Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

BÀI TẬP

ĐỊNH LUẬT ÔM CHO TOÀN MẠCH – ĐOẠN MẠCH CHỨA NGUỒN


GHÉP NGUỒN THÀNH BỘ
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng rất lớn. B. giảm về 0.
C. tăng giảm liên tục. D. không đổi so với trước.
Câu 2: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1  được mắc nối tiếp với điện trở 4,8  thành mạch kín.
Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 A. B. I = 12 A. C. I = 2,5 A. D. I = 25 A.

Câu 3: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2  và R2 = 8 ,
khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là
A. r = 2 . B. r = 3 . C. r = 4 . D. r = 6 .

Câu 4: Một nguồn điện có công suất điện động 6 V, điện trở trong 2 . Mắc nguồn điện này với biến
trở R tạo thành mạch điện kín. Điều chỉnh R, người ta thấy có hai giá trị của R mà công suất tiêu thụ của
mạch ngoài đều bằng 4 W. Hiệu hai giá trị này của biến trở bằng
A. 1 Ω. B. 3 Ω. C. 4 Ω. D. 5 Ω.

Câu 5: Khi hai điện trở giống nhau mắc song song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu
thụ của chúng là 40 W. Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ
của chúng là
A. 5 W. B. 10 W. C. 40 W. D. 80 W.

Câu 6: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện giống (E1 = E2 = E và r1 = r2 = r) mắc song song với nhau,
mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện qua điện trở R là
2E 2E
A. I = R+2r B. I = 2R+r
2E E
C. I = R+r D. I = R+r
Câu 7: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5 V – 3  thì khi mắc 3 pin đó song
song thu được bộ nguồn
A. 2,5 V – 1/3 . B. 7,5 V – 1 . C. 7,5 V – 3 . D. 2,5 V – 3 .

Câu 8: Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng
điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường
độ dòng điện trong mạch là
A. I’ = 3I. B. I’ = 2I. C. I’ = 2,5I. D. I’ = 1,5I.
Câu 9: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động  và điện trở trong r thì suất điện
động và điện trở trong của cả bộ nguồn là
A. n và r/n. B.  và nr. C. n và nr. D.  và r/n.
Câu 10: Nguồn điện là thiết bị dùng để
A. tạo ra hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
B. làm nhiễm điện cho các vật.
C. tạo ra điện trường xung quanh vật dẫn.
D. duy trì điện trường xung quanh điện tích.
Câu 11: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, hai nguồn có: ξ1 = 2 V;
r1 = 0,3 Ω; ξ2 = 3 V; r2 = 0,7 Ω ; R2 = 0,5 Ω; R3 =1,5 Ω. Giá trị R1 để công suất
mạch ngoài lớn nhất là
A. R1 = 2 Ω B. R1 = 1 Ω C. R1 = 0,3 Ω D. R1 = 0,7 Ω

Câu 12: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi
sau thời gian t1 = 5 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 20 (phút). Nếu dùng
cả hai dây mắc nối tiếp thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 30 (phút). B. t = 40 (phút). C. t = 25 (phút). D. t = 4 (phút).

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và
được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên
trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.
B. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong
nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được
đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong
nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và
được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên
trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
Câu 14: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1  được mắc nối tiếp với một điện trở 4,8  thành mạch
kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V thì suất điện động của nguồn điện có giá
trị là
A. 12,25 V. B. 1,2 V. C. 15,5 V. D. 12 V.

Câu 15: Một nguồn 9 V, điện trở trong 1  được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc
nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1 A. Nếu hai điện trở ở mạch ngoài mắc song song thì
cường độ dòng điện qua nguồn là
A. 2,5 A B. 1/3 A C. 9/4 A D. 3 A
Câu 16: Trong mạch điện kín, hiệu suất của nguồn phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch
ngoài?
A. H tăng khi RN tăng. B. H tăng khi RN giảm.
C. H không phụ thuộc vào RN. D. H lúc đầu giảm sau đó tăng dần khi RN tăng.

Câu 17: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện: nguồn 1 có (E1, r1) và nguồn 2 có (E2, r2) mắc nối tiếp
với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
E + E2 E − E2 E − E2 E + E2
A. I = 1 . B. I = 1 . C. I = 1 . D. I = 1 .
R + r1 − r2 R + r1 − r2 R + r1 + r2 R + r1 + r2
Câu 18: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 3  ,
mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6  mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện
trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 3  . B. R = 2  . C. R = 4  . D. R = 9  .

Câu 19: Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy
gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 2 V và điện trở trong r = 1 Ω.
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là
A. Eb = 12 (V); rb = 3 (Ω). B. Eb = 12 (V); rb = 6 (Ω).
C. Eb = 6 (V); rb = 3 (Ω). D. Eb = 6 (V); rb = 1,5 (Ω).

Câu 20: Hai acquy có suất điện động bằng nhau E1 = E2 = E, điện trở trong r1 và r2 khác nhau,
mạch ngoài có điện trở RN có thể điều chỉnh được. Acquy thứ nhất có thể cung cấp công suất cực đại
cho mạch ngoài là 20 W. Acquy thứ hai có thể cung cấp công suất cực đại cho mạch ngoài là 10 W.
Hai ắc quy ghép nối tiếp thì sẽ có thể cung cấp công suất cực đại cho mạch ngoài gần giá trị nào nhất?
A. 26 W. B. 15 W. C. 24 W. D. 30 W.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây về suất điện động là không đúng?
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số suất điện động của nguồn điện đó.
C. Đơn vị suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn điện có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở.
Câu 22: Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu
như không sáng lên vì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây
dẫn.
C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
Câu 23: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với
A. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn. B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
C. cường độ dòng điện trong mạch. D. thời gian dòng điện chạy qua mạch.
Câu 24: Hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì
công suất điện của đoạn mạch
A. tăng hai lần. B. giảm hai lần. C. không đổi. D. tăng bốn lần.
Câu 25: Công của dòng điện có đơn vị là
A. J/s. B. kWh. C. W. D. kVA.
Câu 26: Hãy xác định suất điện động E và điện trở trong r của một acquy, biết rằng nếu nó phát dòng
điện I1 = 15 A thì công suất mạch ngoài là P1 = 136 W, còn nếu phát dòng điện I2 = 6 A thì công suất
mạch ngoài là P2 = 64,8 W.
A. E = 12 V; r = 0,2 . B. E = 12 V ; r = 2 .
C. E = 2 V; r = 0,2 . D. E = 2 V; r = 1 .

Câu 27: Để bóng đèn loại 120 V – 60 W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 170 V, người
ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
A. R = 200 Ω. B. R = 250 Ω. C. R = 100 Ω. D. R = 150 Ω.

Câu 28: Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu
thụ của mạch điện là 100 W. Khi dòng điện trong mạch là 1 A thì công suất tiêu thụ của mạch là
A. 25 W. B. 50 W. C. 200 W. D. 400 W.

Câu 29: Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN = Ir B. UN = E − Ir C. UN = I ( R N + r ) D. UN = E + Ir
Câu 30: Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài tăng hai lần thì cường độ dòng
điện trong mạch chính
A. giảm hai lần. B. tăng hai lần. C. không đổi. D. giảm.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó các nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 6 V
2
và điện trở trong r = Ω. Các điện trở: R1 = 2 Ω; R2 = 12 Ω; R3 = 6 Ω. Hãy tính:
3
a. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b. Cường độ dòng điện qua R1.
c. Hiệu điện thế giữa A và N. M 
d. Công suất hao phí của mạch điện. N
R2
R1
 R3 
A B
Câu 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm các nguồn có
suất điện động và điện trở trong là: 1 = 6 V;  2 =  3 = 1,5 V và ξ1, r1 ξ2, r2 ξ3, r3
A● ● ●B
r1 = r2 = r3 = 0,5 ; điện trở R1 = 0,9 ; R 2 = 8 ; Đ3 là đèn M
loại 6 V – 3 W. Bỏ qua điện trở dây nối và ampe kế.
a. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. A
Đ3
b. Tìm số chỉ của ampe kế.
R1 X
c. Nhận xét độ sáng của đèn.

d. Mắc một vôn kế có điện trở vô cùng lớn vào giữa hai điểm M N R2
và N. Tìm số chỉ của vôn kế.
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 10 pin Đ1
ghép nối tiếp, mỗi pin có suất điện động E0=1,8V, điện trở
trong r0=0,6 Ω, Đ1(6V-3W), Đ2(3V-1,5W). R là biến trở. Đ2
a). Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b). Điều chỉnh R=8 Ω. Tìm cường độ dòng điện qua mạch R
chính.
c). R bằng bao nhiêu để công suất trên R cực đại?
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Các nguồn
giống nhau, mỗi nguồn có E=6V, r=1 Ω. A B
Cho R1=12 Ω, R2=24 Ω, đèn Đ(3V-3W).
C
a). Tính cường độ dòng điện trong mạch chính. ●
b). Nhận xét độ sáng của đèn.
c). Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D. R1
Đ

D R2

You might also like