Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – PHẦN VẬT LÝ


Bài: Lực và tác dụng của lực
I. Tìm hiểu về lực
-Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
-Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
Phương đẩy, kéo là phương của lực.
-Một số ví dụ về tác dụng của lực:Lực làm vật đang đứng yên thì chuyển động.Lực làm vật đang
chuyển động thì dừng lại.Lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật.Lực làm vật biến dạng.
II. Đo lực
-Độ mạnh, yếu của lực được gọi là độ lớn của lực.
-Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là N.
-Lực được đo bằng lực kế.
-Cách đo lực bằng lực kế:
+Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.
+Điều chỉnh để kim lực kế chỉ đúng vạch số 0.
+Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế.
+Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
+Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với cái chỉ vạch.
III. Biểu diễn lực
-Người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên có:
+Gốc: đặt vào vật chịu tác dụng lực.
+Hướng: theo hướng kéo hoặc đẩy.
+Độ lớn: biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.
KẾT LUẬN CHUNG
1.Lực là sự đẩy hoặc sự kéo. Lực có 4 đặc trưng cơ bản là :phương, chiều ,độ lớn và điểm đặt
2. Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật đó hoặc làm
nó biến dạng.
3. Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N.
4. Lực được biểu diễn bằng một mũi tên đặt vào vật chịu tác dụng và theo hướng kéo hoặc đẩy.
Bài: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
I. Lực tiếp xúc
- Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc với nhau được gọi là lực tiếp xúc.
-Ví dụ:
- Lực người thợ dùng búa đập vào thanh thép nung nóng. Lực tiếp xúc trong trường hợp này được
gọi là lực va chạm.
- Lực một vật đang chuyển động đến va chạm với một vật khác.
- Lực hai đội kéo co tác dụng vào dây.
-Tay bóp vào quả bóng, hay kéo giãn một chiếc lò xo, làm cho chúng biến dạng. Khi bỏ tay ra thì
vật trở lại hình dạng ban đầu, ta nói vật có tính đàn hồi.
- Khi vật đàn hồi bị biến dạng thì xuất hiện lực đàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó.
II. Lực không tiếp xúc
-Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng không tiếp xúc nhau được gọi là lực không tiếp xúc.
-Ví dụ: lực nam châm hút một số vật bằng sắt.
KẾT LUẬN CHUNG
1. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
2. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của
lực.
Bài. Lực ma sát
I. Lực ma sát trượt
-Khi đẩy hoặc kéo vật này chuyển động trượt trên bề mặt của vật kia, giữa hai vật xuất hiện lực ma
sát chống lại chuyển động. Lực ma sát trong trường hợp này là lực ma sát trượt.
II. Lực ma sát nghỉ
-Khi tác dụng vào vật một lực song song với mặt tiếp xúc nhưng vật chưa chuyển động thì mặt
tiếp xúc đó tác dụng vào vật một lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.
-Khi lực kéo đạt đến một giá trị xác định thì khối gỗ bắt đầu trượt. Lúc đó lực ma sát nghỉ có số đo
lớn nhất.
Khi đã trượt, lực ma sát giữa gỗ và mặt bàn là lực ma sát trượt.
- Lực ma sát có thể vừa có lợi, vừa có hại. Ví dụ, khi viết bảng, ma sát giữa bảng và phấn khiến
phấn bị mòn là có hại nhưng ma sát này cũng giúp phấn bám trên bảng tạo ra chữ viết.
-Trong trường hợp một quả bóng lăn trên mặt sàn nằm ngang thì lực ma sát xuất hiện giữa bóng và
sàn khi đó gọi là lực ma sát lăn.
III. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc
-Khi hai bề mặt áp sát vào nhau, chúng cũng gây ra lực ma sát. Nói cách khác, tương tác giữa hai
bề mặt tiếp xúc tạo nên ma sát giữa chúng.
IV. Ma sát và chuyển động
Trong cuộc sống, ma sát có thể cản trở nhưng cũng có thể thúc đẩy chuyển động.
1. Làm giảm ma sát
-Lực ma sát có hại khi làm cản trở chuyển động của vật, ví dụ: khi dùng cưa để cưa gỗ, ma sát
trượt giữa mặt gỗ và mặt lưỡi cưa cản trở chuyển động của cưa, hay khi kéo, đẩy vật trên mặt
sàn...
Để làm giảm ma sát, người ta dùng nhiều cách khác nhau. Ví dụ:
Dùng dầu, mỡ được cho vào giữa các bộ phần bằng kim loại chuyển động trong động cơ để làm
giảm ma sát, giúp động cơ hoạt động tốt hơn và giảm hao mòn bề mặt bộ phận.
Thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn.
2. Làm tăng ma sát
-Lực ma sát cũng có ích và có vai trò quan trọng trong thế giới tự nhiên và cuộc sống.
Nếu không có ma sát, con người không thể đứng, ngồi, đi bộ,...; ô tô, xe máy không thể chuyển
động.
Trong nhiều trường hợp, ma sát thúc đẩy chuyện động và ta cần tìm cách tăng ma sát.
3. Ma sát và an toàn giao thông
-Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho
bánh xe lăn trên đường không bị trượt.
Khi phanh, lực ma sát càng lớn thì xe dừng lại càng nhanh, tránh được các va chạm nguy hiểm.
Lực ma sát cũng giúp xe không bị trượt khi xuống dốc.
V. Lực cản của nước
-Lực ma sát không chỉ xuất hiện khi các vật tiếp xúc với nhau mà cả khi chúng chuyển động trong
nước hay trong không khí.
Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Ta có thể cảm nhận được lực cản này rõ khi học
bơi hay quạt tay trong nước.
KẾT LUẬN CHUNG
1. Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, cản trở chuyển động của
chúng.
2. Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt lên nhau, cản trở chuyển động của chúng.
3. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.
4. Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
5. Lực ma sát có thể cản trở chuyển động và có thể giúp thúc đẩy chuyển động.
6. Ma sát có nhiều ảnh hưởng trong giao thông đường bộ.
7. Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.
Bài: Lực hấp dẫn
I. Lực hấp dẫn
-Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía tâm của nó. Không chỉ Trái Đất hút các vật, mọi
vật có khối lượng lượng luôn hút nhau. Lực hút như thế gọi là lực hấp dẫn.
-Lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng nhỏ rất yếu nên rất khó nhận ra. Tuy nhiên lực hấp dẫn
của các vật có khối lượng lớn như Mặt Trời, Mặt Trăng hay Trái Đất lại lớn nên rất quan trọng.
II. Khối lượng và trọng lượng
1. Khối lượng
-Mỗi vật đều có khối lượng. Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.
-Khối lượng được đo bằng cân.
-Đơn vị của khoi lượng là:kg,gam,…
- Khi quan sát trên bao bì sản phẩm ta hay thấy từ “khối lượng tịnh” trước một con số. Khi đó con
số này cho biết khối lượng sản phẩm không kể bao bì.
2. Trọng lượng
-Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
-Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).
-Công thức tính trọng lượng: P=10 . KHỐI LƯỢNG
-Khối lượng của vật là không đổi cho dù ở bất kì nơi nào trong vũ trụ, nhưng trọng lượng thì thay
đổi theo lực hấp dẫn tác dụng vào nó.
III. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng
- độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào nó.
KẾT LUẬN CHUNG
1. Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.
2. Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.
3. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
4. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1: LỰC – BIỂU DIỄN LỰC
Câu 1: Hoạt động nào dưới đây cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách.
B. Nhìn một vật cách xa 10m.
C. Nâng một tấm gỗ.
D. Nghe một bài hát.
Câu 2: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
“ Tác dụng … hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”
A. nén B. đẩy
C. ép D. ấn
Câu 3: Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?
A. kilôgam (kg) B. mét (m)
C. mét khối (m3)D. niuton (N)
Câu 4: Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?
A. mũi tên B. đường thẳng
C. đoạn thẳng D. tia 0x
- Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng với đặc điểm của lực tác dụng vào vật theo hình biểu
diễn?

A. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N
B. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N
C. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 15N
D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 15N
Câu 6: Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào
thùng hàng một:
A. lực đẩy B. lực nén
C. lực kéo D. lực ép
- Câu 7: Bạn A kéo một vật với lực 10N, bạn B kéo một vật với lực 20N. Hỏi trong hai bạn, ai
đã dùng lực lớn hơn tác dụng vào vật?
A. bạn A B. bạn B
C. bằng nhau D. không so sánh được
Câu 8: Lực trong hình vẽ dưới đây có độ lớn bao nhiêu?

A. 15N B. 30N
C. 45N D. 27N
Câu 9: Quan sát hình dưới đây và cho biết, vận động viên đã tác dụng lực gì vào quả tạ?

A. lực đẩy B. lực nén


C. lực kéo D. lực uốn
Câu 10: Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào?
A. gốc, hướng
B. gốc, phương, chiều
C. gốc, hướng và độ lớn
D. gốc, phương, chiều và hướng
CHỦ ĐỀ 2: TÁC DỤNG LỰC
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị thay đổi tốc độ?
A. Ấn mạnh tay xuống đệm
B. Ngồi lên một cái yên xe
C. Cầu thủ đá quả bóng vào lưới
D. Gió thổi làm buồm căng
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng?
A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên
B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng
C. Một người thợ đẩy thùng hàng
D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt
Câu 3: Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật:
A. có thể thay đổi tốc độ
B. có thể bị biến dạng
C. có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
D. cả ba tác dụng trên
Câu 4: Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả
bóng đã làm cho nó:

A. bị biến dạng
B. bị thay đổi tốc độ
C. vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ
D. bị thay đổi hướng chuyển động
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng của lực?
A. Lực làm vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động
B. Lực làm vật đang chuyển động, bị dừng lại
C. Lực làm vật chuyển động nhanh lên
D. Cả ba phát biểu trên
Câu 6: Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ như thế nào?

A. Quả bóng bị méo


B. Quả bóng bị bay ngược trở lại
C. Quả bóng vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại
D. Không xảy ra vấn đề gì
Câu 7: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động

A. nhanh lên B. chậm lại
C. dừng lại D. đứng yên
Câu 8: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: Sự biến dạng là …
A. bề mặt của vật bị méo đi.
B. bề mặt của vật bị lõm xuống.
C. sự thay đổi hình dạng của vật.
D. bề mặt của vật bị phồng lên
Câu 9: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
B. Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h.
C. Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi.
D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Câu 10: Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường
hợp nào sau đây thể hiện điều đó?
A. Gió thổi cành cây đu đưa.
B. Quả bóng bay đập vào tường và bị bật trở lại.
C. Xe đạp lao nhanh khi xuống dốc.
D. Gió thổi hạt mưa bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 450.
CHỦ ĐỀ 3: LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LỰC
Câu 1. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
…. là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối
lượng tịnh.
A. Trọng lượng B. Số đo lực
C. Khối lượng D. Độ nặng
Câu 2. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: Mọi vật có khối lượng đều … nhau
một lực.
A. đẩy B. hút
C. kéo D. nén
Câu 3. 1N là trọng lượng của quả cân bao nhiêu gam?
A. 100g B. 1000g
C. 0,1g D. 10g
Câu 4. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:
A. trọng lượng B. trọng lực
C. lực đẩy D. lực nén
Câu 5. Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là:
A. 50 N B. 0,5 N
C. 500 N D. 5 N
Câu 6. Một xe máy có trọng lượng là 350N thì khối lượng là bao nhiêu?
A. 35kg B. 35g
C. 350g D. 3500g
Câu 7. Một cốc nước tinh khiết và một cốc trà sữa có cùng thể tích 150ml để gần nhau. Nhận xét
nào sau đây là đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng
B. Hai vật có cùng khối lượng
C. Có lực hấp dẫn giữa hai vật
D. Cả A và B đúng
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lực chính là trọng lượng của vật
B. Trọng lượng của vật 100g là 1N
C. Kí hiệu trọng lượng là p
D. Đơn vị của khối lượng là N
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trọng lượng của một vật 1kg là 10 N
B. Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng
C. Khi tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
D. Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.
Câu 10. Trên bao bì của gói mì tôm có ghi khối lượng tịnh: 75g. Số ghi đó có ý nghĩa gì?

A. chỉ khối lượng của mì và túi đựng mì


B. chỉ trọng lượng của mì và túi đựng mì
C. chỉ lượng mì có trong túi
D. cả A và B đúng

CHỦ ĐỀ 4: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC


Câu 1. Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu
tác dụng của lực.
A. sự tiếp xúc B. sự va chạm
C. sự đẩy, sự kéo D. sự tác dụng
Câu 2. Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ….. với vật (hoặc đối tượng)
chịu tác dụng của lực.
A. không có sự tiếp xúc
B. không có sự va chạm
C. không có sự đẩy, sự kéo
D. không có sự tác dụng
Câu 3. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Cô gái nâng cử tạ
B. Cầu thủ chuyền bóng
C. Nam châm hút quả bi sắt
D. Cả A và B
Câu 4. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
C. Cả A và B
D. Tay cầm một ly nước
Câu 5. Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn
B. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm
Câu 6. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng
C. Lực cầm quyển sách
D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng
Câu 7. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Lực của tay giương cung
B. Lực của tay mở cánh cửa
C. Lực của nam châm hút viên bi sắt
D. Lực của búa đóng đinh ngập vào tường
Câu 8. Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Trọng lượng của người tác dụng lực lên chiếc đệm
B. Lực hấp dẫn giữa con người với con người
C. Lực hút của Trái Đất lên các đồ vật
D. Cả B và C
Câu 9. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên đang giương cung tên
B. Trọng lực tác dụng lên vật nằm trên bàn
C. Lực sĩ kéo chiếc xe ô tô
D. Vật nặng đang treo ở đầu dưới của lò xo
Câu 10. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Bạn Nam đang mở cửa lớp
B. Vận động viên đang ném quả tạ
C. Các bạn đang làm thí nghiệm với thanh nam châm
D. Cả A và B
CHỦ ĐỀ 5: BIẾN DẠNG LÒ XO – PHÉP ĐO LỰC
Câu 1. Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?
A. Lực kế B. Nhiệt kế
C. Tốc kế D. Đồng hồ
Câu 2. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N. Điều này có
nghĩa
A. Trọng lượng của vật bằng 300g
B. Trọng lượng của vật bằng 400g
C. Trọng lượng của vật bằng 3N
D. Trọng lượng của vật bằng 4N
Câu 3. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này
cho biết
A. khối lượng của vật bằng 20g
B. khối lượng của vật bằng 40g
C. khối lượng của vật bằng 200g
D. khối lượng của vật bằng 400g
Câu 4. Chiều dài ban đầu của lò xo là 15 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của
nó là 18 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?
A. nén một đoạn 3 cm
B. dãn một đoạn 3 cm
C. nén một đoạn 2 cm
D. dãn một đoạn 2 cm
Câu 5. Để đo độ lớn của một lực bằng lực kế, ta cần thực hiện các bước theo thứ tự như nào?
(1) Lựa chọn lực kế phù hơp
(2) Ước lượng giá trị lực cần đo
(3) Thực hiện phép đo
(4) Hiệu chỉnh lực kế
(5)Đọc và ghi kết quả đo
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (2), (1). (3), (4), (5).
C. (2), (1). (4), (3), (5).
D. (1), (2). (4), (3), (5).
Câu 6. Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu lò xo một vật có khối lượng 1kg. Nếu dùng lò
xo này làm lực kế, trên thang chia độ, hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị mấy niutơn (N)?
A. 0,5 N B. 2 N
C. 1 N D. 1,5 N
Câu 7. Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng
lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?
A. 0,5 cm B. 1,5 cm
C. 1 cm D. 2 cm
Câu 8. Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp
tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên
của lò xo này là 20 cm.
A. 45 cm B. 40 cm
C. 50 cm D. 55 cm
Câu 9. Cấu tạo của lực kế gồm những bộ phận chính là:
A. Vỏ lực kế, kim chỉ thị, lò xo
B. Lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
C. Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
D. Bảng chia độ, kim chỉ thị và vỏ lực kế
Câu 10. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Độ dãn của lò xo treo theo phương … tỉ lệ với khối lượng vật treo.
A. thẳng đứng B. nằm ngang
C. nằm nghiêng D. nghiêng một góc 450
CHỦ ĐỀ 6: LỰC MA SÁT
Câu 1. Lực ma sát xuất hiện ở:
A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.
B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.
C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩychuyển động của vật.
D: trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
Câu 2. Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật
B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc với vật
C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật
Câu 3. Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng
B. Quả bóng lăn trên sân bóng
C. Vận động viên đang trượt trên tuyết
D. Xe đạp đang đi trên đường
Câu 4. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có ich?
A. Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn.
B. Đi trên sàn nhà bị trượt ngã.
C. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn.
D. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại?
A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách.
B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi.
C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn.
D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn.
Câu 6. Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?
A. Môi trường nước
B. Môi trường chân không
C. Môi trường không khí
D. Cả A và C
Câu 7. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt?
A. Một vận động viên đang trượt tuyết
B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân
C. Em bé đang chạy trên sân
D. Một vật đang rơi từ một độ cao
Câu 8. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát lăn?
A. Một chiếc ô tô đang đi trên đường.
B. Máy bay đang bay trên bầu trời.
C. Lực giữa má phanh và vành xe khi phanh.
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
Câu 9. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ?
A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng
B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi
C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau
D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay
Câu 10. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt.
B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất.
C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn.
D. Lực làm cho lốp xe bị mòn.

You might also like