Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

2.1.2.

Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Mỹ
Bối cảnh Việt Nam sau tháng 7/1954
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã
giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước
vẫn chưa hoàn thành. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới
ách thống trị của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền.
Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên quyết
của nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và
ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Ngay sau
khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc
dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy
vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự
của Mỹ.
Để thực hiện âm mưu nói trên, trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 7- 7-1954,
Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc.
Ngày 17-7-1955, theo chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử
thống nhất đất nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là "trưng cầu dân ý" để phế
truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ - Diệm đã liên tiếp mở các cuộc hành
quân càn quét để bình định miền Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài
đất nước ta. Thực chất, đây là một cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân
dân miền Nam trong tay không có vũ khí. Với chính sách "tố cộng", "diệt cộng", loại
cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết nhầm hơn bỏ
sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống đối. Chỉ tính đến cuối năm 1955,
hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại.
Tình hình phức tạp nêu trên đã đặt Đảng ta trước một yêu cầu là phải vạch ra đường lối
chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của
đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Trải qua nhiều hội nghị của
Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn mới của Đảng từng bước hình thành. Về chủ trương đưa miền Bắc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, sau khi miền Bắc được giải phóng, Trung ương Đảng đã chủ trương
chuyển miền Bắc sang giai đoạn mới với nhận thức: sự kết thúc cách mạng dân tốc dân
chủ nhân dân cũng là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa như các cương lĩnh của
Đảng đã xác định.
Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn
vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản
xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng
hoạt động quan hệ quốc tế… để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm
chiến tranh.
Nhận rõ kinh tế miền Bắc cơ bản là nông nghiệp, Đảng đã chỉ đạo lấy khôi phục và phát
triển sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm. Việc khôi phục sản xuất nông nghiệp được kết
hợp với cải cách ruộng đất và vận động đổi công, giúp nhau sản xuất, đồng thời, chăm lo
xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp. Công cuộc giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng
đất được tiếp tục đẩy mạnh.
Tháng 11/1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra kế
hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể
và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960).
Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị
quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, xác định hình thức và bước đi của hợp tác xã
là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa. Hội nghị chỉ rõ ba nguyên tắc cần được quán triệt
trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Những hành động hiếu chiến của Mỹ


Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp 3/1945, Việt Nam chống duy nhất phát xít Nhật.
Trong khoảng thời thừ 3/1945 đến 8/1945, Mỹ đã giúp đỡ vũ khí, phương tiện liên lạc và
huấn luyện quân sự cho lực lượng Việt Minh chống phát xít
Từ chỗ hợp tác với Việt Minh chống quân phiệt Nhật trong Chiến tranh thới giới thứ
hai, Chính phủ Mỹ không ngần ngại quay lưng phong trào giải phóng dân tộc của nhân
dân Việt Nam. Tại Hội nghị lanta (2/1945), Tổng thống Mỹ Roosevelt hoàn toàn nhất trí
với đề nghị chỉ để các thuộc địa dưới quyển ủy trị nếu “mẫu quốc” đồng ý. “Mẫu quốc”
của đông dương không ai khác là nước Pháp. Từ đó, Mỹ ngày càng nghiêng về phía
pháp, ủng hộ Pháp trở lại xâm lược Đông dương. Mùa hè năm 1945, Mỹ cam kết sẽ
không cản trở việc pháp phục hồi chủ quyền ở Đông Dương. Cuộc đấu tranh vi độc lập
dân tộc của nhân dân Việt Nam sẽ bị xếp vào “hoạt động phiến loạn do cộng sản cầm
đầu”.
Trong quá trình diễn ra Hội nghị Giơnevơ, Mỹ đã gây sức ép buộc Pháp chấp nhận
đưa Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng trong chính quyển Bảo Đại nhằm xây dựng
một chính quyền than Mỹ thay thế chính quyền than Pháp. Tổng thống Mỹ quyết tâm
thúc đẩy quá trình Mỹ thay thế Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Hội nghị đã thông qua
bản Tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương có chữ ký của các bên.
Đại biểu Mỹ không ký, nhưng tuyên bố cam kết tôn trọng Hiệp định.
2.2. Quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Mỹ và nội dung Nghị
quyết Trung ương 15 (khóa II) (1959)
2.2.1. Quá trình Đảng giải quyết xung đột với Mỹ
Sau khi hất cẳng Pháp, trực tiếp can thiệp vào miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã biến
miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, lập phòng tuyến để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội xuống Đông Nam á, thiết lập căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc xã hội
chủ nghĩa.
Để thực hiện những âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã nhanh chóng thiết lập bộ máy chính
quyền đứng đầu là Ngô Đình Diệm, xây dựng lực lượng quân sự gần nửa triệu người
cùng hàng vạn cảnh sát, mật vụ được trang bị, vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại
của Mỹ.
Bộ máy chính quyền, quân đội Sài Gòn đã trở thành công cụ tay sai đắc lực nhằm thi
hành chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Chúng vừa dụ dỗ, lừa bịp,
vừa đàn áp, khủng bố với nhiều thủ đoạn thâm độc, dã man. Chúng ráo riết thi hành quốc
sách "tố cộng", "diệt cộng", lập "khu trù mật", "khu dinh điền" nhằm mục đích bắt bớ, trả
thù tất cả những người yêu nước kháng chiến cũ; thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh
đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân; gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm
máu ở Mỏ Cày, Bình Đại (Bến Tre) ngày 19-8-1954; Chợ Được (Quảng Nam) ngày 4-9-
1954; Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên) ngày 8-9-1954.
Xuất phát từ tương quan lực lượng giữ ta và địch, từ tháng 7/1954, Đảng quyết định thay
đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị, lãnh đạo quần chúng đấu
tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định, tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam trong tình hình mới. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (tháng 7/1954) đã chỉ rõ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của
nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông
Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
Ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cán bộ, chiến sĩ cả
nước, trong đó nhấn mạnh: “Trung Nam Bắc là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống
nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.
Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9/1954 nêu rõ 3 nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng
miền Nam là: đấu tranh đòi thi hành Hiệp định; chuyển hướng công tác cho phù hợp điều
kiện mới; tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất, độc lập, đấu
tranh nhằm lật đổ chính quyền bù nhìn than Mỹ, hoàn thành thống nhất tổ quốc.
Từ thực tiễn cách mạng miền Nam, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đề
cương cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Bản Đề cương đã được đưa ra thảo luận tại Hội
nghị Xứ ủy Nam Bộ họp tại Phnôm Pênh tháng 12-1956. Trong đó, xác định: “Muốn
chống Mỹ - Diệm, ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường
nào khác; dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng làm căn bản; xây dựng Mặt trận để
đoàn kết nhân dân chống Mỹ và tay sai…”. Đề cương cách mạng miền Nam là một trong
những văn kiện quan trọng góp phần vào sự hình thành đường lối kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước
Từ năm 1958, Mỹ - Diệm càng đẩy mạnh khủng bố dã man, liên tiếp mở tiếp các cuộc
hành quân càn quét, dồn dân quy mô lớn vào các trại tập trung. Ngày 1-12-1958, chúng
đã giết hại hàng ngàn cán bộ cách mạng và đồng bào yêu nước ở trại giam Phú Lợi (Thủ
Dầu Một). Tháng 3-1959, Diệm tuyên bố "đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh".
Ngày 6-5-1959, Mỹ - Diệm ra luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam. Tòa án quân sự
đặc biệt của chúng đưa thẳng người bị bắt ra xét xử và bắn tại chỗ. Chính sách khủng bố
và chiến tranh đó đã làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ - Diệm với nhân dân miền Nam Việt
Nam thêm gay gắt, làm cho tình thế cách mạng chín muồi, dẫn đến bùng nổ các cuộc
khởi nghĩa của quần chúng.
Nhận xét chung:
(1) Về phía Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa: Mỹ và chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa dùng nhiều thủ đoạn tàn ác, lừa bịp xảo quyệt, luôn tìm mọi cách để phá hoại
Hiệp định Giơnevơ và sử dụng mọi biện pháp chống lại sự nghiệp hòa bình thống nhất
đất nước điều đó cho thấy rõ bộ mặt cướp nước và bán nước của chúng
(2) Về phía Việt Nam: Trước những hoàn cảnh khó khăn chồng chất đó, Đảng luôn
kiên quyết thực hiện Hiệp định đình chiến, bất chấp mọi thủ đoạn gây hấn đến từ Mỹ,
chấp nhận thương lượng. Không chỉ dừng lại ở đó, Đảng còn thực hiện nhiều chính sách
khoan đãi. Từ đó có thể thấy nỗ lực giữ vững lá cờ hòa bình của Đảng trước âm mưu
chống phá của Mỹ. Đảng luôn tôn trọng Hiệp định đình chiến, sẵn sàng bảo vệ mục tiêu
hòa bình, không hiếu chiến kích động.
(3) Nhận định về quyết định sử dụng bạo lực cách mạng của Đảng: Trong những
năm (1954-1959), cuộc đấu tranh vũ trang tự vệ diệt ác, trừ gian được đẩy mạnh, nhiều
đơn vị vũ trang đã lần lượt ra đời. Càng trải qua đấu tranh, cán bộ và đồng bào miền Nam
càng được tôi luyện, phong trào được giữ vững, nên đã khiến Mỹ-Diệm dần lâm vào cuộc
khủng hoản sâu sắc. Đảng đã nhận thấy thời cơ chín muồi và đã ra quyết định đúng đắn,
hợp lý để chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công
2.2.2. Nội dung và giá trị của Nghị quyết Trung ương 15 (khóa II) (1959)
Nội dung Nghị Quyết Trung ương 15
Về mâu thuẫn xã hội : Trên cơ sở phân tích đặc điểm tình hình cách mạng ở miền Nam
có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc Mỹ xâm lược và
tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm và mâu thuẫn giữa nhân dân ,trước hết là nông dân với
địa chủ phong kiến .
Về lực lượng tham gia cách mạng : Nghị quyết xác định gồm giai cấp công nhân , nông
dân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản lấy liên minh công-nông làm cơ sở.
Về đối tượng của cách mạng : Đế quốc Mỹ . tư sản mại bản, địa chủ phong kiến và tay
sai của đế quốc Mỹ.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam: là giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống
trị của đế quốc và phong kiến , thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, thốg nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhưng
trên con đường dài thực hiện nhiệm vụ cơ bản ấy, cách mạng miền Nam phải đi từng
bước từ thấp đến cao.
Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam: là “đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn
thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc , dân chủ ở
miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ , cải thiện đời sống nhân
dân , thực hiện thống nhất nước nhà; tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và
thế giới.
Nghị quyết nhấn mạnh: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền
Nam là con đường cách mạng bạo lực, giành chính quyền về tay nhân dân . Theo tình
hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của
quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực
lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến , dựng lên cơ
quan cách mạng của nhân dân.
Về khả năng phát triển của tình hình sau những cuộc khởi nghĩa của quần chúng : Hội
nghị sự kiến: đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên những điều kiện nào đó,
cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh
vũ trang thường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang cục diện mới là:
chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch, và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

Giá trị của Nghị quyết Trung ương 15 đối với cách mạng miền Nam
Sự ra đời của Nghị quyết 15 có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ứng đúng yêu cầu của lịch sử,
mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. Nghị quyết 15 chính là ngọn lửa châm ngòi
cho phong trào “Đồng khởi” trên quy mô lớn tại các tỉnh Nam Bộ và Khu V nhất tề đứng
lên. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa ở Bắc Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959), Tua Hai
(1/1960), đặc biệt là phong trào nổi dậy ở tỉnh Bến Tre. Phong trào “Đồng khởi” như tức
nước vỡ bờ lan nhanh ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Đến cuối năm
1960, về cơ bản cách mạng đã làm tan rã trên 2/3 bộ máy chính quyền địch ở nông thôn,
“làm chủ được 600 trong tổng số 1298 xã, trong đó có 116 xã được hoàn toàn giải phóng.
Ở các tỉnh đồng bằng ven biển Trung Bộ, có 904 trong tổng số 3829 thôn được giải
phóng. Tây Nguyên có tới 3200 trong tổng số 5721 thôn không còn chính quyền ngụy”.
Dưới sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng cùng với thắng lợi của phong trào “Đồng
khởi” đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng.
Công tác xây dựng đảng, phát triển đảng viên được đẩy mạnh. Hàng nghìn chi bộ được
khôi phục, phát triển ở tất cả các đảng bộ miền Tây, miền Trung và miền Đông Nam Bộ.
Số lượng đảng viên tăng nhanh từ 7.641 đảng viên (cuối năm 1959) đã tăng lên 12.946
đảng viên (cuối năm 1960). Sự khôi phục nhanh chóng của các tổ chức cơ sở đảng đã tạo
chuyển biến mạnh mẽ và động lực quan trọng cho các lực lượng chính trị, vũ trang miền
Nam phát triển. “Ở miền Đông Nam Bộ, đã xây dựng được 40 trung đội tập trung và 60
đội tự vệ vũ trang; miền Trung Nam Bộ có 36 trung đội và 68 đội tự vệ xã; miền Tây
Nam Bộ xây dựng được 37 trung đội và 150 đội tự vệ xã”. Có thể thấy, phong trào “Đồng
khởi” đã giáng đòn chí tử vào chế độ Mỹ-Diệm, đẩy chúng rơi vào tình thế bị động lúng
túng, buộc phải thay đổi chiến lược đối phó với cách mạng miền Nam. Phong trào “Đồng
khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ
gìn lực lượng sang thế tiến công. Từ trong khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, góp phần quy tụ, phát huy sức mạnh của các tầng
lớp nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.
         Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” chính là “biểu hiện cụ thể, sinh động của sự
vận dụng sáng tạo Nghị quyết 15 vào thực tiễn đấu tranh của các cấp ủy Đảng và nhân
dân miền Nam (…) đưa cách mạng thoát khỏi thế hiểm nghèo, mở đường cho cách mạng
miền Nam tiến lên, tạo tiền đề quan trọng cho quân và dân ta đánh bại các chiến lược
quân sự của Mỹ trong những năm tiếp theo của cuộc kháng chiến” góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bền bỉ và anh dũng của nhân dân Việt Nam
đã giành được thắng lợi, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (7 - 1954), công nhận
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Thế nhưng, sau ngày
Hiệp định được ký kết, đế quốc Mỹ đã gạt thực dân Pháp, trực tiếp viện trợ và giúp chính
quyền Sài Gòn xây dựng quân đội, hòng biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu
mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn chặn ảnh hưởng của
CNXH xuống Đông Nam Á, răn đe phong trào giải phóng dân tộc đang trên đà phát
triển.
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ - một kẻ thù có tiềm
lực mạnh về kinh tế, quân sự đứng đầu phe chủ nghĩa đế quốc cùng với bè lũ tay sai, trên
cơ sở đánh giá đúng bản chất, âm mưu và hành động của kẻ thù; đánh giá lực lượng so
sánh đôi bên với quan điểm cách mạng và khoa học; bám sát diễn biến thực tế của tình
hình chiến trường trong nước, khu vực và thế giới; vững tin vào lòng yêu nước và sức
mạnh to lớn của nhân dân, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân để lãnh đạo,
chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Đường lối ấy của Đảng không ngừng được bổ sung,
ngày càng hoàn chỉnh qua các Đại hội, Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, cụ thể từ năm 1954 đến năm 1960, là nhân tố quyết định trực tiếp thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước..
Cuối năm 1958 đầu năm 1959, Mỹ - Diệm tiến hành chính sách cai trị tàn bạo, phát
xít hóa, đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng ở miền Nam. Thực tiễn đòi hỏi nhân dân
miền Nam phải vùng lên đấu tranh với kẻ thù. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa II tổ chức Hội nghị Trung ương 15 (1 - 1959) họp bàn về cách mạng
miền Nam. Nghị quyết phân tích rõ tính chất, mâu thuẫn trong xã hội miền Nam. Từ đó,
xác định rõ lực lượng cách mạng, kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam; xác định
phương pháp cách mạng và con đường mới; dự kiến về khả năng phát triển của tình hình,
xây dựng mặt trận để tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai,
khẳng định sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam là yếu tố quyết định giành
thắng lợi của cách mạng miền Nam.
Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể hiện
tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là ở
những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Đảng ta đã tìm ra phương
pháp và hình thức đấu tranh thích hợp nên đã đối phó có hiệu quả với địch, đưa cách
mạng tiếp tục phát triển. Bước chuyển biến mới, rõ rệt nhất của cách mạng ở miền Nam
là sau khi có ghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (tháng 1/1959), lực
lượng ba thứ quân và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp từng bước hình thành. Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Đảng ta cũng đã kịp thời chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam từ khởi
nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng; kết hợp nhuần nhuyễn giữa khởi nghĩa vũ
trang với chiến tranh cách mạng; đưa cuộc chiến tranh của nhân dân ở miền Nam phát
triển phù hợp với tình hình mới; đánh địch bằng cả quân sự và chính trị, bằng cả ba mũi
giáp công; trên cả ba vùng chiến lược. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Đường lối chiến tranh nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1960) là quá trình hình thành, bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh qua các Hội nghị
và Đại hội của Đảng từ năm 1954 đến năm 1960, đó là đường lối chiến tranh toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, và được tập trung trên những nội dung chủ
yếu: Xác định mục đích, đối tượng, nhiệm vụ chiến tranh là đánh thắng đế quốc Mỹ và
bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc; về chủ trương phát huy sức mạnh
tổng hợp hai miền Nam, Bắc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; và chủ
trương tiến hành phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân với đặc trưng nổi bật kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao; kết hợp chiến
tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực
hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; tiến lên thực hiện tổng tiến công
và nổi dậy để giành thắng lợi cuối cùng, cả nước hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa
xã hội. Đường lối chiến tranh độc đáo, sáng tạo đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn và vận
dụng sáng tạo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh cách mạng với truyền thống và tinh hoa về nghệ thuật đánh giặc, giữ nước
của tổ tiên và những kinh nghiệm về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của các nước xã hội
chủ nghĩa và của thế giới. Đó cũng là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp giành thắng
lợi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trong thế kỷ XX.

You might also like