Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

HI LẠP CỔ ĐẠI

I. Tổng quan về Hi Lạp


1. Địa lí, cư dân Hi Lạp cổ đại.
a. Điều kiện tự nhiên
- Bao gồm miền lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Căng), miền đất ven bờ biển Tiểu Á
và những đảo thuộc biển Êgiê.
- Vùng đất liền ven bờ Tiểu Á trù phú, là cầu nối thế giới Hi Lạp với các nền văn minh
cổ đại phương Đông.
- Bờ biển Hi lạp : phía Tây gồ ghề, lởm chởm, không tiện cho xây cảng, nhưng phía
Đông lại khúc khuỷu, hình răng cưa, có nhiều vịnh, nhiều cảng tự nhiên, an toàn và
thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, di chuyển.
- Đất đai Hi Lạp nhìn chung kém màu mỡ, chỉ có một số vùng đồng bằng không lớn
lắm. Do vậy, hoạt động trồng trọt cây lương thực không có điều kiện như ở phương
Đông, song đất đai đó hợp với cây Ôliu lấy dầu và cây nho làm rượu.
=> Điều kiện tự nhiên đó tạo nên khuynh hướng phát triển kinh tế thủ công nghiệp
và buôn bán bằng đường biển hơn là làm nông nghiệp của cư dân.
b. Dân cư
- Dân cư cổ nhất của thế giới Hi Lạp là cư dân đã sáng tạo nên nền văn minh Cret-
Myxen, khoảng thiên niên kỷ III – II TCN, trên đảo Cret, một vài đảo khác và vài vùng
đất của lục địa Hi Lạp.
- Cuối thiên niên kỷ III, đầu thiên niên kỷ II TCN, các tộc người Hi Lạp thuộc ngữ hệ
Ấn – Âu từ phía Bắc – hạ lưu sông Đanuýp xuống bán đảo Ban Căng và các đảo trên
biển Êgiê.
2. Sơ lược lịch sử Hi Lạp cổ đại
- Chia thành các thời kì sau đây:
+ Thời kì văn hóa Crét-Myxen (Thiên niên kỷ III - thiên niên kỷ II TCN)
+ Thời kì Hôme (thế kỷ XI - IX TCN)
+ Thời kì thành bang (thế kỷ VIII - V TCN)
+ Thời kì Makêđônia (từ năm 334 đến năm 30 TCN)
3. Một vài điểm cần lưu ý về lịch sử Hi Lạp cổ đại :
+ Kinh tế : Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là thương
mại hàng hải do điều kiện tự nhiên ưu đãi. Trình độ sản xuất khá cao so với xã hội cổ
đại phương Đông, sự phân công lao động diễn ra rõ nét.
+ Xã hội : xã hội chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
+ Chính trị : Nhà nước ra đời từ sự phát triển trong nội bộ xã hội, xóa bỏ tàn dư xã
hội nguyên thủy
Nhà nước thành bang.
Chế độ dân chủ chủ nô.
=> Phương thức sản xuất chiếm nô điển hình. Nền văn minh Hi Lạp cổ đại là nền văn
minh ra đời và phát triển trên cơ cở phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
II. Các thành tựu văn minh
1. Chữ viết và văn học
a. Chữ viết
- Chữ viết của cư dân Cret – Myxen.
- Chữ cái Hi Lạp.
b. Văn học
- Thần thoại Hi Lạp
- Thơ ca: Sử thi Iliad và Odysse, thơ trữ tình, kịch thơ, bi kịch, hài kịch.
2. Triết học
- Triết học (Philosophy - Philosophia bắt nguồn từ chữ Hi Lạp philos - yêu và sophia
– sự thông thái, tri thức) là một trong những thành tựu văn minh lớn của người Hi
Lạp, là cội nguồn của triết học phương Tây. - Nét nổi bật trong lịch sử triết học Hi
Lạp là sự hình thành, phát triển và đấu tranh giữa các trường phái duy vật và duy
tâm.
- Hai thời kỳ lịch sử của triết học Hi Lạp cổ đại:
+ Thời kỳ hình thành của các trường phái duy vật và duy tâm đầu tiên – từ thế kỷ VII
đến thế kỷ VI TCN.
+ Thời kỳ phát triển của triết học Hi Lạp cổ điển – thế kỷ V – IV TCN.
3. Sử học
- Từ thế kỷ V TCN, người Hi Lạp bắt đầu có sử học thành văn và xuất hiện những nhà
viết sử chuyên nghiệp. Sử học Hi Lạp là cội nguồn của sử học phương Tây.
- Những nhà sử học tiêu biểu: Hêrôđốt (484 – 425 TCN), Tuyxiđit (460 – 396 TCN),
Xênôphôn (khoảng 430 – sau 355 TCN).
4. Nghệ thuật: Kiến trúc – Điêu khắc
a. Kiến trúc
+ Ban đầu kiến trúc Hi Lạp còn sơ giản, sử dụng gỗ, gạch và đá, càng về sau chất liệu
đá càng được sử dụng nhiều, kiểu cách và hoa văn càng trở nên phong phú và tinh tế.
+ Thế kỷ VII TCN, kiến trúc Hi Lạp có bước thay đổi lớn.
b. Điêu khắc
- Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp ra đời từ thế kỷ VIII TCN, ban đầu dùng chất liệu gỗ.
- Đến thế kỷ V TCN, nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp vươn lên đỉnh cao:
5. Khoa học tự nhiên: Toán học, Vật lí, Thiên văn học, Y học
- Toán học: Talet, Pitago, Acsimet, Ơ –cơlít.
- Thiên văn học: dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực (Talet); thừa nhận quả
đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định (Pitago); đề ra thuyết hệ thống
mặt trời, quả đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh nó (Arixtac); tính được chu
vi trái đất khá chính xác (37000 km, Eraxtoten)…
- Y học: : Híppôcơrát (460 – 377 TCN).

LA MÃ (ROMA) CỔ ĐẠI

I. Tổng quan về Roma


1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
a. Điều kiện tự nhiên
- La Mã (Roma) là tên của một quốc gia cổ đại mà nơi phát nguyên là ở bán đảo
(Italia)
- Là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, diện
tích khoảng 300.000 km2, phía Bắc có dãy núi Anpơ ngăn cách Ý với châu Âu, phía
Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Coócxơ và đảo Xácđennhơ.
- Có nhiều đồng bằng màu mỡ và nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.
- Nhiều kim loại đồng, chì, sắt để chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí.
- Giao thông biển rất thuận lợi cho việc buôn bán. Ở bờ biển phía Nam và phía Tây có
nhiều cảng thuận lợi cho tàu thuyền ra vào.
b. Dân cư
- Bán đảo Italia có con người cư sống từ khá sớm. Trước thiên niên kỷ thứ II TCN đã
có người Ligua (Ligures) sinh sống ở đây vào cuối thời đá mới, đầu thời đại đồng
thau.
- Đầu thiên niên kỷ II TCN, các tộc người phía Bắc tràn xuống, vượt qua dãy Alpe và
định cư ở một số vùng trên bán đảo. Đến cuối thiên niên kỷ II TCN người châu Âu
thiên di từ phía Bắc, tạo thành một cộng đồng dân cư châu Âu sống ở bán đảo Italia.
- Khoảng thế kỷ X TCN, người Êtơruxcơ từ Tiểu Á cũng thiên di đến Italia, định cư
chủ yếu ở vùng giữa hai sông Ácnơ và Tibrơ.
- Vào khoảng thế kỷ VIII TCN, những người nói tiếng Hi Lạp cũng thiên di và định cư
ở Miền Nam bán đảo và đảo Sicilia.
- Muộn hơn nữa, người Xentơ (người Italia quen gọi là người Galia) ở phía Bắc Alpe
đến vùng Bắc bán đảo và đồng bằng sông Pô.
- Giữa thiên niên kỷ I TCN đã hình thành nên những cộng đồng cư dân sau đây ở
Italia:
+ Người Galia ở phía Bắc bán đảo, chủ yêu ở đồng bằng sông Pô.
+ Người Êtơruxcơ ở giữa vùng sông Ácnơ và Tibrơ.
+ Miền Trung và Nam là người Italios. Những cư dân Italios ở đồng bằng Latium gọi
là người Latinh.
+ Người Hi Lạp sống ở miền Nam và trên đảo Sicilia, họ lập nên một số thành bang
Hi Lạp. Ban đầu vùng này được gọi là “Đại Hi Lạp”.
2. Các thời kì lớn của lịch sử La Mã cổ đại
- Thời kỳ “vương chính”.
- Thời kỳ cộng hòa - thế kỷ VI TCN đến thế kỷ I.
- Thời kỳ đế chế - từ thế kỷ I đến thế kỷ V.
3. Một vài nét nổi bật của xã hội Roma cổ đại
- Kinh tế phát triển theo khuynh hướng hàng hóa – tiền tệ, nông nghiệp đóng vai trò
quan trọng.
- Là xã hội chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ.
- Chính trị: được tổ chức trên cơ sở nền dân chủ.
II. Các thành tựu văn hóa
1. Chữ viết và văn học
- Chữ viết: trên cơ sở hệ chữ cái Hi Lạp, người Roma cải biến thành hệ thống chữ cái
của mình, bao gồm 20 phụ âm và 6 nguyên âm, ngày nay là hệ thống chữ viết phổ
biến nhất trên toàn thế giới.
- Văn học: ban đầu người Roma chủ yếu dịch và mô phỏng các tác phẩm của người Hi
Lạp, sau đó họ tự sáng tạo ra nền văn học của riêng mình.
2. Sử học
- Đầu thế kỷ III TCN, lịch sử Roma bắt đầu được ghi chép thành văn. Lúc đầu các nhà
sử học Roma ghi chép lịch sử bằng tiếng Hi Lạp, từ cuối thế kỷ III TCN, tiếng Latinh
đã được dùng phổ biến.
- Các nhà sử học: Polybiuxơ (205 – 125 TCN), Xêda (Caesar, 100 – 44 TCN), Plutác
(Plutarchus, 46 – 125), Taxituxơ (Tacitus, 55 – 120).
3. Nghệ thuật: kiến trúc và điêu khắc
- Chủ yếu kế thừa những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc của Hi Lạp.
- Sáng tạo ra mái vòm, theo nguyên gốc của người Etruria, như mái vòm điện
Pantheon ở Roma.
- Thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, thay thế cho đá cẩm
thạch như nguồn vật liệu xây dựng chính và cho phép xây dựng nhiều công trình
kiến trúc phức tạp hơn.
- Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Parthenon, đấu
trường Côlidê và Khải hoàn môn.
- Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với Hi Lạp.
4. Khoa học tự nhiên và kĩ thuật
- Kế thừa và phát triển nền khoa học thời Hi Lạp.
- Khoa học: Học giả Pơlin (Pline, 23 – 79 TCN), nhà bác học Ptôlêmê.
- Kỹ thuật: tính ứng dụng thực tế rất cao, với việc áp dụng nó vào xây dựng các công
trình kiến trúc như đền đài, nhà cửa, hệ thống dẫn nước.
5. Tôn giáo
- Ban đầu, tôn giáo của Roma cũng có nhiều nét tương tự như Hi Lạp, đó là tôn giáo
đa thần.
- Đến thế kỉ I TCN, đạo Kitô giáo ra đời.
6. Luật pháp
- Là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của văn minh Roma và đặt nền tảng cho
luật pháp phương Tây về sau cũng như cho cả thế giới.
- Bộ luật XII bảng: Công bố năm 450 TCN, đầu thời Cộng hòa.

VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

I. Hoàn cảnh lịch sử


1. Sự thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu
- Trong những thế kỉ III, IV, đế quốc Tây bộ Rôma đã rơi vào tình trạng khủng hoảng,
đặc biệt từ cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, chế độ chiếm nô ở Tây bộ Rôma đã khủng
hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Về kinh tế: Sự tan rã của nền kinh tế đại điền trang
+ Về chính trị: đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ giai cấp
thống trị chủ nô.
+ Xã hội: là thời kỳ diễn ra những cuộc cách mạng của nô lệ và dân nghèo.
- Cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, nhân sự suy yếu của đế quốc Rôma, người Gecmanh đã
tràn vào một cách ồ ạt, chiếm đất của người Rôma và lập nên những vương quốc
riêng của họ.
2. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến
- Được hình thành trên cơ sở đổ nát của chế độ chiếm hữu nô lệ Rôma và sự giải thể
của chế độ thị tộc của người Gecmanh.
- Sơ kì trung đại (thế kỉ V- XI): thời kì hình thành chế độ phong kiến.
- Trung kì trung đại (XI- XV): thời kì phát triển của chế độ phong kiến.
- Hậu kì trung đại (thế kỉ XV- XVI): thời kì suy tàn của chế độ phong kiến.
3. Vai trò và thế lực của giáo hội La Mã
- Đạo Kitô ra đời vào thế kỉ I CN ở vùng Giêrudalem, đến cuối thế kỉ IV trở thành
quốc giáo của đế quốc Rôma
- Để quản lí việc đạo trong toàn đế quốc, đạo Kitô đã thành lập 5 trung tâm giáo hội.
Đứng đầu mỗi trung tâm là một Tổng giám mục.
- Năm 1054, giáo hội Kitô giáo đã bị phân ly thành 2 giáo hội. Hai giáo hội này tồn tại
độc lập thậm chí thù địch nhau.
II. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ X
1. Tình hình chung về văn hóa, giáo dục, tư tưởng
- Khi vào lãnh thổ Tây bộ Rôma, người Gecman đã tàn phá nặng nề những di sản của
nền văn minh cổ đại ở đây, chỉ duy nhất không xâm phạm các nhà thờ và tu viện Kitô
giáo.
- Trong các vương quốc của người Gecman, hầu hết giai cấp quý tộc, kể cả nhà vua
đều mù chữ, cũng như không có trường học nào ngoài trường Dòng. Tầng lớp giáo sĩ
là tầng lớp duy nhất biết chữ (nhưng họ biết chữ chỉ để học và giảng kinh thánh)
- Nội dung học tập chủ yếu trong các trường Dòng là Thần học- môn học được coi là
“bà chúa của khoa học”
2. Văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiêng
- Sáclơmanhơ rất chú ý đến việc phát triển văn hóa giáo dục.
+ Mở trường học cung đình, khuyến khích con em quý tộc theo học và mời các học
giả nổi tiếng ở Tây Âu đến giảng dạy.
+ Lấy thần làm nội dung học tập chủ yếu, lấy cung đình và nhà thờ làm trung tâm.
- Thời gian tồn tại ngắn ngủi.
III. Văn hóa Tây Âu từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIV
1. Sự thành lập các trường đại học
- Kinh té phát triển, đò i hỏ i củ a con người về cá c loạ i tri thức cũ ng tăng lên, nhưng
cá c trường họ c củ a giá o họ i không đá p ứng được những yêu cà u đó
=> Vì vạ y trường đạ i họ c củ a thà nh thị dà n dà n ra đời.
- Trường đạ i họ c ra đời sớm nhá t ở Tây Âu là trường Đạ i họ c Bolona.
2. Triết học kinh viện
- Đây là môn học rất được chú trọng trong các trường đại học. Triết học kinh viện là
một thuật ngữ dịch từ chữ scolasticus trong tiếng Latinh có nghĩa là triết học nhà
trường.
- Nội dung – đặc điểm: Áp dụng những phương pháp biện luận cực kì rắc rối, chú
trọng lôgic hình thức.
- Trong khi nghiên cứu vấn đề khái niệm chung, triết học kinh viện đã chia làm hai
phái.
- Sang thế kỉ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái.
3. Văn học
- Bao gồm có văn học dân gian, văn học Latinh, văn học kị sĩ và văn học thành thị.
- Văn học kị sĩ: anh hùng ca và trữ tình
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Rôlăng, Bài ca Xit, Bài ca Nibêlunghen, Tơrixtăng và
Ydơ...
- Văn học thành thị: kịch, thơ, truyện ngắn...
+ Tác phẩm tiêu biểu: Di chúc của con lừa, Thầy lang vườn...
4. Nghệ thuật kiến trúc
- Nghệ thuật kiến trúc Tây Âu thời kì này bị suy thoái.
- Nửa sau thế kỉ XII, kiến trúc Gôtich xuất hiện ở miền Bắc nước Pháp: vòm cửa
nhọn, nóc nhà nhọn, bên ngoài có tháp cao vút, tường mỏng, cửa sổ lớn, được trang
trí bằng nhiều kính màu làm cho trong nhà có đầy đủ ánh sáng.
IV. Văn hóa Tây Âu thời phục hưng
1. Điều kiện lịch sử
- Chủ yếu là do sự xuất hiện của quan hệ tư bản chủ nghĩa.
- Ý trở thành quê hương đầu tiên của phong trào Văn hóa phục hưng vì:
+ Bị phân tán về chính trị nhưng có điều kiện thuận lợi về địa lí, quan hệ tư bản chủ
nghĩa ở đây ra đời sớm nhất.
+ Ý vốn là quê hương của nền văn minh La Mã cổ đại, giữ được nhiều di sản văn hóa
về các mặt kiến trúc, điêu khắc, văn học,...
+ Kinh tế phát triển, trong các nước cộng hòa, thành thị ở Ý đã xuất hiện một tầng
lớp rất giàu có.
2. Những thành tựu chính
a. Văn học
- Có những tác phẩm có giá trị gắn liền với tên tuổi nhiều tác giả nổi tiếng: thơ
(Đantê, Pêtơraca), tiểu thuyết (Bôcaxiô, Rabơle, Xecvantec), kịch (Sếchxphia)
b. Nghệ thuật
- Đầu TK XVI, nền nghệ thuật thời Phục hưng đạt đến đỉnh cao. Những thành tựu hội
họa và điêu khắc gắn với tên tuổi của nhiều nhà danh họa và điêu khắc.
- Lêônácđô đơ Vanhxi (1452-1519) là một họa sĩ lớn có kiến thức uyên bác về nhiều
ngành. Hội họa của ông thiên về mô tả tính cách và hoạt động nội tâm của nhân vật.
- Mikenlangiơ (1475-1564): Một họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng đồng thời là một
kiến trúc sư và là một thi sĩ.
- Mikenlangiơ (1475-1564): Một họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng đồng thời là một
kiến trúc sư và là một thi sĩ.
c. Khoa học tự nhiên và triết học
- Thời Phục Hưng, các ngành KHTN và triết học cũng có những thành tựu lớn lao, đặc
biệt là thiên văn học.
- Nicôla Côpécních (1473-1543) là nhà bác học lớn mở đầu cho một bước nhảy vọt
về KHTN thời Phục hưng.
- Người tích cực hưởng ứng học thuyết của Cô péc ních là nhà thiên văn học và là nhà
triết học Ý Gioocdanô Bruno (1548-1600).
- Galile (1564-1642): Nhà thiên văn học người Ý tiếp tục phát triển quan điểm của
Côpécních và Bruno.
- Nhà thiên văn học Đức Kepler (1571-1630) đã phát minh ra 3 quy luật quan trọng
về sự vận hành của các hành tinh xung quanh mặt trời.
- Ngoài ra các lĩnh vực khác vật lí học, toán học, y học,… cũng có nhiều thành tựu
quan trọng gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà toán học nổi tiếng.
- Lĩnh vực triết học: Phranxít Bâycơn (1561-1626), nhà triết học người Anh, người
mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời Phục hưng.
3. Nội dung tư tưởng và ý nghĩa
a. Nội dung tư tưởng
1. Đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân
2. Tư tưởng phê phán lên án Giáo hội – tăng lữ và phong kiến thế tục.
3. Đề cao tinh thần dân tộc.
4. Đề cao KH - KT, giáo dục, chống lại tư tưởng duy tâm thần bí.
b. Ý nghĩa
* Mặt tiến bộ:
- Phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.
- Đóng góp nhiều thành tựu to lớn quan trọng vào kho tàng trí thức của văn minh
nhân loại.
* Hạn chế:
- Không thủ tiêu tôn giáo mà thay bằng một thứ tôn giáo khác.
- Giai cấp tư sản ủng hộ sự bóc lột để làm giàu.
- Trong khi đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân nhưng chủ yếu là con
người của giai cấp tư sản.
V. Sự tiến bộ về kĩ thuật
1. Cải tiến guồng nước
- Cải tiến guồng nước ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành sản xuất.
- Thay thế sức người và sức súc vật trong cơ sở sản xuất.
2. Cải tiến kĩ thuật trong ngành dệt
- Từ thế kỉ XIII, chiếc xa kéo sợi bằng tay được phát minh thay thế cho hòn chì xe chỉ
thô sơ.
- Cuối thế kỉ XV, phát minh ra xa quay sợi tự động có bàn đạp.
- Trong khâu dệt, chiếc khung cửi dựng đứng thay thế bằng khung cửi nằm ngang.
- Trong khâu nhuộm, ngoài chàm còn sử dụng nguyên liệu từ phương Đông: cánh kiến, quế,
rong.
=> Năng suất lao động tăng nhanh chóng, tạo ra nhiều loại sản phẩm với chất lượng cao
hơn.
3. Những tiến bộ trong nghề khai mỏ và luyện kim
- Thế kỉ XIII, về kỹ thuật khai mỏ, vẫn sử dụng phương pháp được truyền lại từ thời
La Mã. Cuối thế kỷ XIII, ở Séc (Tiệp) bắt đầu dùng bơm hút nước chuyển động bằng
sức ngựa hoặc guồng nước để hút nước ở dưới các hầm sâu.
- Biết nấu quặng trong những lò thấp và hở, tạo ra được một loại sản phẩm mà muốn
loại bỏ tạp chất thì phải dùng búa để đập, kĩ thuật rèn sắt nâng cao nhờ búa tạ
chuyển động bằng sức nước.
- Một số máy móc như máy khoan, máy mài cũng đã ra đời vào thế kỷ XV.
4. Những tiến bộ về kĩ thuật quân sự.
- TK XIII - XIV thuốc súng do người Trung Quốc phát minh đã truyền sang Tây Âu
thông qua người A-rập
- Nửa sau TK XIV ở Pháp và Ý đã chế được đại bác.
+ Đại bác lúc đầu chế bằng sắt, đạn làm bằng đá.
+ Cuối TK XIV đại bác đúc bằng đồng, đạn thay bằng đạn ria bằng sắt
- Năm 1543, nước Anh bắt đầu dùng sắt được bào gọt để chế tạo đại bác.
VI. Sự ra đời của đạo Tin lành
1. Vài nét về giáo hội Thiên chúa trước cuộc cải cách tôn giáo
- Là thế lực thống trị về mặt tư tưởng đầy quyền uy ở Tây Âu, được sự ủng hộ của
các lãnh chúa phong kiến.
- Hệ thống cấp bậc: Giáo hoàng, Hồng y giáo chủ, Tổng giám mục, Giám mục, Linh
mục.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tòa thánh La Mã do giáo hoàng đứng đầu.
2. Các phong trào cải cách của đạo Tin lành
- Từ XIV: Uyclip - giáo sĩ, giáo sư trường Đại học Oxphớt (Anh) đã khởi xướng cải
cách tôn giáo, phủ nhận vai trò của Giáo hoàng đề nghị chính phủ quốc hữu hóa
ruộng đất của giáo hội.
- Đầu XV, Ian Hút, Hiệu trưởng trường Đại học Praha vận động cải cách giáo hội.
- Cuối TK XV- đầu TK XVI, ở Đức một số người như Fraxmơ, Hustthen,… viết nhiều
tác phẩm để vạch trần sự giả dối, tham lam, ngu dốt của các giáo sĩ.
a. Phong trào cải cách tôn giáo ở Đức
- Người khởi xướng: Martin Luther (1483-1546)
- 31/10/1517 viết “Luận cương 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của Đại học
Vitenbec
- Chính trị: dựa vào hoàng đế Đức và các hầu vương, khuyên tín đồ phục tùng chính
quyền của giai cấp phong kiến.
- Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra rất quyết liệt giữa nông dân với
phong kiến thế tục và giáo hội, giữa tân giáo với cựu giáo.
b. Phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ
- Do Giăng Canvanh - người Pháp lãnh
- Hạt nhân của học thuyết Canvanh là thuyết định mệnh: Cho rằng số mệnh con
người do Chúa trời quyết định, khi sáng tạo ra loài người, Chúa trời chia loài người
thành 2 loại.
=> Phủ nhận các hình thức miễn tội của Thiên chúa, vai trò của tầng lớp giáo sĩ.
- Giáo hội Canvanh được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ.
c. Cải cách tôn giáo ở Anh
- Đầu thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản Anh đã phát triển khá mạnh mà giáo hội Cơ
Đốc giáo đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển đó.
- Dựa vào các tầng lớp có thế lực ở Anh, năm 1534, vua Anh Henri VIII ra “sắc
luật về quyền tối cao”.
- Những biện pháp cải cách nửa vời của Henri VIII không làm cho giai cấp tư
sản thỏa mãn.
=> Như vậy, trong nửa đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã xuất hiện nhiều loại tôn giáo cải
cách.

You might also like