Bài viết số 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài viết số 2

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn hiện lên trong những trang văn thơ
với số phận không mấy êm đềm, đọng lại trong ký ức đọc giả có lẽ chỉ là hình ảnh bấp
bênh, trôi nổi, không nơi nương tựa của những người phụ nữ gần như bị vùi dập trong
vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến “trọng nam khinh nữ” hà khắc. Họ phải chịu
trói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê… cùng với sự áp đặt của lễ
giáo phong kiến “tam tòng, tứ đức”. Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời
mình mà phải an phận, phục tùng và cam chịu. Vì thế, họ gặp rất nhiều đau khổ trong
cuộc sống, tình duyên thì lận đận,... Tuy không phải vì vậy mà họ đánh mất đi vẻ đẹp
nhân phẩm vốn có của người phụ nữ, họ luôn toát lên những vẻ đẹp đức hạnh truyền
thống đó chính là vẻ đẹp của sự son sắc, lòng hi sinh, niềm khát khao hạnh phúc mà
cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không lay chuyển. Những điều này đã được
khắc họa rõ nét qua bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và bài thơ “Thương vợ”
của Trần Tế Xương. Qua hai nhân vật trong bài thơ ta lại càng thấm thía hơn về hình
ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Bằng những câu thơ chân thực, mộc mạc, giản dị, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình, Hồ
Xuân Hương và Trần Tế Xương đã nói lên được số phận của người phụ nữ và cũng là
lời khẳng định về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Đó là những
con người phải chịu nhiều nỗi khổ đau. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như
Hồ Xuân Hương đã gọi “hồng nhan” hay là tảo tần, thủy chung, và giàu đức hi sinh
như Tú Xương lên tiếng.

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tài năng thơ văn và sự ngông cuồng của
mình, bà đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ trong câu thơ của mình là người phụ nữ
xinh đẹp nhưng lại kém duyên, một thân cô độc trong đêm khuya vắng lặng, yên tĩnh,
nhưng lại “văng vẳng” tiếng trống đâu đó trong đêm khuya càng làm cho ta thấy được
sự hiu quạnh, lẻ loi của người nữ sĩ . Thì đến với Tú Xương lại thể hiện tâm thế và vị
thế của một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền hậu, một người phụ nữ giàu đức
hy sinh, chịu thương, chịu khó, hy sinh thầm lặng đến quên mình vì chồng, vì con và
bà còn chấp nhận cam chịu với một cuộc sống gian truân, vất vả.

Trong dân gian có câu: “Hồng nhan bạc mệnh”, và quả thực câu nói này lại càng được
khắc họa rõ hơn qua những câu thơ của Hồ Xuân Hương về người phụ nữ: “Trơ cái
hồng nhan với nước non”. Hai từ “hồng nhan” làm hiện lên bức tranh một người phụ
nữ xinh đẹp, quyến rủ. Thế nhưng, nhan sắc ấy nó lại cứ “trơ” ra với “nước non” như
là một sự mỉa mai và nó càng thể hiện sự rẻ rúng, bẻ bàng. Từ “trơ” tách ra khẳng
định sự hững hờ, bất lực của người phụ nữ trước cuộc đời, họ quá nhỏ bé trong cái xã
hội phong kiến ngày xưa. Sự bẽ bàng, tủi hổ của Hồ Xuân Hương nói riêng cũng
chính là của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại ấy nói chung. Những con người
hạnh phúc ít ỏi, duyên nợ hẩm hiu: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Ánh trăng
thì sắp tàn mà vẫn còn khuyết giống như Hồ Xuân Hương tuổi xuân trôi qua mà nhân
duyên vẫn chưa trọn vẹn. Hồ Xuân Hương luôn mang tâm trạng phẫn uất trước duyên
phận, muốn phản kháng hiện thực, muốn rời bỏ cái thân phận làm lẻ, tình yêu thì bị
chia năm sẻ bảy chỉ còn lại “tí con con”. Nhờ vào niềm khao khát hạnh phúc cháy
bỏng, mãnh liệt, Hồ Xuân Hương đã nói lên nỗi lòng của mình trước cái bất công của
xã hội phong kiến.

Nhưng ngược lại với Hồ Xuân Hương, bà Tú được miêu tả qua những lời thơ của ông
Tú không phải là một người khao khát tình yêu cháy bỏng mà bà còn có được tình
cảm, sự cảm thông sâu sắc từ người chồng của mình. Thay vào đó là nỗi niềm phẫn
uất với những thành kiến, lễ giáo bất công đã khiến cho bà Tú nói riêng và người phụ
nữ trong xã hội cũ nói chung bị đẩy vào hoàn cảnh khổ cực, chen lấn, xô đẩy trong
dòng đời lam lũ, vất vả, có duyên nhưng mà không vui nỗi với duyên, được yêu
thương nhưng lại không thể cảm nhận được tình yêu ấy. Qua lời kể của Tú Xương, bà
Tú phải “quanh năm buôn bán” vất vả, lam lũ, không lúc nào được nghỉ ngơi, nhưng
không chỉ vậy, bà phải bán “ở mom sông”, một nơi vô cùng bấp bênh, nguy hiểm, có
thể đánh đổi cả tính mạng nhưng nghĩ đến gia đình, bà không quản khó khăn mà hy
sinh tất cả, mọi gánh nặng dường như đặt hết lên đôi vai gầy yếu của người phụ nữ
khi phải “nuôi đủ năm con với một chồng”, điều này càng làm cho ta thấy được sự
đảm đang, tháo vác và đức hy sinh vì chồng con của bà. Giống với trong câu thơ của
Hồ Xuân Hương, trong thời gian đêm khuya khoắt, hai người phụ nữ này vẫn thức
đua với thời gian, hai người tuy hai hoàn cảnh khác nhau, một người thì buồn tủi cho
tình duyên của mình, một người lại phải “lặn lội” trong đêm để làm việc, để có thể
chăm lo cho gia đình, nhưng lại đều có số phận trớ trêu, mang đầy sự cô đơn, lẻ loi,
đơn chiếc và tủi thân của người phụ nữ.

Đối với niềm phẫn uất, bất mãn, ấm ức của Hồ Xuân Hương trước những tục lệ phong
kiến, cũng như những số phận hẩm hiu đang tàn nhẫn ra tay bóp chết hạnh phúc của
bà, nó lâu dần như bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến mức không chịu nổi chỉ chực vỡ
oà ra, bà chỉ muốn cự động, nổi loạn, phá phách, khao khát muốn đập tung tất cả,
muốn đập đổ mọi thứ, muốn tự do bay lượn giữa bầu trời cao để quên đi cái thân phận
phụ nữ éo le này. Có thể gọi táo bạo là nét cá tính ở Hồ Xuân Hương, một khát khao
cháy bỏng muốn vượt thoát thực tại tù túng nổi lên trên từng câu từng chữ để bộc lộ
khát khao tự do, khát khao kiếm tìm đến những chân trời hạnh phúc của bà.
"Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn."
(tự tình)
Thì đối với niềm phẫn uất của bà Tú lại khác, bà không hề kêu ca, oán than nửa lời
mà cam chịu, chấp nhận hy sinh vì chồng, vì con. Dù gian nan, vất vả thế nào thì cũng
là duyên phận. Bà Tú chấp nhận tất cả. Bà giấu kín lòng mình với bao nỗi xót xa, tủi
cực chịu đựng. Nếu như đứng ở góc độ đạo lý, ta thấy rằng sự cam chịu của bà Tú
chính là việc bà đang tuân thủ theo bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình. Thế nhưng,
theo góc độ tình cảm, ta thấy, việc bà Tú cam chịu, hi sinh tất cả vì chồng vì con thì ở
bà lại hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cho dù khổ đến đâu
thì vẫn chịu thương, chịu khó, hy sinh thầm lặng vì gia đình.
"Một duyên, hai nợ âu đành phận
Năm nắng, mười mưa dám quản công"
(Thương vợ)

Không chỉ riêng những câu thơ của Hồ Xuân Hương mới thấu hiểu được tấm lòng của
những người phụ nữ xưa mà chính Trần Tế Xương cũng có con mắt nhìn thấu vào
kiếp đời bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội với trái tim đầy rung cảm. Không chỉ
riêng gì số phận của Hồ Xuân Hương và bà Tú, mà còn có nhiều số phận trớ trêu của
những người phụ nữ khác đang phải gánh chịu những khổ đau cơ cực trên cõi đời này.

Tự tình II và Thương vợ là hai bài thơ với hai số phận khác nhau của người phụ nữ
trong xã hội xưa, nếu như Hồ Xuân Hương đem đến cho người đọc về hình ảnh người
phụ nữ tài sắc, thủy chung, nhưng lại chịu nhiều bất hạnh về cuộc sống và duyên phận
thì Tú Xương mang đến cho chúng ta hình ảnh về đức hi sinh, sự can đảm chịu
thương chịu khó của người phụ nữ. Và cũng một phần nào đó cho ta hiểu rõ thêm về
thân phận người phụ nữ thời xưa, với những khát vọng, những ước mơ nhỏ bé mà họ
ao ước được một gia đình ấm êm, cuộc sống no đủ, có thể làm chủ được số phận của
mình. Và ta càng hiễu rõ thêm những phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hy sinh vì chồng vì
con của người phụ nữ Việt Nam.

You might also like