tài chính tiền tệ lạm phát

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BẢNG PHÂN CÔNG

CÔNG VIỆC
Tên thành viên Nhiệm vụ Đánh giá
Nguyễn Đức Huy Lạm phát do
cầu kéo
Nguyễn Thành Lạm phát do
Nam cầu thay đổi
Đinh Thu Hà
Thào Thái Hòa Lạm phát do
xuất khẩu
Vũ Kim Chi Lạm phát do nhập
khẩu
Nguyễn Quang Lạm phát tiền tệ
Huy
Phạm Huy Hoàng Lạm phát do chi
Đỗ Thị Thúy phí đẩy
Trịnh Thị Nga Lạm phát do cơ
Nguyễn Phương cấu
Thảo
Vũ Quỳnh Nhi Đầu tư cơ bản
kém hiệu quả
Ngô Thị Hoài Hệ thống chính
trị không ổn định
Hoàng Thùy Linh Thuyết trình
Nguyễn Thị Nhóm trưởng,
Thạch Thảo phân chia công
việc, thiết kế
powerpoint

1
NGUYÊN NHÂN CỦA
LẠM PHÁT
I. Lạm phát do nhu cầu tiền tăng
1. Lạm phát do cầu kéo
- Là khi cầu về hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng lên
kéo theo sự tăng lên về giá cả của hàng hóa, dịch vụ
đó. Theo đó, giá cả các mặt hàng tương tự cũng đồng
loạt tăng theo làm cả nền kinh tế biến động với sự tăng
lên đột ngột của giá
VD: Vào năm 2011, với sự nóng lên của thị trường
bất động sản, thị trường chứng khoán đã trở thành 1
nguồn thu khủng đối với những người tham gia. Thu
nhập tăng cao đột ngột khiến những người này chi tiêu
mạnh mẽ 1 cách bất thường, làm nền kinh tế xoay
chuyển, lạm phát tăng đột biến

2. Lạm phát do cầu thay đổi


- Khi một mặt hàng không đủ đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng là căn cứ cho ngành hàng khác tăng lên.
Nhưng nếu thị trường này lại là độc quyền tức là
không có sản phẩm thay thế thì việc tăng giá là điều
đương nhiên. Đây lại là lý do cho việc phát sinh lạm
phát
VD: Thời tiết không thuận lợi làm người nông dân
mất mùa, nên lượng cung gạo ít. Trong khi đó gạo lại
là thức ăn chủ yếu của người dân Việt Nam, không thể
thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm khác nên các nhà
buôn bán gạo tăng giá gạo lên gấp đôi, gấp ba. Như
vậy với cùng một số tiền, một gia đình trước kia có thể
mua gạo ăn trong một tháng thì do tác động của lạm
phát nên chỉ mua được lượng gạo đủ ăn cho nửa tháng

2
3. Lạm phát do xuất khẩu
- Khi xuất khẩu của 1 hàng hóa nào đó tăng tức là
tổng cầu về hàng hóa đó trong nước lớn hơn tổng cung
do thị trường hàng tiêu thụ lớn hơn mức cung cấp. Khi
tổng cung và tổng cầu mất cân bằng chính là nguyên
nhân gây ra lạm phát
VD:  Việt Nam xuất khẩu vải sang thị trường Trung
Quốc quá nhiều làm lượng cung vải cho thị trường
trong nước cạn kiệt. Việc chênh lệch lượng cung - cầu
gây tác động mạnh mẽ đến giá cả vải làm xuất hiện
lạm phát
4. Lạm phát do nhập khẩu
- Giá hàng hóa nhập khẩu tăng có thể xuất phát từ
thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả hàng hóa trên thế
giới tăng làm giá bán sản phẩm trong nước tăng lên.
Giá bị đội lên qua những nhân tố này làm lạm phát
xuất hiện
VD: để bảo hộ cho hàng hóa trong nước, chính phủ
gia tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng,
chẳng hạn tăng từ 40% lên 50%, điều này làm cho
người tiêu dùng sẽ bị tăng giá hàng hóa sản phẩm đó
lên 10%. Như vậy, cùng một số tiền mà trước đây
người đó mua được 10 mặt hàng, nay lại chỉ mua được
9 mặt hàng
5. Lạm phát tiền tệ
- Khi ngân hàng trung ương muốn giữ đồng tiền
trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ sẽ mua
ngoại tệ vào. Hay việc ngân hàng trung ương cung quá
nhiều tiền ra thị trường cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến lạm phát.
II. Lạm phát do chi phí tăng
1. Lạm phát do chi phí đẩy

3
- Khi giá của một hoặc một vài yếu tố như giá
nguyên liệu đầu vào, ngân sách trả cho nhân công,
thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu… tăng lên làm chi phí
sản suất của doanh nghiệp tăng theo. Để đảm bảo lợi
nhuận, doanh nghiệp tiến hành tăng giá cả sản phẩm
khiến lạm phát tăng lên
VD: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973,
OPEC ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với
một số quốc gia, trong đó bao gồm 1 ông lớn chính là
nước Mỹ - một trong những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ
lớn nhất của tổ chức này. Việc làm này làm ảnh hưởng
to lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ, làm
cho giá dầu mỏ khi Mỹ nhập khẩu chui về được đội
lên gấp ngàn lần, nền kinh tế xảy ra siêu lạm phát
2. Lạm phát do cơ cấu
- Khi doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả thu
được một số lợi nhuận đáng kể sẽ tự thúc đẩy nhân
công bằng việc tăng lương. Tuy nhiên một số doanh
nghiệp lại không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu
quả mà vẫn phải tăng lương cho nhân công để giữ
chân họ. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc
tăng giá cả sản phẩm làm lạm phát phát sinh
VD: Một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả,
nhân viên thấy tình hình doanh nghiệp không khả thi
và phần lớn họ muốn bỏ việc hoặc đình công đòi tăng
lương. Lúc này doanh nghiệp không còn sự lựa chọn
khác khi phải duy trì lượng nhân công để kịp tiến độ,
buộc phải tăng lương cho người lao động dẫn đến việc
đẩy giá lên bằng chi phí cận biên tăng lên cho một lao
động
3. Đầu tư cơ bản kém hiệu quả
- Việc đầu tư tràn lan, thiếu trọng tâm, dẫn đến hậu
quả đầu tư không cao và tạo gánh nặng về vốn cho nền

4
kinh tế. Bên cạnh đó, việc triển khai cùng 1 lúc nhiều
chương trình tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
và chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi, trong khi
hiệu quả đầu tư thấp cũng làm tăng thêm chi phí vốn
cho nền kinh tế
III. Hệ thống chính trị không ổn định
- Bất ổn chính trị gồm bất ổn chính trị từ bên trong
và bất ổn chính trị từ bên ngoài.
- Bất ổn chính trị từ bên trong dẫn đến từ các cuộc
đấu tranh tranh giành quyền lực giữa các phe phái
trong nước, mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân
hoặc khước từ sự dân chủ xã hội
- Bất ổn chính trị từ bên ngoài bắt nguồn từ sự can
thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của 1 nước vào 1
nước đối thủ bằng sự can thiệp về chính trị, kinh tế,
quân sự, hay bằng các chiến lược như chiến lược diễn
biến hòa bình, bạo loạn lật đổ,… nhằm gây sự lệ thuộc
hay xóa bỏ chế độ hiện thời ở 1 quốc gia nào đó
- Bất ổn về chính trị có thể gây ra các hậu quả điển
hình như đất nước hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ
nền kinh tế,…
VD: Khủng hoảng chính trị tại HongKong đã khiến
cho nền kinh tế nước này lâm vào tình trạng đáng lo
ngại, thậm chí đến mức nguy cấp.
Vịnh Đồng La là 1 trong những khu vực bị chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc biểu tình. Trước
đây, khu phố này là trung tâm mua sắm đông người
nhất thành phố. Nhưng từ sau khi khủng hoảng chính
trị nổ ra, thay vì hình ảnh mọi người đến mua sắm tấp
nập là cảnh tượng đụng độ giữa cảnh sát và người biểu
tình
Du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp và nặng
nề. Các con số thống kê trong tháng 7 và tháng 8 cho

5
thấy tỷ lệ khách du lịch giảm tới 50%. Nhiều nước
như Mỹ, Úc, Nhật đã cảnh báo công dân của mình
không nên tới HongKong vào thời điểm này. Sân bay
HongKong cũng ghi nhận giảm 12,4% lượng hành
khách
Khủng hoảng chính trị cũng tác động mạnh tới
nền kinh tế như làm cho thu nhập của người dân giảm
mạnh, nhiều sự kiện văn hóa, thể thao cũng bị hủy bỏ
Như vậy, ta có thể thấy khủng hoảng chính trị đã
gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, hoạt động sản xuất
bị đình trệ, mất cân bằng cung cầu về hàng hóa và
dịch vụ, từ đó dẫn đến lạm phát

You might also like