Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu 1: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. gần gũi với các sự vật, hiện tượng B. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng
C. trực diện với các sự vật, hiện tượng D. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng
Câu 2: Cơ sở để phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính của con người là nhận
thức cảm tính có sử dụng
A. các giác quan. B. các thao tác tư duy.
C. sức lao động. D. công cụ lao động.
Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức bắt nguồn từ đâu?
A. Kinh nghiệm. B. Yếu tố bẩm sinh.
C. Thực tiễn. D. Thần linh mách bảo.
Câu 4: Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, giai đoạn
này thuộc về giai đoạn nhận thức nào?
A. nhận thức cảm tính. B. nhận thức khoa học.
C. cảm giác. D. nhận thức lý tính.
Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình nhận thức diễn ra rất
phức tạp, gồm hai giai đoạn nào dưới đây?
A. So sánh và tổng hợp B. Cảm giác và tri giác
C. Cảm tính và lí tính D. So sánh và phân tích
Câu 6: Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính
A. Lòng vả cũng như lòng sung. B. Ăn xổi ở thì
C. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa D. Muối mặn, chanh chua
Câu 7: Quá trình nhận thức của con người đi từ
A. nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.
B. nhận thức lí tính đến nhận thức cảm tính.
C. nhận thức cảm tính đến thực tiễn.
D. nhận thức lí tính đến thực tiễn.
Câu 8: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào
dưới đây của sự vật, hiện tượng?
A. Đặc điểm bên ngoài B. Đặc điểm bên trong
C. Đặc điểm cơ bản D. Đặc điểm chủ yếu
Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình nhận thức được tạo
nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật và hiện tượng được gọi là
giai đoạn nhận thức
A. Cảm tính. B. Lý tính. C. Thực tiễn. D. Chân lý
Câu 10: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết quả của quá trình nhận
thức này đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật và
hiện tượng là đề cập đến giai đoạn nhận thức nào dưới đây
A. Cảm tính. B. Lý tính. C. Trìu tượng.
Câu 11: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giai đoạn nhận thức nào dưới
đây mà quá trình nhận thức đó phải nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh,
tổng hợp để tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng?
A. Cảm tính. B. Lý tính. C. Cảm giác. D. Chân lý

Trang 1/8 - Mã đề thi 209


Câu 12: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết quả của quá trình nhận
thức này sẽ giúp con người tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng là đề cập đến giai
đoạn nhận thức nào dưới đây
A. Cảm tính. B. Lý tính. C. Giác quan. D. Sinh động.
Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình phản ánh sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng
là nội dung của khái niệm nào dưới đây
A. Thực tiễn. B. Nhận thức. C. Chất. D. Lượng.
Câu 14: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình phản
ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, kết quả của quá trình
này giúp con người
A. hiểu biết về sự vật. B. tránh xa các sự vật.
C. thêm tin vào cuộc sống. D. điều chỉnh bản thân mình.
Câu 15: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?
A. Khái quát và trừu tượng B. Chủ quan và máy móc
C. Cụ thể và máy móc D. Cụ thể và sinh động
Câu 16: Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm
A. năm giai đoạn B. bốn giai đoạn C. ba giai đoạn D. hai giai đoạn
Câu 17: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không
được coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Ứng cử hội đồng nhân dân xã. B. Điều tiết sản xuất.
C. Phân phối lại tư liệu sản xuất. D. Bí mật che giấu tội phạm.
Câu 18: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không
được coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Giám sát hoạt động bầu cử. B. Kiểm tra chất lượng hàng hóa.
C. Tăng năng suất lao động. D. Chiếm dụng hành lang giao thông.
Câu 19: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không
được coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Tổ chức gây rối phiên tòa B. bầu cử đại biểu quốc hội.
C. tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. D. Cải tiến kỹ thuật sản xuất.
Câu 20: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không
được coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp. B. tìm hiểu thông tin ứng cử viên.
C. Phân phối lại sức lao động. D. Sử dụng pháo nổ trái phép
Câu 21: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không
được coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Bí mật giải cứu con tin. B. ứng cử đại biểu Quốc hội.
C. Hợp lý hóa sản xuất. D. Tham gia công tác bầu cử.
Câu 22: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không
được coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất. B. Giám sát giải quyết khiếu nại.
C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. D. Ném chất bẩn vào nhà người dân.
Câu 23: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không
được coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm. B. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
C. vận động tranh cử. D. Đổi mới quản lý sản xuất.
Trang 2/8 - Mã đề thi 209
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động thực nghiệm khoa học B. Trái Đất quay quanh mặt trời
C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất D. Hoạt động chính trị xã hội
Câu 25: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. cải tạo B. lao động C. nhận thức D. thực tiễn
Câu 26: Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?
A. Ba B. Hai C. Bốn D. Năm
Câu 27: Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội ?
A. Trồng rau xanh cung ứng ra thị trường B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật
C. Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt D. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ
Câu 28: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động
khác là hoạt động nào dưới đây?
A. Sản xuất vật chất B. Kinh doanh hàng hóa
C. Vui chơi giải trí D. Học tập nghiên cứu
Câu 29: Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất
A. Quyên góp ủng hộ người nghèo B. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà
C. Sáng tạo máy bóc hành tỏi D. Nghiên cứu giống lúa mới
Câu 30: Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều
này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lí B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức D. Mục đích của nhận thức
Câu 31: Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
A. Ăn cây nào rào cây ấy
B. Con hơn cha, nhà có phúc
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
D. Gieo gió gặt bão
Câu 32: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời
điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 33: Nội dung nào dưới đây khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là tiền đề của nhận thức. B. Là cơ sở của nhận thức.
C. Là nguồn gốc của nhận thức. D. Là nền tảng của nhận thức.
Câu 34: Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật và hiện tượng mà con người phát hiện ra
các thuộc tính, bản chất, quy luật của chúng là khẳng định vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức?
A. Là tiền đề của nhận thức. B. Là cơ sở của nhận thức.
C. Là nguồn gốc của nhận thức. D. Là nền tảng của nhận thức.
Câu 35: Những tri thức về thiên văn của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát
thời tiết, tính toán chu kỳ vận động của mặt trời, điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của
thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí

Trang 3/8 - Mã đề thi 209


Câu 36: Những tri thức về toán học của người xưa đều được hình thành từ việc đo đạc
ruộng đất, điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 37: Những tri thức về trồng trọt của người xưa đều được hình thành từ việc đúc kết
kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm, điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của
thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 38: Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào
dưới đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 39: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn
A. luôn cải tạo hiện thực khách quan
B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm
C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
D. luôn đặt ra những yêu cầu mới
Câu 40: Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?
A. Con vua thì lại làm vua B. Cái khó ló cái khôn
C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 41: Nội dung nào dưới đây khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là bản chất của nhận thức. B. Là đặc trưng của nhận thức.
C. Là động lực của nhận thức. D. Là biểu hiện của nhận thức.
Câu 42: Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế
mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là
A. động lực của nhận thức B. tiêu chuẩn của chân lí
C. mục đích của nhận thức D. cơ sở của nhận thức
Câu 43: Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri
thức đó kiểm nghiệm qua
A. thói quen B. tình cảm C. hành vi D. thực tiễn
Câu 44: Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu
nói trên đề cập đến vai trò nào của thực tiễn?
A. Mục đích của nhận thức B. Tiêu chuẩn của chân lí
C. Cơ sở của nhận thức D. Động lực của nhận thức
Câu 45: Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri
thức đó để kiểm nghiệm qua
A. hành vi. B. hành động. C. thực tiễn. D. thói quen.
Câu 46: Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Đi một ngày đàng, học một sang khôn B. Trăm hay không bằng tay quen
C. Dốt đến đâu học lâu cũng biết D. Học đi đôi với hành
Câu 47: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn, điều này thể
hiện, thực tiễn là
A. động lực của nhận thức B. tiêu chuẩn của chân lí
C. mục đích của nhận thức D. cơ sở của nhận thức

Trang 4/8 - Mã đề thi 209


Câu 48: Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất điều này thể
hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn ?
A. Tiêu chuẩn của chân lí. B. Cơ sở của nhận thức.
C. Động lực của nhận thức. D. Mục đích của nhận thức.
Câu 49: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 50: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn
A. phát huy kinh nghiệm bản thân B. gắn lí thuyết với thực hành
C. đọc nhiều sách D. đi thực tế nhiều
Câu 51: Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của Triết học Mác - Lê nin?
A. Thực tiễn không có lí luận là thực tiễn mù quáng.
B. Lí luận có thể phát triển không cần thực tiễn.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí.
D. Lí luận không có thực tiễn là lí luận suông.
Câu 52: Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động
chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng
A. nghiên cứu khoa học B. đào tạo nhân lực
C. hoạt động sản xuất D. hoạt động thực tiễn
Câu 53: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đong
lường sức chứa của những cái bình mà con người có tri thức về toán học. Điều này thể
hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 54: Nhờ quan sát thời tiết, con người có tri thức về thiên văn, nội dung này thể hiện
vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức. B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 55: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu
trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn.
Điều này nói về
A. nhận thức lý tính. B. kinh nghiệm.
C. thực tiễn. D. nhận thức cảm tính.
Câu 56: Để giảm thiểu tỷ lệ chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn giao thông, Nhà nước
đã ban hành Nghị quyết số 32 ngày 15/9/2007 quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm từ ngày
15/12/2007 đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Việc làm của nhà nước đã thể
hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức. D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 57: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học
của muối, điều chế được muối… nội dung này nói về quá trình nhận thức nào dưới đây ?
A. nhận thức lý tính. B. nhận thức cảm tính.
C. kinh nghiệm. D. thực tiễn.

Trang 5/8 - Mã đề thi 209


Câu 58: Bố của An bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự
nghiên cứu, An đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này,
An đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức. D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 59: Hãy đọc đoạn văn sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: «Tiếc vì các kế hoạch đó
đều là chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch
tấn công vừa rồi thì tán loạn hết». Trong nội dung của đoạn văn trên, Chủ tịch Hồ Chí
Minh muốn nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức ?
A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 60: Nhà bác học Lương Đình Của nghiên cứu tìm ra giống lúa mới có năng suất cao
sau nhiều lần thử nghiệm. Hoạt động của nhà bác học Lương Đình Của thể hiện hình thức
hoạt động nào dưới đây của thực tiễn?
A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị - xã hội.
C. Thực nghiệm khoa học. D. Nghiên cứu khoa học.
Câu 61: Để cải thiện tình hình giao thông vận tải cho nên con người đã chế tạo ra nhiều
loại phương tiện giao thông để giúp con người ta di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn
như máy bay, oto, xe máy...Việc chế tạo ra các phương tiện này thể hiện vai trò nào của
thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức. B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 62: Nhiều căn bệnh mới xuất hiện vì vậy, con người phải tìm ra thuốc phòng và chữa
bệnh mới, nội dung này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 63: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất, chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh để
chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 64: N là một thanh niên tật nguyền, anh đã mày mò chế tạo một cái máy lựa đậu phộng
nhằm giúp cho mẹ anh đỡ khổ. Xét về mặt triết học hoạt động của anh N thể hiện hình
thức hoạt động nào dưới đây của thực tiễn?
A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị - xã hội.
C. Thực nghiệm khoa học. D. Nghiên cứu khoa học.
Câu 65: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho
ứng cử viên là chị T là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay
gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Trong trường hợp này ai là
người tham gia hoạt động chính trị xã hội?
A. Chị CL. B. Anh M. C. Chị T và chị CL D. Anh M và chị T.
Câu 66: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên
sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N
từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H
nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu.
Trong trường hợp này ai là người trực tiếp tham gia hoạt động chính trị xã hội?
A. Anh T và chị H. B. Anh T và chị N. C. Chị N. D. Anh T.
Trang 6/8 - Mã đề thi 209
Câu 67: Bạn H đang là học sinh lớp 11, gia đình bạn có nghề mây tre đan thủ công mỹ
nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu
nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Xét về mặt triết học, hoạt động bạn
H và các bạn của mình đã tham gia vào hình thức hoạt động nào của thực tiễn?
A. Nghiên cứu khoa học. B. Chính trị - xã hội.
C. Thực nghiệm khoa học. D. Sản xuất vật chất.
Câu 68: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người
cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y và từ mục đích
tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không
có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn,
không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Đoạn trích trên đề cập đến vai trò nào
của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 69: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi chị T chuẩn bị viết
phiếu bầu giúp cụ Q là người không biết chữ thì có điện thoại gọi đến nên chị T đã nhờ chị
M và được chị M đồng ý viết phiếu bầu cho cụ Q. Phát hiện chị M đã giấu cụ Q viết nội
dung phiếu bầu của cụ theo ý của chị, anh B đã yêu cầu chị M sửa lại phiếu bầu dó. Tuy
nhiên, chị M từ chối đồng thời bỏ phiếu bầu của cụ Q vào hòm phiếu. Trong trường hợp
này ai là người trực tiếp tham gia hoạt động chính trị xã hội?
A. Chị T. B. Cụ Q.
Câu 70: Trải qua thực tiễn phong trào công nhân và cách mạng thế giới, C.Mác và Ăng
Ghen đã tổng kết và xây dựng nên học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX,
một học thuyết khoa học và cách mạng, là yếu tố thúc đẩy phong trào đấu tranh chống lại
giai cấp tư sản sau này. Đoạn trích trên đề cập đến vai trò nào của thực tiễn?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 71: Chị H hợp tác với anh T và anh N nghiên cứu để tìm ra công thức chiết xuất tinh
dầu rồi xây dựng xưởng sản xuất hang loạt. Thấy nhu cầu sử dụng tinh dầu rất lớn và anh
N đề nghị và được chị H đồng ý đăng ký bản quyền sở hữu thương hiệu và mẫu mã sản
phẩm. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng kết luận tinh dầu do chị H và anh N sản
xuất có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Được khách hàng đánh giá là sản
phẩm có giá cả phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. Xét về mặt triết học hoạt động
của anh T, anh N và chị H thể hiện hình thức hoạt động nào dưới đây của thực tiễn?
A. Chính trị - xã hội. B. Sản xuất vật chất.
C. Thực nghiệm khoa học. D. Nghiên cứu khoa học.
Câu 72: Bài hát: “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn: Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân
lụi bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày theo trâu...Cho đến hôm nay,
những chàng trai đang lái máy cày. Và bao cô gái đang ngồi máy cấy. Xét về mặt triết học,
hoạt động cấy, cày được đề cập trong bài hát trên là thể hiện hình thức hoạt động nào của
thực tiễn?
A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị - xã hội.
C. Thực nghiệm khoa học. D. Nghiên cứu khoa học.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 7/8 - Mã đề thi 209


Trang 8/8 - Mã đề thi 209

You might also like