Iii. Thủy Tổ Dòng Họ Vũ - Võ Việt Nam (Cụ Vũ - Hồn)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 65

Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

III. THỦY TỔ DÒNG HỌ VŨ - VÕ VIỆT NAM


(CỤ VŨ - HỒN)
SINH NGÀY MÙNG 8 THÁNG GIÊNG NĂM GIÁP THÂN
(804) MẤT NGÀY MÙNG 3 THÁNG CHẠP NĂM QUÝ DẬU
(853) HƯỞNG THỌ 49 TUỔI

Như đã trình bày ở phần trên: Sau khi tìm được thế đất
đẹp, ông Vũ Huy đã về quê nhà mang hài cốt của tổ
tiên táng vào gò Đống Rờm, thuộc làng Mạn Nhuế, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Theo tục lệ của người xưa, sau khi táng xong, người
con trai phải dựng nhà ở lại để trông nom mộ báo hiếu.
Người hiểu biết phong thủy còn phải theo dõi sự linh
ứng, báo mộng để biết được mộ đặt đã đúng chưa và sau
này có kết phát không? Vì thế nên ông Vũ Huy đã dựng
nhà và ở lại Mạn Nhuế. Ông nhanh chóng hòa nhập với
cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân sở tại.
Thời điểm ấy tại làng Mạn Nhuế có một thôn nữ tên là
Nguyễn Thị Đức, vốn người xinh đẹp, tính nết đoan trang,
con nhà gia giáo, nhiều đời trâm anh. Ông Vũ Huy rất hợp
ý nên đã nhờ người mai mối và tác thành hôn sự.
Hơn một năm sau: Có một đêm bà nằm mộng được

1
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
thánh nhân cho ăn quả đào tiên và từ đó bà đã mang thai.

2
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

Ông Vũ Huy đưa bà về cố hương để chờ ngày sinh nở.


Tương truyền vào tối ngày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp
Thân (tức năm 804), đột nhiên trên bầu trời xuất hiện một
áng mây mầu vàng, tròn như cái tán, bay lơ lửng giữa không
trung, ánh hào quang chiếu sáng rực rỡ cả một khu đất
rộng, ngay sân nhà ông bà Vũ Huy, sau đó bà Nguyễn Thị
Đức sinh được một bé trai. Ông bà đặt tên cho con là Vũ
Hồn.
Theo Ngọc phả họ Vũ-Võ Việt Nam: Mới lọt lòng Vũ
Hồn đã khôi ngô tuấn tú. Lớn lên lại càng thông minh.
Năm 7 tuổi đọc đâu nhớ đấy, 12 tuổi lầu thông kinh sử.
Tới năm 16 tuổi ông thi đình đã đỗ thủ khoa. Ông không
những giỏi về văn chương, lại còn tinh thông cả thiên văn
và địa lý. Là một người tài ba lỗi lạc, có thể xếp vào bậc
nhất nhì trong thiên hạ thời ấy nên ông được vua Đường
phong là Đô Đài Ngự sử.
Theo Đại việt sử ký toàn thư của Lê Quý Đôn: Năm
825 (tức năm Ất Tỵ), vua Đường cử Vũ Hồn đi An Nam
làm Thứ sử Giao Châu. Năm 841 (tức năm Tân Dậu) ông
được thăng chức là Kinh lược sứ thay thế cho Đô hộ sứ
Hàn Ước (đây là một chức quan cao cấp nhất trong lĩnh
vực quân sự ở địa phương )
Trong thời gian làm quan ở Giao Châu, Kinh lược
sứ Vũ Hồn đã đi kinh lý và xem xét rất nhiều nơi. Đi đến
đâu ông cũng chú ý tìm kiếm địa điểm để định cư sau này.
Nhân chuyến đi thăm ngôi mộ tam đại ở gò Đống Rờm,
Vũ Hồn đi qua một cánh đồng lầy, ông đã phát hiện ra
thế đất tốt có tên là “Ngũ mã tiền triều - Thất tinh hậu
ứng” (năm con ngựa chầu phía trước; bảy vì sao ứng phía
sau). Trên mặt đầm lầy có những con sâu đất nổi lên kết tụ

3
Tìm Hiểu Về Cội
lạiNguồn
thành từng mảng, từng tảng hình dáng giống như cây
bút và nghiên

4
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

mực. Theo những người hiểu biết về phong thủy, thì đây
là một linh địa sẽ phát đạt về đường khoa bảng. Vũ Hồn
ghi chép lại thế đất ấy và có ý định sẽ chọn làm quê hương
thứ hai trên vùng đất này.
Năm 847 vua Tuyên Tông lên ngôi, triều đình hậu
Đường chia bè kết phái. Phe Lý Đức Du và phe Ngưu
Tăng Nhu tranh giành nhau về thế lực rồi lấn chiếm cả
quyền vua nên các quan chức rất chán nản và mất hết cả
niềm tin.
Tương truyền, theo sách địa lý và phong thủy có
câu nói rằng: Muốn cho con cháu làm quan/ Thì tìm
thiên mã phương Nam đứng chầu/ Muốn cho kế thế công
hầu/ Thì tìm chiêng trống bầy chầu hai bên. Bốn câu
tương truyền này trùng hợp với thế đất “Ngũ mã tiền
triều” mà Vũ Hồn đã phát hiện ra ở quê ngoại nên ông rất
tâm đắc và càng thúc đẩy ý định từ quan.
Nhưng vào thời điểm này, Vũ Hồn còn đang phải điều
hành quân sỹ sửa chữa thành Đại La. Đây là một công
trình rất lớn, tốn nhiều công của, gian nan vất vả, suốt
cả ngày đêm. Công việc quá nặng nề và cơ cực, quân sỹ
không chịu đựng nổi nên bất mãn, bảo nhau cướp kho
rồi đốt thành. Vốn là người nhân hậu, Vũ Hồn không đàn
áp quân sỹ mà ông bỏ về Quảng Châu. Sau khi Giám
quân Đoàn Sỹ Tắc phủ dụ được quân sỹ, lập lại trật tự ở
Giao Châu, Vũ Hồn xin từ quan, lui về quê ngoại phụng
dưỡng mẹ già cho tròn chữ hiếu. Vua Đường chấp thuận,
ban cho vàng bạc, ngọc ngà để Vũ Hồn đưa mẫu thân trở
lại Giao Châu.
Không biết Vũ Hồn trở về Giao Châu vào thời điểm
nào.

5
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
Nhưng thông qua những sắc phong trong các triều đại của
vua chúa Việt Nam đã dành cho Vũ Hồn; thông qua Ngọc
phả của làng Mộ Trạch và truyền thuyết lưu truyền trong

6
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

dân gian ta có thể khẳng định: Sau khi trở lại Giao Châu,
Vũ Hồn đã họa đồ, cắm đất, lập ấp, cưới vợ người Việt và
sinh ra con cháu họ Vũ nối đời ở đây. Ấp được xây dựng
trên linh địa “Ngũ mã tiền triều, Thất tinh hậu ứng” với
tâm nguyện mong cho con cháu trở thành những người
thông minh, tài giỏi, ích nước lợi nhà.
Ông đặt tên Ấp là Khả Mộ ( Ấp Đáng mến mộ) có thời
gian Khả Mộ được gọi là Lạp Trạch, cho tới thời nhà
Trần lại đổi tiếp là Mộ Trạch.
Tại đây, ông mộ dân, cùng nhau chung sống, giúp
người nghèo xây dựng nhà cửa, dạy dân trồng lúa, trồng
dâu, bốc thuốc chữa bệnh, mở trường học, truyền bá
đạo lý và học vấn.
Vũ Hồn sống rất nhân nghĩa nên dân trong vùng ví
ông như mặt trời, mặt trăng; kính yêu như cha mẹ và
suy tôn ông là Hương Thủy tổ (ông Tổ của quê hương).
Họ ghi chép điều ấy vào tộc phả, khắc vào bia đá ở làng
Mộ Trạch và một số địa phương có con cháu họ Vũ-Võ
ngụ cư.
Để tìm hiểu về nhân cách của Thủy tổ Vũ Hồn chúng
ta cùng nhau phân tích đôi câu đối đang được treo tại đình
làng Mộ Trạch:
- Vế thứ nhất: Vị tử tôn lập vạn đại cơ, khanh tướng
công hầu vô thị loạn (Vì con cháu lập nghiệp muôn đời,
bất cứ thời loạn hay thời bình đều có công hầu khanh
tướng).
- Vế thứ hai: Dữ thiên địa đồng nhất nguyên khí đế
hoàng vương bá hữu long ô (Trời đất này cùng chung một
nguyên khí, nhưng dòng đế bá hoàng vương có lúc thịnh,
lúc suy).

7
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
Phân tích vế câu
đối thứ hai, đồng thời thông qua hành
nghiệp của ông (Nghề dạy học) chúng ta thấy: ông luôn
luôn

8
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

mong muốn dạy bảo cho con cháu và dân làng trở
thành những người có tài năng, thông minh và trí tuệ.
Ông không muốn con cháu bon chen, tranh giành nhau
về quyền lực vì trong vế câu đối thứ hai có câu: “Đế hoàng
vương bá hữu long ô” (có nghĩa là cái đỉnh cao ấy sẽ có ngày
suy vị).
Vũ Hồn mong mỏi cái vững chắc và bền bỉ trong sự
cao sang chứ không ham gì quyền lực tuyệt đỉnh vì nó rất
mong manh và không tồn tại lâu dài.
Điều này cho ta thấy Vũ Hồn là một nhà hiền triết chứ
không phải là một người chỉ biết háo danh.
Thời gian Vũ Hồn làm quan ở Giao Châu, ông đã gắn
bó với dân nên đã chiếm được tình cảm của nhân dân,
trong dân gian chưa hề có lời bàn tán và cũng không có
một ấn tượng nào để lại ông là một vị quan tham nhũng.
Trong thời điểm này người Giao Châu đã có tinh thần
độc lập mạnh mẽ. Một viên quan nhà Đường ở giữa
người Việt khó lòng thoát khỏi hiểm nguy. Riêng đối với
Vũ Hồn đã không tàn sát dân lành nổi loạn như các Đô hộ
sứ khác, mà còn chỉ dạy mọi người tôn trọng lễ nghĩa. Bởi
lẽ đó, sau khi ông từ quan, về xây ấp ở Khả Mộ, nhân dân
làng Khả Mộ đã suy tôn ông là Thủy tổ và Thành hoàng
làng, để đời đời cúng tế.
Các vua chúa Việt Nam đã sắc phong Vương cho Vũ
Hồn là Phúc thần, Thượng đẳng thần và Tối linh đại
vương.v.v...
Chánh công sứ Massimi trong thời Pháp thuộc đã bảo
vệ ngôi mộ tam đại của Vũ Hồn ở gò Đống Rờm.
Nhà nước Việt Nam cũng tặng bằng Di tích lịch sử cấp
quốc gia cho đình và miếu của làng Mộ Trạch.

9
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
Thủy tổ Vũ Hồn đã dầy công tạo dựng lập ấp ở Khả
Mộ rồi tập hợp dân làng, mở mang trí tuệ cho con dân, mở
đường dẫn lối cho những thế hệ danh nhân trong dòng họ,

1
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-
nối tiếp nhau cống hiến tài năng phục vụ Tổ quốc và nhân
dân ở khắp mọi miền trên đất nước trong tất cả các
triều đại.
Vũ Hồn đã khai sinh ra làng Mộ Trạch mà ngày nay là
cội nguồn và cũng là nơi xuất xứ của dòng họ Vũ-Võ Việt
Nam. Vũ Hồn đã để lại một làng Tiến sỹ và để lại một
dòng họ Vũ-Võ với tài sản văn hóa vô giá là “Nhân hậu
và Trí tuệ”. Xuất phát từ đó mà lớp lớp con cháu trong
dòng họ học giỏi tài cao, tạo nên những vĩ nhân và hiền
tài, tỏa khắp bốn phương như những cánh chim ưng tung
bay khắp mọi miền để phục vụ Tổ quốc.
Những điều tôn vinh nêu trên, phải chăng là do sự
cống hiến tài năng và trí tuệ của hậu duệ Vũ Hồn ở Mộ
Trạch và ở cả mọi nơi mà người đời đã tôn vinh Tiên Tổ
trên nền đạo nghĩa. Phải chăng... Tổ tiên đã lo toan, sắp
đặt để lại đạo nghĩa cho hậu thế nên người đời sau đã nhớ
ơn mà tôn vinh Tiên Tổ. Đây chính là đạo lý của người dân
nước Việt. Phát huy truyền thống Nhân hậu và Trí tuệ nối
tiếp ông cha, Vũ Hồn là một người có Đức và có Tài. Bởi
vì: Có Vũ Hồn thì mới có Mộ Trạch và “làng Tiến sỹ” ngày
nay. Không phải ngẫu nhiên mà địa danh này, ngày nay
được gọi là làng Tiến sỹ. Sở dĩ gọi là làng Tiến sỹ, bởi vì
nơi đây là một cái lò đã đào tạo ra 36 tiến sỹ do Thủy tổ
Vũ Hồn là người đã bỏ công tạo dựng nền móng cho
những giá trị cao đẹp trên vùng đất Khả Mộ thời xưa, mà
ngày nay là làng Mộ Trạch thuộc xã Tân Hồng, huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vũ Hồn đã để lại cho
dòng họ Vũ-Võ những thế hệ danh nhân được lưu
truyền từ truyền thống “Nhân hậu và Trí tuệ”. Truyền
thống này, con cháu trong dòng họ Vũ-Võ đã phát huy và

1
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn nhân rộng đồng thời đã bảo nhau duy trì cho

1
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

đến ngày nay. Nó đã trở thành một triết lý gọi là: “Nhân trí
truyền gia”. Bốn chữ “Nhân trí truyền gia” này, ngày nay
đã được sơn son mạ vàng và được chạm trổ trên các
bức Hoành Đại Tự để treo ở các từ đường dòng họ với
mục đích nhắc nhở con cháu: “Đoàn kết yêu thương”
(nhân hậu) “Phát triển nhân tài” (Trí tuệ) để xây dựng đất
nước.
Qua những sự việc nêu trên đã cho chúng ta một cái
nhìn khá trung thực về Thủy tổ Vũ Hồn là một người
tài năng và đức độ. Bởi lẽ đó để tri ân công đức của Thủy
tổ Vũ Hồn, các vương triều phong kiến đã có 12 đạo sắc
phong cho ông. Các sắc phong này hiện nay còn được lưu
giữ tại làng Mộ Trạch. Các sắc phong ấy bao gồm:
- Triều Trần phong: là Thông minh, trí tuệ, hùng
kiệt, trác vĩ, thượng đẳng thần. (Vị Thần bậc trên thông
minh, mạnh mẽ rộng rãi).
- Triều Lê sơ phong: Tế thế, an dân, kinh phù, ngưng
hiệu, thượng đẳng thần (Vị Thần bậc trên, giúp đời, yên
dân, ứng lớn).
- Triều Lê mạt phong sáu lần:
+ Năm Long Đức thứ II (1732) phong: Phù cảm, huy
quốc, tuy dân (Linh ứng, giúp nước, yên dân).
+ Năm Vĩnh Hiệu thứ ba (1737) phong: Châu linh, hiển
úy, thịnh liệt (Thật thiêng liêng, ứng là thấy ngay, rất thịnh
vượng).
+ Năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740) phong: Hoành hiệu,
diên phúc, dụ hậu (Vui lớn, phúc lâu).
+ Năm Cảnh Hưng thứ 18 (1767) phong Khải văn,
thiệu vũ (Mở nền văn, gây nghiệp vũ).
+ Năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) phong: Diểu

1
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
quang, khuông lộ, xương dấu (Mở rộng vinh, mở rộng
phúc, thịnh

1
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-
vượng lâu).
+ Năm Chiêu Thống thứ nhất (1787) phong: Thuần hổ,
hồng hi, phu mĩ (Thọ phúc lớn tốt đẹp).
- Triều Tây Sơn, năm 1788, phong: Di trạch, nghiên cổ,
hoằng dụ, phổ khánh (Ơn lớn, giầu có, phúc to).
- Triều Nguyễn phong ba lần:
+ Năm Tự Đức thứ 12 (1859) phong: Tuấn lương, tối
linh, phú vân đại vương (Đại vương sáng lành, rất thiêng).
+ Năm Tự Đức thứ 30 (1878) phong: Dục bão, trung
hưng (Mạnh giúp nên trung hưng).
+ Thời Khải Định phong: Quang ý (Sáng suốt).

Nền độc lập tự chủ của đất nước ta khởi dựng từ


thời Đinh củng cố ở thời Lý, mở mang ở thời Trần và phát
triển ở thời Lê. Theo dòng lịch sử, họ Vũ ngày càng phát
triển và vươn xa cả về chất cũng như về lượng. Đến thời
hậu Lê, từ đời thứ 5 sau Vũ Nạp thì họ Vũ ở Mộ Trạch chia
thành 5 chi và 8 phái. Các Chi Phái này là hậu duệ của Vũ
Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi. Các chi gồm: Đệ nhất chi, Đệ
nhị chi, Đệ tam chi, Đệ tứ chi và Đệ ngũ chi. Các chi này
đều có nhà thờ riêng tại làng Mộ Trạch:
- Đệ nhất chi có nhà thờ là Truy Viễn Đường
- Đệ nhị chi có nhà thờ là Đôn Hiếu Đường
- Đệ tam chi có nhà thờ là Hiển Đức Đường
- Đệ tứ chi chuyển về Thái Bình nên nhà thờ cũng được
chuyển theo.
- Đệ ngũ chi có nhà thờ là Thế Khoa Đường. Tại
nhà thờ Thế khoa Đường của chi 5 vẫn còn lưu truyền
hai đôi câu đối về truyền thống khuyến học, khuyến tài để
khích lệ các thế hệ hậu duệ: Tổ phụ tử tôn tiến sỹ đệ/

1
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồnđịa nhật
Thiên

1
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-
nguyệt - Thế Khoa Đường (Ông cha con cháu đều đỗ tiến sỹ
- Nhà thờ Thế Khoa còn với trời đất).
Tại nhà thờ Diên Khánh của phái Mậu có câu đối: Nhất
bảng, nhất hương, tam tiến sỹ thủ khoa mạo vi kỳ/ Đồng
triều, đồng ấp, tứ quận công, quốc sư danh tối trứ (Một
bảng vàng, một quê hương, ba tiến sỹ, người đỗ đầu
diện mạo khác thường/ Cùng triều đình, cùng xóm ấp,
bốn quận công, thầy dạy vua danh tiếng trội).
Hiện nay ở Mộ Trạch chỉ còn lại ba chi: Chi thứ hai, chi
thứ ba và chi thứ năm, vì chi thứ nhất không còn người nối
dõi, chi thứ tư thì đã di chuyển đến vùng Thái Bình.
Tám phái gồm:
- Phái thứ nhất là phái Giáp: Tổ phái là Vũ Châu Nhân,
được thăng chức Tham Chi; con là Vũ Quỳnh đỗ Hoàng
giáp; truyền đến đời thứ 8 (đời Vũ Nhân Bật) thì không
còn ai nối dõi.
- Phái thứ hai là phái Ất: Truyền đến đời thứ 13 (đời
Vũ Trắc Lập và Vũ Trắc Oánh) thì không còn ai ở làng nữa.
Theo sử liệu, năm Kỷ Mùi (1739) triều đình phong kiến
mục nát, nhân dân khắp nơi đói khát thống khổ. Ông
Vũ Trắc Oánh cùng với Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ ở
vùng Ninh Xá, tỉnh Hải Dương lãnh đạo nông dân nổi
lên, kéo cờ khởi nghĩa, chống lại triều đình nhà Lê. Tuy
cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng triều đình cũng phải hao
binh, tổn tướng. Ba năm sau, tới năm 1741 quân của Trịnh
Giang mới dẹp được. Nguyễn Tuyển từ trần, Nguyễn Cừ bị
bắt mang đi xử tử, Vũ Trắc Oánh thì trốn biệt tích. Người ta
ngờ rằng Vũ Trắc Oánh được người họ Mạc đổi danh
tính rồi đưa vào Nam theo chúa Nguyễn.
- Phái thứ ba là phái Bính: Tổ phái là Vũ Công, đỗ

1
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
Hương cống, thăng chức Thái Bảo. Ông sinh ra Vũ Phủ.
Vũ Phủ là thầy dạy học của Lê Quang Bí và Nhữ Mậu Tô
(đều đỗ tiến sĩ năm 1526). Con cháu phái Bính truyền
đến đời thứ 10 (đời Vũ Duy Chuyên và Vũ Duy Hàn)
thì di cư đi nơi khác. Năm 1989, cụ Vũ Duy Diêu và Vũ
Duy Quỳnh (ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây) mang gia
phả về Mộ Trạch nhận họ thì mới biết phái này rất đông.
Họ đã lập thêm phái Nhâm và phái Quý.
- Phái thứ tư là phái Đinh: Tổ phái là Vũ Công, hiệu là
Huyền Ân. Con cháu các đời đều có người làm quan. Đời
thứ 6, một gia đình có ba người thì hai người đỗ tiến sĩ,
một người đỗ hương cống. Đó là: Vũ Công Lượng
(1656), Vũ Công Đạo (1659), Vũ Công Tướng. Con cháu
phái này ở Mộ Trạch tính đến nay đã qua đời thứ 20.
- Phái thứ năm là phái Mậu: Tổ phái là Vũ Quốc
Trung. Đời thứ 6 có Vũ Đăng Long đỗ tiến sỹ năm 1656.
Đời thứ 17 có một bộ phận di cư vào Nghi Công, Nghi Lộc,
Nghệ An. Con cháu phái Mậu ở làng còn đông.
- Phái thứ sáu là phái Kỷ: Khởi tổ là Vũ Công Bình, đỗ
tiến sĩ. Năm 1664 Vũ Kính Trai giữ chức Hàm diêm thuế
xứ, có tiếng là quan thanh liêm. Con cháu một số còn ở
làng; một số đã đi nơi khác nhưng vẫn thường về quê bái
tổ, thăm viếng mộ phần.
- Phái thứ bẩy là phái Canh: Phái Canh có Vũ Lân Chỉ
đỗ tiến sỹ năm 1520. Con cháu của phái vẫn ở làng cho tới
ngày nay.
- Phái thứ tám là phái Tân: Khởi tổ là cụ Vũ
Nhật Luyện, con cháu còn ở làng cho đến ngày nay.
Hiện nay, ở Mộ Trạch chỉ còn 5 phái. Đó là các phái:
- Phái Đinh (Phái thứ tư), nhà thờ là Thế Trạch

1
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-
Đường.
- Phái Mậu (Phái thứ năm), nhà thờ là Diên Khánh
Đường.
- Phái Kỷ (Phái thứ sáu), nhà thờ là Tích Thiện Đường.
- Phái Canh (Phái thứ bẩy), nhà thờ là Di Trạch
Đường.
- Phái Tân (Phái tám), nhà thờ là Phúc Khánh Đường.
Xuất phát từ Mộ Trạch con cháu của các chi, phái này
đã phát triển và chuyển cư đến các tỉnh thành thuộc đồng
bằng trung du Bắc Bộ rồi chuyển vào miền Trung và
Nam Bộ thì họ Vũ bắt buộc phải đổi thành họ Võ. Bởi vì:
Năm 1558 Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn
thủ ở Thuận Hóa. Tên Thuận Hóa là địa danh hành chính
ngày xưa, còn ngày nay là ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế. Nguyễn Hoàng là vị chúa đầu tiên
trong 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong (Phía Nam).
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ở Thuận Hóa được một thời
gian thì ông lại phải trở ra Bắc để phù Lê diệt Mạc.
Người con thứ 6 của Nguyễn Hoàng, thời niên thiếu có
tên là Công tử Nguyễn Vũ, khi lên thay Nguyễn Hoàng
thì Nguyễn Vũ lại đổi tên là Nguyễn Phúc Nguyên và đặt
tên hiệu là Vũ Vương. Còn ở triều đình nhà Lê, thì vua Lê
Huyền Tôn cũng có tên gốc là Lê Duy Vũ. Vào thời phong
kiến ai mà nhắc đến tên Vua hoặc tên Chúa là “phạm
húy” nghĩa là tội “khi quân” mà tội này là phải chém đầu.
Bởi lẽ đó, vì sợ phạm húy nên họ Hoàng đã phải biến âm
thành họ Huỳnh, còn họ Vũ phải đổi thành họ Võ. Từ
đó suy ra thì tiền thân của họ Võ là họ Vũ. Có nghĩa là
Vũ và Võ cùng chung một gốc. Bởi thế nên ngày nay
chúng ta phải sử dụng một từ ghép gọi là Dòng Họ

1
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
“Vũ-Võ”.

2
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-
Trở lại chuyện năm xưa. Sau khi an táng mẫu thân tại
Kiệt Đặc (Hải Dương), Vũ Hồn đã ở lại báo hiếu bên phần
mộ ba năm liền. Khi mãn tang ông làm lễ tạ mẫu thân
rồi mới trở về giảng đường tiếp tục dạy học.
Ngày mùng 3 tháng Chạp năm 853 (năm Quý Dậu),
Thủy tổ Vũ Hồn ngồi tại giảng đường, ông không ốm đau,
không bệnh tật mà thiếp dần rồi vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ
49 tuổi. Ông mất đi để lại cho dân làng và con cháu bao nỗi
nhớ niềm thương.
Theo lời căn dặn của Thủy tổ (trước khi mất), dân làng
tổ chức lễ an táng ông tại một gò đất cao ở khu Đồng
Cạn nằm ở phía bắc của làng Mộ Trạch. Giữa lúc hạ huyệt
có một hiện tượng kỳ lạ xảy ra: Bầu trời đang trong xanh
tự nhiên tối tăm u ám rồi mây đen kéo đến dày đặc. Tiếp
theo là mưa gió và sấm, chớp nổi lên dữ dội, không sao
mà hạ huyệt được. Dân làng phải bỏ ra về. Qua một đêm,
sáng hôm sau dân làng ra xem thì kiến và mối đã đội đất
đắp thành một ngôi mộ lớn. Dân làng sợ hãi vội vã trình
quan huyện. Quan cho rằng đây là một sự kiện linh thiêng
hiếm có nên truyền cho dân làng phải lập miếu thờ. Sau
khi nhận được sớ trình của quan huyện, vua Đường đã
truy phong cho Vũ Hồn là Phúc Thần; đồng thời cho dựng
mộ gọi là Mả Thần.
Từ đó đã có một cái tên ăn sâu trong tâm thức của con
cháu hậu duệ dòng họ Vũ-Võ. Đó chính là:
VŨ CÔNG THẦN THỦY TỔ VŨ HỒN
Năm tháng trôi qua, thời gian thấm thoát đã trên 1200
năm, biết bao thăng trầm của lịch sử. Họ Vũ-Võ Việt Nam
vẫn tồn tại và không ngừng phát triển để trở thành một

2
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
dòng họ lớn mạnh ở khắp mọi miền của Tổ quốc.

2
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

IV.THỜI KỲ THẤT TRUYỀN

Kể từ khi Vũ Hồn về với tiên tổ đến đời Vũ Nạp (từ


năm 853 đến năm 1226), đã trải qua 373 năm không có
một tài liệu nào ghi chép tiếp, kể cả Tộc phả và Thần phả.
Hoặc là có, nhưng qua những năm tháng loạn lạc, binh
đao nên đã bị thất lạc. Hoặc có thể vì nền học vấn thời
xưa chưa phát triển nên không thực hiện được. Thời gian
này được gọi là “Thời kỳ thất truyền”. (Thời kỳ này vào
khoảng trên dưới 13 đời tính từ Vũ Hồn đến Vũ Nạp).
Tới thời nhà Trần, năm 1226, cử nhân Hình bộ Lang
trung Vũ Phương Lan (sinh năm 1714), tú tài Vũ Tông Hải
(sinh năm 1730) cùng tú tài Vũ Thế Nho mới bắt đầu viết
phả ký về làng Mộ Trạch. Phả ký được viết từ năm 1767
đến năm 1769 thì mới hoàn thành.
Phả có hai phần: Phần thứ nhất nói về làng Mộ
Trạch từ khi hình thành các dòng họ; cách tổ chức và
những công trình công cộng có kèm theo thơ văn và câu
đối tức cảnh. Phần thứ hai nói về các thế thứ lưu truyền
của dòng họ Vũ từ làng Mộ Trạch.
Theo Phả ký của Vũ Phương Lan thì thế thứ họ Vũ ở
Mộ Trạch bắt đầu từ Vũ Nạp là đời thứ nhất (gọi Vũ Hồn
là Tị tổ, tức là người đầu tiên của dòng họ). Ngày nay phả
ký của Vũ Phương Lan có tên là: “Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ

2
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
sự tích”.

2
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

Phả được lưu tại Thư viện Quốc gia với ký hiệu A-3132.
Đây là bản sao vì bản chính không còn nữa. Theo truyền
thống viết phả ở Việt Nam, dù bản gốc có thoát nạn binh
đao khói lửa mà tồn lưu thì qua nhiều thế hệ giấy cũng sẽ
bị mục nát, con cháu lại sinh sôi nẩy nở, phả ký phải bổ
sung thêm, nên người ta đã “phụng sao” phần cũ và “tục
biên” phần mới. Còn nguyên bản phải hủy đi.
Khi đọc Phả ký của Vũ Phương Lan chúng tôi có một
cảm giác rất đặc biệt về niềm tự hào của một dòng họ,
rồi liên tưởng đến các dòng họ bạn thì đột nhiên lại nhớ
tới thơ của Vũ Quần Phương:
Trăm họ xây nên một nước nhà
Góp phần có họ Vũ nhà ta...
Cháu con một họ yêu trăm họ
Trăm họ làm nên một quốc gia.
Quả là như vậy. Người Việt Nam ai cũng biết rằng: đất
nước ta quy tụ cả trăm họ mặc dù lịch sử hình thành
của từng dòng họ tuy có khác nhau, nhưng tất cả đều là
con cháu (Tiên Rồng) của Lạc Long Quân và Động Đình
Tiên nữ Âu Cơ.Vì thế nên đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Bởi lẽ đó cho nên ở bất cứ hoàn cảnh nào hay bối
cảnh nào, mỗi khi nhắc tới điều này trái tim người Việt lại
rung lên một tình cảm đoàn kết, gắn bó và thân thương kỳ
lạ. Vì thế mà trong kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam
có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

2
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

2
Phần Thứ Nhất: NGUỒN GỐC HỌ VŨ-

Tinh thần ấy cùng tư tưởng ấy đã biết bao lần biến


thành sức mạnh, và đã làm cho đất nước của các vua Hùng
được tồn tại cho tới ngày nay.
Nếu ngược dòng lịch sử thì Hùng Vương là con của
Lạc Long Quân, mà Lạc Long Quân lại là con của Kinh
Dương Vương. Từ đó suy ra thì Kinh Dương Vương là
ông, Lạc Long Quân là con, còn Hùng Vương là cháu.
Cả một thời gian và không gian xa tít tắp, ta gọi Hùng
Vương là Thủy tổ thì Tị tổ ắt phải là Kinh Dương Vương.
Cũng như trong Phả ký của Vũ Phương Lan đã viết: “Vũ
Nạp là Thủy tổ thì Vũ Hồn là Tị tổ đấy thôi”.
Quan điểm này là hoàn toàn đúng đắn và chính xác,
không ai có quyền nghi ngờ và chối cãi, nhưng điều này đã
mang lại cho con cháu của dòng họ Vũ-Võ, có những giây
phút phải ngỡ ngàng :
Một sự trùng hợp vô tình nhưng thật là kỳ diệu và hiếm
có. Sao mà lai lịch của đất nước ta với lai lịch của dòng họ
Vũ-Võ lại giống nhau đến thế ... Thì ra cuộc đời rất là công
bằng: Người dân nước Việt luôn luôn ghi lòng tạc dạ ngày
giỗ Tổ Hùng Vương và đã tôn thành Quốc lễ. Vì lịch sử đã
ghi nhận Hùng Vương là người có công dựng nước.
Chính vì lẽ đó mà ngày nay khắp mọi miền trên đất
nước, con cháu họ Vũ-Võ đã xây dựng từ đường tôn
thờ Vũ Hồn. Vì Vũ Hồn mới là người khai sinh ra họ Vũ ở
Mộ Trạch và làng Tiến sỹ Việt Nam.

2
Tìm Hiểu Về Cội
Nguồn

PHẦN THỨ HAI


HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

552
Tìm Hiểu Về Cội

I. MỘ TRẠCH LÀNG TIẾN SỸ

Thi tài học vấn cùng thiên hạ


(*)
Một nửa giang san có nhất gia
(*)
(Hội thi năm 1656 cả nước có 3.000 thí sinh chỉ
chọn 6 người, thì Mộ Trạch chiếm 3. Cho nên sau khi biết
chuyện Vua Tự Đức đã bút phê “Nhất gia bán thiên hạ”).

Để ghi nhớ ngày sinh và ngày mất của Thủy tổ Vũ


Hồn, đã có một câu ca dao không biết sáng tác từ bao giờ
mà con cháu dòng họ Vũ-Võ đã lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác:
Mùng tám tháng Giêng sinh thành
Mùng ba tháng Chạp ngày lành quy tiên.
Ngày nay, đã trở thành thông lệ cứ đến ngày mùng
tám tháng Giêng hàng năm, tại miếu thờ Thần tổ Vũ Hồn
ở Mộ Trạch, HĐDH Vũ-Võ Việt Nam tổ chức lễ hội truyền
thống vào ngày sinh nhật của Thủy tổ Vũ Hồn. Con cháu
dòng họ từ khắp mọi miền trên đất nước quy tụ về đây cả
mấy ngàn người, thắp nén nhang thơm tưởng nhớ đến
người đã khai sinh ra dòng họ Vũ-Võ và các thế hệ ông cha
đã góp phần lưu danh cho dòng họ. Ngoài những ngày lễ
hội, Mộ Trạch còn thường xuyên đón tiếp con cháu trong
dòng họ ở khắp mọi nơi tìm về cội nguồn tri ân tiên tổ.
Về Mộ Trạch, ngay lối rẽ vào làng là một con đường
bê tông láng nhựa với hàng cau thẳng tắp. Con đường này
do gia đình Tiến sỹ Võ Văn Hồng công đức, đầu tư xây

5
dựng.
Phần
TìmThứ Hai:
Hiểu VềHÌNH
Cội THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN

ĐƯỜNG LÀNG TIẾN SỸ

TỪ KHỐI ĐÁ XANH CÓ KHẮC CHỮ ĐƯỜNG LÀNG TIẾN SỸ


TỚI CỔNG LĂNG THẦN TỔ LÀ 3 KM

575
Tìm Hiểu Về Cội

CỔNG LĂNG MỘ THỦY TỔ HỌ VŨ-VÕ - TRÊN CỔNG LĂNG KHẮC CHỮ:


“THẦN TỔ MỘ TRẠCH LĂNG”

Năm 1993, Hội đồng dòng họ Vũ-Võ Việt Nam đã xây


dựng và tôn tạo khu Mả Thần thành lăng Thủy tổ với kiến
trúc rất độc đáo và trang nghiêm.
Lăng mộ của Thủy tổ Vũ Hồn được doanh nhân Vũ
Duy Bổng mua thêm đất. Doanh nhân Võ Văn Hồng và
doanh nhân Vũ Văn Tiền đã trùng tu lại vào năm 2011. Từ
cổng lăng Thần tổ tới cổng làng Mộ Trạch vào khoảng
ba, bốn trăm mét.
Nếu mới nghe kể, hoặc đọc trên sách báo về làng
Mộ Trạch, có thể còn ai đó bán tín bán nghi về địa danh
này. Nhưng “Hữu xạ tự nhiên hương”. Câu chuyện về
Thủy tổ Vũ Hồn, về làng Mộ Trạch, về một thế gia vọng
tộc đã được lưu truyền trên sử sách trong nước và ở cả

5
nước ngoài.
Phần
TìmThứ Hai:
Hiểu VềHÌNH
Cội THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN
Để hiểu biết về những điều nêu trên, chúng ta cùng
nhau hành hương về Mộ Trạch để tham khảo những đôi
câu đối của Giáo sư - Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã
được khắc tại cổng làng Mộ Trạch
- Vào hiếu, ra trung. Sự nghiệp vẻ vang từ cổng ấy.
- Đi đưa, về đón. Khoa danh lừng lẫy tự Làng này.

CỔNG LÀNG MỘ TRẠCH


GIA ĐÌNH DOANH NHÂN VŨ DUY BỔNG CÔNG ĐỨC

59
6
Tìm Hiểu Về Cội

MỘT GÓC KHU TƯỞNG NIỆM


MIẾU THỜ THỦY TỔ HỌ VŨ-VÕ TẠI MỘ TRẠCH

Cách cổng làng Mộ Trạch vài ba trăm mét là Miếu thờ


Thủy tổ sau nhiều lần trùng tu. Miếu được xây dựng theo
kiến trúc thời nhà Nguyễn. Năm 2001, Miếu được nhân
dân làng Mộ Trạch thay gỗ (do bị mối mọt) và tôn cao nền.
Năm 2002, ông Võ Văn Hồng (ở Thanh Chương, Nghệ An)
và ông Vũ Văn Tiền (ở Tiền Hải, Thái Bình) đã công đức,
tôn tạo toàn bộ khu Miếu cổ, mua thêm đất, mở rộng
khuôn viên, xây dựng nhà khách và nhà bia (tám mái
cong, năm gian hai chái). Nhà lưu niệm truyền thống của
dòng họ được xây bằng bê tông cốt thép. Trước Miếu có
hai giếng mắt rồng đã tu sửa, nạo vét nước lưu thông
Cổng tam quan và tháp chuông cũng được xây dựng
lại toàn bộ. Đường vào Miếu nằm giữa hai ao sen tạo cho
ngôi Miếu tăng thêm vẻ đẹp. Trên cổng tam quan có khắc
ba chữ “ĐẠO NGHĨA MÔN” như muốn nhắn nhủ con
cháu dòng họ Vũ-Võ: Cho dù gió thổi sóng cồn, vẫn bước

6
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
vào đời với

6
Tìm Hiểu Về Cội
cánh cửa hào quang và đạo nghĩa. Qua cổng tam quan, bên
phải là nhà khách, bên trái là nhà lưu niệm. Sâu bên trong
là hậu cung, sau hậu cung là nhà bia. Hậu cung là nơi
đặt tượng thờ Thủy tổ. Tượng Thủy tổ do 6 người họ Vũ
tiến cúng. Tượng được đúc thô tại làng Mộ Trạch và gia
công tinh tại làng Cắt Đằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

HẬU CUNG - MIẾU THỜ THẦN TỔ VŨ HỒN

TƯỢNG THỦY TỔ VŨ HỒN ĐẶT TẠI HẬU CUNG

6
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

HẠ ĐƯỜNG

NHÀ BIA NẰM SAU HẬU CUNG - MIẾU THỜ THẦN TỔ VŨ HỒN

Việc đúc tượng cùa Thủy tổ Vũ Hồn có nhiều điều


rất đặc biệt. Để thỏa lòng mong ước của bà con đồng
tộc HĐDH Vũ-Võ Việt Nam đã nhờ nhà ngoại cảm
Phan Thị Bích Hằng thỉnh cụ Vũ Hồn về chỉ giáo về việc
đúc tượng.

6
Tìm Hiểu Về Cội
- Nhưng... khi con cháu xin ý kiến cụ về các mẫu tượng

6
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
thì không phải là cụ nói, mà là hậu duệ của cụ trả lời,
hỏi tỉ mỉ mới vỡ lẽ, thì ra cụ chỉ có thể nhìn từ vai
xuống đến chân. Còn từ vai lên đầu thì sao mà cụ thấy
được. Vì thế nên mới phải nhờ người nhìn cụ mà tả lại,
để trả lời cho con cháu biết.
- Việc đúc tượng Thủy tổ Vũ Hồn đã được thông báo
tới toàn dòng họ, nên rất nhiều người họ Vũ-Võ đã về làng
Mộ Trạch để tham gia. Có nhiều người đã bỏ vàng vào nồi
đúc. Số vàng pha trộn với đồng lên tới gần 20 lượng nên
tượng đúc xong đã có màu vàng óng ánh, lung linh.
- Khi đúc tượng người ta chỉ thiết kế chiều cao của
tượng là 1.54m, không ai có thể biết trước được trọng
lượng của tượng khi hoàn tất là bao nhiêu? Thật bất ngờ,
khi hoàn thiện, đưa lên cân thì tượng nặng 490 kg. Con số
49 này lại trùng hợp với tuổi thọ của Thủy tổ Vũ Hồn.
Phải chăng đây là điều tâm linh mà trời đã định sẵn?
Về Mộ Trạch, đi vào sâu trong làng chúng ta sẽ gặp
chùa và đình. Chùa tọa lạc ở xứ Hình Rùa, phía bắc làng
Mộ Trạch, có tên gọi là chùa Diên Phúc. Chùa này Thủy
Tổ Vũ Hồn cho xây dựng để thờ Phật. Còn đình cũ được
xây ở phía chính tây đầu làng. Tới đời vua Lê Hy Tôn và
chúa Trịnh Căn (năm 1697) đình được dân làng xây
thành Đình lớn, hậu cung của đình thờ Thành Hoàng
làng. Ngôi đình này đã bị triệt phá vào năm 1741 vì Vũ
Trắc Oánh (người làng Mộ Trạch) đã cùng Nguyễn Tuyển
và Nguyễn Cừ (người vùng Ninh Xá, Hải Dương) phất
cờ khởi nghĩa chống đối triều đình vua Lê, chúa Trịnh.
Khởi nghĩa thất bại. Vũ Trắc Oánh phải biệt xứ mà đi.
Mười sáu năm sau (năm 1757) bà Nhữ Thị Thuận cùng
chồng là ông Vũ Phương Đẩu đề nghị dân làng cho xây

6
Tìm Hiểu Về Cội
dựng

6
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

lại ngôi đình bị phá. Bà bỏ tiền riêng, không nhận tiền của
dân làng đóng góp. Sau khi hoàn tất bà còn công đức thêm
10 mẫu ruộng để thu hoa lợi dành cúng tế hàng năm.
Để ghi nhận công đức của bà, sau khi bà mất, dân làng
phong bà là Hậu thần. Tại đình vẫn còn bia đá ghi công
đức của bà. Đình làng vào thời điểm ấy được xây dựng
thành một quần thể kiến trúc bao gồm: đình ngoài, đình
trong, hậu cung, sân đình với các cột đồng trụ bao chung
quanh.Năm 1954, giặc Pháp dỡ gạch ngói của đình ngoài
để mang đi xây đồn bốt. Ngày nay, chỉ còn lại đình trong
và hậu cung. Năm 1991, đình trong được dân làng tu bổ
lại. Cũng năm 1991, đình và miếu của làng Mộ Trạch
được Nhà nước cấp bằng di tích “Lịch sử - Văn hóa” cấp
quốc gia.
Về Mộ Trạch ta còn thấy nhiều nhà thờ của các chi, các
phái. Cụ Tổ của các chi - phái này thường là ông nghè, ông
trạng, công hầu khanh tướng, và những người có công với
đất nước.

ĐÌNH LÀNG MỘ TRẠCH XÃ TÂN HỒNG HUYỆN BÌNH GIANG

6
Tìm Hiểu Về Cội

CỔNG CHÙA DIÊN PHÚC CỦA LÀNG MỘ TRẠCH

Về Mộ Trạch, với con mắt của chúng ta, dù có là những


nhà thiên văn và địa lý cũng không thể hình dung ra được
cái thế đất linh “Ngũ mã tiền triều - Thất tinh hậu ứng”.
Bởi vì trong phong trào đô thị hóa của một đất nước đang
phát triển thì vạn vật luôn luôn đổi thay, nhưng có một
di sản vô giá mà tổ tiên để lại cho con cháu dòng họ Vũ-
Võ vẫn trường tồn với thời gian. Đó chính là giếng
nước cổ, tọa lạc trên đất Chùa Diên Phúc. Dân làng
thường gọi là “giếng Chùa”.
Theo lời truyền thì bà Hoàng Thị Trúc (vợ của Thủy tổ
Vũ Hồn) đã dày công tìm kiếm ra được một mạch nước rất
mạnh. Bà cho người đào giếng với đường kính 50m nhằm
lấy nước phục vụ nhân dân. Giếng này có nước quanh
năm, không bao giờ khô cạn. Để tìm hiểu thêm về giếng
Chùa và gia cảnh của Vũ Hồn, một số con cháu họ Vũ-
Võ đã nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thỉnh cụ
Vũ Hồn về nói chuyện với con cháu trong dòng họ. Theo
lời “truyền lại” của Phan Thị Bích Hằng: Thủy tổ Vũ

6
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
Hồn có hai vợ. Một

6
Tìm Hiểu Về Cội Nguồn

người do cụ Vũ Huy lấy cho (ở Phúc Kiến), khi ấy Vũ Hồn


không có mặt ở nhà. Bà này có tên gọi là Yacra Nhi, người
vùng Mãn Châu. Cụ cho biết, lấy bà này là để bang giao
thôi. Vợ thứ hai lấy ở Việt Nam, do cụ lựa chọn. Người vợ
này có tên là Hoàng Thị Trúc (cụ gọi rất đầy đủ là
Hoàng Thị chính thất, húy Trúc). Cụ cho biết, chữ
“Trúc” trong chữ trúc mai chứ không phải chúc mừng. Bà
Trúc quê ở làng Mạc Xá, Bình Giang, gần làng Mộ Trạch.

GIẾNG CHÙA

66
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

CON CHÁU HỌ VŨ-VÕ XIN NƯỚC LỘC Ở GIẾNG CHÙA

Cụ kể: Ngày ấy hạn rất nặng, dân làng không tìm


đâu ra được nước ăn. Giữa lúc cụ đang băn khoăn lo lắng
thì bà Trúc cho biết: Khi cùng chúng bạn đi tát nước, bà
phát hiện ra một khu vực quanh năm có nước. Ngay sau
đó, bà đưa cụ Vũ Hồn đi tìm. Họ tìm cả một tuần trăng
mới ra được mạch nước. Bà kêu gọi dân làng ra đào giếng.
Đêm nào bà cũng nấu cháo cho dân ăn. Giếng đào gần
cả tháng mới xong. Ngày nay, giếng Chùa được gắn với
câu:
Truyền rằng ở mạch giếng này
Là đường khoa bảng chỉ đầy không vơi.
Tương truyền thời điểm ấy có một giai thoại nói rằng:
Mỗi khi làng Mộ Trạch có người đỗ Tiến sỹ thì cá nổi
lên bơi lội trên mặt giếng, vì thế mà trong dân gian có câu
ngạn ngữ: “ Tam sơn rắn hiện- Mộ Trạch cá bơi “ (Tam
sơn thuộc Bắc Ninh cũng là một vùng Địa linh nhân

6
Tìm Hiểu Về Cội
kiệt).
Trong tập thơ “ Tùng Hiên Bát Cảnh ” thì giếng Chùa

6
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

là một trong tám cảnh đẹp của làng Mộ Trạch. Dưới đây là
bài thơ minh họa về giếng Chùa của Hoàng Giáp Vũ Cán :
Mộ Trạch làng xưa
Nay đã nổi danh
Có chùa Diên Phúc
Giáp Tý khánh thành
Đông-Nam chùa cổ
Có giếng trong lành
Nước đầy không tràn
Mà múc không cạn
Rót đây trút đấy
Giúp ích sinh linh
Chẳng sâu thăm thẳm
Có mạch lừng danh
Tuôn hoài chẳng hết
Nhân kiệt địa linh
Bút ta làm minh
Lưu cùng năm tháng
Chính vì sự mầu nhiệm và linh thiêng ấy mà con cháu
trong dòng họ Vũ-Võ ở khắp mọi miền đã nô nức bảo
nhau về Mộ Trạch để xin nước lộc của giếng Chùa.
Từ vành nôi của Mộ Trạch họ Vũ-Võ Việt Nam đã sản
sinh ra biết bao danh nhân của đất nước nói chung và dân
làng Mộ Trạch nói riêng, như đôi câu đối ở cổng miếu thờ
Thần tổ mà Giáo sư - Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã

6
Tìm Hiểu Về Cội
viết:

7
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
- Mười hai thế kỷ dựng cơ đồ, Lớp lớp khoa danh ngời
quốc sử .(1)
- Muôn dặm sơn hà lưu sự nghiệp, Đời đời vinh hiển rạng
gia thanh. (2)
Quả là như vậy, dân làng Mộ Trạch đã tiếp nối truyền
thống của các vị tiền bối có tài cao, trí lớn, có tinh thần yêu
nước thương dân nên đã ra sức phấn đấu vươn cao trên
mọi lĩnh vực.
Người Mộ Trạch có truyền thống là hiếu học. Về tới
đầu làng là đã nghe âm vang tiếng trẻ học bài. Tiếng í ới
của các bà mẹ đôn đáo chạy chợ với khuôn mặt rám nắng
sạm đen và sự tất bật của những người cha lam lũ quần
xắn cao vác cuốc ra đồng. Những công việc nhọc nhằn này
không đơn thuần là nhiệm vụ của những người làm cha và
làm mẹ, mà còn là thực hiện ước mơ của dân làng Mộ
Trạch mong sao con trẻ nên người.

DÂN MỘ TRẠCH HẾT LÒNG


LO TOAN CHO CON CHÁU ĐẾN TRƯỜNG

7
Tìm Hiểu Về Cội
Dân làng Mộ Trạch đều biết đôi câu đối được treo
tại đình làng: “Vị tử tôn lập vạn đại cơ / Khanh tướng công
hầu vô thị loạn” (Vì con cháu lập nghiệp muôn đời./ Dù
cho thời loạn hoặc thời bình đều có công hầu, khanh
tướng ). Do đó họ đã luận ra và hiểu rằng, từ thủa xa
xưa Tổ tiên đã nhắc nhở : Phải luôn luôn quan tâm đến
tương lai của con em mình. Đời cha phải lo toan sắp đặt
cho đời con. Đời con phải tính toán kiện toàn cho đời
cháu. Bất cứ ở thời điểm nào con cháu trong dòng họ
Vũ-Võ cũng phải học giỏi, tài cao, hiếu thảo với ông bà
cha mẹ. Để thực hiện được nguyện vọng này đã có những
gia đình phải nhịn ăn, nhịn mặc, thậm chí bán cả nhà
đất, ruộng vườn để lo cho con em ăn học thành tài.
Dân làng Mộ Trạch đi lên từ nghèo khó, và để thoát
cảnh đói nghèo, họ đã xây dựng một “kim chỉ nam” là con
đường học vấn. Do đó mà từng gia đình trong dòng họ
đều sốt sắng thi đua cùng nhau thực hiện.
Dân làng Mộ Trạch đều chung một quan điểm:
Dân tiến bộ, nhờ nền văn
hóa Đất phì nhiêu cây quả
càng to Trau dồi văn hóa
sớm lo
Người mà vô học ra trò trống chi !...
Xuất phát từ quan điểm này mà dân làng Mộ Trạch
luôn nuôi dưỡng cho con em mình về những giấc mơ
vào đại học. Tinh thần ấy đã tạo nên một sự bứt phá như
từ trong nội lực, từ trong huyết quản của những con tim.
Người này truyền qua người kia không ai chịu an phận
thủ thường, không cho phép con em lười nhác. Chính
vì thế mà họ đã mang về những thành quả, những tấm

7
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
gương sáng ngời vươn lên thành đạt, đang tích cực đóng
góp vào sự nghiệp

7
Tìm Hiểu Về Cội
xây dựng đất nước Việt Nam. Cũng vì thế mà thế hệ này
nối tiếp thế hệ kia họ đã thúc đẩy, động viên con cháu
ra sức trau dồi văn hóa để trở thành những thế hệ hiếu
học, giăng kết và tôn bồi thành làng hiếu học nổi tiếng như
Mộ Trạch ngày nay.
Những ý tưởng này đã có từ thủa xa xưa. Khi mà
Mộ Trạch còn có tên gọi là làng Chằm thì trong dân gian
đã có câu vè “Tiền làng Đọc - Thóc làng Nhữ - Chữ làng
Chằm”. Vì làng Đọc có nghề nhuộm vải nên dân trong
làng có nhiều tiền, còn làng Nhữ chuyên làm nông nghiệp
nên dân làng này có nhiều thóc. Riêng làng Chằm chẳng
có nhiều tiền mà cũng không có thóc nhưng lại có nhiều
chữ nên có nhiều ông trạng, nhiều tiến sỹ và nhiều người
làm quan ở trong triều. Vì thế mà ngày ấy người ta thường
nói là “Họ Vũ họp làng trong Kinh đô”.
Nhắc đến Mộ Trạch người ta đánh thức lòng tự hào về
những người con của làng Mộ Trạch, với những tên
tuổi như Giáo sư Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, như Vũ Đình
Hòe đã từng làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, với nhà giáo
ưu tú Vũ Đình Liên cùng nhiều Tiến sỹ tài năng đang
công tác ở nước ngoài và ở khắp mọi nơi trên đất nước,
đã làm rạng danh tên tuổi, quê hương và dòng họ.
Mộ Trạch còn là điểm sáng rực rỡ của cả nước và đứng
đầu về nền học vấn thời xưa. Một làng có 36 tiến sỹ trong
đó họ Vũ chiếm tới 30, quả là không hổ danh khi nói tới
làng độc nhất vô nhị về khoa bảng của thời Nho học.
Hội thi năm 1656, cả nước có 3000 thí sinh, chỉ chọn
sáu người đỗ đầu là tiến sỹ thì Mộ Trạch đã chiếm ba. Đó
là Vũ Trác Lạc, Vũ Đăng Long và Vũ Công Lượng.
Hội thi năm 1659, cùng một lúc Mộ Trạch đón ba, bốn
ông nghè vinh quy bái tổ. Sau khi đọc Đăng khoa lục

7
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
biết

7
Tìm Hiểu Về Cội
chuyện này, vua Tự Đức đã bút phê là “Nhất gia bán
thiên hạ”. (Học vấn của một làng bằng nửa đất nước).
Người đời ca ngợi Mộ Trạch là: “Nam thiên tứ trạng
Mộ Trạch kiêm chi” (Nước Nam có bốn ông Trạng thì Mộ
Trạch đã chiếm hết cả). Trạng ở đây xin được hiểu là cả
trạng khoa bảng lẫn trạng dân gian. Trạng văn có Lê Nại
(Lê Nại còn được gọi là Trạng ăn); trạng võ có Vũ Phong;
trạng toán có Vũ Hữu và trạng cờ có Vũ Huyến. Ngoài ra
lại có thêm trạng chạy là Vũ Công Trực. Trong các giai
thoại của người Việt Nam, chúng ta thường nghe nói đên
Trạng Quỳnh người họ Nguyễn, Trạng Lợn người họ
Dương và Trạng Khiếu người họ Khiếu v.v. Xem ra mỗi
họ có một vài trạng dân gian là cũng đáng để tự hào.
Vậy mà họ Vũ ở làng Mộ Trạch thì giai thoại đã giành
cho tới năm trạng dân gian, chưa kể đến trạng Khoa bảng.
Quả là một điều kỳ diệu.
Trải qua hơn 5 thế kỷ từ triều Trần qua triều Lê,
Mạc rồi đến thời vua Lê chúa Trịnh, luôn luôn có bậc
anh tài của làng Mộ Trạch mà trong đó họ Vũ đã từng ra
vào giáp mặt với nhau tại triều đình như cụ Vũ Quốc
Sỹ, là người có năm con trai thì cả năm người cùng làm
quan to trong triều đình, trong đó có ba người đỗ tiến sỹ,
một người làm Tể Tướng đó là Vũ Duy Chí, người đã làm
quan tới chức tể tướng trong hai triều vua Lê ( Thủ tướng
ngày nay).
Có gia đình ba đời con trưởng cùng đỗ Tiến sỹ và cùng
làm quan dưới triều vua Lê Thánh Tôn, đó là Vũ Bạt Tụy
(ông) Vũ Duy Đoán (cha) và Vũ Duy Khuông (cháu).
Những sự kiện ở mảnh đất Mộ Trạch này thì còn
rất nhiều mà người viết không thể kể ra hết. Nhưng chỉ
bấy nhiêu thôi cũng đủ tôn vinh Mộ Trạch là làng

7
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
không đâu sánh bằng trên đất nước Việt Nam. Sở dĩ
làng Mộ Trạch có nhiều người học giỏi, tài cao như vậy,
bởi vì nơi đây có

7
Tìm Hiểu Về Cội
truyền thống hiếu học hơn bất cứ nơi đâu.
Điều thú vị ở đây là thời xưa những thí sinh của
làng muốn lên kinh đô dự thi, đều phải vượt qua kỳ thi
thử của làng. Ban giám khảo là những người học rộng và
chức phẩm của làng giám sát kỳ thi. Đồng thời làm nhiệm
vụ bồi dưỡng để con em có đủ năng lực thi tài với thiên
hạ.
Sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân
dân, ngoài việc cống hiến tài năng và trí tuệ phục vụ
đất nước, dân làng Mộ Trạch còn rất nhiệt tình tham gia
cách mạng.
Khi ngọn lửa cách mạng bùng lên ở Mộ Trạch, con
cháu họ Vũ ở làng đã hăng hái tham gia các phong trào
và đã được công nhận là: “ cán bộ cách mạng tiền khởi
nghĩa”, nhưng cũng đã có nhiều con em Mộ Trạch ngã
xuống cho Tổ quốc bình yên, cho đất nước thống nhất.
Chúng ta hãy tưởng nhớ và tri ân hơn 60 liệt sĩ của
làng Mộ Trạch đang nằm yên nghỉ ở nghĩa trang.
Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, con em họ Vũ làng Mộ Trạch đã lập nhiều chiến
tích vẻ vang và nhiều anh hùng trong lực lượng vũ trang.
Ở thời đại Hồ Chí Minh , Mộ Trạch đã có những người
con ưu tú giữ những cương vị trọng trách trong hàng ngũ
lãnh đạo từ địa phương lên tới Trung ương; trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước, Mộ Trạch có những nhà
khoa học đã cống hiến trí tuệ và hết lòng phục vụ đất
nước, phục vụ nhân dân, kề vai sát cánh cùng trăm họ xây
dựng Tổ quốc văn minh giàu đẹp.
Ngày nay người dân Mộ Trạch làm ăn sinh sống ở nơi
xa mỗi khi họ về thăm quê được đi trên đường làng Tiến
Sỹ rộng đẹp thênh thang, trong làng nhiều nhà cao tầng

7
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
mọc lên san sát. Đời sống tiện nghi phong phú, họ
không khỏi

7
Tìm Hiểu Về Cội

bùi ngùi thương tiếc 60 liệt sỹ và những người thân


đang nằm yên nghỉ ở nghĩa trang.
Đến nay vào mùng tám tháng Giêng hàng năm là ngày
Hội làng. Con cháu họ Vũ-Võ ngụ cư bất cứ ở nơi đâu
cũng nô nức kéo nhau về cố hương Mộ Trạch vui ngày lễ
hội và thắp nén nhang thơm tưởng nhớ tới Thủy tổ
dòng họ Vũ- Võ, Thành hoàng làng và liệt tổ, liệt tông
cùng các thế hệ ông cha đã lưu danh Mộ Trạch và dòng
họ Vũ-Võ muôn ngàn đời sau. Về Mộ Trạch không ai bảo
ai nhưng tất cả đều tự hào về một cội nguồn của dòng họ
mà các danh nhân họ Vũ-Võ ở khắp mọi miền đã xuất phát
từ nơi đây. Họ đã góp phần tô đẹp cho một làng văn hiến
có truyền thống vẻ vang với những cụm từ ca ngợi của
các văn nhân:
Quê võ - Quê văn - Tiến sỹ sào.
Làng bút - Làng gươm - Công hầu ổ

HỘI LÀNG VÀO NGÀY SINH NHẬT THỦY TỔ VŨ HỒN

8
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

II. HÌNH THÀNH TỔ CHỨC DÒNG HỌ

Từ làng Mộ Trạch, con cháu họ Vũ-Võ đã tỏa khắp bốn


phương. Năm 1990, một số thành viên người họ Vũ (gốc ở
làng Mộ Trạch) đã tham gia Hội đồng hương tại Thủ đô
Hà Nội.
Họ đã tập hợp, kết nối với một số người họ Vũ ở các
địa phương (có quan hệ họ hàng ở Mộ Trạch), cùng nhau
bàn bạc và tổ chức Ban Liên lạc họ Vũ Hà Nội với mục
đích sưu tầm các tài liệu về làng Mộ Trạch, về Thần tổ
Vũ Hồn, về “Ngũ chi - Bát phái”.
Theo tạp chí Thông tin dòng họ số 39/2014 (NXB
Thế giới): Ban Liên lạc họ Vũ Hà Nội thời gian đầu chỉ
có 15 thành viên, do luật sư Vũ Quý Vỹ làm Trưởng ban.
Dần dần ban lan rộng, quy tụ bà con mang họ Vũ-Võ ở
nhiều nơi, nhiều vùng tham gia. Qua 5 năm (từ 1990 đến
1995), “Hội đồng hương Mộ Trạch” Hà Nội đã xây dựng,
tổ chức và kết nối để hình thành “Ban Liên lạc họ Vũ-Võ”
với sự hưởng ứng của bà con anh chị em mang dòng họ
Vũ-Võ của nhiều tỉnh thành tham gia.
- Ngày 28 tháng 5 năm 1995, cuộc họp mặt lần thứ nhất
của Ban Liên lạc họ Vũ-Võ được tổ chức tại Hội trường Bộ
Y tế - số 138A đường Giảng Võ Thành phố Hà Nội với gần
400 người tham dự. Ban Liên lạc họ Vũ-Võ chính thức
ra mắt. Luật sư Vũ Quý Vỹ làm Trưởng ban. Đại tá Vũ
Thúy làm Phó Trưởng ban. Kỹ sư Vũ Mạnh Hà làm Tổng
thư ký.
- Hội nghị đại biểu Ban Liên lạc họ Vũ-Võ lần thứ hai
được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12 tháng giêng năm 1997
với trên 500 người tham dự, bao gồm 23 đoàn đại biểu
8
Tìm Hiểu Về Cội
là thành viên Ban Liên lạc của các tỉnh thành. Hội nghị
đã

8
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
bổ sung hoàn chỉnh bản Quy ước của dòng họ và xây dựng
chương trình hoạt động trên phạm vi ba miền của đất
nước.
- Ngày 18 tháng giêng năm 1998 cuộc họp mặt lần thứ
ba được tổ chức tại Hà Nội nhằm thảo luận những việc cấp
thiết trong dòng họ, xoay quanh vấn đề phát triển dòng họ
và vận động công đức tôn tạo quê hương Mộ Trạch.
- Cuối năm 2000, luật sư Vũ Quý Vỹ, Trưởng Ban Liên
lạc họ Vũ-Võ qua đời nên ông Vũ Xuân Sinh được đề
cử thay thế.
- Ngày 24 tháng 11 năm 2002, Hội nghị Ban Liên lạc họ
Vũ-Võ lần thứ tư tổ chức tại Hà Nội, gồm gần 500 người
và 20 đoàn đại biểu tham dự. Mục dích của Hội nghị là
kiện toàn Ban Chấp hành và triển khai tôn tạo khu di tích
miếu thờ Thần tổ.
- Cùng với sự hình thành Ban Liên lạc họ Vũ-Võ Hà
Nội vào năm 1994 thì tỉnh Nghệ An cũng thành lập Ban
Liên lạc của dòng họ.
- Năm 1996 thành lập Ban Liên lạc họ Vũ-Võ tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Năm 1997, Ban Liên lạc họ Đặng-Vũ Thành phố
Hồ Chí Minh đã được thành lập.
- Năm 1999 thành lập Ban Liên lạc họ Vũ-Võ tỉnh Thái
Bình.
- Năm 2001 thành lập Ban Liên lạc họ Vũ-Võ tỉnh Thái
Nguyên.
- Năm 2002 thành lập Ban Liên lạc họ Vũ-Võ tỉnh Yên
Bái - tỉnh Hưng Yên và Thành phố Hải Phòng.
- Năm 2003 thành lập Ban Liên lạc họ Vũ-Võ tỉnh
Tuyên Quang.
Ngày ấy Ban Liên lạc họ Vũ-Võ của nhiều tỉnh thành

8
Tìm Hiểu Về Cội
đã được thành lập. Theo yêu cầu của Ban Liên lạc các
địa phương cần phải có Ban Liên lạc chung cho cả nước.
Do đó:
- Ngày 14/6/2003 Ban Liên lạc họ Vũ-Võ Việt Nam
đã ra mắt gồm 123 thành viên trong Ban Chấp hành, trong
đó có một Chủ tịch và bảy Phó Chủ tịch; ngoài ra còn có
hai vị Chủ tịch danh dự kiêm cố vấn là Giáo sư - Anh
hùng lao động Vũ Khiêu và cụ Vũ Oanh, nguyên Ủy viên
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Sau hai năm tôn tạo, khu di tích Thần tổ Vũ Hồn đã
hoàn thiện và được khánh thành đúng vào ngày 11 tháng
01 năm 2004, nhân ngày kỷ niệm 1200 năm sinh nhật
của Thủy tổ Vũ Hồn. Trên dưới hai vạn bà con trong dòng
họ về tham dự. Trong buổi lễ này Ban Liên lạc họ Vũ-Võ
đã tôn vinh ông Võ Văn Hồng ở Nghệ An và ông Vũ Văn
Tiền ở Thái Bình, những người đã tiến cúng tài vật để công
trình được hoàn thiện.
- Ngày 27 tháng 11 năm 2005, Hội nghị Ban Liên lạc họ
Vũ-Võ Việt Nam lần thứ năm được tổ chức tại Hà Nội với
mục đích kiện toàn và tăng cường phát triển hoạt động của
dòng họ. Ban Chấp hành gồm: 1 Chủ tịch là ông Vũ Ngọc
Kỳ; 7 Phó Chủ tịch, ngoài ra còn có 17 vị trong Ban
Thường trực và 90 Ủy viên nằm trong Ban Liên lạc dòng
họ các tỉnh thành của 3 miền.
-Tháng 6 năm 2006, Ban Liên lạc họ Vũ-Võ Việt
Nam thành lập các tiểu ban chuyên môn, chuyên sâu
vào các công việc của dòng họ, gồm các Tiểu Ban: Văn hóa
Tuyên truyền - Khuyến học, Khuyến tài - Tổ chức Thi đua
- Chắp nối Gia phả.
- Ngày mùng 9 tháng 9 năm 2006, Thường trực Ban

8
Phần Thứ Hai: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
Liên lạc họ Vũ-Võ Việt Nam đã thống nhất đổi tên từ Ban
Liên lạc họ Vũ-Võ Việt Nam thành Hội đồng dòng họ
Vũ-Võ

8
Tìm Hiểu Về Cội

Việt Nam. Các Tiểu ban cũng được chuyển thành các Ban.
- Ngày 31 tháng 7 năm 2008, ông Vũ Ngọc Kỳ (Chủ
tịch HĐDH Vũ-Võ Việt Nam) qua đời. Thông qua lời giới
thiệu cùa 2 vị Chủ tịch danh dự và các thành viên trong
Ban Thường vụ, HĐDH Vũ-Võ Việt Nam đã tổ chức bỏ
phiếu kín để bổ sung các vị lãnh đạo mới.
- Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Đại hội Đại biểu Dòng họ
Vũ Võ Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ
sáu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình với gần 3000
đại biểu đại diện cho HĐDH Vũ-Võ các tỉnh thành của cả
nước về tham dự. Đại hội đã bầu 99 Ủy viên trong Ban
Chấp hành HĐDH do giáo sư Vũ Tuấn là chủ tịch
HĐDH. Vào tháng 12 năm 2008 giáo sư Vũ Tuấn nghỉ vì
lý do sức khỏe. Thường trực HĐDH đề cử ông Vũ Ngọc
Thức lên thay ông Vũ Tuấn làm chủ tịch HĐDH.
Từ Đại hội này các Hội nghị gặp mặt trước đây đều coi
là Đại hội của dòng họ. Tính đến nay đã trải qua 26 năm
với 6 lần Đại hội.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ VŨ-VÕ VIỆT NAM KHÓA VI

You might also like