Cấu tạo và Sinh Lý Máu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

CHƢƠNG 2: CẤU TẠO VÀ SINH LÝ MÁU

Các nội dung chính

1. Chức năng chung của máu


2. Khối lượng và tính chất lý - hóa của máu
3. Cấu tạo và chức năng của các thành phần của máu
4. Đông máu
5. Nhóm máu
6. Miễn dịch
Tình huống
1. So sánh số lượng hồng cầu của người sống ở núi
cao với người sống ở vùng đồng bằng? Giải thích.
2. Một bệnh nhân có hematocrit 35%. Như vậy, kết
luận nguyên nhân là do giảm thể tích tế bào hồng cầu
đúng hay sai.
3. Bệnh nhân ung thư bạch cầu thì máu sẽ biến đổi
như thế nào?
4. Tại sao trẻ em mới sinh lại phải bổ sung sắt?
5. Nếu mẹ và con không cùng hệ nhóm máu ABO thì
dễ xảy ra hiện tượng gì? Cách khắc phục?
1. Chức năng sinh lý chung
của máu
- Vận chuyển: khí O2 và CO2,
chất dinh dưỡng, chất thải,
hormone.
- Điều hoà: nhiệt độ, cân bằng
nội môi, hoạt động các cơ
quan.
- Bảo vệ: giúp cơ thể chống
lại các tác nhân gây bệnh
(virus, vi khuẩn, độc tố).
2. Khối lƣợng và tính chất lý – hoá của máu
Nhiệm vụ 1 của sinh viên
(1) Trình bày các đặc điểm cơ bản về khối lượng và
tính lý – hóa của máu.
(2) Khi nào thì máu dự trữ được sử dụng? Giải thích
tại sao khi mất máu nhanh (vỡ mạch lớn) lại dễ tử
vong hơn so với việc mất cùng một lượng máu đó một
cách từ từ (vỡ mạch nhỏ)?
(3) Tại sao cần duy trì áp suất thẩm thấu của máu ở
mức ổn định? Khi mất máu, tại sao không nên uống
nhiều nước?
(4) Tại sao pH của máu phải duy trì ở mức ổn định?
Yếu tố nào duy trì pH của máu?
2.1. Khối lƣợng
- Ở người: 4 – 5L, chiếm 7 – 9%
trọng lượng cơ thể.
- ½ máu lưu thông, ½ dự trữ ở
gan (20%), lách (16%), dưới da
(10%).

(?) Máu dự trữ được huy động


trong trường hợp nào?
- Máu dự trữ được huy động khi cơ thể mất máu, lao
động cơ bắp kéo dài, nhiệt độ cơ thể tăng (sốt), xúc
động mạnh.

(?) Tại sao mất máu từ từ khó gây tử vong còn mất
máu đột ngột dễ gây tử vong?
-Khi mất máu từ từ, máu dự trữ
sẽ kịp thời được huy động.
-Mất máu đột ngột (1/3 – 1/2
lượng máu) dễ gây tử vong, vì:
máu dự trữ không kịp huy động
 huyết áp giảm nhanh  máu
không đến được các cơ quan.
2.2. Tính chất lý – hoá của máu
2.2.1. Độ quánh
- Gấp 4,5 – 5 lần so với nước.
Độ quánh tăng lên khi cơ thể
mất nước.
- Các yếu tố tạo nên độ quánh:
 Ma sát của các thành phần
trong máu.
 Số lượng hồng cầu lớn.
 Protein trong huyết tương.
2.2.2. Tỷ trọng
Khoảng 1,05 – 1,06.
2.2.3. Độ pH của máu và hệ đệm
- pH của máu luôn ổn định: người (7,35), lợn (7,9), trâu,
bò (7,3), dê, cừu (7,5), chó (7,4), gà (7,4). Nếu pH thay
đổi ± 0.2 có thể gây tử vong.
(?) Tại sao pH của máu lại phải duy trì ổn định?

- pH không đổi tạo môi trường ổn định cho các quá


trình sinh lý-sinh hóa bình thường của tế bào diễn ra.

(?) Cơ chế duy trì pH của máu ổn định?


- Các hệ đệm giúp duy trì pH ổn
định:
+ Hệ đệm bicacbonat:
H2CO3/BHCO3 (B: Na hoặc K)

+ Hệ đệm photphat:
BH2PO4/B2HPO4 (B: Na hoặc K)

+ Hệ đệm protein:
HHb/BHb (Hb: Hemoglobin, B:
Na hoặc K)
- Các cơ quan tham gia điều hoà
pH: phổi, thận, gan.
2.2.4. Áp suất thẩm thấu
- Thẩm thấu: là hiện tượng nước chuyển qua màng
bán thấm từ nơi có nồng độ nước cao đến nơi có
nồng độ nước thấp.

- Áp suất thẩm thấu: là lực tạo ra hiện tượng thẩm


thấu.
- Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ chất tan
và nồng độ nước.
- Áp suất thẩm thấu của máu người khoảng 7,6 – 8,1
atm.

- Yếu tố tạo nên áp suất thẩm thấu của máu:

+ Phần lớn: do muối khoáng hoà tan mà chủ yếu là


NaCl.
+ Phần nhỏ: do protein huyết tương (áp suất thẩm
thấu thể keo)

(?) Tại sao áp suất thẩm thấu của máu phải duy trì ở
mức ổn định?
(?) Thế nào là dung dịch đẳng trương, ưu trương,
nhược trương? Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho tế
bào động vật vào 3 dung dịch đó?
- Áp dụng tính chất này để tạo ra các dung dịch sinh
lý. Động vật đẳng nhiệt (NaCl 0,9%), động vật biến
nhiệt (0,65%).

(?) Tại sao khi tiếp nước cho cơ thể phải tiếp bằng
dung dịch nước muối sinh lý?
(?) Tại sao khi bị thương, mất máu, không nên uống
nhiều nước?
(?) Hiện tượng huyết tiêu?
- Sự điều chỉnh áp suất thẩm thấu:
Trong thành mạch máu có các thụ quan nhạy cảm
với sự thay đổi của áp suất thẩm thấu. Nếu trị số
thay đổi, lập tức có phản xạ co hoặc giãn thành
mạch, tăng hoặc giảm tái hấp thu nước ở thận để
giữ cho áp suất thẩm thấu luôn ổn định  đảm bảo
sự hoạt động bình thường của các tế bào máu và
sự ổn định của dịch thể.
3. Cấu tạo và chức năng của các thành phần của máu

Huyết
tƣơng

Tế
bào
máu
3.1. Huyết tƣơng (plasma)
Chiếm khoảng 55% tổng lượng máuHematocrit: 45%
3.1.1. Thành phần
- Nước (92%)
- Chất khô (8%):
+ Protein: Albumin, Globulin, Fibrinogen
+ Lipid: Phospholipid, Cholesterol
+ Gluxit: Glucose
+ Khoáng: Na, K..
+ Vitamin
3.1.2. Chức năng chủ yếu của huyết tương
 Cung cấp nguyên liệu cấu tạo tế bào.
 Tham gia vào quá trình vận chuyển các chất.
Bảo vệ cơ thể qua phản ứng miễn dịch, chống
mất máu.
Cung cấp năng lượng, đảm bảo cân bằng nội
môi, tham gia vào cân bằng pH dịch thể.
3.2. Hồng cầu (Erythrocytes – Red blood cells)
3.2.1. Hình thái:
+ Cá, lưỡng cư, bò sát,
chim: hình bầu dục, có
nhân
+ Thú: hình đĩa lõm 2
mặt, không nhân.
3.2.2. Cấu tạo:
- Thành phần: nước (63 – 67%), hemoglobin (Hb, 28%),
chất khác (5-9%, lipid, gluxit…).
- Hb: gồm 1 phân tử globin (2 chuỗi polypeptit α + 2
chuỗi polypeptit β) + 4 nhân hem (4 vòng pyrol + 1
nguyên tử Fe2+).
3.2.3. Số lượng:
- Khoảng 4,5 – 5,5 triệu/μl(mm3).
Người Việt Nam: nam 4,2
triệu/μl; nữ 3,8 triệu/μl.
- Số lượng tăng khi: lao động
nặng, trên vùng núi cao, mất
nước; giảm khi: thiếu máu, mất
máu, bệnh nhiễm khuẩn, suy tuỷ
xương.

3.2.4. Đời sống: 120 ngày


3.2.5. Quá trình
sản sinh và tiêu
hủy
- Sản sinh: Giai
đoạn đầu của
quá trình phát
triển bào thai
(gan và lách),
giai đoạn cuối
bào thai và sau
khi sinh (tủy
xương).
+ Điều hòa sản sinh hồng cầu:
- Tiêu huỷ: ở gan và lách (globin và sắt được hấp
thu lại để tái tạo hồng cầu mới, Hb được thải dưới
dạng sắc tố mật).
Điều gì thường xảy ra trong hai tuần đầu sau khi trẻ được
sinh ra? Biện pháp xử lý?
 Hiện tượng tán huyết  gây vàng da
nặng sau khi sinh.
3.2.6. Chức năng sinh lý:
- Tham gia vào hệ đệm
protein (HHb/BHb).
- Vận chuyển khí O2,CO2:
(sự kết hợp hoặc phân ly
của Hb với O2,CO2 nhờ sự
chênh lệch phân áp)
Phổi
Hb + O2 HbO 2


Hb + CO2 HbCO 2
Phổi
- Mức độ phân ly của HbO2 (Độ bão hòa của Hb với
oxi) phụ thuộc vào CO2, độ pH và nhiệt độ.
- Hiệu ứng Bohr: CO2 tăng, pH giảm, nhiệt độ tăng  đường cong
chuyển phải và ngược lại. Ý nghĩa: Ở mô có nhiều CO2 khiến nhường
thêm oxy cho mô; Ở phổi, CO2 thấp khiến lấy thêm oxy cho máu.
3.3. Bạch cầu (Leukocytes – White blood cells)
3.3.1. Hình thái, cấu tạo, phân loại:
- Đa hình dạng, kích thước 5 – 25 µm, có nhân và
có khả năng di động.
3.3.2. Số lượng, đời sống:
- Số lượng: 7000 – 8000/μl.
- Đời sống: thay đổi tùy từng
loại bạch cầu.
3.3.3. Quá trình
sản sinh và tiêu
hủy
- Sản sinh: Giai
đoạn bào thai
(trung phôi), giai
đoạn sau khi sinh
(tủy xương, lách,
ống tiêu hóa).

- Tiêu huỷ: mọi nơi


trong cơ thể, nhất
là phổi, lách, ống
tiêu hóa.
3.3.4. Chức năng sinh lý:
- Bảo vệ cơ thể thông qua
chức năng thực bào và
phản ứng miễn dịch.
3.4. Tiểu cầu (Thrombocytes – Platelets)
- Số lượng: 250.000 – 400.000/μl
- Đời sống: 9-11 ngày
- Nơi tiêu huỷ: lách
- Chức năng sinh lý:
+ Co mạch: khi mạch máu tổn thương  serotonin
của tiểu cầu được giải phóng  co mạch.
+ Ngưng máu: thromboplastin của tiểu cầu biến
protein fibrinogen hoà tan thành dạng sợi fibrin  bịt
vết thương.
+ Co cục máu: tiểu cầu ngưng kết  co cục máu
đông.
4. Đông máu
4.1. Ý nghĩa của đông máu
Bảo vệ cơ thể, chống mất máu khi bị thương
4.2. Cơ chế đông máu
Khi bị thương chảy máu cơ thể sẽ có những phản
ứng bảo vệ:
- Co mạch
-Tế bào nội mạc (lót bên trong mao mạch) co lại,
dính vào nhau làm lỗ vết thương nhỏ hơn.
- Tạo nút tiểu cầu
- Tạo cục máu đông
Thành
mạch vỡ Cục máu

Quá trình
đông máu
Các yếu tố đông máu
Yếu tố Tên Yếu tố Tên

I Fibrinogen VIII Anti-hemophilia A

II Prothrombin IX Anti-hemophilia B
(Chrismas)
III Thromboplastin X Thrombokinase (Stuart)
IV Ion canxi XI Tiền thromboplastin
(Anti-hemophilia C)
V Proaccelerin XII Hageman
VI Proaccelerin hoạt
hóa XIII Yếu tố ổn định fibrin
VII Proconvertin
Quá trình đông máu gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hình thành và giải phóng thromboplastin
ngoại sinh và nội sinh
- Giai đoạn 2: Sự tạo thành thrombin từ prothrombin
- Giai đoạn 3: Sự hình thành sợi fibrin từ fibrinogen
- Giai đoạn 1: HÌnh thành và giải phóng
thromboplastin ngoại sinh và nội sinh.
+ Ngoại sinh: Từ mô và tổ chức.
+ Nội sinh: Từ tiểu cầu.
Thromboplastin ngoại sinh

Tổ chức tổn thương

Thromboplastin chưa hoạt hóa (XI)

Ca++ (IV) Proconvertin (VII)

Proaccelerin (V) Stuart (X)

Thromboplastin hoạt hóa (III)


Thromboplastin nội sinh
Hageman (XII) TiÓu cÇu vì

Tiếp xúc

Hageman hoạt hóa Thromboplastin


chưa hoạt hóa (XI)

Chống Hemophilia
(VIII, IX)
Ca++ Accelerin Stuart

Thromboplastin hoạt hóa


(III)
Giai đoạn 2: Hình thành thrombin từ prothrombin

Proaccelerin (V)
Ca++

Accelerin + Thromboplastin Prothromkinase


(VI) hoạt hóa

Prothrombin Thrombin
(II) hoạt động
Ca++
Giai đoạn 3: Tạo fibrin từ fibrinogen

Fibrinogen

Thrombin Ca++ (IV)

Fibrin đơn phân


Ca++
Fibrin trùng hợp (hòa tan)

Yếu tố XIII Ca++

Fibrin không hòa tan


Thµnh
m¹ch vì Côc m¸u
4.3. Chống đông máu
Máu chảy trong mạch thành dòng vì:
- Lớp lót thành mạch trơn, nhẵn, mềm
- Lớp protein trên thành mạch ngăn cản không cho
tiểu cầu dính vào thành mạch.
- Trong máu có các chất chống đông máu: chất
kháng thromboplastin, chất kháng thrombin, fibrin.
- Một số chất chống đông nhân tạo: Heparin (làm
tăng cường tác dụng của kháng thrombin), natri citrat,
amoni citrat (liên kết với ion canxi trong máu).
5. Nhóm máu và truyền máu
Nhiệm vụ 2 của sinh viên

(1) Trình bày nguyên tắc xác định nhóm máu ABO, Rh
và sơ đồ truyền máu.
(2) Giải thích tại sao trong thực tế, nhóm máu O vẫn
dùng để truyền cho người có nhóm máu AB, mặc dù
nhóm máu O có antibodies α và β trong khi nhóm máu
AB có antigens A và B.
5. Nhóm máu và truyền máu
5.1. Nhóm máu ABO
- Trên màng hồng cầu có các ngưng kết nguyên A và B.
- Trong huyết tương có các ngưng kết tố α và β.
- Sự ngưng kết máu xảy ra khi α gặp A hay β gặp B.
- Sự có mặt của ngưng kết nguyên và ngưng kết tố
trong máu quy định máu thuộc nhóm A, B, AB hay O,
thể hiện qua bảng sau:
Hiện tượng ngưng kết máu
Nhóm máu Hồng cầu có Huyết tƣơng có
ngƣng kết nguyên ngƣng kết tố

A A β

B B α

AB A và B Không có

O Không có β và α
- Ở người Việt Nam, tỉ lệ các nhóm máu: A (19,8%), B
(28,6%), AB (4,2%) và O (47,3%).
- Ứng dụng hiểu biết về nhóm máu trong truyền máu:
+ Cùng nhóm máu  truyền được cho nhau.
+ Nhóm máu O cho được tất cả nhóm khác.
+ Nhóm máu AB nhận được của tất cả các nhóm khác.

α,β
(?) Nhóm máu O có ngưng kết tố α và β, nhóm máu AB
có ngưng kết nguyên A và B. Tại sao nhóm máu O vẫn
truyền được cho nhóm máu AB?

α,β
5.2. Nhóm máu Rh
5.2.1. Đặc điểm chung
- Sự phân biệt nhóm máu Rh dựa vào sự có mặt của
kháng nguyên Rh (Rhesus) trên màng hồng cầu.

- Máu có Rh  thuộc nhóm Rh+, máu không có Rh 


thuộc nhóm Rh-

- Kháng thể chống Rh được tạo ra ở người có Rh- sau


khi có Rh+ xuất hiện  làm ngưng kết máu.

- Người Việt Nam có nhóm máu Rh+ là hơn 99,9%.


Nhóm Rh- dưới 0.1%.
- Người thuộc nhóm máu Rh+ có thể truyền máu cho
người có Rh+ và nhận máu từ người có Rh+ hoặc Rh-
- Người thuộc nhóm máu Rh- có thể truyền máu cho
người có Rh+ hoặc Rh-, nhưng chỉ nhận được máu từ
người có Rh-
5.2.2. Bất đồng nhóm
máu Rh giữa mẹ và con
- Nếu mẹ có nhóm máu Rh-, thai nhi thuộc nhóm máu
Rh+  hiện tượng bất đồng nhóm máu Rh.
- Ở lần mang thai đầu tiên, trẻ vẫn được sinh ra bình
thường. Trong quá trình sinh con, máu của người mẹ
tiếp xúc với máu của con  kháng thể chống Rh hình
thành.
- Cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra kháng thể chống Rh và tồn
tại trong máu.

- Những lần mang thai tiếp theo kháng thể chống Rh có


trong máu người mẹ sẽ vào máu con và làm ngưng kết
hồng cầu của thai nhi  thai chết lưu, xảy thai, đẻ non.
6. Miễn dịch
Miễn dịch là khả năng của cơ thể không mắc bệnh
gây ra bởi vi sinh vật và các tác nhân mang thông tin
di truyền ngoại lai khác.

(?) Trình bày các hàng rào bảo vệ của cơ thể trên sơ
đồ sau.
6.1. Tuyến bảo vệ thứ nhất
- Da
- Lớp biểu bì lót các cơ quan: ống tiêu hoá, đường
dẫn khí, đường dẫn niệu – sinh dục.
- Chất tiết của da, biểu bì lót các cơ quan.
6.2. Tuyến bảo vệ thứ hai
6.2.1. Miễn dịch không đặc hiệu
- Là phản ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây
bệnh khác nhau.
 Thực bào: Do các bạch cầu thực hiện

- Bạch cầu trung tính (chiếm 60 – 70%).


- Bạch cầu đơn nhân (chiếm 5%).
- Bạch cầu axit (chiếm 1,5%): tiêu diệt giun ký sinh.
-Tế bào giết tự nhiên (natural killer cell): tiêu diệt tế
bào nhiễm virus.
 Viêm: Tại sao viêm là phản ứng bảo vệ cơ thể?
 Sốt: Tại sao sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể?
 Peptide và protein bảo vệ:
- Interferon: protein ức chế sự nhân lên của virus.
- Hệ thống bổ thể (complement system): các protein
gây ra các lỗ trên thành vi khuẩn  phá vỡ vi khuẩn.
6.2.2. Miễn dịch đặc hiệu
- Là phản ứng tạo kháng thể của bạch cầu để chống lại
một tác nhân gây bệnh riêng biệt (kháng nguyên).
 Kháng nguyên: là protein,
polypeptide, polysaccharide
ngoại lai gây ra đáp ứng miễn
dịch qua việc kích thích lympho
bào tạo ra kháng thể.
 Kháng thể: là protein huyết
tương [immunoglobulin (Ig)] do
bạch cầu lympho sản sinh ra
khi có kháng nguyên.
Miễn dịch đặc hiệu: gồm miễn dịch thể dịch và miễn
dịch trung gian tế bào.
6.3. Hệ thống miễn dịch ở ngƣời
7. Một số bệnh về máu

(?) Hãy kể tên một số bệnh về máu?


 Bệnh thiếu máu

 Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

 Bệnh máu trắng (leukemia)


 Bệnh HIV-AIDS: Virus
HIV xâm nhập và tấn công
tế bào lympho T (T4).
Câu 1: Trình bày chức năng sinh lý chủ yếu của
máu. Lấy ví dụ chứng minh các chức năng đó.
Câu 2: Tại sao pH của máu lại phải duy trì ở mức
ổn định? Trình bày các yếu tố duy trì sự ổn định
của pH.
Câu 3: Các yếu tố tạo nên áp suất thẩm thấu của
máu? Tại sao áp suất thẩm thấu của máu phải duy
trì ở mức ổn định?
Câu 4: Trình bày các thành phần của máu và chức
năng của các thành phần đó.
Bài tập: Bảng dưới đây thể hiện hàm lượng erythropoietin
(EPO) và hematocrit (Hct) của các mẫu xét nghiệm ở người
trưởng thành.
a. Trong các mẫu trên, có một mẫu của vận động viên điền kinh,
một mẫu của người suy thận, một mẫu của bệnh nhân suy tủy
xương, một mẫu của bệnh nhân đa hồng cầu. Hãy cho biết các
mẫu trên tương ướng với trường hợp nào kể trên? Giải thích?
b. Đưa người thuộc mẫu M3 và M5 lên núi cao và sống ở đó
trong một khoảng thời gian dài thì Hct tăng, giảm, hay không
thay đổi? Giải thích.

Chỉ số Mẫu Giới hạn bình


M1 M2 M3 M4 M5 M6 thƣờng

EPO 2 2 10.5 12.3 140 150 9-11


(UI)
Hct (%) 25 65 40 52 25 53 Nữ: 34-44
Nam: 37-48

You might also like