính của thế giới tăng trưởng khá ổn định, với mức tăng
trưởng trung bình khoảng 33,24 tỷ USD một năm. Tuy nhiên, sang đến nửa sau của giai
đoạn, từ năm 2015 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy
tính của thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng bùng nổ, nhanh chóng nhất là vào các

28
năm 2018 và 2019 và 2020 với mức kim ngạch xuất khẩu đều trên 600 tỷ USD, được ghi
nhận là mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 10 năm. Đối với tỷ trọng dịch vụ
viễn thông, thông tin và máy tính trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới,
mức tăng trưởng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn khá ổn định, với mức tăng
trưởng phần trăm trung bình trong giai đoạn là 0,59%. Đường biểu diễn tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu của dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính là một đường đi lên ổn
định, cho thấy xu hướng xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính sẽ ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới và vai trò quan
trọng của dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính trong ngành dịch vụ nói riêng và trong
nền kinh tế thế giới nói chung. Riêng có năm 2020, xu hướng biến động của tỷ trọng xuất
khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính đi ngược lại với sự biến động của tổng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ nói chung. Trái lại với mức độ giảm sâu của kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ, năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng đột biến của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
viễn thông, thông tin và máy tính, với mức tăng trưởng tỷ trọng xuất khẩu lên đến 2,82%,
gấp 4,7 lần mức tăng trưởng phần trăm trung bình của giai đoạn.

Vào năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính có sự
nhảy vọt về tỷ trọng bắt nguồn từ dịch Covid-19. Trong khi hầu hết các ngành dịch vụ
khác như dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, dịch vụ
viễn thông, thông tin và máy tính lại có sự tăng trưởng rõ rệt. Đại dịch Covid-19 làm cản
trở hoạt động tiếp xúc trực tiếp thông thường giữa con người với con người, ngưng trệ các
hoạt động kinh tế và tạo rào cản lớn đối với hoạt động giao thương giữa các quốc gia.
Trong tình hình đó, nhu cầu đối với dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính trở nên cao
hơn bao giờ hết. Kết quả là trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông,
thông tin và máy tính có sự đột phá, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông,
thông tin và máy tính trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cũng có sự tăng trưởng.

Nguyên nhân để lý giải cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ VT – TT – MT giai
đoạn này đó là việc quy mô nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh chóng, sự chuyển dịch
cơ cấu nền kinh tế và khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ với có tốc độ phát triển

29
cao chưa từng có trong lịch sử, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến viễn thông, thông
tin và máy tính, hỗ trợ cho rất nhiều hoạt động kinh tế.

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển với rất nhiều nền kinh tế mới nổi như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil, Ấn Độ. Các nền kinh tế này đang từng bước dịch chuyển
cơ cấu kinh tế của mình sang tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ, kéo theo xuất khẩu
dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính nói riêng gia
tăng. Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại cũng là một yếu tố làm tăng kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính. Phạm vi kinh doanh của các quốc gia
được mở rộng, thị trường trải rộng ở nhiều quốc gia khác nhau làm tăng nhu cầu kết nối
liên lạc và tìm hiểu thông tin.

Khoa học công nghệ phát triển cũng là nền tảng cho ra đời nhiều loại dịch vụ viễn
thông, thông tin và máy tính mới, làm tăng kim ngạch xuất khẩu loại hình dịch vụ này.
3.4. Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2010 – 2020
Bảng 3: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ VT – TT – MT lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Quốc
gia

Irelan 37.49 44.37 41.35 48.21 56.54 56.68 65.00 77.65 110.4 131.5 151.3
d

Ấn Độ 40.51 47.11 48.80 53.81 54.53 55.05 53.80 54.38 58.19 64.93 68.25

Hoa Kỳ 26.56 29.38 33.52 36.33 38.63 41.43 43.12 47.66 49.25 54.77 56.68

Đức 20.86 23.67 25.32 27.24 28.17 28.50 25.59 29.36 32.80 32.27 34.60

Anh 20.52 23.50 24.09 25.43 29.17 30.34 27.54 30.45 34.44 27.29 27.90

Nguồn: ITC Trademap


Ireland, Ấn Độ và Hoa Kỳ là ba quốc gia có giá trị kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn
thông, thông tin và máy tính lớn nhất trên thế giới trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020,
đặc biệt là Ireland trong vòng 3 năm trở lại đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn đạt trên
100 tỷ USD, cách xa so với các nước còn lại. Đức và Anh cũng là các quốc gia nằm trong
top 5 nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên, trong 3
năm trở lại đây (từ năm 2018 đến 2020), Trung Quốc đã vượt Anh và Đức nằm trong top
5 các quốc gia có giá trị kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông

30
tin và máy tính. Đây là thông tin cho thấy tiềm năng rất lớn của Trung Quốc trong tương
lai đối với việc xuất khẩu dịch vụ này.
3.5. Top 05 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất giai đoạn 2010-2020 Bảng
4: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ VT – TT – MT lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Quốc
gia

Hoa Kỳ 29.42 32.83 33.29 35.87 38.46 38.82 39.72 43.09 41.70 42.96 38.59

Đức 19.97 22.48 23.47 28.39 25.63 27.45 33.51 38.60 41.63 42.71 42.39

Pháp 13.25 14.32 15.51 18.45 19.83 17.84 19.40 21.55 24.86 23.94 23.61

Hà Lan 8.15 8.03 7.80 8.22 17.17 49.27 15.04 16.66 18.63 19.85 12.25

Thụy Sĩ 11.59 13.04 13.05 14.81 16.15 14.87 16.52 17.47 15.72 15.76 15.31
Nguồn: ITC Trademap
Trong top 5 các quốc gia nhập khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính nhiều
nhất trên thế giới từ năm 2010 đến năm 2020, Hoa Kỳ, Đức và Pháp luôn nằm trong top 3
những nước có kim ngạch nhập khẩu cao nhất. Hà Lan và Thụy Sỹ cũng là những nước
nhiều năm nằm trong nhóm 5 quốc gia nhập khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy
tính nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 – 2020, Trung Quốc và Nhật Bản
lại là những quốc gia có mặt ở vị trí này.

Đặc biệt trong top 5 quốc gia này có Hoa Kỳ và Đức cũng là những quốc gia xuất
khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính nhiều nhất trên thế giới. Nhưng Hoa Kỳ
hầu như xuất siêu trong khi Đức những năm gần đây thường ở tình trạng nhập siêu loại
hình dịch vụ này.
4. Dịch vụ tài chính
4.1. Khái niệm dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính là các dịch vụ liên quan đến việc quản lý các dòng tiền và tài sản
của các chủ thể trong nền kinh tế.
Các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính có thể bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân
hàng đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tín dụng,... Theo Hệ
thống phân loại sản phẩm trung tâm (CPC) phiên bản năm 1991 của Liên Hợp Quốc, dịch
vụ tài chính bao gồm 2 nhóm:

31
❖ Dịch vụ bảo hiểm và những dịch vụ liên quan tới bảo hiểm: bảo hiểm trực tiếp, tái bảo
hiểm, trung gian bảo hiểm, tư vấn thống kê bảo hiểm.
❖ Dịch vụ ngân hàng và những dịch vụ tài chính khác
− Những dịch vụ ngân hàng thông thường: nhận tiền gửi và huy động tài chính, cho vay,
bảo lãnh và thế chấp, cho thuê tài chính
− Những dịch vụ tài chính khác: kinh doanh chứng khoán và sản phẩm phái sinh, dịch vụ
ngoại hối, thanh toán và thanh toán bù trừ, quản lý tài sản, cung cấp và chuyển giao
thông tin tài chính và xử lí dữ liệu tài chính
4.2. Vai trò của dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế, giúp cho nền
kinh tế vận hành trơn tru hơn và tránh được nhiều rủi ro. Dịch vụ tài chính có nhiều vai trò
to lớn đối với nền kinh tế.
Thứ nhất, thúc đẩy tiết kiệm, xúc tiến đầu tư thông qua các dịch vụ gửi tiền, các quỹ
đầu tư, ngân hàng đầu tư giúp huy động vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế chuyển cho các doanh
nghiệp có nhu cầu về vốn.
Thứ hai, giảm thiểu rủi ro nhờ sự hiện diện của các công ty bảo hiểm, rủi ro của các
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh sản xuất được giảm thiểu. Các công ty bảo hiểm
không chỉ bảo vệ chủ thể khỏi điều kiện kinh doanh biến động, mà còn tránh được những
rủi ro do tác động bên ngoài gây nên như thiên tai, thảm họa...
Thứ ba, tối đa hóa lợi nhuận qua việc doanh nghiệp quản lý tốt hơn tài sản và các
dòng tiền của mình giúp giảm chi phí và nắm bắt được những cơ hội kinh doanh sinh lời.
Thứ tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế khi dịch vụ tài chính giúp phân phối đồng
đều nguồn vốn cho tất cả các lĩnh vực giúp tất cả các ngành phát triển một cách đồng đều,
cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng cân bằng của nền kinh tế, theo đó tạo ra nhiều việc
làm cho người lao động.
Thứ năm, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước qua các dịch vụ thanh toán quốc
tế, hỗ trợ đầu tư quốc tế.
4.3. Tình hình phát triển dịch vụ tài chính
Biểu đồ 17: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính quốc tế giai đoạn 2010 – 2020

32
DS

12 9.41 9.25 9.11 8.9 8.79 8.55


9.19 9.19 9.04
U

%
ỷ 10.83 8.32 8
T

10
600.0 500.0 400.0

300.0 200.0 100.0 0.0 2

6 0
451.8 473.6 520.3
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kim
364.9420.5 422.3 455.5 452.5 486.2
ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính

518.2 Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính trong tổng xuất khẩu dịch vụ
539.6 4

Nguồn: UNCTAD
Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy được kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính trên thế
giới có xu hướng tăng với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 4,12%. Kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ tài chính trung bình hàng năm là 464,12 tỷ USD. Trong các năm 2015
và 2016, kim ngạch có sự suy giảm do các vấn đề suy thoái kinh tế, khủng hoảng nợ công,
bệnh dịch và thiên tai, tuy nhiên đã phục hồi trở lại vào năm 2017. Tỷ trọng xuất khẩu
dịch vụ tài chính trong tổng xuất khẩu dịch vụ có xu hướng giảm qua các năm nhưng tăng
đột biến vào năm 2020, đạt 10,83%. Nguyên nhân của điều này là vì trong các năm trước
đó, tỷ trọng các ngành dịch vụ khác có mức tăng nhanh lấn át tỷ trọng của dịch vụ tài
chính. Không chỉ vậy, giá dịch vụ tài chính cũng đang ngày một giảm dần do những ứng
dụng của khoa học công nghệ hiện đại vào việc vận hành và cung ứng dịch vụ tài chính.
Tuy nhiên, vào năm 2020, dịch COVID-19 ảnh hưởng tới hầu hết các ngành dịch vụ
nhưng tài chính không chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí tăng trưởng tới 4,12% so với
năm 2019. Lí do là tài chính là dịch vụ có thể được cung ứng bằng cả
4 phương thức nên đã nhanh chóng thích nghi với tình hình dịch bệnh. 4.4. Những xu
hướng phát triển của dịch vụ tài chính do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 (CMCN 4.0)
Nhiều dịch vụ tài chính nhanh chóng bắt kịp với thời đại trong việc ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ vào việc vận hành và trong hoạt động cung ứng. Một số ứng
dụng khoa học công nghệ có thể kể đến trong dịch vụ tài chính thời kỳ CMCN 4.0 như tiền
ảo, tiền kỹ thuật số, công nghệ blockchain, ngân hàng điện tử (E-banking), sàn giao dịch
ảo, ví điện tử, các ứng dụng quản lý tài chính... Việc ứng dụng đó đã và đang hình thành
nên những xu hướng phát triển mới của lĩnh vực tài chính.

33
Thứ nhất, tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể gia tăng khi sự ứng dụng khoa
học công nghệ ngày một nhiều. Có thể thấy dịch vụ tài chính không hề chịu nhiều ảnh
hưởng của dịch COVID-19 do sự thích ứng nhanh chóng bằng việc ứng dụng các công
nghệ mới giúp việc vận hành và cung ứng có thể tiến hành từ xa mà không cần tiếp xúc
trực tiếp giữa các chủ thể. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai ngay cả khi dịch
bệnh kết thúc, sự thuận tiện mà các ứng dụng công nghệ đem lại trong dịch vụ tài chính sẽ
là đòn bẩy giúp dịch vụ tài chính tăng trưởng.
Thứ hai, giá dịch vụ có xu hướng giảm xuống do chi phí vận hành và cung ứng dịch
vụ giảm. Với ứng dụng khoa học công nghệ, mọi tài liệu, dữ liệu tài chính đều được số
hóa giúp giảm chi phí giấy tờ, thuê không gian lưu trữ, nhân viên quản lý; trí tuệ nhân tạo
giúp xử lí một số công việc giúp giảm chi phí thuê lao động, năng suất lao động được
nâng cao. Trong khi giá giảm nhưng chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo và ngày càng
cải thiện với sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Thứ ba, mặc dù có thể được thực hiện bởi cả 4 phương thức, việc cung ứng và tiêu
dùng dịch vụ tài chính được thực hiện ngày một gia tăng bởi phương thức 1 – cung ứng
xuyên biên giới, trong khi các phương thức còn lại ngày một giảm đi. Sự ứng dụng công
nghệ giúp việc cung ứng dịch vụ không đòi hỏi phải có sự tương tác trực tiếp giữa người
cung ứng và người tiêu dùng sẽ làm gia tăng sự thuận thiện đối với cả 2 bên chủ thể. Đặc
biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19, điều này sẽ giúp tránh những tác động tiêu cực
của các biện pháp giãn cách và hạn chế đi lại.
5. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ (Charges for the use of
intellectual property)
5.1. Khái niệm và phân loại
5.1.1. Khái niệm
Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ là dịch vụ thanh toán và
biên nhận giữa người cư trú và người phi cư trú để được phép sử dụng hợp pháp các
quyền sở hữu và các quyền liên quan đối với các tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, nhãn
hiệu, bản quyền, quy trình kỹ thuật, thiết kế công nghiệp, bí mật kinh doanh và nhượng
quyền thương mại thông qua các thỏa thuận cấp phép đối với bản gốc hoặc nguyên mẫu
các tài sản trí tuệ.
5.1.2. Phân loại
Theo Trademap, dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp
bao gồm:

34
− Nhượng quyền và cấp phép nhãn hiệu
− Cấp phép sử dụng các kết quả R&D
− Cấp phép tái sản xuất, phân phối phần mềm máy tính
− Cấp phép để tái sản xuất, phân phối các sản phẩm nghe nhìn và các sản phẩm liên quan
5.2. Vai trò
Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đang hướng đến việc xây dựng nền kinh
tế dựa trên tri thức, các tài sản trí tuệ trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và vị thế của các quốc gia. Việc xây dựng nền kinh tế dựa trên các lợi
thế sẵn có như lao động hay tài nguyên thiên nhiên không phải là con đường lâu dài cho
các quốc gia để phát triển. Tập trung nghiên cứu vào công nghệ mới – một dạng tài sản trí
tuệ, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, mới là con đường phát triển bền vững. Tuy nhiên, do sự
chênh lệch trình độ phát triển giữa các quốc gia, hình thành nhu cầu về thương mại các tài
sản trí tuệ và dịch vụ chuyển quyền sở hữu tài sản trí tuệ.

Nhờ có dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản trí tuệ có thể được luân
chuyển trong phạm vi rộng hơn trước đây. Các doanh nghiệp sở hữu được tài sản trí tuệ có
thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh của riêng mình, đầu tư nhiều hơn vào xây dựng thương
hiệu cũng như nghiên cứu phát triển thêm những công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Vô hình chung, nhờ hoạt động này, trình độ
phát triển công nghệ của thế giới sẽ được gia tăng.

Dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ cũng giúp cho các quốc gia đang và kém phát
triển với trình độ khoa học công nghệ chưa cao có thể tiếp cận với những công nghệ hiện
đại hơn thông qua việc mua lại các tài sản trí tuệ. Bằng cách này, nền kinh tế và đời sống
xã hội của các quốc gia này sẽ được cải thiện.

Về phía các quốc gia phát triển, thông qua dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản
trí tuệ được sáng tạo ra có thể đem lại lợi nhuận cho các quốc gia này, tạo điều kiện để các
quốc gia này tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó, dịch vụ chuyển quyền sở hữu
trí tuệ cũng giúp kéo dài vòng đời sản phẩm, nhất là các sản phẩm chứa đựng hàm lượng
công nghệ. Có thể thấy rằng, trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng
như hiện nay, vòng đời của sản phẩm sẽ bị rút ngắn hơn trước

35
rất nhiều do liên tục có các sản phẩm được sản xuất với công nghệ ngày càng mới và tiên
tiến hơn thay thế. Tuy nhiên, do trình độ phát triển khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia
trên thế giới là không đồng nhất, vậy nên, dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho phép
kéo dài vòng đời của sản phẩm chứa công nghệ đã lạc hậu ở một thị trường bằng cách
chuyển sản phẩm đó ra một thị trường khác mà ở đó, công nghệ đó vẫn có tính mới, tạo ra
thêm lợi nhuận.
5.3. Tình hình xuất khẩu
Biểu đồ 18: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí
tuệ của thế giới và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới giai đoạn 2010
– 2020

DS Ỷ

T
334.4 384.0 388.3
450.0 400.0 331.5353.1 418.5 424.0
U

10.00% 9.00% 8.00%

350.0 300.0 250.0 200.0 150.0 100.0 4.00%


6.64% 6.95% 6.88%
6.96% 6.82% 245.3 3.00%
50.0 0.0
7.82%
2.00%
7.00%
278.5 285.0301.9
1.00%
6.00%
6.18% 6.24% 6.21% 6.19% 6.39%
0.00%
5.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Kim ngạch DV chuyển quyền SHTT Tỷ trọng DV chuyển quyền SHTT

Nguồn: ITC Trademap

Nhìn chung, so với sự biến động của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới, kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của thế giới giai đoạn 2010 – 2020
có xu hướng tăng, tuy nhiên ở giữa giai đoạn có một khoảng giảm nhẹ (khoảng 2,9 tỷ
USD) và vào năm 2020, năm cuối của giai đoạn 10 năm ghi nhận mức giảm mạnh, 35,7 tỷ
USD . Mức kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm là 340,4 tỷ USD và mức tăng
trưởng phần trăm trung bình hàng năm là 4,88%. Giai đoạn 2017 đến 2019 là giai đoạn
ghi nhận mức kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ cao nhất trong 10
năm với mức kim ngạch xuất khẩu đều đạt khoảng 400 tỷ USD. Tuy nhiên, đến cuối giai
đoạn, vào năm 2020, do dịch Covid-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, kim
36
ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ giảm sâu nhất, giảm tới 35,7 tỷ
USD.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ trong tổng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ, có sự tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, hầu hết đều nằm
trong khoảng 6 – 7%. Năm 2020 là năm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm
7,28% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới. Tuy nhiên, con số này không phản
ánh đúng thực chất về sự gia tăng hoạt động xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ của thế giới. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở
hữu trí tuệ năm 2020 là năm giảm sâu nhất trong 10 năm qua. Nhưng tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ này lại tăng là do mức giảm kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền
sở hữu trí tuệ rất nhỏ hơn so với mức giảm tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới.
Điều này cho thấy, hoạt động xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ cũng bị ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng mức ảnh hưởng không nặng nề bằng hầu hết các dịch
vụ còn lại như dịch vụ vận tải hay dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng. Giai đoạn 2017 –
2018 mới là giai đoạn khởi sắc của xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ khi tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu của 2 năm này lần lượt là 6,96% và 6,95% – mức tỷ trọng cao
nhất trong vòng 10 năm qua.

Nguyên nhân cho việc này đó chính là sự phát triển của khoa học công nghệ, vốn là
đối tượng được mua bán nhiều nhất trong các loại tài sản trí tuệ, sự gia tăng số lượng các
đối tượng sở hữu trí tuệ tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ quốc tế, các luật quản lý bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia được nâng cao và sự mở rộng chuỗi giá trị sản
xuất ra toàn cầu của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

Sự phát triển của khoa học công nghệ liên hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế
quốc gia. Các quốc gia đang càng coi trọng hơn đến hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Biểu đồ 19: Tỷ trọng chi tiêu nội địa cho R&D trong tổng GDP
theo các nhóm nước chia theo thu nhập năm 2011, 2013, 2015 và 2017, ĐVT: %

37
3

2.5 2
1.5 1

0.5 0

2
2

2
4

2
9

1
6

1
9

1
1

1
4

1
4

1
9

0
4

1
1

1
4

0
5.

0
5.

0
9

0
8

0
6

0
5

Các nước thu nhập Thế giới Các nước thu cao trung bình Các nước thu nhập
cao nhập trung bình Các nước thu nhập Các nước thu nhập thấp
trung bình thấp

2011 2013 2015 2017

Nguồn: UNESCO Institute for Statistics estimates (2/2020)


Nhóm các quốc gia có thu nhập cao là nhóm chi tiêu nhiều nhất cho R&D. Trong khi
đó, nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình và trung bình cao ở Đông Á, Thái Bình
Dương, vốn có tốc độ phát triển kinh tế cao có mức chi tiêu cho R&D ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, ở những nhóm nước còn lại, phần trăm GDP chi cho hoạt động R&D là khá
thấp. Mặc dù vậy, nhìn chung, chi tiêu cho R&D đang ngày càng được đẩy mạnh trên thế
giới và việc sử dụng các dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ đang
tăng trưởng.

− Sự luân chuyển của tài sản trí tuệ trong hệ thống của các công ty, tập đoàn lớn Các
công ty, tập đoàn lớn cũng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động R&D để tạo ra các sản
phẩm mang nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Mà hầu hết các hoạt động R&D của các
công ty này được thực hiện tại trụ sở chính nhưng chuỗi giá trị sản xuất lại nằm rải rác
trên toàn cầu. Vậy nên, nhu cầu chia sẻ kết quả nghiên cứu trong hệ thống công ty là rất
lớn, kéo theo sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ.

Số lượng các đối tượng sở hữu trí tuệ trên thế giới gia tăng cũng là một nguyên nhân
thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ.

38
Biểu đồ 20: Số lượng các đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký trên thế giới qua các năm
2010, 2013, 2017, 2019 và 2020

10000000 9000000 6000000 5000000 7724108 8367981


7596383
8000000 7000000 6121324 9266465

4000000 3000000 2634868 3244414 3290624 3341642 2997453


2047269 2337718

2000000 1000000 0 Nguồn: WIPO


1607318 975390
1221168 17401801916128 2041150 493731
1759144

2010 2013 2017 2019 2020 Sáng chế Nhãn hiệu Kiểu dáng công

nghiệp Mẫu hữu ích

Bên cạnh đó, luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia cũng được
nâng cao.
Biểu đồ 21: Số lượng quyền sở hữu các tài sản trí tuệ còn hiệu lực qua các năm
từ 2011 đến 2020

70,000,000 60,000,000 50,000,000 40,000,000 30,000,000 44443000


40587400

64449300 2841250030497900321912003442050037274900

57957500
20,000,000 10,000,000
50448200
8,937,3009,590,80010,246,00010,827,70011,399,80012,179,20013, 2,685,600 2,948,5003,099,400 3,103,6003,217,700
13,988,200
083,800 14,978,30015,867,300 3,357,0003,548,2703,794,670 4,286,200 4,756,300
3,484,6003,935,0004,730,1005,582,500 7,261,400

1,493,3001,873,2002,300,400 2,650,0003,076,700
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kiểu dáng công nghiệp Sáng chế Nhãn

hiệu Mẫu hữu ích

Nguồn: WIPO

39
Như có thể thấy trên biểu đồ, số lượng quyền sở hữu các tài sản trí tuệ ngày càng có
xu hướng gia tăng, đặc biệt là đối với nhãn hiệu và bằng phát minh sáng chế. Các quốc gia
trên thế giới ngày cành quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này
thúc đẩy sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng tài sản trí
tuệ.
5.4. Top 05 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
Bảng 5: Top 05 quốc gia xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí
tuệ lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Quốc
gia

Hoa 94.9 107. 107. 113. 116. 111. 112. 118. 114. 115. 113.
Kỳ 7 05 87 82 38 15 98 15 82 53 78

Hà 32.3 35.4 36.3 37.3 46.1 42.9 43.5 49.8 58.3 68.3 46.6
Lan 7 3 4 0 5 4 5 3 7 1 5

Nhật 26.6 29.0 31.8 31.5 37.3 36.4 39.2 41.7 45.5 46.8 42.8
Bản 8 6 9 7 8 5 7 4 4 9 0

Thụy 16.2 19.1 22.7 21.1 22.9 22.8 26.0 25.4 30.9 29.8 23.1
Sỹ 4 6 6 9 7 4 1 2 4 4 2

Đức 8.25 10.7 10.2 13.5 15.4 16.0 28.8 31.0 36.4 36.1 35.8
4 8 6 6 7 0 5 2 8 9

Nguồn: ITC Trademap


5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ lớn
nhất trên thế giới đó là Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản, Thụy Sỹ và Đức, trong đó, Hoa Kỳ là
quốc gia xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền suử dụng tài sản trí tuệ đứng đầu thế giới với
mức kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều đạt trên 100 tỷ USD, bỏ một khoảng cách khá xa
với kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan là nước đứng thứ hai. Hoa Kỳ cùng là quốc gia đứng
đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu loại hình dịch vụ này trong 10 năm liên tiếp.
5.5. Top 05 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất
Bảng 6: Top 05 quốc gia nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí
tuệ lớn nhất, ĐVT: Tỷ USD

40
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Quốc
gia

Ireland 37.4 40.8 38.1 42.1 57.4 70.7 76.6 75.3 85.6 94.3 95.5
6 5 9 5 8 4 0 1 1 3 5

Hà 33.2 36.4 35.7 37.6 56.8 51.5 50.3 57.6 64.9 67.8 45.7
Lan 1 7 8 5 7 1 9 9 9 2 1

Hoa 31.1 32.9 35.0 35.3 37.5 35.1 41.9 44.4 42.7 41.7 42.9
Kỳ 2 1 6 0 6 8 7 1 4 3 8

Trung 13.0 14.7 17.7 21.0 22.6 22.0 23.9 28.5 35.6 34.3 37.6
Quốc 4 1 5 3 1 2 8 7 0 3 3

Nhật 18.7 19.1 19.9 17.8 20.8 17.0 20.2 21.3 22.0 26.2 27.6
Bản 7 6 0 2 6 3 5 8 1 7 9

Nguồn: ITC Trademap


Ireland, Hà Lan, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 5 quốc gia có kim ngạch nhập
khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới. Trong 5 quốc gia này,
có 3 quốc gia cũng nằm trong top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển
quyền sử dụng tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới đó là Hà Lan, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
41
PHẦN III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
QUỐC TẾ
Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò
ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia. Sự phát
triển của dịch vụ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thương mại dịch vụ về cả quy mô và
tốc độ. Hiện nay thương mại dịch vụ quốc tế có những xu hướng sau:
1. Thương mại dịch vụ quốc tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong thương mại quốc tế
Thương mại dịch vụ quốc tế trong những năm qua có vị trí ngày càng cao trong
thương mại quốc tế, thể hiện ở tỷ trọng không ngừng tăng lên và tốc độ phát triển bình
quân hàng năm của xuất khẩu dịch vụ. Điều này làm cho giá trị và tỷ trọng của thương
mại dịch vụ quốc tế có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị thương mại toàn cầu.
Giai đoạn 2010-2019, thương mại dịch vụ quốc tế tăng trưởng bình quân hơn 5%.
Năm 2010, giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đạt gần 4047 tỷ USD, chiếm khoảng 19%
tổng giá trị xuất khẩu thế giới; đến năm 2019 đạt 6.235 tỷ USD, chiếm tới gần 25% tổng
giá trị xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên năm 2020, xuất khẩu dịch vụ có xu hướng giảm do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng nhìn chung thương mại dịch vụ quốc tế vẫn
chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu thương mại quốc tế.
Biểu đồ 22: Kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 – 2020
7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 5032
6125 6235
5309
4563 46974991 5078 51495584 4047

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Word Bank


Sở dĩ, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ có xu hướng gia tăng trong cơ cấu thương mại
quốc tế có thể kể đến một vài lý do cơ bản.
Thứ nhất, những năm giữa của thế kỷ 20 đổ về trước, do những quan điểm về quản
lý nền kinh tế cũng như ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lý, việc cung ứng dịch vụ ít có cơ

42
hội phát triển. Từ những năm 70, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các ngành dịch vụ, nhất là dịch
vụ có hàm lượng tri thức cao ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực cho sự phát
triển quốc gia.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực thông tin viễn
thông tạo tiền đề cho việc hình thành và mở rộng việc trao đổi dịch vụ giữa các nước.
Thứ ba, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia và
các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đã có những thay đổi trong quan điểm, chính sách
quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ của mình. Những điều chỉnh theo hướng mở cửa
nền kinh tế tạo điều kiện cho việc tiêu dùng và tăng cơ hội cung ứng dịch vụ giữa các
nước.
Thứ tư, mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân như du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, học tập,…
gia tăng nhanh chóng.
2. Cơ cấu thương mại dịch vụ tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các
ngành có hàm lượng công nghệ cao giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống Trong thế
kỷ 21, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
với sự ra đời của Internet of thing (Vạn vật kết nối) và Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân
tạo). Do đó, môi trường kinh tế thế giới có những sự thay đổi quan trọng từ những năm
1980 đến nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển
của các ngành dịch vụ, đồng thời cũng làm cho cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế có thay
đổi quan trọng.
Biểu đồ 23: Tỷ trọng xuất khẩu các ngành dịch vụ giai đoạn 1995 –

2020 100%

80%
42.1 49.4 52.1 55.3
58.7
60% 40%

34.3 26.1 23.9 20%


71.7 10.8
29.3 23.8

23.6 20.8
21.3 21.8 17.5 17.5 0%
1995 2000 2005 2010 2015 2020 Dịch vụ vận tải Dịch vụ du lịch Các dịch vụ khác

43
Nguồn: World Bank
Xét trong mối tương quan chung giữa các ngành dịch vụ, trong giai đoạn 1995 –
2020, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch có xu hướng giảm qua các
năm. Năm 1995, dịch vụ vận tải chiếm 23,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ,
năm 2005 giảm xuống còn 21,8% và đến năm 2020, dịch vụ vận tải chỉ chiếm 17,5%
trong thương mại dịch vụ thế giới. Bên cạnh đó, mặc dù giảm nhưng dịch vụ du lịch vẫn
có mức tăng trưởng cao và ổn định hơn so với du lịch vận tải và chiếm tỷ trọng cao hơn
trong cơ cấu ngành dịch vụ. Năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19 làm cho
dịch vụ du lịch sụt giảm tỷ trọng xuống chỉ còn 10,8%. Các ngành dịch vụ khác có mức
tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của thương mại dịch vụ thế giới, trong đó
xuất khẩu dịch vụ thông tin viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Sự mở rộng của các ngành dịch vụ khác chủ yếu nhờ sự phát triển của các ngành có
hàm lượng tri thức cao, đây được coi là xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ thế
giới trong tương lai. Trong thế kỷ 21, với sự phát triển cao của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, dự báo dịch vụ thông tin viễn thông, dịch vụ máy tính, dịch vụ tài chính sẽ có
kim ngạch buôn bán lớn nhất, vượt qua các dịch vụ truyền thống và sẽ trở thành dịch vụ
năng động nhất với quy mô trao đổi lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Hiện nay, trên thế
giới có khoảng 5,2 tỷ người sử dụng Internet, chiếm 65,6% dân số thế giới. Đây thực sự sẽ
là cơ sở và động lực chính thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thông tin trên toàn cầu. Do
vậy, thị trường dịch vụ thông tin viễn thông sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai,
điều này thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ khác.
3. Xu hướng hội tụ giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa Xu thế hội tụ
cũng là xu thế phát triển của thương mại dịch vụ trong tương lai. Đó là sự hội tụ giữa
thương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa, trong tính tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau
ngày càng gia tăng. Đường ranh giới giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá
ngày càng mờ nhạt. Điều này có nghĩa là việc trao đổi, buôn bán hàng hoá vật chất sẽ kèm
theo việc trao đổi, buôn bán hàng hoá dịch vụ và thương mại hàng hoá sẽ luôn phải có
thương mại dịch vụ đi kèm mới có thể phát triển được. Ngược lại, dịch vụ được sử dụng
như là một yếu tố của quá trình sản xuất vật chất, từ đó tạo nhiều cơ hội được trao đổi
rộng rãi cùng với các sản phẩm hàng hoá, do vậy dịch vụ cũng ngày càng phát triển.
Điển hình đó chính là ranh giới giữa ngành dịch vụ và chế tạo đang dần bị lu mờ
trong quá trình sản xuất. Đầu vào dịch vụ của các sản phẩm chế tạo không chỉ cao hơn,
tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn cho hàng hóa mà thậm chí ngành dịch vụ còn quyết định
sự phát triển của ngành chế tạo.

44
Ví dụ, các phần mềm máy tính phức tạp hiện nay cần những máy tính thích ứng, có
cấu hình lớn mới có thể cài đặt và sử dụng hiệu quả. Nhu cầu kết hợp giữa tra cứu thông
tin, liên lạc và giải trí buộc các nhà sản xuất điện thoại phải sản xuất ra những chiếc điện
thoại tối tân có đầy đủ các chức năng như gọi điện thoại, nghe nhạc, xem truyền hình, truy
cập internet và chụp hình. Ngành dịch vụ giải trí phát triển đến mức buộc những nhà sản
xuất xe hơi cũng phải trang bị cho những chiếc xe các ổ đĩa CD, DVD và màn hình LCD
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đối với nhiều nền kinh tế, nhất là các nền
kinh tế đang phát triển, ngành dịch vụ phát triển là điều kiện để thu hút vốn đầu tư vào
ngành chế tạo, tạo điều kiện cho ngành chế tạo phát triển.
4. Tự do hóa thương mại dịch vụ tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới,
nhưng bảo hộ vẫn còn phổ biến
Tự do hoá là xu thế chủ yếu trong sự phát triển của thương mại dịch vụ trong tương
lai, thông qua việc ký kết hàng loạt các hiệp định tự do hoá thương mại khu vực, đặc biệt
là hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS của WTO. Nội dung chủ yếu của quá
trình này là xoá bỏ những hạn chế về mở cửa thương mại dịch vụ và đối xử bình đẳng
giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài.
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới, hiện nay, có hơn 200 hiệp định
thương mại tự do có hiệu lực. Các hiệp định này sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của
thương mại dịch vụ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các nước thông qua hình thức
FDI, từ đó giúp nâng cao sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế
quốc gia.
Tuy nhiên do sự bất bình đẳng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia; giữa các khu
vực, tầng lớp, thành phần xã hội trong mỗi quốc gia đã dẫn đến xu hướng chống toàn cầu
hóa và tự do hóa thương mại. Việc mở cửa thị trường dịch vụ của các nước sẽ vẫn bị hạn
chế hơn so với thương mại hàng hóa: về số nước cam kết, lĩnh vực cam kết, mức độ cam
kết. Có thể nói, xu hướng bảo hộ trở nên rõ ràng hơn so với những năm trước đó.
5. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò quan trọng thúc đẩy
thương mại dịch vụ mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay
đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ
Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến
những sự thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng đối với ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ
phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin. Hàm lượng

45
công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại
dịch vụ, kể cả dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều.
Đối với dịch vụ du lịch, hiện nay mạng Internet đã làm thay đổi cách thức mua sắm các
dịch vụ du lịch. E-tourism là một xu hướng mới trong ngành dịch vụ du lịch có tiềm năng
phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. E tourism là việc sử dụng công nghệ số
trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch từ lữ hành, phục vụ ăn uống, khách
sạn,... Khách hàng có thể an tâm đi du lịch mà không cần quan tâm đến việc phải đi tìm
chỗ ăn, nghỉ hay các địa điểm vui chơi. Thông qua internet, các công ty
lữ hành có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay. Bên
cạnh đó, tỷ lệ người dùng Internet thay đổi với tốc độ đáng kinh ngạc, hơn một nửa dân số
thế giới đã tiếp cận với Internet. Điều này chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời
và nhu cầu rất lớn của E-tourism. Theo dự đoán, du lịch trực tuyến được kỳ vọng sẽ đạt
mức doanh thu 931,37 tỷ USD năm 2022.
Biểu đồ 24: Doanh thu du lịch trực tuyến giai đoạn 2014 – 2020, ĐVT: Tỷ USD
900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 564.87 629.81 755.94
470.97 486.21 693.91
817.54

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn:www.statista.com
Các nhà phân phối cũng chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện
tử. Về thương mại điện tử, Internet đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực bán
lẻ, hàng hóa không chỉ được giao dịch trực tiếp tại cửa hàng mà còn được giao dịch trực
tuyến qua các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Alibaba,...Đặc biệt Covid
19 bùng phát dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và
thời gian mua sắm. Tuy nhiên, mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời
đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải
nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng; đồng thời là sự phát
triển của các phương thức thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng
trưởng ổn định của thương mại điện tử.

46
Biểu đồ 25: Thị phần thương mại điện tử trên tổng doanh số bán lẻ toàn
cầu giai đoạn 2015 – 2020

20 18 16 14 12 10 4 7.4 8.6 10.4 12.2 13.6


8 2 18

6 0

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn:www.statista.com
Các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ đô la chỉ trong vòng một
vài giây đồng hồ. Các dịch vụ ngân hàng điện tử dịch vụ rút tiền từ hệ thống máy rút tiền
tự động và dịch vụ thanh toán bằng thẻ thông minh giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ
ngân hàng không cần thiết phải thành lập các chi nhánh, công ty con ở nước của khách
hàng. Các dịch vụ tài chính được thực hiện thông qua thương mại điện tử sẽ góp phần làm
giảm bớt những chi phí môi giới trung gian, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của các dòng
vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả nhà cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ.
Đối với dịch vụ giáo dục, trước đây người ta cho rằng không thể tách biệt người
cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, nói cách khác, việc cung cấp dịch vụ giáo dục
phải có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và người học. Nhưng hiện tại và trong tương
lai, phương thức giáo dục đào tạo truyền thống như vậy, việc lấy giảng đường làm nơi
truyền thụ kiến thức sẽ dần chuyển sang một phương thức giáo dục mở hơn, linh hoạt hơn,
cho phép người học có thể ở tại nhà mình, không cần tới trường nhưng vẫn có thể nghe
giảng và thảo luận, trao đổi bài giảng với giảng viên, học viên khác thông qua mạng máy
tính.
6. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng
cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm
Khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi chất lượng và tính chất truyền thống của
dịch vụ, khiến dịch vụ có tính chất hàng hoá nhiều hơn, vừa lưu trữ và vận chuyển được
đến mọi nơi, vừa có thể sử dụng được trong một thời gian dài, thậm chí gần như

47
vô hạn. Internet giúp cho thương mại dịch vụ có sự phát triển mạnh mẽ, khoảng cách địa
lý và những rào cản thương mại giữa người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ ở các
nước khác nhau ngày càng được giảm thiểu, việc cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ngày càng
dễ dàng với chi phí rẻ hơn.
Ảnh hưởng của công nghệ phần cứng và phần mềm như người máy và Internet vạn
vật (IoT) có những tác động đến ngành dịch vụ từ sau năm 2018 làm cho chất lượng dịch
vụ ngày càng được cải thiện rõ rệt. Các sản phẩm dịch vụ sẽ được tạo ra theo yêu cầu cụ
thể của khách hàng với chi phí phù hợp và hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh
hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tối ưu lợi ích cho các bên liên quan.
Cụ thể, ngày nay, các sản phẩm dịch vụ đã được phát triển theo hướng đa dạng hơn
như phần mềm máy tính được sản xuất, đóng gói và bán hàng loạt trên thị trường như
hàng hoá thông thường. Các buổi biểu diễn ca nhạc không những có thể được ghi thành
những đĩa CD và DVD mà còn có thể được truyền hình trực tiếp đến khắp nơi cho mọi
người. Các sản phẩm dịch vụ tri thức như trang web đã vượt xa tính chất của hàng hóa
thông thường là chỉ cần cung cấp một sản phẩm như một trang web song lại được sử dụng
bởi rất nhiều người,...
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ITC. (2021). Trademap. Được truy luc ̣ ̀ https://www.trademap.org/Index.aspx?
nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c%7c%7c %7c%7c%7c%7c%7c%7c%7c%7c%7c

2. ITU. (2021). Statistics. Đươc ̣ truy luc ̣ ̀ https://www.itu.int/itu-d/sites/statistics/ 3.
PGS, TS. Hoàng Văn Châu. (1999). Vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật.
4. Statista. (không ngày tháng). Travel, Tourism & Hospitality. Được truy lục từ
https://www.statista.com/markets/420/travel-tourism-hospitality/
5. UNCTAD. (2021). Data Center. Được truy lục từ Services (BPM6): Exports and
imports by service-category and by trade-partner, annual:
https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx
6. UNCTAD. (2021). Data Center. Được truy lục tư
̀ Merchandise: Total trade and share,
annual: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=101
7. UNCTAD. (2021). Data Center. Được truy lục tư
̀ Merchant fleet by flag of registration
and by type of ship, annual:
https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=93
8. UNESCO Institute for Statistics estimates. (2020). Science,technology and innovation.
Đươc truy l ̣ ục từ Gross domestic expenditure on R&D as a percentage of GDP:
http://data.uis.unesco.org/Index.aspx?DataSetCode=SCN_DS&lang=en#
9. United Nations. (1991). Provisional Central Product Classification. New York. Được
truy luc t ̣ ừ https://trungtamwto.vn/file/20907/un-cpc-provisional-central-product
classification.pdf
10.UNWTO. (2020). COVID-19 and tourism 2020. Được truy luc t ̣ ừ
https://www.unwto.org/covid-19-and-tourism-2020
11.UNWTO. (2021). Global and regional tourism performance. Đươc ̣ truy luc t ̣ ừ
https://www.unwto.org/global-and-regional-tourism-performance
12.WIPO. (2021). WIPO IP Statistics Data Center. Được truy lục từ Indicator: IP rights
in force: https://www3.wipo.int/ipstats/keysearch.htm?keyId=205
13.World Bank. (2021). World Development Indicators. Được truy lục tư
̀
https://databank.worldbank.org/reports.aspx?source=2&series=NY.GNP.ATLS.CD
&country=WLD

49
14.WTO. (2014, 08 08). Statement on the Meeting of the International Health Regulations
Emergency Committee Regarding the 2014 Ebola Outbreak in West Africa.
50

You might also like