Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Xin chào thầy và các bạn, em là Vũ Phương Nhi, em xin đại diện nhóm 7 báo

cáo về kết quả làm việc tuần qua của nhóm em.
Trong tuần vừa qua, nhóm chúng em đã tập trung tìm hiểu thêm về công nghệ
5G cũng như thảo luận kĩ càng hơn về những lợi ích, ứng dụng của 5G.
1. Đầu tiên, em xin phép giới thiệu sơ qua lại về công nghệ 5G:
- 5th Generation (5G) là thế hệ mạng di động tiếp theo của 4G. Mạng
5G được thiết kế để hoạt động trong băng tần bước sóng milimet, dao
động trong khoảng 30GHz tới 300GHz.
- Nếu 4G đem lại tốc độ mạng gấp 3 lần 3G thì 5G với công nghệ vượt bậc,
có tốc độ gấp khoảng 100 lần 4G, độ delay bằng 2% 4G, tần số hoạt động
cao gấp 10 – 20 lần 4G. (Sau đây là một video ngắn so sánh nhanh tốc độ
của 5G với những thế hệ mạng di động trước, có thể thấy rằng 5G là một
công nghệ với tốc độ vô cùng vượt trội)
- Mạng 5G hiện nay cũng được chia ra làm 2 loại là Sub-6 và mmWave.
Sub-6 có phạm vi phủ sóng và khả năng đâm xuyên tốt hơn nhưng chậm
và ít băng thông hơn, còn mmWave có tốc độ rất nhanh nhưng phạm vi
phủ sóng và đâm xuyên kém hơn nên tốn nhiều chi phí để xây nhiều tháp
5G mmWave. Thời điểm hiện tại chỉ khả dụng tại Mỹ.
2. Tiếp theo em sẽ chuyển sang phần ứng dụng của 5G. Nhóm chúng em đã rút
ra được 3 lợi thế chính của 5G so với 4G:
- Tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, ước tính tốc độ tối đa lên đến 10
Gigabit/s. Con số lý thuyết này ấn tượng hơn nhiều so với tốc độ tối đa
của 4G hiện tại
- Công suất lớn hơn, cung cấp năng lượng cho một lượng lớn thiết bị IoT
trên mỗi km vuông.
- Độ trễ thấp hơn, xuống đến mili giây một chữ số, điều này cực kỳ quan
trọng trong các ứng dụng điều khiển từ xa, như xe được kết nối trong các
ứng dụng ITS và xe tự hành, nơi cần phản hồi gần như tức thời.
Chính nhờ những lợi thế này mà 5G có thể đem đến những ứng dụng mà trước
đây công nghệ 4G không làm được, hoặc chưa hiệu quả với 4G, giúp thúc đẩy
phát triển công nghệ Internet vạn vật (IoT). Em xin liệt kê một vài ứng dụng
tiêu biểu của 5G
- Chúng ta có ứng dụng đầu tiên là xe tự hành và các phương tiện điều
khiển từ xa khác
- Chăm sóc sức khỏe: cho phép các giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa
thông qua một kết nối được đảm bảo và an toàn
- Sản xuất: cung cấp 1 nền tảng giao tiếp có độ tương tác cao, an toàn và
độ trễ thấp trong nhà máy, nhằm giảm áp lực chi phí và tác động của xu
hướng già hóa lực lượng lao động
- Bảo mật: Hỗ trợ những ứng dụng bảo mật không dây để giám sát, phát
hiện và cảnh báo các mối đe dọa tấn công mạng
- Giao thông công cộng: 5G giúp cải thiện hiệu suất, hiệu quả hoạt động
của các thiết bị như camera công cộng… và bảo trì cơ sở hạ tầng
- Thành phố và tòa nhà thông minh: Liên quan đến lưới điện thông minh
và xa hơn nữa là các dịch vụ thông tin thông minh hơn nâng cao đời sống
người dân (thang máy thông minh, hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa,
định tuyến giao thông thông minh…)
- Truyền thông và giải trí: phát triển công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế
tăng cường (AR) và thực thế mở rộng (XR)
Dưới đây là một hình ảnh tổng quan về những ứng dụng của 5G được sử dụng
trong 1 thành phố
=> Có thể thấy là sự phát triển của công nghệ 5G đem lại rất nhiều lợi ích cho
đời sống và quá trình sản xuất của con người.
3. Mặc dù là một công nghệ vượt trội nhưng hiện tại 5G vẫn tồn tại một số
hạn chế:
- Bước sóng ngắn nên khả năng đâm xuyên kém, dễ bị cản trở nên
độ phủ sóng không bằng 4G
- Chính vì nhược điểm trên, để sử dụng công nghệ 5G cần phải lắp đặt
số lượng trạm phát nhiều hơn so với 4G, cũng như làm tăng tính
phức tạp của cơ sở hạ tầng, chi phí rất tốn kém, vì thế mà nhiều
nước đang phát triển như VN chưa thể đáp ứng được
- Thêm vào đó, các thiết bị hỗ trợ 5G chưa có nhiều, khó tìm, giá
thành cao và chưa phổ biến với người dùng
Và những điều trên chính là những thách thức mà công nghệ 5G đang phải đối
mặt, thế nên việc phát triển và hoàn thiện công nghệ này là một thử thách đặt ra
cho ngành điện tử viễn thông cũng như các khối ngành liên quan.

You might also like