LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

1. Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật


 

- Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản → xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của
các giai cấp → nhu cầu thực tiễn cần phải giải quyết → Xã hội học pháp luật ra đời.
 Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá
trình xã hội của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối
liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác, nguồn gốc, bản chất, các chức năng xã hội của
pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và
các sự kiện, hiện tượng pháp lí thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
2. Quan điểm của một số nhà xã hội học pháp luật tiêu biểu và tình
hình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam.
2.1. Quan điểm của một số nhà xã hội học pháp luật châu Âu
 De La Brede – Montesquieu (1689 – 1755)
 Tác phẩm “Tinh thần pháp luật” là cơ sở nghiên cứu xã hội học pháp luật
 03 tầng lớp: Vua chúa; quý tộc và dân thường
 Quyền lực nhà nước chia làm 2 loại: chuyên chế và hành chính. Quyền lực hành
chính: lập pháp, hành pháp và tư pháp
 03 dạng nhà nước tồn tại: Quân chủ; Cộng hòa; Độc tài
 Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778)
 Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” – quá trình hình thành xã hội và nhà nước
 Trật tự xã hội là quyền nền tảng cho mọi quyền khác.
 Con người công cộng là Nhà nước; cá nhân riêng lẻ là công dân. Nhà nước
tồn tại thì phải có lực lượng chung mang tính cưỡng chế
 Phát luật xác lập quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người; đo lường sự phải trái
trong quan hệ giữa các thành viên trong xã hội; giữ cho xã hội trong vòng
trật tự
 03 loại luật: Luật cơ bản (luật chính trị), luật dân sự, luật hình sự
 Xây dựng thiết chế chính trị dựa trên quyết định tư do của các cá nhân.
 Karl Marx (1818 – 1883)
 Pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước
 Chế độ tư hữu xuật hiện, xã hội phân chia thành giai cấp, giữa các giai cấp có
sự mâu thuẫn gay gắt không điều hòa được, cần có một loại chuẩn mực xã
hội mới có tính cưỡng chế mạnh mẽ hơn, thể hiện ý chí giai cấp → pháp luật
 Pháp luật luôn là công cụ thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm
quyền thể hiện trực tiếp ý chí của giai cấp thống trị
 Emile Durkheim (1858 – 1917)
 Luật pháp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự đoàn kết xã
hội
 Xã hội tiến hóa từ thần quyền đến chủ nghĩa thế quyền; chủ nghĩa tập thể
đến chủ nghĩa cá nhân
 Luật pháp hướng tới sự bồi thường hơn là chỉ trừng phạt
 Đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ
 Hiện tượng tội phạm là một hiện tượng bình thường trong đời sống xã hội.
 Max Weber (1864 – 1920)
 Nhà nước là một tổ chức độc quyền, hợp pháp sử dụng sức mạnh bạo lực
 03 loại hình thống trị: thống trị bằng luật pháp; thộng trị mang tính truyền
thống; thống trị bằng uy tín
 Sự phát triển của luật pháp là quá trình từ tính phi duy lý sang tính duy lý.
 Pháp luật chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi hoàn cảnh kinh tế, sự chuyên đối cơ
cấu xã hội tư bản có ảnh hưởng đến sự phát triển của pháp luật.
 Eugen Ehrlich (1862 – 1922)
 Tính xã hội và tính đa nguyên của pháp luật, có 02 loại pháp luật: pháp luật
của nhà nước và pháp luật từ thực tiễn cuộc sống.
 Leon Petrazycki (1867 – 1931)
 Ông phân biệt hình thức “Pháp luật thực định” được ban hành và bảo đảm
bởi nhà nước và “Pháp luật trực quan”.
 Pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức trong đó bao bồm cả các quy chế
hoạt động của các nhóm, tiền lệ pháp, tập tục…
 Georges Gurvitch (1894 – 1965)
 Các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác nhau, cho dù được thành lập và
tổ chức chính thức hay không luôn tạo ra các quy tắc riêng để kiểm soát và
điều chỉnh quan hệ với các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội khác.
 03 đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật: lĩnh vực vi mô, lĩnh vực vĩ
mô, nguồn gốc pháp luật.
2.2. Trường phái Xã hội học pháp luật Hoa Kỳ
 Roscoe Pound (1870 – 1964)
 Hiệu trưởng trường Luật thuộc đại học Harvard
 Pháp luật hành động
 Luật tự nhiên tương đối
 Pháp luật là công cụ kiểm soát xã hội, là công cụ làm hài hòa và thỏa hiệp
các lợi ích.
 Talcott Parsons (1902 – 1979)
 Hệ thống xã hội (quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức) bao gồm bốn chức năng
cơ bản ◦ A,G, I, L.
 Mỗi hành động của con người đều định hướng ba giá trị cơ bản.
 Một số quan điểm khác
 Philip Selznick cho rằng pháp luật hiện đại ngày càng đáp ứng nhu cầu xã hội
và cần phải được tiếp cận về mặt đạo đức.
 Rolanld Dworkin lại khẳng định pháp luật không chỉ bao gồm những quy tắc
pháp lý mà còn cả những tiêu chuẩn không quy tắc.
 Lawrence Friedman khẳng định: Xã hội học pháp luật nghiên cứu về pháp
luật và thiết chế pháp luật như một lĩnh vực học thuật liên ngành với
phương pháp nghiên cứu đa ngành.
2.3. Tình hình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam
◦ Ở Việt Nam, Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu mới, đi tiên phong
trong lĩnh vực nghiên cứu này là các nhà luật học. rước những đòi hỏi của thực
tiễn đời sống pháp lý đặt ra: vị trí và vai trò của pháp luật trong xã hội hiện đại
như thế nào? Làm thế nào để xây dựng được những văn bản pháp luật phù
hợp để điều chỉnh quan hệ xã hội? Làm thế nào để hoạt động áp dụng pháp
luật có hiệu quả? Làm thế nào để những quy định của pháp luật được nhân
dân đồng tình và biến thành hành vi hiện thực, thành thói quen và lối sống
tuân theo pháp luật?

You might also like