Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

ISO VÀ TAM GIÁC PHƠI SÁNG

Phơi sáng : là khoảng thời gian phim


(cảm biến) lộ ra ánh sáng bên ngoài

Một bức ảnh đủ sáng là các chi tiết trong ảnh


đảm bảo rõ ràng cả trong vùng sáng và vùng tối
Có 3 yếu tố ảnh hưởng
đến lượng ánh sáng
máy ảnh sẽ ghi lại khi
chụp đó là: ISO ( độ
nhạy sáng của cảm
biến máy ảnh), độ mở
khẩu độ và tốc độ màn
trập
Yếu tố thứ nhất: ISO

Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh - Censor.
Trong máy ảnh phim thì đó là độ nhạy sáng của phim. Chúng được thể hiện với
các giá trị 100, 200, 400, 800, 1600,... con số càng nhỏ thì ảnh càng ít nhạy cảm với
ánh sáng và hình ảnh sẽ ít bị nhiễu hạt hơn.
Cường độ ánh sáng nhỏ nhất (hay còn được gọi là độ nhạy sáng), cho biết cường độ
ánh sáng nhỏ nhất để cảm biến của máy ảnh có thể cảm nhận được màu sắc của
đối tượng. Trong điều kiện ánh sáng trên ngưỡng cường độ ánh sáng nhỏ nhất, máy
ảnh sẽ thu được hình ảnh màu sắc thực của các đối tượng quan sát. Khi ánh sáng
xuống dưới ngưỡng, camera sẽ không thể ghi hình, hình ảnh trả về đen
VÍ DỤ:

Giá trị ISO càng lớn thì ảnh


càng sáng nghĩa là cảm
biến càng nhạy với ánh sáng
hơn, trong một khoảng thời
gian chụp như nhau thì ISO
cao hơn thu được nhiều ánh
sáng hơn làm ảnh sáng hơn.
Tuy nhiên tăng ISO sẽ gây hiện tượng nhiễu hạt tùy mức độ
Noise là thuật ngữ trong nhiếp ảnh số, là
hiện tượng xảy ra khi chụp ảnh trong môi
trường thiếu sáng với ISO cao, làm ảnh
xuất hiện các hạt lấm chấm

Những hạt lấm chấm này được phân bố


trên các bề mặt mịn, đặc biệt là ở các vùng
tối và sẫm màu. Một tấm ảnh xuất hiện
càng nhiều noise thì chất lượng ảnh càng
thấp, vùng cạnh biên của các đối tượng
càng bị mờ, ảnh có cảm giác vỡ hạt.
Độ nhạy sáng của máy ảnh sẽ ảnh hưởng
đến độ nét và độ chi tiết của bức ảnh. Các
máy ảnh kích thước cảm biến sensor càng
lớn, ảnh chụp ra càng ít gặp noise hơn
KÍCH THƯỚC SENSOR
Cảm biến có diện tích lớn hơn sẽ
ghi nhận lượng sáng lớn hơn và
nhiều chi tiết ảnh hơn trong cùng
điều kiện ghi hình.
Cảm biến lớn hơn có thể chứa
các điểm ảnh có kích thước lớn
hơn. Chẳng hạn một máy ảnh
Full Frame và một máy ảnh APS-
C có cùng số lượng điểm ảnh là
16MP. Thì điều đó không có
nghĩa là chất lượng hình ảnh
cũng sẽ tương đương. Trên diện
tích FF lớn hơn, các điểm ảnh lớn
hơn, ghi nhận nhiều ánh sáng
hơn, chất lượng ảnh sẽ tốt hơn.

Full Frame (24 x 36mm): Loại cảm biến


có kích cỡ ngang bằng với một tấm
phim 35mm. Cảm biến full frame có
mức ISO cao nhất mà hình ảnh được tạo ra không bị nhiễu hạt
kích cỡ gấp đôi các cảm biến APS-C.
GIẢM THIỂU NOISE GÂY RA DO ĐỘ NHẠY SÁNG CỦA MÁY ẢNH

Để giảm thiểu noise từ đó gia tăng chất


lượng của bức ảnh chúng ta có các cách
sau:

_Dùng máy ảnh có kích thước cảm biến


lớn hơn.
_Lắp thêm đèn, mở cửa sổ, dùng flash… để
tăng thêm ánh sáng, hoặc chụp trong môi
trường có nhiều ánh sáng hơn.
_Cố gắng chụp với ISO thấp nhất có thể.
_Sử dụng các plugin trong quá trình hậu kỳ
để giảm noise (như Noise Ninja, Topaz
Denoise…)
GIÁ TRỊ ISO TƯƠNG ĐỐI ĐƯỢC KHUYÊN DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP
Yếu tố thứ hai: ĐỘ MỞ KHẨU ĐỘ

Kích thước của lỗ khẩu cho ánh sáng đi qua có thể điều
chỉnh được. Lượng ánh sáng đi vào bên trong vì vậy có thể
nhiều hay ít
VÍ DỤ:

khẩu độ giúp điều chỉnh độ


sáng của một bức ảnh. Khi
mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi
vào đến cảm biến sẽ nhiều,
giúp ảnh sáng hơn. Và ngược lại,
khi mở khẩu bé, lượng ánh sáng
vào đến cảm biến ít,
khiến ảnh tối hơn.
Yếu tố thứ ba: TỐC ĐỘ MÀN TRẬP

Bằng cách đóng mở cửa trập, độ dài


thời gian ánh sáng đi vào cảm biến
được điều khiển
VÍ DỤ:

Tốc độ màn trập ảnh hưởng tới lượng


ánh sáng đi vào cảm biến, ảnh hưởng
đến khả năng phơi sáng cũng như độ
sáng của hình ảnh. Nếu sử dụng tốc độ
màn trập chậm, cảm biến máy ảnh sẽ
thu được nhiều ánh sáng và ảnh thu
được sẽ sáng hơn.
SỰ KẾT HỢP GIỮA KHẨU ĐỘ VÀ TỐC ĐỘ MÀN TRẬP

Tổng lượng ánh sáng cần có không thay đổi nhưng giá trị kết hợp giữa khẩu độ và
tốc độ chụp thì có thể thay đổi được. Vì thế khi thay đổi một thông số này thì phải
thay đổi thông số kia theo.
Để chụp được những bức ảnh “đóng Để chụp được những bức ảnh trong điểu
băng” chuyển động cần thiết lập tốc độ kiện thiếu sáng như trời đêm, sự kiện trong
màn trập nhanh. Điều đó đồng nghĩa với nhà hay không được dùng flash cần thiết
việc ánh sáng thu được qua việc mở cửa lập tốc độ màn trập chậm để thu được
trập rất ít, khi đó chúng ta cần thiết lập nhiều ánh sáng hơn, khi đó cần để khẩu
một khẩu độ lớn để đảm bảo bức ảnh đủ nhỏ để đảm bảo bức ảnh đủ sáng
sáng
Tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính
sẽ phối hợp với nhau để điều chỉnh
lượng sáng đến bề mặt cảm biến
ảnh. Hình ảnh thường dùng để dễ
mường tượng việc phối hợp này là cái
ly hứng nước từ cái vòi. Mở vòi nước
hết mức thì cái ly sẽ nhanh đầy nước,
đóng vòi nước thật nhỏ cho rỉ từng
giọt thì mất thời gian dài mới đầy ly
nước. Tốc độ màn trập và khẩu độ
ống kính làm việc với nhau kiểu vậy.
Khẩu độ mở lớn thì lượng sáng lớn đi
qua, cảm biến chỉ cần thời gian lộ
sáng ngắn (tức là tốc độ màn trập
nhanh) là nhận đủ lượng sáng cần
thiết (đúng sáng theo máy ảnh đo).
Ngược lại khép khẩu nhỏ thì lượng
sáng đi qua ít hơn thì cảm biến cần
khoảng thời gian lộ sáng dài hơn để
có được hiệu quả tương đương
Trong trường hợp việc điều chỉnh khẩu độ và tốc độ màn trập không
gây được hiệu ứng như mong muốn thì chúng ta sẽ nghĩ đến việc điều
chỉnh ISO
Chúng ta luôn cố gắng bám sát mức ISO thấp nhất
(mức ISO cơ bản) thường là ISO 100 hoặc 200. Trong
môi trường đủ sáng, có thể để ISO ở mức tối thiểu
để có thể giảm thiểu sự xuất hiện của nhiễu ảnh
càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên trong môi trường tối vẫn có thể sử dụng
ISO thấp. Ví dụ như máy ảnh được gắn trên giá ba
chân hoặc được đặt trên bàn,.. Khi đó chúng ta sẽ
thiết lập tốc độ màn trập dài để đảm bảo đủ sáng
cho bức ảnh

Mặc dù ISO thấp là mức lý tưởng nhưng trong một


vài trường hợp chúng ta cần lựa chọn giữa một bức
ảnh sắc nét ở ISO cao hoặc một bức ảnh mờ ở ISO
thấp. Khi chúng ta chụp những vật có chuyển động
nhanh hoặc khi chụp cầm tay trong nhà, không có
flash thì tang ISO là một việc cần thiết.
Nếu ISO quá cao và vẫn có khả năng sử dụng khẩu độ rộng
hơn, hãy mở nó lên cho đến khi ISO đạt đến cấp độ dễ quản
lý hơn.
HẾT.

You might also like