Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tlds3

3.3: Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt
Nam không ?
Ở thời điểm hiện tại, bà Tuệ có quyền đứng tên mua nhà tại Việt Nam
Vì:
-Theo Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu
nhà ở Việt Nam bao gồm người Việt nam định cư ở nước ngoài
-Theo Khoản 1 Điều 8 Luật nhà ở 2014 có quy định tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân trong nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được
phép nhập cảnh vào Việt Nam , đối với tổ chức cá nhân nước ngoài thì
phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này
-Khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp
luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
tại Việt Nam
-Như vậy để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép
nhập cảnh vào Việt Nam, cho phép cư trú tại Việt Nam thừu 3 tháng trở
lên và có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam
-Theo Khoản 6 Điều 5 Luật đất đai người sử dụng đất được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyề sử dụng đất, nhận chuyển quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồn người Việt Nam định cư
ở nước ngoài theo pháp luật về quốc tịch
Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà đã thôi quốc tịch Việt
Nam thì không được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam
-Theo “Giấy chứng nhận” ngày 12/06/2009của Tổng lãnh sự quán nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản thì bà Tuệ vẫn có quốc
tịch Việt Nam và ngày 18/06/2009 bà Tuệ còn được cấp “Giấy miễn thị
thực” để bà Tuệ nhập cảnh Việt Nam nhiều lần đến ngày18/06/2014 mỗi
lần nhập cảnh tạm trú không quá 90 ngày
Kết luận: bà Tuệ có đủ các điều kiện để đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam
3.4 Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận
quyền sở hữu  nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân
dân tối cao đã có tiền  lệ chưa?
Ngày nay, theo Toà án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền
sở hữu nhà trên
Cơ sở: Đoạn 5 và 6 phần Xét thấy của Quyết định giám đốc thẩm số
17/2015/DS-GĐT ngày 19/05/2015: “ Theo “giấy chứng nhận” ngày
12/06/2009 của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tại Nhật Bản thì bà Tuệ vẫn có quốc tịch Việt Nam và ngày
18/06/2009 bà Tuệ còn được cấp “Giấy miễn thị thực” để bà Tuệ nhập
cảnh Việt Nam nhiều lần đến ngày 18/06/2014, mỗi lần nhập cảnh tạm trú
không quá 90 ngày. Theo quy định tại Điều 1 Luật số 34/2009/QH12
ngày 18/06/2009 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở
và Điều 121 của Luật đất đai thì bà Tuệ có đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại
Việt Nam.
Vì vậy, trong trường hợp này phải công nhận cho bà Tuệ được quyền sở
hữu nhà 16-B20”
Hướng giải quyết của Toà án tối cao đã có tiền lệ:
Cụ thể: Trong một vụ việc được giải quyết năm 2010, toà án nhân dân
tỉnh Bình Dương đã xét
“Ông Quang thừa nhận số tiền 82.000.000 đồng mà bà Anh dùng để mua
nhà, đất là của bà Yến giao. Bầnh chỉ là người đứng tên trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Vì vào thời điểm bà Anh mua đất dùm bà Yến
pháp luật Việt Nam không cho phép người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam và không được Nhà nước công nhận
quyền sử dụng đất trên đất nước Việt Nam
Như vậy, phần nhà đất diện tích 375m2 là do bà Yên bỏ tiền ra mua, bà
Anh chỉ là người mua dùm bà Yến(…). Xét thấy thời điểm các bên giao
dịch là vào năm 1998, theo Luật đất đai năm 1993 thì người Việt Nam
định cư ở nước ngoài chỉ có quyền thuê đất. Ngày 1/9/2009, Quốc hội đã
ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và Điều 121 của
Luật đất đai. Bà Yến được cấp giấy xác nhận đăng kí công dân Việt Nam
ngày 4/6/2009 của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, bà Yến đã đủ
điều kiện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất theo quy
định tại Điều 1, Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và
Điều 121 Luật đất đai…”

You might also like