Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Điểm mạnh của Starbucks

1. Hình ảnh thương hiệu mạnh 


Starbucks tự sử dụng tên của tập đoàn mình làm tên cho thương hiệu. Một thương hiệu
toàn cầu mà không ai là không biết vì độ phổ biến và khó cạnh tranh nhất trong ngành
thực phẩm và đồ uống. Chưa dừng lại ở mức độ mở rộng hiện tại, quy mô của Starbucks,
số lượng khách hàng trung thành cũng như số lượng cửa hàng vẫn đang tiếp tục gia tăng
theo thời gian. Không phải tự dưng mà Starbucks có thể tồn tại hàng chục năm và hiện đã
mở được hơn 30.000 cửa hàng trên khắp thế giới với 67 cửa hàng tại các khu đô thị sầm
uất có địa thế ở các thành phố tại Việt Nam.
Khi Starbucks Coffee xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã tạo nên sự khác biệt so với
các thương hiệu cà phê khác như Trung Nguyên, Highland,…cũng như các quán cà phê
vỉa hè truyền thống của người Việt Nam.
Starbucks là một thành công về mặt hình ảnh thương hiệu và đã định vị mình là một
thương hiệu cà phê cao cấp trong tâm trí khách hàng tại Việt Nam. Hình ảnh thương hiệu
mạnh hơn đã dẫn đến doanh thu cao hơn, chi phí tiếp thị thấp hơn và lòng trung thành của
khách hàng đối với Starbucks mạnh mẽ hơn.
2. Nền tảng tài chính vững chắc
Starbucks Coffee sở hữu nguồn tài chính khổng lồ 9,062 tỷ USD bởi tập đoàn đa quốc
gia của Mỹ, Starbucks có vị thế tài chính ổn định trên thị trường. 
Tất cả sự quan tâm của người tiêu dùng này đã dẫn đến những con số bán hàng mạnh mẽ,
doanh thu của Starbucks đã không ngừng tăng lên trong những năm qua.

3. Chất lượng, Hương vị và Tiêu chuẩn hóa – Do sự pha trộn cao cấp và cà
phê thơm ngon
Starbucks vẫn được biết đến từ trước tới nay là cà phê có vị ngon đặc biệtvà chất lượng
phục vụ khách hàng tốt. Để có thể làm được việc này, Starbucks đã tiêu chuẩn hóa cà phê
của mình sao cho chất lượng tuyệt vời của cà phê được giữ vững không thay đổi ở bất kỳ
cửa hiệu nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cũng như cà phê của Starbucks phải được thực
hiện một cách cẩn thận nhất, theo một quy chuẩn để giữ vững được hương vị độc đáo của
thương hiệu. Điều này có thể làm tối giản được công tác quản lý, giảm giá thành sản xuất
4. Chuỗi cung ứng quốc tế mở rộng
Starbucks nổi tiếng vì có mạng lưới nhà cung cấp rộng khắp trên toàn thế giới. Hạt cà phê
của Starbucks có nguồn gốc từ Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á - Thái Bình
Dương,
Starbucks có được hạt cà phê từ 30 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm Trung và Nam
Mỹ, Châu Á và Quần đảo Thái Bình Dương.
Họ bắt đầu phát triển mối quan hệ với đối tác tốt hơn, các chỉ số đo lường mới, cải thiện
dịch vụ khách hàng và mua sắm trong/ngoài nước, điều này đã giúp củng cố thương hiệu.
Starbucks đã hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng thông qua khối lượng hàng hóa lớn và
khối lượng kinh doanh cao. Nó thu nhận hạt cà phê từ khắp nơi trên thế giới để đảm bảo
cung cấp kịp thời nguyên vật liệu thô và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Chuỗi cung ứng mạnh mẽ giúp Starbuck "sống sót" trước đại dịch
5. Cân bằng giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh 
Thông qua quá trình hình thành và phát triển, Starbucks đã tự khẳng định mình là một
chuỗi nhà hàng cà phê cao cấp cho mọi người. Sản phẩm của Starbucks được đánh giá là
có chất lượng tuyệt vời, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sự tương đồng
trong các địa điểm kinh doanh… Những đánh giá tích cực này có ý nghĩa rất lớn tới
Starbucks, giúp mang lại lợi nhuận lớn cho thương hiệu cũng như hình thành nên một
Starbucks được công nhận trên toàn cầu là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê tốt
nhất.
6. Chính sách đối đãi nhân viên 
Công ty được biết đến với việc tiên phong quản lý con người trong một ngành mà đòi hỏi
kỹ năng con người và kỹ năng mềm tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
Công ty nổi tiếng về việc đối xử với nhân viên bằng sự tôn trọng và quan tâm đến sức
khỏe của họ.  Nói cách khác, Starbucks đã hiện thực hóa một nơi làm việc tích cực, thân
thiện cho nhân viên của mình.
Starbucks trả lương cao cho nhân viên của mình, điều này dẫn đến những nhân viên hạnh
phúc hơn, những người cung cấp dịch vụ xuất sắc cho người tiêu dùng. Starbucks liên tục
được vinh danh là một trong 100 công ty hàng đầu để làm việc của Fortune.
Starbucks đã duy trì một văn hóa tổ chức độc đáo tập trung vào sự phát triển và tăng
trưởng của nhân viên. Nó đã thiết lập một nền văn hóa thúc đẩy hiệu suất nhưng cũng
không kém phần nhân văn trong cách tiếp cận. Công ty cũng tập trung vào việc thiết lập
một nền văn hóa hòa nhập và đa dạng.
Điểm yếu của Starbucks 
1. Mức giá cao
Không thể phủ nhận rằng đồ uống của Starbucks có giá cao hơn so với đối thủ cạnh
tranh. Trong quá khứ, khi các cửa hàng cà phê còn ít, đồ uống của Starbucks được coi là
đồ uống của thương hiệu “sang chảnh” và Starbucks cũng đã dồn hết tiềm lực để nâng
cao chất lượng cà phê cho phù hợp với giá cả. Tuy nhiên, hiện nay, khi các cửa hàng cà
phê mọc lên như nấm ở Việt Nam, thì việc trả giá đắt cho sản phẩm của mình lại là một
trở ngại đối với Starbucks.
Mặc dù chất lượng cao cấp đi kèm các giá trị đạo đức kinh doanh tốt nhưng cũng không
thể hấp dẫn những tầng khách hàng có thu nhập trung bình vì giá cao làm giảm khả năng
chi trả cho người tiêu dùng.Nhân tố chiến lược bên trong này là một điểm yếu bởi nó giới
hạn thị phần của công ty.
2. Sản phẩm thiếu sự độc đáo
Mặc dù đã ra mắt công chúng được một thời gian dài với thực đơn đồ uống đa dạng
nhưng sản phẩm của Starbucks vẫn bị đánh giá là thiếu tính độc đáo. Starbucks không sở
hữu các sản phẩm độc nhất nào để khiến thương hiệu có một điểm mạnh nổi bật về sản
phẩm. Hiện nay, các cửa hàng cà phê và nhiều cửa hàng đồ ăn nhanh khác cũng cung cấp
các sản phẩm tương tự Starbucks, với giá thành rẻ hơn. 
3. Khả năng dễ bị bắt chước của sản phẩm 
Starbucks không sở hữu những sản phẩm độc đáo nhất trên thị trường. Điều này làm cho
việc bắt chước sản phẩm khá dễ dàng đối với các công ty khác. Ví dụ, các đối thủ nhỏ
hơn có thể phát triển các loại đồ uống không giống hệt nhưng lại khá tương đồng với
Starbucks thậm chí đến cả thiết kế nội thất và không gian tại các cửa hàng rất dễ bị mô
phỏng lại và mức giá cũng thấp hơn . Do những sản phẩm thay thế này, áp lực liên quan
đến việc duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng đối với Starbucks càng cao.
4. Chi phí cung cấp biến động

Giá của Starbucks gắn trực tiếp với giá hạt cà phê của hãng. Vì nó tự chào mình là nhà
cung cấp các sản phẩm cà phê hảo hạng, nên có lẽ nó sẽ mua những hạt cà phê chất lượng
cao hơn, và khi có bất kỳ sự gia tăng nào xảy ra trong việc thu mua hạt cà phê thô, thì chi
phí đó phải được chuyển cho người tiêu dùng theo một cách nào đó. Giá cà phê tiếp tục
tăng có thể khiến giá bán tại quầy thậm chí còn cao hơn, điều này có thể khiến một số
khách hàng quay lưng.
5. Lựa chọn không lành mạnh

Sau khi tiêu dùng các sản phẩm của Starbucks, khách hàng sẽ nghĩ đến vấn đề sức khỏe.
Nhiều thức uống do Starbucks cung cấp có hàm lượng calo và đường cao, khiến chúng
nguy hiểm không tốt cho sức khỏe nếu uống thường xuyên. Giải pháp thay thế đơn giản
cho người tiêu dùng là chọn một tùy chọn có ít chất phụ gia hơn, nhưng công ty đã tạo
được danh tiếng về các sản phẩm có hương vị và chất tạo ngọt hấp dẫn vị giác của người
tiêu dùng. Cung cấp các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn và sửa đổi các công thức nấu
ăn của nó sẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề này.
VD: Một ly Frappuccino cuộn quế của Starbucks chứa 510 calo và 85 gam đường. 

6. Tác động của Đại dịch đối với mô hình hoạt động
Đại dịch đã có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Starbucks
tại Việt Nam. Doanh thu và lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh.  Starbucks gặp khó
khăn trong việc quản lý doanh số bán hàng trong thời gian đại dịch. Không ai muốn uống
cà phê ấm, và vì vậy việc giao Cà phê trực tuyến là một quá trình hành động phức tạp. 
Gần đây nhất, một trong những chi nhánh đình đám nhất của Starbucks ở Sài Gòn chính
thức đóng cửa vì tình hình dịch ở đây diễn biến xấu.

You might also like