Nguyễn Trương Thùy Dương - 2153801015051 - QT46A1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT QUỐC TẾ
LỚP QUỐC TẾ 46-A1


BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA


MÔN: LUẬT DÂN SỰ
VẤN ĐỀ: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Giảng viên: - PGS TS. Đỗ Văn Đại


-ThS. Trần Nhân Chính

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trương Thùy Dương


MSSV: 2153801015051
VẤN ĐỀ 1
KHÁI NIỆM TÀI SẢN
1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về
giấy tờ có giá.
Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 chưa định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu
giấy tờ có giá là một loại tài sản (căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).
Theo quy định tại khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; khoản 1,
Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN: “Giấy
tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với
người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện
khác".
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP: “Giấy tờ có giá bao
gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ
quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép
giao dịch”.
Ví dụ minh họa về giấy tờ có giá: Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại
công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:
− Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định
tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 (trừ công cụ nợ dài hạn
được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường);
− Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
− Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả
nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
− Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng
quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc
chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài
chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006
(đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
− Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP
ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…’’.
Như vậy thì chỉ những loại giấy tờ được nêu trên mới được pháp luật thừa nhận là giấy
tờ có giá. Các loại giấy tờ khác mà không thuộc các giấy tờ được liệt kê ở trên thì không được
xác định là giấy tờ có giá.
1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả
lời không?
Các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền của chủ sở hữu tài sản, chủ sở hữu quyền sử dụng và
hoàn toàn không được xác định là giấy tờ có giá theo các quy định tại khoản 8 Điều 6 Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN;
khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, nó cũng không được liệt kê vào danh sách các
loại giấy tờ có giá được ghi nhận ở Công văn 141/TANDTC-KHXX. Vì vậy, những giấy tờ
này là những giấy tờ có giá trị, nhưng không phải là giấy tờ có giá.
Trong Quyết định số 06/2017/QT-PT, Tòa án đã căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự
2015; Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 kết
luận: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chửa dựng thông tin về Quyền sử
2
dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có
giá”.
→ Quyết định số 06/2017/QT-PT đã cho thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà không là giấy tờ có giá.
Trong Bản án số 39/2018/DSST, Tòa án nhận định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng
là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm
chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật
dân sự”.
→ Bản án số 39/2018/DSST chỉ cho thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà là chứng thư pháp lý chứ không đề cập đến việc giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là giấy tờ có giá hay không.
1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?
Vì sao?
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài
sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà
nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp
của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền
với đất”.
→ Như vậy, theo pháp luật hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ chứa đựng quyền sử dụng quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản của chủ sử dụng đất hợp pháp. Bản thân giấy tờ này không phải là
một loại giấy tờ có giá mà là giấy tờ chứa đựng quyền của chủ sở hữu tài sản, là những giấy
tờ có giá trị nhưng không phải là một tài sản.
Trong Quyết định số 06/2017/QT-PT, Tòa án nhận định “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất chỉ là văn bản chửa dựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền,
không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá”. Do đó, việc ông Hai khởi kiện
yêu cầu ông Thái đòi trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án bởi vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ quan
trọng nhằm xác định thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước có liên quan để giải quyết các
tranh chấp về quyền sử dụng đất, chứ hoàn toàn không phải là tài sản.
→ Quyết định số 06/2017/QT-PT đã cho thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản.
Trong Bản án số 39/2018/DSST, Tóa án nhận định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng
là chúng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tải sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm
chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật
dân sự”.
→ Bản án số 39/2018/DSST không chỉ rõ việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có phải tài sản hay không.
1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm
tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài).

3
Hướng giải quyết của thực tiễn xét xử liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà chưa thỏa đáng nếu nhìn từ khái niệm tài sản do:
− Thứ nhất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất
định, thậm chí có hình dạng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con
người (có thể thực hiện việc năm giữ, chiếm giữ, quản lý đối với giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất), có giá trị sử dụng (dùng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp
pháp của người sử dụng đất). Việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể tham
gia vào giao dịch trao đổi mua bán không làm mất đi bản chất tài sản của nó. Thực tế
có những loại tài sản mà Nhà nước cấm lưu thông, chẳng hạn vũ khí quân dụng, trang
thiết bị, kỹ thuật, ...
− Thứ hai, việc coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản dẫn tới
nhiều hệ quả không giải thích được về mặt lý luận và thực tế, đồng thời nhận thức này
làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất. Cụ thể, theo quy định
hiện hành của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và từng nội dung riêng lẻ của quyền
sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt chỉ có thể thực hiện
trên các đối tượng là tài sản. Việc coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải
là tài sản đã tước bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất đối
với loại giấy tờ này.
Nhìn nhận từ khái niệm tài sản được định nghĩa tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, việc
nhận định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài
sản và hướng giải quyết trong Quyết đinh số 06 là chưa hợp lý, vì giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có thế được coi là một vật và thuộc sở hữu của người
đứng tên trên giấy tờ đó. Ở đây, Tòa án chỉ xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà không là giấy tờ có giá, từ đó áp dụng Điều 105 Bộ luật Dân sự
2015 để kết luận các giấy tờ trên không phải tài sản mà không xem xét các giấy tờ trên như
vật.
1.5. Nếu áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu nhìn từ khái niệm tài sản được định nghĩa tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà được coi là một vật và thuộc sở
hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó, vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà tồn tại dưới hình thức vật chất nhất định, thậm chí có hình dạng cụ thể, nằm
trong khả năng chiếm hữu của con người và có giá trị sử dụng.
Nhưng trên thực tế xét xử, hầu hết các Tòa án lại không xem xét các giấy tờ trên như
vật. Bởi căn cứ tại việc nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với
thửa đất xác định. Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý
để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất”. → Dựa vào quy định pháp luật đã nêu trên, Tòa án nhận định giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản hay quyền tài sản,
nó chỉ là chứng thư pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền
với đất.
1.6. Suy của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.
Hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà: Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Võ Văn B và bà Bùi
4
Thị H được bà Nguyễn Thị Thuỷ T giao trả lại cho ông Nguyễn Văn B giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số AM 090902 số thửa 1595 diện tích 489,1m2 đất.
Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa là hoàn toàn thoả đáng đảm bảo được quyền và nghĩa
vụ của các bên, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của nguyên đơn. Tòa án đã cân nhắc về
việc xem xét các loại giấy tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà tuy không phải là giấy tờ có giá nhưng hoàn toàn có thể coi đó là vật nên có thể xem như
một loại tài sản.
Thực tiễn xét xử hiện nay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại tài
sản, điều này dẫn tới nhiều hệ luỵ tổn hại đến các quan hệ dân sự, khó khăn cho người dân
trong việc xác định thẩm quyền của các cơ quan để đi đến việc giải quyết các khiếu nại cho
mình. Do đó Bản án số 39 đã giải quyết đúng hướng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
ông B và bà H một cách đầy đủ.
1.7. Bitcoin là gì?
Bitcoin (BTC) là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã
nguồn mở và phát minh bởi Satoshi Nakamoto, đây cũng chính là đồng tiền điện tử đầu tiên
trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Crypto.
Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng (peer-to-peer) cho tất cả các giao dịch, điều này
giúp cho Bitcoin loại bỏ bước trung gian trong quá trình thực hiện giao dịch. Nói một cách dễ
hiểu, giao dịch Bitcoin sẽ được thực hiện trực tiếp từ người gửi đến người nhận với phí giao
dịch cực kỳ thấp (gần như bằng 0) mà không phải qua bất cứ tổ chức hay cá nhân trung gian
nào.
→ Như vậy, có thể hiểu bitcoin là loại tiền chỉ được công nhận, giao dịch trong một
cộng đồng, tổ chức nhất định
1.8. Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?
Trong bản án số 22/2017/HC-ST, theo Toà án, Bitcoin không được coi là tài sản theo
pháp luật Việt Nam. Căn cứ Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tải sản.” và theo Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
những vật gắn liền với đất đai.” Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước Việt nam không chấp
nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐ-
CP ngày 17/10/2014 của Chính Phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bicoin và các
loại tiền ảo tương tự.
1.9. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp
luật mà anh/chị biết.
Trên thế giới hiện nay có 40% quốc gia ủng hộ và không hạn chế đáng kể về luật pháp
đối với bitcoin. Các quốc gia như Pháp, Nhật, Canada… đã hợp pháp hóa tiền ảo Bitcoin,
xem Bitcoin như là một loại tài sản và cho phép giao dịch một cách hợp pháp loại tài sản này.
Nước đầu tiên hoàn toàn chấp nhận Bitcoin đó là Nhật Bản. Nhật Bản chính thức thừa nhận
bitcoin và các đồng tiền số như là tài sản, phương tiện thanh toán nhưng không phải là “đồng
tiền luật định" (Điều 2,3,4,5 Đạo luật Dịch vụ Thanh toán của Nhật Bản ngày 25 tháng 5 năm
2016). Từ ngày 1/4/2017, Luật Dịch vụ Thanh toán chính thức công nhận Bitcoin là một
phương thức thanh toán hợp pháp, được quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài Chính Nhật Bản.Cho
phép người dân có thể sử dụng Bitcoin hợp pháp để thanh toán. Nhật Bản đang tiên phong
trong việc thu hút dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực này và cũng là một trong những thị trường
tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Tại Nhật Bản còn có các hiệp hội liên kết để sử dụng hiệu quả
blockchain trong các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, du lịch... thậm chí các hiệp hội liên

5
kết này không chỉ ở qui mô quốc gia mà còn vươn đến qui mô đa quốc gia với nhiều khu vực
khác trên thế giới.
1.10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ
với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
Quan điểm của Toà án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt
Nam là hoàn toàn hợp lý.
Vì theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản.” Vật trong luật dân sự phải thoả mãn những điều kiện sau: là bộ
phận của thế giới vật chất, con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thế, có thế
đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai; một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó
có giá trị lưu hành trên thực tế; giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và
chuyển giao được trong giao lưu dân sự; quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có
thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, Bitcoin không
thuộc loại tài sản nào được liệt kê trong Bộ luật Dân sự 2005. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cũng không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp.
1.11. Quyền tài sản là gì?
Theo điều 115 bộ luật dân sự 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài
sản khác”.
− Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, không đòi hỏi phải có sự chuyển giao
trong giao dịch dân sự.
− Quyền tài sản bao gồm quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê, quyền trị giá bằng
tiền, quyền thực hiện hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ.
− Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được phân chia thành hai loại:
quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền đối vật là quyền của chủ thể được tác động
trực tiếp vào vật để thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền sở hữu, quyền cầm cố,
quyền thế chấp, quyền hưởng hoa lợi… Quyền đối nhân là quyền của chủ thể này đối
với chủ thể khác.
− Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định quyền tài sản là bất động sản hay động sản.
Việc xác định quyền tài sản là bất động sản hay động sản dựa vào đặc điểm của đối
tượng mang quyền.
1.12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền
tài sản không?
Căn cứ vào điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và
các quyền tài sản khác. Từ quy định này cho thấy hướng giải quyết của Tòa án là theo quan
điểm của những người soạn thảo ra Bộ luật Dân sự 2015. Quyền tài sản chỉ mang một đặc
điểm duy nhất có thể trị giá được bằng tiền tức là đem lại trị giá cho con người đều là quyền
tài sản, trong đó quyền thuê quyền mua sẽ đem lại trị giá được bằng tiền. Theo quyết định số
05 cũng giải quyết vụ án theo quy định quyền thuê quyền mua, mua hoá giá nhà của cụ T là
quyền tài sản theo mức độ giá trị về kinh tế mang lại tiền cho các con của cụ T và theo tôi đây
hướng giải quyết của Tòa án thuyết phục phù hợp với cơ sở pháp lý.
1.13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Theo quy định tại điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự 1995, quyền thuê, mua hoá giá
nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế

6
của cụ T là đoạn nêu Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền
thuê, quyền mua là tài sản.
1.14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?
Căn cứ vào điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng
đất và các quyền tài sản khác.” Từ quy định này ta thấy được hướng giải quyết của tòa án
theo quan điểm của những người soạn thảo ra Bộ luật Dân sự 2015 quyền tài sản chỉ mang
một đặc điểm duy nhất trị giá được bằng tiền tức là đem lại trị giá cho con người đều là quyền
tài sản trong đó quyền thuê quyền mua sẽ đem lại được trị giá bằng tiền. Vì thế theo tôi hướng
giải quyết của Toà án nhân dân tối cao trong quyết định số 05 là hợp lý.

VẤN ĐỀ 2
CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Tòa án?
Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân
có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính
(con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính không xuất
trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân
khai gia đình chị ở tại căn nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị ở, sau này
là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở.”, “nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân
từ sau năm 1975 những không có tài liệu chứng minh”, “đến năm 2004 cụ Hảo mới kiện ra
toà” cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên
30 năm.
Dù không xác định được thời điểm mà gia đình chị Vân thuê nhà là năm 1954 (60 năm
tính đến thời điểm đơn khởi kiện đầu tiên năm 2004) hay 1968 (36 năm tính đến thời điểm
đơn khởi kiện đầu tiên năm 2004) thì đến thời điểm năm 2004 khi cụ Hảo kiện ra Toà thì cũng
đã quá 30 năm. Căn cứ theo khoản 1 Điều 186 Bộ luật Dân sự 2005: “Khi chủ sở hữu giao
tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển
quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp
với mục đích, nội dung của giao dịch”, việc Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là thỏa đáng.
2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên
30 năm qua đoạn: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay
tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân dự về xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi
năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo Quyết định số 111, có thể thấy chưa xác minh được ông Hải thuê nhà của cụ Hảo
từ năm 1954 hay là thuê nhà của ông Chính từ năm 1968. Trong khi đó, ông Chính lại không
xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Có thể nhận ra quyền

7
chiếm hữu, sở hữu nhà đất này cũng như thời điểm xác lập giao dịch cho thuê chưa thực sự
rõ ràng. Vì thế, bị đơn là chị Nhữ Thị Vân - người không trực tiếp giao dịch để thuê nhà đất,
cũng như không nắm rõ giao dịch thuê nhà đất này có thể không biết và không thể biết việc
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định
về việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình như sau:
“Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm
hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”
Theo đó, việc Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có
tranh chấp trên 30 năm là thuyết phục, có cơ sở.
2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30
năm qua đoạn: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình,
liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân dự về xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm
đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này...”.”
Dù nguyên đơn khẳng định là có đòi nhà sau năm 1975 nhưng lại không có bằng chứng
nào để chứng minh ngoài biên bản hòa giải vào năm 2001. Mặt khác gia đình chị Vân đã định
cư ở nhà số 2 Hàng Bút có thể là từ năm 1954 hoặc 1968 nhưng đã hơn 30 năm và không có
gì để chứng minh rằng trong 30 năm tại căn nhà số 2 Hàng Bút có tranh chấp. Điều 190 Bộ
luật Dân sự 2005 có quy định về chiếm hữu liên tục như sau: “Việc chiếm hữu tài sản được
thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên
tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.”
Như vậy, việc Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có
tranh chấp trên 30 năm là có căn cứ.
2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên
30 năm qua đoạn: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay
tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân dự về xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi
năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này...”.”
Điều 191 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về chiếm hữu công khai như sau: “Việc chiếm
hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu
giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm
hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.”. Qua nội dung vụ việc, có thể thấy gia
đình chị Vân đã sử dụng ngôi nhà tranh chấp với mục đích chủ yếu là làm nơi sinh sống và
sinh hoạt. Đồng thời trong quá trình sinh sống cũng đã có sữa chữa, nâng cấp ngôi nhà. Ngôi
nhà số 2 Hàng Bút đã được sử dụng theo đúng tính năng công dụng và được người chiếm hữu

8
(gia đình chị Vân) bảo quản giữ gìn như tài sản của mình. Trong thời gian sinh sống, chị và
gia đình cũng không hề che giấu về việc mình sinh sống ở đây.
Như vậy, việc Tòa án khẳng định gia đình chị vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có
tranh chấp trên 30 năm là hợp lý.
2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này
của Tòa án?
Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp qua đoạn
“…thực tế cụ Hảo không cong là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.”.
Khẳng định của Tòa án là hợp lý vì theo nội dung vụ án, năm 2004, cụ Hảo có di chúc
giao quyền bất động sản cho bà Châu toàn quyền sử dụng. Do đó cụ Hảo đã không còn là chủ
sở hữu nhà đất có tranh chấp.
2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
Khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời
hiệu như sau: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối
với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”
Từ lập luận ở những câu trên, có thể thấy có đủ cơ sở để Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân ở lại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai. Từ đó, gia
đình chị được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời
hiệu hưởng quyền.
Tuy nhiên, nếu so với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì việc chiếm hữu này không
ngay tình. Cụ thể, Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Chiếm hữu không ngay tình là
việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc có thể biết rằng mình không có quyền đối với
tài sản”. Ở trường hợp này, chị Vân nhận thức được rằng thực chất căn nhà số 2 Hàng Bút là
do ông nội chị thuê từ ông Chính, có trả tiền thuê nhà đầy đủ trong suốt một thời gian dài nên
chị hoàn toàn có thể biết và phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đó.

VẤN ĐỀ 03
CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN
3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Bà Dung là người phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015, bên mua chịu rủi ro đối với
tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản. Vậy nên tính từ thời điểm bà Dung nhận hàng từ bà Thuỷ
thì bà Dung đã chính thức trở thành chủ sở hữu của chiếc ghe. Mà chiếc ghe lại bị hỏng do
cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng tất nghĩa là sau khi bà Dung trở thành chủ sở hữu của
chiếc ghe. Vì vậy người phải chịu rủi ro đối với tài sản là bà Dung.
Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chịu rủi ro đối với tài sản như sau:
“1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi
quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác.”
3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

9
Căn cứ vào Điều 234 Bộ luật Dân sự 2005, người được giao tài sản có quyền sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc
pháp luật không có quy định khác. Trước khi cháy chợ, bà Dung đã nhận được hàng. Vì vậy,
tại thời điểm cháy chợ, chủ sở hữu số xoài là bà Dung.
Khoản 1 Điều 161 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản như sau:
“1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy
định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện
theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận
thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được
chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện
hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.”
Điều 223 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người được giao tài sản thông qua hợp
đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo
quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó”.
Như vậy, vào thời điểm cháy chợ, bà Dung đã mua và nhận ghe xoài từ bà Thủy, tức
là bà đã là chủ sở hữu của số xoài.
3.3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài vì trước khi chợ cháy thì bà Dung đã nhận
hàng từ bà Thuỷ và đã trở thành chủ sở hữu của ghe xoài nên cho dù sau đấy ghe xoài bị hư
hỏng thì bà Dung vẫn phải có trách nhiệm thanh toán số tiền mua ghe xoài cho bà Thuỷ (căn
cứ theo Khoản 1 Điều 441 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Khoản 1 Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm chịu rủi ro như sau: “Bên
bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro
đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác”. Vào thời điểm xảy ra vụ cháy, bà Dung đã nhân ghe xoài từ bà Thủy, vì vậy
nên bà Dung phải chịu rủi ro đối với tài sản, và phải thanh toàn tiền mua ghe xoài.

 Kết thúc 
Cảm ơn thầy đã theo dõi bài!

10

You might also like