Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - SINH HỌC 11

NĂM HỌC: 2021 – 2022

BÀI 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG


Câu 1: Các nguyên tố khoáng trong đất được hấp thụ vào cây qua
A. hệ thống lá. B. hệ thống rễ.
C. hệ thống thân và cành. D. các hệ thống lá, rễ, thân và cành.
Câu 2: Nguyên tố đại lượng có vai trò
A. tham gia cấu trúc tế bào, thành phần của đại phân tử trong tế bào.
B. ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
C. là thành phần của các enzim.
D. tham gia cấu trúc tế bào, thành phần của đại phân tử trong tế bào và ảnh hưởng đến tính chất của
hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
Câu 3: Vai trò của các nguyên tố vi lượng?
1. Là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim.
2. Hoạt hóa các enzim này trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
3. Tham gia cấu trúc tế bào.
4. Liên kết với các hợp chất hữu cơ, có vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất.
5. Thành phần chủ yếu của prôtêin, axit nuclêic.
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 5. D. 3, 4, 5.
Câu 4: Hiện tượng thiếu các nguyên tố khoáng ở thực vật được biểu hiện rõ nhất ở
A. lá cây. B. rễ cây. C. ngọn cây. D. thân cây.
Câu 5: Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố
A. thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
B. không thể thay thế được bất kỳ nguyên tố nào khác.
C. trực tiếp tham gia vào trao đổi chất trong cơ thể.
D. thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống; không thể thay thế được bất kỳ nguyên tố
nào khác và trực tiếp tham gia vào trao đổi chất trong cơ thể.
Câu 6: Vai trò của phốtpho trong cơ thể thực vật là
A. là thành phần của vách tế bào.
B. là thành phần của diệp lục, của prôtêin.
C. là thành phần của ATP và axit nuclêic, phôtpholipit, côenzim.
D. hoạt hóa nhiều enzim.
Câu 7: Vai trò của sắt trong cơ thể thực vật là
A. thành phần của xitôrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim. B. hoạt hóa nhiều enzim.
C. liên quan đến hoạt động của mô phân sinh. D. quang phân li nước, cân bằng
ion.
Câu 8: Cho các nguyên tố. nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các
nguyên tố đại lượng là
A. nitơ, kali, photpho và kẽm. B. nitơ, photpho, kali, canxi và đồng.
C. nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi. D. nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
Câu 9: Cho các nguyên tố. Clo, đồng, canxi, magiê, photpho, sắt, coban, lưu huỳnh, kali, molipđen.
Các nguyên tố vi lượng gồm
A. clo, đồng, magiê, sắt và canxi. B. clo, đồng, magiê, coban và lưu huỳnh.
C. clo, đồng, magiê, coban, lưu huỳnh và kali. D. clo, đồng,BB
magiê, sắt, coban và molipđen.
Câu 10: Trồng cây lúa trong 3 chậu khác nhau:
Chậu 1: Đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. N, K, P, Ca, Na, Mg, Fe, S
Chậu 2: Có một số nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. K, P, Ca, Na, Mg, Fe, S
Chậu 3: Nước cất
Cây lúa sinh trưởng rất kém ở
A. chậu 1, 2. B. chậu 1. C. chậu 2. D. chậu 3.
BÀI 5, 6. DINH DƯỠNG NI TƠ Ở THỰC VẬT
Câu 1: Các dạng nitơ chủ yếu mà cây hấp thụ được là
-
A. nitơ phân tử. B. nitơ nitrit (NO2 ).
- + -
C. nitơ nitrat ( NO3 ), nitơ amôn (NH4 ). D. nitơ phân tử, nitơ nitrat (NO3 ), nitơ amôn
+
(NH4 ).
Câu 2: Vai trò của nitơ đối với đời sống của thực vật là
A. tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim.
B. điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.
C. quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.
D. tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim; điều tiết các quá trình trao đổi chất
trong cơ thể thực vật; quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.
Câu 3: Để bón phân hợp lí cho cây trồng cần xác định
A. thời kì bón phân.
B. lượng phân cần bón.
C. cách bón phân và bón loại phân bón.
D. thời kì bón phân, lượng phân cần bón, cách bón phân và bón loại phân bón.
Câu 4: Các phương pháp bón phân cho cây trồng bao gồm
A. bón lót. B. bón thúc.
C. bón qua đất hoặc qua lá. D. bón lót, bón thức và bón qua đất hoặc qua lá.
Câu 5: Nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây là
A. đất. B. khí quyển. C. các trận mưa có sấm sét. D. phân bón
vô cơ.
Câu 6: Nhóm vi sinh vật cố định nitơ trong khí quyển nhờ enzim
A. nitrôgenara. B. đêhidrôgenaza. C. oxigenaza. D. amilaza.
Câu 7: Biện pháp nào ngăn chặn được quá trình phản ứng nitrat hóa ở đất là
A. đảm bảo độ thoáng cho đất.
B. chống ngập úng ở cây.
C. trồng cây họ đậu.
D. đảm bảo độ thoáng cho đất, chống ngập úng ở cây và trồng cây họ đậu.
Câu 8: Quá trình biến đổi hợp chất hữu cơ chứa nitơ thành muối nitrat để cây có thể sử dụng được
nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật là
A. vi sinh vật nitơ hóa, vi sinh cố định nitơ. B. vi sinh vật nitrat hóa.
C. vi sinh vật amôn hóa, vi sinh vật nitrat hóa. D. vi sinh vật cố định nitơ.
Câu 9: Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp
A. bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vật và thực vật.
B. trồng cây họ đậu.
C. bón supe lân, apatit. ( nguoticungiapphotpho)
D. bón phân urê, đạm amôn, đạm sunfat.
Câu 10: Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được
nguồn nitơ?
A. Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá. B. Quá trình amôn hoá và hình thành axit
amin.
C. Quá trình cố định đạm. D. Quá trình amôn hóa và quá trình nitrat hoá.
Câu 11: Quá trình phân giải yếm khí các dạng đạm dễ tiêu, làm mất nitơ trong đất được gọi là
A. quá trình nitrat hóa. B. quá trình amôn hóa.
C. quá trình phản nitrat hóa. D. quá trình amin hóa.
Câu 12: Vai trò cấu trúc của nitơ đối với cây là
A. tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua hoạt động xúc tác.
B. cung cấp năng lượng.
C. cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục, ATP...
D. điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.
Câu 13: Vai trò điều tiết của nitơ đối với cây là
A. điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua hoạt động xúc tác.
B. cung cấp năng lượng.
C. điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.
D. điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua hoạt động xúc tác và điều tiết trạng
thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất đồng thời cung cấp năng lượng.
Câu 14: Nhóm vi sinh vật cố định nitơ sống cộng sinh với rễ cây họ Đậu là
A. vi khuẩn Nitrosomonas. B. vi khuẩn Nitrobacter.
C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam (Cynobacteria).
Câu 15: Bón phân không đúng sẽ làm cho
A. năng suất thấp.
B. cây sinh trưởng, phát triển kém.
C. hiệu quả kinh tế thấp.
D. năng suất thấp, cây sinh trưởng, phát triển kém và hiệu quả kinh tế thấp.
BÀI 8. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Câu 1: Các chất hữu cơ của thực vật phần lớn được hình thành từ
A. O2. B. Nitơ. C. các chất khoáng. D. H2O và CO2.
Câu 2: Vai trò của quang hợp là
A. tạo chất hữu cơ.
B. tích luỹ năng lượng.
C. quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển.
D. tạo chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng và điều hòa không khí.
Câu 3: Cơ quan đảm nhiệm chức năng quang hợp của cây là
A. lá. B. thân. C. rễ. D. lá, thân, rễ.
Câu 4: Đặc điểm diện tích bề mặt của lá lớn có ý nghĩa gì trong việc thích nghi với chức năng
quang hợp của lá cây?
A. Tăng khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời B. Giúp thuận lợi cho việc vận chuyển các chất.
C. Giúp khí dễ dàng khuếch tán. D. Tăng khả năng thoát hơi nước.
Câu 5: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp là
A. lưới nội chất. B. ti thể. C. lục lạp. D. khí khổng.
Câu 6: Nước cung cấp trong quá trình quang hợp là
A. nước thải ra ngoài qua các lỗ khí được hấp thụ lại.
B. nước tưới lên lá được thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
C. hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
D. nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
Câu 7: Quang hợp không có vai trò
A. tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng.
B. biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ.
C. biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động trên trái đất.
D. làm trong sạch bầu khí quyển.
Câu 8: Carôtenoit được xem là sắc tố phụ vì
A. chúng không hấp thụ được năng lượng ánh sáng mặt trời mà chỉ nhận từ clorophyl.
B. chúng hấp thụ được năng lượng ánh sáng, sau đó chuyển sang cho clorophyl.
C. chúng chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn.
D. năng lượng mặt trời mà chúng hấp thụ được, chủ yếu bị biến đổi thành nhiệt năng.
Câu 9: Diệp lục hấp thụ được 6 màu trong quang phổ, nhưng nhiều nhất là các bức xạ màu
A. đỏ và lục. B. lam và xanh tím. C. đỏ và lam. D. đỏ và xanh tím.
Câu 10: Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm
A. diệp lục a và diệp lục b. B. carôten và xantôphin. C. diệp lục và carôtenôit. D. diệp lục a và
carôten.
Câu 11: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền vào diệp lục trung tâm phản
ứng theo sơ đồ
A. diệp lục a → diệp lục b → carôtenôit → diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
B. diệp lục b → carôtenôit → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
C. carôtenôit → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
D. carôtenôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Câu 12: Vì sao lá có màu lục?
A. Do lá chứa diệp lục. B. Do lá chứa sắc tố carôtennôit.
C. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím. D. Do lámama
không hấp thụ ánh sáng lục.
Câu 13: Cho các đặc điểm sau:
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp.
III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản
phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
Số đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là
A. CO2 + H2O → CH2O + O2.
B. 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6H2O + 6O2.
C. CO2 + 2H2S → CH2O + 2S + H2O.
D. CO2 + 2H2A → CH2O + 2A + H2O (A là O2 hoặc S).
Câu 15: Các điều kiện cần cho quang hợp xảy ra là
A. diệp lục, ánh sáng, nước, khí CO2. B. diệp lục, ánh sáng, C6H12O6, khí CO2.
C. lục lạp, ánh sáng, nhiệt độ, khí O2. D. lục lạp, ánh sáng, nước, khí O2.
BÀI 12. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Câu 1: Hô hấp ở thực vật là
A. quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O.
B. quá trình giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
C. quá trình tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động của cơ thể.
Câu 2: Vai trò của quá trình hô hấp đối với cơ thể thực vật là
A. duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.
B. tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. tạo các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong cơ thể.
D. duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật, tạo năng lượng cho các
hoạt động sống của cơ thể, tạo các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ
trong cơ thể.
Câu 3: Các con đường hô hấp ở thực vật là
A. phân giải kị khí. B. lên men. C. phân giải hiếu khí. D. hô hấp kị khí và hô hấp
hiếu khí.
Câu 4: Hô hấp bị ảnh hưởng khi nồng độ ôxi ở mức
A. 5%. B. 10%. C. 15%. D. 20%.
Câu 5: Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm bao gồm
A. bảo quản khô.
B. bảo quản lạnh.
C. bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp.
D. bảo quản khô, bảo quản lạnh và bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp.
Câu 6: Nhận định nào sau đây sai?
A. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp, dùng để phân biệt thực vật C3 và thực vật
C4.
B. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3 không xảy ra ở thực vật C4 hoặc rất yếu.
C. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn so với thực vật không hô hấp sáng.
D. Các loài không xảy ra hô hấp sáng sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 7: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là
A. 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2.
B. C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).
C. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q (năng lượng).
D. CH3COCOOH + O2 3CO2 + 2H2O.
Câu 8: Xét các loại tế bào của cơ thể thực vật gồm. tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào ở
đỉnh sinh trưởng, tế bào lá già, tế bào tiết. Loại tế bào nào chứa ti thể với số lượng lớn hơn là
A. tế bào già, tế bào trưởng thành.
B. tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết.
C. tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết.
D. tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết.
Câu 9: Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác?
A. Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn.
B. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hoá mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng.
C. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hoá yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh.
D. Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt
động mạnh hơn.
Câu 10: Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm
A. xảy ra trong ti thể và kị khí. B. xảy ra trong ti thể và hiếu khí.
C. xảy ra ở chất tế bào và kị khí. D. xảy ra ở chất tế bào và hiếu khí.
Câu 11: Kết quả của giai đoạn đường phân từ một phân tử glucôzơ đã tạo được
A. 4 phân tử axit piruvic và 2 ATP. B. 2 phân tử axit piruvic và 2 ATP.
C. 3 phân tử axit piruvic và 3 ATP. D. 2 phân tử axit piruvic và 3 ATP.
Câu 12: Cần bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả ở nhiệt độ thấp vì
A. ở nhiệt độ thấp vi khuẩn không hoạt động.
B. nhiệt độ thấp sẽ ức chế quá trình hô hấp.
C. nhiệt độ thấp, đường sẽ chuyển hoá thành tinh bột dự trữ.
D. nhiệt độ thấp, quá trình trao đổi chất tạm dừng lại, tế bào chuyển sang trạng thái tiềm sinh.
Câu 13: Ở thực vật, phân giải kị khí có thể xảy ra khi
A. rễ cây bị ngập úng.
B. hạt bị ngâm vào nước.
C. cây ở điều kiện thiếu oxi. D. da 3 d-éu doing
Câu 14: Số ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải kị khí là
A. 1 ATP. B. 2 ATP. C. 36 ATP. D. 38 ATP.
Câu 15. Số ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ khi bị phân giải hiếu khí là
A. 1 ATP. B. 2 ATP. C. 36 ATP. D. 38 ATP.

BÀI 15, 16. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa protein chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
D. Ở động vật nhai lại, dạ dày đơn có 1 ngăn.
Câu 2: Trong dạ dày của động vật nhai lại, thức ăn được trải qua những biến đổi nào?
A. Biến đổi sinh học.
B. Biến đổi cơ học.
C. Biến đổi hóa học.
D. Biến đổi sinh học, cơ học và hóa học.
Câu 3: Chức năng của manh tràng ở động vật ăn thực vật là
A. là nơi sống của vi sinh vật phân giải.
B. tiêu hóa cơ thể thức ăn.
C. giúp tế bào được biến đổi tiếp tục trước khi đi vào ruột non.
D. chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh tiếp tục tiêu hóa phần thức ăn chưa được tiêu hóa chuyển
từ ruột non xuống., gan, tụy.
Câu 4: Quá trình biến đổi cơ học là
A. thức ăn bị cắt, xé nhỏ.
B. thức ăn được nghiền nát, bóp nát thành các phần tử nhỏ.
C. thức ăn được biến đổi nhờ các enzim.
D. thức ăn bị cắt, xé nhỏ hoặc được nghiền nát, bóp nát thành các phần tử nhỏ.
Câu 5: Thành phần chủ yếu trong thức ăn của động vật ăn thực vật là
A. xenlulôzơ.
B. prôtêin.
C. lipit.
D. vitamin.
Câu 6: Tại sao dạ dày của các động vật ăn thực vật lại lớn và ruột phải dài?
A. Vì ruột dài đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ đươc tốt hơn.
B. Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn tương đối ít.
C. Vì lượng thức ăn cần cung cấp phải nhiều nên dạ dày lớn để đủ chỗ chứa.
D. Vì ruột dài đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ đươc tốt hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng
trong thức ăn tương đối ít do đó lượng thức ăn cần cung cấp phải nhiều nên dạ dày lớn để đủ chỗ
chứa.
Câu 7: Quá trình tiêu hoá ở động vật ăn thịt gồm các giai đoạn biến đổi là
A. biến đổi cơ học và biến đổi sinh học.
B. biến đổi sinh học và biến đổi hoá học.
C. biến đổi cơ học và biến đổi hóa học.
D. biến đổi cơ học, biến đổi hoá học và biến đổi sinh học.
Câu 8: Cho các vai trò sau.
I. Cắt, xé, nghiền nát thức ăn từ lớn thành nhỏ.
II. Biến đổi thức ăn thành chất đơn giản, tế bào cơ thể hấp thụ được.
III. Nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá.
IV. Làm tăng diện tích tiếp xúc thức ăn với dịch tiêu hoá.
Quá trình biến đổi thức ăn theo hình thức cơ học có các vai trò là
A. I, III.
B. III, IV.
C. I, II, IV.
D. I, III, IV.
Câu 9: Trong các thành phần chứa trong thức ăn gồm nước, khoáng, vitamin, gluxit, lipit, prôtit.
Thành phần được cơ thể sử dụng trực tiếp mà không cần qua biến đổi là
A. nước khoáng.
B. nước, khoáng và vitamin các loại.
C. nước, khoáng và một số vitamin tan trong nước.
D. gluxit, lipit và prôtit.
Câu 10: Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu được diễn ra ở
A. dạ dày.
B. ruột non.
C. ruột già.
D. ống tiêu hoá.
Câu 11: Các động vật có dạ dày đơn là
A. chuột, thỏ, ngựa.
B. chuột, thỏ, cừu.
C. chuột, thỏ, dê.
D. thỏ, chuột, nai.
Câu 12: Các loài động vật nhai lại là
A. trâu, bò, dê, thỏ, nhím.
B. trâu, bò, hươu, nai, cừu.
C. trâu, bò, chuột, dê, cừu.
D. trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai.
Câu 13: Tiêu hóa là quá trình
A. làm thay đổi thức ăn thành chất hữu cơ.
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ
được.
Câu 14: Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. trùng giày.
B. thủy tức.
C. côn trùng.
D. giun đất.
Câu 15: Động vật có túi tiêu hóa là
A. trùng giày.
B. thủy tức.
C. côn trùng.
D. giun đất.
Câu 16: Cho các giai đoạn tiêu hóa nội bào ở động vật đơn bào không theo thứ tự như sau.
1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần
thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
3. Lixozom gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lixozom vào không bào tiêu hóa và thủy
phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Quá trình tiêu hóa nội bào diễn ra theo trình tự là
A. 1→ 2 → 3.
B. 2 → 1 → 3.
C. 2 → 3 → 1.
D. 3 → 2 → 1.
Câu 17: Tiêu hóa ngoại bào ở cơ thể có túi tiêu hóa là tiêu hóa nhờ enzim xảy ra ở
A. trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào.
B. bên ngoài túi tiêu hóa và tế bào.
C. bên trong tế bào trên thành túi tiêu hóa.
D. lỗ thông của túi tiêu hóa.
Câu 18: Tiêu hóa nội bào ở cơ thể có túi tiêu hóa là tiêu hóa nhờ enzim xảy ra ở
A. trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào.
B. bên ngoài túi tiêu hóa và tế bào.
C. bên trong tế bào trên thành túi tiêu hóa.
D. lỗ thông của túi tiêu hóa.
Câu 19: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan
tiêu hóa là
A. có enzim tiêu hóa.
B. tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn.
C. tiêu hóa các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
D. có lỗ thông để lấy thức ăn.
Câu 20: Các chất trong thức ăn là chất dinh dưỡng của người là
A. cacbohiđrat (gluxit), prôtêin.
B. prôtêin, xenlulôzơ.
C. lipit, xenlulôzơ.
D. xenlulôzơ.
Câu 21: Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật ăn thực vật được thực hiện ở

-

A. khoang miệng, thực quản.


B. thực quản, dạ dày.
BE C. khoang miệng, dạ dày.
D. khoang miệng, dạ cỏ.
Câu 22: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 23: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 24: Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là
A. miệng, dạ dày.
B. miệng, thực quản, dạ dày.
C. thực quản, dạ dày, ruột non.
D. dạ dày, ruột non, ruột già.
Câu 25: Những động vật ăn thực vật là
A. sư tử, dê.
B. sư tử, chó rừng.
C. dê, lạc đà, chó rừng.
D. dê, cừu, thỏ.

You might also like