Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NLVH

I. Mở bài - Khái quát - Kết bài:


1. Mở bài:
Là một (keyword) tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, (tên tác giả) đã cho ra đời
nhiều tác phẩm mang đậm giá trị nhân văn, nghệ thuật. Đặc biệt trong số đó, tác
phẩm (tên tác phẩm) được viết vào (HCST/ NGXX) đã để lại trong lòng người
đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Tác phẩm nói về (ND chính). Ta có thể thấy rõ điều
đó qua (đoạn trích/ nhân vật/ chi tiết).
“Trích thơ”
2. Khái quát:
a) Tác phẩm:
- Thể loại
- Nguồn gốc / HCST
- Tác phẩm lớn (nếu đề bài là đoạn trích): ND + NT
- Đoạn trích:
+ Nằm ở đâu
+ Giới hạn 
+ ND 
VD: Trao duyên
Truyện Kiều > Đoạn trích Trao duyên > Đoạn trích trong đoạn trích Trao Duyên
 
b) Nhân vật:
- Hoàn cảnh xuất thân
- Tính cách nhân vật, đặc điểm nổi trội 

3. Kết bài:
- Qua (1), (2) đã cho ta thấy (3)
- Những câu thơ/ áng văn viết về (4) sẽ luôn lay động, thổn thức trái tim người đọc.
Và sự lay động, thổn thức đó cũng như (5) sẽ sống mãi với thời gian.  
(1) Nghệ thuật tiêu biểu 
(2) Tên tác giả
(3) ND chính
(4) Đối tượng
(5) Tên tác giả/tác phẩm

II. Phân tích:


TRAO DUYÊN
(14 câu đầu)
II. Thân bài:
1. Khái quát:
2. 2 câu đầu: Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim
Trọng.
- Sau khi bán mình chuộc cha, Kiều ý thức được rằng mối tình duyên của mình đã
đứt gánh. Nghĩ đến Kim Trọng, nàng càng thêm đau khổ, vậy nên nàng muốn em
gái thay mình nối duyên cùng Kim Trọng:
“Trích”
- Kiều biết rằng tình yêu sâu sắc giữa mình và Kim Trọng không dễ dàng trao cho
người khác, huống chi giữa Kim Trọng và Thúy Vân không có tình cảm dành cho
nhau. Biết là thế nhưng nàng không nỡ vì chuyện tình duyên mà khiến chàng Kim
đau khổ, nên nàng hạ mình đưa ra một lời nhờ cậy đến Vân.
- Kiều nhờ cậy Vân, các từ ngữ “cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa” mang sắc thái biểu
cảm cao. Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói
về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.
- “Cậy” là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói,
đồng thời mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ.=> Sự hi vọng tha thiết, sự gửi
gắm đầy tin tưởng
- “Chịu” là đẩy Vân vào tình thế mặc nhiên phải chấp nhận dẫu chưa biết đó là
chuyện gì. “Chịu” là ép buộc để cho người thương mình sẽ nhận lời. 
- Với giọng điệu trang trọng, Kiều đã hạ mình cầu khẩn em một cách xót xa, Kiều
ý thức được rằng dẫu mình là một người chị nhưng đẩy Vân vào tình thế hiện tại
không phải là điều một người chị có thể dùng uy quyền của mình mà làm được. =>
Vì thế ở Kiều có tư thế của một người chị cùng với tư thế của người cầu xin. 
=> Thúy Kiều trong lời thuyết phục rất tha thiết, chân thành.
=> Đây là sự việc quan trọng, nghiêm túc.
3. 4 câu tiếp theo: Mối lương duyên của Kiều.
- Kiều dùng lý lẽ để thuyết phục Thúy Vân, trong đó có câu chuyện về mối tình
đầu trong sáng với chàng Kim, có cả sự day dứt vì đứt gánh tương tư, đứt mối tình
đầu dang dở. 
“Trích”
- Trong khi nói với Thúy Vân, Kiều cảm tưởng như sống lại với các kỉ niệm của
tình yêu với Kim Trọng. 
- Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh,
nhanh tan vỡ. Những từ ngữ “đứt gánh tương tư”, “tơ thừa”, nhấn mạnh sự mong
manh, nhanh tan vỡ của mối tình, thể hiện nỗi đau trong lòng Kiều.
- Kiều nhắc lại đoạn tình duyên đã thề nguyện, hẹn ước nay dang dở, đứt gánh
tương tư. => Kiều đau đớn, mong em hiểu rằng mối tình giữa mình và Kim
Trọng là mối tình sâu nặng, không phải mối tình trăng gió vật vờ.
- Thúy Kiều xem Thúy Vân là “keo loan”, nối duyên cùng với Kim Trọng, xem
mối tình của mình với Kim Trọng là mối tơ thừa, tức là mối tình dang dở mà Thúy
Vân phải chấp nhận.
- Thúy Kiều ý thức được rằng hôn nhân là việc trọng đại với cả một đời người, đặc
biệt là đời con gái, vậy nên Kiều để cho Vân tự quyết định qua hai từ “mặc em”.
=> Thái độ tôn trọng, tế nhị của Kiều.
4. 2 câu tiếp theo: Kiều nói về cơn nguy biến của gia đình.
- Tiếp đó, Kiều nói về cơn nguy biến của gia đình:
“Trích”
- “Sóng gió” chỉ nguồn cơn thảm họa “bất kì”, bất ngờ ập đến. Kiều phải hi sinh
bản thân, bán mình để cứu cha và em trai. Kiều không còn sự lựa chọn nào khác.
- Về mặt tình cảm, Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc
nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Kiều ý thức sâu sắc về công ơn cha mẹ. Điều
đó xuất phát từ quan niệm “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.
- Do đó, về mặt lí trí, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em gái trả nghĩa.
=> Đây là chuyện có thể khó hiểu đối với thời nay, nhưng lại là dễ hiểu đối với
người phương Đông xưa. Đó là lý lẽ của con người hiếu nghĩa đủ đường, của
một trái tim giàu lòng vị tha, nghĩ cho người khác hơn là nghĩ cho mình.
- Tuy nhờ Thúy Vân trả nghĩa nhưng tình yêu mãnh liệt của Kiều lại khiến nàng
đau đớn, than thân trách phận, xót xa chứ không hề thanh thản.
5. 4 câu tiếp theo: Lý lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Vân:
- Kiều dự đoán về tương lai của mình với những biến cố, phong trần lưu lạc. Kiều
biết rằng chẳng bao lâu nữa nàng không còn tình yêu, tuổi trẻ nên Kiều trao duyên
lại cho Vân.
“Trích”
- Trao duyên cho Vân bởi Vân còn trẻ, còn một tương lai tươi sáng ở phía trước,
Vân có thể xây dựng lại hạnh phúc cho mình bắt đầu từ hôm nay chứ không phải là
một cuộc đời tăm tối như Kiều.
- Kiều khéo léo dùng lý lẽ “xót tình máu mủ” để tác động đến lòng thương xót,
dùng mối quan hệ chị em ruột thịt, chị ngã em nâng để thuyết phục Thúy Vân nhận
“lời nước non”.
=> Với nỗi đau đớn trong cuộc đời, Kiều đã mượn nỗi quan hệ thiêng liêng là
tình máu mủ để giải quyết một mối quan hệ thiêng liêng nữa là tình yêu đôi lứa.
- Bên cạnh những câu thơ vừa giàu lý lẽ vừa thắm thiết tình chị em, Thúy Kiều còn
khéo léo đưa vào đó cả cái chết của mình để tăng thêm sức nặng cho lời thuyết
phục. 
- “Thịt nát xương mòn” ý chỉ cái chết. Nhưng nếu Vân chấp thuận lời nhờ cậy,
Thúy Kiều vẫn “ngậm cười” mãn nguyện bởi chẳng còn trăn trở, khó xử với
chàng Kim.
=> Lời thỉnh cầu đầy cảm động đã dọn đường từ trái tim Kiều đến trái tim Vân.
6. 2 câu cuối: Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân.
- Ở hai câu cuối, Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân:
“Trích”
- “Chiếc vành” là vòng xuyến đeo tay, “bức tờ mây” là tờ giấy ghi lời thề, đây là
hai kỉ vật mà Thúy Kiều trân quý, gợi nhớ về mối tình của Thúy Kiều và Kim
Trọng, chứng minh cho tình yêu đôi lứa.
- Thúy Kiều là người sâu sắc trong tình yêu, Kiều trao cho Vân những kỉ vật nhưng
lại lưu luyến, nuối tiếc, xót xa xem những kỉ vật là của chung ba người.
- Đã trao duyên nhưng Kiều vẫn mong muốn giữa cho bản thân một phần trong
đoạn tình duyên ấy.
=> Tâm trạng dằn xé, đau khổ.
7. Đánh giá:
a) Nội dung:
- Vì biến cố ập đến nên Kiều buộc hi sinh thân mình, từ bỏ mối duyên với Kim
Trọng. 
- Kiều trao duyên cho em. Cách trao duyên, trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật
lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu với tâm trạng đớn đau dằn xé.
- Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và
sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
b) Nghệ thuật:
- Cách dùng từ ngữ linh hoạt, sinh động, bộc lộ được nỗi trăn trở của nhân vật.
- Miêu tả tâm lý nhân vật với những tâm tư dằng xé, xây dựng nhân vật đạt đến
đỉnh cao.

TRAO DUYÊN
(14 câu giữa)
II. Thân bài:
1. Khái quát:
2. 6 câu đầu: Tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên và trao kỉ vật cho em.
- Đoạn trích dẫn dắt người đọc bước vào thế giới nội tâm của Kiều, nơi chất chứa
vô ngàn nỗi đau và đau đáu những kỉ niệm xưa cũ thông qua các kỉ vật:
“Chiếc vành … ngày xưa”
- “Chiếc vành” là vòng xuyến đeo tay, “bức tờ mây” là tờ giấy ghi lời thề, đây là
hai kỉ vật mà Thúy Kiều trân quý, gợi nhớ về mối tình của Thúy Kiều và Kim
Trọng, chứng minh cho tình yêu đôi lứa.
- Trong khi nói với Thúy Vân, Kiều cảm tưởng như sống lại với các kỉ niệm của
tình yêu với Kim Trọng. Nàng như sống trong hồi ức qua những kỉ vật và nhất là
tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng.
- Như một đoạn phim chậm rãi mang theo bao kỉ niệm và hồi ức, nàng nhớ đến
cảnh Kim Trọng cho thêm hương vào lò hương qua “mảnh hương nguyền”, cảnh
Kiều đàn cho Kim Trong nghe qua “phím đàn”.
- Các từ ngữ này cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm đẹp đẽ của tình yêu
có sức sống mãnh liệt. => Thúy Kiều là người sâu sắc trong tình yêu.
- Khi ta nắm được diễn biến tình yêu Kim - Kiều thì việc trao tặng kỉ vật, nhất là
đêm thề nguyền thực sự là một ám ảnh lớn trong thời điểm Kiều trao lại cho Vân
những gì Kim đã trao cho Kiều.
- Kiều trao cho Vân những kỉ vật nhưng lại lưu luyến, nuối tiếc, xót xa xem những
kỉ vật là của chung ba người.
- Lúc Kiều kể về mối tình của mình cho Vân nghe, giọng điệu của nàng vẫn bình
tĩnh, nhưng đến lúc trao kỉ vật, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm
nén được cảm xúc đang dậy sóng trong lòng. Nàng tiếc nuối, đau đớn khi có người
thứ ba chia sẻ. Trái tim bắt đầu lên tiếng.
- Đã trao duyên nhưng Kiều vẫn mong muốn giữa cho bản thân một phần trong
đoạn tình duyên ấy. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ:
“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên!”
- Nàng dùng dằng, gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân rồi tâm trạng mâu thuẫn thật sự
trong lòng nàng mới bùng lên mạnh mẽ nửa muốn trao, nửa muốn giữ.
=> Kiều đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận
cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi cố níu tình yêu lại với mình.
3. 6 câu sau: Dự cảm về cái chết của Kiều.
- Dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn kiều; trong lời độc thoại nội tâm
đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ:
“Mai sau … trúc mai”
- Trong khi nói với Thúy Vân, Kiều đã liên tưởng cái chết sắp đến.
- Hàng loạt từ nói về cái chết: âm điệu chập chờn, hư ảo, thời điểm không xác định
“mai sau”, “bao giờ”, không khí linh thiêng “đốt lò hương”, “so tơ phím”, hình ảnh
phất phơ, ma mị “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”,... bắt đầu từ đây Kiều mới thực sự
cảm nhận được cái bi kịch của đời mình, bi kịch của sự mất mát, bi kịch của nỗi cô
đơn.
- Kiều nhớ lại cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió “ào ào đổ lộc rung cây”
khi Kiều thắp nơ và làm thơ bên mộ Đạm Tiên.
- Kiều cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng
nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. => Tiếng nói
thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu.
- Một người đương tuổi xuân phơi phới nhưng luôn canh cánh về cái chết. Nàng
chỉ mong ước duy nhất đó là mai sau Thúy Vân hãy nhớ tới linh hồn của mình để
nàng đỡ lẻ loi, hiu quạnh. Khi đàn, khi đốt hương hay khi trông ra ngọn cỏ thì hãy
nhớ đến người chị này.
=> Mô-típ chiêu hồn, gọi hồn trong “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn”, “Phản
chiêu hồn” của Nguyễn Du cho thấy nhà thơ quan tâm nhiều đến phương diện
oan ức của những cái chết của con người, một phương diện độc đáo của chủ
nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.
4. 2 câu tiếp: Lời dặn dò của Kiều với Vân.
- Đau đớn và tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai bất hạnh của mình, Kiều tha thiết
dặn em:
“Dạ đài … thác oan”
- Sắp xếp xong xuôi mối duyên nợ với Kim Trọng, Kiều mới nghĩ đến số mệnh bạc
bẽo của mình.
- “Dạ Đài” là nơi âm phủ tăm tối, trong cảnh ngộ “cách mặt khuất lời” linh hồn
Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được sự cảm thông, tưởng nhớ của những người
yêu thương nên chỉ xin Trọng một “chén nước” để làm phép tẩy oan.
- Thậm chí kể cả khi đã chết thì vẫn “mang nặng lời thề”. Nàng tự ví mình như “bồ
liễu”, “trúc mai” tuy mảnh mai, yếu đuối nhưng lại thanh cao. 
=> Thúy Kiều vẫn khao khát được trở về cõi thế để chứng minh cho tình yêu bất
diệt của mình. Mong muốn được rửa oan khuất khi bị tước mất quyền sống,
quyền mưu cầu hạnh phúc. 
7. Đánh giá:
a) Nội dung:
- Kiều trao duyên cho em. Cách trao duyên, trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật
lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu với tâm trạng đớn đau dằn xé.
- Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và
sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
b) Nghệ thuật:
- Cách dùng từ ngữ linh hoạt, sinh động, bộc lộ được nỗi trăn trở của nhân vật.
- Miêu tả tâm lý nhân vật với những tâm tư dằng xé, xây dựng nhân vật đạt đến
đỉnh cao.
- Về hình thức, ta thấy toàn bộ trích đoạn là lời thoại của Kiều nói với Thúy Vân.
Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với chính mình chứ
không còn nói với Thúy Vân nữa. Ý nghĩa của sự chuyển đổi đối tượng cho thấy
khả năng tác giả nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng của nhân
vật.
TRAO DUYÊN
(8 câu cuối)
II. Thân bài:
1. Khái quát:
2. 2 câu đầu: Tâm trạng đau xót khi đối diện với thực tại của Kiều.
- Sau khi trao duyên, trao kỉ vật và nói hết nỗi lòng của mình với em gái,
Kiều đã nhìn lại cuộc đời mình với thực tại đau đớn đến xót xa: 
“Bây giờ ... muôn vàn ái ân!”
- Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ
giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình
đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
- Thúy Kiều chợt bừng tỉnh khi nghĩ về nỗi đau của đời mình, thấm thía hơn
hiện thực mối tình đẹp đẽ sâu nặng tha thiết với chàng Kim giờ chỉ đành bỏ
ngỏ, không thể tái hồi, dẫu có ghép lại thì cũng không còn được như xưa.
- “Trâm” và “gương” là những vật trai gái ngày xưa thường tặng cho nhau để
làm kỉ niệm của tình yêu. Thành ngữ “Trâm gãy gương tan” chỉ sự tan vỡ của
tình yêu, cũng chính là sự tan nát trong trái tim Thúy Kiều.
- Tình yêu với của nàng với Kim Trọng ngày một nâng lên, ngày càng tha
thiết, kéo theo đó là nỗi đau, sự dằn vặt trong trái tim nàng càng lúc càng
mạnh mẽ, đau đớn.
- Nghĩ về những ngày tháng xưa cũ với “muôn vàn ái ân” nhiều đến nỗi “kể
làm sao xiết” vậy mà giờ đây chính nàng lại là người lại thất hứa. => Kiều
nghẹn ngào, cay đắng, xót xa cho thân phận của mình.
- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì
“muôn vàn ái ân”, đong đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì bủa vây bởi
đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.
=> Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối
tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy
nhiêu.
2. 2 câu tiếp theo:
- Khi nói chuyện với Vân, đôi lần Kiều chuyển đối tượng, có lúc nàng tự nói
với chính mình, có lúc lại như đang đối thoại với Kim Trọng:
“Trăm nghìn … ấy thôi”
- Kiều ý thức được rằng sợi dây tơ duyên chẳng thế níu được nữa. Trong sự
xúc động khôn xiết, nàng gửi một cái “lạy” đến chàng Kim.
- Nếu mở đầu đoạn trích, Kiều “lạy” Thúy Vân mong em chấp nhận lần trao
duyên này, thì đến đây cái “lạy” dành cho Kim Trọng là một lời tạ lỗi.
3. 2 câu tiếp theo:
- Một lần nữa, Kiều khóc cho thân phận của mình:
“Phận sao … lỡ làng”
- Kiều than thở số phận đã ngược đãi, tạo hóa trêu người đã cho nàng một
kiếp người bạc bẽo. Tình cảm, lòng tin yêu của Kim Trọng, Kiều không thể
đền đáp được, nàng day dứt, dày vò bản thân, tuyệt vọng. 
- Có lẽ từ đầu buổi “trao duyên” đến lúc này, Kiều đã rất cố gắng bình tĩnh để
nói cho Vân nghe trọn vẹn điều nàng mong muốn. Đến khi lời cậy nhờ đã
được chấp thuận, khi dặn dò em gái xong, Thúy Kiều mới cho phép bản thân
mình được thương xót một cách thành thật nhất, tự nhiên nhất.
- Lời than oán của Kiều không ai có thể trả lời được, đó là một lời than oán
cay đắng, tuyệt vọng, kêu lên chỉ để oán trách trời mà thôi! “Nước chảy hoa
trôi” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan.
=> Tuổi thanh xuân trinh trắng và đẹp đẽ của Kiều đã chấm dứt từ đây.
4. 2 câu cuối: Màn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. 
“Ôi Kim lang! ... từ đây!”
- Nếu như trong đoạn trên Kiều gọi là Kim Trọng là người yêu, thì đến đây
lại chuyển cách xưng hô là “lang” nghĩa là chồng. 
- Kiều đối với Kim Trọng gắn bó, thương yêu sâu đậm như chồng. Tình cảm
của nàng bộc lộ theo mức độ tăng dần cùng đó là nỗi đau xót ngày một lớn,
không thể dồn nén thêm nữa.
- Những tính từ cảm thán “ôi”, “hỡi” khiến cậu độc thoại nội tâm của Kiều
như đang nói với Kim Trọng, lại tăng thêm sự ai oán, sầu khổ, vật vạ trong
lời nói của nàng.
- Lời kết nghẹn ngào “Thiếp đã phụ chàng” đưa người đọc đến gần hơn với
nỗi đau của Kiều. Nàng tự nhận lỗi về mình, cho rằng mình phụ chàng Kim
nên vô cùng day dứt, tự trách bản thân.
=> Kiều tội nghiệp, đáng thương biết bao! 
5. Đánh giá:
a) Nội dung:
- Tâm trạng đau đớn của Kiều. Kiều gửi lời tạ lỗi đến Kim Trọng và khóc thương
cho số phận của mình.
- Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và
sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
b) Nghệ thuật:
- Cách dùng từ ngữ linh hoạt, sinh động, bộc lộ được nỗi trăn trở của nhân vật.
- Miêu tả tâm lý nhân vật với những tâm tư dằng xé, xây dựng nhân vật đạt đến
đỉnh cao.
- Tám câu cuối sử dụng nhiều hình ảnh đối lập và câu cảm thán để tăng tính
gợi cảm, tô đậm nỗi buồn, khắc họa hình ảnh Thúy Kiều nhỏ bé, bất hạnh
trước sự sắp đặt trớ trêu của số phận. 
- Về hình thức, ta thấy toàn bộ trích đoạn là lời thoại của Kiều nói với Thúy Vân.
Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với chính mình chứ
không còn nói với Thúy Vân nữa. Ý nghĩa của sự chuyển đổi đối tượng cho thấy
khả năng tác giả nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng của nhân
vật.

TÌNH CẢNH LẺ LOI


(16 câu đầu)
II. Thân bài:
1. Khái quát:
2. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu):
a) 3 câu đầu:
- Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ trước hết thể hiện qua không gian
vắng vẻ, cô quạnh:
“Dạo hiên vắng…chẳng mách tin”
- Nội tâm con người là điều khó nắm bắt, bởi nó vô hình, người khác không
thể nghe hay nhìn thấy được. Nhiệm vụ của nhà thơ, nhà văn là tả sao cho cái
vô hình đó hiển hiện, hữu hình, có thể cảm nhận được.
- Bản chất của các thủ pháp nghệ thuật tả nội tâm là giúp cho việc biến nội
tâm vốn vô hình thành một bức tranh sinh động. Ở đây, tác giả đã miêu tả nội
tâm thông qua khung cảnh “hiên vắng”, “rèm thưa”, tạo sự đơn côi, lẻ bóng
cùng với hành động lặp đi lặp lại của người chinh phụ.
- Động từ “dạo” chỉ sự thoải mái, thư giãn nhưng khi kết hợp với “gieo từng
bước” là khiến người đọc liên tưởng đến những bước chân nặng nề, nặng nỗi
ưu tư, trĩu nặng tâm trạng trong không gian im lặng đến mức nghe từng tiếng
bước chân. 
- Người chinh phụ dường như đang suy nghĩ trăn trở nên nàng “ngồi” mà
lòng thì chẳng để tâm. Tác giả đã sử dụng hình ảnh “rủ thác đòi phen”- kéo
màn lên rồi lại buông màn xuống. Để cho thấy hành động lặp đi lặp lại vô
nghĩa. Người chinh phụ rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng,
những việc làm, những cử chỉ lặp đi lặp lại như không mục đích, người
chinh phụ làm mà chẳng để ý đến hành động của mình.
- Bề ngoài đó là hình ảnh của một cuộc sống nhàn hạ, sung túc, không chút
khổ cực nhưng chuỗi hành động của người chinh phụ như chứng tỏ: với
người chinh phụ, thời gian trôi đi một cách nhàm chán, tù túng, không có
việc gì khiến nàng vui, tâm trí nàng để hết ngoài kia trong nỗi khắc khoải
chờ đợi đến khôn nguôi.
- Chữ “vắng, thưa” không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho
thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ.
- Tác giả đặt tiếp vào đấy một tiếng tiếng thầm thì như trách móc. Người
chinh phụ trông tin “thước”, gửi niềm hi vọng vào loài chim báo hiệu tin
vui. Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”, tin tức chồng vẫn bặt vô âm
tín.
- Càng ngóng thì tiếng chim càng vô vọng, nàng trách chim thước chẳng
mách tin cũng là sự xác nhận , sự thất vọng trong cảnh mỏi mòn, bi quan.
b) 3 câu thơ tiếp:
- Tiếp theo đó, tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập giữa ngoài rèm với trong
rèm và câu hỏi tu từ: 
“Trong rèm...mà thôi”
- Nghệ thuật đối lập “ngoài rèm” và “trong rèm” cho thấy nỗi cô đơn bao
trùm tất cả không gian bên trong và bên ngoài phòng khuê. Người chinh phụ
cũng cần lắm một người tâm sự cùng mình. => Chính thủ pháp đối lập và
câu hỏi tu từ, một lần nữa cho chúng ta thấy được tâm trạng trách móc,
buồn bã của người chinh phụ.
- Nỗi sầu lẻ loi được thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ với ngọn
đèn khuya. Người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô
giác. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, vô tận và tâm trạng cô
đơn của con người.
- Bên cạnh đó, ta còn cảm nhận được sự tuyệt vọng của người vợ đang mòn
mỏi chờ đợi tin tức của chồng. Những câu thơ đầu vẽ nên tình cảnh của
người chinh phụ trong lẻ loi, cô đơn, vô vọng. Người chinh phụ ấy thật đáng
thương biết bao. Và đáng thương hơn nữa khi nàng chỉ biết làm bạn với ngọn
đèn.
- Nàng hỏi đèn để mong muốn tìm được một sự đồng cảm, sẻ chia, nhưng
rồi tự trả lời rằng đèn không biết. Hình ảnh ngọn đèn cùng với nỗi lòng
của người chinh phụ như càng góp phần khẳng định nỗi buồn triền miên, cô
đơn, không ai chia sẻ.
c) 2 câu tiếp:
- Bên cạnh việc sử dụng phép điệp, câu hỏi tu từ, đoạn thơ còn sử dụng nhiều
hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng:
“Buồn rầu … khá thương”
- Với những hình ảnh “hoa đèn”, “bóng người”, tác giả một lần nữa cho ta
thấy sự cô đơn, sầu muộn.
- “Hoa đèn” chỉ đầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn
cháy hết mình để rồi chỉ còn hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng
chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.
(*) Đoạn liên hệ: Nếu đề bài có chữ “liên hệ” thì ghi phần này sau khi
phân tích hết, trước khi đánh giá. Nếu đề bài không có chữ “liên hệ” thì
ghi ở đây nha!!!
- Đặc biệt hình ảnh hoa đèn khiến ta liên tưởng đến những câu ca dao thật
hay thật đẹp về chuyện tình yêu: (Liên hệ nè)
“Khăn thương nhớ ai, 
Khăn rơi xuống đất. 

Đèn thương nhớ ai, 
Mà đèn không tắt…”
- Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn
“đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người. Nhưng nhìn chung,
cô gái trong bài ca dao hay người vợ trẻ trong chinh phụ ngâm khúc đều
phải mòn mỏi từng ngày, từng tháng, từng năm để ngóng trông tin tức của
người yêu, người chồng.
- (Liên hệ lần 2) Không chỉ thế, hình ảnh hoa đèn và bóng người khá thương
còn gợi ta liên tưởng đến Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ. 
- Cả Vũ Nương và người chinh phụ đều lâm vào hoàn cảnh xa cách người
chồng của mình vì chiến tranh. Họ đều đứng trên bờ vực của bi kịch tình yêu
tan vỡ.
3. Nỗi sầu muộn triền miên (8 câu tiếp):
a) 4 câu tiếp theo: 
- Nỗi sầu muộn triền miên được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí:
“Gà eo óc...miền biển xa”
- Tuyệt vọng nơi khuê phòng, người chinh phụ hướng ra bên ngoài. Trước hết
là để nghe âm thanh tiếng gà gáy. Tiếng gà cứ vang lên cùng hồi trống điểm
canh, dường như đó cũng là nhịp bước đi của thời gian. 
- Âm thanh của tiếng gà eo óc gáy chỉ thời gian đêm tối vắng lặng. 
- Bóng hòe phất phơ trong đêm lại càng khiến không gian thêm hoang vắng
và cô đơn đến đáng sợ. Nhìn bóng hòe, trạng thái tâm lí của người chinh phụ
ngồi đếm thời gian trôi đi một cách nặng nề.
- Các từ láy “đằng đẵng”, “dằng dặc” kết hợp với lối so sánh “khắc giờ như
niên”, một giờ dài bằng một năm càng tô đậm hơn nỗi cô đơn. => Người
đọc hình dung rõ hơn bóng hình người chinh phụ như đếm từng bước
thời gian nặng nề trôi, cảm nhận một khắc giờ “đằng đẵng như niên”.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật lên không gian, thời gian, lấy cái
xa của biển cả để nói về cái buồn của lòng người là một cách miêu tả đầy tinh
tế.
b) 2 câu tiếp theo:
- Để giải tỏa nỗi sầu, người chinh phụ cố tìm đến những thú vui: 
“Hương gượng...ngại chùng”
- Soi gương, đốt hương, gảy đàn là những thú vui hằng ngày nhưng giờ đây
việc gì cũng chỉ là “gượng”.
- Hai câu thơ không chỉ tả việc đốt hương, soi gương mà còn muốn bộc lộ nội
tâm người chinh phụ. “Gượng” diễn đạt sự miễn cưỡng, chán chường khi đốt
hương, soi gương.
- Người chinh phụ gượng đốt hương để tìm sự thanh thản nhưng lòng dạ, tâm
càng thêm mê man, mơ màng, không tập trung.
- Người chinh phụ gượng soi gương để điểm trang nhưng nước mắt lại thêm
tuôn rơi khiến cho hình trong gương bị nhòe mờ. 
=> Diễn tả nỗi buồn khổ của chinh phụ tới cực điểm.
c) 2 câu cuối:
- Tiếp đến, người chinh phụ gảy đàn, nàng gảy đàn để tìm đến thú vui tao
nhã, mong rằng tiếng đàn kia sẽ làm vơi bớt nỗi muộn phiền. Thế nhưng:
“Sắt cầm...ngại chùng”
- Câu thơ sử dụng điển tích dây uyên và phím loan để diễn tả tâm trạng của
người chinh phụ. Không chỉ cô đơn, lẻ loi, sầu muộn mà lúc này đây, nàng
tràn đầy nỗi lo lắng và sợ hãi. Nàng sợ dây uyên ngại chùng sợ điềm gở sẽ
đến, sợ vợ chồng chia lìa xa cách. 
- Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm
giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi. Nàng cố gảy khúc đàn
long phụng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnh vợ chồng đang chia lìa đôi
ngả, đầy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại
chùng. 
- Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng
cho tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều
trở nên vô nghĩa.
- Điệp từ "gượng" được lặp lại ba lần. => Sự miễn cưỡng trong hành
động.
=> Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi khiến cho cuộc sống trở
nên khổ sở, bất an. 
4. Đánh giá:
a) Nội dung:
- Đoạn trích nói riêng và tác phẩm Chinh phụ ngâm nói chung là một tác
phẩm trữ tình với chức năng thể hiện nội tâm nhân vật trữ tình. Đó là những
tâm trạng của người chinh phụ với chồng mình là người chinh phu trong xa
cách, đang ở ngoài biên ải xa xôi.
- Từ đó đề cao hạnh phúc lứa đôi, tố cáo tội ác chiến tranh phong kiến.
b) Nghệ thuật:
- Nếu phương thức tự sự là miêu tả, kể sự kiện diễn ra bên ngoài một cách
khách quan thì trữ tình là miêu tả thế giới nội tâm với các diễn biến bên trong
tâm hồn. Nếu có kể sự việc cũng là để tả nội tâm, tả cảm xúc.
- Tác giả, dịch giả đã dùng các biện pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội
tâm nhân vật với ngôn từ chọn lọc và nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, từ
láy một cách khéo léo để thể hiện những cung bậc sắc thái tình cảm khác
nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở người chinh phụ, luôn khao khát được sống
trong hạnh phúc, tình yêu lứa đôi.

TÌNH CẢNH LẺ LOI


(8 câu cuối)
II. Thân bài:
1. Khái quát:
2. Ước muốn của người chinh phụ (2 câu đầu):
- Từ tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nỗi trống trải của người chinh phụ một mình
trong căn phòng quạnh vắng ở mười sáu câu đầu đoạn trích, tác giả lại dẫn
dắt người đọc đến với nỗi nhớ và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi ở tám câu
cuối.
- Khúc ngâm tiếp tục với hình ảnh “gió đông” - nơi nhân vật trữ tình gửi yêu
thương cho chồng. Đó là ước muốn, là khát khao được biết tin tức về chồng:
“Lòng này...non Yên”
- Nỗi nhớ thương đau đáu của người chinh phụ thể hiện qua một khao khát
cháy bỏng, đó là gửi nỗi nhớ thương trong lòng mình đến non Yên theo ngọn
gió mùa xuân.
- Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, kết hợp với điển cố “non Yên” để diễn tả
nỗi nhớ của nhân vật.
- “Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ.
- “Nghìn vàng” ý chỉ tấm lòng sắt son của người chinh phụ.
- Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió, nhờ gió đưa tin tới người
chồng yêu thương đang chinh chiến ở nơi xa xôi, nguy hiểm, nơi non Yên
nghìn trùng.
- Tất cả nhớ thương nàng gửi vào gió.
=> Qua việc dùng bút pháp nhân hoá, hình ảnh ước lệ “non Yên”, “gió
Đông”, câu hỏi tu từ, tác giả đã mở ra không gian mênh mông gợi thêm
nỗi trống trải, cô đơn cho cảnh vật từ đó xoáy sâu vào sự nhớ nhung khắc
khoải, da diết của người chinh phụ.
3. Nỗi nhớ của người chinh phụ (4 câu tiếp theo):
- Nỗi nhớ của người chinh phụ tiếp tục được gợi mở:
“Non Yên...nào xong”
- Dù gửi tấm lòng, nhớ nhung cho gió Đông, nhưng thực tế thật phũ phàng,
đau xót khi “Non Yên chẳng tới miền”, trở thành nỗi đau vô hình.
- Nỗi nhớ của người chinh phụ triền miên, kéo dài đến vô tận, được so sánh
với đường lên trời. Nỗi nhớ ấy không thể nguôi ngoai và đo đếm được. =>
Cách diễn đạt này nhấn mạnh sự xa cách của đôi vợ chồng, thể hiện tình
yêu và nỗi nhớ khắc khoải của người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ càng về
sau càng tăng dần, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.
- Khoảng cách giữa người chinh phụ với người chồng “thăm thẳm xa vời
khôn thấu”, chẳng thể chạm tới được, nghìn trùng mây, chẳng ai thấu, chẳng
thể giãi bày cùng ai, cũng không thể chuyển đến người chồng của mình nơi
phương xa. 
- Từ láy “đau đáu” tả cung bậc của nỗi nhớ, vừa là nỗi nhớ sâu, dai dẳng,
triền miên, vừa là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu. => Nỗi nhớ được cụ thể
hóa bằng không gian cho thấy nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc, người đọc
cảm nhận được không gian mênh mông, da diết, giống như lời than thở, ai
oán, trách cứ và sự tuyệt vọng của người chinh phụ ngày ngày mòn mỏi
đợi tin chồng.
- Tác giả dùng thủ pháp điệp liên hoàn “Non yên - non yên, trời - trời” để
nhấn mạnh khoảng cách xa xôi trùng điệp, trắc trở vô vàn cũng như tình yêu
cũng người chinh phụ lúc bấy giờ không gì có thể khỏa lấp nỗi nhớ ấy. 
=> Đoạn ngâm như lời than thở, ai oán thể hiện sự tuyệt vong của người
chinh phụ sau nhiều ngày tháng mòn mỏi đợi tin chồng và chính từ đó nỗi
đau xuất hiện, dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa đắng cay nối dài bất tận
trong lòng.
4. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh (2 câu cuối):
- Ở hai câu cuối của đoạn trích, nỗi niềm người chinh phụ hòa vào cảnh vật:
“Cảnh buồn...mưa phun”
- Niềm thương, nỗi nhớ bao trùm, lấn chiếm cả không gian thời gian, và
nhuốm màu tâm trạng vào cảnh vật. “Cảnh buồn” bởi “người thiết tha
lòng”, như các thi nhân xưa thường gắn con người vào tâm cảnh, vì vậy
cảnh và người đều mang trong mình ở nỗi buồn và niềm đau.
- Cảnh vốn là vật vô tri, không biết buồn đau, chính tâm trạng của con người
đã nhuốm sầu cảnh vật. Người chinh phụ mang trong mình bao nỗi sầu đơn
khắc khoải. Có lẽ bởi thế mà qua ánh mắt của nàng cảnh vật thêm sầu thảm,
thê lương.
- Nhìn cành cây ướt đẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo. Nghe tiếng trùng
kêu rả rích thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng. 
=> Tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa , sự
mòn héo của cảnh vật. Âm thanh, cảnh sắc vừa lạnh lẽo vừa buồn, khơi
gợi trong lòng người chinh phụ cô đơn biết bao thương nhớ, lo lắng, buồn
rầu.
5. Đánh giá:
a) Nội dung:
- Đoạn trích nói riêng và tác phẩm Chinh phụ ngâm nói chung là một tác
phẩm trữ tình với chức năng thể hiện nội tâm nhân vật trữ tình. Đó là những
tâm trạng của người chinh phụ với chồng mình là người chinh phụ trong xa
cách, đang ở ngoài biên ải xa xôi.
- Từ đó đề cao hạnh phúc lứa đôi, tố cáo tội ác chiến tranh phong kiến.
b) Nghệ thuật:
- Nếu phương thức tự sự là miêu tả, kể sự kiện diễn ra bên ngoài một cách
khách quan thì trữ tình là miêu tả thế giới nội tâm với các diễn biến bên trong
tâm hồn. Nếu có kể sự việc cũng là để tả nội tâm, tả cảm xúc.
- Tác giả, dịch giả đã dùng các biện pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội
tâm nhân vật với ngôn từ chọn lọc và nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, từ
láy một cách khéo léo để thể hiện những cung bậc sắc thái tình cảm khác
nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở người chinh phụ, luôn khao khát được sống
trong hạnh phúc, tình yêu lứa đôi.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG


II. Thân bài:
1. Khái quát:
2. 4 câu thơ đầu: Khát vọng lên đường của anh hùng Từ Hải:
- Mở đầu đoạn trích, tác giả nói đến sự đối lập giữa hoàn cảnh cuộc sống và khát
vọng lên đường của Từ Hải:
“Nửa năm … thẳng rong”
- Hoàn cảnh cuộc sống của Thúy Kiều và Từ Hải lúc bấy giờ êm đềm, ngập tràn
tình yêu và hạnh phúc. 
- Nguyễn Du đã làm khó bậc anh hùng khi đặt chàng trong hai khoảng không
gian đối lập nhau. Một bên là không gian khuê phòng với “hương lửa đương
nồng” với tình cảm lứa đôi, tình yêu hôn nhân đang hạnh phúc, nồng nàn, cháy
bỏng, ngọt ngào, đầy những cám dỗ, có thể níu kéo bất kì một người đàn ông nào.
Trái lại, một bên là không gian vũ trụ bao la có sức vẫy gọi mãnh liệt.
- Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là
một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới,
khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa
trời cao đất rộng như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có
thể kiềm chế nổi.
- Những hình ảnh chỉ không gian to rộng, khoáng đạt “bốn phương”, “trời bể
mênh mang” gơi liên tưởng đến không gian vũ trụ, cho thấy khát khao được vẫy
vùng, tung hoành bốn phương của Từ Hải.
- Khát vọng lên đường được thể hiện qua hành động nhanh chóng, quyết đoán,
hiên ngang, tự tin và mạnh mẽ: “thoắt đã động lòng bốn phương”, “lên đường
thẳng rong”.
- Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn
phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một
không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh
gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. => Khát vọng tự do luôn sôi sục
trong huyết quản của người anh hùng.
- Trong cả một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ "trượng phu"
cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí lớn ở chàng.
=> Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” diễn tả một phong
thái ung dung của người “trượng phu” trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy.
3. 12 câu tiếp theo: Cuộc đối thoại đầy xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải:
a) 2 câu tiếp theo:
- Lẽ thường, cuộc chia tay nào cũng đầy nước mắt, cũng đọng những dùng dằng
chẳng nỡ của kẻ ở với người đi. Với Từ Hải và Thúy Kiều cũng không phải là
ngoại lệ:
“Nàng rằng...xin đi”.”
- Đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một
vị ân nhân có ơn vô cùng lớn đã cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh ô nhục . Vì
vậy, trước quyết tâm ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình, Thúy Kiều đã xin đi theo
để là người chăm sóc, chia sẻ đắng cay ngọt bùi, nâng khăn sửa túi cho chàng. =>
Người vợ yêu thương, quý trọng và thấu hiểu chồng hết mực.
- Nho giáo đã quy định người phụ nữ phải tuân theo luật “tam tòng”: ở nhà theo
cha, xuất giá theo chồng, chồng chết theo con. Thúy Kiều đã khéo léo nhắc đến
luật lệ của đạo Nho để xin đi theo chồng. Mong muốn ấy vô cùng chính đáng bởi
lẽ nữ nhi lấy chồng thì phải theo chồng. Dù phải chịu những vất vả, gian nan thì
Kiều cũng nguyện một lòng ở bên Từ Hải.
=> Tình cảm Thúy Kiều dành cho Từ Hải chân thành, sâu đậm.
b) 2 câu tiếp:
- Từ Hải có một người vợ tài sắc, chân thành và yêu thương mình nhưng chàng vẫn
quyết tâm thực hiện chí lớn:
“Từ rằng … thường tinh”
- Lời thuyết phục của Từ Hải “tâm phúc tương tri” thể hiện sự tôn trọng Kiều,
mong muốn nàng hiểu mình và khéo léo từ chối không để nàng phải chịu khổ bên
mình.
- Thoạt nghe qua thì đó như một lời trách móc, bởi đã ở với nhau nửa năm mặn
nồng, xem nhau là tri âm tri kỷ mà Kiều vẫn chưa hiểu chí nguyện của Từ Hải, vẫn
còn bị chữ “tòng” ràng buộc. Nhưng “lời trách móc” này cũng như một lời
khuyên và thể hiện sự tôn trọng đối với Thúy Kiều.
=> Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khí
anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn
vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến
luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.
c) 4 câu tiếp:
- Một bên là hạnh phúc ấm êm với vợ hiền, một bên là hoài bão và chí lớn, Từ Hải
lựa chọn đi theo chí nguyên nguyện của mình, nhưng tình cảm của chàng dành cho
Thúy Kiều vẫn luôn chân thành, sâu sắc:
“Bao giờ … nghi gia”
- Từ Hải hứa với Kiều về một ngày mai huy hoàng, chàng sẽ đem về thắng lợi vẻ
vang, sẽ lập nên công danh sự nghiệp, làm nên điều phi thường, hiển hách. Với Từ
Hải, bốn phương vẫy gọi là chiến công đang chờ đón, chỉ vỏn vẹn thanh gươm yên
ngựa cùng chí khí ngút trời nhưng chàng tin rằng sẽ có trong tay “mười vạn tinh
binh” về trong tiếng “chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”.
- Trong tương lai vẻ vang đó, Từ Hải dành cho Kiều một vị trí quan trọng.
Chàng xem nàng là vợ, nguyện sẽ trao cho nàng một danh phận trong xã hội và
cưới xin Thúy Kiều một cách tử tế. => Từ Hải ý thức trách nhiệm của mình với
vợ.
=> Từ Hải thuyết phục Thúy Kiều bằng lời hứa chắc chắn, vững vàng và tình
cảm chân thành, sâu nặng. => Tạo niềm tin lớn cho Thúy Kiều.
=> Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ Từ Hải: Không quyến
luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Hình ảnh thuộc phạm trù
không gian là “mười vạn tinh binh” với bóng cờ, tiếng chiêng gợi nên khát vọng
lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng xưa.
d) 4 câu tiếp:
- Nếu ở những câu thơ trên Từ Hải có ý trách móc Kiều vì sự yếu đuối của nữ nhi
thường tình thì ngay câu thơ sau chàng đã kín đáo thể hiện sự quan tâm, động viên
với nàng:
“Bằng nay … vội gì!”
- Từ Hải mang tráng khí khắp bốn phương với toàn bộ quyết tâm và tự tin nhưng
chàng cũng hiểu rằng con đường mình đang đi sẽ vô cùng chông gai, đó là
cuộc sống màn trời chiếu đất, bốn bể không nhà. => Từ Hải không muốn Thúy
Kiều đi theo một là không muốn vướng bận, hai là muốn nàng phải xông pha
vào chốn hiểm nguy cùng mình.
- Sau lời lẽ quan tâm ấy là lời khẳng định về thời gian, một lời hứa quyết tâm
thực hiện cơ đồ trong vòng một năm của Từ Hải để Thúy Kiều yên lòng ở lại vì sẽ
không phải chờ đợi quá lâu.
- Việc gây dựng sự nghiệp, công danh không phải là chuyện ngày một ngày hai mà
đó còn là chuyện của cả đời người nhưng Từ Hải lại hứa với Thúy Kiều sẽ đạt
được công danh sau một năm nữa. => Phải là người có quyết tâm cao độ, tin
vào khả năng của bản thân thì mới có lời hứa như vậy.
=> Qua lời phân tích, hứa hẹn của Từ Hải, ta thấy được sự yêu thương của
chàng dành cho Thúy Kiều cũng như quyết tâm, niềm tin mãnh liệt thực hiện
đến cùng lí tưởng của người anh hùng.
4. 2 câu cuối: Quyết tâm ra đi của người anh hùng Từ Hải:
- Ở hai câu cuối của đoạn trích, sự quyết tâm của Từ Hải càng được tô đậm:
“Quyết lời … dặm khơi”
- Từ Hải ra đi dứt khoát, không luyến tiếc, không bịn rịn. Chàng là cánh chim
bằng đã đến lúc gửi gió mây bay cao bay xa để thực hiện khát vọng lớn, để thực
hiện chí nguyện, sự nghiệp lớn, bản lĩnh phi thường.
- Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không do dự của người anh hùng đã được thể
hiện rõ qua những động từ “quyết”, “dứt áo”, “ra đi”. Bằng cảm hứng ngợi ca,
khẳng định và lí tưởng hóa, tác giả đã tái hiện viễn cảnh không gian ra đi mang tầm
vóc vĩ mô của người anh hùng. Giữa không gian “gió mây”, “dặm khơi” kì vĩ,
rộng lớn, con người hiện lên với tư thế sánh ngang tầm vũ trụ.
=> Sự quyết tâm của Từ Hải đã được đẩy lên cao nhất và không có gì có thể
ngăn cản được.
5. Đánh giá:
a) Nội dung:
- Đoạn trích khắc họa lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn
Du.
- Qua đó, người anh hùng Từ Hải hiện lên với hai đặc điểm: hình tượng có tính ước
lệ và hình tượng con người vũ trụ. Người anh hùng là nhân vật lí tưởng truyền
thống của văn học trung đại, các nhà văn đã tổng kết được những khuôn mẫu tả
người anh hùng.
=> Hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau. 
b) Nghệ thuật:
- Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện
cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. 
- Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa ước lệ lại vừa tạo nên ấn tượng về
tầm vóc vũ trụ của Từ Hải. => Thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ
trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải.
- Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp
miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi
thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động.

(*)  Cách triển khai ý:


1. Diễn dịch: Tổng => 1 => 2 => 3
2. Quy nạp: 1 => 2 => 3 => Tổng
3. Tổng - Phân Hợp: Tổng => 1 => 2 => 3 => Tổng

You might also like