Thảo Luận Ngắn về ANAPANASATI - (Final updated) -đã mở khóa

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 195

ba

LỜI NGƯỜI DỊCH

Bạn Đã Hiểu Gì Về Ānāpānasati?

Ānāpānasati là một đề mục thiền mà tất cả chư


vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác lấy làm nền tảng thực
hành cho sự chứng đắc quả vị cao nhất vào kiếp
cuối cùng, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Không những vậy, đây còn là địa hạt quen thuộc
của tất cả chư Phật Độc Giác và các hàng Thinh
văn đệ tử Phật.

Bởi danh tiếng ấy, Ānāpānasati được chỉ dạy khá


phổ biến trong cộng đồng Phật Giáo. Tuy nhiên,
tuỳ theo kiến thức của những vị thầy, cho đến nay,
phương pháp thực hành Ānāpānasati dần trở nên
phong phú và đa dạng, thậm chí, mới lạ, khiến cho
những ai quan tâm đến pháp thiền này trở nên
hoang mang vì khó thể phân biệt được đâu mới là
con đường chuẩn xác.

Theo văn phạm Pāli, “Ānā” có nghĩa là hơi thở


vào, “pāna” có nghĩa là hơi thở ra, và “sati” có
nghĩa là niệm. Vì vậy, “Ānāpānasati” khi được Việt
dịch đầy đủ sẽ có nghĩa là Niệm hơi thở vào - hơi
thở ra (mindfullness on In-Out Breath). Và đối với
tất cả các đề mục thiền Phật Giáo dù là Thiền Định
(Samātha) hay Thiền Minh sát (Vipassanā), để có
thể thực hành, đòi hỏi hành giả phải có được khả
năng xác định rõ và đúng “đối tượng” để thiết lập
niệm. Bằng không, người ấy rất dễ chệch khỏi đề
mục, khiến cho sự thực hành bị sai lệch, vô ích,
lãng phí thời gian… Cũng vậy, để thực hành được
Ānāpānasati, vị ấy phải nhớ biết rõ “cái gì là hơi
thở vào” và “cái gì là hơi thở ra”? Đồng thời, vị ấy
phải thông suốt những vấn đề liên quan, chẳng
hạn:

1/ “Niệm Hơi thở vào-Ra” có phải là niệm cả hai


đối tượng (hơi thở vào rồi đến hơi thở ra)? hay chỉ
một đối tượng? Theo lời dạy Đức Phật trong Tam
Tạng Pali, vị tỳ khưu thực hành Ānāpānasati có thể
tiến đắc bốn bậc thiền sắc giới, điều đó có nghĩa
là, để thành tựu chánh định đề mục thiền này, các
tiến trình tâm của vị ấy phải bắt được duy nhất chỉ
một đối tượng. Và như vậy, liệu có mâu thuẫn nào
với tên gọi của pháp thiền Ānāpānasati (Niệm Hơi
Thở Ra-Vô) hay phía sau đó còn hàm chứa có một
quãng nghĩa khác mà chúng ta chưa được biết
đến? Chẳng hạn, Danh Khái Niệm (Nāma paññatti),
Nghĩa Khái Niệm (Aṭṭha paññatti), đối với Ānāpāna
(Hơi thở vào-Ra)?

2/ Có phải Ānāpānasati là sự tập trung để ý “sự


hít” và “sự thở”? Nếu Ānāpānasati chỉ như một bài
tập thể dục hít thở như các môn yoga, dưỡng sinh,
thì làm thế nào, Đức Phật tuyên bố pháp hành này
có thể viên mãn Bốn Niệm Xứ, Thất Giác Chi, Bát
Thánh Đạo, đưa đến chứng ngộ giải thoát, Niết-
bàn…?

3/ Có phải “Niệm Hơi thở vào-ra” là sự tập trung


để ý:
- Cảm giác chuyển động vô - ra của gió ở một vị
trí nào đó?
- Cảm giác xúc chạm của gió đối với thân khi đi
vô - ra?
- Cảm giác đặc tính của gió đối với thân khi vô -
ra?
Hoặc :
- Cảm giác về toàn thân thể (từ đầu đến chân),
khi thở vô, thở ra?...

Nếu vậy, vì sao Đức Phật không gọi đó là Niệm


“cảm giác” hay “Niệm cảm thọ” hơi thở vào-ra?

4/ Bạn có biết rằng, “paṭisaṃvedī” được Việt


dịch là “cảm giác” trong các bản Kinh, chẳng hạn,
‘Kinh Đại Niệm Xứ’:
“Cảm giác toàn thân (Sabbakāya-paṭisaṃvedī),
tôi sẽ thở vô, vị ấy tập; Cũng vậy, hoặc trong các
bài Kinh dạy về Ānāpānasati, chẳng hạn, `Kinh
Nhập Tức Xuất Tức Niệm (HT. TMC dịch)’: “Cảm
giác hỷ thọ (pīti-paṭisaṃvedī) tôi sẽ thở vô”… Cảm
giác lạc thọ (sukha - paṭisaṃvedī) tôi sẽ thở
vô”….vv, “paṭisaṃvedī” hoàn toàn không có nghĩa
về sự cảm giác các đặc tính vật lý.
Nói cách khác, bạn có biết là, đối tượng thiền
(hơi thở vào – hơi thở ra) của pháp hành
Ānāpānasati vốn không có bất cứ sự liên hệ nào
đến các thực tính pháp (asabhava-dhamma) thuộc
sắc pháp (Rūpa). Chính xác hơn, “paṭisaṃvedī“ có
nghĩa là kinh nghiệm nhận thức (experiencing), sự
thọ hưởng cảnh, sự biết và thấy với trí niệm về
cảnh của tâm, thuộc danh pháp (Nāma)?
5/ Hơi thở vào-ra (Ānāpāna) liên hệ đến Thân
(kāya) như thế nào? Toàn thân (Sabbakāya) được
Đức Phật đề cập trong Kinh có ý nghĩa gì?
Vì sao trong Định Phần tu tập của `Kinh Đại Niệm
Xứ’, cũng như, `Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm’,
Ānāpānasati đều có bước cuối cùng là an tịnh
THÂN HÀNH (kāyasaṅkhāraṃ)?
Như vậy, toàn thân (Sabbakāya) và thân hành
(kāyasaṅkhāraṃ) trong các bản Kinh phải chẳng có
nghĩa thuộc về thân thể vật lý hay Thân của một
đối tượng nào khác, chẳng hạn, Thân của Hơi
Thở???

6/ Bạn có biết “đối tượng hơi thở” trong đề mục


Ānāpānasati là một khái niệm không thực
(Avijjamana Paññātti) thuộc “Pháp Khó Định Rõ
(navattabba dhamma)”?

7/ Nếu Ānāpānasati chỉ là một pháp hành đơn


giản dễ thực hành thì vì sao Bộ Thanh Tịnh Đạo
(Visuddhi Magga) lại nói rằng:

“Pháp niệm hơi thở này thì khó, thật khó tu tập, đó
là một địa hạt mà chỉ có tâm của chư Phật Chánh
Đẳng Giác, chư Phật Độc Giác và Thinh văn đệ tử
Phật mới quen thuộc.”?

8/ Vì sao Bộ Paṭisambhidāmagga (Đạo Vô Ngại


Giải) lại giải thích như sau:
"Tướng (nimitta), hơi thở vào, hơi thở ra, không
phải là đối tượng của từng tâm một; Đối với người
không biết ba pháp này, pháp tu không tiến đạt.”
Theo Abhidhamma, một tâm sanh lên chỉ bắt
được một đối tượng duy nhất, nhưng vì sao Bộ
Paṭisambhidāmagga lại cho rằng, để tiến đạt pháp
tu Ānāpānasati, một tâm phải nhận biết cả ba đối
tượng cùng lúc?
“Tướng (nimitta), hơi thở vào, hơi thở ra, không
phải là đối tượng của từng tâm một; Đối với người
biết rõ ba pháp này, pháp tu có thể tiến đạt"...???”
Phải chăng cả 3 đối tượng ấy cùng là một mà
thôi? Và như thế nào?
9/ Bạn có hiểu vì sao trong “Bài Pháp Thoại 1”
tập sách “Knowing & Seeing (Biết & Thấy)”, của
Đại Trưởng Lão Thiền Sư Pa-auk Sayadaw lại nêu
rõ:
“Chỉ cần ý thức hay biết rõ hơi thở vào-ra như
một "khái niệm"…."Khái niệm về hơi thở" là đối
tượng của thiền niệm hơi thở (ānāpānasati). Chính
đối tượng này là cái mà hành giả phải tập trung
vào để phát triển định. Khi hành giả tập trung vào
hơi thở khái niệm theo cách này, và nếu hành giả
đã từng hành thiền hơi thở trong kiếp trước cũng
như đã phát triển được một số ba-la-mật (pāramī),
hành giả sẽ dễ dàng tập trung vào hơi thở vào - ra
hơn.”?
Chỉ có hiểu đúng mới có thực hành đúng, chỉ
khi thực hành đúng, người ta mới có được thành
tựu chân chánh. Chính vì vậy, “Bộ Visuddhi Magga”
đã nói:
“Ðó (Ānāpānasati) không phải là chuyện tầm
thường, mà những người tầm thường cũng không
thể tu tập được”.
Do vậy, để hiểu được nội dung trong tập sách
này, cũng như, phương pháp thực hành
ānāpānasati một cách thấu đáo, độc giả cũng phải
là người có tuệ căn mạnh, có sự am tường về
Abhidhamma, cũng như, nền tảng hiểu biết giữa
thực tại quy ước và thực tại tối hậu. Vị ấy phải
người có sự tôn kính Tam Tạng, Chú giải, và nhất
là Tam Học Giới-Định-Tuệ. Bởi những ai có thể
thông hiểu nội dung trong tập sách này, người ấy
có được chìa khóa mở ra tất cả các đề mục thiền
định của Phật giáo để làm nền tảng vững chắc cho
sự phát triển thiền minh sát thực thụ. Bởi chỉ có
thiền minh sát thực thụ mới có đủ sức mạnh thiêu
đốt những phiền não ngủ ngầm và làm duyên cho
sự chứng đắc Đạo, Quả và Niết-bàn. Đây chính là
mục đích tối thượng và lợi ích tối thượng của pháp
hành Ānāpānasati mà Đức Phật đã chỉ dạy.
Tập sách “Thảo Luận Ngắn về Niệm Hơi Thở”
được phát hành nhằm phơi bày những kiến thức
còn sót lại, đang bị khuất lấp bấy lâu nay, nhằm trợ
duyên cho người tu Phật chân chính có được cái
nhìn thấu đáo nhất về pháp hành Phật giáo, nhất
là, phương pháp thực hành Ānāpānasati đúng với
lời dạy của Đức Phật trong Tam Tạng Pali.
Sau cùng, Pháp Quang kính tri ân sâu sắc đến
tác giả tập sách này, Thiền sư Paññānanda
(Intagaw-Pa Auk), đại đệ tử của Trưởng Lão Thiền
Sư Pa-Auk Sayadaw, đã trao cơ hội quý báu để Việt
dịch tập sách này vì lợi ích duy tồn Chánh Pháp
trên thế gian.
Chân thành cảm ơn đến các quý Đạo Hữu đã hỗ
trợ công sức và tịnh tài để hiệu chỉnh và ấn tống
tập sách này.
Xin hồi hướng phần phước quý báu này đến tất cả
bậc hữu ân, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến
thuộc, cùng tất cả chúng sanh, được lợi ích, an vui,
và giải thoát.
Nguyện với phần phước quý báu này, hãy phát
sanh hạnh phúc, trí tuệ và duyên lành để chứng
đắc Niết-bàn trong ngày vị lai!
Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Pháp Quang (Dhammajoti).


Tập sách hướng dẫn

Thảo luận ngắn về Ānāpānasati


(Niệm hơi thở)

Thiền sư U Paññānanda (Intagaw-Pa Auk)


Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo
sabbe sattā bhavantu sukhitattā

Nguyện cho Chánh Pháp trường tồn


Nguyện cho tất cả chúng sanh an vui hạnh phúc.
Lời giới thiệu

Tứ Thánh Đế (Bốn Sự Thật Cao Thượng) là nền tảng


Giáo Pháp của Đức Phật. Qua sự thực hành những lời dạy
của Đức Phật, một người có thể chứng đắc Niết-bàn
(Nibbāna) tối hậu, Sự Tận Diệt Khổ. Vì vậy, nếu muốn chứng
đắc Niết-bàn, chúng ta cần phải thực hành đúng theo những
gì Đức Phật đã chỉ dạy.
Tứ Thánh Đế ở đây là:
[1] Thánh Đế về Khổ
[2] Thánh Đế về Nguồn Gốc của Khổ
[3] Thánh Đế về Sự Diệt Khổ
[4] Thánh Đế về Con đường đưa đến Sự Diệt Khổ
Trừ khi biết và thấy Tứ Thánh Đế, bằng không, người
ta không thể chứng ngộ được những lời dạy của Đức Phật.
Đức Phật thuyết Tứ Thánh Đế để chúng ta có thể chứng ngộ
được Thánh Đế Thứ Ba, Niết-bàn (Nibbāna). Điều này có
nghĩa là, một người không thể tận diệt Khổ (không thể
chứng ngộ Thánh Đế thứ Ba, Niết-bàn) trừ khi người ấy thấu
triệt Thánh Đế Thứ Nhất [Thánh đế về Khổ (Dukkha)] và thấu
triệt Thánh Đế Thứ Nhì [Thánh đế về Nguồn Gốc của Khổ
(Samudaya)]. Mục tiêu của Thánh Đế Thứ Tư (Thánh Đạo
Tám Ngành) là để chứng ngộ Thánh Đế Thứ Ba (Nibbāna).
Con đường độc nhất để chứng ngộ Thánh đế về Khổ
(dukkha) và Thánh Đế về Nguồn gốc của Khổ (samudaya)
trước tiên là phải tu tập Đạo Đế hiệp thế, (lokiya-magga-
sacca), vốn chính là Thánh Đạo Tám Ngành hiệp thế.
Thánh Đế Đầu Tiên và Thánh Đế Thứ Nhì chính là
danh-sắc (nāma·rūpa) và các nhân của chúng [Pháp Duyên
Khởi (Paṭicca·Samupāda)]. Thực hành Thánh Đạo Tám Ngành
hiệp thế một cách có hệ thống (nói cách khác, thực hành
giới, định, tuệ một cách tuần tự), ta mới có thể biết và thấy
danh-sắc và các nhân của chúng, sau đó, hành giả chuyển
sang tuệ tri bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng;

i
Lời giới thiệu
đó chính là thiền minh sát (vipassanā), bằng cách này, chúng
ta mới có thể chứng ngộ Thánh Đế Thứ Tư Siêu Thế, tức
Thánh Đạo Tám Ngành hợp với Đạo Đế Siêu Thế (Lokuttarā
Maggasacca): Nhập Lưu Thánh Đạo (Sotāpatti Magga); Nhất
Lai Thánh Đạo (Sakadāgāmi Magga); Bất Lai Thánh Đạo
(Anāgāmi Magga), A-la-hán Thánh Đạo (Arahata Magga).
Trước khi có thể thực hành thiền Vipassanā, hành giả
phải phân biệt được sắc tối hậu, danh tối hậu, cùng với các
nhân của chúng. Vì vậy, con đường thực hành phân biệt sắc
trước tiên là sự thực hành một trong bốn mươi đề mục thiền
định (Samātha), chẳng hạn, đề mục Ānāpānasati (Niệm Hơi
Thở), cho đến khi đạt đến Chánh Định (Sammā Samādhi)
dựa trên nên tảng của giới hạnh. Đức Phật giảng về Chánh
Định (Sammā Samādhi) trong bài `Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā
Sati Paṭṭhāna Sutta)’, chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền,
và Tứ thiền. Trong Bộ `Thanh Tịnh Đạo (Vissudhi Magga)’,
Chánh Định được giải thích rộng hơn, gồm bốn bậc thiền
hữu sắc (rūpa·jhāna), bốn bậc thiền vô sắc (arūpa·jhāna), và
cận định (upācāra·samādhi). Chánh định đóng vai trò làm
nhân gần cho thiền Vipassanā. Đức Phật khuyến khích các
hàng đệ tử tu tập Chánh Định, hay định bậc thiền để làm
nền tảng cho sự thực hành thiền Vipassanā, hay còn gọi là
minh sát có nền tảng bậc thiền (Vipassanā·pādaka·jjhāna).
Ānāpānasati là một trong những đề mục thiền rất phổ
biến. Hành giả có thể tiến đạt tứ thiền qua đề mục này. Khi
có được cận định hoặc an chỉ định, tâm hành giả sẽ kinh
nghiệm ánh sáng ngập tràn, rực rỡ, và sáng chói; được Đức
Phật gọi là ánh sáng trí tuệ (paññ-āloka). Sau khi thiết lập
định tứ thiền ānāpāna, vào thời điểm ánh sáng trí tuệ (ánh
sáng của định) sáng bừng, rực rỡ, và chói sáng, hành giả xuất
khỏi định ấy để chuyển sang đề mục thiền phân biệt sắc
(rūpa kammaṭṭhāna) thông qua thiền tứ đại (catudhātu
vavatthāna), nhờ vậy, hành giả có

thể tuệ tri được sắc tối hậu một cách rõ ràng với ánh sáng
của trí tuệ. Mặc dù sắc tối hậu rất vi tế, nhưng do sức mạnh

ii
Lời giới thiệu
và năng lực của tứ thiền Ānāpānasati, hành giả nhận thấy
rằng, cả hai là thiền tứ đại [thuộc đề mục thiền định trên vô
ngã tướng (suññata)] và thiền phân biệt sắc tối hậu đều trở
nên rất sâu lắng và được thiết lập toàn diện. Riêng những đề
mục trong thiền phân biệt danh tối hậu và pháp duyên khởi
thì lại càng vi tế hơn. Tuy nhiên, hành giả vẫn có thể khai
triển chúng do nhờ ánh sáng chói rực và mạnh mẽ của định
bậc thiền, và do nhờ sức mạnh của thiền phân biệt sắc tối
hậu.
Trong tập sách `Thảo luận ngắn về Ānāpānasati’,
chúng ta sẽ nói về những nguyên tắc cơ bản của thiền
Ānāpānasati. Chúng ta cũng sẽ nói về phương cách tập
trung vào đối tượng thiền, và cách vượt qua một số chướng
ngại phát sinh trên con đường thực hành. Tập sách này có
nội dung khá giống với tập `A companion volume’ (cũng là
tập sách hướng dẫn ngắn về thiền Ānāpānasati trước đây),
nhưng được dẫn nhập sâu vào chi tiết hơn.
Thật không dễ dàng thành tựu định bậc thiền dù với
bất kì đề mục thiền định nào. Đối với “thiền Niệm Hơi Thở
này thì thật khó, khó tu tập, là địa hạt mà chỉ có tâm của Chư
Phật Chánh Đẳng Giác, Chư Phật Độc Giác và Thinh văn đệ
tử Phật mới thấy quen thuộc.” Chúng ta cũng sẽ thảo luận về
những nguyên tắc quan trọng và căn bản mà hành giả cần
phải hiểu và áp dụng (chủ yếu trong giai đoạn bậc thấp và
bậc trung của sự tu tập định). Mong thay tập sách này sẽ
thắp sáng tư duy của hành giả. Mong thay sau khi đọc tập
sách này, độc giả sẽ có được những hiểu biết sâu sắc hơn về
thiền Ānāpānasati và sẽ có thể áp dụng được các nguyên tắc
cơ bản của thiền Ānāpānasati để đạt đến `Chánh Định’, định
bậc thiền (jhāna).
Chúc quý vị thành tựu thiền Ānāpānasati.
Chúc quý vị chứng ngộ những lời dạy thâm sâu của Đức
Phật.
Thiền sư Paññānanda (Intagaw-Pa Auk)

iv
NỘI DUNG
Trang
Giới thiệu ................................................................................................ i
Nội dung .............................................................................................. iv
Giới (Sīla) là học pháp đầu tiên .................................................... 2
Sāmatha là gì? ..................................................................................... 5
ꟷ Samādhi
ꟷ Samātha
ꟷ Ba loại định
ꟷ Chuẩn bị định
ꟷ Sát na định
ꟷ Cận định và an chỉ định
Ānāpānasati có thể là sự lựa chọn trước tiên ...................... 12
Ānāpānasati không phải là một bài tập thở ......................... 14
Hơi thở là gì? Paññatti là gì? ...................................................... 17
Làm thế nào nhận biết nghĩa khái niệm?
Thế nào là đặc tính của hơi thở?
Ngược lại, thực tại tối hậu (paramatha) là gì? ................. 23
Đối tượng hơi thở ở đâu? ............................................................ 25
Con mắt linh hoạt &
Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung - Hai Bước .................... 27
Hành giả có biết được các sắc môn và ý môn?.................... 29
ꟷ Sáu Căn môn và Đối tượng của chúng
ꟷ Sáu loại thức và sáu loại tiến trình tâm
ꟷ Hơi thở đập vào (ý môn) như thế nào?
Làm thế nào hành giả thấy được đối tượng ý môn? ......... 36
ꟷ `Biết là Thấy’:
ꟷ Những ví dụ so sánh dễ hiểu
ꟷ “Bạn chưa thấy nó à, nhưng bạn có thể thấy nó ngay!”
ꟷ `Tập trung vào hơi thở trí tuệ!’
ꟷ `Bạn không cần phải tập trung vào màu sắc của hơi
thở.’
Làm thế nào để có thể cố định tâm trên tợ tướng hơi thở
(ānāpāna-nimitta)?

iv
Một số hành giả bị lẫn lộn: giữa sự tập trung vào hơi thở
với sự tập trung vào điểm xúc chạm ................................................... 48
ꟷ Người gác cổng và điểm xúc chạm
ꟷ Những hiểu lầm trong phần trình bày.
ꟷ Hiểu đúng phần trình bày.
ꟷ Hãy thận trọng để không làm phức tạp hơn `Kiểu tập
trung Xúc chạm mạnh và Hơi thở yếu’.
Hơi thở là đối tượng theo sau sự quán chiếu hợp lẽ......... 56
ꟷ Bước một: vị trí là trước tiên
ꟷ Tập trung từ đằng sau
ꟷ Tập trung từ phía trên
ꟷ Tập trung từ phía dưới
ꟷ Bước Hai: Đối tượng là cái theo sau sự quán chiếu hợp
lẽ.
ꟷ `Lẽ hiển nhiên và sự quán chiếu hợp lẽ’
ꟷ Có sự tập trung sắc bén vào đối tượng. Thì sẽ luôn có
hình ảnh sắc nét nơi tâm?
`Biết là Thấy ’.
`Biết đưa đến Thấy΄.
ꟷ Những trạng thái tâm có thể ảnh hưởng mạnh đến sự
chú tâm của hành giả!
Bạn có được “hơi thở thuần khiết” không? ..........................69
ꟷ Định và Hơi Thở Chuyển Động
ꟷ Hơi Thở Thuần Khiết và Hơi Thở Tạp Nhiễm
Hơi thở tự nhiên là gì? .................................................................. 78
Làm thế nào để hành giả có thể bắt đầu tập trung vào hơi
thở khái niệm tĩnh? .................................................................................... 82
ꟷ `Chặng sơ khởi của sự thực hành’
ꟷ `Chặng đầu của sự thực hành’: 3 giai đoạn.
ꟷ Làm thế nào để phớt lờ sự chuyển động của hơi thở?
ꟷ Chỉ tập trung thì chưa thể thấy được bên trong cột hơi
thở.
 Nếu cố gắng, bạn có thể làm được………………….100
 Trước đây bạn có từng tập trung vào ánh sáng không?
Nếu `có’, tất cả là vì cái gì? ...................................................... 106
ꟷ Con mắt bị liệt & ánh sáng trí tuệ.

v
ꟷ Hơi thở tạp nhiễm & ánh sáng dày đặc ở cổng [lỗ mũi].
ꟷ Ánh sáng có trước khi tợ tướng (nimitta) xuất hiện.
ꟷ Con mắt bị liệt & Nimitta tạp nhiễm.
`Chỉ việc nhận biết hơi thở!’
`Đối tượng luôn ở đó.’ ................................................................ 114
Lộ trình dẫn đến bậc thiền hơi thở (ānāpāna jhāna) .......118
ꟷ Những tạp nhiễm trên đạo lộ định tâm
ꟷ Đối tượng của tâm thiền
 Vượt qua từng chặng giai đoạn / Những cột mốc mà
hành giả sẽ đi qua trên đạo lộ định tâm............................ 125
ꟷ Chặng đầu thực hành
ꟷ Ở đây, chúng ta nên biết ánh sáng trí
tuệ là gì và cách nó sanh khởi ra sao?
ꟷ Bạn có biết ánh sáng trí tuệ sanh khởi như thế nào
trong thiền Ānāpānasati?
ꟷ Đối tượng hết hạn và sự tập trung mất hiệu lực
ꟷ `Chặng giữa của sự thực hành’
ꟷ `Giai đoạn bậc cao của sự thực hành’
ꟷ `Giai đoạn chìm sâu của sự thực hành’
`Giai đoạn chìm sâu còn thô’
`Giai đoạn chìm sâu vi tế và cực kì vi tế’.
`Giai đoạn chuyển tiếp’ là gì?
Bạn có biết rõ nó không? .........................................................147
ꟷ `Ví như một cái chiêng được đánh lên’.
ꟷ Sự thẳng tiến của pháp hành Ānāpānasati
ꟷ `Đừng thất vọng. Đối tượng luôn ở đó’.
ꟷ Thực hiện lại Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung!
ꟷ `Đừng truy tìm quá khứ. Đừng tham luyến tương lai.’
ꟷ Những hình ảnh của hơi thở từ giờ trở đi không
thể đánh lừa bạn.
Đôi khi việc quân bình ngũ quyền lại là một thử thách 160
Kết luận .............................................................................................168

vi
Namo Tassa Bhagavato Arahato

Sammāsambuddhassa

ĐẢNH LỄ VỊ ẤY, ĐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG,


ĐẤNG CHÁNH ĐẲNG GIÁC

☸☸☸☸☸

Chúng tôi mong được mang đến cho quý độc giả một số
hướng dẫn về cách phát triển định thông qua sự thực hành
Ānāpānasati. Bài thảo luận này chủ yếu dành cho những hành
giả chưa thể đạt được định. Các ghi chú giải thích ví như ‘một
phần khóa học căn bản và bậc trung’ về thiền Ānāpānasati.
Trước khi đi vào nội dung, độc giả cần nắm rõ một số điểm nổi
bật.

☸—☸—☸

1
Ānāpānasati

Giới là học pháp đầu tiên

Giáo pháp của Đức Phật bao gồm Tam học:


1) Giới học (Sīla-sikkha),
2) Định học (Samādhi-sikkha),
3) Tuệ học (Paññā-sikkha).
“Như vậy là Giới, như vậy là Định, như vậy là Tuệ. Khi Giới được tu
tập tròn đủ, Định là quả lớn, lợi ích lớn; khi Định được tu tập tròn đủ,
Tuệ là quả lớn và lợi ích lớn”.1
Mục đích của việc thực hành Tam học (tức Thánh Đạo
Tám Ngành hiệp thế)2 là để chứng ngộ Niết-bàn. Một người
phải khai triển tuần tự các học phần của giới, định và tuệ từng
bước một3. Sau khi thanh tịnh giới, người đó phải tu tập định, và
sau khi thanh tịnh tâm qua việc thực hành định, người đó cần tu
tập tuệ.
Giới (Sīla) là pháp học đầu tiên của tam học. Để phát triển
Định học và Tuệ học, Giới học (Sīla-sikkha) là nền tảng quan
trọng. Nên trước hết, người đó phải trì giới (sīla). Điều này có
nghĩa là người đó phải thọ giới trước tiên, tám giới (giới
Uposatha) của cư sĩ, mười giới của tu nữ hay sadi, hoặc (227)
giới Pātimokkha đối với vị xuất gia tỳ-khưu. Ở Sidikalang, thiền
sinh cư sĩ phải thọ tám giới. Nếu thiền sinh bị đứt giới, họ có thể
tự mình thanh tịnh bằng việc xin thọ lại giới. Hầu hết các thiền
sinh đều giữ giới khá tốt, nhưng để giới luôn được thanh tịnh,
thiền sinh nên thọ giới hằng ngày vào mỗi buổi sáng. ‘Một thiền

1
Digha-Nikāya .16.2.4 "MahāpariNibbāna Sutta" ("Kinh Đại Niết Bàn")
2
Chánh ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng được gộp lại trong Giới học (Sīla). Chánh
Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định gộp lại gọi là Định học (Samādhi). Chánh Kiến và
Chánh Tư Duy gộp lại gọi là Tuệ học (Paññā).
3
Một số người có sự tích lũy ba la mật to lớn, họ có thể chứng ngộ Niết-bàn bằng việc
đợn thuần lắng nghe một bài Pháp tóm tắt hay chi tiết. Thật ra, họ thực hành Tam học
trong lúc lắng nghe bài pháp. Tuy nhiên, hầu hết con người trong thời kì này không có
được ba la mật như vậy, nên chúng ta phải thực hành Thánh Đạo Tám Ngành, Tam học,
một cách tuần tự từng bước một. Những người như vậy được gọi là Hạng Người Ứng Dẫn
(Neyya-puggala).

2
Ānāpānasati

sinh có giới (là người biết hành xử trung thực và có đạo đức),
tâm vị ấy sẽ không bị trạo hối.
Khi giới hạnh được thiết lập, chúng ta mới có thể tu tập
tâm; tu tập tâm ở đây chính là hành thiền. Có hai loại thiền,
Thiền Định (Samātha) và Thiền Minh Sát (Vipassanā). Samātha
chính là sự phát triển định tâm, trong khi Vipassanā lại là sự
phát triển trí tuệ. Hệ thống thiền Vipassanā là pháp hành độc
nhất trong Giáo Pháp của Đức Phật, với mục đích làm phát sanh
sự thắng tri (trí hiểu biết trực tiếp của bản thân hành giả) về
những chân lý mà Đức Phật đã khám phá và tuyên thuyết.
Ở đây, chúng tôi khuyến khích thiền sinh tu tập Samātha
vì lợi ích khai triển thiền Vipassanā. Samātha là nền tảng rất
quan trọng đối với thiền Vipassanā.4 Qua sự thực hành Samātha,
người ta có thể tiến đạt cận định hoặc an chỉ định, và sau đó, họ
có thể tiến đến sự phát triển trí tuệ, vốn chính là thiền
Vipassanā.
Định mạnh mẽ và thâm sâu chính là nhân gần
(padaṭṭhāna) cho minh sát. Chỉ với tâm có định mạnh mẽ và
thâm sâu (cận định hoặc an chỉ định), hành giả mới có thể biết
và thấy các pháp (những đối tượng của thiền Vipassanā) như
chúng thực sự là.5

4
Trong `Kinh Định (Samādhi Sutta)’ của `Tương Ưng Sự Thật (Sacca-Saṁyutta) V.XII.i.1’,
Đức Phật giảng rằng: “Này các tỳ khưu, hãy tu tập định (Samādhi). Này các tỳ khưu, tỳ
khưu có định, như thật rõ biết. (pajānati)”
Tham khảo thêm `Thanh Tịnh Đạo (Vs.68)’: “samāhito yathābhutaṁ jānāti passati” ti
vacanato pana Samādhi tassā padaṭṭhānaṁ.
“Samāhito yathābhūtaṁ jānāti passati” Người có thiền định, biết và thấy như thật.
(A.3.259, bản Miến).
5
Đây là những lợi ích kế tiếp của thiền định:
1. Hiện tại lạc trú (diṭṭha·dhamma·sukha·vihāra), là niềm an vui do bậc thiền đem
lại trong kiếp sống hiện tại.
2. Lợi ích cho minh sát (vipassanā·nisaṁsa), đây gọi là minh sát có nền tảng bậc
thiền (vipassanā·pādaka·jjhāna).
3. Khai triển năng lực thần thộng (abhiññ·ānisaṁsa).
4. Cho quả tái sanh vào cõi Phạm Thiên (bhava·visesāvahānisaṁsa).
5. Cho sự chứng đạt thiền Diệt thọ tưởng định (nirodha·samāpatti). (tham khảo
TTĐ. xi.362)

3
Ānāpānasati

Đối tượng của thiền Vipassanā chính là danh-sắc tối hậu


(theo 11 khía cạnh: quá khứ, vị lai, hiện tại, bên
trong, bên ngoài, thô, tế, hạ liệt, cao thượng, xa và gần) và các
nhân của chúng, bao gồm các pháp thiền (jhāna-dhamma)
(Chẳng hạn, ba mươi bốn tâm hành đối với sơ thiền, ba mươi
hai tâm hành đối với nhị thiền, ba mươi mốt tâm hành đối với
tam thiền, tứ thiền và các bậc thiền vô sắc). Thiền Vipassanā
chính là sự thấu triệt các đặc tính vô thường, khổ, và vô ngã của
danh-sắc tối hậu và các nhân của chúng. Thực hành Vipassanā
một cách hệ thống dẫn đến sự chứng đắc Niết-bàn, sự tận diệt
của tất cả dính mắc, tất cả phiền não và tất cả khổ đau.

Thiền Minh Sát

Thiền Định

Giới hạnh của thân và khẩu

 Pháp hành ở đây chính là Tam học, Giới, Định và Tuệ.


 Thiền gồm có Samātha (thiền định/tịnh chỉ) và Vipassanā
(thiền minh sát / thiền quán), và cả hai thiền này đều phải
dựa trên nền tảng giới hạnh của thân và khẩu.
 Thiền Samātha (Samātha-bhāvanā) chính là Định học, còn
thiền Vipassanā (Vipassanā-bhāvanā) chính là Tuệ học.
 Thiền Samātha nhằm hỗ trợ cho thiền Vipassanā.
 Tột đỉnh của sự phát triển tuệ quán (Vipassanā) chính là sự
thể nhập cùng tột đối với chân lý Tứ Thánh Đế.

4
Ānāpānasati

Samātha là gì?

Từ “samātha” (tĩnh lặng) là một thuật ngữ chung để nói về


định. Thuật ngữ này hầu như đồng nghĩa với định (samādhi).
Samātha = Samādhi

Samādhi

Trước khi nói về sự thực hành Samātha, chúng ta nên làm


rõ thế nào là định (samādhi). Định chính là khả năng hướng mọi
sự nỗ lực và chú ý của tâm vào một đối tượng mà không nghĩ
đến bất cứ đối tượng nào khác. Nó chính là khả năng trụ tâm
không phân tán6. Trong các bản Kinh, nó được nói đến như là
“sự nhất tâm” (‘one-pointedness of the mind- Cittass-Ekaggatā')7.
Thực ra, định hay sự an tịnh có nhiều loại (bahuvidho) và
nhiều khía cạnh khác nhau. Ở đây, chúng ta sẽ giới hạn lại để
tập trung nói về loại định được gọi là định nhất tâm hiệp thiện
(kusala citte Ekaggatā samādhi). Chức năng của loại định này là
loại bỏ sự phân tâm.

Samātha

Samātha (tĩnh lặng) là một từ đồng nghĩa với an chỉ định.


Từ Samātha còn được định nghĩa như `sự tĩnh tâm’ hay `sự an
tịnh’, nó dùng để chỉ sự tĩnh lặng của tâm trí. Về mặt thuật ngữ,
samātha được định nghĩa là sự nhất tâm trong bậc thiền (jhāna).
Như vậy, thiền định (samātha kammatthāna) là một
phương pháp phát triển định mạnh mẽ và thâm sâu (sự nhất-

6
... avikkhepasīsañca Samādhi. (Paṭisambhidāmaggapāḷi (Vô Ngại giải Đạo), 1.Mahāvaggo,
1.Nāṇakathā, 36.Samasīsaṭṭhañāṇaniddeso).
7
“Cittass-Ekaggatā” được định nghĩa là `sự hợp nhất của tâm’ theo nghĩa của sự hòa hợp
(samagga) của tâm và những tâm sở của nó để tập trung vào một đối tượng duy nhất. Đôi
khi nó còn được định nghĩa là sự `nhất tâm’ theo nghĩa như một sự tập trung soi rọi của
một ngọn đèn. Thuật ngữ này là một từ đồng nghĩa của định (Samādhi). (Samātha=
Samādhi).

5
Ānāpānasati

tâm) trên một đối tượng, nhằm đạt đến cận định (upacāra
samādhi) hoặc an chỉ định (appanā-samādhi). Tám thiền chứng
(gồm bốn thiền hữu sắc và bốn thiền vô sắc) được gọi là an tịnh
(samātha) do bởi sự nhất tâm trên đối tượng, mọi dao động
hoặc sự lăng xăng của tâm đều được nhiếp phục và chấm dứt.
Trong mục niệm thân (kāy-ānupassanā), Đức Phật dạy hai loại
thiền: thiền định (samātha) và thiền minh sát (vipassanā). Và
cũng tại đây, Đức Phật dạy luôn cả thiền ānāpānasati và thiền
niệm ba mươi hai thân phần, vv. Như vậy, nếu quý vị thực hành
thiền ānāpānasati, điều này có nghĩa là quý vị đang thực hành
pháp niệm thân.
Ānāpānasati là một trong những đề mục thiền định và là
một phương pháp tu tập định tâm mạnh mẽ và thâm sâu (sự
nhất tâm) trên đối tượng hơi thở. Pháp thiền này khi được tu tập
có thể đạt đến tứ thiền. Bốn thiền này được gọi là những bậc
thiền hữu sắc (rūpāvacara-jhāna).
Vì hành giả phải phát triển định lực thâm sâu và vững
chắc bằng sự nhiếp tâm trên một đối tượng, vị ấy chỉ nên chọn
một loại đề mục thiền để thực hành mà thôi. Do đó, chúng tôi
thường khuyên hành giả nên tạm gác qua một bên mọi phương
cách thực hành trước đây trong lúc đang thực hành đề mục thiền
hiện tại.

Ba loại định

Sự nhất tâm trên hơi thở chính là định (samādhi). Trong


Ānāpānasati, có ba loại định (samādhi) và ba loại tu tập. Ba loại
định ở đây là:
1) Chuẩn bị định (parikamma-samādhi). Đôi khi nó còn
được gọi là sát-na định (khaṇika-samādhi).
2) Cận định (upācāra-samādhi). Khi định mạnh mẽ và thâm
sâu gần đạt đến định an chỉ, nó được gọi là `cận định’.

6
Ānāpānasati

3) An chỉ định (appanā-samādhi). An chỉ định còn được gọi


là định bậc thiền (jhāna)8.
Có ba loại thiền là:
1) Chuẩn bị thiền (parikamma-bhāvanā)
2) Cận thiền (upācāra-bhāvanā)
3) An chỉ thiền (appanā-bhāvanā)
Khi chuẩn bị định, hay sát-na định được phát triển đầy đủ
sẽ dẫn đến cận định. Khi cận định được phát triển sung mãn sẽ
đưa đến an chỉ định (jhāna).

Chuẩn bị định

Chuẩn bị thiền (parikamma bhāvanā) giống như chuẩn bị


định (parikamma samādhi).
Niệm hơi thở nằm trong Thân Niệm Xứ.
Hơi thở vào và hơi thở ra khi được nhận biết quen thuộc
với toàn thân (của hơi thở), lúc ấy, (hơi thở vào & ra) được xem
là một thân. Khi một hành giả sơ cơ sắp nghiệm thấy một tướng
cụ thể nào đó từ hơi thở [vô & ra] (hình tướng của thân hơi thở),
đối tượng ấy được gọi là chuẩn bị tướng (parikamma-nimitta).
Nimitta (tướng) ở đây chính là đối tượng của định. Và loại tu tập
ấy gọi là chuẩn bị thiền.
Thân (Kāya) (mang ý nghĩa là một khối tập hợp), sắc thân
= khối tập hợp các sắc (hay các vi tử vật chất) lại với nhau thành
một thân.

8
`Đại Sớ Giải Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-Magga-Mahā-Tikā/ VsMT)’ giải thích về sự an chỉ
(absorption): `Tầm (sự hướng tâm/ đặt tâm) xảy ra như thể thâu nhiếp các trạng thái tâm
(tức các tâm sở) hợp vào đối tượng chính là an chỉ (appanā).’
`Sớ giải Bộ Pháp Tụ (Dhamma Saṅgaṇi Müla-Tikā/ DhST)’. I.iii.160 `Luận về Mô tả Sơ Thiền
(Paṭama jhāna Kathā Vaṇṇanā)’ giải thích rằng `an chỉ’ theo cách chú giải sử dụng để chỉ
chức năng riêng biệt của Tầm (sự hướng tâm) về sự an trụ / vững chắc (thirabhāva) đạt
được trong sơ thiền, cũng như tính an trụ / vững chắc có được trong nhị-, tam-, và tứ
thiền, mặc dù, trong các bậc thiền này không có tầm.’ Tham khảo chú thích 95, 112 và
132.

7
Ānāpānasati

Thân hơi thở = Khối tập hợp của hơi thở [khối tập hợp các
vi tử vật chất cấu thành nên hơi thở] = khối hơi thở.
Khi tướng ấy được nhận biết xuyên suốt và đi vào phạm vi
ý môn như thể nó được nhìn thấy bằng mắt trần, lúc ấy, nó
được gọi là học tướng, và thiền ấy trở nên định tĩnh.
Chuẩn bị định xảy ra vào thời điểm khi một người bắt đầu
thực hành thiền cho đến khi năm pháp chướng ngại bị chế ngự
và tợ tướng xuất hiện.

Sát-na định
Theo Bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-Magga), có ba loại
định: chuẩn bị định, cận định và an chỉ định.

‘’Năm loại Hỷ (Pīti) khi được hình thành và chín mùi, sẽ


làm viên mãn hai thứ khinh an (Passaddhi), thân khinh an và tâm
khinh an. Khi khinh an được ấp ủ và chín mùi, sẽ làm viên mãn
hai thứ lạc (sukha), thân lạc và tâm lạc. Khi lạc được ấp ủ và chín
mùi, sẽ làm viên mãn ba loại định, sát-na định, cận định và an
chỉ định.’’ (Tham khảo TTĐ.iv.72)
(*Năm loại hỷ: tiểu hỷ, hỷ như chớp nhoáng, hỷ như mưa rào, hỷ
nâng người lên và hỷ sung mãn)

Hỷ (Pīti) → Khinh an (Passaddhi) → Lạc (Sukha) → Định (Samādhi).

Sát-na định trong thiền định đặc biệt muốn nói đến loại
định lấy tợ tướng (paṭibhāga·nimitta) làm đối tượng, chẳng hạn,
tợ tướng hơi thở (ānāpānā·paṭibhāga·nimitta). Nó là loại định đi
trước cận định, và dành cho vị hành giả theo cỗ xe tịnh chỉ
(samātha·yānika).9

 Theo tập sách Biết và Thấy (Thiền sư Pa-Auk Sayadaw) giải thích: “Sát-na định
trong thiền chỉ đặc biệt muốn nói đến định vốn lấy tợ tướng (patibhāga·nimitta) làm đối
tượng, như tợ tướng hơi thở (ānāpānā·paṭibhāga·nimitta) chẳng hạn.

8
Ānāpānasati

Cận định và an chỉ định


Cận thiền (upacāra·bhāvanā) xảy ra khi năm pháp chướng
ngại bị chế ngự và tợ tướng xuất hiện. Loại định thâm sâu và
mạnh mẽ trước an chỉ định, bắt lấy tợ tướng [cùng với hơi thở
khái niệm (khối hơi thở) hiện ra như một tợ tướng10] làm đối
tượng, như một phép ẩn dụ để nói về ‘cận định’ hay `cận thiền’.
Nó kéo dài từ thời điểm tợ tướng sanh khởi cho đến giai đoạn
tâm chuyển tộc (gotrabhū) của tiến trình nhận thức có đỉnh
điểm là tâm thiền (jhāna). Tâm sanh sau tâm chuyển tộc tức thời
được gọi là tâm an chỉ (tâm thiền). Giai đoạn này đánh dấu sự
bắt đầu của pháp tu tập an chỉ. Số lượng tốc hành tâm an chỉ
phát sanh tùy vào thời lượng dài hay ngắn mà thiền chứng kéo
dài, và nó cũng tuỳ thuộc vào sự thực hành và kỹ năng của hành
giả.
Cận định thực thụ và cận thiền thực thụ gần sát với an chỉ
định. Đó là lý do chúng được gọi là `cận’.

 Đối với vị hành giả theo cỗ xe thuần quán (suddha·vipassanā·yāna), tức là thiền
sinh ấy không lấy định bậc thiền làm nền tảng để phát triển minh sát, thì có một loại sát-
na định khác. Một vị thuần quán thì thiền sinh thường thường phải bắt đầu với thiền tứ
đại để đạt đến cận định hay sát-na định, và thấy các tổng hợp sắc (rūpa·kalāpa), cũng như
tứ đại trong một tổng hợp sắc. Thanh Tịnh Đạo cho rằng đó là cận định. Song, Phụ Chú
Giải của bộ Luận này (TTĐ) thì cho rằng đó chỉ là phép ẩn dụ, chứ không phải cận định
thực thụ, bởi vì cận định thực thụ là đã gần sát với định của bậc thiền rồi.
Thuần quán không có nghĩa là chỉ lấy việc giữ giới (loại trừ các ác giới) làm nền tảng,
vv…, mà còn phải thanh tịnh tâm (chẳng hạn, tu tập tâm thiền). Đối với ai theo thuần quán
pháp không có nghĩa là không cần định; vì minh sát trí sẽ không thể sanh khởi mà không
có sát-na định.

“…; vì (nếu) không có cận định và an chỉ định nơi một vị mà cỗ xe của họ là tịnh
chỉ, hoặc không có sát na định nơi một vị mà cỗ xe của họ là minh quán, và không có Tam
giải thoát môn, đạo lộ siêu thế, trong cả hai trường hợp, chẳng thể nào được đạt đến”
[Tham khảo TTĐ (Vism-mhṭ 13)]
 “Sát-na định minh sát chính là cái thấy xuyên qua các tướng trạng vô thường,
khổ, vô ngã của danh-sắc và các nhân của chúng”. [TTĐ. viii.235 `Ānāpānasati·Kathā’ (Luận
về Niệm Hơi Thở) PP.viii.232.].
10
Khi tâm biết / quán chiếu được khái niệm hơi thở (khối hơi thở) tại lỗ mũi, tợ tướng
(bản thể thanh tịnh hơn và rõ ràng hơn từ học tướng) xuất hiện do tưởng vững chắc và
định mạnh mẽ. Cận định hay an chỉ định bắt lấy tợ tướng (paṭibhāga·nimitta) làm đối
tượng. Tham khảo chú thích 39, 52, 94, 96, 98 và 109.

9
Ānāpānasati

Chuẩn bị tướng ----- học tướng Tợ tướng


Chuẩn bị thiền Cận hành An chỉ

Cận định thực thụ là ba tốc hành tâm theo sau ý môn
hướng tâm và đi trước tâm chuyển tộc vào tiến trình tâm thiền.11
Có sáu loại tâm hình thành một tiến trình ý môn
(mano·dvāra·vīthi) của bậc thiền. Sáu loại tâm đó là:
1) Ý môn hướng tâm (mano·dvār·āvajjana)
2) Chuẩn bị tâm (parikamma)
3) Cận hành tâm (upacāna)
4) Thuận thứ tâm (anuloma)
5) Chuyển tộc tâm (gotrabhu)
6) Một chuỗi các tốc hành tâm thiền (jhāna·javana·citta)
không gián đoạn.
Bảng: Tiến trình tốc hành tâm an chỉ
Sự chứng đạt bậc thiền sơ khởi

Avrg: B { V A M Pr Ac Cn Ch Jh } B B B

Keen: B { V A M Ac Cn Ch Jh } B B B
Giải nghĩa:
Avrg = người có các căn trung bình;
Keen = người có các căn nhạy bén;
B (bhavaṅga) = dòng tâm hữu phần (hộ kiếp);
V (vibrational bhavaṅga) = hữu phần rúng động;
A (arrest bhāvaṅga) = hữu phần dứt dòng;
M (mind-door adverting) = tâm hướng ý môn;
Pr (preparation) = tâm chuẩn bị;
Ac (access) = tâm cận hành;
Cn (conformity)= tâm thuận thứ;

11
Tham khảo bảng `1a: Tiến Trình Tâm Đắc Thiền’ trong tập sách `Biết và Thấy’ của Ngài
Pa-Auk Tawya Sayadaw, TTĐ.iv.69 `Paṭhama·jhāna·kathā’ (Luận về Sơ Thiền) và
Abhidhammattha Sangaha.IX `Kammaṭṭhāna saṅgahavibhāga’ (Toát yếu về đề mục thiền).

10
Ānāpānasati

Ch (change-of-lineage) = tâm chuyển tộc;


Jh (jhāna)= tâm an chỉ ;
{ } (extent of the process) = mức độ kéo dài của tiến trình.

11
Ānāpānasati

Ānāpānasati có thể là sự lựa chọn trước tiên

Samātha (Thiền Định) có phương pháp thực hành riêng và


có phạm trù rộng lớn các đề mục của nó. Có bốn mươi đề mục
Samātha trong Phật Giáo; một người có thể khai triển một trong
bất kỳ những đề mục thiền này để chứng đắc định.
Trong Phẩm `Meghiya’ thuộc `Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka-
Nikāya)‘ có nói:
`Niệm hơi thở cần được tu tập để cắt đứt những tư duy
lan man.’
(ānāpānasati·bhāvetabbā·vitakk·upacchedāya.)
Đại thiền sư Pa-Auk Tawya Sayadaw12 hướng dẫn thiền
sinh pháp hành Samātha cũng như Vipassanā một cách nghiêm
ngặt căn cứ trên Kinh Điển Pāḷi và các Bộ Chú giải. Qua nhiều
năm, ngài đã đúc kết lại kinh nghiệm giảng dạy đối với bốn
mươi đề mục thiền định, Ānāpānasati (niệm hơi thở) là đề mục
khá hiệu quả đối với nhiều thiền sinh, và có thể giúp cải thiện
định tâm của họ. Đó là vì sao, nếu có thiền sinh nào chưa chọn
được cho mình một đề mục thiền thích hợp, ngài thường đề
nghị: “Hãy thực hành Ānāpānasati, đó có thể là đề mục phù hợp
với con”.
Trẻ em ngày nay được cho là khôn lanh hơn. Các em phải
học nhiều môn khoa học và kỹ thuật từ rất sớm. Tiếc rằng, tất cả
những điều này đến với một cái giá khá cao, tâm con người trở
nên nhanh nhảu, nhưng theo hướng dễ bị kích động, lăng xăng.
Từ khía cạnh trên cho thấy, nhiều hoạt động cùng lúc dễ khiến
cho tâm trở nên yếu kém đi. Tâm phải được ổn định cho sự tăng
trưởng và phát triển. Tâm “hay chạy nhảy” thật ra chính là một
căn bệnh.

12
Đại Trưởng Lão Thiền Sư Đáng Kính, ngài Pa-Auk Tawya Sayadaw, là viện chủ và là vị
thầy đứng đầu Thiền Viện Pa-Auk Tawya, một trung tâm thiền ở tỉnh Mawlamyine, Bang
Mon, Miến Điện. Ngài cũng thành lập những trung tâm thiền chi nhánh ở khắp Miến Điện
, và một số quốc gia khác như Singapore , Malaysia, Indonesia, Thái Lan…

12
Ānāpānasati

Vì hơi thở có mối liên hệ chặt chẽ với tâm, nên (niệm) hơi
thở có thể xoa dịu và làm an tĩnh cái tâm căng thẳng, mệt mỏi.
Như lời Đức Phật dạy:
“Niệm hơi thở cần được tu tập để cắt đứt những tư duy
lan man.”
Ānāpānasati là một đề mục thiền thích hợp đối với người
có tính si (moha carita) và tính suy tưởng hay tính tư biện
(vitakka carita). Hiện nay, thế giới công nghệ cao này có xu
hướng tạo ra lượng lớn các thông tin. Con người trở thành
những con nghiện trong việc tiếp cận các thông tin ấy. Sự việc
này có xu hướng làm tăng tính suy tưởng. Và đây cũng là lý do
chúng ta nên thực hành thiền Ānāpānasati.
Hơn nữa, sau khóa thiền, thiền sinh có thể tiếp tục hành
thiền (Ānāpānasati) tại nhà hay ở thiền viện. Đối với nhiều người,
đây là yếu tố quan trọng để cân nhắc bởi họ không thể ở lại
trung tâm thiền nhiều tuần hay nhiều tháng. Vì thế, pháp hành
này vẫn thích hợp cho những ai muốn tiếp tục thực hành tại gia.
Nhưng chắc chắn rằng, việc hành thiền dưới sự chỉ dẫn của một
vị thầy có năng lực vẫn tốt hơn và khôn ngoan hơn. Vì thiền sinh
thường hay bối rối về cách thực hành sao cho đúng với đạo lộ
thiền định, khi ấy, vị thầy có thể giúp họ.
Mặc dù thiền Ānāpānasati rất thực tiễn, ở những giai đoạn
phát triển nhất định, một số thiền sinh thường hiểu sai và nhầm
lẫn trong việc áp dụng kỹ thuật định tâm trên đối tượng thiền
(chẳng hạn, hơi thở). Kết quả là sự phát triển định của họ bị
ngăn trở. Tác giả của tập sách này đã tự đúc kết kinh nghiệm
dạy thiền từ trung tâm chính của Thiền viện Pa-Auk và các chi
nhánh khác. Căn cứ vào đó, cũng như vào những kinh nghiệm tu
tập của thiền sinh, tập sách này nhằm đem lại những chia sẻ về
nguyên tắc hành thiền Ānāpānasati và một số kỹ thuật thực
hành để vượt qua những chướng ngại thường gặp trên đạo lộ
thiền định.

☸—☸—☸

13
Ānāpānasati

Ānāpānasati không phải là một bài tập thở


Ānāpānasati: Ānāpānā có nghĩa là hơi thở vào và hơi thở
ra, Sati có nghĩa là niệm.
Ānāpānasati theo cách dịch chung chung thường là `niệm
sự thở (mindfulness of breathing)’. Tuy nhiên, cách dịch như vậy
chưa thật sự chuẩn xác. Theo từ điển nâng cao của `Oxford
(Oxford Advanced Learner's Dictionary)’, sự thở (breathing) được
định nghĩa là ‘hành động đưa không khí vào phổi và đẩy ra
ngoài khỏi thân’. Và theo Bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi.Magga),
Ānāpānasati được định nghĩa là niệm phát sinh lấy cảm hứng từ
hơi thở vào và hơi thở ra (ānāpāna). Đây là thuật ngữ dành cho
niệm có đối tượng là tướng của hơi thở vào và hơi thở ra.13 Như
vậy, cách dịch chuẩn xác hơn đối với Ānāpānasati chính là Niệm
hơi thở (mindfulness of the breath).
Pháp hành Ānāpānasati là một trong mười loại pháp tùy
niệm (anussati). Niệm (sati) chính nó là 1 loại tùy niệm vì nó
sanh khởi lặp đi lặp lại.
Niệm có nghĩa là sự ghi nhớ. Sự chú tâm nhớ đến, đặt và
giữ sự chú ý trên hơi thở. Vì thế, nó giữ gìn đối tượng cho tâm.
Trí tuệ biết hơi thở rõ ràng. Như vậy, khi thực hành Ānāpānasati
để phát triển thiền định, thiền sinh phải thiết lập niệm (sự ghi
nhớ) trên hơi thở.
Để phát triển thiền Ānāpānasati, hành giả phải hiểu rõ ý
nghĩa của niệm.

13
Ānāpānasati— (ānā + apāna + sati): `Ānaṃ là phần khí đi vào, apānām là phần khí đi ra.
Sati là niệm.’
- `Ānānti assāso no passāso. Apānati passāso no assāso’.
(Paṭidasambhidāmagga- 160)
Ānā là hơi thở vào (assāsa); apāna là hơi thở ra (passāsa). (`Asāssa là hơi gió thổi ra;
passasa là hơi gió thổi vào’ được nói trong Chú giải Tạng Luật (Vinaya). Nhưng trong Chú
giải Tạng Kinh, chúng mang ý nghĩa đối lập.)
- `Ānāpāne ārabbha uppannā sati ānāpānāssati,
Assāsa passāsa nimittārammaṇāya satiyā etaṃ adhivacanaṃ’ (VsM. vii.123)
Niệm phát sinh lấy cảm hứng từ hơi thở [hơi thở vào và hơi thở ra] (ānāpāna) là niệm hơi
thở (ānāpānasati). Đây là thuật ngữ dành cho niệm có đối tượng là tướng hơi thở vào và
hơi thở ra. (TTĐ vii.123)

14
Ānāpānasati

+ Niệm (Sati). Chú tâm chính là niệm. Nó có đặc tính


(lakkhaṇa) `ghi nhớ hay không xao lãng’, chẳng hạn, không
buông lơi đối tượng (apilāpana-lakkhaṇā). Chú tâm nhớ đến đối
tượng và phân biệt nó lặp đi lặp lại.14
+ Phận sự (rasa) của niệm là không quên (asammosa-rasā).
Nó bảo vệ tâm, và giữ gìn đối tượng thiền, không để lạc mất đối
tượng ấy (ārakkha-paccupaṭṭhānā).
+ Biểu hiện của niệm là giữ gìn.
Trong những chặng thực hành sơ khởi, định tâm vẫn chưa
được phát triển tốt. Một số thiền sinh thường phạm một lỗi rất
phổ biến là tập trung (hay chú ý quá nhiều) vào hành động
thở15 hoặc những âm thanh gây chú ý phát ra từ hơi thở, như
thể là họ đang thực hành một bài hít thở sâu.
Cách thực hành sai biệt này có thể gây ra phiền nhiễu
trong thiền chúng, chẳng hạn như tiếng ồn của việc hít thở có
thể khiến cho những thiền sinh khác bị phân tâm.
Samātha là phương pháp phát triển định tâm mạnh mẽ và
sâu lắng (sự nhất tâm) trên một đối tượng. Và đối với thiền
Ānāpānasati, trong giai đoạn thiền định, thì đó là một cách phát
triển định tâm (sự nhất tâm) mạnh mẽ và sâu lắng trên hơi thở.
Ānāpānasati được chỉ dạy trong mục niệm thân
(kāy·ānupassanā). Đức Phật giảng về diễn tiến của sự thở từng
bước một: hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở dài, hơi thở ngắn, hơi
thở toàn thân, và hơi thở vi tế. Điều này muốn nói, hơi thở chỉ
như một thân đơn thuần, được nhận biết ở đâu đó xung quanh lỗ
mũi.16
Sự thở diễn tiến liên tục. Trong pháp thiền này, thiền
sinh17 phải rèn tâm mình nhớ đến hay chú tâm đến hơi thở ở
mọi oai nghi [trong lúc thở]. Tuy nhiên, điều cần thiết là không

14
Có niệm: ở đây, vị ấy nhớ đến (sarati), như vậy vị ấy có niệm (sata). `...ettha saratīti sato.’
(Thanh Tịnh Đạo. iv. 85)
15
‘Hành động thở’ có nghĩa là sự di chuyển của ngực và bụng cho việc thở. Ngực phình ra
và nhỏ lại và / hoặc bụng chuyển động một cách nhịp nhàng khi thở.
16
Tham khảo chú thích 26
17
Yogi: Thiền sinh/ hành giả (người đang học thiền).

15
Ānāpānasati

nên chú ý đến hành động thở thực tế. Trong thiền Ānāpānasati,
niệm hơi thở chính là sự chú tâm nhận biết (thân hay khối) hơi
thở.
Mặc dù ở chặng sơ khởi và chặng đầu của đạo lộ định
tâm (hay lúc mới bắt đầu ngồi thiền) sự chuyển động của hơi
thở tại vị trí tập trung sẽ được thiền sinh chú ý đến ở một mức
độ nào đó, tuy nhiên, vị ấy nên phản tỉnh rằng, ta đang hành
thiền bằng cách tập trung và định tâm vào (thân) hơi thở. Ta
không phải đang thực hành một bài tập thở; hay đang tập trung
và chú ý vào sự chuyển động [vào & ra] của hơi thở hay sự
chuyển động [phồng & xẹp] của ngực và bụng.
Khi định cải thiện, thiền sinh nhận thấy (sự chuyển động
của) hơi thở tự động trở nên vi tế, và vị ấy vượt qua được những
chướng ngại do âm thanh gây ra từ sự thở.

☸—☸—☸

16
Ānāpānasati

Hơi thở là gì?


Paññātti (khái niệm) là gì?

Thiền sinh thực hành Ānāpānasati, trước tiên, cần hiểu rõ


hơi thở là gì? Một số có thể nghĩ rằng, “Đơn giản thôi, chúng tôi
biết hơi thở là gì”. Thực ra, trong suốt quá trình thực hành cho
đến khi chứng đắc mức định thâm sâu (chẳng hạn, an chỉ định;
bậc thiền hơi thở) thì điều này không hề dễ hiểu đến vậy. Chỉ khi
hiểu rõ được đối tượng thiền (hơi thở) là gì, hành giả mới có thể
vượt qua những trở ngại thường gặp trong lúc thực hành.
Đối tượng là gì? Hơi thở là gì?
Hơi thở chính là phần khí mà hành giả hít vào phổi và thở
ra bên ngoài. Đối tượng ở đây, hơi thở, chính là khái niệm. Hơi
thở khái niệm diễn đạt ý nghĩa của một khối tập hợp (các sắc hay
các vi tử vật chất) của hơi thở, vốn chỉ được nhận biết bằng tâm.
Lại nữa, chúng ta nên biết rõ ‘khái niệm (Paññāti)’ nghĩa là gì?
Theo Thắng Pháp (Abhidhamma), có hai loại thực tại –
thực tại (do thế gian) quy ước [tục đế (sammuti)] và thực tại tối
hậu [chân đế (paramattha)]. Khái niệm (Paññātti) chỉ liên quan
đến thực tại quy ước, không phải là thực tại tối hậu. Chúng
không có thật và không có tồn tại (các khái niệm đều không
thật tồn tại) trong ý nghĩa tột cùng của pháp chân đế. Giờ đây,
chúng ta hãy tìm hiểu kĩ hơn về Paññātti.
Khái niệm (Paññātti) có 2 loại:18
+ Khái niệm như cái làm cho được biết và
+ Khái niệm như cái làm cho biết.
Khái niệm như cái làm cho được biết chính là Aṭṭha
paññatti hay Nghĩa Khái Niệm (khái niệm-thể theo-ý nghĩa),
khái niệm như cái làm cho biết chính là Nāma paññatti hay
Danh Khái Niệm (sự làm cho biết đến của một cái tên gọi)

18
Tham khảo `Phân loại các khái niệm (Paññāttibheda)’ trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận
(Abhidhammattha Saṅgaha).

17
Ānāpānasati

Ý nghĩa được chuyển đạt bằng các khái niệm trước, sau đó
mới có tên gọi (danh) hay sự đinh đặt (của thế gian) để truyền đạt
ý nghĩa ấy. Khái niệm về một sự vật với hình dạng, kích thước,
biểu hiện, tính chất, vv… là Khái niệm-thể theo-ý nghĩa.
Ví dụ, một con chó:
Ý niệm về một con vật nuôi có bốn chân, có lông với một
số tính chất vật lý (chẳng hạn, lượng sắc/ khối vi tử vật chất),
lông và các đặc điểm nhận dạng chính là khái niệm –thể theo- ý
nghĩa đối với danh từ “con chó”; tên gọi và ý tưởng “con chó”
tương ứng với Danh khái niệm.
Những điều chúng ta hay nói đến/ những khái niệm
(Paññātti) (thực tại quy ước) về các hữu tình chúng sanh hay về
những vật vô tri là vô số kể : chẳng hạn, đàn ông, đàn bà, tỳ
khưu, tu nữ, trẻ em, con chó, con mèo, con bò, con chuột, bạc,
vàng, bộ xương, vv… Như vậy, không những các tên gọi (đàn
ông, đàn bà, chó, mèo, hơi thở, vv…) là Paññātti (khái niệm), mà
còn những hàm nghĩa mà tên gọi ấy ám chỉ cũng là Paññātti.
Tất cả những điều này cho thấy, từ Paññātti vừa mang ý
nghĩa về tên gọi (danh) hoặc khái niệm hoặc cả hai (tên gọi +
khái niệm), và cũng chẳng có từ ngữ Tiếng Anh nào có thể hoàn
toàn tương ứng với ý nghĩa ấy.
Hơi thở vào và hơi thở ra là một thân (kāya) hay một khối,
vì trên thực tế, hơi thở vào và hơi thở ra tồn tại dưới dạng các vi
tử vật chất hợp thành nên chúng có có chiều dài nhất định, tạo
thành một thân theo nghĩa của một khối.19 [Xem chú thích 20]
Đối tượng thiền trong Ānāpānasati chính là Nghĩa khái
niệm (Aṭṭha paññatti) của danh từ “hơi thở”, nên thay vì nói hơi
thở (hơi thở vào & ra), tác giả của tập sách thường sử dụng “hơi
thở khái niệm” hay `khái niệm hơi thở’ hay ‘khối hơi thở’ để làm
nó rõ nghĩa.
Hơi thở khái niệm = Khái niệm hơi thở = Khối hơi thở = Thân
hơi thở.

19
Khối = tập hợp số lượng lớn (các sắc hoặc) những vi tử (vật chất); Thân = sự hợp thành
của một cái gì đó.

18
Ānāpānasati

LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT NGHĨA KHÁI NIỆM?


Ở đây, chúng ta sẽ trích một số dẫn chứng. Theo Bộ
Thắng Pháp (Abhidhamma), “cái biết” khởi lên hợp theo trật tự
tự nhiên của tâm (citta-niyāma). Chẳng hạn, cái biết của sự thấy:
ꟷ Thứ nhất) Tiến trình nhãn môn (thuộc tiến trình Ngũ Môn)
bắt lấy đối tượng; và nhận biết màu sắc.
ꟷ Thứ 2) Tiến trình Ý môn nhận biết cảnh sắc của tiến trình
nhãn môn, phân biệt màu sắc ấy do sự kinh nghiệm màu
sắc quá khứ.
ꟷ Thứ 3) Tiến trình ý môn nhận biết màu ấy là màu gì; biết
được tên của màu sắc ấy.
ꟷ Thứ 4) Tiến trình ý môn nhận biết ‘ý nghĩa’ của đối tượng,
thấy được toàn bộ hình ảnh, theo một khái niệm được xác
định bởi kinh nghiệm trong quá khứ. (do `tưởng’-(saññā)).
ꟷ Thứ 5) Tiến trình ý môn xét đoán và thọ hưởng. Đây là sự
mở đầu tiến trình nhận thức thật sự. Từ tiến trình ý môn
thứ năm trở đi, khái niệm được nhận biết là : `đàn ông,
`đàn bà’, `cái nồi’, `cái xà rông’, `vàng’, `bạc’, vv…
`Khái niệm như cái làm cho được biết’ chính là Nghĩa
khái niệm.
Qua sự nhận biết màu sắc, hình dáng, kích cỡ, biểu hiện,
vv… của các đối tượng khái niệm (lần lượt từng bước một),
chúng ta mới nhận thức được những đối tượng này. Chẳng
hạn, qua việc nhận biết màu sắc như vậy như vậy, bằng cách
nhận biết hình dạng như vậy, tướng như vậy,… tâm sau đó mới
nhận thức ra chúng là đàn ông, đàn bà, tỳ khưu, tu nữ, bộ
xương, đất, nước, vv.. Các đối tượng được tâm nhận biết như
vậy, tất cả chúng, đều không tồn tại dưới ý nghĩa cùng tột, mà
chỉ là cái bóng của chân thể pháp.
Ví dụ, trước đây, quí vị đã từng thấy một người hút thuốc lá rít
một hơi thuốc và thở ra mũi một luồng khói. Nếu quí vị quan sát
phần khói thuốc thở ra, quí vị sẽ nghĩ nó giống như một luồng
khói trắng.

19
Ānāpānasati

Vì vậy, nhiều hành giả (nhất là trong chặng sơ khởi, chặng


đầu và chặng giữa của sự thực hành) nghĩ đến (và thấy) hơi thở
giống như đối tượng có dạng cột trụ (cộng dây/ cộng chỉ). Cách đó
sẽ tạo ra một tướng như một điều kiện cho sự tái nhận thức ‘cái này
như cái trước’ ; nó là sự nhận thức những gì đã kinh nghiệm trước đây
(paccābhiññāṇa) – Đó chính là tưởng (saññā). Đó cũng là cách mà tâm
đánh dấu đối tượng khối hơi thở và định rõ vị trí của nó. Tưởng (saññā)
có đặc tính nhận thức (sañjānana) những tính chất của đối tượng.
Có được tưởng mạnh mẽ và vững chắc về hơi thở khái niệm là
điều quan trọng, bởi tưởng ấy chính là nhân gần của Niệm (Sati) hơi thở.
Hơi thở khái niệm là đối tượng của thiền Ānāpānasati. Để
thành tựu viên mãn thiền này, hành giả phải nhận thức thấu đáo đối
tượng của Ānāpānasati. Khối hay thân (thân phần) chính là đặc điểm
nổi bật của hơi thở. Sau khi nhận thức hình dạng, kích cỡ, sự xuất hiến,
vv… của đối tượng, hành giả có thể nhận biết đối tượng bằng cách nhớ
lại những biểu hiện của nó. Nhưng sau khi có sự nhận biết đối tượng
(một cách rõ ràng) tại vị trí của nó, thì việc ý thức đầy đủ về hình dạng,
sự xuất hiện, hay màu sắc cụ thể của nó không còn quan trọng nữa.

Khái niệm [hơi thở] ở đây được sử dụng để ám chỉ sự tồn


tại thực sự của một đối tượng cụ thể [cột hơi thở hay khối hơi
thở] vốn chỉ được nhận biết bằng tâm. Đối tượng thiền, Hơi
thở khái niệm (khối hơi thở) là một thực tại quy ước, không
phải chỉ được biết đến như một lý thuyết suông, mà còn
phải biết và thấy nó (khối hơi thở ấy) ngay đúng vị trí mà nó
xuất hiện.

Khi nào có sự thiết lập niệm trên hơi thở [khái niệm], khi
ấy có sự định tâm nhờ niệm ấy, hơi thở khái niệm [khối hơi thở]
biểu hiện qua các dạng hình ảnh khác nhau (vốn là những cột
mốc/tướng (Nimitta)) sanh khởi do theo [tưởng và] mức định.
Nếu tướng còn xa lỗ mũi thì nó chưa phải là định tướng (màu
của nimitta/ khối hơi thở) thật sự.

20
Ānāpānasati

Một số thay đổi quan trọng về hình ảnh của hơi thở
(tướng (Nimitta)) thể hiện cho những cột mốc quan trọng trên
con đường tu tập định. Tác giả của tập sách này làm rõ về
những chặng thực hành quan trọng của sự tu tập định, cũng
như, những cột mốc rõ ràng mà khối hơi thở đi qua: từ chặng sơ
khởi, chặng đầu và chặng giữa của giai đoạn bậc thấp, cho đến
giai đoạn bậc cao và giai đoạn chìm sâu.

CÒN VỀ ĐẶC TÍNH CỦA HƠI THỞ THÌ NHƯ THẾ NÀO?

Nếu một người hiểu rõ những hướng dẫn về thiền định


của Đức Phật trong kinh ‘Đại Niệm Xứ (Mahà-Sati-Patthàna
Sutta)', sự thực hành của vị ấy sẽ rất vững chắc. Bằng không, sự
thực hành ấy sẽ bị sai lệch, vị ấy sẽ không thể đắc định.
ꟷ Hành giả có nên chú ý vào các đặc tính nóng ấm hay
mát lạnh của hơi thở ra & vào không?
ꟷ Hành giả có nên quán hơi thở là vô thường, khổ hay vô
ngã không?
Hơi thở chỉ là một khái niệm. Khái niệm này mang ý nghĩa
của một khối tập hợp/ khối đặc. Bởi vì trong thiền Ānāpānasati,
đối tượng thiền chính là hơi thở khái niệm,20/ không phải thực

20
Hơi thở khái niệm là một khái niệm, không phải là sắc tối hậu (paramattha-rūpa). Nó
mang nghĩa của một thể khối/ khối đặc. Người ta có thể nghĩ nó thật sự tồn tại. Qua thiền
phân biệt tứ đại một cách hệ thống, chúng ta có thể thâm nhập vào khái niệm hơi thở (để
phân giải được nguyên khối tưởng của nó) và nó có thể phân giải đến các thể cùng tột,
chẳng hạn, sắc tối hậu có tính vô thường. Hơi thở là một nhóm các bọn sắc / tổng hợp sắc
(rūpa-kalapas).
Rūpa-kalapas: các vi thể hay các hạt hạ nguyên tử vật chất ; Đại Trưởng Lão Thiền sư Pa-
Auk Tawya Sayadaw sử dụng thuật ngữ “hạt hạ nguyên tử” để chỉ ra loại thực thể mà thiền
sinh quan sát thấy (trong thiền phân biệt sắc). Và chúng là do tâm sanh. Nhưng hơi thở
bên ngoài thân (giữa lỗ mũi và môi trên) thuộc nhóm các rūpa-kalapas do thời tiết (nhiệt)
sanh.
Nếu phân loại những rūpa-kalapas đó (bên trong và bên ngoài), chúng ta thấy chúng là
những bọn sắc mờ (napasāda) và có chín loại sắc trong mỗi hạt kalapa: địa đại, thủy đại,
hỏa đại và phong đại, màu, mùi, vị, dưỡng chất và âm thanh. (tham khảo Visuddhimagga.
Viii.223.)
''Assāsapassāsā cittasamuṭṭhānāvā"ti etena assāsapassāsānaṃ sarīraṃ muñcitvā pavatti
natthīti dīpeti. Na hi bahiddhā cittasamutthānassa sambhavo atthīti.
Yadi evaṃ kathaṃ ''passāsoti………………………….vuttanti veditabbaṃ. (Vsm-mahaṭīka,307)

21
Ānāpānasati

thể tột cùng [sắc chân đế (paramattha-rūpa)], hành giả không


được chú ý vào các đặc tính riêng hay đặc tính tự nhiên
(sabhava-lakkna)21 và đặc tính chung (Sammānna-lakkhana)22
của hơi thở.23
Đặc tính riêng chính là những đặc tính tự nhiên của tứ đại
trong hơi thở: cứng, nhám, chảy, nóng, lạnh, hỗ trợ, đẩy…vv. Đặc
tính chung chính là những tính trạng vô thường (anicca), khổ
(dukkha), hay vô ngã (anatta) của hơi thở.
Hiểu được thực thể cùng tột sẽ giúp chúng ta vượt qua
được một số chướng ngại to lớn khi gặp phải trên con đường
thiền định.

☸—☸—☸

21
Đặc tính tự nhiên (sabhāva lakkhaṇa): là tính chất đặc thù của một loại thực tại tối hậu
(pháp chân đế), có thể là sắc hoặc danh: cũng được gọi là đặc tính riêng (paccatta lakkhaṇa)
Sabhāva – cốt lõi riêng biệt.
22
Đặc tính chung (sāmmañña lakkhaṇa): ba đặc tính chung đối với tất cả các hành, là sắc
hoặc danh: vô thường, khổ, vô ngã.
23

ꟷ ...samāthavasena nimittakāyānupassānā, vipassanāvasena


nāmakāyarūpakāyanupassānā ñāṇanti attho. (Paṭisambhidamagga-
Aṭṭhākathā,166).
ꟷ Aniccānupassanādayo hi nāmarūpakāye eva labbhanti, na nimittakāye.
(Paţisambhidāmagga-Aṭṭhākathā, 167).
ꟷ Athānena taṃ nimittaṃ neva vaṇṇato manasi kātabbaṃ, na lakkhaṇato
paccavekkhitabbaṃ. (Visuddhimagga, 232).

22
Ānāpānasati

Ngược lại, thực tại tối hậu (paramatha) là gì?


Paramattha là một thuật ngữ Pāli có nghĩa là thực tại tối
hậu hay thực tính cùng tột (lofty intrinsic nature). `Lofty’ ở đây
không có nghĩa là cao thượng, cao quý hay tốt đẹp, mà nó có
nghĩa là sự ngay thẳng và chắc chắn không bị thay đổi qua bản
chất nội tại (tự tính).
Paramattha = Parama+attha = thực tại tối hậu24
Paramattha là thực tại tối hậu. Và nó là sự thật vĩnh hằng.
Thực tại tối hậu là những thứ thực sự tồn tại do bởi bản thể thật
(thực tính - sabhāva) của chúng. Chúng chính là Pháp (Dhamma)25; các
thành phần cuối cùng của sự tồn tại và không thể chia chẻ được
nữa. Chúng giữ những đặc tính không bao giờ thay đổi.
Có bốn thực tại tối hậu: Tâm (Citta), Tâm sở (Cittasikā); Sắc
(Rūpa); và Niết-bàn [(Nibbāna) Sự an lạc vĩnh cữu].
Chúng bất biến như thế nào: Tâm sở tham (Lobha) không
bao giờ thay đổi tự tính của tham (sự nắm chặt đối tượng như
keo hồ, như nhựa bẩy chim, vv), dù có sanh khởi trong tâm của
người trí, người giới hạnh, hay người ngu, người ác, hay loài súc
sanh như loài chó…vv. Sân (Dosa) cũng không bao giờ thay đổi
tự tính của nó (sự hung ác, ví như một con rắn bị kích động), dù
có sanh khởi trong tâm của bất kì sinh vật nào đi nữa. Tương tự,
các thực tại tối hậu khác cũng giữ tự tính của chúng theo cùng
một cách.
Hiện tượng vật lý / Sắc pháp (Rūpa) là cái thứ ba trong
bốn thực tại tối hậu. Có bốn yếu tố chính trong hiện tượng vật
lý: yếu tố đất (địa đại (Pathavī); yếu tố nước [thủy đại (Āpo)], yếu
tố lửa [hỏa đại (Tejo)], và yếu tố gió [phong đại (Vāyo)].
Cảnh xúc [hay đối tượng xúc chạm (phoṭṭhabba)] gồm có
ba đại chủng: địa đại (Pathavī); hỏa đại (Tejo), phong đại (Vāyo).
Đặc tính của những đại này là cứng, nhám, nặng, mềm, trơn,
nhẹ, nóng, lạnh, hỗ trợ, đẩy, và chúng chỉ có thể được nhận biết
qua thân môn và ý môn.

24
Thắng Pháp trong đời sống hằng ngày (của Ashin Jānākabhivamsa)
25
Dhamma (Pháp): sự vật, hiện tượng; trạng thái; đối tượng chỉ dành cho tâm.

23
Ānāpānasati

Mười đặc tính này đều được nhận biết thông qua xúc giác.
Do chúng là sắc cùng tột, nên chúng không có hình dạng và sự
xuất hiện nhất định; chúng ta không thể nói rằng, chẳng hạn,
nóng có dạng hình tròn, hay hình phẳng, hay hình chữ nhật, hay
hình dạng như vầy, như vầy. (Về hoạt động của các căn môn sẽ
được thảo luận sau).
Trong thiền Ānāpānasati, tâm nhận biết cảnh xúc hay cảm
giác xúc chạm tại vùng có hơi thở phớt chạm ngay lỗ mũi hoặc
môi trên trước khi nhận biết đối tượng hơi thở. Tâm trú vào sự
xúc chạm (hay cảm thọ) trong chốc lát, sau đó mới nhận thức
hơi thở khái niệm (khối hơi thở). Khi kỹ năng và định được cải
thiện, tâm mới có thể nhận thấy đối tượng là khối hơi thở một
cách vững chắc và tập trung vào nó.
Có phải thiền Ānāpānasati được phát triển dựa trên cảm giác
xúc chạm/ sự chuyển động của hơi thở? Tại sao?

 Sự xúc chạm hay cảm


thọ (được tạo ra bởi
sự chuyển động của Vị trí của
Hơi thở khái niệm
hơi thở) tại vị trí xúc hơi thở
chạm thông qua thân
môn (và ý môn)

Tâm [của hành giả ở giai đoạn sơ khởi] chỉ cần nhận biết
cảm giác xúc chạm / sự chuyển động của hơi thở trong tíc tắc
mà thôi. Cách này giúp tâm trí tìm ra vị trí lỗ mũi và môi trên
như là cột mốc [cho sự định hướng]. Sau đó, hành giả nên phớt
lờ sự xúc chạm của hơi thở, chỉ đơn thuần nhận biết vị trí hơi
thở cho đến khi tâm tìm ra và thấy được `vị trí hơi thở’ thông
qua ý môn.

☸—☸—☸

24
Ānāpānasati

Đối tượng hơi thở ở đâu?

‘Sabbakāyapaṭisaṁvedī…...(D.ii.9‘Mahā-Sati PaṭṭhānaSutta’)
‘Kinh nghiệm toàn thân [hơi thở]……
Sự thở xảy ra liên tục (mọi lúc).
Dù nó vào hay ra, hơi thở luôn luôn hiện diện tại vùng lỗ
mũi, dọc theo đường thở (lối hơi thở đi từ mũi qua họng để vào
phổi).
Đối với hành giả niệm hơi thở cần nhận biết được phần
hơi gió ngay lỗ mũi của mình. Việc tập trung vào hơi thở (khối
hơi thở) tại khu vực lỗ mũi26 (giữa lỗ mũi và môi trên) như một
đối tượng thiền, có thể đem lại quả lợi ích to lớn. Bằng cách tập
trung trên hơi thở tại vị trí ấy, định mới có thể phát triển sâu
lắng.
Hơi thở là một đối tượng thiền có vị trí xác định rõ ràng27.
Chúng tôi thường gọi khu vực giữa lỗ mũi và môi trên là `vùng
tập trung chuẩn’. Nếu đối tượng mờ nhạt rồi mất đi (ra khỏi
vùng tập trung), việc cố tập trung vào đối tượng khi ấy ví như
“sự chụp choẹt loạn xạ (nhắm bừa/ nhắm trật mục tiêu)”, định
không phát triển được.
Để luôn tập trung vào đối tượng hơi thở (giữa lỗ mũi và môi
trên), điều quan trọng là phải hiểu rõ khi nào hơi thở vào kết
thúc, hơi thở ra bắt đầu, và khi nào hơi thở ra kết thúc, hơi thở
vào bắt đầu. Không có khoảng trống (khoảng không gian
nào) xen giữa hơi thở vào và hơi thở ra. Một ví dụ tôi thường
đưa ra để làm rõ vấn đề trên, đó là hơi thở giống như nước chảy
ra từ cái vòi. Bạn phải mở vòi nước trước đó, khi vòi mở,

26
Đức Phật giải thích về Niệm hơi thở (ānāpānasati):
 Thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra;
 Thở vào dài, vị ấy biết rõ (pajanati).’ Tôi thở vào dài’;
 Thở ra dài, vị ấy biết rõ. ‘Tôi thở ra dài’;
 Thở vào ngắn, vị ấy biết rõ. ‘Tôi thở vào ngắn’;
 Thở ra ngắn, vị ấy biết rõ.’Tôi thở ra ngắn’;
‘Nghiệm rõ toàn thân [hơi thở], tôi sẽ thở vào’, vị ấy tu tập như vậy;
‘Nghiệm rõ toàn thân [hơi thở], tôi sẽ thở ra’, vị ấy tu tập như vậy.
27
Okāsena ca paricchinnaṃ. (Visuddhimagga,47)

25
Ānāpānasati

nước sẽ chảy xuống liên tục với một tốc độ nhất định mà không
có bất cứ khoảng trống nào xen giữa dòng chảy. Nhưng vòi
nước chỉ tuôn nước xuống theo một hướng duy nhất; còn hơi
thở thì có sự chuyển động theo hai hướng, hơi thở vào hướng
lên, hơi thở ra hướng xuống, luồng hơi thở vào và ra xen kẽ
nhau mà không có bất cứ khoảng trống nào xen giữa.

Hơi thở luôn hiện hữu xuyên suốt kiếp sống của chúng
ta,28 thế nên, hành giả có thể tập trung và định tâm trên hơi thở
dù nó có trở nên quá vi tế hay không. Việc hiểu thấu đáo vấn đề
trên (với trí tuệ) giúp hành giả tự tin nhận biết hơi thở khái niệm
một cách rõ ràng khi hơi thở trở nên cực kì vi tế.

☸—☸—☸

28
Sự thở sẽ dừng lại khi một người nhập vào tứ thiền hay thiền diệt thọ tưởng định
(nirodha-samapatti) và cũng có thể dừng lại trong lúc hôn mê.

26
Ānāpānasati

Con mắt linh hoạt &


Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung - Hai Bước
Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung — HAI BƯỚC: trước tiên là nơi
chốn và tiếp đến mới là đối tượng.

Giờ đây, chúng ta sẽ nói về Phương Pháp Tiếp Cận Tập


Trung trong thiền Ānāpānasati. Đó là phương pháp cơ bản để tập
trung và định tâm trên đối tượng thiền.
Có hai bước trong Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung.
Hai bước: Tập trung vào nơi chốn trước tiên, sau đó mới là
đối tượng.
 Làm thế nào chúng ta có thể tập trung vào nơi có hơi
thở khái niệm đang hiện hữu?
 Làm thế nào chúng ta tập trung trên hơi thở khái niệm?
Trước khi nói về đề tài ‘làm thế nào để tập trung trên hơi
thở khái niệm’, điều đầu tiên chúng ta nên học là cách thức tập
trung vào vị trí mà hơi thở khái niệm đang hiện hữu: Kỹ thuật
tập trung. Vì vậy, chúng tôi mới nói rằng nơi chốn (hay vị trí) là
cần được tập trung trước tiên.
Hơi thở là một đối tượng thiền có vị trí được định rõ. Hơi thở
nằm giữa lỗ mũi và môi trên chính là đối tượng cần được tập
trung và định tâm. Sau khi dò tìm hơi thở thực đang chuyển
động vào và ra trong giây lát, những hành giả mới thực hành
cần phải chú tâm nhận thức chỉ trên vị trí này mà thôi (ngay khu
vực xung quanh phía dưới lỗ mũi, bên phải hay bên trái, nơi
nằm giữa lỗ mũi và môi trên); nhưng chưa phải trên hơi thở
khái niệm và càng không phải là vùng da ở giữa lỗ mũi và
môi trên. Vì có đến hai lỗ mũi, nên chúng ta có thể nói rằng có
hai luồng hơi thở đang hiện hữu. Hành giả có thể chọn một bên
bất kỳ, trái hay phải,29 để tập trung như thể hành giả là một

29
Việc tập trung vào vị trí của hơi thở ở bất cứ bên nào (trái hoặc phải) thường được
khuyến khích đối với thiền sinh sơ cơ và đối với những ai chưa đạt được tợ tướng hơi thở
‘ổn định’. Đối tượng hơi thở có vị trí xác định và thiền sinh cần tập trung/ quán sát (biết và
thấy) nó rõ ràng.

27
Ānāpānasati

người xem, đang tập trung nhìn vào vị trí ấy với một con
mắt linh hoạt nhìn từ một phía nào đó (cách khoảng một vài
cen-ti-mét). Ý niệm này có vẻ lạ lẫm với hành giả. Ở bước thực
hành đầu tiên này, hành giả đang trong giai đoạn chuẩn bị để
tập trung vào đối tượng thiền, hơi thở khái niệm (khối hơi thở).

Bước kế tiếp, hành giả phải nhận biết (hay bắt lấy) hơi thở
(khối hơi thở) tại vị trí ấy mà không để ý đến sự chuyển động
(hay sự xúc chạm) của hơi thở và cảm giác xung quanh lỗ mũi và
môi trên. Khi hành giả trở nên thiện xảo, không cần để ý đến sự
chuyển động (hay sự xúc chạm) của hơi thở, hành giả vẫn có thể
nhận biết (bằng tâm nhãn linh hoạt của mình để tập trung vào)
vị trí chính xác (khu vực lỗ mũi). Ngay tức thời, sau khi hành giả
tập trung vào nơi mà hơi thở khái niệm đang hiện hữu, hành giả
liền có thể tập trung vào đối tượng thiền, khối hơi thở. Kỹ thuật
này30 sẽ được thảo luận lại một lần nữa trong mục : ‘Hơi thở là
đối tượng theo sau sự quán chiếu hợp lẽ’ và ‘Làm thế nào để có
thể tập trung trên hơi thở khái niệm tĩnh?’.
Khi bắt đầu áp dụng được Phương Pháp Tiếp Cận Tập
Trung-Hai Bước, hành giả mới thực sự bước vào trạng thái “cửa
ngõ” của định. Hành giả cần phải áp dụng phương pháp này
đến khi đạt đến bậc thiền (jhāna). Trong quá trình định tâm, hơi
thở thường trở nên ngày càng an tịnh và vi tế. ‘Giai đoạn định
tâm càng cao độ, hơi thở khái niệm càng vi tế hơn.’ Hơi thở trở
nên vô cùng vi tế vào một giai đoạn nhất định khiến hành giả bị
mập mờ về đối tượng, nhưng chắc chắn rằng, hơi thở vẫn đang
tồn tại. Vào thời điểm ấy, hành giả vẫn có thể tiếp tục áp dụng
“Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung -HAI BƯỚC”:
Vị trí là trước tiên và kế đến mới là đối tượng. (“Nhận biết
vùng tập trung trước, và sau đó mới tập trung vào đối tượng
thiền”).

Hành giả có biết được các sắc môn và ý môn?

30
Một số thiền sinh gọi đó là ‘ Cách tiếp cận nhìn chằm chằm (gazing approach)’.

28
Ānāpānasati

Để hiểu biết một cách đầy đủ về phương cách tập trung


tâm vào một vị trí (và đối tượng hơi thở tại vị trí ấy), chúng tôi
khuyến khích thiền sinh trau dồi những hiểu biết về:
ꟷ Cắc sắc căn môn, ý môn,
ꟷ Các đối tượng đập vào các môn.

SÁU CĂN MÔN VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA CHÚNG.

Thuật ngữ ‘môn’ (dvāra) diễn tả sự thật rằng các đối


tượng/cảnh (ārammaṇa) cần một lối vào, mà qua đó, chúng có thể
được nhận biết bằng tâm thức.
Như Đức Phật đã giải thích, có sáu môn:

1) Nhãn môn (cakkhu dvāra)


2) Nhĩ môn (sota dvāra)
3) Tỷ môn (ghāna dvāra)
4) Thiệt môn (jivhā dvāra)
5) Thân môn (kāya dvāra)
6) Ý môn (mano dvāra) (dòng hữu phần (hộ
kiếp)/bhavaṅga)

Năm căn môn đầu tiên là sắc và môn thứ sáu, ý môn, là
danh. Ý môn là một dòng tâm hữu phần31 (bhavaṅga) mà qua
đó tiến trình nhận thức xuất hiện. Phận sự của dòng hữu phần
như là ý môn.
Năm căn môn đầu tiên bắt lấy các sắc cảnh (đối tượng vật
chất) tương ứng của chúng, trong khi ý môn (hữu phần) bắt lấy
năm đối tượng trước đó cũng như đối tượng riêng của nó (cảnh
Pháp).
Như vậy, chúng ta có sáu loại đối tượng (ārammaṇa):

31
Tâm hữu phần là một dòng tâm quả, được duy trì bởi nghiệp chín mùi vào lúc cận tử ở
kiếp sống trước. Nó duy trì dòng tâm liên tục giữa các tiến trình tâm. Ở giữa mỗi tiến trình
tâm, một số tâm hữu phần sanh khởi vì thế mà các sát na tâm không dừng lại trong suốt
kiếp sống của một người. Tâm hữu phần luôn nhận biết cùng một đối tượng, độc lập với các
đối tượng đi vào sáu môn, đó là vì sao nó được gọi là tiến trình riêng biệt.

29
Ānāpānasati

1) Các đối tượng cảnh sắc (rūpārammaṇa)


2) Các đối tượng cảnh thinh(saddārammaṇa)
3) Các đối tượng cảnh hương(gandhārammaṇa)
4) Các đối tượng cảnh vị (rasārammmaṇa)
5) Các đối tượng cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa)
6) Các đối tượng cảnh pháp (dhammārammaṇa) – các đối
tượng thuộc cảnh giới của tâm.

Màu sắc hay các đối tượng có thể thấy được (cảnh sắc)
đập vào nhãn môn; các đối tượng âm thanh (cảnh thinh) đập
vào nhĩ môn; các đối tượng mùi (cảnh hương) đập vào tỷ môn;
các đối tượng vị (cảnh vị) đập vào thiệt môn; các đối tượng có
thể xúc chạm được (cảnh xúc) đập vào thân môn và các đối
tượng thuộc về Pháp (cảnh pháp) đập vào ý môn. Khi các đối
tượng vật chất (cảnh trần) đập vào cửa các giác quan (năm căn
môn tương ứng), cùng lúc đó, chúng cũng đập vào ý môn
/bhavaṅga).32
Cảnh Pháp là tất cả các đối tượng còn lại trên thế gian chỉ có
thể được nhận biết được bằng tâm thông qua tiến trình ý môn, nói
cách khác, đó là tất cả các đối tượng (các cảnh) nằm ngoài năm
cảnh trần trước đó, do đó, bao gồm luôn các khái niệm.
Sáu môn và các đối tượng của chúng như sau:
1) Nhãn môn bắt các cảnh sắc.
2) Nhĩ môn bắt các cảnh thinh.
3) Tỷ môn bắt các cảnh mùi.
4) Thiệt môn bắt các cảnh vị.
5) Thân môn bắt các cảnh xúc.
6) Ý môn (bhāvaṅga) bắt năm đối tượng trước đó của năm
căn môn vật chất và các cảnh pháp.

32
Khi một con chim đậu trên nhành cây, bóng của nó đập xuống mặt đất cùng lúc. Cũng
vậy, khi đối tượng đập vào sắc căn môn, nó cũng đập vào ý môn cùng lúc. Ví dụ này được
đề cập trong ‘Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī)’.

30
Ānāpānasati

SÁU LOẠI THỨC VÀ SÁU LOẠI TIẾN TRÌNH TÂM

Khi một trong sáu môn cùng sanh lên với đối tượng tương ứng của
nó, thức sanh khởi. Như vậy, có sáu loại thức:
1) Nhãn thức (cakkhu-viññāṇa),
2) Nhĩ thức (sota-viññāṇa),
3) Tỷ thức (ghāna-viññāṇa),
4) Thiệt thức (jivhā-viññāṇa),
5) Thân thức (kāya- viññāṇa),
6) Ý thức (mano- viññāṇa).
Do duyên mắt và cảnh sắc, nhãn thức sanh khởi. …Do duyên
ý và các cảnh pháp, ý thức sanh khởi.
Những thức nương sanh tại các căn môn vật chất rất yếu.
Chúng chỉ (có chức năng) bắt (đón) cảnh. Việc nhận biết đối tượng
được thực hiện bởi một chuỗi ý thức khởi sanh sau đó.
Đối với các căn môn, có sáu tiến trình nhận thức như sau:
1) Tiến trình nhận thức thuộc nhãn môn (Cakkhu-dvāra vīthi);
2) Tiến trình nhận thức thuộc nhĩ môn (Sota-dvāra vīthi);
3) Tiến trình nhận thức thuộc tỷ môn (Ghāna-dvāra vīthi);
4) Tiến trình nhận thức thuộc thiệt môn (Jhivhā-dvāra vīthi);
5) Tiến trình nhận thức thuộc thân môn (Kāya-dvāra vīthi); và
6) Tiến trình nhận thức thuộc ý môn (Mano-dvāra vīthi)
Hoặc, đối các thức, có sáu loại tiến trình tâm như sau:
1) Tiến trình nhãn thức (Cakkhu-viññāṇa-vīthi);
2) Tiến trình nhĩ thức (Sota-viññāṇa-vīthi);
3) Tiến trình tỷ thức (Ghāna-viññāṇa-vīthi);
4) Tiến trình thiệt thức (Jhivhā-viññāṇa-vīthi);
5) Tiến trình thân thức (Kāya-viññāṇa-vīthi); và
6) Tiến trình ý thức (Mano-viññāṇa-vīthi).
Tâm nhận thức thuộc tiến trình ngũ môn có năm đối tượng tương
ứng không đạt được mức định thâm sâu.

31
Ānāpānasati

HƠI THỞ ĐẬP VÀO (Ý MÔN) NHƯ THẾ NÀO?

Hơi thở đi vào và đi ra khỏi thân qua lỗ mũi. Một số hành


giả cố gắng cảm giác sự xúc chạm ở lỗ mũi hay ở môi trên.
Nhưng thật ra, hơi thở không phải là một đối tượng xúc chạm
(cảnh xúc). Đối với các hành giả niệm hơi thở, điều quan trọng là
biết rằng, hơi thở (hơi thở khái niệm) là một trong vô số các khái
niệm (Paññātti) vốn chỉ đập vào (hay chỉ xuất hiện ở) ý môn (chứ
không ở bất cứ căn môn nào khác). Do vậy, hơi thở khái niệm
chỉ được nhận biết bằng tâm thông qua ý môn mà thôi (không
phải bằng cảm thọ qua thân môn và ý môn).

Định có hơi thở thực là đối tượng phải dẫn đến định có
Hơi thở khái niệm (hơi thở tĩnh hay khối hơi thở) là đối tượng.
 Một tâm (khi được sanh lên) chỉ tồn tại trong một sát-na
tâm (citta-kkhana).
 Hai tâm không sanh lên cùng một lúc. Tương tự, hai tâm
không thể đồng sanh trong một sát-na tâm.

Người hành thiền nên có sự hiểu biết như vậy. Với sự hiểu
biết ấy, người đó có thể nhận biết được hơi thở khái niệm (hơi
thở tĩnh hay khối hơi thở) ngay tại ý môn.
Khi các đối tượng đập vào các căn môn tương ứng, chỉ
duy nhất một trong sáu loại đối tượng được tâm nhận biết
trong một sát-na tâm; điều này có nghĩa tâm không thể bắt
được hai đối tượng cùng lúc. Chẳng hạn, khi cảnh sắc được
nhận biết, cùng lúc cảnh thanh và các cảnh còn lại không thể
được nhận biết, và khi cảnh thanh được nhận biết, cảnh sắc và
các cảnh còn lại không thể được nhận biết.
Ví dụ, khi đang xem ti vi, bạn tưởng là mình vừa nghe âm
thanh vừa thấy hình ảnh cùng lúc. Tuy nhiên, theo góc độ của
Thắng Pháp (Abhidhamma), một người không thể làm được hai
việc cùng lúc (thấy và nghe trong cùng một sát-na tâm). Sở dĩ ta

32
Ānāpānasati

tưởng như vậy là vì tâm33 cực kỳ nhanh lẹ khiến chúng ta tin và


hiểu nhầm là việc thấy và nghe diễn ra đồng thời. Nhưng thực
tế, khi chúng ta thấy, chúng ta không thể nghe, và ngược lại.

Tương tự, tâm khi đang nhận biết đối tượng xúc chạm
(cảnh xúc) thì không thể nhận biết được đối tượng hơi thở khái
niệm, và ngược lại. Sở dĩ như vậy là vì tâm không thể nhận biết
hai đối tượng cùng lúc. Kiến thức này thật quan trọng đối với
người hành thiền Ānāpānasati dù có cố ý hay vô tình bắt được
các đối tượng xúc chạm xung quanh lỗ mũi hay môi trên (chẳng
hạn, nóng, lạnh, kéo, đẩy, rung động, cứng, tê tê, v.v.). Thật
không dễ dàng gì đối với những hành giả sơ cơ để có thể tập
trung vào một đối tượng duy nhất là hơi thở khái niệm mà
không phải chú ý đến những cảm giác xúc chạm (cảnh xúc).

Khi kỹ năng và định tâm tiến triển, hành giả sẽ có thể tập
trung nhận biết được vị trí của hơi thở khái niệm cũng như
chính đối tượng hơi thở khái niệm (khối hơi thở). Điều này có
nghĩa là, ngay khi một hành giả thiện xảo tác ý đến khái niệm
của hơi thở, họ nhận biết được hơi thở khái niệm và vị trí chính
xác của nó. [Tham khảo chú thích 76]
Khi hành giả cảm giác các đối tượng xúc chạm (sự phớt
chạm của hơi thở) tại lỗ mũi hay môi trên, họ có thể nhận biết
cả tính chất này cùng với sự chuyển động của hơi thở thực (dù
nó có thô tháo hay vi tế). Khi chú ý vào sự chuyển động của hơi
thở thực, họ có thể phân biệt giữa hơi thở vào và hơi thở ra.
Trong khoảnh khắc ấy, tâm họ chỉ phân biệt và chú ý vào hơi
thở vào và hơi thở ra, họ không thể nhận biết được khối hơi thở
(hơi thở tĩnh hay hơi thở khái niệm) một cách rõ ràng ở ý môn.
Có ba loại tâm khác biệt: một tâm bắt hơi thở vào (do
chuyển động vào của hơi thở) làm đối tượng, một tâm khác bắt
hơi thở ra (do chuyển động ra của hơi thở) làm đối tượng, và

33
Tâm: Đức Phật giải thích rằng tâm cực kì nhanh lẹ, trong một cái búng ngón tay, có
hàng ngàn triệu tâm sanh lên và diệt đi. Hàng ngàn tâm sanh lên và diệt đi này bao gồm
hàng nghìn triệu tiến trình tâm.

33
Ānāpānasati

một tâm khác nữa bắt khối hơi thở (hơi thở tĩnh) hay khái niệm
của hơi thở làm đối tượng.34
Chúng ta nên biết rằng, loại tâm bắt lấy khối hơi thở (hơi
thở tĩnh hay Hơi thở khái niệm) làm đối tượng mới có giá trị hơn
những tâm khác. Điều này là bởi vì sự định tâm trên Hơi thở
khái niệm có thể tiến đến sự chứng đắc định thâm sâu [an chỉ
định hơi thở (appana-jhāna)], trong khi sự định tâm chỉ trên hơi
thở thực (hơi thở chuyển động vào và ra) hay trên sự xúc chạm
(của hơi thở) thì không thể phát triển được định thâm sâu.
Những hành giả ngồi lâu thì cảm thấy đau nhức ở thân,
thậm chí, đau đến mức họ nghĩ mình không thể chịu nỗi. Khi ấy,
vì tâm không thể bắt cả hai đối tượng cùng lúc, nên thật khó
khăn để họ có thể định tâm trên đề mục thiền. Thế nên, khi cảm
giác đau đớn làm phân tán sự chú tâm, hành giả nên đổi thế
ngồi để thoát khỏi cơn đau. Thậm chí, dù một phần nào đó của
cơ thể bị ngứa, nó vẫn gây ra cảm giác hơi khó chịu và làm phân
tán sự tập trung. Hành giả có thể gãi chỗ ngứa ấy hoặc đổi thế
ngồi để tránh những phiền nhiễu này. Khi hành giả thoát khỏi
cơn đau hay cái ngứa khó chịu, họ mới có thể hướng tâm vào
đề mục thiền, tăng cường niệm và sự tập trung trên đó.

34
Phần thảo luận này tương tự với cách trình bày trong ‘Vô Ngại Giải Đạo
(Paṭisambhidāmagga)’ và ‘Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga)’.
“Nimittaṃ assāsa passāsā an ārammaṇam eka cittasa;
A.jānato ca tayo dhamme, bhāvanā nu.upalabbhati.”
‘Tướng (nimitta), hơi thở vào, hơi thở ra, không phải là đối tượng của từng tâm riêng lẻ ;
Với ai không biết ba pháp này, pháp tu không tiến đạt.’
“ Nimittaṃ assāsa passāsā an ārammaṇam eka cittasa;
Jānato ca tayo dhamme, bhāvanā upalabbhatiti.”
‘Tướng (nimitta), hơi thở vào, hơi thở ra, không phải là đối tượng của từng tâm riêng lẻ ;
Với ai biết rõ ba pháp này, pháp tu có thể tiến đạt.’
(Paṭisambhidāmagga.159, ‘Visuddhimagga.viii.227, 231)
Ở đây, tướng (hay dấu hiệu (nimitta)) là nơi (hay vị trí) tiếp chạm của hơi thở vào và hơi thở
ra. 'nimittanti assāsapassāsānāṃ phusanatthānaṃ'. (PsA 155E.g. nimitta (nơi) lỗ mũi
(nāsika-nimitta), nimitta (nơi) môi trên (mukha-nimitta) (PsMA. 154; VsM. viii. 227)
Một tâm biết tướng (nimitta), một tâm khác biết hơi thở vào, một tâm khác nữa biết hơi thở
ra. Như vậy, mỗi tâm chỉ biết được mỗi một pháp: tướng, hoặc hơi thở vào, hoặc hơi thở ra.
Nhưng để thành công, thiền sinh cần phải nhận biết được cả ba pháp cùng lúc: tướng (vị trí)
cũng như hơi thở vào, cũng như hơi thở ra, tất cả cùng một lúc.

34
Ānāpānasati

Bạn có hiểu câu này nghĩa là gì không?

 SỰ XÚC CHẠM CÀNG RÕ, HƠI THỞ CÀNG YẾU;


SỰ XÚC CHẠM CÀNG YẾU, HƠI THỞ CÀNG RÕ

Đối với hành giả mới bắt đầu…


Hơi thở khái niệm bị yếu
Cảm giác từ sự xúc chạm của hơi thở 
đi (không rõ ràng)
(hay các cảnh xúc) vẫn còn mạnh

Đối với hành giả đang phát triển định:


Hơi thở khái niệm trở
Cảm thọ từ sự xúc chạm của hơi thở 
nên rõ ràng hơn.
(hay các cảnh xúc) càng lúc càng mất đi

☸—☸—☸

35
Ānāpānasati

Làm thế nào hành giả thấy được đối tượng ý môn?
`BIẾT LÀ THẤY’:
Bạn biết rằng có không khí xung quanh mình, mặc dù vậy,
bạn không thể thấy hay nắm lấy nó. Bạn sẵn lòng chấp nhận sự tồn
tại của không khí ngay cả khi không cần phải quạt để cảm giác nó
phớt chạm trên da mình. Nhưng nếu vậy thì làm sao bạn nhận biết
được nó? Điều này là vì bạn đã có kinh nghiệm hiểu biết ; do vậy
mà giờ đây, bạn biết và chấp nhận nó. Cũng vậy, khi hành giả biết
mình luôn phải thở, hành giả cũng biết rằng ở ngay lỗ mũi (nơi tập
trung) ấy luôn đầy ắp hơi thở (khối hơi thở). Điều đó là lẽ hiển
nhiên. Biết rõ hay nhận thức hơi thở ở vùng tập trung là một yếu tố
quan trọng để hành giả có thể bỏ qua cảm giác xúc chạm (các cảnh
xúc ở lỗ mũi và môi trên) và cả sự chuyển động của hơi thở.
Cái biết mới đích thực là sự định tâm. Với sự trợ giúp của
cái biết (sự nhận thức) hợp lẽ hiển nhiên về sự hiện diện của đối
tượng thiền, khối hơi thở ngay tại vị trí của nó, giúp tâm tâp
trung tốt, và thấy được đối tượng này một cách rõ ràng ngay tại
ý môn. Một trong những lợi ích của pháp tu thiền định chính là
tâm định biết và thấy được đối tượng như nó thực sự là. Sự định
tâm mang đến cái thấy. Do vậy, mới có câu “BIẾT và THẤY”.
Biết = sự nhận thức đối tượng thiền (một cách rõ ràng) tại vùng
tập trung.
= biết (thấu suốt) với ý thức (mano.vinnana) gì là đối
tượng thiền? (chẳng hạn, Hơi thở khái niệm có ý nghĩa gì).
Thấy = có thể bằng tâm nhãn hay tuệ nhãn (nana-
cakkhu/paññā-cakkhu) để quan sát đối tượng thiền, khối
hơi thở; và năng lực của tâm có thể thấy được tướng của
định, tướng của hơi thở (chẳng hạn, màu của khối hơi thở)
hay cột hơi thở một cách rõ ràng.
= Hiểu biết đối tượng thiền là gì, Hơi thở khái niệm là gì,
chính là (bằng sức mạnh của tri kiến).
= thấy đối tượng thiền, hơi thở, đúng với bản chất tự
nhiên của nó (bằng ánh sáng của trí tuệ).

36
Ānāpānasati

NHỮNG VÍ DỤ SO SÁNH DỄ HIỂU

Bằng cách dùng một số ví dụ so sánh để giải thích làm thế


nào mà các đối tượng khái niệm được thấy ở ý môn. Hành giả có
thể hiểu được tiến trình này tốt hơn và dễ dàng hơn:
 Ví dụ, thỉnh thoảng hành giả nhớ đến ba mẹ, bạn bè, hay
ngôi nhà của mình. Khi hành giả nhớ đến một người bạn
thân, hình ảnh của người ấy hiện ra trong tâm trí hành giả
như thể hành giả đang nhìn thấy họ từ khoảng cách mười
feet (= 3 mét rưỡi) hay hai mươi feet (= khoảng 7 mét) từ
một hướng nhất định nào đó. Thường thì các hình ảnh này
càng rõ hơn khi tâm hành giả thanh tịnh và hoàn toàn tỉnh
giác. Hình ảnh xuất hiện ở ý môn trông như một bức ảnh
được chụp dưới ống kính camera có thể thu nhỏ hay phóng
to.
 Ví dụ, có lẽ bạn đã từng bị cuốn vào các trò chơi trên máy vi
tính, hay xem một bộ phim truyền hình vài tiếng đồng hồ;
lát sau, lúc nhắm mắt lại trước khi chìm vào giấc ngủ, những
hình ảnh ấy lại xuất hiện trong tâm bạn một cách sống
động. Bạn cảm giác như mình đang xem phim hay chơi
game y như thật. Với mắt nhắm, bạn vẫn có thể thấy lại
những hình ảnh này nơi tâm với hình dạng và màu sắc rõ
 ràng như hình ảnh không gian ba chiều (3d).

Xin lưu ý những thay đổi dưới đây!




Nếu phóng to ống kính máy ảnh, nó sẽ khiến người hay
vật mà bạn đang nhắm đến dường như to hơn và gần
hơn.

Tâm nhãn
(tuệ nhãn)   Đối tượng khái niệm
 được bắt ở ý môn

37
Ānāpānasati


Nếu dùng camera để phóng to, đối tượng (người hoặc vật)
được ghi nhận trở nên thu nhỏ và cách xa.


Cũng như camera, tâm (tâm nhãn) được tập trung trên đối
tượng khái niệm theo một hướng nhất định.

 
Đối tượng khái niệm được bắt ở khoảng cách xa đối với ý môn
Rõ ràng sẽ trở nên nhỏ hơn (Thu nhỏ)


 

Đối tượng khái niệm được bắt ở khoảng cách gần đối với ý môn
Rõ ràng sẽ trở nên to hơn (Phóng to)


Tâm nhãn của hành giả tập trung trên đối tượng mà nó có
thể hiện gần hoặc xa.

Loại đối tượng nào có khoảng cách nhất định được nhìn
thấy một cách thoải mái và nhất quán?
Một hành giả thiện xảo có thể hiểu rõ được điều này.

38
Ānāpānasati

Chẳng hạn, hành giả đang nhớ về hình ảnh một người bạn thật
rõ ràng. Đây chỉ là một ví dụ.

Hướng tiếp cận nào nơi tâm (hướng nhìn nào của tâm nhãn)
có thế giúp hành giả có được sự tập trung thuận lợi và ổn
định nhất trên hình ảnh/đối tượng? Tập trung từ hướng bên
trái? Từ bên phải? Từ phía trước? Từ phía sau?


Một hành giả thiện xảo có thể hiểu được điều này.
 Trong lúc hành giả đang ngủ và nằm mơ, một chuỗi
những hình ảnh có thể xuất hiện trong một khoảng cách xa hoặc
gần trong tâm như thể chúng đang xảy ra thật sự.
Thật ra hành giả chỉ đang thấy những hình ảnh hay những khái
niệm này bằng tâm hoặc bằng tâm nhãn thông qua ý môn mà thôi. Ví
dụ đưa ra ở đây nhằm giúp hành giả hiểu rõ về cách mà đối
tượng khái niệm được nhìn thấy ở ý môn.
“BẠN CHƯA NHÌN THẤY NÓ, NHƯNG BẠN CÓ THỂ THẤY
NÓ NGAY BÂY GIỜ!”

Những người mới thực hành hoặc những hành giả đã trải
qua chặng sơ khởi thường được dạy theo cách này:

‘Thông thường, cách thực hành tốt nhất là nhìn một cách
tổng quan về hơi thở ở giữa lỗ mũi và môi trên như thể
đang nhìn nó từ phía sau hoặc từ sau gáy ra trước.

39
Ānāpānasati


‘Và trong chặng đầu của sự tu tập định, rất nhiều hành
giả đã thấy hơi thở như một hình ống hay hình thanh
cột’. Cột hơi thở là khối hơi thở trong hình dạng một
thanh cột. Nó cố định và đứng yên.
Khối hơi thở hay một phần của cột hơi thở có thể được
nhìn thấy bằng tâm nhãn, được gọi là tướng hơi thở (ānāpānā-
nimitta). Một tướng hơi thở thật sự xuất phát từ hơi thở. Ở đây, tướng
[hơi thở] sanh lên với sự hỗ trợ của hơi thở [thực], cũng được gọi là hơi
thở [vào & ra]. [Tham khảo chú thích 39 & 52]
Chúng ta đã thảo luận về việc hơi thở [khái niệm] chỉ có
thể đập vào ý môn mà thôi (trong chủ đề ‘Hành giả có biết các
sắc môn và các danh môn?) và những ví dụ so sánh giúp cho
việc hiểu về cách tập trung trên khối hơi thở (Hơi thở khái niệm)
dễ dàng hơn. Nhưng có một số hành giả sơ cơ [là người vẫn
chưa thấy được cột hơi thở hay khối hơi thở] có lẽ vẫn chưa
thỏa mãn với phần thảo luận này:
”Chúng ta đã gặp những người bạn của mình rất nhiều
lần. Vì vậy, chúng ta nhớ rõ về (hình ảnh của họ) mà
chúng ta đã thấy.”
“Chúng ta vẫn chưa thấy hơi thở (khối hơi thở). Làm thế
nào chúng ta có thể thấy nó như thể đang nhìn nó theo
một hướng với một khoảng cách nhất định? “
Đây là một câu hỏi thường gặp. Câu trả lời thường là, “Bạn
chưa thấy được nó, nhưng bạn có thể thấy nó ngay bây giờ!” Sẽ
thật hữu ích khi ta nhìn vấn đề này theo quan điểm của Thắng
Pháp (Abhidhamma).
Chúng ta đã thảo luận về ‘các căn môn và đối tượng của
chúng’. Danh sanh khởi theo một chuỗi tiến trình tâm. Có tiến
trình nhận thức đối tượng được thấy qua mắt, có tiến trình nhận
thức đối tượng được nghe qua tai, v.v., và có tiến trình nhận
thức đối tượng chỉ bằng tâm thức.
Có sáu loại tiến trình tâm. Năm loại đầu là tiến trình nhận
thức thuộc nhãn môn, - nhĩ môn, - tỷ môn, - thiệt môn, và tiến
trình nhận thức thuộc thân môn. Tất cả chúng được gọi là “Lộ
trình tâm ngũ môn” (pañca-dvāra vīthi). Lộ trình tâm ngũ môn

40
Ānāpānasati

bao gồm năm loại tiến trình nhận thức xảy ra ở mỗi căn môn vật
chất tương ứng. Tiến trình nhận thức thứ sáu được gọi là “tiến
trình nhận thức thuộc ý môn” hay “tiến trình ý môn” (mano-
dvāra-vīthi). Thế nào được gọi là một tiến trình ý môn? Đó chính
là một tiến trình nhận thức xảy ra duy nhất chỉ qua ý môn mà
không dính dáng gì đến các căn môn vật chất.
Đối tượng của thiền Ānāpānasati, hơi thở, là một khái
niệm, vốn là một cảnh ở tâm (đối tượng ý môn). Hơi thở (khái
niệm) chỉ đập vào ý môn và chỉ được thấy bằng ý môn mà thôi.
Nhờ sự quán chiếu (phản tư) như vậy, hành giả để tâm mình
(tuệ nhãn) nhìn vào vị trí của hơi thở (vùng tập trung chuẩn), và
rõ biết đối tượng hơi thở (khái niệm). Nó không có nghĩa là
hành giả dùng tâm mình để tìm kiếm đối tượng. Chắc chắn
rằng, đối tượng hơi thở khái niệm (khối hơi thở) có thể được
nhận biết hay được thấy bằng tiến trình ý môn độc lập.35
Lưu ý: Một tiến trình ý môn độc lập xảy ra khi bất kỳ một trong
sáu đối tượng (cảnh trần) đi vào phạm vi nhận thức (ý môn)
một cách hoàn toàn, và không phải là kết quả tức thời của
một tiến trình căn môn (thuộc năm giác quan) trước đó.
Một đối tượng có thể đập vào ý môn một cách độc lập
mà không cần đi qua sự tiếp chạm cảnh thuộc (năm) giác
quan. Là kết quả:
- Thông qua những gì được nhận biết trực tiếp trước đó,
hoặc qua sự suy luận từ những gì được nhận biết trực tiếp;
- Qua những gì đã học được từ sự truyền miệng, hoặc qua
suy luận từ những gì đã học được từ sự truyền miệng;
- Dựa trên đức tin;
- Dựa trên ý kiến;
- Dựa trên lý luận hay
- Dựa trên sự chấp nhận có suy xét về một quan điểm

35
Tiến trình ý môn (mano∙dvāra∙vīthi) bao gồm tiến trình tâm Dục giới (paritta vīthi) và
tiến trình tâm Đại hành (mahaggata) và tiến trình tâm Siêu thế (lokuttara). Tiến trình ý
môn Dục giới, tự nó có 2 phần: (1) Là kết quả của tiến trình ngũ môn
(pañcadvārānubandhakā); (2) Tiến trình tâm độc lập (visumsiddhā). (Tham khảo
Abhidhammattha-Sangaha.iv.17)

41
Ānāpānasati

-Do năng lực của nghiệp, do năng lực thần thông, do sự xáo
trộn các chất dịch trong cơ thể, do tác động của chư thiên,
do hiểu biết, hoặc do sự chứng ngộ, vv…
Sau đó, tiến trình độc lập được phân tích thành sáu phần:
1) tiến trình dựa trên những gì được nhận biết trực tiếp
trước đó;
2) tiến trình dựa trên suy luận từ những gì được nhận biết
trực tiếp;
3) tiến trình dựa trên (những gì học được từ) truyền miệng;
4) tiến trình dựa trên suy luận (những gì học được từ)
truyền miệng;
5) tiến trình dựa trên những gì được nhận biết;
6) tiến trình dựa trên suy luận những gì được nhận biết.
“Được nhận biết” ở đây bao gồm đức tin, ý kiến, hiểu biết,
và chứng ngộ; “tiến trình dựa trên suy luận những gì được nhận
biết” bao gồm những phán đoán được đưa ra từ lý luận quy nạp
và lý luận diễn dịch.

`TẬP TRUNG TRÊN HƠI THỞ TRÍ TUỆ’

Vào một giai đoạn nhất định trên con đường thực hành
định Ānāpānasati sau khi đã loại bỏ sự xúc chạm ở lỗ mũi và môi
trên (chẳng hạn, sau khi bỏ qua sự xúc chạm của hơi thở chuyển
động), hành giả không còn chú ý đến sự chuyển động của hơi
thở nữa, và có thể thấy được đối tượng hơi thở thông qua ý
môn, như một đối tượng tĩnh (đứng yên) có hình dạng và màu
sắc nhất định36. Đó chính là cái thấy hơi thở khái niệm hay ‘hơi
thở tĩnh’. Nó chính là một bước đột phá trong sự thực hành.

36
Trong pháp hành Ānāpānasati, khi tâm được định tĩnh trên khái niệm hơi thở (khối hơi
thở) tại lỗ mũi, tâm tự nó sẽ dán chặt trên đối tượng [hơi thở trí tuệ] dù màu sắc (ánh
sáng) có biểu hiện như thế nào đi nữa tại lỗ mũi đều trùng khớp với hơi thở thực. Đó có
thể được gọi là tợ tướng hơi thở (ānāpānā nimitta). Ở đây, nimitta có nghĩa là tướng sanh
lên do tâm định của thiền sinh được an trụ vững chắc. Loại hình ảnh của khối hơi thở hiện
rõ trong tâm của thiền sinh chính do bởi định, do bởi tưởng của vị ấy về khối hơi thở. Điều
này là vì Ý môn có thể bắt lấy và xét đoán màu sắc, hình thể hay hình dạng của khối hơi
thở, bao gồm luôn cả hình ảnh khối hơi thở.

42
Ānāpānasati

Tâm định ấy liên hợp với trí tuệ37 có thể biết và thấy hơi thở
(khối hơi thở) như một đối tượng tĩnh. Nó có thể có hình dạng
hay màu sắc rõ ràng (trắng, vàng, tối sẫm, hay bất cứ màu
sắc nào khác). Biết hơi thở như là một khối chính là trí tuệ
(Paññā). Bởi vậy, đôi lúc chúng tôi ám chỉ loại đối tượng hơi thở
khái niệm hay hơi thở tĩnh theo thuật ngữ ‘Hơi thở Trí tuệ’ hay
‘Hơi thở của Trí tuệ’ (như một phép ẩn dụ).
Điều quan trọng là phải có niềm tin mạnh mẽ nơi pháp
hành và nơi bản thân hành giả trong suốt quá trình thực hành
nhất là ở chặng sơ khởi hoặc chặng đầu của sự thực hành có
ánh sáng của định38 và những giai đoạn chuyển tiếp. Không có
những yếu tố này, hành giả sẽ không có được (hoặc sẽ mất) ‘Hơi
thở Trí tuệ’. Luôn có hơi thở [chuyển động] ở vùng chuẩn tập
trung’. ‘Biết là thấy’ – không cần phải chờ đợi ‘Hơi Thở Trí tuệ’.
Ngay khi hành giả biết khối hơi thở tại vùng chuẩn tập trung chỉ
với ý thức mà thôi, hành giả có thể đạt được ‘Hơi thở Trí tuệ’.
Cũng giống như việc điều chỉnh (phóng to / thu nhỏ) ống
kính camera để chụp được một bức ảnh sắc nét từ một khoảng
cách nhất định, cũng vậy, hành giả có thể khiến tâm tập trung
trên đề mục thiền qua việc khái niệm hóa (bằng sự hiểu biết) nó
như là một khối hơi thở hay một cột hơi thở hay một đoạn dây
hơi thở. Hành giả có thể tập trung trên nó và nhận thức đối
tượng hơi thở như thể hành giả là một người quan sát và đang
nhìn nó ở một hướng bất kỳ (từ một khoảng cách xa), nếu hành

37
Trong thiền Niệm Hơi Thở, khi tâm trở nên định tĩnh. Có ba mươi bốn tâm hành trong
mỗi tốc hành tâm (javānā-citta).
Tuệ quyền (paññ- indriya) là một trong chúng. Chúng là : 1) Tâm (citta); 2) xúc (phassa); 3)
thọ (vedanā);4) tưởng (saññā); 5) tư (cetanā); 6) nhất tâm(ek-aggata) ; 7) Mạng quyền
(jīvit∙indriya); 8) tác ý (manasikāra); 9) tầm (vitakka); 10) tứ (vicāra); 11) thắng giải
(adhimokkha); 12) tinh tấn (vīriya); 13) hỷ (pīti); 14) dục (chanda); 15 tín (saddhā); 16) niệm
(sati); 17) tàm (hirika); 18) quý (ottapa); 19) vô tham (a∙lobha); 20) vô sân (a∙dosa); 21) hành
xả (tatra-majjhattatā); 22) tịnh thân(kāya-passaddhi); 23) tịnh tâm (citta-passaddhi); 24)
khinh thân(kāya∙lahutā); 25) khinh tâm (citta∙lahutā); 26) nhu thân (kāya∙mudutā); 27) Nhu
tâm (citta∙mudutā); 28) Thích thân (kāya∙kammaññatā); 29) thích tâm (citta-kammaññatā);
30) thuần thân (kāya∙pāguññatā); 31) Thuần tâm (citta∙pāguññatā); 32) chánh thân
(kāy∙ujukatā); 33) chánh tâm (citt∙ujukatā); 34) tuệ quyền (paññ∙indriya).
38
Tham khảo mục ‘Bạn có từng tập trung vào ánh sáng trước đây chưa?’ Nếu có thì nó ra
sao?

43
Ānāpānasati

giả làm được vậy, chắc chắn một điều rằng, dù đối tượng có rõ
ràng, hay mờ mờ, hay không rõ, hay không có màu sắc, hay
không có viền nét, - nhưng vào thời điểm ấy, một hành giả thiện
xảo sẽ nhận thức ngay đối tượng hơi thở39 một cách rất rõ ràng
bằng trí tuệ của mình.
`TUYỆT ĐỐI ĐỪNG CHÚ Ý VÀO MÀU SẮC CỦA HƠI THỞ.’
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ CỐ ĐỊNH TÂM TRÊN TƯỚNG HƠI
THỞ?
Hơi thở khái niệm là đối tượng của thiền Ānāpānasati. Đây
là đối tượng (khối hơi thở) mà hành giả phải tập trung để phát
triển định. Hành giả không nên tập trung vào màu sắc hay hình
dạng của khối hơi thở.
Đối tượng hơi thở khái niệm được nhìn thấy tại ý môn như
thể thấy bằng cách phóng to hay thu nhỏ ống kính camera. Khi
thấy ở khoảng cách gần (do phóng to), đối tượng trông to lớn.
Nhưng khi đã tập trung một cách sắc bén vào khối hơi thở với
‘kích thước thích hợp (hợp lẽ)’, nằm giữa lỗ mũi và môi trên, thì
sau đó, hành giả không cần phải để ý đến kích thước của hơi thở
khái niệm nữa, do vậy, cứ bỏ qua (phớt lờ) nếu đối tượng có hiện
ra kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Trước khi đạt đến mức định thâm sâu và vững chắc (ở giai
đoạn chìm sâu), có lúc hành giả có thể nhận thấy màu sắc
(vaṇṇa) tại vùng tập trung, đó chính là màu hay ánh sáng của hơi
thở. Điều này được đề cập ở trên (trong mục ‘Hơi thở là gì?’)
rằng sau khi nhận thức đối tượng (một cách rõ ràng), thì việc
tiếp tục nhận biết đầy đủ hình dạng hay màu sắc cụ thể của đối
tượng hơi thở là không còn quan trọng nữa. Bởi trên thực tế,
sau khi nhận biết được đối tượng, khối hơi thở, hành giả cũng
đã nhận biết luôn các thuộc tính của nó.

39
Tướng hơi thở vào-ra sanh khởi dựa vào hơi thở tự nhiên, thông thường, cũng được gọi
là hơi thở vào-ra.
'Assasa-passasa nissaya upPaññānimittampettha assasa-passasa samannameva vuttam.'
(VsMT.viii.215 An-Apānā-Sati-Katha) (tham khảo chú thích 10, 52, 94, 96, 98, 99 and 109.)

44
Ānāpānasati

Ở đây, tâm bắt cảnh màu (hay hình dạng hoặc sự xuất
hiện) làm đối tượng là một tâm, tâm bắt hơi thở khái niệm (khối
hơi thở) làm đối tượng lại là một tâm khác. Tâm bắt hơi thở khái
niệm làm đối tượng mới là tâm định. Tâm bắt cảnh màu (ánh
sáng) làm đối tượng không phải là tâm định. Vì thế, không nên
quá để tâm đến màu sắc của hơi thở khái niệm (khối hơi thở).
Đối với ai hay xét đoán màu sắc (ánh sáng, hình dạng và sự xuất
hiện) quá nhiều, định sẽ bị yếu đi và gián đoạn. Trong lúc định
tâm trên Hơi thở khái niệm (vì mối quan tâm ở đây không phải
là màu sắc), không nên bận tâm xét đoán màu sắc có trong khối
hơi thở, hay ánh sáng lan tỏa xung quanh lỗ mũi. Điều này có
nghĩa là hành giả không nên tác ý (manasikara) đến màu sắc,
hình dạng, hay ánh sáng trên đối tượng hơi thở khái niệm (khối
hơi thở).
Vì vậy, chúng tôi nói rằng: Chớ có chú ý đến màu sắc của
nimitta (tướng của định).40 Trong nỗ lực để tập trung vào màu
sắc, kích thước và hình tướng của hơi thở, tâm không thể định

40
Nguyên tắc này giống như ‘Đừng tác ý (mānāsi-kara) đến màu sắc của nimitta (tướng
của định)’.
ꟷ A thānena taṃ nimittaṃ ne va vaṇṇato mānāsi kātabbaṃ, na lakkhaṇ ato
paccavekkhitabbaṃ. (TTĐ.232 Luận về niệm hơi thở)
ꟷ na vaṇṇo paccavekkhitabbo, na lakkhan am mānāsikatabbam. = Không nên xét
đoán màu sắc. Không nên chú ý vào những đặc tính. (TTĐ.IV56.Định-Kasina Đất)
Bởi vì nguyên tắc này, một số vị thầy thường khuyên thiền sinh không nên quan sát
‘màu sắc (hình dạng, kích thước và ánh sáng) của hơi thở khái niệm. Thay vì nói không nên
quan sát màu sắc’, thì tôi thường nói là không nên để ý xét đoán màu sắc. Không nên lưu
tâm đến ánh sáng. Không nên quá để ý chi tiết vào màu của khối hơi thở. Bởi vì đối tượng
phát sáng (do màu sắc), nếu thiền sinh vẫn gặp khó khăn khi tuân theo nguyên tắc này, thì
vị ấy cần phải hiểu rõ nguyên tắc thực hành niệm hơi thở. Không nên thường xuyên xét
đoán màu sắc (ánh sáng và hình tướng) trong lúc đang định tâm trên hơi thở khái niệm
(khối hơi thở).
Apica vaṇṇaṃ amuñcitvā nissavasavaṇṇaṃ katvā ussadavasena paṇṇattidhamme
cittaṃ paṭṭhapetvā manasikātabbaṃ. (TTĐ. IV 56)
Ðúng hơn (Apica), trong khi vẫn không bỏ qua màu sắc (vaṇṇaṃ amuñcitvā), sự chú
ý nên đặt trên khái niệm danh từ (ussadavasena; như là một khối hơi thở), đưa màu sắc
xuống vị trí chỉ là những đặc tính vật lý hỗ trợ (nissavasavaṇṇaṃ katvā)
ꟷ Tassevaṃ ghaṭentassa pathavīkasiṇe vuttānukkameneva tasmiṃ nimitte
catukkapañcakajjhānāni nibbattanti. (TTĐ.232 Luận về Niệm Hơi Thở)
Khi nỗ lực như vậy, thiền sinh đắc tứ thiền và ngũ thiền trên cùng một tướng theo
cách đã mô tả ở phần kasina đất.

45
Ānāpānasati

(trên Hơi thở khái niệm), hoặc sự định tâm không phát triển hơn
được nữa, và nếu tiếp tục thực hành như vậy, thậm chí điều đó
có thể chặn đứng sự tiến bộ của hành giả.
Khi đối tượng hơi thở khái niệm (khối hơi thở) có thể nhìn
thấy bằng tâm nhãn, sau khi đã đưa hình dạng và màu sắc
xuống vị trí chỉ là những đặc tính vật lý hỗ trợ, hành giả phải
tiếp tục tập trung và định trên nó như là hơi thở (khối hơi thở).
Đưa xuống có nghĩa là để vào vị trí ít quan trọng.
Khi định được phát triển qua bốn bậc thiền, hơi thở (khối
hơi thở) ngày càng trở nên vi tế hơn. Tùy theo tưởng và mức
định, đối tượng được thấy có hình dạng và màu sắc khác biệt41.
Và hình tướng của khối hơi thở có thể chuyển biến cho đến giai
đoạn chìm sâu [của khối hơi thở rất vi tế] có tướng là khối hơi
thở.
Để tăng trưởng định nhanh hơn, hành giả không nên xét
đoán (để ý tỉ mỉ) những thay đổi ở hình dạng và màu sắc của
khối hơi thở, chẳng hạn, trong khi định sâu lắng trên khối hơi
thở, hành giả không nên quá để ý vào hình tướng của khối hơi
thở (hay còn gọi là nimitta). Như vậy, dù hình dạng hay màu sắc
của nimitta như thế nào, hành giả phải chắc rằng mình không
chơi đùa với tướng. Không được cố ý thay đổi hình dáng, màu
sắc hay sự biểu hiện của tướng ấy. Tóm lại, nguyên tắc như sau:
Khi hành giả nhận biết khối hơi thở hay hơi thở trí tuệ (có
hình dạng, kích thước, màu sắc, hay sự biểu hiện)..., không nên
xét đoán (quá để ý) vào sự biểu hiện, hình dạng, kích thước,
màu sắc (và ánh sáng) của hơi thở khái niệm/ hơi thở ‘trí
tuệ’.
Hãy luôn giữ vững nguyên tắc này trong tâm. Chú ý những thay
đổi bên dưới.

41
Bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích điều này là vì tướng (nimitta) được sanh
ra bởi tưởng (Visuddhimagga. viii. ĀnāpānasatiKatha)

46
Ānāpānasati

☸—☸—☸

47
Ānāpānasati

Một số hành giả bị lẫn lộn: giữa sự tập trung vào


hơi thở với sự tập trung vào điểm xúc chạm

NGƯỜI GÁC CỔNG VÀ ĐIỂM XÚC CHẠM

Hành giả phải tìm kiếm hơi thở vào và hơi thở ra
không nơi nào khác ngoài nơi mà chúng phớt chạm.
Đây là ví dụ của người gác cổng:
“Người gác cổng không để ý (không kiểm tra)
những người đã đi vào và đã đi ra khỏi cổng thành-
bởi những người đó không phải là sự quan tâm của
anh ta.”
“Người gác cổng chỉ chú ý (kiểm tra) những người
đang đến ngay cổng.”
Cũng vậy, hơi thở - vào đã đi vào trong và hơi thở -
ra đã đi ra ngoài không phải là sự quan tâm của hành
giả và hành giả chỉ chú ý đến hơi thở đến ngay điểm
xúc chạm, cổng (lỗ mũi).42

NHỮNG HIỂU LẦM TRONG SỰ DIỄN ĐẠT


Bạn có hiểu câu nói ẩn dụ về ‘người gác cổng và điểm xúc
chạm không’? Câu nói này đôi lúc dẫn đến một số hiểu lầm như
sau:

42
Người gác cổng: Ví dụ này được đưa ra trong Thanh Tịnh Đạo:
‘… dvārappattā dvārappattāyeva bhārāti ayaṃ dovārikūpamā'. : Đây là ví dụ về người gác
cổng: Cũng như là một người gác cổng không khám xét những người bên trong và ngoài
thànhꟷVì đó không phải việc của anh taꟷnhưng anh ta chỉ khám xét từng người đến tại
cổng thành, cũng vậy, hơi thở vào đã đi vào và hơi thở ra đã đi ra không phải là sự bận
tâm của vị tỳ khưu, nhưng vị ấy chỉ chú tâm đến chúng mỗi khi chúng đi ngang qua [lỗ
mũi] cái cổng. TTĐ.Viii.226

48
Ānāpānasati

Cần phải liên tục nhận biết sự xúc chạm (cảnh xúc) tại lỗ
mũi hay môi trên ở giai đoạn chuẩn bị, và xuyên suốt sự thực
hành Ānāpānasati. [Tác giả của tập sách này đặt tên cách thực
hành này là `Kiểu tập trung Xúc và Chạm’43.]

Hoặc

ꟷ Cách thực hành chuẩn xác là phải tập trung vững chắc vào
sự xúc chạm (và cảm thọ) tại một vùng, kèm theo là sự dò
tìm hơi thở vào và ra (hơi thở xúc chạm/ hơi thở chuyển
động) ở tại đấy.
(Tác giả tập sách này đặt tên lối thực hành như vậy là
`Kiểu tập trung xúc chạm mạnh & hơi thở’.)

HIỂU ĐÚNG SỰ DIỄN ĐẠT

Câu nói ẩn dụ trên diễn đạt cho phần hơi thở mà hành giả
cần phải tập trung vào:

43
Một số thiền sinh chỉ tập trung và định tâm trên sự xúc chạm tại lỗ mũi hay môi trên mà
thôi. Họ hiểu sai về cái gọi là hơi thở và thực hành sai lệch. Thay vì lấy hơi thở làm đối
tượng, họ lại lấy cảnh xúc làm đối tượng (những đặc tính của địa đại, hỏa đại và phong
đại). Sự thực hành ấy hoàn toàn không phải Ānāpānasati. Như vậy, kiểu tập trung ‘Xúc và
Chạm’ tạo ra chướng ngại nghiêm trọng trên con đường tiến vào định.

49
Ānāpānasati

+ Hành giả chỉ cần nhận thức phần hơi thở ở tại điểm xúc
chạm đã được xác định bên dưới lỗ mũi hoặc một chỗ nào
đó xung quanh lỗ mũi/ hay môi trên.
+ Không đi theo hơi thở vào bên trong hay ra ngoài khỏi
thân, vì cách thực hành như vậy sẽ cản trở sự phát triển định của
hành giả.

HÃY CẨN THẬN ĐỂ KHÔNG LÀM PHỨC TẠP HƠN VỚI ‘KIỂU
TẬP TRUNG XÚC CHẠM MẠNH VÀ HƠI THỞ YẾU’.

‘Kiểu tập trung Xúc chạm Mạnh và Hơi thở’ chính là kết
quả không mong muốn của ‘Kiểu tập trung (vừa) Xúc chạm &
(vừa) Hơi thở’. Vì vậy, trước khi bàn luận về sự phức tạp của nó,
chúng ta sẽ có cái nhìn sơ lược về ‘Kiểu tập trung Xúc chạm và
Hơi thở.’

`Kiểu tập trung Xúc chạm `Kiểu tập trung Xúc


& Hơi thở’ chạm mạnh & Hơi thở’

Liên tục nhận thức Tăng sự chú ý (và kéo dài)


Hơi thở thực (hơi thở nhận thức trên xúc chạm,
chuyển động) khiển nhận thức trên hơi
thở bị yếu đi

50
Ānāpānasati

`Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’: Một số hành giả
Ānāpānasati thường có thói quen nhận biết hơi thở thực thông
qua cảm giác xúc chạm hoặc cảm thọ tại lỗ mũi hoặc môi trên.
Đối tượng mà tâm họ hoàn toàn nhận biết chính là hơi thở thực,
ꟷ chẳng hạn, họ đơn thuần và liên tục cảm giác hơi thở chuyển
động tại nơi mà chúng hiển lộ rõ nhất khi phớt chạm ở phần
đỉnh môi trên hoặc ở xung quanh lỗ mũi. Và tâm họ trở nên rõ
biết sự chuyển động của hơi thở thông qua sự xúc chạm hay
phớt chạm. Tác giả của tập sách này gọi lối thực hành như vậy là
‘Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’.
Có rất nhiều hành giả có ‘Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi
thở’ như thể nó là cách thực hành chuẩn. Tại sao hành giả thực
hành Ānāpānasati theo lối cảm giác hơi thở trong suốt quãng
thời gian lâu đến vậy?
 Họ nghĩ (hiều lầm) rằng hơi thở chỉ có thể được nhận
biết trực tiếp thông qua cảm giác của sự xúc chạm tại điểm xúc
chạm.
Họ không phá bỏ được lối thực hành chung chung này,
`Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’. Họ không áp dụng được
`Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung- Hai bước’ để tập trung vào
đối tượng thiền, khối hơi thở tại lỗ mũi. Mặc dù, hơi thở trong
thiền Ānāpānasati được nhận biết thông qua sự xúc chạm.
Nhưng trên thực tế, sự xúc chạm của hơi thở chuyển động tại lỗ
mũi và môi trên chỉ hữu ích cho việc xác định “vị trí chính xác”
của điểm xúc chạm, nơi mà cảm giác xúc chạm xảy ra hay xuất
hiện mà thôi.44 Bởi vì sự xúc chạm của hơi thở chuyển động chỉ
là một phương tiện, nên việc thường xuyên lặp đi lặp lại cách
nhận biết ấy là không cần thiết cho sự phát triển định trên hơi
thở khái niệm. Lưu ý những thay đổi bên dưới.

44
Do duyên thân và các xúc, thân thức khởi sanh. ( S.II.I.v.4). Thân tịnh sắc (kāya.pasada)
(thân môn) nhạy cảm với xúc chạm (cảnh xúc). Thân thức và các tâm sở phối hợp (bao
gồm tâm sở thọ) sanh khởi do duyên thân tịnh sắc, loại sắc thứ mười của tổng hợp mười
sắc thuộc thân (thân thập sắc).

51
Ānāpānasati

Điểm xúc chạm hoặc nơi được xúc


chạm [bởi hơi thở]: Là nơi mà hơi
thở phớt chạm rõ nhất – đỉnh môi
trên hoặc xung quanh lỗ mũi.
Nimitta = điểm xúc chạm. Điểm
xúc chạm tại lỗ mũi (nasika-
nimitta), và điểm xúc chạm ở môi
trên (mukha- nimitta)

Khi hành giả áp dụng ‘Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi
thở’, họ cảm giác được hơi thở chuyển động thô tháo hoặc vi tế
tại nơi mà nó hiển lộ rõ đối với họ. Xuyên suốt sự thực hành như
vậy, họ tập trung nhẹ hoặc mạnh vào sự xúc chạm, là bất kì đối
tượng nào thuộc cảnh xúc, và theo sau là sự dò tìm hơi thở xúc
chạm hay phớt chạm tại chỗ ấy. Họ thực hiện chuỗi hành động
cụ thể này (chẳng hạn, tập trung vào sự xúc chạm và dò tìm hơi
thở) lặp đi lặp lại trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Dường như
họ thấy mình như đang nhận thấy cả sự xúc chạm (chẳng hạn,
bất kỳ đặc tính tứ đại nào thuộc cảnh xúc hiển lộ rõ) và hơi thở
trong cùng một lúc.
Họ không những tỉnh giác trên sự chuyển động của hơi
thở [vào & ra], mà còn dễ dàng chú ý hoặc chuyển sang nhận
biết những thay đổi trong tính chất của hơi thở dù thô hoặc tế
và những thay đổi của nhịp thở.

52
Ānāpānasati

 Một số hành giả rất kiên quyết áp dụng theo ‘Phương


cách nhận biết Xúc chạm và Hơi thở’ trong suốt quá trình
thực hành mà không thấy rằng mình đang rơi vào cái bẫy
của sự nhận biết xen kẽ giữa hơi thở (vào hoặc ra) và sự
xúc chạm.
 Xúc chạm (cảnh xúc) được nhận biết bởi tiến trình thân
môn (kāya⋅dvāra) và nhiều tiến trình ý môn nối tiếp (cả
thân thức và ý thức)
 Đối tượng hơi thở (Hơi thở khái niệm) chỉ được nhận biết
bằng tiến trình ý môn (ý thức) mà thôi.
 Hãy cẩn thận để không tập trung vào sự xúc chạm : ‘Kiểu
tập trung Xúc chạm và Hơi thở’ đôi khi có thể dẫn đến
‘Kiểu tập trung Xúc chạm mạnh và Hơi thở yếu’ vốn thật
sự nguy hại bởi vì nó làm phức tạp hơn đạo lộ định tâm.

`Kiểu tập trung Xúc chạm mạnh và Hơi thở’: Trong quá
trình thực hành ‘Kiểu Xúc chạm và Hơi thở’, nếu hành giả cứ cố
gắng cảm giác hơi thở chuyển động liên tục suốt một thời gian
dài thì nguy cơ dẫn đến phương cách thực hành sai lệch đối với
định có thể xảy ra. Hành giả với ‘Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi
thở’ có xu hướng dần nhận thấy cảm giác tại vùng xúc chạm
ngày càng mạnh/rõ hơn (chẳng hạn, một trong những đặc tính
tứ đại như cứng, mềm, nhám, nóng, lạnh, kéo, đẩy…vv). Và do
vậy, thiền tập của người đó sẽ dần trượt khỏi đạo lộ định tâm và
dẫn đến những hậu quả phức tạp do ‘Kiểu tập trung Xúc chạm
và Hơi thở’. Đây là một vấn đề phổ biến của những hành giả
đang theo `Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’.

53
Ānāpānasati

Lúc đầu, hành giả cảm thấy thoải mái và dễ dàng thực
hành ‘Kiểu Xúc chạm và Hơi thở’ với tâm an lạc. Nhưng khi hơi
thở ngày càng trở nên vi tế, nó (hơi thở xúc chạm hay hơi thở
chuyển động) dần trở nên rõ hơn ở bên trong lỗ mũi. (Hãy thận
trọng nếu bạn gặp phải vấn đề này!) Hành giả có thể đi theo
cảm giác xúc chạm của hơi thở đang dần trở nên rõ hơn bên
trong lỗ mũi (hoặc ở trong thân). Thật ra, những gì đang trở nên
rõ hơn đối với họ hầu hết chính là những đặc tính kéo và đẩy
của phong đại.
Về sau, họ cảm giác thật rõ những đặc tính của tứ đại,
điều này dẫn đến sự mất cân bằng của tứ đại (chẳng hạn, tính
cứng ở khắp mũi, cứng, nặng và căng thẳng khắp mặt, tính kéo
và đẩy mạnh ở trong mũi). Đối với những người ấy, việc bỏ qua
hay phớt lờ những đặc tính và cảm thọ này (ở dưới mũi hay chỗ
nào đó xung quanh lỗ mũi) trở nên khó khăn về sau. Thay vì
định tâm trên hơi thở, thì dường như họ lại định trên sự xúc
chạm và các đặc tính của tứ đại. Ngay khi họ bắt đầu nhận thấy
sự chuyển động của hơi thở và để ý hơi thở vào và hơi thở ra,
họ cảm giác sự kéo, sự cứng, sự căng ở vùng mũi, hoặc khắp
mặt/ đầu. Điều này làm phức tạp hóa sự phát triển tâm của họ.
Giờ đây, tôi đã đưa ra nhiều cảnh báo về ‘Kiểu tập trung
Xúc chạm và Hơi thở’. Xin hãy cẩn trọng.
+ đừng để rơi vào cái bẫy của ‘Kiểu tập trung Xúc chạm và
Hơi thở’ (cái bẫy của việc cố gắng cảm nhận sự xúc chạm hay sự
phớt chạm của hơi thở một cách liên tục)
+ đừng làm phức tạp thêm sự thực hành với 'Kiểu tập trung
Xúc chạm mạnh và Hơi thở'.
Theo cách nói `cảm giác hơi thở tại điểm xúc chạm’ đôi lúc
làm cho hành giả bị nhẫm lẫn và khiến họ chệch khỏi con
đường đúng và chuyển sang con đường sai biệt, thế nên, tôi
thường tránh đề cập đến ngôn từ `cảm giác/cảm nhận hơi thở’
và `điểm xúc chạm’ trong lời giảng. Thay vào đó, tôi giảng như
sau:

54
Ānāpānasati

Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung ꟷ HAI BƯỚC:


“Trước tiên là vị trí và kế tiếp là đối tượng.”
“Nhắm đến vị trí trước tiên và sau đó mới tập trung trên
đối tượng.”
Chúng tôi cần phát triển `Phương Pháp Tiếp Cận Tập
Trung ꟷ Hai Bước’ để giải quyết vấn đề `Xúc Chạm’. Đối tượng
(hơi thở) tồn tại ở một chỗ có ranh giới nằm giữa lỗ mũi và môi
trên [là nơi mà sự tưởng tri về hơi thở (như một thanh cột hay
một khối) được sanh ra].

☸—☸—☸

55
Ānāpānasati

Hơi thở là đối tượng theo sau sự quán chiếu


hợp lẽ

Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – HAI BƯỚC:


+ Vị trí là trước tiên
+ Đối tượng là cái theo sau sự quán chiếu (phản tư) hợp lẽ

“… sīda pallaṅkaṁ ābhujitvā ujuṁ kāyaṁ paṇidhāya


parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā.”
(Trường Bộ.II.9 ‘Kinh Đại Niệm Xứ’)
“… ngồi xuống, bắt tréo chân, giữ lưng thẳng, đặt niệm ở
trước mặt.”
[`Parimukham’ có nghĩa rõ ràng là, “ở trước mặt”.]

Để có thể thấy được hơi thở khái niệm (hơi thở tĩnh, cột
hơi thở hay khối hơi thở), hành giả cần phải áp dụng Phương
Pháp Tiếp Cận Tập Trung- Hai Bước. Trước tiên, hành giả nên
tập trung nhắm đến vùng lỗ mũi, nơi mà hơi thở (khái niệm) tồn
tại, và sau đó mới tập trung vào hơi thởi khái niệm tại nơi đây.
Như một người thợ chụp ảnh có thể nhắm ống kính đến một
đối tượng, hành giả có thể áp dụng theo cách này `Phương
Pháp Tiếp Cận Tập Trung- Hai Bước’ để tập trung tâm (tâm
nhãn) vào hơi thở khái niệm và thấy nó.

BƯỚC MỘT:
VỊ TRÍ LÀ TRƯỚC TIÊN.

Cũng như việc hành giả tập trung vào một hình ảnh nào đó
trong tâm (chẳng hạn, hình ảnh một người bạn), hành giả có thể
tập trung một cách sắc bén vào nơi mà hơi thở tồn tại: vùng lân
cận lỗ mũi bên phải hay lỗ mũi bên trái, nằm giữa lỗ mũi và môi

56
Ānāpānasati

trên. Để thể hiện tầm quan trọng của việc tập trung đúng chỗ,
đôi lúc tôi còn ví chỗ đấy là `vùng tập trung chuẩn’.
 Xúc giác chỉ hữu ích để phát hiện ra nơi chốn của hơi
thở. Chỗ được nhận biết bởi xúc giác hay cảm giác xúc chạm
chính là mốc định hướng trong ý môn hay tâm nhãn. Tâm (tâm
nhãn) tìm thấy nơi chốn của hơi thở thông qua vị trí của sự xúc
chạm hay cảm thọ.

Lưu ý: Khi tập trung trên đối tượng thiền, đối với hành giả thiếu
thiện xảo thường lạm dụng sự xúc chạm hay cảm thọ ngay tại lỗ
mũi hay môi trên.

 Cách tốt nhất để phát hiện vị trí của hơi thở là ý thức
được vị trí của thân (hay vị trí của các thân phần) trong lúc ngồi
xếp bằng với lưng thẳng. Điều này là vì khi biết được `vị trí của
thân’, với ý thức ấy, hành giả cũng biết được hay hiểu được vị trí
của cả thân và đầu, qua đó, tâm hành giả có thể biết và thấy vị
trí của hơi thở. Thế nên, vị trí của các thân phần là mốc định
hướng trong ý môn hoặc trong cái thấy của tâm.

BƯỚC HAI:
ĐỐI TƯỢNG LÀ CÁI THEO SAU SỰ QUÁN CHIẾU HỢP LẼ.

... desato āharitabbaṃ. = Hoán đổi vị trí.


(TTĐ. viii. 229) [Tham khảo chú thích 76.]

57
Ānāpānasati

`LẼ HIỂN NHIÊN VÀ SỰ QUÁN CHIẾU HỢP LẼ’

Hơi thở (khối hơi thở) luôn luôn hiện diện tại lỗ mũi. Bạn
biết rõ điều này và chấp nhận sự thật này, vì bạn luôn phải thở
trong suốt cuộc đời mình. Đó chính là lẽ hiển nhiên để biết sự
hiện diện của hơi thở (khối hơi thở) mà không cần để ý đến sự
chuyển động (sự xúc chạm) của hơi thở thực và những cảm thọ
(dù là vi tế) tại lỗ mũi hay môi trên.
Dựa trên cách quán chiếu này, hãy mang [thể khối của hơi
thở] vào trong tâm. Ở đây, sự quán chiếu (phản tư) hợp lẽ có
nghĩa là để tâm tự ý thức sự hiện diện của hơi thở (khối hơi thở)
thật rõ ràng tại vùng tập trung chuẩn (bằng cách tập trung và
định tâm trên nó) mà không cần để ý đến sự chuyển động của
hơi thở hoặc cảm giác xúc chạm tại lỗ mũi hay môi trên.
 Một hành giả thiện xảo nhận thức rõ lẽ hiển nhiên này và
có được sự quán chiếu hợp lẽ. ‘Biết là Thấy’

Đối với chặng đầu và chặng giữa của sự thực hành, cách
tốt nhất thường là tập trung trên `cái nhìn tổng quan về hơi
thở (khối hơi thở)’ như thể đang nhìn từ đằng sau cách 5-6
inches (12-15 cm), để vượt qua chướng ngại của cảm giác
chuyển động (sự xúc chạm) của hơi thở thực và những cảm thọ
tại lỗ mũi. Cũng có thể thực hành như thể nhìn từ một hướng
bất kỳ. Nhưng theo tôi thì hành giả không nên tập trung theo
hướng từ trên xuống hay hướng từ dưới lên.

TẬP TRUNG TỪ ĐẰNG SAU

Tốt nhất là hành giả nên có một cái nhìn tổng quan về hơi
thở như thể người ấy đang nhìn hơi thở của mình từ đằng sau.

58
Ānāpānasati

Con mắt vật lý Vùng tập trung chuẩn: sự


(Mắt trần) tu tập của hành giả được
thành tựu khi người ấy
đặt niệm trên vùng này
(và hơi thở trí tuệ). Đối
tượng tập trung (hơi thở
Tuệ nhãn là sự tập trung khái niệm /hơi thở trí tuệ)
theo hướng vuông góc tồn tại ở vùng này (giữa
vào mục tiêu (vùng tập lỗ mũi và môi trên trong
trung chuẩn) từ xa. ranh giới của cột hơi thở).

TẬP TRUNG TỪ TRÊN XUỐNG

`Tập trung vào đối tượng hơi thở từ trên xuống’ vô tình
khiến cho hành giả nhìn vào đối tượng hơi thở bằng mắt trần
của mình.
Do bởi thói quen từ lâu của việc sử dụng mắt trần và nhãn
thức để nhìn vào đối tượng, một số hành giả chưa thiện xảo khi
áp dụng kỹ thuật tập trung đôi lúc cố dùng mắt của mình để
thấy được đối tượng. Điều đó có thể khiến họ bị đau mắt do
căng thẳng hoặc mỏi và thậm chí mệt nhọc.

Hành giả tập trung trên Nhục nhãn của vị ấy


đối tượng hơi thở như (tuy đang nhắm lại)
thể đang nhìn nó từ trên nhưng cũng đang
xuống. Tuệ nhãn của vị hướng sự tập trung
ấy đang nhìn xuống mục xuống mục tiêu.
tiêu.
Vùng tập trung chuẩn

59
vz Ānāpānasati

Đối tượng thiền, khối hơi thở chỉ được nhận biết bằng ý
thức. Nó có thể thấy được bằng tâm nhãn trong ánh sáng của
định. Khối hơi thở trên thực tế không thể thấy được bằng mắt
trần. Đó là vì sao đối với ai tập trung và định tâm trên nó, `mắt
trần sẽ trở nên vô dụng trong mọi trường hợp.’

TẬP TRUNG TỪ DƯỚI LÊN

Hành giả tập


Hướng chuyển động
trung trên đối
của hơi thở vào
tượng hơi thở
như thể nhìn nó
từ dưới lên trên.
Tuệ nhãn của vị
ấy đang tập trung
nhìn lên mục tiêu.

Trong lúc tập trung vào đối tượng hơi thở theo hướng từ
dưới lên, hướng nhìn của tuệ nhãn song song với hướng đi của
hơi thở vào. Hành giả không thể giữ vững định tâm trên vùng
tập trung chuẩn hay vùng có mục tiêu là hơi thở khái niệm tại
đấy được lâu và dễ bị cuốn theo hơi thở chuyển động (hơi thở
thực) vào trong mũi. Điều đó có thể gây ra một cơn đau nhói ở
trong lỗ mũi và khiến cho sự thực hành của người ấy phức tạp
thêm. Kết quả là, hành giả không thể tiếp tục thiền Ānāpānasati
và từ bỏ sự thực hành. Thậm chí, hành giả ấy còn không thể
thực hiện bước đầu của Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung và
không thể phát triển được định.
Giờ thì hành giả biết được những chướng ngại mà những
hành giả tập trung vào đối tượng theo hướng từ trên xuống hay
từ dưới lên gặp phải. Trong cả hai trường hợp, đều do sự yếu
kém về kỹ năng áp dụng kỹ thuật tập trung (Phương Pháp Tiếp
Cận Tập Trung- Hai Bước).

60
Ānāpānasati

Để cải thiện các kỹ năng thiền, chỉ việc ngồi thiền thôi thì
vẫn chưa đủ.
Hãy luôn định tâm trên đối tượng thiền trong mọi lúc chỉ
với tâm (biết đối tượng thiền) mà thôi. Hành giả phải áp
dụng kỹ thuật tập trung, ‘Phương Pháp Tiếp Cận Tập
Trung - Hai bước’ (tập trung trên đối tượng như thể đang
nhìn nó từ đằng sau) một cách thiện xảo.
Thực hành miên mật là cần thiết và hành giả nên an trú
niệm trên hơi thở khái niệm trong mọi oai nghi của thân, và
phải thực hành với sự tôn kính.
Trong mười phút đi bộ, chẳng hạn, hành giả phải áp dụng
kỹ thuật tập trung được vài lần nhằm duy trì sự nhận thức trên
đối tượng hơi thở khái niệm. Nhờ vậy, nó giúp cho người ấy cải
thiện tốt kỹ năng áp dụng kỹ thuật tập trung.
Đi, đứng hay ngồi, hành giả không nên để ý gì khác ngoài
hơi thở khái niệm (cột hơi thở hay khối hơi thở). Nếu hành giả
cố gắng liên tục theo cách này, chắc chắn hành giả sẽ vượt qua
được những chướng ngại này (tập trung vào đối tượng từ trên
xuống hay từ dưới lên) và dần dần cải thiện được định của mình.
Sau khi tập trung vào vị trí (vùng tập trung chuẩn) nơi mà
hơi thở thực tồn tại, hành giả cần quán chiếu sự hiện diện của
hơi thở hay khối hơi thở45 trong chốc lát ở một tốc độ thích hợp
(nhanh46, đều đặn47, ngẫu nhiên48) theo cách này:

45
Tôi thường hướng dẫn thiền sinh mới thực hành, người chưa thấy được khối hơi thở
một cách rõ ràng là cần phải quán chiếu hơi thở như là một thanh cột khí có chiều dài
8cm -10 cm. Nó giúp thiền sinh (với tuệ nhãn) nhìn ra được khối hơi thở có dạng hình cột.
Thiền sinh nên xác định khối hơi thở bằng vị trí và bằng định giới của nó. Khối hơi thở
được phân định giới hạn bằng ranh giới. Sau khi thấy đối tượng một cách rõ ràng, họ cần
tập trung vào vùng tập trung thích hợp của đối tượng (khối hơi thở) ở giữa lỗ mũi và môi
trên.
46
Tốc độ quán chiếu cần phải nhanh khi niệm và sự hiểu biết về đối tượng yếu đi hoặc rất
yếu (do phóng tâm sanh khởi). Chẳng hạn, quán chiếu sau mỗi năm đến mười giây. Thời
lượng của pháp quán chiếu nhanh không nên kéo dài.
47
Tốc độ quán chiếu nên đều đặn khi đối tượng dần trở nên rõ ràng.

61
Ānāpānasati

ꟷ `chỗ này đầy ấp hơi thở’, hoặc


ꟷ `chỗ này bị chiếm đóng bởi hơi thở ‘, hoặc
ꟷ `hơi thở luôn luôn hiện diện tại đây’, hoặc
ꟷ `(một phần của) cột hơi thở tồn tại ở đấy’, hoặc
ꟷ `khối hơi thở’ hoặc `thân hơi thở’, hoặc `hơi thở’.
Hơi thở là một thực tại (một thứ thực sự tồn tại).49 Nhận
thức sự hiện diện của khối hơi thở không phải là tưởng tượng.
Bằng cách tự ý thức (quán chiếu) sự hiện diện của cột hơi thở
(khối hơi thở) hành giả có thể thuyết phục tâm trí mình về thực
tại của đối tượng thiền, và hành giả có thể tăng cường niệm và
sự hiểu biết về đối tượng thiền. Thiền tập của hành giả giờ đây
ở giai đoạn chuẩn bị.50 Để có thể nhất tâm, ngoài việc tập trung
vào kích thước phù hợp của đối tượng thiền, cần thêm sự phối
hợp (kết nối) với việc quán chiếu đối tượng ấy theo một tốc độ
vừa phải; như một con thuyền trên một dòng nước chảy xiết,
được giữ cho ổn định bởi sự trợ giúp của bánh lái.
Khi hành giả đã phát hiện và ý thức được hơi thở (hơi thở
khái niệm tĩnh) tại vùng tập trung, hành giả có thể tiếp tục tập
trung vào nó `theo một tổng thể’ và định tâm vào nó như một
khối hơi thở hoặc hơi thở. (theo khuyến nghị, hành giả chỉ nên
tập trung vào đối tượng theo một tổng thể tại một khu vực
thích hợp). Ở đây, cần phải xác định rằng, đối tượng tập trung
không phải là hơi thở thực hay hơi thở chuyển động, mà là `hơi
thở trí tuệ’

48
Tốc độ quán chiếu sẽ là ngẫu nhiên khi đối tượng tập trung được rõ ràng và ổn định,
chỉ có một ít xao nhãng thường hay phát sinh.
49
Hơi thở có tồn tại (vijjamānā) theo sự thật do quy ước (tục đế - sammuti sacca), nhưng
nó không có tồn tại theo sự thật tối hậu. Nó đại diện cho một tính chất (ꟷmột khối hay
một thân) theo sự thật quy ước. Tham khảo chi tiết ở phần giải thích tr.15)
50
Cách thức thực hành ở đây tương tự như thiền định— `Ādikammikassa hi
paṭhavīmaṇḍaiādisu nimittaṃ uggaṇhantassa tam ālambanaṃ parikammanimittan ti
pavuccati. Sā ca bhāvanā parikammabhāvanā nāma.'
`Khi một thiền sinh sơ cơ nắm bắt được tướng riêng từ đề mục vòng tròn (kasina) đất,
vv…, đối tượng ấy được gọi là chuẩn bị tướng, và thiền ấy được gọi là thiền chuẩn bị.’
(gocarabheda, Abhidhammattha Sangaha)

62
Ānāpānasati

Nhờ áp dụng kỹ thuật tập trung, tâm rõ biết rằng, hơi thở
bất động (hơi thở tĩnh) hay hơi thở trí tuệ (dưới bất kì hình dạng
hay màu sắc nào) đã được nhận thấy, dù trong cái thấy thoáng
qua. Nó chính là hình ảnh của hơi thở ở trong tâm, được sanh
lên do định. Đối tượng ấy đã được nắm bắt triệt để và đi vào
phạm vi ý môn. Hành giả có thể thấy nó rõ ràng như thể người
ấy đang mở mắt nhìn nó.
Nếu hành giả thỉnh thoảng tập trung vào hơi thở thực
đang chuyển động, chẳng hạn, khi thở vào, hành giả biết mình
đang thở vào; và khi thở ra, hành giả biết mình đang thở ra; và
hành giả có thể phân biệt được hơi thở dù nó dài hay ngắn, và
có lúc lại định trên hơi thở khái niệm là hơi thở tĩnh hay hơi thở
trí tuệ, nếu vậy, hành giả sẽ không thể phát triển được mức định
mạnh mẽ và sâu lắng.51 Hành giả có thể thành tựu sự tu tập
định chỉ với hơi thở khái niệm mà thôi, và với việc phát triển đầy
đủ mức định thâm sâu, hành giả mới có thể thấy được hơi thở
(khối hơi thở) một cách ổn định.

51
Tham khảo TTĐ-232.
"Nimitte ṭhapayaṃ cittam, nānākāraṃ vibhāvayaṃ;
Dhīro assāsapassāse, sakaṃ cittaṃ nibandhatī”ti.
Dán chặt tâm trên tướng; bỏ qua những khía cạnh ngoại lai
Người có trí buộc tâm ở hơi thở [ra vào]
Những khía cạnh ngoại lai (ngoài rìa/ không liên quan) ở đây có nghĩa là bốn tính chất
của hơi thở thực: dài và ngắn, vào và ra (VsMT -232).
... Assāsa-passāsa nissāya uppannanimittampettha assāsa-passāsa sāmaññameva
vuttaṃ. (VsMṬ.viii.215 `Ānāpānasati-Katha')
… Như cổ đức nói, vì nó tùy thuộc vào hơi thở ra & vô, nên tướng được sanh lên
ấy (nimitta) cũng được gọi là hơi thở ra & vô.

63
Ānāpānasati

NẾU CÓ SỰ TẬP TRUNG SẮC BÉN TRÊN ĐỐI TƯỢNG

THÌ SẼ LUÔN CÓ MỘT HÌNH ẢNH SẮC NÉT TRONG TÂM?

`Biết là Thấy’.

Bất cứ lúc nào những suy nghĩ phát sanh trong tâm, hãy
cứ phớt lờ chúng và đem tâm trở về với hơi thở. Sự phát sanh
của những suy nghĩ nơi tâm là một điều tự nhiên. Thật vô ích khi
nổi sân với những suy nghĩ ấy hay về chính bản thân mình và
hành giả không nên vướng mắc đối với chúng. Bằng cách bỏ
qua những suy nghĩ ấy, hành giả bắt đầu tách mình ra khỏi
chúng. Và bằng cách luôn hay biết hơi thở, hành giả khiến mình
quen thuộc với hơi thở. Đó là phương cách đúng đắn để đối trị
với những suy nghĩ lan man (phóng tâm).

Để loại trừ những suy nghĩ lan man, Niệm Hơi Thở là vũ
khí tốt nhất. Theo bài kinh ‘Meghiya' của ‘Tăng Chi Bộ’:
`Niệm Hơi Thở cần được tu tập để trừ khử tầm tư).’
(ānāpānasati bhāvetabbā vitakk·upacchedāya.)
Khi hành giả chú tâm đến hơi thở khái niệm. Hành giả có
thể bắt được (nhận ra) nó ngay lập tức. Bằng cách sử dụng kỹ
thuật tập trung, hành giả sẽ khiến tuệ nhãn của mình tập trung
trên hơi thở khái niệm. Và khi hành giả đã trở nên thiện xảo
trong việc áp dụng kỹ thuật tập trung (Phương Pháp Tiếp Cận
Tập Trung- Hai Bước), hành giả có thể nhìn vào đối tượng thiền
ngay lập tức với tuệ nhãn của mình. Việc thấy rõ đối tượng thiền
bằng tuệ nhãn chỉ có thể kéo dài trong chốc lát. Mặc dù có sự
tập trung nhạy bén vào đối tượng, hình ảnh của đối tượng nơi
tâm có thể hiển lộ sắc nét trong ánh sáng của định hoặc mờ tối
(do ánh sáng của định chưa sanh). Nói cách khác, sự tập trung
nhạy bén trên đối tượng hơi thở không có nghĩa là hình ảnh của
đối tượng trong tâm sẽ luôn luôn hiển lộ sắc nét.

64
Ānāpānasati

`Biết đưa đến Thấy’.

`Biết (hơi thở) mới chính là sự định tâm thực thụ (trên hơi
thở)‘. Khi định phát triển hoặc sau khi vượt qua giai đoạn chuyển
tiếp, hình ảnh của hơi thở nơi tâm (tâm ảnh của hơi thở) sẽ trở
nên rõ ràng trong bóng tối hoặc trong ánh sáng của định. Tâm
định thấy đối tượng rõ ràng. Chính vì thế, chúng tôi mới nói
`Biết (hơi thở) đưa đến Thấy (hơi thở)’. Vào thời điểm ấy (sát-na
tâm ấy), biết hơi thở khái niệm đang tồn tại nhằm để thấy được
nó. Trạng thái `Biết khối hơi thở đang tồn tại nhằm để thấy được
nó’ chính là ý nghĩa của `Biết là Thấy’. Ở giai đoạn chìm sâu [vào
khối hơi thở rất vi tế]52, đối tượng tập trung (hơi thở khái niệm)
không có đường viền rõ rệt và sắc nét nhưng nó rõ ràng, sống
động và sáng như thể được ánh sáng chiếu vào.
 Hành giả có ánh sáng của định có thể thấy vị trí của hơi thở
một cách sắc nét và rõ ràng. Nhưng có ánh sáng của định
không nhất thiết có nghĩa là hành giả sẽ thấy được hơi thở
khái niệm (khối hơi thở).
 Chỉ bằng sự nhận biết hơi thở, hành giả [người có được định]
mới thành tựu cái thấy đối với nó.
— `Biết đưa đến Thấy’.

CÁC TRẠNG THÁI TÂM CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG MẠNH ĐẾN SỰ TẬP
TRUNG CỦA HÀNH GIẢ!

Một điều khác cần phải để ý, đó là, để thấy đối tượng hơi
thở một cách rõ ràng, việc nhận biết lặp đi lặp lại các trạng thái
tâm như sự hạnh phúc hay an tĩnh, là một trở ngại.

52
Một thiền sinh có được hơi thở vững chắc, sáng chói và rõ ràng (= tợ tướng(patibhāga-
nimitta)). Vị ấy phát triển giai đoạn sau cuối của an chỉ định hoặc cận định trong thiền
Niệm Hơi Thở, và sau đó có thể đạt đến sơ thiền. Tañca kho neva vaṇṇavantaṃ, na
saṇṭhānavantaṃ……….Kevalañhi samādhilābhino upaṭṭhānākāramattaṃ saññajametanti.
(TTĐ, IV.57); 57. ……… Tañca kho paṭibhāganimittaṃ neva vaṇṇavantaṃ na
saṇṭhānavantaṃ aparamatthasabhāvattā. (TTĐ-Mahātīkā-1) Tợ tướng không có màu
sắc hay hình dạng bởi nó không phải là thực thể cùng tột; … Vì nó chỉ sinh từ tưởng nơi
người đã đắc định (cận hành) và chỉ là một giả tướng. (Tham khảo chú thích 10, 39, 94, 96,
98, 99 và109.)

65
Ānāpānasati

Tâm định có tịnh (passaddhi), hỷ (pīti) và lạc (sukha). Hành


giả có thể kinh nghiệm những trạng thái tâm này khi đã loại trừ
được các phiền não53 khiến tâm nóng bức. Vì hành giả chưa
từng kinh nghiệm chúng trước đây, nên tâm hành giả dễ trở nên
dính mắc và chao động bởi chúng. Sự thích thú đối với các trạng
thái tâm này không phải pháp hành Ānāpānasati. Sự nhận thức
lặp đi lặp lại hay sự dính mắc đối với chúng (trạng thái tĩnh lặng,
an tịnh, hỷ hoặc lạc) sẽ khiến hành giả quên đi sự thực hành và
đối tượng thiền của mình. ꟷ Và điều đó sẽ gây trì trệ và ngăn
trở sự tiến bộ của hành giả.
Niệm hơi thở là sự chú tâm nhận biết hơi thở khái niệm
(hơi thở trí tuệ). Tâm của hành giả không nên chuyển sang bất
kì đối tượng nào khác. Trong lúc hành thiền, những hành vi
khao khát như hy vọng, tham luyến, đối với hơi thở thực là hơi
thở vào hoặc hơi thở ra, thậm chí, đối với những chuyển động
của hơi thở thực (vào-ra) chính là một trở ngại đối với định.54
Khi còn bất kì sự dính mắc nào đối với hơi thở thực, hay
sự an lạc, hoặc những vọng tưởng, những đối tượng dục lạc,
vv…, tâm của hành giả không thể tập trung ổn định trên đối
tượng thiền (khối hơi thở hay Hơi thở khái niệm), do đó, hành
giả sẽ không thể phát triển tốt sự định tâm.
Một số người mới thực hành nhưng lại muốn thấy ấn
tướng (nimitta) hoặc ánh sáng trong lúc hành thiền. Tuy nhiên,
họ vẫn chưa hiểu được nimitta là gì. Để tránh phóng tâm, để
thấy được nimitta, và để phát triển định, hành giả cần phải nắm
được nguyên tắc thực hành trước tiên.

53
Mười phiền não (kilesa): 1) tham (lobha), 2) sân (dosa), 3) si (moha), 4) ngã mạn (māṇa),
5) tà kiến (diṭṭhi), 6) hoài nghi (vicikichā), 7) hôn trầm (thina), 8) trạo cử (uddhaca), 9) vô
tàm (ahiri), 10) vô quý (anottapa).
54
Nó là một trong mười tám bất toàn liên tiếp khởi lên trong từng khoảnh khắc đối với
thiền sinh niệm hơi thở.
ꟷ Assāsapaṭikaṅkhanā nikanti taṇhācariyā samādhissa paripantho.
ꟷ Passāsapaṭikaṅkhanā nikanti taṇhācariyā samādhissa paripantho.
(Paṭisambhidāmaggapāḷi; Mahāvaggo; Upakkilesañāṇaniddeso 154)

66
Ānāpānasati

[Trong cách giảng dạy của tôi, hiếm khi nào tôi dùng
thuật ngữ nimitta, nhưng thường thì tôi dùng thuật ngữ ‘đối
tượng tập trung’ để nói về khối hơi thở, hơi thở tĩnh (bất động),
hơi thở trí tuệ hoặc hơi thở khái niệm55.]

Bất cứ khi nào tâm bị tản mạn, hãy mang nó trở về với
khối hơi thở. Hành giả không nên khởi sân hay khó chịu với điều
đó. Hành giả nên bỏ qua những sự phiền nhiễu không đáng kể
như việc nghe tiếng động hay giọng nói. Chỉ đơn thuần nhận
biết đối tượng thiền như là hơi thở (khối hơi thở hoặc Hơi thở
khái niệm). Nếu hành giả nhận biết đối tượng thiền của mình
mà không có sự gián đoạn nào, tâm hành giả trở nên gắn chặt
vào nó. Và hành giả không còn biết bất cứ gì khác. Vào lúc ấy,
những âm thanh nhỏ hay giọng nói không thể làm hành giả
phân tâm khỏi đối tượng thiền.

Trong lúc hành giả đang cố định tâm vững chắc vào
đối tượng tập trung (hơi thở khái niệm/ khối hơi thở/ hơi
thở tĩnh/ hoặc hơi thở trí tuệ), đừng chú ý đến những điều
sau:

ꟷ Sự xúc chạm và cảm thọ ở lỗ mũi, môi hoặc bất kỳ bộ phận


nào khác trên cơ thể. (Điều quan trọng là phải hiểu và tuân
thủ nghiêm túc nguyên tắc này, đặc biệt là khi hành giả quán
chiếu sự hiện diện của hơi thở khái niệm hoặc hơi thở trí tuệ
tại vùng tập trung và trong giai đoạn chuyển tiếp qua mức
định cao hơn.)
ꟷ Hơi thở thực, hơi thở thông thường, hơi thở chuyển động
vào-ra,56

55
Nói về nimitta, tham khảo chú thích 10, 39, 52, 94, 96, 98, 99 và 109.
56
Khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở vào hoặc hơi thở ra, tâm nhận biết bị lay
động (mất tập trung) bởi sự Xúc Chạm. Khi thiền sinh hướng tâm nhận biết hơi thở vào,

67
Ānāpānasati

ꟷ Sự an lạc của thân57, hoặc


ꟷ Những trạng thái tâm, chẳng hạn như sự tĩnh lặng, an vui, và
thậm chí bất kì sự khao khát nào58 đối với hơi thở thực, hơi
thở vào và hơi thở ra.
Tất cả chúng có thể hướng sự chú tâm của hành giả chệch khỏi
đối tượng tập trung, hơi thở trí tuệ.

☸—☸—☸

tâm của người ấy có thể bị hơi thở ra lay động và ngược lại. Chúng là những chướng ngại
(bất toàn/ cấu uế) đối với định. (PsM, Upakkilesañāṇaniddeso, 155)
57
Các tâm tịnh chỉ (Samātha )… rất thanh tịnh, mạnh mẽ và cao thượng, vì ở đó không có
các tùy phiền não (upakkilesa: cấu uế của tâm). Điều đó có nghĩa rằng những tâm này tạo
ra rất nhiều thế hệ sắc do tâm thanh tịnh và cao thượng sanh, trong đó địa đại, phong đại,
hỏa đại rất nhẹ nhàng và vi tế. Khi các tổng hợp sắc nhẹ nhàng và vi tế ấy xúc chạm thân
môn (yếu tố thứ mười trong các tổng hợp mười sắc thuộc thân) thiền sinh cảm nghiệm sự
thoải mái về thân rất lớn, không có sự nặng nề (địa đại).
Tham khảo bài pháp thoại 4, Biết và Thấy (Đại Trưởng lão Thiền sư Pa-Auk Tawya
Sayadaw)
58
Nó là những bất toàn/ cấu uế sanh lên đối với thiền sinh Niệm Hơi Thở.
ꟷ Assāsenābhitunnassa passāsapaṭilābhe mucchanā (=sự khao khát) samādhissa
paripantho.
Những hành vi khao khát như hy vọng, tham luyến, đối với hơi thở vào là một ngăn
trở cho định.
ꟷ Passāsenābhitunnassa assāsapaṭilābhe mucchānā samādhissa paripantho.
Những hành vi khao khát như hy vọng, tham luyến, đối với hơi thở ra là một ngăn trở
cho định.
(Paṭisambhidāmaggapāḷi; Mahāvaggo; Upakkilesañāṇaniddeso 154)

68
Ānāpānasati

Bạn có được hơi thở thuần khiết không?

SỰ ĐỊNH TÂM VS HƠI THỞ CHUYỂN ĐỘNG

Chúng ta đã thảo luận và làm rõ về định là như thế nào ở


phần trước.
 Định có ý nghĩa như thế nào?
Nó được gọi là định (samādhi) với nghĩa tập trung
(samādhāna).
Tập trung này là gì?
Đó là sự xoay quanh (ādhāna) của tâm và các tâm sở một
cách đều đặn và chánh đáng vào một đối tượng duy nhất. Vì thế,
nó là trạng thái mà, nhờ đó, tâm và các tâm sở được giữ quân
bình một cách đều đặn (samaṁ) và chánh đáng (sammā) vào
một đối tượng duy nhất (ekārammaṇe), không phân tán hay xao
lãng. Điều đó cần được hiểu là định.59

`Tướng (nimitta), hơi thở vào, hơi thở ra, không phải là đối
tượng’
`Của từng tâm một’;
`Đối với người không biết ba pháp này’
`Pháp tu không tiến đạt’.
(Paṭisambhidāmagga.i.159, Visuddhimagga.viii. 227, 231)

Một hành giả phân biệt hơi thở vào và hơi thở ra ở chặng sơ
khởi của đạo lộ định tâm. Sự xúc chạm (cảnh xúc) của hơi thở
chuyển động mang ý nghĩa hỗ trợ cho việc nhận biết hơi thở
(khi nó đi vào và đi ra khỏi thân qua lỗ mũi) và để phân biệt
giữa hơi thở vào và hơi thở ra. Hơi thở vào được phân biệt với
hơi thở ra bằng sự xúc chạm hoặc ngược lại. Điều này có nghĩa
là hành giả không thể phân biệt được hơi thở vào hay hơi thở ra

59
Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga. iii. 38)

69
Ānāpānasati

mà không thông qua sự nhận biết những chuyển động của hơi
thở, trừ khi trước đó, người ấy phải cảm giác được sự xúc chạm.
Trong chặng sơ khởi của sự thực hành, hành giả ấy thường cố
gắng nhận biết hơi thở chuyển động bằng cách cảm giác sự xúc
chạm ngay dưới mũi hoặc ở đâu đó xung quanh mũi: chỗ đó
được gọi là điểm xúc chạm (hoặc) là nơi mà hơi thở vào và hơi
thở ra giao chạm với nhau. (điểm xúc chạm = tướng =nimitta).
Tham khảo chú thích 34.

 Cái biết đối với đối tượng là hơi thở chuyển động thực
(Xúc chạm và Hơi thở) được thực hiện bằng vô số các
chuỗi tiến trình tâm của cả thân môn và ý môn.
 Một tâm nhận biết tướng (nimitta = nơi mà hơi thở vào
và hơi thở ra giao chạm nhau, điểm xúc chạm (vùng/ nơi
xúc chạm), một tâm khác nhận biết hơi thở vào, và một
tâm khác nữa nhận biết hơi thở ra.
 Bậc thiền Hơi Thở hoặc Tâm định Hơi thở (đó chỉ là tiến
trình tâm ý môn) chỉ bắt Hơi thở khái niệm làm đối
tượng mà thôi.

70
Ānāpānasati

Ở đây chúng ta cần nhận biết một số chướng ngại đối với định
(những suy nghĩ làm tâm trí bị lay động hoặc xao nhãng) phát
sinh do việc nhận biết hơi thở thực (chuyển động) và vì thế, gây
trở ngại cho sự thực hành.
 Khi hành giả hướng tâm chú ý vào tướng/ dấu hiệu
(= nơi mà hơi thở vào và hơi thở ra giao chạm
A nhau), tâm người ấy bị lay động (mất tập trung) bởi
hơi thở vào.60
 Khi hành giả hướng tâm chú ý vào hơi thở vào,
tâm người ấy bị lay động bởi tướng.61

 Khi hành giả hướng tâm chú ý vào tướng, tâm


B người ấy bị lay động bởi hơi thở ra.62
 Khi hành giả chú tâm để ý vào hơi thở ra, tâm người
ấy bị lay động bởi tướng.63

60
Nimittaṃ āvajjato assāse cittaṃ vikampati - (samādhissa paripantho.)
(Paṭisambhidāmaggapāḷi; Mahāvaggo; Upakkilesañāṇaniddeso 155)
61
Assāsaṃ āvajjato nimitte cittam vikampati - (samādhissa paripantho.)
62
Nimittaṃ āvajjato passāse cittaṃ vikampati - (samādhissa paripantho.)
63
Passāsam avājjato nimitte cittaṃ vikampati - (samādhissa paripantho.)

71
Ānāpānasati

 Khi hành giả hướng tâm chú ý vào hơi thở vào, tâm
C người ấy bị lay động bởi hơi thở ra.64
 Khi hành giả hướng tâm chú ý hơi thở ra, tâm người
ấy bị lay động bởi hơi thở vào.65

HƠI THỞ THUẦN KHIẾT VÀ HƠI THỞ TẠP NHIỄM

`Hơi thở của con có bị tạp nhiễm hay thuần khiết?’ Đó là


câu tôi thường hay hỏi thiền sinh là những người đang trong
chặng sơ khởi và chặng đầu của đạo lộ định tâm. Nó có ý là để
giúp thiền sinh hiểu rằng, đối tượng thiền chỉ là hơi thở (Hơi thở
khái niệm) mà thôi và không phải là sự xúc chạm (tại điểm xúc
chạm hoặc vùng xúc chạm).
Một điều đáng ngại là, những thiền sinh nào chỉ thực
hành chánh niệm trên hơi thở thực (`Kiểu tập trung Xúc chạm và
Hơi thở’) thường quá tập trung để ý vào sự xúc chạm hơn là tập
trung trên hơi thở:
Trước tiên là họ để ý quá sâu (quá chi tiết) vào sự xúc
chạm (các cảnh xúc) được tạo ra bởi sự chuyển động của
hơi thở, sau đó, họ nhận thức hơi thở thực. Vì vậy, họ
nhận thấy hơi thở (chuyển động) thông qua sự xúc chạm
(và các cảm thọ) ở lỗ mũi và môi trên.
[Họ không tập trung vào vị trí của hơi thở và vào hơi thở
như thể nhìn nó từ một khoảng cách nhất định.]
Bằng cách thực hành như vậy lặp đi lặp lại, họ khiến tâm mình
quen với sự nhận biết ‘hơi thở xúc chạm’. Sau đó thì cảm giác
`xúc chạm càng lúc càng rõ hơn’, trong khi sự nhận biết `hơi thở
càng lúc càng yếu đi’; cách tập trung này đôi lúc còn được gọi là
`Kiểu tập trung hỗn tạp’. Phương cách tập trung này nhiều lúc
còn dẫn đến sự phức tạp do kéo theo việc nhận biết những đặc
tính tứ đại (chẳng hạn, cứng, nặng, căng thẳng ở mặt) và nếu

64
Assāsaṃ āvajjato passāse cittaṃ vikampati - (samādhissa paripantho.)
65
Passāsaṃ āvajjato assāse cittaṃ vikampati - (samādhissa paripantho.)

72
Ānāpānasati

trường hợp này kéo dài sẽ rất khó khắc phục trừ khi họ thay đổi
lại Phương cách tập trung của mình.
Hành giả thật sự không thể có được chánh niệm một cách
liên tục trên hơi thở, hoặc trên hơi thở khái niệm, chẳng hạn,
hành giả không thể nhận thức được hơi thở thuần khiết trừ khi
họ từ bỏ được và vượt qua được thói quen thực hành ‘Kiểu tập
trung Xúc chạm và Hơi thở’ và `Kiểu tập trung Hỗn tạp’.

Giờ thì hành giả có thể hiểu được rằng một người có thói
quen thực hành theo ‘Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’ sẽ
làm cho tâm của người ấy bị dính vào hơi thở xúc chạm hoặc
hơi thở tạp nhiễm (tức là tập trung quá nhiều vào xúc chạm,
trong khi tập trung vào hơi thở lại yếu đi) trong thời gian dài sẽ
dẫn đến cách thực hành sai lệch đối với định. Mặc dù, điều này
đã được giải thích cho các thiền sinh, nhưng một số người vẫn
không thể dễ dàng từ bỏ kiểu tập trung hỗn tạp của họ. Điều

73
Ānāpānasati

này cũng giống như việc, họ không ý thức được mình đang làm
gì. Và sự nhận xét của vị thầy vẫn cứ là: “Con vẫn còn Hơi thở
Xúc chạm và Hơi thở Tạp nhiễm”.
Ngày nay, hầu hết thiền sinh thực hành niệm hơi thở
thường hay cố ý cảm giác hơi thở thực hoặc hơi thở xúc chạm.
Nếu hành giả có thói quen hoặc thường hay tập trung vào hơi
thở chuyển động trong suốt thời ngồi thiền, thì hành giả phải
cảnh giác về Phương cách thực hành của mình! Hậu quả rõ rệt
có thể là sự dính chấp và quen với `Kiểu tập trung Xúc chạm và
Hơi thở’. Bởi vì thói quen thực hành `Kiểu tập trung Xúc
chạm và Hơi thở’ kéo dài (ꟷnhiều ngày hoặc nhiều tuần),
nên `Kiểu tập trung Hỗn tạp’ mới sanh khởi.
Một số thiền sinh có `Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’,
là người hay chú trọng nhận thức vào đối tượng xúc chạm ở lỗ
mũi và môi trên đến một mức độ nhất định có thể có được một
ít định tĩnh và an lạc. Thậm chí, có lúc ánh sáng mạnh mẽ (ánh
sáng trí tuệ (paññ-āloka) xuất hiện ở trước mặt họ, hoặc xung
quanh thân. Dù họ có nghĩ là mình đang đạt được mức định tốt,
thậm chí có được các thiền chi, nhưng thực tế thì đây chỉ là
chuẩn bị định (parikamma-samādhi)66 mà định ấy vẫn còn xa với
định bậc thiền hoặc cận định.
Tâm của ‘Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’ thực ra là
loại tâm bị dao động một cách khó kiểm soát do bởi ba pháp:
hơi thở vào, xúc chạm (tướng/nimitta) và hơi thở ra, vì thế mà
tâm không thể cố định vào một đối tượng hơi thở một cách đều
đặn và đủ lâu để đạt đến mức định thâm sâu. Sự tập trung và
định trên đối tượng hơi thở vẫn bị gián đoạn bởi nhiều đối
tượng xúc chạm và những phóng tâm/ vọng tưởng.67

66
Chuẩn bị định (parikamma-Samādhi): đôi lúc nó được gọi là sát-na định (khanika-
Samādhi). Chúng ta đã thảo luận về nó trong phần ‘Samātha là gì?’.
67
Theo Đức Phật giải thích rằng, trong vòng một cái búng ngón tay có hàng nghìn triệu
tâm sanh lên và diệt đi, Nên đối với ai có sự tập trung xen kẻ , lúc vào hơi thở, lúc vào xúc
chạm, tâm định trên hơi thở bị xen ngang bởi vô số ngàn triệu tiến trình tâm (thuộc ngũ
môn và ý môn bắt một trong các đối tượng của cảnh xúc) và một loạt tiến trình tâm hữu
phần (tâm hộ kiếp) sanh khởi giữa hai tiến trình tâm nhận thức.

74
Ānāpānasati

`Tướng (Nimitta), hơi thở vào, hơi thở ra, không phải
đối tượng
`Của một tâm duy nhất’;
`Đối với ai biết được ba pháp này’
`Sự tu tập có thể tiến đạt’.
(Paṭisambhidāmagga.i.159, Visuddhimagga.viii.227, 231)

Một tâm chỉ nhận biết một đối tượng mà thôi; hoặc là
tướng (điểm xúc chạm hay Nimitta, là nơi mà hơi thở vào và hơi
thở ra giao chạm nhau), hoặc hơi thở vào, hoặc hơi thở ra. Hành
giả phải định vào một đối tượng duy nhất để phát triển trạng
thái định càng lúc càng cao hơn. Làm sao hành giả có thể bắt
được cả ba pháp (ꟷtướng, hơi thở vào và hơi thở ra) làm một
đối tượng của `một tâm duy nhất’ [ꟷtức là trong một sát-na tâm
(citta-kkhana)]? Nó là một câu đố về cách mà tâm bắt được cả
ba pháp (cùng lúc) làm một đối tượng của một tâm duy nhất’.
Nếu một hành giả định tâm vào sự xúc chạm, người ấy
không thể đạt đến định bậc thiền (an chỉ định, appanā .samādhi).
Những hành giả nào áp dụng `Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung- Hai
bước ’ một cách thiện xảo mới có thể tập trung vào một đối tượng duy
nhất, hơi thở khái niệm (hơi thở bất động) mà không có sự hướng tâm
và để ý vào sự xúc chạm hoặc hơi thở chuyển động. Họ không chú
trọng sự xúc chạm (các cảnh xúc) và các cảm thọ. Họ nhận thức sự thở
(hoặc nhận biết hơi thở thực vào-ra) chỉ trong giây lát68; sau đó, họ lập
tức phớt lờ sự chuyển động của hơi thở thực và từ bỏ xúc chạm
và các cảm thọ ở mũi và môi trên. Bằng cách này, tâm của họ
không còn phân biệt giữa hơi thở vào và hơi thở ra và không
còn để ý đến sự thay đổi trong nhịp thở nữa. Và họ tập trung

68
Những thiền sinh thiện xảo (người đã đạt được định tâm và ánh sáng trí tuệ) có thể tập
trung vào đối tượng thiền, khái niệm hơi thở mà không hề để ý đến sự xúc chạm (và các
cảm thọ) tại lỗ mũi hoặc của hơi thở thực. Họ chỉ sử dụng ý thức (giác quan) về vị trí của
thân. Tham khảo chú thích 75.

75
Ānāpānasati

tâm trí vào vị trí của hơi thở như thể đang nhìn nó từ một
khoảng cách nhất định cùng với sự chú tâm cao độ.
Với sự quán chiếu, tư duy hướng tâm (tầm tư duy) xảy ra,
và nó xảy ra như một trạng thái dẫn hướng tâm vào đối tượng
khối hơi thở (chẳng hạn, cột hơi thở hoặc một phần cột hơi thở).
Nó có biểu hiện như sự dẫn dắt của tâm đến đối tượng hơi thở
thuần khiết (không tạp lẫn). Bằng phương tiện của sự quán
chiếu hợp lẽ, tâm trí (tuệ nhãn) của hành giả có thể tập trung
vào khái niệm hay hơi thở tĩnh tại vị trí của nó (mà không để ý
đến sự xúc chạm và sự chuyển động của hơi thở). Sau đó, hành
giả lặp đi lặp lại sự định tâm như vậy cho đến khi tâm họ dán
chặt vào hơi thở khái niệm, hơi thở thuần khiết, một cách đều
đặn.
Giờ đây, họ giải được câu đố bằng các áp dụng thiện xảo
`Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung-Hai Bước’ và không còn gặp
chướng ngại của `Kiểu tập trung Hỗn tạp’ và sự phức tạp của nó.

`Bạn đã tập trung vào hơi thở một cách sắc bén, vì thế bạn
có được hơi thở thuần khiết’.
Thỉnh thoảng, những thuật ngữ nổi bật này được sử dụng
nhằm giúp hành giả hiểu và nắm được tầm quan trọng của việc
chỉ tập trung vào hơi thở khái niệm mà thôi. Khi hành giả có thể
có được hơi thở ổn định, sáng rực và rõ ràng (hơi thở trí tuệ)

76
Ānāpānasati

như một tấm gương, thì khi ấy, hành giả đã đạt được hơi thở
thuần khiết nhất69.

☸—☸—☸

69
Hơi thở thuần khiết nhất = hơi thở ổn định, sáng và trong. Khi định trở nên vững chắc
hơn và mạnh mẽ hơn, hơi thở thay đổi sự biểu hiện của nó và hiện ra như một bức tranh
thanh tịnh, giống như một tấm gương, hay như một cái đĩa xà cừ được rửa sạch. Đó chính
là tợ tướng.

77
Ānāpānasati

Hơi thở tự nhiên là gì?

Khi định tâm cải thiện, nhịp thở sẽ bắt đầu thay đổi. Trong
suốt tiến trình định tâm, thường thì hơi thở sẽ càng lúc càng an
tịnh và vi tế. Nhưng trường hợp này cũng không nhất thiết đối với
những giai đoạn mà mức định còn yếu. Có thời thì hơi thở đều
đều (bình thường) ở lúc đầu, nhưng lúc sau lại trở nên nhanh,
hoặc ngày hôm sau lại trở nên chậm lại hoặc không có thay đổi
gì. Có lúc, sự chuyển động của hơi thở, thậm chí, có thể bị ngập
ngừng (giật giật). Nếu không có những cố gắng có chủ ý thay
đổi nhịp thở thì những biến chuyển trong nhịp thở đều là hiện
tượng tự nhiên, do những phản ứng sinh lý đối với tiến trình
định tâm.
Trong suốt khóa thiền, có một số thiền sinh hay để ý
những thay đổi trong nhịp thở của mình. Họ nhận xét rằng `Ồ!
hơi thở của tôi hơi nhanh trong lúc này’ hoặc `hơi thở của tôi thì
chậm trong lúc này’. Họ nhận thấy rằng, có lúc hơi thở của họ
nhanh (thời gian thở ngắn, hơi thở ngắn), có lúc chậm (thời gian
thở dài, hơi thở dài).
Sau đó, một vài người trong số họ nhận xét : `đó là một
tốc độ không ổn’, `đó không phải là một dấu hiệu tốt trong thực
hành’, `thật tốt nếu có được hơi thở vi tế và như vầy như vầy…
Và sau đó, để có được trạng thái trước đó hoặc trạng thái như
mong muốn, họ cố ý thay đổi và kiểm soát nhịp thở bằng cách sử
dụng nỗ lực. Điều này là vì họ đã có một số thông tin trước đó,
chẳng hạn, “hơi thở vi tế tốt hơn hơi thở bình thường (bởi vì khi
niệm trên hơi thở của một người phát triển, hơi thở của người
ấy trở nên ngày càng vi tế, ngày càng an tịnh)”, “hơi thở thô tháo
thì còn tệ hơn hơi thở bình thường”, “hơi thở vi tế có thể có
được khi hơi thở trở nên dài”. Bằng cách sử dụng nỗ lực, họ cố
gằng đạt được hơi thở vi tế hay hơi thở dài.
Thường thì sự an tịnh hơi thở đến một cách tự nhiên, khi
niệm trên hơi thở của người đó phát triển.

78
Ānāpānasati

Chúng ta đã thảo luận tại sao động tác thở hay hay hành
động thở không phải là đối tượng thiền và điều cốt lõi là không
được để ý đến hành động ấy. Thật sai lầm khi cố tình thay đổi
nhịp thở thành mạnh, nhẹ, hoặc an tịnh bằng việc sử dụng nỗ
lực, bởi thực ra, việc can thiệp vào hơi thở tự nhiên gây cản trở
cho sự tiến triển trong thiền. Sau khi thay đổi và kiểm soát nhịp
thở (chẳng hạn, từ nhịp thở nhanh sang bình thường hoặc
chậm) bằng sự nỗ lực, nhưng cuối cùng thì vẫn trở về trạng thái
trước đó (chẳng hạn, trở về hơi thở nhanh).
Cố gắng thay đổi và kiểm soát nhịp thở bằng việc sử dụng
nỗ lực khiến cho tâm nhận thức quá mức vào hành động thở
hoặc sự chuyển động của hơi thở. Một số hành giả chủ ý làm
cho hơi thở mạnh lên và định vào hơi thở ấy, định vào hành
động thở mạnh hoặc định vào sự xúc chạm ở điểm xúc chạm có
thể có được sự an vui nhất thời. Nhưng sự cố gắng thay đổi và
kiểm soát nhịp thở như vậy, khiến cho nó mạnh lên, làm suy yếu
niệm trên hơi thở khái niệm (khối hơi thở hoặc hơi thở bất
động), và nó làm xáo trộn cho sự tiến triển của định.
Sự chuyển động của hơi thở là một đối tượng không
chính xác của thiền. Hành giả niệm hơi thở nào áp dụng
`Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung - Hai Bước’ có thể cố định
(tâm), nhìn chuyên chú hoặc nhìn một cách đều đặn vào đối
tượng hơi thở khái niệm (hơi thở trí tuệ hoặc hơi thở bất động)
trong tâm. Hơi thở của họ thường nhẹ và vi tế; họ không tạo ra
âm thanh đáng chú ý của việc thở.

79
Ānāpānasati

+ Hành giả không được chủ ý cố làm cho hơi thở nhanh,
chậm hay bình thường.
+ Hành giả không chủ ý làm hơi thở nhẹ, an tịnh và vi tế.
+ Hành giả cũng không chủ ý làm hơi thở mạnh lên.
+ Nhận biết hơi thở như nó vốn có.

Mặc dù nguyên tắc cơ bản của pháp hành Ānāpānasati là


tập trung và định tâm vào hơi thở khái niệm, tuy nhiên, ở chặng
sơ khởi và chặng đầu của sự thực hành, hành động thở cũng
như sự chuyển động của hơi thở làm hành giả để ý hoặc biết
đến ở một mức độ nào đó, nhiều hay ít. Nhưng khi định đang
tiến triển, những hành giả khéo an trú niệm sẽ có thể bỏ qua
được những chuyển động của hơi thở thực (hơi thở xúc chạm
hoặc hơi thở động), cũng như, những hành động thở, nhằm để
phát triển tỉnh giác trên hơi thở khái niệm bất động (hơi thở trí
tuệ). Vì vậy, trong suốt khóa thiền niệm hơi thở, những hành giả
nào khéo an trú niệm mới có thể tập trung trên hơi thở khái
niệm tĩnh hay hơi thở trí tuệ (khối hơi thở hoặc hơi thở khái
niệm), bất chấp những thay đổi vô ý bất chợt nào (những thay
đổi tự nhiên) trong hơi thở hay trong nhịp chuyển động của hơi
thở thực (chẳng hạn, sự thay đổi nhịp thở từ nhanh, hoặc đều
đều, hoặc chậm, của hơi thở dù thô hay tế). .

Trong quá trình phát triển định, vào một thời điểm nhất
định, khối hơi thở sẽ trở nên rất vi tế và không rõ ràng. Hành giả
có thể nghĩ là hơi thở đã dừng lại hay mất đi. Họ có thể giữ tập
trung vào vị trí nơi mà đối tượng hơi thở tồn tại, mặc dù vậy,
thật khó cho họ để nhận ra đối tượng hơi thở (khối hơi thở hay
hơi thở trí tuệ) sau khi quán chiếu sự hiện diện của hơi thở. `Sự

80
Ānāpānasati

xúc chạm’ không nên được sử dụng như là một đối tượng thiền.
Khi sự xúc chạm của hơi thở thực (hơi thở chuyển động) không
còn cảm giác được nữa, người đó đã vượt qua được một chướng
ngại (xúc chạm tại vùng lỗ mũi). Vậy nên hành giả cần thuyết
phục bản thân về sự hiện hữu của hơi thở khái niệm (khối hơi
thở) tại vùng tập trung bằng tất cả sự tự tin của mình.
Hơi thở hiện hữu trong suốt cuộc đời. Chỉ có người chết,
bào thai trong bụng mẹ, người đang chìm dưới nước, người bất
tỉnh vô thức, người đang nhập tứ thiền, người đang nhập thiền
Diệt Thọ Tưởng Định (nirodha-samapatti), và vị Phạm Thiên là
bảy hạng người duy nhất không có hơi thở.
Hành giả cần phải hiểu, trên thực tế, ta không thuộc
những hạng người kể trên, ta vẫn đang thở, chẳng qua vì niệm
(trí tuệ và định) chưa đủ mạnh để nhận ra khối hơi thở, và cũng
vì định chưa đủ mạnh để thấy khối hơi thở vi tế. Hành giả trú
niệm với sự quán chiếu lặp đi lặp lại (`chỗ này đầy ắp hơi thở’,
hoặc `chỗ này được chiếm đóng bởi hơi thở’, hoặc `hơi thở, hơi
thở’ hoặc khối hơi thở hoặc thân hơi thở hoặc cột hơi thở) ở
một tốc độ thích hợp mới có thể vượt qua được chướng ngại
này. Sự kiện này chỉ xảy ra khi thiền tập của người ấy đã chín
mùi.

☸—☸—☸

81
Ānāpānasati

Làm thế nào để có thể bắt đầu tập trung vào


hơi thở khái niệm tĩnh?

Ở đây, chúng tôi sẽ thảo luận ngắn gọn “phương pháp


nhận biết hơi thở khái niệm tĩnh (khối hơi thở)”. Để làm được
điều đó, sẽ tốt hơn nếu hành giả đã học và đã trải nghiệm một
số bước cơ bản của pháp hành niệm hơi thở (Ānāpānasati):

`Chặng sơ khởi của sự thực hành’

 Tỉnh giác thở vào; tỉnh giác thở ra.

 Hiểu rõ thở vào dài, thở ra dài, thở vào ngắn, thở ra
ngắn;70 (hiểu rõ hơi thở vào dài, hơi thở ra dài, hơi thở
vào ngắn, hơi thở ra ngắn; và phát triển sự tỉnh giác dù
hơi thở ra & vào là dài hay ngắn;)

70

 So satova assasati, satova passasati. Có niệm vị ấy thở vào; có niệm vị ấy thở ra.
 Dīghaṁ vā assasanto 'dīghaṁ assasāmī'ti pajānāti, dīghaṁ vā passasanto
'dīghaṁ passasāmī'ti pajānāti. Rassaṁ vā assasanto 'rassaṁ assasāmī'ti
pajānāti, rassaṁ vā passasanto 'rassaṁ passasāmī'ti pajānāti.
Thở vào dài, vị ấy hiểu rõ: `Tôi thở vào dài’. Thở ra dài, vị ấy hiểu rõ: `Tôi thở ra dài’. Thở
vào ngắn, vị ấy hiểu rõ: `Tôi thở vào ngắn’. Thở ra ngắn, vị ấy hiểu rõ: `Tôi thở ra ngắn’.
Hơi thở dài: Hơi thở diễn tiến trong khoảng thời gian dài. Hơi thở ngắn: hơi thở diễn tiến
trong khoảng thời gian ngắn. Thiền sinh nên tự mình quyết định khoảng thời gian như thế
nào được gọi là `dài’ và `ngắn’. Hơi thở dài và ngắn (độ dài và độ ngắn) cũng cần được
hiểu theo nghĩa khoảng không gian (addhānā). Vì, cũng như nước hay cát chiếm một
khoảng không gian nhất định được gọi là `một dải nước dài’, `một bãi cát dài’, `dải nước
ngắn’, `bãi cát ngắn’, cũng vậy, hơi thở (vô) được xem là những vi tử li ti từ từ lấp đầy cái
khoảng không gian dài (và từ từ đi ra trở lại). Đó là vì sao chúng được gọi là `dài’ theo
nghĩa là chiều dài của thân thể chúng. Hơi thở (vô) làm đầy nhanh chóng một khoảng
không gian ngắn (và đi ra trở lại rất nhanh). Bởi thế mà những hơi thở này được gọi là
`ngắn’. (TTĐ, Chương IIIV, Niệm Hơi Thở)

82
Ānāpānasati

 Kinh nghiệm toàn thân (sabba-kāya)71 [hơi thở] lúc thở vào và
thở ra.
Theo cách này, Bậc Giác Ngộ đã chỉ dạy72 các hàng để tử
một cách đơn giản và rõ ràng. Lời dạy thâm sâu của Ngài nên
được hiểu theo đúng tác ý, với các khía cạnh đưa ra.

71
`Sabbakāya paṭisaṁvedī assasissāmī'ti sikkhati, 'sabbakāya paṭisaṁvedī passasissāmī’ti
sikkhati. `Kinh nghiệm toàn thân, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tu tập như vậy, `Kinh nghiệm toàn
thân, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tu tập như vậy.
Có hai loại thân trong thiền minh sát (Vipassanā): sắc thân (rūpa kāya) và danh thân
(nāma kāya). Sắc thân là một nhóm các sắc. Danh thân là một nhóm các tâm và tâm sở
phối hợp của chúng. Nhưng những đối tượng của thiền định (samātha) như là hơi thở, ba
mươi hai thể trược (asubha) và tứ đại cũng được gọi là thân. Vì sao? Chúng cũng là khối
tập hợp các sắc. Chẳng hạn, hơi thở là một nhóm (khối) các tổng hợp sắc do tâm tạo
gồm có chín loại sắc (rūpa): địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, màu, mùi, vị, dưỡng chất
và (âm) thanh (sắc cảnh thinh). `cittaje assāsapassāsakoṭṭhāsepi ojaṭṭhamakañceva saddo....’
(TTĐ.xviii.664) (Tham khảo Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga) I, iii, và Bài Pháp Thoại
8, Biết & Thấy (Thiền sư Pa- Auk Tawya Sayadaw).
`Katamo rūpakāyo? Cattāro ca mahābhūtā, catunnañca mahābhūtānaṃ
upādāyarūpaṃ, assāso ca passāso ca, nimittañca upanibandhanā, ye ca vuccanti
kāyasaṅkhārā – ayaṃ rūpakāyo.’ (Vô Ngại Giải Đạo I (Paṭisambhidāmagga I, iii, 170)
Như vậy, dưới mục niệm thân (kāyānupassanā), Đức Phật chỉ dạy hai loại thiền:
Samātha và Vipassanā. Cũng trong mục niệm thân, Ngài dạy luôn cả Ānāpānasati (niệm
hơi thở), và thiền niệm ba mươi hai thể trược (thân phần)…vv. Như vậy, nếu thực hành
Ānāpānasati, có nghĩa là vị ấy đang thực hành pháp niệm thân.
ꟷ Toàn thân hơi thở ám chỉ toàn thân của hơi thở, không phải toàn thân thể từ
đầu đến chân. Ở đây, Đức Phật đang hướng dẫn cách nhận thức về toàn thân hơi thở từ
đầu đến cuối chỉ tại lỗ mũi hoặc môi trên mà thôi.
ꟷ Trong Trung Bộ Kinh .III. ii.9, bài kinh `Nhập Tức Xuất Tức Niệm (Ānāpānasati
Sutta)’, Đức Phật nói về hơi thở vào & ra như sau: `Này các Tỳ khưu, đối với các thân, Ta nói
đây là một, tức là thở vô thở ra.’ `Kāyesu kāyaññatarāhaṃ, bhikkhave, evaṃ vadāmi
yadidaṃ - assāsapassāsā’.
ꟷ Vị A-la-hán tỳ khưu ni Dhammadinnā giải thích rằng hơi thở vào & hơi thở ra
thuộc về thân, vì chúng lệ thuộc thân. [Trung Bộ Kinh.I. `Tiểu Kinh Phương Quảng
(Cula.Vedalla.Suttam)’]
ꟷ `Hơi thở vào và hơi thở ra được xem là những vi tử li ti (các hạt vật chất), là
thân theo ý nghĩa khối (hay nhóm).’ `Kayoti cunnavicunnapi assasapassasa samuhatthena
Kayo' (Vô Ngại Giải Đạo Patisambhidamagga-Atthakatha, 166); [Khối là một nhóm gồm
nhiều hạt (những vi tử li ti) hợp thành với nhau hoặc một lượng vật chất trong một vật.]
thân hơi thở = khối hơi thở.
72
`Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipaṭṭhāna Sutta)’, Trường Bộ Kinh II.9 (cũng trong Trung Bộ
Kinh I.i.10).Tham khảo chú thích 26.
Thân được thiết lập (nền tảng): có thân ấy, và niệm tiếp cận nó bằng cách biến thân ấy
thành đối tượng của nó và ở lại đó, như vậy nó được gọi là ‘sự thiết lập’.

83
Ānāpānasati

Trong `Chặng sơ khởi của sự thực hành’, hành giả nhận


biết những chuyển động hay dòng chảy của hơi thở thực và
phân biệt chúng là (hơi thở) vào - ra. Có bốn đặc tính của hơi
thở thực: dài và ngắn, vào và ra. Để phân biệt được hơi thở vào-
ra, hơi thở vào-ra dài, hơi thở vào-ra ngắn và toàn thân của
những hơi thở ấy, vị ấy phải rõ biết chúng thông qua sự xúc
chạm ở lỗ mũi hoặc môi trên. Ở đây, cách đó được hiểu là vị ấy
chỉ nhận biết chúng ngay tại vị trí mà hơi thở vào và hơi thở ra
giao chạm ꟷ tại lỗ mũi hoặc môi trên. Sự xúc chạm trên da tại
nơi mà vị ấy cảm giác được dòng chảy của hơi thở (điều này có
nghĩa là đang có vô số triệu các tiến trình tâm sanh lên là những
tiến trình thân môn và các tiến trình ý môn theo sau bắt lấy cảnh
xúc làm đối tượng73ꟷ) làm gián đoạn vô số lần sự nhận biết của
vị ấy trên hơi thở (vốn chỉ là khái niệm được nhận biết ở ý môn).
Định tâm thông qua pháp niệm hơi thở vẫn chưa được thiết lập,
không những vậy, vị ấy lại còn rất kiên định áp dụng `Kiểu tập
trung Xúc chạm và Hơi thở’ trong suốt chặng thực hành. Điều
này khiến cho vị ấy không thể trụ tâm trên đối tượng thiền là
hơi thở khái niệm (hơi thở tĩnh). Đó là một `chặng sơ khởi của
sự thực hành’ ꟷ vì vậy tôi nói rằng có một `Chặng sơ khởi
của định’74.
Được gọi là thiền Niệm hơi thở (Ānāpānasati) bởi vì nó đắc được
thiền bằng sự trú niệm (sự chú tâm) trên hơi thở. Sự nhất tâm trên hơi
thở chính là định (samādhi).
Chúng ta phát triển bậc thiền bằng cách định tâm vào
một đối tượng giống nhau: một người không thể đắc thiền với
đối tượng luôn thay đổi.

73
`Cái biết thực sự về một đối tượng được thực hiện bởi bảy tốc hành tâm (javānā) ở tiến
trình ý môn, không tính đến (tiến trình ngũ) môn mà đối tượng đi qua.
`Sabbopi panesa pabhedo mano-dvārika-javaneyeva labbhati.’ (The Dispeller of
Delusion/Người xua tan si mê): Tất cả các pháp được nhận biết bằng tốc hành tâm
(javānā) thuộc ý môn.
74
Bởi vì tâm (ý môn) bắt đối tượng hơi thở theo từng sát-na (khoảng khắc cực kì nhanh),
nên mới có `chuẩn bị định’ là loại định vẫn chưa thâm sâu. Loại định này không kéo dài và
xảy ra một cách gián đoạn. Với việc tiếp tục thực hành, tâm sẽ được `thoát ly hoàn toàn
khỏi những ham muốn dục lạc’.

84
Ānāpānasati

Hành giả không thể hoàn thiện định của mình bằng việc
chỉ giữ tâm bắt hơi thở thực (hơi thở chuyển động) làm đối
tượng. Cố chấp áp dụng `Phương cách nhận biết Xúc chạm và
Hơi thở’ (tức là chỉ biết hơi thở thực mà thôi) là một trở ngại
thực sự. Nó rất phổ biến đối với những hành giả Niệm Hơi Thở.
Để thành tựu bậc thiền, sự chứng đắc tối cao trong thiền định
(samādhi), hành giả phải nắm được `ý nghĩa của hơi thở’, vốn là những ý
tưởng đại diện cho hơi thở.
Bằng cách học hỏi và thực hành các bước của `Chặng
sơ khởi ’ (hơi thở vào, hơi thở ra; hơi thở vào dài hoặc hơi thở
vào ngắn, hơi thở ra dài hoặc hơi thở ra ngắn; kinh nghiệm toàn
thân hơi thở), hành giả nên hiểu rõ đối tượng hơi thở và
nguyên tắc hành thiền.
Hành giả nên cân nhắc thận trọng về một số thuật ngữ
được sử dụng trong `Kinh Đại Niệm Xứ’, như là pajānāti (hiểu
rõ), paṭisaṃvedī (kinh nghiệm) và sikkhati (tu tập/ rèn luyện).
Theo kinh nghiệm của tôi, có nhiều thiền sinh đã không
hiểu được ý nghĩa của hơi thở, và không thể áp dụng `Phương
Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai Bước’. Thường thì định của họ
không thể trở nên vững chắc và mạnh mẽ. Nhưng một số thiền
sinh có thể hiểu được ý nghĩa của đối tượng hơi thở, gì là đại
diện cho hơi thở, chỉ trong một thời ngồi. Ý nghĩa về đối tượng
hơi thở và nguyên tắc hành thiền chính là:
+ Hơi thở (hơi thở vào & ra) thuộc về thân vì nó lệ thuộc
vào thân của người thở (một chúng sanh đang thở).
+ Hơi thở là thân phần riêng của một người. Nó là một khối,
hoặc một thể đặc như bê tông (tức là một đối tượng ba chiều
riêng biệt có hình khối và có thể phân biệt với những đối tượng
khác).
+ Bởi vì sự thở là một tiến trình liên tục, nên không có
khoảng trống giữa hơi thở vào và hơi thở ra.
+ Ta chỉ cần nhận thức hơi thở vào & ra như một khái niệm
(mang ý nghĩa như một thể khối, như một cục hoặc như một
thân) của hơi thở. Hơi thở khái niệm, chặng hạn, khối hơi thở là
một thực tại quy ước dựa trên hơi thở thực.

85
Ānāpānasati

+ Ta phải biết và thấy khối hơi thở như nó thực sự là, và


không phải chỉ như một khái niệm dựa trên những suy tưởng
chung chung, thay vào đó, khối hơi thở cần được dựa trên (có
cơ sở liên quan đến) hơi thở thực
+ Ta phải tập trung vào đối tượng thiền chỉ ở ngay khu vực
nằm giữa lỗ mũi và môi trên (vùng lỗ mũi hoặc vùng môi trên).
+ Ta cần phải tập trung vào đối tượng, khối hơi thở chỉ
bằng tiến trình ý môn (mano·dvāra·vīthi) để phát triển định.
+ Nếu làm được vậy, có thể nói rằng, chúng ta đang thở
đúng với tâm nguyện của Bậc Giác Ngộ.
Ở đây, hành giả nên xem xét điều này: để phát triển định
thật không dễ dàng. Hơi thở khái niệm là đối tượng của thiền
niệm hơi thở. Nếu hành giả bắt lấy đối tượng như một khái
niệm dựa trên những ý tưởng chung chung mà không căn cứ
trên hơi thở thực, vị ấy không thể tiến đạt định tâm mạnh mẽ
hay định bậc thiền (jhāna). Để đạt đến định bậc thiền, vị ấy phải
bắt đối tượng là khái niệm (khối hơi thở) dựa trên hơi thở thực
tại lỗ mũi.
Do không hiểu được đối tượng thiền một cách rõ ràng nên
nhiều hành giả bị rơi vào cái bẫy của việc cố chú tâm vào hơi
thở thực (hơi thở chuyển động) (trong nhiều tháng hoặc nhiều
năm).
Một số người khó thể nhận ra các trở ngại liên quan đến việc
tập trung vào hơi thở khái niệm.
Thực ra chúng ta nên dụng trí để tìm ra giải pháp cho vấn
đề bị mắc vào cái bẫy này. Khối hơi thở chỉ có thể được nhận
biết bằng các tốc hành tâm (javana) ở ý môn. Chúng ta đã học
cách áp dụng kỹ thuật tập trung (Phương Pháp Tiếp Cận Tập
Trung – Hai Bước) để tập trung vào hơi thở [khái niệm] trong
suốt chặng đầu của sự thực hành định. Hãy nhớ lại những điểm
đã được đề cập ở trên về cách tập trung vào đối tượng bằng kỹ
thuật tập trung. Thông qua cách này, ta nhận ra đối tượng thiền,
khối hơi thở chỉ với tiến trình ý môn (mano-dvāra-vīthi), và ta
đang thực hiện một bước có tính chất quyết định và to lớn để
tiến đến hơi thở khái niệm tĩnh — Điều đó mới giải quyết được

86
Ānāpānasati

những vấn đề liên quan đến `Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi
thở’.

`Chặng đầu của sự thực hành’: --- 3 giai đoạn.

[1] `Bước chuẩn bị’ (giai đoạn phương tiện): —


Hành giả có thể bắt đầu nhận biết sự chuyển động hoặc
sự xúc chạm của hơi thở xung quanh khu vực lỗ mũi trong giây
lát. Đó là cách thông thường của hầu hết hành giả [mới bắt đầu],
bởi vì khi mới thực hành định tâm trên đối tượng hơi thở khái
niệm (khối hơi thở), họ không biết được vị trí chính xác của đối
tượng tập trung này trong ý môn.
Hành giả dùng tâm nhận biết sự xúc chạm của hơi thở
chuyển động giữa lỗ mũi và môi trên trong chốc lát (vài giây)
trước đó. Như vậy là đủ — khi ấy hành giả đã có thể biết được vị
trí/ khu vực chính xác của đối tượng tập trung (khối hơi thở)
trong ý môn ở `Bước Chuẩn Bị’ này (Giai đoạn Phương Tiện),
dùng sự xúc chạm của hơi thở chuyển động như là một phương
tiện.75 Lỗ mũi và môi trên như những cột mốc. Phương tiện ấy

75
Thế ngồi bắt tréo chân và giữ thẳng lưng là thế ngồi tốt nhất để phát triển một giác
quan vững chắc về vị trí của đầu và thân (= khả năng nhận biết chỉ với tâm thức về vị trí
của thân/ các thân phần, chẳng hạn như khối hơi thở, được định vị). Những thiền sinh
thiện xảo (dù có ánh sánh trí tuệ hay không) đều có được khả năng này. Không có phương
tiện, sự xúc chạm của hơi thở chuyển động, họ (tâm nhãn của họ) không thể tập trung
(nhìn) vào vị trí (vùng tập trung thích hợp) của khối hơi thở và khối hơi thở ở tại đó.

87
Ānāpānasati

đánh dấu vị trí của nó và khu vực xung quanh nó (lỗ mũi, môi
trên và vùng lân cận) trong (cái thấy của) tâm.
 [Đối với những hành giả đã thiện xảo (là người có tuệ
nhãn nhanh chóng nhìn ra được đối tượng), dù đã có hoặc chưa
có ánh sáng trí tuệ, đều có thể nhanh chóng tập trung vào đối
tượng thiền, hơi thở khái niệm, mà không cần phải để ý đến sự
xúc chạm (và cảm thọ) tại lỗ mũi hoặc từ hơi thở thực. Điều đó
có nghĩa là họ có thể kinh nghiệm được toàn thân hơi thở mà
không cần có sự xúc chạm của hơi thở. Tham khảo chú thích 75.]
[2] `Bước một’
(Giai đoạn định vị): “Trước tiên phải tập trung (xác định)
vị trí”.
“Phương Pháp Tập Trung này thích hợp với những hành
giả đang trong `chặng đầu’ của sự tu tập định”.
Bởi vì chúng ta có hai hai lỗ, bên trái và bên phải, hành giả
có thể tùy chọn bên mà mình muốn tập trung. Như thể hành giả
là một người quan sát từ đằng xa, hành giả có thể bắt đầu
nhắm về phía và khu vực mà mình đã chọn. Mặc dù cách này
có thể thực hiện từ mọi phía, nhưng thường thì nên tập trung từ
phía sau và có hướng vuông góc (thẳng về phía trước) hoặc hơi
chếch xuống đối tượng, hướng này được xem là khá thuận lợi và
an toàn cho hầu hết hành giả.
Ở `giai đoạn định vị’, hành giả có thể bắt đầu tập trung
vào vị trí của đối tượng hơi thở trong lúc bỏ qua sự xúc chạm của
hơi thở, các cảm thọ (cảm giác tại khu vực lỗ mũi) và hơi thở
chuyển động (hơi thở thực).76 Hành giả có thể thành công trong
việc tập trung vào vị trí đối tượng hơi thở chỉ khi hành giả từ bỏ
được phương tiện (sự xúc chạm của hơi thở chuyển động) và sự
chuyển động của hơi thở. Đây chỉ mới là sự chuẩn bị cho bước
kế tiếp có đối tượng tập trung là hơi thở trí tuệ (hơi thở tĩnh).

76
... desato āharitabbaṃ. (Visuddhimagga.viii. 229) = Thay thế vị trí: Mang thiền trở lại tâm
“vào vị trí (desato)” nơi mà hơi thở (chuyển động) được biết đến lần cuối, thay vì “vào hơi
thở (chuyển động)”. Tham khảo Chú giải ‘Pārājikakaṇḍa-aṭṭhakathā’, 165 và Chú giải Vô
Ngại giải Đạo, 163.

88
Ānāpānasati

`Vị trí là trọng tâm đầu tiên’:-


 Trong vòng một vài ngày đầu, thật không dễ có được
hướng nhìn đối cho những người mới bắt đầu. Họ nhận thấy
tâm nhãn của mình (vị trí quan sát) không ổn định và hướng
nhìn vào vị trí của đối tượng hơi thở (khối hơi thở) hay thay đổi.

Hành giả bắt đầu hướng tuệ


nhãn của mình vào vùng tập
trung là vị trí của hơi thở. Giờ
thì tuệ nhãn đang nhìn thẳng Vùng tập
về phía trước, và hành giả thấy trung chuẩn
được vị trí đó qua cái thấy của [hoặc] vùng
tâm (tâm nhãn) mục tiêu

Vùng tập trung


chuẩn: Khoảng
không gian trùng
với khối hơi thở.

 Phải mất một lúc để cho tuệ nhãn của những hành giả chưa
thiện xảo tập trung được.
 Điều chính yếu là giữ tâm nhãn (vị trí quan sát) được ổn định.
 Hướng nhìn vuông góc hoặc hơi chếch xuống mục tiêu.
 Hướng nhìn tốt nhất là vuông góc.
[3] `Bước hai’
(`Giai đoạn đối tượng’): — “Đối tượng là cái tập trung kế
tiếp”.

89
Ānāpānasati

Sau khi tập trung vào vị trí nơi hơi thở hiện diện, hành giả có thể
chuyển sự tập trung sang khối hơi thở (hơi thở khái niệm tĩnh)
bằng cách phớt lờ sự chuyển động của hơi thở thực — hành giả đã
hiểu rằng vùng tập trung này `đầy ấp hơi thở (khối hơi thở)’.
“Có đủ hết các loại ý nghĩ sanh khởi nơi tâm. Tâm này rất
dễ đi lang thang. Nếu hành giả để ý những chuyển động của đối
tượng, chính sự chuyển động này sẽ khiến tâm dễ dàng bị phân
tán hoặc chệch khỏi sự tập trung và cố định vào đối tượng. Chỉ
khi hành giả có thể gom tâm và tập trung vào một đối tượng
vững chắc, định mới có thể phát triển một cách mạnh mẽ.”
Khi hành giả đi theo hơi thở vào trong thân cùng với
niệm, tâm bị phân tán vào bên trong.77 Tương tự, khi đi theo hơi
thở ra ngoài khỏi thân, tâm bị phân tán ra bên ngoài.78 Hành giả
không thể phát triển định được. Vì vậy, để phát triển thiền, hành
giả phải định trên hơi thở (hơi thở vào và hơi thở ra) mà không
phải chạy theo nó. Điều đó có nghĩa là hành giả phải tập trung
và định trên khối hơi thở (hơi thở tĩnh) bằng cách phớt lờ sự
chuyển động của hơi thở thực.
Trong quá trình định tâm dù hơi thở có vào hay ra; dài hay
ngắn, thì cũng không quan trọng; quan trọng là đối tượng của
niệm hơi thở, hơi thở (hơi thở ra hoặc hơi thở vào), chỉ là một
khái niệm (khối hơi thở).

77
Đó là một trong mười tám tùy phiền não (sự bất toàn/cấu uế) sanh khởi đối với những
thiền sinh thực hành niệm hơi thở và nó có thể ngăn trở định.
Khi một người chú tâm theo dõi hơi thở vào với chặng đầu là đầu mũi (chóp mũi hoặc
môi trên), chặng giữa (quả tim), và chặng cuối là rốn, tâm người ấy bị phân tán vào bên
trong.
(Vô Ngại Giải Đạo; I, iii, 154)…. ajjhattavikkhepagataṃ cittaṃ Samādhissa paripantho.)
78
Đó là một trong mười tám bất toàn cản trở định. Khi một người chú tâm theo dõi hơi
thở ra với chặng đầu (rốn), chặng giữa (quả tim) và chặng cuối (chóp mũi hoặc môi trên),
tâm người ấy bị phân tán ra bên ngoài.
(Vô Ngại Giải Đạo; I, iii, 154) bahiddhavikkhepagatam cittam Samādhissa paripantho.

90
Ānāpānasati

Đối với người đi theo


hơi thở vào bên
trong hay theo hơi
thở ra ngoài khỏi.

Tim là đoạn giữa.

Rốn là đoạn cuối


hoặc đoạn đầu

Ở đây, sự tỉnh giác trên đối tượng hơi thở như là `hơi thở
vào - hơi thở ra’ (hoặc việc lưu ý nó như là `hơi thở vào – hơi thở
ra’) sẽ không còn tồn tại nữa. Trừ khi người đó có thể phớt lờ sự
chuyển động của hơi thở thực, bằng không, người ấy sẽ không
thể biết (và thấy) khối hơi thở (hơi thở tĩnh hoặc cột hơi thở
tĩnh).

Làm thế nào để có thể bỏ qua sự chuyển động của hơi thở?

“Vị ấy ngồi xuống, sau khi đã thiết lập niệm ở đỉnh mũi
hoặc môi trên (vùng tập trung chuẩn) xong, không chú ý đến sự
chuyển động vào ra của hơi thở vào và hơi thở ra, cho dù chúng
(các hơi thở ấy) không phải không được vị ấy biết đến khi chúng
vào ra, và như vậy vị ấy thể hiện nỗ lực,…..”[Vô Ngại Giải Đạo
(Paṭisambhidāmagga.159)]79

79
……bhikkhu nāsikagge vā mukhanimitte vā satiṃ upaṭṭhapetvā nisinno hoti, na āgate vā
gate vā assāsapassāse manasi karoti, na āgatā vā gatā vā assāsapassāsā aviditā
honti, padhānañca paññāyati, payogañca sādheti. Visesamādhigacchati padhānañca.
(Paṭisambhidāmaggapāḷi, 159)

91
Ānāpānasati

Chúng tôi muốn giải thích điều này bằng cách sử dụng
một ví dụ so sánh. Khi băng qua một cây cầu, ta có thể thấy
được dòng nước chảy siết của một dòng sông. Bạn có nhận thấy
rằng ta không thể an trụ tâm vào dòng nước đang chảy siết ấy
trong thời gian dài? Điều này là vì đối tượng liên tục chuyển
động, và bạn không thể ổn định sự tập trung vào nó lâu được.
Nếu bạn thật sự muốn như vậy, bạn phải nương theo dòng
nước đang chảy ấy trên một chiếc thuyền. Tuy nhiên, chỉ khi từ
bỏ được việc tập trung vào sự chuyển động của nước, bạn mới
có thể tập trung ổn định vào một khu vực cụ thể, từ một vị trí
(tức là một cây cầu), và xem nó `chỉ là nước’ mà thôi.
Hơi thở là phần không khí mà hành giả hít vào phổi. Ở
đây, để tập trung vào cái `chỉ là hơi thở (hơi thở tĩnh hoặc hơi
thở khái niệm)’, hành giả cần phải từ bỏ việc đi theo hơi thở
chuyển động (lên hoặc xuống), và từ bỏ việc phân biệt hơi thở
vào và hơi thở ra. Sau đó, hành giả vẫn có thể nhận biết [khối]
hơi thở tồn tại ở ngay vị trí của nó. Đó chính là hơi thở khái
niệm tĩnh.

Hơi thở khái niệm là hơi thở được nhận biết chỉ bằng tâm
(tức chỉ bằng tiến trình ý môn) mà thôi. Tốc hành tâm của tiến
trình ý môn có hơi thở [khái niệm] làm đối tượng mới là định
thực sự.
Đối với những cố gắng ban đầu để tập trung vào hơi thở
khái niệm tĩnh, hành giả có thể cảm thấy như thể nghẹt thở.

92
Ānāpānasati

Hoặc có thể cảm giác như mình đang nín thở. Khi cảm giác như
vậy, ta nên phớt lờ nó. Về sau, hành giả sẽ thành công trong
việc tập trung vào hơi thở tĩnh. Nhưng nếu có sự định tâm xen
kẻ giữa hơi thở thực (hơi thở chuyển động) và hơi thở khái niệm
(khối hơi thở), sự tập trung và chú tâm vào hơi thở khái niệm
tĩnh sẽ lúc có lúc không. Nó (sự tập trung và định tâm) chỉ có
thể kéo dài trong chốc lát. Hành giả sẽ không thể dừng lại việc
làm gián đoạn tiến trình tâm định của mình. Và kết quả là, hành
giả khó thể thành công trong việc biết rõ hơi thở khái niệm tĩnh.
Do không thấy được hơi thở tĩnh nơi tâm (tâm nhãn) một cách
rõ ràng. Định không thể phát triển hơn được nữa và sự tiến bộ
cũng sẽ dừng lại.
Những hành giả nào có thể nhận biết được hơi thở khái
niệm tĩnh mà không phải để ý đến bất cứ đối tượng nào khác
trong một thời gian (một vài phút, một vài thời ngồi, hoặc một
vài ngày), sẽ có thể phát triển được niệm và nhận thấy hơi thở
như là một khối có màu sắc bất kì (chẳng hạn, trắng hay vàng
hoặc màu khói hay tối sẫm) một cách rõ ràng.80
Đó là `Chặng đầu của sự thực hành’— vì vậy tôi cho rằng
có một `Chặng đầu của định’81. Trong chặng đầu của sự thực
hành, hành giả bắt đầu có được chuẩn bị thiền
(parikamma.bhāvanā). Trên thực thế, trước khi có thể nhận thấy
hơi thở khái niệm như một khối (với màu sắc bất kì) một cách
sống động, hành giả cũng có thể nhận thức tốt hơi thở khái
niệm tĩnh. Hành giả kinh nghiệm như thể tâm của họ dính chặt
hoặc bị hút vào đối tượng.82 Họ cảm thấy sự dính chặt [giữa tâm

80
Đây là tướng của hơi thở [vào & ra] (ānāpānā nimitta). Để thấy được tướng (một cách
vững chắc), thiền sinh phải phát triển định tuần tự từng giai đoạn (đến giai đoạn bậc
thiền) bằng việc định tâm vào khái niệm hơi thở. Do định tâm vào khái niệm hơi thở,
người ấy có thể cố định tâm trên tướng của hơi thở.
[Một thiền sinh Pa-Auk nên học hỏi những lời trình bày này trong `Biết và Thấy’ (Trưởng
Lão đáng kính Pa-Auk Tawya Sayadaw).
“Nếu nimitta của hành giả (xuất hiện ở nơi mà hơi thở giao chạm) được ổn định, và xuất
hiện dưới dạng hơi thở, và hơi thở như chính là nimitta, thì hãy quên đi hơi thở và chú ý
đến nimitta, hành giả sẽ có thể tiến bộ hơn nữa.”]
81
Đây là chuẩn bị định.
82
Đối tượng này còn rất thô sơ hoặc non nớt / trạng thái sơ khởi của tướng hơi thở
(ānāpānā nimitta). Thiền sinh bắt đầu kinh nghiệm được sự nhất tâm (ekaggatā).

93
Ānāpānasati

và đối tượng] và cho rằng phóng tâm đã dừng lại. Vì thế tôi mới
nói là — chúng ta có thể thấy được đối tượng hơi thở thậm chí
dù có hay không có màu sắc hay viền nét (đường viền của một
hình dạng hay hình thù nào đó), hoặc đó chỉ là một màu tối
sẫm. Ngay khi hành giả cố định được tâm vào đối tượng, các
triền cái83 bị chế ngự, phiền não lắng xuống, và niệm của người
ấy được thiết lập.

Tướng (= nimitta = điểm xúc chạm), hơi thở vào, hơi thở
ra, chẳng phải đối tượng của từng tâm một;
`Người không biết ba pháp’
`Tu tập không tiến đạt’
`Người nhận biết ba pháp ’
`Tu tập được tiến đạt.’

Điều này có nghĩa:

`Đối với ai nắm được ý nghĩa của hơi thở và đối với
ai áp dụng được `Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai
Bước’ (tức là đối với ai [biết và] thấy hơi thở tĩnh như thể
đang nhìn nó từ đằng sau), sự tu tập có thể tiến đạt.’

+ Nhiều hành giả (nhất là trong chặng sơ khởi, chặng đầu và


chặng giữa của sự thực hành) liên tưởng đến đối tượng hơi
thở giống như là một thanh cột (hay như sợi dây thừng /
sợi chỉ). Đó là một sự phỏng đoán (parikappa) và đánh dấu
đối tượng trong tâm [do tưởng (saññā)].84 Hành giả quán
chiếu đối tượng như là cột hơi thở hoặc khối hơi thở

83
i) Tham dục (kāmacchanda), ii) sân hận (byāpāda), iii) hôn trầm & thụy miên
(thina.middha), iv) trạo cử & hối quá (uddhacca kukkucca), v) hoài nghi (vici.kicchā).
84
Tưởng không sanh lên một mình. Nó là một tâm hành luôn đồng sanh với tâm riêng
biệt và những tâm hành khác: những tâm hành này liên hợp với tâm gọi là các tâm sở
(cetasika). Nó không thuộc trường hợp khi thiền sinh liên tưởng đến hơi thở như một
thanh cột với một cái tâm hoan hỷ, và nghĩ rằng khi ấy chỉ có tưởng phát sinh, nhưng
đúng hơn là tất cả ba mươi ba tâm hành đều cùng phát sinh.

94
Ānāpānasati

hoặc hơi thở (hơi thở khái niệm)85. Tâm trí người ấy gắn
kết vào sự quán chiếu trên hơi thở khái niệm và điều này
liên quan đến một sự hướng tâm mạnh mẽ (tầm tư duy

85
Cột hơi thở: Đó là [-khối] hơi thở có hình dạng giống như thanh cột trụ. Nó có ranh
viền giới hạn phạm vi kích thước của khối hơi thở và phân tách khối hơi thở với khu vực
bên ngoài. Khối hơi thở được giới hạn bởi ranh viền. Ranh viền hay hình dạng (hình ảnh)
cột của khối hơi thở được tạo ra bởi tưởng (saññā) trong suốt quá trình tu tập
ānāpānasati. Khi tâm của thiền sinh quen thuộc với tưởng về cột hơi thở, điều này có
nghĩa là tâm vị ấy nhận biết được ý nghĩa của đối tượng hơi thở — tâm biết (xét đoán và
cảm nhận) hơi thở hiện hữu như là một thể khối. Thiền sinh lấy cột hơi thở làm đối tượng
và điều đó giúp vị ấy phát triển khả năng hay tri kiến về cách bắt lấy (và thấy ra) đối tượng
cột hơi thở. Với tưởng về cột hơi thở chuyển sang tưởng về khối hơi thở. Tác ý chú tâm
bằng cách đặt tâm vào khái niệm (khối hơi thở).
Nó (cột hơi thở hay khối hơi thở) là nghĩa khái niệm. Bởi vì nó được phỏng đoán,
được hiểu, được làm cho biết đến.
Niệm hơi thở vs Kasiṇa đất: Theo phương pháp này trước tiên thiền sinh phải quán
chiếu đối tượng như một cột hơi thở (trong giai đoạn này) để nhận thức đối tượng chỉ với
tâm thức (các tốc hành tâm trong tiến trình ý môn) mà thôi. Sau đó anh ta bắt cột hơi thở
như một khối hơi thở một cách đều đặn (như một tổng thể) và sử dụng điều đó như là đối
tượng chuẩn bị để có được sự nhận định/ tri kiến về khái niệm hơi thở một cách quả
quyết. Sau đó anh ta có thể phát triển chuẩn bị thiền (parikamma). Trú niệm mạnh mẽ vào
hơi thở chính là niệm liên hợp với tri kiến về khối hơi thở.
Đề mục thiền Kasiṇa: đại diện cho một tính chất trong sự thật quy ước, chẳng
hạn, đất, màu, không gian, và ánh sáng; được sử dụng dành cho thiền định. Từ `kassiṇa’
được dùng theo nghĩa toàn bộ (sakalaṭṭhena).
Trong pháp hành kasiṇa đất, thiền sinh nhìn vào một hình tròn được làm bằng
đất [với khoảng cách 1 foot (=30 cm)] trong một lúc và định tâm vào nó với mắt nhắm. Vị
ấy bắt một hình tròn đất như là `đất’ và dùng đó như đối tượng chuẩn bị để có được tri
kiến về khái niệm đất một cách quả quyết.
Ở đây, cả hai loại pháp hành (niệm hơi thở và kasiṇa đất) đều có phương pháp
tương tự nhau về cách tập trung và có sự hiểu biết về khái niệm (chẳng hạn, hiểu biết về
khái niệm về khối hơi thở hay khái niệm về đất là gì?). Phương pháp tập trung vào cột hơi
thở hay biến xứ đất đóng vai trò như một cửa ngõ vào thiền chuẩn bị
(parikamma·bhāvanā).
`Kasiṇanimittādikā cā ti evamādippabhedā pana paramatthato avijjamānāpi
atthacchāyākārena cittuppādānamārammaṇabhūtā taṃ taṃ upādāya upanidhāya
kāraṇaṃ katvā tathā tathā parikappiyamānā saṅkhāyati samaññāyati voharīyati
paññāpiyatīti paññāttīti pavuccati. Ayaṃ pahhatti paññāpiyattā paññatti nāma.’
(Abhidhammatthasaṅgaha viii Paccayasaṅ gahavibhāga 30)
Tất cả những pháp khác biệt [Những tướng kasiṇa và những tướng tương tự
(bao gồm cả hơi thở khái niệm)], dù chúng không có tồn tại theo ý nghĩa của pháp chân
đế, nhưng chúng trở thành đối tượng của tâm dưới hình tướng của cái bóng pháp chân
đế. Chúng được gọi là khái niệm bởi vì chúng được liên tưởng (phỏng đoán), được
nghĩ đến, được hiểu, được biểu đạt, và làm cho được biết đến do bởi hình thức này hay
hình thức kia. Được gọi là khái niệm như vậy bởi vì nó làm cho được biết.
Tham khảo chú thích 125.

95
Ānāpānasati

(vitakka)). Tại đây, tâm của người ấy dừng lại việc để ý hơi
thở vào ra và từ bỏ hơi thở thực (tức là ngừng để ý đến sự
chuyển động và sự xúc chạm của hơi thở).86

`Chặng đầu của sự thực hành’


`Chặng đầu của định’ – `Đối tượng là cái tập trung thứ nhì’.

+ Hành giả không để ý xen kẽ mà chỉ áp dụng kỹ thuật tập


trung (Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai Bước).

Hành giả có thể thấy hơi thở [khối],


không phải bằng mắt trần, mà bằng
tuệ nhãn (ñāṇa·cakkhu).
Cần làm sắc nét khu vực tập trung ở
giữa lỗ mũi và môi trên. Thể tích của
một (khối) hơi thở mục tiêu mà
hành giả có thể tập trung nhận biết
đều tại đó. Quan trọng là phải có
được sự tập trung nhạy bén vào đối
tượng theo một khối tổng thể trong
chặng đầu của sự thực hành.

ꟷ Ồ! Thật tuyệt! Cột hơi thở lấp lánh và đứng yên.


ꟷ Hành giả định tâm vào nó như một khái niệm, như `hơi
thở hoặc một khối hơi thở’. Hành giả đã thành công
trong việc áp dụng Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung –
Hai Bước. Giờ đây, bằng sự hay biết hình dạng (cột) và
màu sắc (ánh sáng), tâm của hành giả nhận thức được
nó như là khối hơi thở.

86
Khi chúng ta thảo luận về cách phân biệt và quán chiếu hơi thở, một số người bị bối rối
về điều này và hoài nghi về việc, liệu sự thực hành này có phải là pháp hành niệm hơi thở
hay không. Ở đây thiền sinh không chú ý đến hơi thở thực (hơi thở chuyển động) cũng
như: `Vào-ra’; hoặc `vào-ra dài’; hoặc `vào-ra ngắn’, nhưng chỉ chú ý đến hơi thở khái niệm
(khối/thân hơi thở). Đó mới chính là `niệm hơi thở’ — đó là cách mà một người rõ biết thở
vào, và rõ biết thở ra.

96
Ānāpānasati

+ Các cảnh xúc (các đối tượng xúc chạm) của vùng xung
quanh lỗ mũi hoặc ngay dưới mũi giờ đây không còn dễ
dàng làm gián đoạn hoặc làm ảnh hưởng đến sự nhận
thức của vị ấy.
+ Vị ấy biết và định tâm trên hơi thở tĩnh. Vị ấy để tuệ nhãn
của mình nhìn vào nó cho đến khi tâm vị ấy dần dính chặt
vào nó. Vị ấy cố định cột hơi thở với sự nhận thức, và sau
đó thấy nó một cách rõ ràng. Vị ấy nên cảm giác như thể
có một cây cầu ở giữa tâm và đối tượng tập trung, cột hơi
thở.
+ Tâm vị ấy trực tiếp biết và thấy hơi thở, đó chính là nhận
thức hơi thở như là một khái niệm.
+ Vị ấy thấy hơi thở tĩnh (cột hơi thở) bởi vì nó (cột hơi thở,
tưởng) được gìn giữ trong tâm. Và nó trở thành đối tượng
của tâm thức dưới dạng cái bóng của các pháp chân đế.
+ Ánh sáng của định cho thấy đối tượng và đường nét của
nó. Hình ảnh (tướng) trở thành biểu hiện, và đối tượng,
cột hơi thở thường xuất hiện với viền nét rõ ràng trong
giai đoạn này của định.
+ Hơi thở tĩnh (cột hơi thở bất động) giờ đây thực sự mờ
đục, nhưng có thể sáng hoặc có ánh kim với nền mờ của
nó.
+ Có sự khác biệt về hình dạng và kích thước của khối hơi
thở tùy theo từng người.
Vào giai đoạn hiện rõ ở chặng đầu, chiều dài cột hơi thay
đổi tuỳ theo từng người. Hầu hết thì cột hơi thở có chiều
dài từ 1cm đến 5 cm. Trong một số trường hợp, nó thậm
chí dài hơn 8 cm và như một cái ngà voi (chỉa xuống).
+ Không nên để ý đến màu sắc (và ánh sáng) có trong cột
hơi thở (khối hơi thở).
+ Vị ấy tác ý tập trung vào đối tượng theo một khối tổng
thể, chỉ với hình dáng hoặc bề mặt ngoài của đối tượng
(hơi thở khái niệm, hơi thở trí tuệ hoặc hơi thở tĩnh).

97
Ānāpānasati

+ Vị ấy biết rằng cột hơi thở đầy ắp khối hơi thở. Nhưng vì
định vẫn chưa đủ chín mùi nên (tuệ nhãn) vị ấy vẫn chưa
thể thấy được bên trong cột hơi thở ở mức định này.
Một số hành giả trong `chặng đầu của sự thực hành’ nói
rằng: `Chỉ có một ống hơi thở’.


Khoảng cách thích hợp giữa tâm (tuệ) nhãn và hơi thở trí
tuệ (khối hơi thở) có nghĩa là khoảng cách từ tâm nhãn có
thể nhìn vào một hình ảnh một cách thoải mái với sự nhạy
bén. Nó có thể khác nhau, nhưng đối với hành giả mới
thực hành, thường là khoảng 5-6 inches (12-15cm). Tâm
nhãn của những hành giả trong chặng sơ khởi và chặng
đầu của sự thực hành không nên đặt quá xa và quá gần
với cột hơi thở (khối hơi thở).

Khối hơi thở thích hợp có nghĩa là khối mà tâm nhãn có
thể tập trung và định vào một cách thuận lợi và chánh
đáng87.

87
Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đến định là gì?
“Nó đặt (ādhiyati) tâm một cách đều đặn (samaṁ), hoặc đặt tâm một cách chánh đáng
(sammā) vào đối tượng, hoặc nó được gọi là định (samādhi) với ý nghĩa tập trung
(samādhāna) tâm vào đối tượng. Nó có đặt tính là không xao lãng hay không phân tán.
“(TTĐ. xiv. 463. Ārammaṇe cittaṃ samaṃ ādhiyati, sammā vā ādhiyati,
samādhānamattameva vā etaṃ cittassāti samādhi. So avisāralakkhaṇo,
avikkhepalakkhaṇo….)

98
Ānāpānasati

Đừng nhầm lẫn với nó. Đối tượng hơi thở thực sự không
phải để chơi đùa. Tâm hành giả không nên đùa giỡn với kích
thước của khối hơi thở. Đối tượng khối hơi thở có một vị trí xác
định, và phải được giới hạn trong vùng tập trung chuẩn.
Tùy thuộc vào giai đoạn (mức độ định tâm), khối hơi thở
thích hợp khác nhau về kích thước (và hình dạng). Thường thì nó
không quá lớn hoặc không quá nhỏ. Nhưng ở một số mức định
cao hơn, nó có thể bị nhỏ hoặc rất nhỏ. Qua từng thời ngồi,
từng giai đoạn mà nó có thể thay đổi.

Chỉ tập trung thì chưa thể quan sát được bên trong cột
hơi thở:
Hành giả biết là khối hơi thở nằm trong cột hơi thở nhưng
không thể thấy được nó. Một số người thuật lại những kinh
nghiệm trong giai đoạn này, họ thấy đối tượng hơi thở chỉ như
một cái ống hơi thở (tức là, đối tượng rỗng) mà thôi, không phải
cột hơi thở đặc (đầy ắp hơi thở). Điều này là bởi vì định vẫn chưa
đủ mạnh ở chặng đầu của sự thực hành để có thể thâm nhập và
thấy được nội phần của khối hơi thở (cột hơi thở). Vào giai đoạn
hiện rõ của chặng đầu thực hành, thậm chí, dù hành giả cố gắng
thâm nhập và thẩm sát xuyên qua bề mặt hoặc ngoại phần của
khối hơi thở, người ấy cũng không thể thấy được phần bên
trong của nó một cách rõ ràng. Nội phần hơi thở vẫn chưa hiển
lộ trong cái thấy của hành giả.

`Giai đoạn hiện rõ’ của chặng đầu thực hành — Đó chỉ là một
giai đoạn mà hành giả đang đi qua.

☸—☸—☸

99
Ānāpānasati

Nếu cố gắng, bạn có thể làm được.


Nếu lúc đầu hành giả không thành công ở chặng đầu của
định, hãy thử lại.

Đối với những hành giả sơ khởi!


Kỹ thuật, Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai Bước
thấy có vẻ dễ, nhưng hoàn toàn không phải vậy.
Hãy cẩn thận để không hiểu sai kỹ thuật tập trung này!
Một số nhầm lẫn liên quan đến kỹ thuật tập trung thường
xảy ra sẽ được liệt kê dưới đây. Chúng dẫn đến phương pháp
thực hành sai biệt!
ꟷ Một số hành giả sơ khởi chưa hiểu được Kỹ thuật Tập
Trung – Hai Bước (tập trung vào đối tượng như thể nhìn
từ đằng sau với khoảng cách 12-15 cm) mà họ đang áp
dụng.

Gương Hành giả tưởng tượng ra


mặt của khuôn mặt mình và hơi thở.
hành giả
Đây là một lỗi phổ thông đối
với những hành giả còn rất
sơ cơ.

ꟷ Bức hình trên cho thấy một lỗi rất phổ thông mà những
hành giả sơ cơ mắc phải.
ꟷ Hành giả bị lẫn lộn về kỹ thuật tập trung sẽ khiến cho tuệ
nhãn không thể nhìn vào vùng tập trung chuẩn; anh ta chỉ
đang tưởng tượng khuôn mặt của mình và khối hơi thở
(như hình ảnh khuôn mặt và khối hơi thở phản chiếu
trong gương) đối diện anh ta. Chúng (khuôn mặt hành giả
và khuôn mặt tưởng tượng của người ấy) đối diện nhau.
Tuệ nhãn của hành giả đang cố hướng vào hơi thở tưởng
tượng.

100
Ānāpānasati

Hành giả có hơi thở tạp nhiễm và ánh sáng trí tuệ!

Trí tuệ của những người mới thực hành còn rất yếu. Một
số hành giả, nhất là những người đã thực hành theo phương
pháp thông thường, `Kiểu Xúc chạm và Hơi thở’ trong nhiều
tháng và có được hơi thở tạp nhiễm cùng ánh sáng trí tuệ,
không thể thành công trong vài ngày khi chuyển sang phương
cách tập trung vào vị trí của hơi thở như thể nhìn nó từ một
khoảng cách nhất định. Yếu điểm của họ là nhận biết hơi thở
chuyển động. Họ gặp phải những khó khăn. Thậm chí, sau khi
tập trung thành công vào vị trí của hơi thở, thì vẫn còn một số
hạn chế đối với việc thấy được hơi thở tĩnh (cột hơi thở, hơi thở
trí tuệ) tại đó.
Nếu phải mất vài ngày hoặc vài tuần để áp dụng được kỹ
thuật tập trung hay để nhận biết rõ khối hơi thở ở chặng đầu
của sự thực hành, thì đó có thể là do một số yếu điểm về thực
hành:
 Một là do việc trú niệm bị yếu hoặc do thiếu hiểu biết về
khối hơi thở, hơi thở tĩnh, hoặc
 Để hiểu được và áp dụng được kỹ thuật tập trung, hành
giả nên tự nhận xét liệu ta có đang tập trung đúng vào vị
trí thích hợp của hơi thở. Và họ cần phải quán chiếu liên
tục hoặc quán chiếu với một tốc độ thích hợp về khối hơi
thở (cột hơi thở hoặc hơi thở)
Vị trí vùng tập trung chuẩn trùng với hơi thở chuyển động
(hơi thở thực). Hành giả nên tập hướng tâm vào vùng tập trung
chuẩn. Sự nhận biết đối tượng thực sự sẽ được thực hiện bởi
một chuỗi tiến trình ý thức (mano-vinnana). Không có sự phân
biệt hơi thở vào-ra (khi bỏ qua được cảm giác xúc chạm cũng
như hơi thở chuyển động hoặc hơi thở thực), hành giả tập trung
vào khối hơi thở (cột hơi thở hoặc một phần của cột hơi thở) và
quán chiếu nó ‘chỉ là hơi thở’’ ngay tại vùng tập trung chuẩn. Vị
trí của cột hơi thở trùng với vị trí của hơi thở chuyển động (hơi

101
Ānāpānasati

thở thực). Hành giả cần phải nghiêm túc quán chiếu đối tượng
như là cột hơi thở hoặc khối hơi thở.88

Cột hơi thở Sự chú ý chuyển qua Khối hơi thở

Khối hơi thở có dạng hình cột. Với tưởng về cột hơi thở
cho đến tưởng về khối hơi thở. Các khía cạnh về hình dạng như
cột hơi thở hay một phần của cột hơi thở nhằm để trợ giúp trí
tuệ của hành giả [nhất là những người mới thực hành] biết [và
thấy] đối tượng thiền như là một khái niệm (có ý nghĩa là một
khối). Đối tượng cần được chú ý ở cả hai khía cạnh là hơi thở
(khối hơi thở) đi kèm với hình dạng phụ trợ của nó (hình cột). Sự
quan tâm ở đây không phải là hình dạng bởi nó chỉ như một
phương tiện hỗ trợ. Nhưng đúng hơn là, khi bỏ qua được khía
cạnh hình dạng, chẳng hạn, hình cột, hành giả nên hướng tâm
để nhận biết khái niệm (khối hơi thở).
Khi niệm được thiết lập trên hơi thở đơn thuần (hơi thở
tĩnh, khối hơi thở, thân hơi thở hoặc hơi thở trí tuệ), định
(samādhi) dần dần tăng trưởng. Sau đó, hành giả sẽ thành công
trong việc thấy được hình ảnh của khối hơi thở (hơi thở tĩnh),
chẳng hạn, cột hơi thở. Đó là bước quan trọng hướng đến định
vững chắc và mạnh mẽ của bậc thiền [an chỉ định
(appana·samādhi)].
Những hành giả đang đi qua chặng đầu của pháp tu định
có thể sử dụng kỹ thuật của `Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung –
Hai Bước’. Sau khi nhìn thấy đối tượng rõ ràng, hành giả sẽ nhận
ra là, tư thế thẳng lưng (sau khi ngồi bắt tréo chân) giúp hỗ trợ
rất nhiều, hữu ích và quyết định cho tâm có được sự tập trung
chính xác và cố định trên đối tượng thiền. Điều này là vì hướng
nhìn vào đối tượng hơi thở khái niệm hoặc hơi thở trí tuệ được

88
Đây là giai đoạn chuẩn bị của sự tu tập thiền.
Bhāvanābheda: Bhāvanāsu pana sabbatthāpi parikammabhāvanā labbhateva,
(Abhidhammatthasaṅgaha)
Thiền chuẩn bị có thể đạt được trong tất cả (bốn mươi) đề mục thiền.

102
Ānāpānasati

ổn định và chuẩn xác trong thế ngồi thẳng lưng.89 Đức Phật
khuyến khích những hành giả thực hành ānāpānasati ngồi bắt
tréo chân và giữ thẳng lưng.90 Điều đó ám chỉ tư thế thích hợp
nhất dành cho thiền ānāpānasati. Mặc dù thiền này có thể và
nên được thực hành trong mọi tư thế, nhưng thường thì, thế
ngồi là tư thế lý tưởng nhất để phát triển định thâm sâu.
Khi kỹ năng thực hành của hành giả phát triển, hơi thở
khái niệm tĩnh có thể được nhận thức ngay tức khắc. Ngay khi
hành giả có thể tập trung vào đối tượng hơi thở tĩnh này (hơi
thở trí tuệ), thì việc hơi thở ra hay vào, dài hay ngắn không còn
quan trọng với hành giả nữa. Bởi vì những bước thực hành căn
bản này đã lỗi thời đối với giai đoạn này, hành giả sẽ thấy rằng
ta đã vượt qua được một số chướng ngại của thiền niệm hơi thở.
Vì thế, theo khuyến nghị đối với phương cách tập trung
vững chắc vào đối tượng hơi thở khái niệm tĩnh ở đây có thể
được tóm lược như sau:
 Làm ơn! Đừng chú ý vào bất cứ cảm thọ nào (cảm giác
tại vùng lỗ mũi), cảm giác nơi tâm và các trạng thái như
là tâm khinh an, thân khinh an (chẳng hạn, cảm giác như
thể thân vật lý này sắp vào hư không hoặc đang bay lên
hư không) vv…
 Làm ơn! Cứ bỏ qua sự chuyển động (xúc chạm) của hơi
thở. Đừng chạy theo hơi thở chuyển động. Hành giả
không cần phân biệt giữa hơi thở vào và hơi thở ra.
 Làm ơn! Đừng đánh giá đặc tính của hơi thở, dù nó thô
hay tế.
 Làm ơn! Ngồi thẳng lưng một cách tự nhiên, nhưng
đừng quá thẳng và căng cứng, và cũng đừng quá thả
lỏng.
 Làm ơn! Hãy rõ biết hơi thở tĩnh trong mọi tư thế, và hãy
thực hành với sự tôn kính. Đi, đứng hoặc ngồi, không để

89
Những hành giả đạt đến giai đoạn chìm sâu của định có thể tập trung vào đồi tượng
thiền một cách thiện xảo hơn trong tất cả các tư thế.
90
Trường Bộ Kinh.ii.9 [Kinh Đại Niệm Xứ (Maha-Sati-Paṭṭhāna Sutta)].

103
Ānāpānasati

ý gì khác ngoài hơi thở tĩnh: hành giả cần phải nhận thức
một cách chánh niệm chỉ trên hơi thở tĩnh mà thôi.
Giờ đây, chúng ta đã thảo luận một số nguyên tắc và các
tình huống trong việc thực hành kỹ thuật tập trung. Mặc dù
những điều này có vẻ khó thực hiện, nhưng nếu hành giả kiên trì
cố gắng áp dụng kỹ thuật này, hành giả sẽ thấy thực sự chúng
không khó mấy một khi hành giả đã có được sở trường, và nắm
được nguyên tắc thực hành niệm hơi thở.

Nếu trước đây hành giả không thành công trong giai
đoạn đầu của định, hãy cố làm đi làm lại:

104
Ānāpānasati

☸—☸—☸

105
Ānāpānasati

Trước đây bạn có từng tập trung vào ánh sáng không?
Nếu `có’, tất cả là vì cái gì?

Trong chủ đề trước chúng ta có thảo luận về “phương


pháp nhận biết hơi thở khái niệm tĩnh (khối hơi thở)” trong suốt
chặng đầu của sự tu tập định.
Có 3 bước trong suốt chặng đầu của sự thực hành:

o Bước Chuẩn Bị (giai đoạn `Phương tiện’)


o Bước một (giai đoạn `Định vị’) và
o Bước hai (giai đoạn `Đối tượng’)

Trước khi bắt đầu áp dụng kỹ thuật tập trung, để có thể


nhận biết vị trí chính xác hoặc vị trí của đối tượng tập trung (khối
hơi thở) thông qua ý môn, trong `bước chuẩn bị’ (giai đoạn
`Phương tiện’), tâm bắt đầu tập trung vào hơi thở chuyển động
trong chốc lát. Nó tiến hành thăm dò để tìm ra vị trí lỗ mũi và
môi trên như những cột mốc (định vị) ở ý môn. Những điều này
là những chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp (giai đoạn `Định vị’).
[Một hành giả thiện xảo đã có được định và ánh sáng trí
tuệ phát triển được khả năng không lệ thuộc vào việc sử dụng
sự chuyển động hoặc sự xúc chạm của hơi thở làm phương
tiện.]
Sau đó, xác định vị trí hơi thở (vùng tập trung chuẩn) và
nhận ra đối tượng thiền (cột hơi thở hoặc khối hơi thở) ở tại đó.
Đây là `Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai Bước’ để nhận
thức được hơi thở khái niệm: trước tiên là vị trí (tức là giai đoạn
`Định vị’) và kế tiếp là đối tượng (tức là giai đoạn `Đối tượng’).

Con mắt bất động (bị liệt) & ánh sáng trí tuệ:

Một hành giả biết rõ đối tượng thiền (hơi thở khái niệm)
là gì, nhưng vẫn chưa đủ thiện xảo để áp dụng kỹ thuật tập
trung, nhận biết hơi thở chuyển động thông qua sự xúc chạm
(và những cảm thọ) giữa lỗ mũi và môi trên trong suốt nhiều

106
Ānāpānasati

thời thiền. Những hành giả như vậy thậm chí còn không thể áp
dụng được bước một và bước hai của `Phương Pháp Tiếp Cận
Tập Trung – Hai Bước’. Mặc dù tâm của người này chỉ trú vào
cảnh xúc trong một khoảng khắc, và nó cố nhận thức đối tượng
hơi thở sát bên lâu hơn, do vậy mà định dần phát triển. Nhưng
người ấy vẫn đang áp dụng `Phương cách nhận biết Xúc chạm
và Hơi thở’. Bởi vì tâm (tuệ) nhãn ở quá gần với đối tượng hơi
thở, tâm không thể thấy được hình dáng bên ngoài hoặc bề mặt
của đối tượng hơi thở (khối hơi thở) một cách rõ ràng. Hầu như
ánh sáng trí tuệ (pañña·āloka) (ánh sáng của định) xuất hiện
xung quanh người ấy cùng lúc.91 Anh ta bắt đầu nhận thấy ánh
sáng mờ hoặc tỏ, thường xuất hiện ở trước mặt mình. Trên thực
tế, ánh sáng lan tỏa khắp mọi hướng xung quanh anh ta. Hành
giả không nắm được nguyên tắc thực hành ānāpānasati sẽ chạy
theo ánh sáng hoặc những vật thể sáng này và cố gắng tập
trung vào chúng.

Ồ! Có ánh sáng.
Đó là một điều
kỳ diệu!

91
Ánh sáng trí tuệ: — Định vững chắc và mạnh mẽ tạo ra ánh sáng chói chang và mạnh
mẽ. Điều đó được Đức Phật giải thích trong `Phẩm Ánh Sáng’ (Ābhā-Vagga) - Aṅguttara-
Nikāya .IV.III.v.1-5. Và Ngài cũng đề cập đến ánh sáng này trong bài Pháp đầu tiên
`Chuyển Pháp Luân (Dhamma·Cakka·Ppavattana sutta)’ khi giải thích về sự giác ngộ của
mình.
`… pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi,
vijjā udapādi, āloko udapādi.’
`… hỡi này các Tỳ Khưu, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri
kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng phát sanh đến Như Lai.’ (`Kinh Chuyển Pháp Luân-
Tương Ưng Bộ.V. XII.ii.1’)

107
Ānāpānasati


Một con mồi dễ mắc lừa. Hành giả giờ đây là một con mồi dễ
mắc lừa bởi sự quyến rũ của ánh sáng huyền bí.

Ánh sáng trí tuệ. Hành giả có thể thấy được ánh sáng không
chỉ trong pháp hành niệm hơi thở, mà còn trong các đề mục
thiền khác.
Trong `Giai đoạn sơ khởi’ hoặc `Giai đoạn đầu’ hoặc bất cứ
giai đoạn nào khác của pháp hành niệm hơi thở, ánh sáng trí tuệ
đều có thể xuất hiện. Bức hình này cho thấy hành giả đã phát
triển được ánh sáng trí tuệ cùng với sự thực hành `Phương cách
nhận biết Xúc chạm và Hơi thở’.

`Phương cách nhận biết Xúc chạm và Hơi thở’. Một kiểu tập
trung khi tâm nhận biết sự chuyển động của hơi thở, hoặc cảm
giác hơi thở [qua sự xúc chạm].
Tâm trú trên cảnh xúc (những cảm giác xúc chạm) của hơi
thở chuyển động giữa lỗ mũi và môi trên. Và sau đó, tâm cố
nhận biết hơi thở chuyển động. Tâm nhận biết hơi thở thông
qua cảm giác xúc chạm hết lần này đến lần khác, tức là tâm bắt
lấy cảm giác của hơi thở [thực] làm đối tượngcbị gián đoạn liên
tục bởi sự xúc chạm. Tâm này vẫn còn đang phân biệt giữa hơi
thở vào và hơi thở ra.
Việc phân biệt hơi thở đơn thuần từ hơi thở thực (chuyển
động) là quan trọng. Do áp dụng `Kiểu tập trung Xúc chạm và
Hơi thở’, hành giả không thể tập trung vào một đối tượng duy
nhất; anh ta không thể tập trung vào đối tượng hơi thở đơn
thuần (khối hơi thở) như thể mình là người đang xem, đang tập
trung, đang quan sát chuyên chú hoặc đang quán chiếu nó từ
một khoảng cách nhất định.
Có một loại cấu uế rất thực, một sự bất toàn trong pháp hành.

Con mắt (tuệ nhãn/tâm nhãn) bị liệt.
Do hành giả quen cách cố định sự tập trung ‘Xúc chạm & Hơi
thở’ từ phía sau vùng da ở môi trên hoặc xung quanh lỗ mũi (vị
trí mà hơi thở vào và hơi thở ra phớt chạm rõ nhất, và là nơi
cảm giác xúc chạm xảy ra), khiến cho tâm nhãn không thể
phóng to hay thu nhỏ đối tượng và dễ bị mắc kẹt tại đó. Lại nữa,
hành giả thường không thể di chuyển tâm nhãn của mình sang

108
Ānāpānasati

vị trí khác và không thể đổi hướng nhìn. Với kiểu tập trung ‘Xúc
chạm và Hơi thở’, hành giả nhận biết hơi thở thực (chuyển
động) trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần có thể khiến cho tuệ
nhãn bị liệt.

Đối tượng tập trung sai lệch và không chuẩn xác. Ở đây, hành
giả tập trung vào ánh sáng xuất hiện trước mặt. Trên thực tế,
ánh sáng này không phải là vị trí chuẩn xác của đối tượng hơi
thở. Đối tượng hơi thở (khối hơi thở) ở tại vị trí của hơi thở thực
là hơi thở chuyển động, nằm giữa lỗ mũi và môi trên. Vì vậy,
vùng tập trung của hành giả không đúng. Ánh sáng hoặc bất cứ
gì khác xuất hiện ngoài vùng tập trung chuẩn cần phải bỏ qua
hoàn toàn.
Thậm chí, nếu có bất kì ánh sáng nào xuất hiện tại vùng
tập trung chuẩn, hành giả cũng không được tập trung vào nó.
Ánh sáng không phải là đối tượng thiền trong pháp hành
ānāpānasati.

Hơi thở tạp nhiễm & ánh sáng dày đặc tại cổng [lỗ mũi]:
Bức hình này miêu tả một hành giả đã phát triển ánh sáng
trí tuệ với sự thực hành `Phương cách nhận biết Xúc chạm và
Hơi thở’. Thực ra, anh ta có thể thấy được ánh sáng như vậy ở
bất cứ đâu trước mặt mình. Nếu anh ta áp dụng kỹ thuật tập
trung – Hai bước, anh ấy nên cảm thấy như có một cầu nối giữa
tâm và đối tượng tập trung, khối hơi thở.

109
Ānāpānasati

 Ồ! Đó là tợ tướng hơi thở (ānāpānā-


nimitta)
 Ồ không! Thể sáng mà hành giả thấy
được không phải là tợ tướng hơi thở.
Nó chỉ là ánh sáng dày đặc của trí tuệ.
Hành giả chỉ có được con mắt bị liệt &
ánh sáng trí tuệ qua phương cách
nhận biết Xúc chạm và Hơi thở. Giờ thì
hành giả không cảm thấy như thể có
một cầu nối giữa tâm và đối tượng
chiếu sáng.

Ánh sáng sanh khởi trước khi tợ tướng hơi thở


(ānāpānā-nimitta) xuất hiện:
`Hành giả trong chặng sơ khởi của sự thực hành thường
cố nhận biết hơi thở khi nó đi vào và đi ra khỏi thân qua lỗ mũi.
Vị ấy cảm giác nó và phân biệt giữa hơi thở vào và hơi thở ra.
Sau đó, phát triển nhận thức trên hơi thở dù nó vào hay ra, dài
hay ngắn. Hành giả phân biệt giữa bốn loại hơi thở, đó là: hơi
thở vào dài, hơi thở ra dài, hơi thở vào ngắn, hơi thở ra ngắn.
Sau đó phân biệt chúng chi tiết thêm lần nữa, vị ấy cố nhận biết
toàn thân hơi thở từ đầu cho đến cuối một cách liên tục. Trong
tất cả các bước, hành giả đều nhận biết chúng thông qua sự xúc
chạm của hơi thở ở nơi mà vị ấy cảm giác rõ nhất: lỗ mũi hoặc
môi trên. Điều đó có nghĩa là khi có bất kì loại hơi thở nào (hơi
thở ra & vào, hơi thở dài, hơi thở ngắn, hoặc toàn thân hơi thở)
xuất hiện ở vùng tập trung, hành giả chỉ đơn thuần tập trung
vào nó (hơi thở thực / hơi thở chuyển động). Vị ấy định tâm vào
đối tượng hơi thở theo `Phương cách Xúc chạm & Hơi thở’. Đối
với một số hành giả, ánh sang (trí tuệ) của định xuất hiện
trước khi họ có thể định tâm vào hơi thở tĩnh (khối hơi

110
Ānāpānasati

thở).92 Đây chỉ là chặng sơ khởi của sự thực hành có ánh sáng
của định song hành.’
Do không hiểu và không áp dụng được kỹ thuật tập trung
– Hai Bước (tập trung vào đối tượng hơi thở như thể nhìn nó từ
xa) ngay từ đầu, nên ở chặng sơ khởi của sự thực hành
Ānāpānasati, hành giả lại thực hành theo `Kiểu tập trung Xúc
chạm và Hơi thở’ trong thời gian dài (nhiều ngày hoặc nhiều
tuần). Và đối với trường hợp này, miễn là họ tiếp tục thực hành
dù là `Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’ thì ánh sáng của định
vẫn sanh. Cái khó ở đây là phải có được hơi thở tĩnh (khối hơi
thở đúng nghĩa) một cách rõ ràng. Nhưng giờ đây, họ lại đối
mặt với một cám dỗ thử thách là trong `chặng sơ khởi của sự
thực hành (dù là Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở) vẫn có
ánh sáng của Định’.
Họ vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa hơi thở (hơi thở
chuyển động hoặc hơi thở tạp nhiễm) trong ‘Kiểu tập trung Xúc
chạm và Hơi thở’ và hơi thở tĩnh (hoặc hơi thở trí tuệ) trong
`Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai bước’. Họ chỉ định tâm
vào hơi thở chuyển động theo `Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi
thở’ trong thời gian dài mà không nhận ra những rủi ro và yếu
điểm làm ảnh hưởng đến định. Thật ra, việc cắt đứt được những
tư duy lan man không quá khó khăn đối với hầu hết hành giả
trong chặng sơ khởi của sự thực hành ānāpānasati. Vấn đề ở
đây là, nếu hành giả không ý thức được những chướng ngại
ngăn trở sự chứng đạt mức định thâm sâu vì kiểu thực hành này,
thì nó sẽ làm chậm việc chuyển sang phương pháp tập trung
mới trên hơi thở là `Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai
Bước’. Đó là một chiều hướng hoàn toàn mới đối với lối thực
hành trước đây của họ, và có thể họ sẽ gặp nhiều khó khăn lúc
đầu và phải có sự cố gắng liên tục để vượt qua.
Những hành giả vượt qua được những khó khăn của
`chặng thực hành sơ khởi có ánh sáng của định’ có thể không

92
Điều này có nghĩa là: đối với một số thiền sinh, có người ánh sáng xuất hiện trước khi tợ
tướng hơi thở xuất hiện, hoặc có người thì tợ tướng hơi thở, khối hơi thở lại xuất hiện
trước một cách rõ ràng.

111
Ānāpānasati

gặp được giai đoạn hiện rõ (giai đoạn mà đối tượng hơi thở /
ống hơi thở hiện ra rõ ràng) trong chặng đầu của sự thực hành,
thì sẽ tiếp tục chuyển sang chặng giữa của sự thực hành. Vì vậy,
điều này giống như là vị ấy sẽ có một sự bỏ qua chặng đầu của
sự thực hành.

Con mắt bị liệt & Nimitta tạp nhiễm:


Hành giả liên tục định tâm vào hơi thở (ānāpānā-nimitta)
tại lỗ mũi theo `Kiểu tập trung Xúc chạm và Hơi thở’. Vị ấy thấy
rằng sự xúc chạm hay sự chuyển động của hơi thở không liên
tục. Và như vậy, vị ấy không thể có được đối tượng vững chắc.
Tâm vị ấy (tâm nhãn) dính sát vào vùng da được xúc chạm bởi
hơi thở chuyển động, và nó bị bất động tại đó. Tuệ nhãn của
hành giả không thể phóng to hay thu nhỏ đối tượng. Sự thực
hành như vậy khiến cho tuệ nhãn của vị ấy bị liệt.

 Ồ, đối tượng (ānāpānā-nimitta) mà


tôi thấy như cái bông gòn hay đám
mây. Nó vẫn còn một chút bất ổn
(không đứng yên / không ổn định)!
 Thân của hành giả được thoải mái.
Nhưng với đối tượng không ổn định
ấy, định của hành giả không vững
chắc và bị gián đoạn. Thỉnh thoảng
hành giả nhận thấy sự xúc chạm của
hơi thở. Thực ra hành giả đang tập
trung vào đối tượng hơi thở của mình
theo `Phương cách Xúc chạm và Hơi
thở’. Tuệ nhãn của hành giả bị bất
động. Hành giả chỉ có được con mắt
bị liệt và nimitta tạp nhiễm.

Ánh sáng trí tuệ có thể xuất hiện một cách ổn định xung
quanh anh ta. Tướng (nimitta) mờ đục hoặc trong suốt. Anh ta

112
Ānāpānasati

sẽ thấy tướng hơi thở (ānāpānā-nimitta) không ổn định và định


không mạnh lắm. Vẫn còn sự phân tâm.
Để làm cho định được mạnh và kéo dài, anh ta chỉ cần áp
dụng `Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai Bước’.
Rất khó khắc phục được `tướng hơi thở tạp nhiễm’ theo
cách này, hành giả nên cố gắng phát triển `Thân Hành Niệm
(Kāya·Gatā·Sati)’. Đây là niệm có đối tượng của nó là tướng của
những thân phần (các thể trược của thân) bao gồm cả tóc và các
phần còn lại. Hành giả có thể thành công trong việc áp dụng
`Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai bước’ trong `thân hành
niệm’

 Ồ, nimitta trong suốt. Tôi thấy bên trong


đối tượng (nimitta). Nhưng nó vẫn còn
chút bất ổn!
 Hành giả sẽ thấy rằng, với đối tượng
không ổn định, định tâm không vững
chắc và bị gián đoạn. Tuệ nhãn không
thể di chuyển vào bên trong nimitta
được. Khi nào hành giả còn cảm giác sự
chuyển động của hơi thở, khi ấy, hành
giả vẫn chưa thể có được học tướng
(uggaha-nimitta) thực thụ. Điều này là vì
tuệ nhãn của vị ấy bị liệt và nimitta vẫn
đang bị tạp nhiễm.

☸—☸—☸

113
Ānāpānasati

`Chỉ việc ý thức hơi thở!’


`Đối tượng luôn ở đó.’

Trong `Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta Nikāya)’, Đức Phật


tán thán thiền niệm hơi thở như sau:93
“Này các Tỳ khưu, định niệm hơi thở vào, hơi thở ra
này được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù
diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã
sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức.”
Giờ thì chúng ta sẽ thảo luận về một phương pháp, `làm
thế nào để trở lại (và duy trì) niệm về khối hơi thở khi tâm bị
phân tán hoặc yếu ớt’. Nó là một trong những phương pháp
quan trọng đối với pháp hành niệm hơi thở.
‡ Đối tượng thiền, khối hơi thở thực ra luôn ở tại vị trí của
nó. Khi có một sự xao lãng ra bên ngoài, đề mục thiền bị bỏ lơ.
Hành giả nên chú ý đến nó để tránh đi sự xao lãng. Vì thế mà
chúng tôi nói rằng:
`Đối tượng luôn ở đó’; chỉ vì tâm của hành giả xao lãng và
hành giả đánh mất tâm thiền của mình’. `Thế nên hành giả
chỉ việc ý thức khối hơi thở mà thôi!’
Điều này gọi là `phương pháp chỉ là nhận thức’. Điều quan
trọng là mọi hành giả thông minh đều hiểu được sự hữu dụng
của nó. Niệm hơi thở có năng lực loại bỏ những tư duy lan man
[tầm tư duy (vitakka)]. Hơi thở khái niệm (khối hơi thở) được
nhận thức (viññāta) qua tâm. Ngay khi hành giả nhận thức được
đối tượng thiền của mình, nó xua tan đi tất cả những ý nghĩ
khác. Phương pháp này thật sự có thể phát triển đề mục thiền
niệm hơi thở, nó rất đơn giản và dễ áp dụng.
`Chỉ việc ý thức hơi thở khái niệm!’
= `chỉ nhận biết sự hiện diện của khối hơi thở tại vùng tập trung
chuẩn’.

93
Kinh Vesali – Tương Ưng Bộ V.X.i.9

114
Ānāpānasati

‡ Trong suốt khóa thiền, tâm hành giả thỉnh thoảng (nhất là
trong giai đoạn chuyển tiếp) bị yếu đi khiến cho
ꟷđịnh không vững chắc
ꟷtrí tuệ không thể thấy thấu suốt đối tượng;
ꟷniệm không mạnh và không thể giữ được đối tượng
thiền trong tâm khỏi bị mất đi;
ꟷtín tâm nơi lời dạy của vị thầy hoặc nơi sự thực hành của
chính hành giả bị thối thất;
ꟷtấn không thể giữ sự tập trung sắc bén vào đối tượng
(trong một thời gian); và tâm không thể khơi dậy đủ tinh
tấn và dễ dàng bị dao động (bởi những phiền não).
Vào những lúc ấy, hành giả có thể áp dụng `phương pháp
chỉ việc ý thức’. Nó là phương pháp mà hành giả `chỉ việc ý thức
hơi thở’ tại vùng tập trung chuẩn (=vùng lân cận của lỗ mũi bên
phải hoặc bên trái, giữa lỗ mũi và môi trên). Vì hơi thở (khối hơi
thở) có mặt trong suốt cuộc đời, nó có thể được nhận thức ngay
lập tức không chậm trễ bằng việc nhận thức (đối tượng như thể
nó là một) điều hiển nhiên / lẽ thường tình “Biết là Thấy”.
`Biết’ là `Định’: Bằng việc giữ tâm nhận thức hơi thở (khối
hơi thở), hành giả thấy rằng định của mình dần dần tiến bộ. Biết
đối tượng thiền, khối hơi thở có thể giúp tập định vào nó. Dựa vào
nó, chúng tôi nói rằng “Biết (nhận thức) dẫn đến Định”. Khi hành
giả phát triển định đầy đủ, tâm định có thể thấy đối tượng thiền,
khối hơi thở.
Hành giả có thể áp dụng `phương pháp chỉ việc ý thức’ dưới
một số điều kiện:
1) Trước khi hành giả áp dụng thành công kỹ thuật tập
trung:
Hành giả có thể đã học và đã kinh nghiệm được một số
bước căn bản của pháp hành niệm hơi thở — `Giai đoạn đầu của sự
thực hành.’
Kỹ thuật tập trung có Hai bước: Tập trung vào vị trí trước và
sau đó mới tập trung vào đối tượng. Trừ khi tâm của hành giả đã
thuần thục với (sự tập trung sắc bén vào đối tượng bằng) việc áp

115
Ānāpānasati

dụng kỹ thuật tập trung, hành giả không thể tránh được `Kiểu tập
trung Xúc chạm và Hơi thở’. Chẳng hạn, hành giả không thể thành
công trong việc tập trung vào đối tượng hơi thở khái niệm như thể
nhìn nó từ xa.
Hành giả không cần phải phân biệt giữa hơi thở vào và hơi
thở ra. Hành giả phải từ bỏ `sự xúc chạm tại lỗ mũi và môi trên’ [=
phân biệt giữa hơi thở vào và hơi thở ra và đi theo sự chuyển
động hơi thở (lên hay xuống)].
Ở đây, để giữ tâm được định tĩnh, hành giả nên thực hành
như sau:
ꟷ Chỉ việc ý thức hơi thở (khối hơi thở) tại khu vực thích
hợp.
ꟷ Áp dụng cách quán chiếu theo lẽ hiển nhiên.
Khi niệm hơi thở phát triển, định của hành giả sâu lắng hơn.
Với sự hỗ trợ của định, hành giả sẽ không mất nhiều thời gian để
làm phát sanh sự tập trung nhạy bén nơi tâm và hành giả có thể
áp dụng thành công ‘Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung – Hai
Bước’. Tâm định tạo ra ánh sáng của trí tuệ. Hơi thở của hành giả
(khối hơi thở /hơi thở tĩnh) trở nên thấy được trong ánh sáng của
trí tuệ và (hình ảnh của) hơi thở được bắt lấy xuyên suốt và đi vào
phạm vi của ý môn như thể nó được nhìn thấy bằng mắt mở.94

94

 `Khi tướng ấy đã được nắm bắt xuyên suốt và đi vào phạm vi của ý môn như thể nó
được nhìn thấy bằng mắt mở, khi ấy nó được gọi là học tướng (uggaha-nimitta), và thiền ấy
trở nên định tĩnh.’
Học tướng (uggaha-nimitta): hình ảnh đó là bản mô phỏng chính xác nơi tâm về đối tượng
thiền.
`Yadā pana taṃ nimittaṃ cittena samuggahitaṃ hoti, cakkhunā passantass’eva
manodvārassa āpātham āgataṃ tadā tam evārammaṇaṃ uggahanimittaṃ nāma. Sā ca
bhāvanā samādhiyati.’ [ (Abhidhammattha Saṅgaha). IX. 29]
 Khi vị ấy tu tập theo cách này, tâm trở nên tập trung (āpāthamāgacchati) như thể
vị ấy hướng mắt nhìn thấy đối tượng chính xác, học tướng lúc ấy đã sinh khởi.
`Trở nên tập trung’: trở thành phạm vi của tốc hành tâm ý môn.
Tassevaṃ bhāvayato yadā nimīletvā āvajjantassa ummīlitakāle viya āpāthamāgacchati,
tadā uggahanimittaṃ jātaṃ nāma hoti.
(Thanh Tịnh Đạo. Chương IV-Kasina Đất)
(Tham khảo chú thích 10, 39, 52, 96, 98, 99 và 109.)

116
Ānāpānasati

Ở đây, khi hình tướng của hơi thở (khối hơi thở) [màu sắc,
hình dạng, phương hướng, vị trí, và ranh giới] được tập trung nhận
biết thì nó chính là học tướng.

2) Bất cứ lúc nào, sau khi áp dụng (thành công) kỹ thuật


tập trung:

 Những hành giả thực hành niệm hơi thở đang áp dụng kỹ
thuật tập trung nhưng chưa có được đối tượng tập trung rõ
ràng, thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc định tâm trên đối
tượng thiền. Họ đều có thể áp dụng `Phương pháp chỉ việc ý
thức’.
 Hành giả ở bất kì chặng thực hành nào — chặng đầu, chặng
giữa, giai đoạn bậc cao và giai đoạn chìm vào đối tượng (nhất
là trong giai đoạn chuyển tiếp) cũng có thể áp dụng `Phương
pháp chỉ việc ý thức’ ngay tức khắc không chậm trễ (không cần
để ý đến hơi thở thực, hơi thở vào-ra trong một vài khoảnh
khắc).
 Ở bất kì tư thế nào (đi, đứng, ngồi hoặc nằm), nếu hành giả
chưa đủ thuần thục áp dụng kỹ thuật tập trung / hoặc không
thể duy trì sự tập trung sắc bén vào đối tượng thiền (khối hơi
thở), cũng có thể áp dụng cách này `Phương pháp chỉ việc ý
thức’.

☸—☸—☸

117
Ānāpānasati

Lộ trình dẫn đến bậc thiền hơi thở


(ānāpāna jhāna)

Những tạp nhiễm trên đạo lộ định tâm.

Do không biết về đối tượng của thiền niệm hơi thở và con
đường thực hành, hành giả nhầm lẫn đối tượng thiền với một đối
tượng riêng biệt nào đó [chẳng hạn như ánh sáng trí tuệ] trên
thực tế nó không phải là đối tượng thiền, và người ấy nhận thức
sai về con đường dẫn đến định.

118
Ānāpānasati

Đối tượng của tâm (bậc) thiền:

Các tâm thiền hữu sắc bắt đối tượng là những đối tượng
thuộc khái niệm [chẳng hạn như tợ tướng đối với thiền kasiṇa
hoặc các chúng sanh đối với thiền vô lượng tâm].
Hơi thở khái niệm là đối tượng của niệm hơi thở. Vào giai
đoạn cuối cùng (giai đoạn chìm vào đối tượng) của pháp tu
định, các tâm thuộc ý môn của hành giả liên tục định vào Hơi
thở khái niệm (khối hơi thở). Ánh sáng của định trở nên sáng
chói, rực rỡ và xuyên thấu, và dẫn đến kết quả là ánh sáng của
định chiếu sáng đối tượng là khối hơi thở và khu vực xung
quanh nó.
Khi định và kỹ năng đưa màu sắc (hình ảnh / ánh sáng)
xuống vị trí của những đặc tính hỗ trợ của vị ấy được tốt hơn,
đối tượng hiện ra trong suốt và không viền nét (không rõ hình
dạng cụ thể). Anh ta (tâm / tuệ nhãn) nhìn vào nó một cách đều
đặn từ một khoảng cách ngắn và tâm của anh ta tự trở nên cố
định bất động trên nó.
Vấn đề giờ là, hơi thở [trí tuệ] hay tướng, cái nào được
biểu hiện rõ ràng. Ở đây, Hơi thở khái niệm đại diện cho loại
tướng xuất hiện bất động và tĩnh lặng. Vị ấy đã thành tựu kỹ
năng đưa màu sắc/ ánh sáng của tướng [khối hơi thở] xuống vị
trí hỗ trợ, và đặt tâm vào khái niệm như là ‘khối hơi thở’.
Tợ tướng là nhân của cận thiền (upacāra·bhāvanā) và an chỉ
thiền (appanā·bhāvanā). Với sự xuất hiện của tợ tướng, vị ấy có
thể đạt đến định bậc thiền.
Hành giả trong bậc thiền hơi thở95 bắt Hơi thở khái niệm
làm đối tượng. Đối tượng của tâm bậc thiền là một hình ảnh

95
Jhāna:
 Ārammaṇ ūpanijjhānato paccanīkajhāpanato vā jhānaṃ.
Được gọi là thiền na (jhāna) bởi vì sự thắp sáng (upanijjhāna) đối tượng và bởi
vì sự thiêu đốt (jhāpana) các pháp đối lập. Thanh Tịnh Đạo.iv.75 (Path of
Purification IV.119 _ Anh dịch từ Tỳ khưu Ññṇamoli).
Upanijjhāna = quán chiếu; phép cận quán
 Các thiền chi cùng nhau gọi là bậc thiền (jhāna)
Tham khảo chú thích 112 và 132.
 Từ Jhāna được dùng theo nghĩa thông thường là thiền an chỉ.

119
Ānāpānasati

thuộc tâm được gọi là tợ tướng (paṭibhāga–nimitta). Tướng này


được xem là một đối tượng khái niệm (paññātti).

Tâm thiền của vị ấy tự nó cố định một cách đều đặn trên


hơi thở (Hơi thở khái niệm) hiện ra như một khái niệm tướng
(nimitta paññātti)96, đạt được từ thiền tập. Anh ta đã có được

Tham khảo chú thích 8.


 Jhāna cũng có thể được sử dụng theo nghĩa rộng hơn là phép quán gần
(upanijjhāna) trên đối tượng.
`…Paccanīkadhamme jhāpetīti jhānaṃ, iminā yogino jhājantītipi jhānaṃ,
paccanīkadhamme ḍahanti gocaraṃ vā cintentīti attho. Sayaṃ vā taṃ jhāyati
upanijhāyatīti jhānaṃ…’ (Pārājikapāḷi Aṭṭhkathā, 11)
 Các bậc chú giải xưa truy nguyên từ Pali Jhāna từ nghĩa gốc là `quán chiếu’, và
`thiêu đốt’. Vì thế mà từ jhāna được gọi là như vậy bởi vì nó có nghĩa là cận
quán đối tượng và thiêu đốt các trạng thái đối lập với định. Các trạng thái đối
lập là năm triền cái (nīvaraṇa).
Upanijjhāyatī = cận quán [theo cách đưa đối tượng lại gần]
96
Hơi thở (khối hơi thở) tự nó là thể trong suốt. Khi phát triển đủ mức độ định trên hơi
thở khái niệm và kỹ năng đưa màu sắc (hình ảnh / ánh sáng) xuống vị trí của tính chất hỗ
trợ vật lý được phát triển, một hơi thở trong suốt hiện ra.
Khi định trở nên sâu lắng hơn và mạnh mẽ hơn, ánh sáng ổn định và hơi thở rõ ràng
như là một cái tấm gương được lấy ra khỏi cái vỏ, như một cái đĩa xà cừ được rửa sạch,
như một hình mặt trăng thoát ra từ đám mây. Nó được gọi là tợ tướng của định
(paṭibhāga-nimitta).
Uggaha-nimitta (học tướng) hoặc paṭibhāga-nimitta (tợ tướng) chính là pháp chế
định (tục đế / sammuti) có nguồn gốc từ thực tướng (chẳng hạn, hơi thở thực) như một lợi
ích của pháp tu định.
Paṭibhāga-nimitta (tợ tướng): `…tappaṭibhāgaṃ vatthudhammavimuccitaṃ
paññattisaṅkhātaṃ bhāvanāmayamārammaṇaṃ citte sannisannaṃ samappitaṃ hoti, tadā
taṃ paṭibhāganimittaṃ…’ (Tham khảo gocarabheda 30. Từ bộ Abhidhammasaṅgaha);
[Vatthudhammavimuccitanti paramathadhammato vimuttaṃ…].
Đối tượng nào là bản sao của học tướng được khéo thiết lập và cố định nơi tâm – (đối
tượng ấy) thoát khỏi khối tưởng [về các hạt vi tử (rūpa-kalapas)] và thực tại tối hậu của đối
tượng gốc, được xem là một khái niệm, sanh ra từ thiền.
Tợ tướng là hình ảnh thoát khỏi mọi khuyết điểm, được thấy bằng tâm và là một
phiên bản thuần khiết và rõ ràng của học tướng (uggaha-nimitta). Nó không có màu sắc
thật hay hình dạng thật bởi nó không phải là sắc pháp. Tợ tướng, được cho là “xuất hiện
như thể thoát ra từ học tướng, và trăm lần hay ngàn lần thanh tịnh hơn…”. Tướng ấy xuất
hiện chỉ với tưởng ổn định và định vững chắc. Tâm hành giả tự nó cố định trên tướng ấy.
Thông qua phương tiện là tợ tướng mà cận định và an chỉ định xảy ra.
`… upacārappanānaṃ ārammaṇattāti paṭibhāganimittaṃ.’
Tợ tướng là nhân của cận thiền (upacāra·bhāvanā) và an chỉ thiền (appanā·bhāvanā).
Paṭibhāga = tương tợ, giống nhau, tương đồng (đối với chuẩn bị tướng (parikamma-
nimitta) và học tướng (uggaha-nimitta) = sự sao y (theo bản gốc)
(Tham khảo chú thích 10, 39, 52, 94, 98, 99 và 109).

120
Ānāpānasati

một hơi thở ổn định, sáng rực và rõ ràng (= tợ tướng,


patibhāga-nimitta),97 và đạt đến sơ thiền, là khi năm thiền chi
cùng khởi lên.
Tợ tướng mà người ấy thấy được bằng tâm nhãn giờ đây
chỉ là một khái niệm không thực / không có tồn tại (Avijjamāna
paññātti), chẳng hạn, một pháp thoát khỏi mọi liên hệ với sắc
pháp [hay không có thực tính cùng tột / chân thể pháp
(asabhāva-dhamma)], và thực tế là nó không có tồn tại theo ý
nghĩa của pháp chân đế.98 Nó (tợ tướng) không có màu sắc hay
hình dạng (bởi vì nó không phải là thực tại tối hậu). Nó chỉ sanh
ra từ tưởng của người đã đắc định, và chỉ là một giả tướng.
Tưởng hoặc an chỉ định của thiền ānāpānasati là pháp lấy đối
tượng thuộc khái niệm của pháp khó định rõ (navattabba
dhamma).99

97
Trong bậc thiền hơi thở có tợ tướng (paṭibhaga-nimitta) là đối tượng.
Trong trường hợp này, tợ tướng hơi thở sanh khởi tùy thuộc vào hơi thở gốc, hơi thở
tự nhiên nên cũng được gọi là assāsa-passāsa (hơi thở vào-hơi thở ra)
`Assāsa-passāsa nissāya uppannanimittampettha assāsa-passāsa sāmaññameva vuttaṁ.’
(VsMṬ.viii.215 `Ānāpānasati·Kathā’)
98
- Ālambaṇasaṅgaho: Sesāni mahaggatacittāni sabbānipi paññattārammaṇāni.
(Abhidhammatthasaṅgaha)
`Tañca kho neva vaṇṇavantaṃ, na saṇṭhānavantaṃ. Yadi hi taṃ īdisaṃ bhaveyya,
cakkhuviññeyyaṃ siyā oḷārikaṃ sammāsanupagaṃ tilakkhaṇabhāhataṃ, na
panetaṃ tādisaṃ. Kevalañhi samādhilābhino upaṭṭhānākāramattaṃ saññajametanti.’
(TTĐ.IV.57);
= Nhưng nó (tợ tướng) không có màu sắc hay hình dạng; vì nếu nó có, nó sẽ có thể
được nhìn thấy bởi mắt trần, thô thiển, và dễ nhận biết [bằng tuệ giác] với ba đặc tính [vô
thường, khổ và vô ngã]. Nhưng không phải vậy. Vì nó chỉ được sanh ra từ tưởng của người
đã có định an chỉ (hoặc cận định), và là một giả tướng. (Tham khảo chú thích 10, 39, 52,
94, 96, 99 và 109).
99
Bởi có sự đặt tâm vào khái niệm thuộc pháp chế định (paññātti-dhamma). Tợ tướng hơi
thở (ānāpāna paṭibhāga-nimitta) là pháp khó định rõ (navattabbārammana):
[Thường thì] hơi thở là một nhóm sắc/ nhóm các hạt tổng hợp sắc [rūpa-kalāpa; rūpa
(sắc vật chất) + kalāpa (nhóm / bọn)]. Một kalāpa là một hạt vi tử có kích thước nhỏ nhất
trong các đơn vị vật chất và nó hàm chứa bốn đại (dhātu) và sắc do bốn đại sinh (upādā
rūpa). Thực sự, sắc vật chất là pháp dục giới (paritta dhamma). Khi định vững mạnh, tợ
tướng hơi thở (anānāpāna-nimitta) sanh khởi từ hơi thở.
Chuẩn bị tướng (parikamma-nimitta) và học tướng (uggaha-nimitta) là khối (sáng)
của các hạt vi tử trong hơi thở. Nhưng tợ tướng hơi thở không phải là sắc tối hậu của hơi
thở, và chỉ được sanh ra bởi tưởng. [Nó không thể được phân loại theo bất kì loại sắc vật
chất nào trong ba giai đoạn, quá khứ, hiện tại và vị lai.]
Khi định trở nên sâu lắng và đầy đủ để đạt đến cận định hoặc an chỉ định, tâm thức tự
nó sẽ dán chặt vào tợ tướng. Tướng của mức định hoàn thiện, tợ tướng hơi thở không

121
Ānāpānasati

Tướng sanh khởi dựa vào một hình dạng có thể thấy được
(rūpa), và như vậy, bậc thiền này liên quan đến cõi hữu sắc.
Trong bốn bậc thiền, tất cả thiền ấy gồm cả tứ thiền, tâm thiền
liên tục lấy thân hơi thở (Hơi thở khái niệm) làm đối tượng.100

phải chỉ là pháp phi danh chơn (avijjamāna- thể không có sự hiện hữu rõ ràng), do bởi sự
vắng mặt khía cạnh về thực tại tối hậu, nhưng còn là pháp danh chơn (vijjamāna- thể có
sự hiện hữu rõ ràng) do bởi sự có mặt của khía cạnh tục đế chế định (samuti sacca).
Mặc dù tưởng nơi pháp hành xảy ra như là pháp dục (sensual dhamma) đối với thiền
sinh ở chặng sơ khởi, nhưng khi tướng của mức định đầy đủ sanh khởi, tưởng ấy chạm mặt
với đối tượng là sơ tướng của mức định đầy đủ.
Vì lý do này, tưởng nơi thực hành ấy chính là pháp (dhamma) có đối tượng là khái niệm
của pháp khó định rõ (navattabba dhamma), (Tham khảo chi tiết tại Mūlaṭīkā 1-191)
(Tham khảo chú thích 10, 39, 52, 94, 96, 98 và 109).
100
Thật sự không có hơi thở chuyển động trong tứ thiền. Bởi vì với sự chứng đắc tứ thiền,
hơi thở (thực) dừng lại hoàn toàn.

122
Ānāpānasati

123
Ānāpānasati

Chuyển đổi
`Kiểu tập trung phương pháp Phương Pháp Tiếp Cận
Xúc chạm & Hơi thở’ Tập Trung
vào hơi thở - Hai Bước

Nhận biết hơi thở thực


(hơi thở chuyển động) Nhận thức hơi thở
đơn thuần (hơi thở
tĩnh / hơi thở trí tuệ)
 Hơi thở vào và hơi thở ra, hoặc
 Hơi thở dài (dīgha), hoặc
 Hơi thở ngắn (rassa), hoặc Hơi thở trở nên vi tế
 Toàn thân hơi thở (sabba·kāya) (sukhuma) so với khi
hành giả để ý vào hơi
thở thực. — Nó càng
Một tâm biết xúc chạm (dấu hiệu hay cột
ngày càng vi tế hơn
mốc (nimitta) / nơi mà hơi thở vào và hơi thở
hơi thở ở giai đoạn
ra giao chạm), một tâm khác biết hơi thở vào,
trước đó.
và một tâm khác nữa biết hơi thở ra. Vì thế
nên, một tâm chỉ nhận biết mỗi một pháp: Sự
xúc chạm, hơi thở vào, hoặc hơi thở ra. Vị trí của hơi thở
mường tượng trùng
với vị trí của hơi thở
Vẫn có những chướng ngại đối với định — sự thực.
bất toàn/cấu uế:
 Khi vị ấy hướng tâm chú ý vào sự xúc
chạm, tâm nhận thức bị dao động (phân tán) Một tâm biết cả ba
bởi hơi thở vào và ngược lại. pháp cùng lúc, nơi mà
 Khi vị ấy hướng tâm chú ý vào sự xúc hơi thở vào và hơi thở
chạm, tâm nhận thức bị dao động (phân tán) ra giao chạm (tướng /
bởi hơi thở ra và ngược lại. dấu hiệu), hơi thở vào,
 Khi vị ấy hướng tâm chú ý vào hơi thở và hơi thở ra.
vào, tâm nhận thức bị dao động (phân tán)
bởi hơi thở ra và ngược lại. (Tham khảo Bộ Vô
Ngại Giải Đạo, Luận về các tùy phiền não).

124
Ānāpānasati

Vượt qua từng chặng giai đoạn / Những cột


mốc mà bạn sẽ đi qua trên đạo lộ định tâm

`Chặng đầu của sự thực hành’


Trong giai đoạn hiện rõ của giai đoạn thực hành trước,
hành giả có thể thấy được đối tượng là hơi thở khái niệm tĩnh
(chẳng hạn, nó có thể là hình cột hơi thở hoặc một phần của nó)
với hình nét nổi bật trong bóng tối nếu hành giả có thể phớt lờ
ánh sáng của định đang chiếu sáng xung quanh mình.101 Hành
giả có được nó bởi vì hành giả tập trung vào đối tượng như thể
hành giả đang nhìn nó từ một khoảng cách nhất định / bên
ngoài. Chúng tôi gọi kiểu tập trung này là `phương pháp tiếp cận
tập trung ngoại phần’. Giờ đây, đối tượng là một khối hơi thở
không có hình dạng hay tướng cụ thể. Hình dạng hay tướng của
khối hơi thở thực ra chính là do tưởng (và định) sanh. Trong thời
điểm này, một số hành giả thuật lại rằng, những đối tượng của
họ thật sáng, ánh kim và chói lóa. Nó thật hấp dẫn đến nỗi hành
giả dán chặt tâm mình vào những đối tượng tỏa sáng ấy.102
Hành giả đang bước trên con đường thiền định sẽ gặp
nhiều giai đoạn và những bước chuyển tiếp trong từng chặng tu
tập. Nếu quan sát, hành giả có thể thấy và nhận ra nhiều cột
mốc trên con đường đến định của mình. Chúng phản ánh sự
tiến bộ của hành giả. Vì sự thực hành ví như cuộc chạy đua
đường trường, nó có thể mất vài tháng để đạt đến đích đến
cuối cùng. Phương cách phát triển định là thông qua sự kiên trì
bền bỉ. [Nhưng, đáng chú ý là một số hành giả đã có được

101
Hành giả có thể thấy được khối hơi thở có ranh viền (xung quanh) trong giai đoạn hiện
rõ ở một số chặng thực hành — chặng đầu, chặng giữa, giai đoạn bậc cao, và giai đoạn
chìm sâu của hơi thở thô và giai đoạn chìm sâu của hơi thở vi tế. Nhưng trong giai đoạn
chìm sâu của hơi thở cực kì vi tế hoặc giai đoạn hơi thở vi tế nhất, đối tượng hơi thở sáng
chói và không còn ranh viền nữa. Nó cũng không có hình dáng hay màu sắc.
102
Những thiền sinh kinh nghiệm được những đối tượng sáng chói (trong thời điểm này)
thường hay bối rối. Họ nghĩ họ đã có được khối hơi thở trong suốt hay tợ tướng hơi thở
— nhưng họ đã hiểu nhầm. Thực ra, nó chỉ là học tướng (uggaha-nimitta) của định. Định
ấy chỉ là định chuẩn bị (parikamma-samādhi).

125
Ānāpānasati

những thành tựu chỉ trong vài ngày. Người ta thành tựu nhanh
đến vậy cũng do chính ba la mật (pāramī)103 của họ.]


Đối tượng thích hợp và chuẩn
xác: Đối tượng tập trung đứng
yên là tốt bởi vì đối tượng (khối
hơi thở) được ổn định tại vùng
tập trung chuẩn.

Hành giả cần có một sự tập trung
sắc bén. Giống như một chiếc
máy ảnh, tuệ (tâm) nhãn của một
hành giả thiện xảo có thể phóng
to / thu nhỏ đối tượng. Vị ấy tập
trung tuệ nhãn của mình vào đối
tượng.

Sự tập trung giờ đây là thích đáng
và chính xác trên đối tượng
chuẩn. Ánh sáng xuất hiện bên
ngoài vùng tập trung chuẩn bị
bỏ lơi hoàn toàn.

Trong suốt khóa thiền (ở bất kì giai đoạn nào của sự thực
hành), thỉnh thoảng hành giả có thể nhận thấy được ánh sáng
mờ hoặc tỏ xuất hiện trước mặt mình. Thực ra ánh sáng có mặt
xung quanh hoặc mọi hướng đối với hành giả. Hành giả phải lờ
chúng đi và chỉ tập trung vào đối tượng thiền (khối hơi thở).
Chúng chỉ là ánh sáng của trí tuệ, không phải là đối tượng thiền.
Đôi khi chúng quyến rũ và hấp dẫn. Đối tượng thiền (khối hơi
thở) và ánh sáng là hai pháp riêng biệt không giống nhau. Hành
giả thường rơi vào cái bẫy của việc cố tập trung vào ánh sáng
này trong nhiều ngày. Vì vậy, tôi hay bảo họ là: “Bạn nhắm sai
mục tiêu rồi!” “Bạn đã dính bẫy rồi!”

103
pāramī: para = bờ bên kia = Niết-bàn (Nibbāna); mi = đạt đến; phẩm chất tu tập
hướng đến mục tiêu là Niết-bàn. Pháp hành giới, định, tuệ mà một người đã tu trong
những kiếp quá khứ — và hiện tại.

126
Ānāpānasati

Ánh sáng rực rỡ, chói tỏ


hoặc mờ mờ chiếu vào mặt
hoặc xung quanh hành giả:
— Bởi chú ý và tập trung
vào những ánh sáng này,
định không thể phát triển
thêm nữa. Hơn nữa, định
có thể bị phá vỡ và mất đi.
Một tâm nhận biết ánh
sáng chính là tâm không
 “Nó có phải là một đối tượng phát ra
có định.
ánh sáng?”
 Không! 
Đối tượng dường như
đang phát sáng có thể
rõ ràng hoặc không.

Vùng tập trung chuẩn ở
đây được chiếu sáng
bởi ánh sáng rực rỡ /
mờ mờ hoặc ánh sáng
dịu (ánh sáng của trí
tuệ).

Tướng rõ ràng của hơi
 Ồ! Tôi thấy ánh sáng tràn ngập vào thở hay hơi thở tĩnh
vùng tập trung chuẩn. Chỉ có mỗi chưa sanh khởi và chưa
ánh sáng lan tỏa mà thôi. Tôi có cần được nhận biết.
phải bắt ánh sáng ấy làm đối tượng

Giờ thì có sự khác biệt
hơi thở khái niệm? rõ ràng giữa ánh sáng
 Không! Nó không phải là đối tượng và khối hơi thở. Thậm
thiền chuẩn xác của hành giả. Nó chỉ chí trước khi màu sắc /
là ánh sáng của trí tuệ. Hành giả hình dạng của khối hơi
không thể đắc định bằng cách bắt thở (hơi thở tĩnh) hoặc
ánh sáng trí tuệ làm đối tượng. Giờ nimitta chưa biểu lộ
thì không có bất cứ gì (có thể thấy (hiện ra), một hành giả
được) làm cho hơi thở khái niệm thiện xảo có thể phân
được hiển lộ. Đó là vị định tâm của biệt được giữa ánh
hành giả (và ánh sáng của định) chưa sáng và đối tượng
đủ mạnh để thấy được hơi thở khái thiền, khối hơi thở dù
niệm một cách rõ ràng. thế nào đi nữa.

127
Ānāpānasati

Ở đây, chúng ta nên biết ánh sáng trí tuệ là gì


và cách nó sanh khởi ra sao.

Ánh sáng trí tuệ (ánh sáng của định) là một sự đồng sanh
tự nhiên với tâm có nhất tâm (tâm sở) mạnh mẽ và thâm sâu. Đó
là bởi vì, định vững chắc và mạnh mẽ tạo ra ánh sáng chói
chang và mạnh mẽ.
Những tâm thiền sâu lắng (những tâm tịnh chỉ hoặc
những tâm minh sát) rất vững chắc và mạnh mẽ; chúng liên hợp
với trí tuệ (paññā). Loại tâm như vậy tạo ra nhiều thế hệ sắc do
tâm sanh (cittaja·rūpa). Vật chất được cấu thành từ các hạt hạ
nguyên tử mà tiếng Pali gọi là rūpa-kalāpa. Rūpa có nghĩa là
sắc, và kalāpa có nghĩa là nhóm/ bọn/ tổng hợp, thế nên nó là
một nhóm các hạt hạ nguyên tử được cấu thành từ sắc tối hậu.
Các tâm định sâu lắng tạo ra vô số các thế hệ tổng hợp
sắc (rūpa·kalāpa) do tâm sanh lan tỏa ra khắp thân. Khi chúng ta
phân tích những rūpa-kalapa đó, chúng ta sẽ thấy có tám loại
sắc căn bản. Chúng là: bốn đại chủng (catu·dhātu)104, và bốn loại
sắc do bốn đại sinh [sắc y đại sinh (upādā·rūpa)] — địa đại, thủy
đại, hỏa đại và phong đại, màu, mùi, vị và dưỡng chất. Do bởi
định sâu lắng, những tổng hợp sắc do tâm sanh này đều sáng
rực và chói lọi: Đó chính là yếu tố màu (vaṇṇa) của chúng.
Lại nữa, trong mỗi tổng hợp sắc (rūpa·kalāpa) do tâm
thiền sanh, có yếu tố hỏa đại cũng tạo ra vô số các thể hệ tổng
hợp sắc (rūpa·kalāpa). Chúng được gọi là những tổng hợp sắc
do nhiệt sanh, bởi vì chúng được tạo ra bởi yếu tố hỏa đại (tejo)
vồn chính là nhiệt (utu). Điều này xảy ra ở ngoài thân cũng như
ở trong thân. Khi phân tích những tổng hợp sắc này, chúng ta
thấy được tám loại sắc: địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại,
màu, mùi, vị, và dưỡng chất. Lại nữa, màu sắc là một trong số
đó. Do bởi định sâu lắng, những tổng hợp sắc do nhiệt sanh
đều rực rỡ và sáng chói: đó chính là màu của chúng.

104
dhātu: giới, nguyên tố, loại vật chất (tối hậu) không thể phân tách thêm nữa.

128
Ānāpānasati

Ngay khi, có vô số những tổng hợp sắc do tâm sanh và vô


số những tổng hợp sắc do nhiệt sanh cùng lúc sanh lên cũng
như liên tiếp, màu (sự rực rỡ và sự sáng chói) của một tổng hợp
sắc và màu (sự rực rỡ và sự sáng chói) của một tổng hợp sắc
khác gần bên đồng phát sanh với nhau, giống như một bóng
đèn điện: đó là vì sao ánh sáng của định (ánh sáng của trí tuệ)
sanh khởi. Yếu tố màu trong mỗi hạt tổng hợp sắc do tâm sanh
và yếu tố màu trong mỗi hạt tổng hợp sắc do nhiệt sanh cùng
lúc sanh lên. Màu trong tổng hợp sắc do tâm sanh chỉ sanh khởi
ở bên trong thân, nhưng màu trong tổng hợp sắc do nhiệt sanh
phát sanh ở cả bên trong lẫn bên ngoài thân và lan tỏa ở mọi
hướng: đó là vì sao ánh sáng của định (ánh sáng trí tuệ) lan tỏa
không những ở khắp thân mà còn lan tỏa mọi hướng bên ngoài
thân tùy vào năng lực của những tâm thiền….105

Bạn có biết ánh sáng trí tuệ sanh khởi như thể
nào trong thiền Ānāpānasati?

Có bốn loại ánh sáng: ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng
của mặt trời, ánh sáng của lửa, ánh sáng của trí tuệ.106 Như đã
đề cập ở trước, ánh sáng của trí tuệ (ánh sáng của định) sanh
lên đồng thời với định vững chắc. Trong niệm hơi thở, hành giả
có thể thấy được hơi thở (khối hơi thở) của mình với ánh sáng
của trí tuệ. Tâm trong sạch và an tịnh là tâm cao thượng. Hơi
thở (khối hơi thở) được chiếu sáng bởi sắc do tâm cao thượng
sanh (ánh sáng của định) và có thể được hành giả nhìn thấy.
Nhưng hành giả nên hiểu rằng ánh sáng của định cần phải đủ
sự chói sáng và mạnh mẽ để (thâm nhập xuyên qua và) chiếu
vào hơi thở.

105
Để thảo luận (với những dẫn chứng) về sắc do tâm sanh và sắc do nhiệt sanh, tham
khảo tập sách `Biết và Thấy’ (của thiền sư Pa-Auk Tawya Sayadaw); tham khảo them `Mục
Vấn Đáp’ 4.10.
106
Nội dung dựa theo lời giải thích của Đức Phật trong `Phẩm Ánh Sáng’ (Ābhā-Vagga)
của Tăng Chi Bộ Kinh .IV.III.v.1-5.

129
Ānāpānasati

Có những mức độ (giai đoạn) định khác nhau trong thiền


niệm hơi thở. Mức độ định trong thiền niệm hơi thở càng cao
thì ánh sáng càng chói sáng (mạnh). Khi định tâm của một người
càng trở nên mạnh mẽ, khi ấy trí tuệ càng thù thắng, vì thế mà
ánh sáng dần dần trở nên xuyên thấu — ánh sáng tăng dần (theo
cấp độ) về sức mạnh và năng lực; và vì vậy nó có thể thâm nhập
và soi sáng vào trong hơi thở tương ứng với những giai đoạn
định khác nhau.
Khi ánh sáng trí tuệ của một người không đủ mạnh để soi
vào hơi thở (vi tế / vi tế hơn) và mờ dần ở cuối giai đoạn hiện rõ
nimitta, thì có thể do một chút vấn đề. Nghĩ rằng việc ánh sáng
mờ đi hay mất đi là do rớt hay thoái giảm định, điều này có lẽ
cần được giải thích sâu hơn.
Ánh sáng rực rỡ không nhất thiết có nghĩa là ánh sáng ấy
mạnh. Có được ánh sáng rực rỡ không nhất thiết có nghĩa là
mức định ấy cao. Người ta có được ánh sáng rực rỡ trong Giai
đoạn hiện rõ ở bất kì chặng thực hành nào của thiền định. Thật
ra ánh sáng của mức định thấp hơn không đủ mạnh để (thâm
nhập) và soi vào hơi thở của mức định cao hơn.
Hơi thở ngày càng vi tế hơn khi định trở nên cao hơn. Hơi
thở thô tháo (ojarika) khi mới bắt đầu, và dần càng trở nên vi tế
(sukhuma).

‡ `Mức định càng cao, hơi thở càng vi tế’


`Khi một người tiếp tục phát triển đề mục thiền, vào từng
giai đoạn cao hơn, hơi thở càng trở nên vi tế hơn, và thậm
chí nó còn tiến đến giai đoạn không còn biểu hiện’.107
‡ Hơi thở có vi tế thế nào vẫn được nhìn thấy, ánh sáng trí
tuệ có vững chắc hơn và có mạnh hơn cũng là để (thâm
nhập và) soi chiếu vào nó.

Ánh sáng của mức định yếu không phải lúc nào cũng có
thể chiếu sáng rực rỡ : Ánh sáng (thâm nhập và) chiếu vào hơi

107
Visuddhimagga.viii 208.

130
Ānāpānasati

thở thô tháo [của mức định thấp] không thể (thâm nhập và) soi
chiếu vào hơi thở vi tế [của mức định cao].
Gần vào cuối Giai đoạnhiện rõ, hơi thở dần dần trở nên vi
tế hơn cho đến giai đoạn quá vi tế so với ánh sáng của trí tuệ.
Điều này có nghĩa là ánh sáng không còn đủ năng lực để thâm
nhập và soi chiếu vào hơi thở quá vi tế này. Vì thế mà ánh sáng
mờ đi và / hoặc hơi thở trở biến mất. Không còn ánh sáng mạnh
mẽ vào cuối Giai đoạnhiện rõ.
Khi giai đoạn hiện rõ kết thúc, có lúc hơi thở dường như
mất đi. Hơi thở vi tế (khối hơi thở) không thể được nhìn thấy rõ
ràng trừ khi tâm tạo ra ánh sáng trí tuệ mạnh hơn. Điều này có
nghĩa là tâm phải được phát triển định hơn nữa để vượt qua giai
đoạn này. Thời gian này được tôi gọi là `thời kì chuyển tiếp’.
Trong suốt thời kì đó, hành giả cần thực hành rốt ráo hơn.
Vào cuối thời kì, khi (niệm và) định được phát triển cao hơn,
hành giả sẽ dần dần có thể thấy được (màu hoặc hình dáng của)
khối hơi thở với ánh sáng của định một lần nữa được sử dụng
với khả năng thâm nhập mạnh hơn mà hành giả đã phát triển.
[Khi ánh sáng mạnh hơn được tu tập, loại sắc do tâm sanh trở
nên thù thắng hơn].
Hình dáng của khối hơi thở (Nimitta/ tướng hơi thở) có
biểu hiện khác biệt đối với các mức độ định khác biệt. Điều này
là do tưởng khác biệt tùy theo mức độ định khác biệt. Hành giả
nhận thấy một số thay đổi đáng kể trong màu sắc, hình dáng
của hơi thở và kích thước tập trung (kích thước thích hợp của
khối hơi thở cần tập trung) ở mức độ định tâm nhất định. Chúng
có những dấu hiệu nhận biết hoặc những hình tướng của khối
hơi thở trên con đường tu tập định.

131
Ānāpānasati

p.p = Giai đoạn thâm nhập

Đối tượng hết hạn và sự tập trung mất hiệu


lực.

Do định có lúc không vững chắc và kỹ năng tập trung còn


yếu ở giai đoạn đầu và giữa của sự tu tập định, đối tượng tập
trung không thể được giữ cố định tại nơi thích hợp (khối hơi thở
nằm giữa lỗ mũi và môi trên) và có thể chuyển sang một vị trí
khác ngoài vùng tập trung chuẩn (ra khỏi vị trí của hơi thở thực).
Vào lúc ấy, hành giả cần phải xả ly đối tượng ấy và không nên
chạy theo và tập trung vào nó hoặc kéo nó về vị trí chuẩn ban
đầu. Tập trung vào đối tượng bị dịch chuyển là không đúng.108
Việc cố gắng tập trung và định tâm vào đối tượng dịch chuyển
như vậy là vô ích.

108
Đối tượng khối hơi thở bị dịch chuyển (sự chuyển dời của khối hơi thở (nimitta) ra
ngoài vị trí của hơi thở thực) thường không xảy ra đối với hành giả đang áp dụng `Kiểu
tập trung Xúc chạm và Hơi thở’ (= là những người chỉ đơn thuần biết hơi thở qua sự xúc
chạm của nó).

132
Ānāpānasati

Có lúc tôi nói rằng,


“vì hơi thở khái niệm tĩnh của bạn (khối hơi thở) đã di
chuyển ra bên ngoài vùng mục tiêu tập trung / ra ngoài ranh
giới của cột hơi thở, nó không còn có ích cho sự thực hành nữa;
nó đã hết hạn, không còn sử dụng được nữa.”

Đối tượng hết hạn: Khi hơi


thở khái niệm tĩnh (nimitta)
đã di chuyển & ra ngoài vị trí
của hơi thở thực, nó không
còn là đối tượng tập trung
nữa. Chẳng có lý do gì để
bạn cố gắng kéo nó về lại
vùng (vị trí) gốc ban đầu.

Hành giả nên bắt đầu lại việc nhận biết vị trí của hơi thở một
cách đầy đủ (ngay tức thời tại vị trí lỗ mũi bên phải hoặc bên
trái, giữa lỗ mũi và môi trên) và sau đó nhận ra hơi thở khái
niệm tĩnh (khối hơi thở) tại vị trí này (chẳng hạn, kích thước
thích hợp của khối hơi thở khoảng chừng ngón tay út). Nếu sự
tập trung của hành giả đủ thiện xảo, chính xác và vững chắc,
hành giả có thể ổn định sự tập trung của mình vào đối tượng
đúng (hơi thở khái niệm tĩnh / khối hơi thở). Thậm chí khi đối
tượng tập trung bị chao động, hoặc xoay vòng, hoặc bị rung,
hành giả có thể duy trì sự ổn định của mình bằng cách tập trung
vào một đối tượng thích hợp mới. Đối tượng bị rung, xoay vòng,
và dịch chuyển cần được bỏ qua và hành giả có thể tức thời tạo
lại một đối tượng mới y như lúc đầu. Nếu khối hơi thở bị rung
hay xoay vòng tại vùng tập trung chuẩn, hành giả cũng phải bỏ
qua đối tượng này và cần quán chiếu trở lại về khối hơi thở như
thể `một khối bất động của hơi thở’ hoặc `hơi thở khái niệm
tĩnh’ để vượt qua chướng ngại này.

133
Ānāpānasati

`Chặng giữa của sự thực hành’

Trong giai đoạn hiện rõ của chặng định tâm trước đó, sự
tập trung chủ yếu vào hình dáng bên ngoài của đối tượng và
hành giả có thể thấy nó rõ ràng. Đến một lúc, hành giả không
còn nhận thấy nó một cách rõ ràng và dường như đối tượng
thiền bị mất đi. Nó là sự bắt đầu cho `Chặng giữa của sự thực
hành’. Đây là thời kì chuyển tiếp cho giai đoạn kế tiếp, `Giai
đoạn thâm nhập (xuyên thấu) của chặng giữa. Khi định dần
phát triển, ánh sáng và sự tập trung có thể thâm nhập vào đối
tượng; hành giả bắt đầu thấy nội phần của khối khơi thở là màu
trắng đục.109 Ở giai đoạn thâm nhập này, hành giả có thể thấy
hơi thở theo những kích thước và hình tướng khác nhau hoặc
những thể riêng biệt không có hình dạng cụ thể (chẳng hạn,
hình mạng nhện kéo dài, hình bông gòn, hình sợi chỉ, hình đám
mây, sương mù, khói đặc, vv). [Nó được sanh ra từ tưởng, có
nguồn gốc từ tưởng, và được tạo ra cũng bởi tưởng. Do đó,
hành gỉa nên hiểu rằng, khi nó xuất hiện khác biệt, điều này là
do tưởng khác biệt.]
Để vượt qua giai đoạn này, hành giả cần hiểu rõ những gì
được thấy và những gì cần định tâm vào. Trên thực tế, để tu tập
định niệm hơi thở (ānāpānasati), sự thực hành niệm trên khối
hơi thở không phải là để thấy nó như là `một nhóm các thực thể
riêng biệt’. Bằng sự nhận biết thể khối của hơi thở/ hơi thở khái
niệm tĩnh như thể `nó chỉ là một khối đặc đồng nhất’, có vậy,
hành giả mới có thể vượt qua được giai đoạn này. Ở đây, khối
đặc có nghĩa —không có lỗ rỗng hay không có khoảng trống ở
bên trong và — toàn bộ được đông đặc/được nhóm thành từ
các sắc vật chất (nên Hơi thở khái niệm/cột hơi thở/khối hơi thở
không phải chỉ nói đến bề mặt ngoài của hơi thở)).
`một nhóm các thực thể riêng biệt’------ ⨯
`chỉ là một khối đặc đồng nhất’----------- √

109
Trước khi tợ tướng hơi thở (paṭibhāga-nimitta) xuất hiện, khối hơi thở rõ ràng ấy chính
là học tướng của định (uggaha-nimitta). (Tham khảo chú thích 10, 39, 52, 94, 96, 98 và
99.)

134
Ānāpānasati

Đó là lý do hành giả cần phải phớt lờ hoặc bỏ qua những


thực thể riêng biệt, hình dạng, kích thước, màu sắc và khoảng
trống giữa những thực thể này để có thể tập trung vào vùng
thích hợp của khối hơi thở `như một khối tổng thể’ (= một cách
đều đặn) từ khoảng cách thích hợp. Quan trọng là nắm bắt
được và áp dụng được quan điểm `chỉ là một khối hơi thở đặc
đồng nhất‘ để vượt qua một số khó khăn của giai đoạn này và
những giai đoạn cao hơn của định.

`Chặng giữa thực hành’ — Giai đoạn thâm nhập


`Chặng giữa của định’

`Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung


Ngoại phần’ (Bên ngoài)

Khối hơi
 Ồ, khối hơi thở chứa đầy các thứ. Tôi thở là
không thể tập trung vào nó một
cách suôn sẽ.
 Có nhiều thứ trong khối hơi thở.
Thay vì để ý chúng, hành giả nên
nhận thức rằng: Đây là một khối hơi
thở [đồng nhất].


`Giai đoạn thâm nhập của chặng giữa’: Bên trong có thể nhìn
thấy những khối cục màu xám hay màu trắng mờ hay trắng
tinh, hoặc như cộng dây buộc, hoặc như những vật có hình
dạng không xác định. Trên thực tế, màu sắc, hình dạng và
kích thước đều có thể thay đổi. Hành giả cần quán chiếu `đối
tượng có bản chất chỉ là một khối đặc đồng nhất, khối hơi
thở’ (thông qua hình cột trụ) và có thể vượt qua giai đoạn
này mà không quá chậm trễ.

135
Ānāpānasati


`Chặng giữa của sự thực hành’ — Giai đoạn hiện rõ: Sự xuất
hiện /hình ảnh sống động của hơi thở có thể che khuất đi tuệ
(tâm) nhãn của hành giả về quan điểm (hiểu biết) đối với Hơi
thở khái niệm (khối hơi thở). Hành giả phải thấy xuyên qua
hình ảnh (màu sắc/ ánh sáng/ hình dạng/ sự xuất hiện) của
hơi thở. Mối quan tâm ở đây không phải là màu sắc/ hình
ảnh bởi chúng chỉ là `kênh dẫn’ (phương tiện) để nhận biết
đối tượng hơi thở.

Hình ảnh hơi thở (cột hơi thở)


giờ là đồng nhất. Hành giả đã
thiện xảo bắt lấy đối tượng
trong không gian ba chiều (3d).
Tâm cắt lấy một phần của khối
hơi thở. 

Tuệ (tâm) nhãn tập trung vào


khối hơi thở như một khối tổng
thể ở một khoảng cách thích
hợp. Giờ đây hình ảnh hơi thở
mờ đục nhưng vẫn sáng.

Ranh viền của


 Ồ, khối hơi thở trắng như ngọc trai! cột hơi thở có
Nó thật đẹp! thể không nhìn
 Hơi thở khái niệm không phải màu thấy được
sắc hay ánh sáng của hơi thở. Tiếp tục
định tâm trên hơi thở khái niệm.

136
Ānāpānasati

`Giai đoạn bậc cao của sự thực hành’

Khi ánh sáng trí tuệ và tuệ nhãn có thể thâm nhập/xuyên
thủng vào trong khối hơi thở, hành giả có thể thường cảm thấy
như thể tâm và thân vị ấy gần sát với, hoặc được đặt vào bên
trong khối hơi thở.
Điều quan trọng (thậm chí dù ở giai đoạn chìm sâu) là
phải hiểu và áp dụng được quan điểm “bản chất của một khối
đặc đồng nhất” một cách thoải mái xuyên suốt khối hơi thở
(trong ranh giới của cột hơi thở) giữa lỗ mũi và môi trên để vượt
qua một số chướng ngại (như là sự thay đổi hình tướng của đối
tượng tập trung / hay việc quá chú ý vào hình tướng của đối
tượng tập trung).
Hành giả trong các giai đoạn định tâm cần phải có được
quan điểm hiểu biết này để vượt qua một số chướng ngại trên
con đường tu tập. Trong số đó, có một chướng ngại đáng gờm
mà chúng ta sẽ bàn đến.

 Ồ, hơi thở của tôi bị vỡ ra


thành các hạt nhỏ. Tôi chỉ
thấy sự sanh và diệt của các
hạt vi tử ấy! Tại sao chúng
không tụ lại thành một khối?
 Hành giả cũng không nên xét
đoán màu sắc hay để tâm vào
những đặc tính của chúng
như sự chảy, vv…

Sự việc này không quá phổ biến, nhưng tôi thấy đôi khi
nó gây khó khăn cho một số hành giả để vượt qua. — Sau khi
tập trung vào khối hơi thở, đối tượng hơi thở trở thành một
nhóm các phần tử, các hạt nhỏ, và những hạt này sanh và diệt
cực kì nhanh lẹ.110 Vì thế, hành giả không thể tìm thấy khối khơi

110
Hơi thở tồn tại dưới dạng nhóm các hạt (kalāpa). Các hạt này không phải là thực thể
tối hậu. Thật không đúng để thực hành minh sát bằng cách quán sự sanh và diệt của

137
Ānāpānasati

thở ở toàn bộ khu vực tập trung. Trên thực tế, bằng việc tập
trung vào những hạt cực kì nhỏ này, tâm không thể phát triển
được định cao hơn. Hành giả trở nên mập mờ về cách có được
đối tượng tập trung. Trong trường hợp này, đối với ai hiểu được
đối tượng hơi thở khái niệm như là `một khối đặc đồng nhất’, và
áp dụng phương cách tập trung trên hơi thở khái niệm (khối hơi
thở) `như một khối tổng thể’ từ một khoảng cách thích hợp, có
thể dần dần vượt qua chướng ngại này; các hạt nhỏ và các phần
tử này dần tan đi và người đó sẽ có được đối tượng rõ ràng
[trong `Giai đoạn hiện rõ’]. Điều quan trọng ở đây là không để
tinh tấn thái quá trong lúc tập trung vào đối tượng hơi thở (một
nhóm các hạt vi tử). Nếu tinh tấn trở nên thái quá, hành giả sẽ
không thể phát triển tuệ để tập trung vào đối tượng hơi thở
khái niệm theo đúng cách.
`Chặng cao của sự thực hành’— Giai đoạn hiện rõ: Hơi thở
khái niệm (khối hơi thở) rõ ràng, trong suốt và chiếu sáng. Vì
hơi thở trong suốt, tuệ (tâm) nhãn của hành giả có thể tập trung
và thấy được bên trong nó.

Tuệ (tâm) nhãn tập trung vào đối


tượng hơi thở như một khối tổng thể
ngay tại khu vực thích hợp. Nó (tuệ
nhãn) giờ đây nằm ngoài khối hơi thở.
`Phương Pháp Tiếp Cận
Tập Trung
Ngoại phần’ 

Ồ, tuyệt thật! hơi thở của tôi


đã trải qua một sự biến
chuyển từ mờ đục thành
trong suốt.

những hạt nhỏ này. Mỗi hạt được cấu thành bởi sắc căn bản (tứ đại) và sắc có nguồn gốc
từ sắc căn bản (sắc y đại sinh). (Vs-2-223) Những sắc này mới chính là pháp chân đế hay
pháp tối hậu (paramattha dhammas).

138
Ānāpānasati

`Giai đoạn chìm sâu của sự thực hành’

Khi khối hơi thở trở nên trong suốt, tuệ (tâm) nhãn chìm
sâu vào nó (như một hòn đá). Hơi thở [Thô] dần dần trở nên vi
tế và cực kì vi tế trong giai đoạn chìm sâu của đạo lộ định tâm.

`Giai đoạn chìm sâu còn thô’ hay


`Giai đoạn chìm sâu [của khối hơi thở thô]’:

Khi đã đạt đến giai đoạn này, tuệ (tâm) nhãn có thể sẵn
sàng thâm nhập vào trong hơi thở khái niệm (khối hơi thở) và
tập trung vào bên trong nó. Hành giả nào đã phát triển khả
năng phóng to và thu nhỏ đối tượng có thể sẵn sàng đưa tuệ
nhãn của mình vào trung tâm khối hơi thở. Anh ta cảm thấy như
thể tuệ (tâm) nhãn của mình chìm vào khối hơi thở—có một
`cảm giác chìm vào’ và sau đó có một `cảm giác như đang ở bên
trong khối hơi thở’. Anh ta có thể thường cảm giác như thể tâm
và thân của mình được đặt vào trong khối hơi thở.
Hành giả có thể vẫn thấy được khối hơi thở bên trong cột
hơi thở bằng ánh sáng trí tuệ. Giai đoạn chìm sâu còn thô
thường kết thúc một cách nhanh chóng.

 Ồ, khối hơi thở của tôi giống như một viên


ngọc sáng. Tôi (tuệ nhãn) đã đi vào trong
(thâm nhập) cột hơi thở!
 Điều này ổn thôi, giờ hành giả đã áp dụng
`Phương pháp nhận biết bên trong’. Nó làm
hành giả cảm thấy như thể (tuệ / tâm nhãn
và thân của mình) được đặt vào bên trong
khối hơi thở. Ví như chỉ có nước ở đó và
chẳng có gì khác ngoài nước, dù ở mọi
phương hướng đối với người đã thực sự
chìm dưới nước, cũng vậy, người ấy nhìn
vào khối hơi thở cũng như thế.

139
Ānāpānasati

`Giai đoạn chìm sâu vi tế và cực kì vi tế’ hay


Giai đoạn chìm sâu [của khối hơi thở vi tế và
cực kì vi tế]:

Hành giả nên bắt đầu tập trung vào hơi thở khái niệm (cột
hơi thở tĩnh) với phương pháp tập trung từ bên ngoài như thể
hành giả là một người bên ngoài nhìn vào, tập trung / nhìn vào
nó theo hướng vuông góc (= thẳng về phía trước) từ đằng sau.
Trước khi định tâm được ổn định, tâm hành giả có lúc bị dao
động bởi hơi thở thực (hơi thở chuyển động).
Định của một hành giả chưa thiện xảo có lúc bị gián đoạn
bởi [những xúc chạm của] hơi thở thực. Nhưng tâm của hành giả
đã thiện xảo không thể bị dao động bởi xúc chạm hay hơi thở
thực (chuyển động) ở những giai đoạn này.
Hành giả có thể nghe tiếng tim đập hay tiếng thở một vài
lần, và chúng có thể phân tán sự thực hành của người ấy. Hành
giả có lúc mất đi đối tượng thiền và / hoặc tâm thiền. Hãy cứ trụ
tâm chỉ vào đối tượng là hơi thở khái niệm (khối hơi thở).
Hành giả hãy để tuệ nhãn của mình tập trung vào một
phần của đối tượng cột hơi thở, đâu đó giữa lỗ mũi và môi trên.
Sau đó, khi định tâm phát triển và trở nên mạnh mẽ, tâm của
hành giả (tuệ nhãn) chìm sâu (hay thâm nhập) vào khối hơi thở.
Khi tâm được định tĩnh, sự chìm sâu [của tuệ nhãn] xảy ra như
một trạng thái thụ động. Hành giả hãy để tâm tập trung và định
vào trung tâm cột hơi thở / khối hơi thở. Tâm định [chìm sâu và]
tự điều chỉnh vị trí của tuệ nhãn để có được sự quan sát tốt trên
đối tượng. Khối hơi thở bên trong trở nên có thể phân biệt được
ở phạm vi gần và kiểu tập trung như vậy chúng tôi gọi là
`Phương cách Tập trung Bên trong’. Hành giả nên thuần thục việc
phóng to và nhắm vào một vị trí trung tâm của cột hơi thở /
khối hơi thở. Giờ đây, hành giả đã thực sự biết rõ khối hơi thở
với kinh nghiệm trực tiếp của mình .

140
Ānāpānasati

Việc để ý vị trí hơi thở (vùng tập trung chuẩn) không nên
thái quá. Niệm được thi thiết trên khối hơi thở không cần phải
mở rộng hoặc vượt quá vùng tập trung chuẩn. Nếu hành giả chú
ý thái quá và nhìn ra ngoài vùng tập trung chuẩn, đối tượng
không còn biểu hiện với người ấy, và hành giả có cảm giác như
thể đang tập trung vào một khoảng không trống rỗng. Và chẳng
ích lợi gì đối như việc như vậy cả.
Giờ thì chúng ta đã thảo luận về tiến trình định tâm vào
đối tượng hơi thở trong giai đoạn chìm sâu là như thế nào.
[Giống những giai đoạn khác] trong mọi tư thế, tốt nhất là bắt
đầu tập trung vào hơi thở khái niệm với Phương cách tập trung
ngoại phần. Sau khi có cái nhìn vững chắc vào đối tượng tập
trung của mình từ bên ngoài, hành giả không nên kiểm tra
(thường xuyên) về vị trí và phương hướng của tuệ nhãn. Tuệ nhãn
nhìn vào đối tượng dù bất cứ ở đâu, dù tuệ nhãn có đang ở bên
trong hay bên ngoài cột hơi thở. Khi tuệ nhãn chìm vào khối hơi
thở, hành giả sẽ không thấy sự chìm sâu của nó. Do sự vi tế tăng
dần của hơi thở, hành giả sẽ không cảm giác được như thể tâm
và thân của mình được đặt vào trong khối hơi thở. Khối hơi thở
bên trong (dần dần) trở nên có thể phân biệt được ở phạm vi
gần. Điều này có nghĩa là, hành giả đang trong giai đoạn chìm
sâu và có thể tiếp tụp phát triển thiền của mình xa hơn nữa.
Sự vi tế tiếp tục xảy ra và ngày càng vi tế hơn đối với
[tướng của] khối hơi thở. Khối hơi thở sẽ trở nên trong suốt,
sống động, sáng rực, và không có đường viền (không có ranh
giới) trong giai đoạn hiện rõ của giai đoạn chìm sâu cực kì vi tế
và nó đánh dấu những cột mốc về sự biến chuyển của hơi thở.
Hành giả giờ đây đang có sự quan sát gần với đối tượng.
Tâm nhãn (tuệ nhãn) có thể quan sát đối tượng (= tâm có
thể nhận biết khối hơi thở) trong mọi tư thế. Đôi lúc, đối tượng
dường như có vẻ bị mất đi (= đối tượng có thể trở nên tối màu),
và với sự thực hành tiếp tục, hành giả sẽ có thể thấy được nó
[trong ánh sáng].

141
Ānāpānasati

`Cái biết’ (sự nhận thức khái niệm về hơi thở) chính là
`Định’. Dù hành giả có áp dụng `Phương cách Tập trung Ngoại
phần’ hay `Phương cách Tập trung Nội phần’, cái biết trên khối
hơi thở tại vị trí của nó có thể đưa đến định. Dù tuệ nhãn được
đặt ở bên trong hay bên ngoài cột hơi thở, hành giả phải giữ
tâm hay biết (định vào) hơi thở như là một khái niệm (chẳng
hạn, thân hơi thở / khối hơi thở).

Biết và Thấy, và sau đó,


Thấy và Biết.

Vì bạn biết, bạn thấy.


Vì bạn thấy, bạn biết.

Biết là Thấy: Biết đưa đến Thấy.


Nếu hành giả biết đối tượng thiền, khái niệm về hơi thở
một cách rõ ràng, và giữ tâm của mình vào nó mà thôi, hành giả
có thể phát triển định tâm trên nó. Định của hành giả tăng
trưởng với Tưởng mạnh và vững chắc (Thira saññā) về hơi thở
khái niệm (cột hơi thở hoặc khối hơi thở). Khi định phát triển,
hành giả bắt đầu thấy ánh sáng tại vùng tập trung.
Như đã thảo luận ở những chủ đề trước, hơi thở không
phải là ánh sáng trí tuệ: hơi thở (khối hơi thở) khác biệt với ánh
sáng trí tuệ. Ánh sáng (màu) thường là màu của một cái gì đó, và
cái gì đó ở đây chính là ánh sáng trí tuệ hay khối hơi thở. Cả hai
đều là đối tượng của ý môn. Hành giả cần phải phân biệt được
[ánh sáng của] khối hơi thở với [ánh sáng của] ánh sáng.
Cả hai [ánh sáng của] khối hơi thở và [ánh sáng của] ánh
sáng trí tuệ vốn có thể thấy được với tâm định (tâm nhãn). Ánh
sáng không phải là đối tượng của định xuyên suốt thiền niệm
hơi thở. Hành giả không cần phải chú ý đến ánh sáng trí tuệ, dù
có thấy nó bên trong hay bên ngoài vùng tập trung.

142
Ānāpānasati

Biết và Thấy:
‘‘samāhito yathābhūtaṁ jānāti passatī’’
‡ Với người có định biết và thấy như thật.
‡ Chỉ với tâm có mức định thâm sâu (chẳng hạn, tâm
thức) mới có thể biết và thấy đối tượng thiền.
Hành giả nên thiện xảo trong việc phân biệt màu (ánh
sáng) của khối hơi thở. Đối tượng có thể được chú ý với sự nhận
thức về cả hai khía cạnh đi kèm là hơi thở (khối hơi thở) và màu
sắc phụ trợ (ánh sáng) của hơi thở. Hành giả phải vượt qua màu
sắc (ánh sáng) của khối hơi thở. Việc chú ý (lặp đi lặp lại) nhất là
đối với màu (ánh sáng) hay (hình ảnh) của khối hơi thở (chẳng
hạn, giữ lại (kinh nghiệm về) màu của hơi thở ở trong tâm)
không phải là tiến trình của sự phát triển định tâm. Nếu hành giả
cứ quan sát màu sắc (ánh sáng) của khối hơi thở thì hơi thở khái
niệm không xuất hiện trong tâm hành giả. Không có bất cứ lý
do nào để hành giả định tâm vào ánh sáng của trí tuệ hay
chỉ vào ánh sáng (màu) hoặc hình dáng của khối hơi thở. Cả
hai đều không phải là đối tượng của định trong suốt thiền niệm
hơi thở.

Khi quan sát khối hơi thở (khi định vào Hơi thở khái niệm),
không nên có hành động cố tình bỏ đi (màu hay ánh sáng của)
tướng [dù là sáng hay tối] của hơi thở. Điều đó có nghĩa là, hành
giả không được dừng lại sự nhận biết (không được dừng lại sự
định tâm vào) Hơi thở khái niệm (= khối hơi thở, phần thuộc về
thân), và cũng không cố ý bỏ đi hay làm mất đi [ánh sáng hay tối]
của tướng của khối hơi thở mà hành giả thấy với tâm định.

143
Ānāpānasati

Ở đây, tướng của khối hơi thở có nghĩa là:


ꟷ Màu của khối hơi thở (chẳng hạn, sự xuất hiện của khối hơi
thở được thấy qua yếu tố màu (ánh sáng), hình dạng hay
kiểu dáng cho biết sự hiện hữu của khối hơi thở) hoặc
ꟷ Đó chỉ là giả tướng. (tham khảo chú thích 52)

+ Ồ, hơi thở của tôi giờ đây không còn


ranh giới rõ nữa! Nó hiện ra trong suốt
và không có đường viền.
+ Hành giả đang tiến bộ. Hành giả đã
thực sự áp dụng được hình dạng (cột)
như một vật chứa có sẵn hoặc như một
phương tiện vật lý hỗ trợ để biết và
thấy được khối hơi thở. Giờ đây hành
giả (với trí tuệ của mình) đã loại bỏ
được hình tướng ưa thích trước đây
như hình quả bóng hay hình tròn. Tuy
nhiên, ánh sáng (màu) của khối hơi thở
sẽ vẫn giúp hành giả tiến bộ. Hành giả
nên bắt lấy màu/ ánh sáng [của hơi
thở] như một phương tiện vật lý hỗ trợ
và đặt tâm vào khái niệm [là khối hơi
thở].

 Ồ, khối hơi thở của tôi không còn rõ


ràng! Nhưng tôi vẫn cảm thấy như thể
tâm tôi đã chìm vào cột hơi thở.
 Khối hơi thở của hành giả trong suốt
nhưng tối màu. Nó đã đạt đến trạng
thái vi tế hơn, và hành giả đang bước
qua giai đoạn chuyển tiếp. Hãy cứ tiếp
tục! Hãy cứ quan sát nó như đối tượng
của mình, khối hơi thở. Hành giả nên
đặt nhận thức của mình trên hơi thở
khái niệm (khối hơi thở) tại đúng vị trí
của nó.

144
Ānāpānasati

Để biết và thấy khái niệm [của hơi thở] với tâm định, hành
giả cũng cần biết và thấy màu (ánh sáng) của khối hơi thở. Khối
hơi thở không phải chỉ để nhận biết như một khái niệm, mà còn
phải là biết và thấy đối tượng như thể nó đang hiện ra.
Hiểu biết về màu [của khối hơi thở] như là một phương
tiện vật lý hỗ trợ để hành giả có thể đặt tâm mình vào khái niệm
[hơi thở]. Sau khi đưa màu (ánh sáng) hay hình dạng của khối hơi
thở xuống vị trí của một phương tiện vật lý hỗ trợ [mà vẫn giữ
đúng vị trí thực của khối hơi thở], hành giả chỉ đơn giản là nhìn/
xem nó (tướng/ánh sáng) như một khối hơi thở (chẳng hạn,
hành giả chỉ nhận biết nó như là: `Đây là khối hơi thở/thân hơi
thở, hoặc `Đây là một phần của thân’). Điều đó có nghĩa là hành
giả vẫn thiết lập sự nhận thức chỉ vào hơi thở khái niệm (khối
hơi thở) trong khi tướng của nó đang xuất hiện tại vùng tập
trung = ý môn hướng tâm biết và thấy khối hơi thở.
Khối hơi thở phản chiếu ánh sáng soi rọi của trí tuệ và có
lúc hành giả thấy nó lấp lánh. Khi định tâm và kỹ năng đưa màu
sắc (hình dạng /sự xuất hiện và ánh sáng) xuống vị trí của một
phương tiện hỗ trợ vật lý cho sự phát triển định tâm, tâm của
hành giả tự động trở nên dán chặt trên tướng. Pháp tu tiến triển
theo cách dán chặt này.
Khi tướng của khối hơi thở được duy trì trong thời gian
dài, tâm định (tuệ nhãn) tự động dán chặt trên tướng ấy một
cách đều đặn với sự quan sát chuyên chú. Hành giả sẽ có thể
cảm giác như bị đông cứng lại với định ấy (chẳng hạn, hành giả
không còn có thể cử động khi đạt đến mức định này) và sau đó
cứ trụ tâm ở đó.
Niệm và tỉnh giác111 hiện hữu ở bậc thiền sơ khởi — đối
với người hay quên (thất niệm) và thiếu tỉnh giác thì không thể
đắc được dù là định cận hành.

111
Vị ấy nhớ đến (sarati) như vậy vị ấy có niệm (sata); Vị ấy có ý thức trọn vẹn
(sampajānāti), như vậy vị ấy có tỉnh giác (sampajāna). Đây là niệm và tỉnh giác được nói
đến như những đức tính cá nhân. Ở đây, niệm có đặc tính là nhớ đến. Chức năng của nó là
không quên lãng. Nó có biểu hiện là sự canh giữ. Tỉnh giác có đặc tính là không lẫn lộn.
Chức năng của nó là tra tầm phán xét. Nó có biểu hiện là sự thăm dò kỹ lưỡng.

145
Ānāpānasati

+ Giờ thì tôi nhìn thấy một khối hơi thở sáng
rực ở vùng tập trung chuẩn. Nó thuần khiết
và sáng như một ngôi sao mai.
+ Do bởi ánh sáng soi chiếu, khối hơi thở (từ
mờ đục hay trong suốt) đã biến chuyển
thành một đối tượng sáng rực!
Hành giả quán chiếu gần đối tượng
(khối hơi thở) có ánh sáng vừa phải. Có thể
hành giả sẽ bị lóa mắt trong giây lát.
Nhưng khi đã thiện xảo nhận biết chỉ một
đối tượng khái niệm duy nhất, khối hơi thở
có màu (ánh sáng) như là sự hỗ trợ, ánh
sáng (của khối hơi thở) sẽ không làm hành
giả chao động.
[Quán chiếu = (tuệ nhãn) Nhìn vào một đối tượng nào đó trong
một khoảng thời gian như cách mà người ấy đang nghĩ đến nó.]
Bằng cách có được niệm mạnh và tỉnh giác về đối tượng
thiền, và bỏ qua những trạng thái tâm như vui sướng, an lạc,
cảm giác được ở bên trong khối hơi thở, hành giả sẽ có thể tiến
đạt đến bậc thiền112 “Định” một cách đều đặn.

☸—☸—☸

112
Jhāna: Các chi thiền cùng nhau gọi là bậc thiền (jhāna). Từ jhāna được sử dụng theo ý
nghĩa của an chỉ thiền và theo ý nghĩa rộng hơn của cận quán (upanijjhāyana) về một đối
tượng.
- Ārammaṇ ūpanijjhānato paccanīkajhāpanato vā jhānaṃ.
(Visuddhi·Magga.iv.75)
- …Paccanīkadhamme jhāpetīti jhānaṃ, iminā yogino jhāyantītipi jhānaṃ,
paccanīkadhamme ḍahanti gocaraṃ vā cintentīti attho. Sayaṃ vā taṃ jhāyati
upanijjhāyatīti jhānaṃ… (Pārājikapāḷi Aṭṭhakathā, 11):
Nó (các chi thiền cùng nhau) gọi là thiền na (jhāna) bởi vì sự thiêu đốt pháp đối lập và bởi
vì sự thắp sáng đối tượng (đốt cháy) pháp đối lập…
jhāpetī = đốt cháy, thiêu đốt
jhāyati = quán chiếu, tư duy
= thiêu đốt
ḍahanti= đốt cháy
(Tham khảo chú thích 8,95, và 132.)

146
Ānāpānasati

`Giai đoạn chuyển tiếp’ là gì?


Bạn có biết rõ nó không?

Chúng tôi xin trích lại một số hướng dẫn của Đức Phật.
ꟷ `An tịnh thân hành113 [hơi thở vào & ra], Tôi sẽ thở vào‘: vị
ấy tu tập như vậy.
ꟷ `An tịnh thân hành [hơi thở vào & ra], Tôi sẽ thở ra’: vị ấy
tu tập như vậy.114
Đức Phật dạy vị tỳ khưu thở vào và thở ra với an tịnh thân
hành (kāyasaṅkhāra).
Để làm được vậy, hành giả phải tiếp tục nhận thức và trụ
tâm liên tục trên hơi thở (khối hơi thở). Hành giả không nên làm
gì khác. An tịnh [khối] hơi thở đến một cách tự nhiên, bởi vì một
người có niệm trên [khối] hơi thở được phát triển, [khối] hơi thở
của người ấy càng lúc càng trở nên vi tế hơn và an tịnh hơn.
Còn nhiều giai đoạn cần phải vượt qua trước khi chứng
đắc sơ thiền của niệm hơi thở (ānāpānasati). Hành giả đang dần
an tịnh từng [khối] hơi thở thô tháo hơn bằng sự tập trung liên
tục vào Hơi thở khái niệm. Rõ ràng là [khối] hơi thở ấy bắt đầu
an tịnh trước khi ánh sáng trí tuệ xuất hiện (trước Giai đoạn hiện
rõ của chặng đầu).
“Đối với các đề mục thiền khác, định tâm càng lên cao thì
đối tượng thiền càng hiện rõ, nhưng đối với thiền niệm hơi thở
thì không phải vậy: trên thực tế, khi định càng lên cao, hơi thở
càng trở nên vi tế, và…115

113
Thế nào là thân hành? Hơi thở thuộc về thân [sắc thân (rūpa-kāya)]. Những pháp này,
thuộc về thân, bị trói buộc bởi thân, chính là thân hành. [Tham khảo `Tiểu Kinh Phương
Quảng’ (Trung Bộ)]
Thân hành: hơi thở vào và hơi thở ra. Mặc dù hơi thở có nguồn gốc từ tâm thức, nhưng nó
vẫn được gọi là `thân hành’ (1 tạo tác thuộc về thân thể) vì sự tồn tại của nó bị trói buộc /
gắn liền với thân do nghiệp sanh và nó được thành hình với thân là phương tiện. (TTĐ-VIII
luận về Niệm Hơi Thở)
114
`passambhayaṁ kāya·saṅkhāraṁ assasissami, passambhayaṁ kāya·saṅkhāraṁ
passasissami’ (Kinh Đại Niệm Xứ)
115
Thanh Tịnh Đạo. VIII. 208.

147
Ānāpānasati

“Khi định tâm dần cải thiện và hơi thở (hay khối hơi thở)
càng lúc càng trở nên vi tế hơn, hành giả có lúc cảm thấy khó
tập trung vào hơi thở khái niệm tĩnh như thể nó bị mất đi. Khi ấy
vùng tập trung dường như trống rỗng [khối] hơi thở. Mặc dù có
thời, đối tượng (khối hơi thở) được nhìn thấy rõ ràng và tập
trung được, nhưng đến thời sau, nó trở nên mờ nhạt. Và thậm
chí, đến một lúc nào đó, nó không còn biểu hiện nữa.
Hầu hết hành giả hay nghĩ rằng, đề mục thiền của họ bị
mất, sự tiến bộ dừng lại, hoặc định tâm bị phá vỡ và rớt mất.
Trên thực tế, đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp, sự chuyển đổi từ
giai đoạn này sang giai đoạn khác cao hơn.

`Ví như một cái chiêng được đánh lên.’


Bộ Thanh Tịnh Đạo giải thích:
`Vì trước đó, hành giả chưa nhận biết được [thân hơi thở
ra & vào], nên không có sự quan tâm, không có phản ứng,
không có chú ý, không có xem xét đến kết quả [mà anh ta đã
biết]: `Tôi đang dần an tịnh hơn từng thân hành [hơi thở ra &
vào hay thân hơi thở] thô tháo.’ Nhưng một khi người ấy nhận
biết được [hơi thở vào & ra hay thân hơi thở], thì mới có được trí
phân biệt. Vì vậy, thân hành của anh ta [hơi thở ra & vào hay
thân hơi thở] lúc đã phân biệt thì vi tế hơn so với lúc chưa phân
biệt.’
Khi định phát triển, hơi thở (khối hơi thở) càng lúc càng trở
nên an tịnh hơn.
Ở đây có một ví dụ so sánh. `Ví như, một cái chiêng được
đánh lên.’ Lúc đầu những âm thanh thô to vang lên và [tiến trình
nhận thức xảy ra] bởi vì ấn tướng của những âm thanh thô to là
dễ nhận biết, dễ chú ý, dễ quan sát; và khi âm thanh thô to
ngưng, thì sau đó, những âm thanh nhỏ dịu xuất hiện và [tiến

148
Ānāpānasati

trình nhận thức xảy ra] bởi vì ấn tướng116 của những âm thanh
nhỏ dịu là dễ nhận biết, dễ chú ý, dễ quan sát; và khi âm thanh
nhỏ dịu ngưng, tiến trình nhận thức sau đó vẫn xảy ra vì nó bắt
lấy cái ấn tướng của âm thanh nhỏ dịu hơn làm đối tượng.’117
Cũng vậy, lúc đầu [khối] hơi thở thô xuất hiện và tâm trở
nên nhíp vào nó [bởi vì tướng hơi thở thô (hơi thở tĩnh) là dễ
nhận biết, dễ chú ý, dễ quan sát]; và khi tướng hơi thở thô đã
chấm dứt, sau đó [khối] hơi thở vi tế xuất hiện và tâm trở nên
nhíp vào nó (bởi vì hơi thở (tĩnh) vi tế là dễ nhận biết, dễ chú ý,
dễ quan sát); và khi hơi thở vi tế chấm dứt, thì sau đó, tâm vẫn
được nhíp sâu hơn nữa bởi nó có tướng là hơi thở (tĩnh) vi tế
hơn làm đối tượng.
[Khối] Hơi thở vào lúc hành giả đã phân biệt được thì nó
là vi tế so với lúc người ấy chưa nhận biết được. Bởi vậy có sự
phát sanh định do niệm hơi thở, và người có trí (có thể) nhập và
xuất khỏi thiền chứng ấy.

116
`Tướng’ là một khía cạnh của những âm thanh ấy; và ấn tướng của âm thanh không
phải là những thứ khác ngoài âm thanh.
117
Paṭisambhidāmagga. 171. Tham khảo Thanh Tịnh Đạo. viii. 221.
Yathā kathaṃ viya?
“Seyyathāpi kaṃse ākoṭite paṭhamaṃ oḷārikā saddā pavattanti…”

149
Ānāpānasati

Âm thanh của một cái chiêng hay hơi thở của hành giả niệm hơi
thở:

Âm thanh của một cái chiêng

Hơi thở

ꟷ Ví như âm thanh của một cái chiêng đang bị yếu đi: Có


từng giai đoạn an tịnh hơi thở [khái niệm] thô tháo
trong pháp tu niệm hơi thở (ānāpānasati).
Tâm có thể chuyển hướng khỏi sự quan sát trên khối hơi
thở, khi đã đạt đến mốc mà những biểu hiện của nó
(khối hơi thở) cần được thẩm sát.
ꟷ Hành giả phát triển định tâm trên sự an tịnh hơi thở
[khái niệm], nhờ vậy mà định tăng trưởng từng giai
đoạn.
ꟷ Trên đạo lộ tiến vào bậc thiền, có nhiều thay đổi trong
hình tướng (dấu mốc) của hơi thở — từ mờ đục sang
trong suốt, và từ có ranh viền sang không có ranh viền.
ꟷ Hành giả sẽ nhận ra một số cột mốc quan trọng (những
thay đổi về hình ảnh) của hơi thở để thấy được sự định
tâm đang tiến triển như thế nào.
ꟷ Những thay đổi trong hình ảnh [khối] hơi thở tùy theo
từng giai đoạn do sự phát triển của định — nó (được
gọi) là sự biến chuyển của hơi thở.

Bước tăng tiến của pháp hành ānāpānasati:

Với nhiều giai đoạn từ lúc rõ ràng và lúc không rõ ràng,


pháp hành đang tăng tiến và lên cao.

150
Ānāpānasati

V. pT. pP. pV. pT. pP. pV. p Ổn định V.p

Các từ viết tắt:


T. p = Giai đoạn chuyển tiếp (Transitional phase) —giai đoạn
không rõ ràng.
Ánh sáng của định rất yếu, và không đủ mạnh để chiếu
vào hay thâm nhập khối hơi thở vi tế / vi tế hơn. Trong
sự mờ tối ấy, khối hơi thở trở nên không hiển lộ.
P.p = Giai đoạn thâm nhập (Penetrative phase) —giai đoạn
không rõ ràng.
Ánh sáng của định xuất hiện, nhưng không mạnh. Nó
thâm nhập khối hơi thở một cách yếu ớt tại vùng tập
trung và chiếu vào / xuyên qua nó.
Khối hơi thở chưa được rõ ràng mấy. Hầu hết nó mờ mờ.
Trong suốt giai đoạn thâm nhập, sự thay đổi về hình
dáng và ánh sáng của đối tượng hơi thở tự nó xảy ra tùy
theo mức định. Với sự khác biệt về mức định, khác biệt
về sức mạnh của ánh sáng của định nên có những khác
biệt đối với năng lực thâm nhập vào khối hơi thở. Vì thế
với mức định khác biệt, khối hơi thở có hình dạng cột
mốc khác nhau.
V.p = Giai đoạn hiện rõ (Vivid phase)
Ánh sáng của định trở nên mạnh mẽ để chiếu vào /
thâm nhập vào khối hơi thở và khối hơi thở trở nên rõ
ràng. Hình dáng và ánh sáng của đối tượng hơi thở tự nó
biến chuyển tùy theo mức định. Có nhiều giai đoạn hiện
rõ sanh khởi trước khi hành giả đạt đến `đối tượng ổn
định’.
Stable V.p = Giai đoạn hiện rõ ổn định (Stable Vivid phase)
Định tâm trên khối hơi thở trở nên ổn định và vững chắc
ở giai đoạn chìm sâu [vào khối hơi thở cực kì vi tế]. Hơi
thở khái niệm được (nhận biết và) thấy rõ một cách ổn
định ở cuối giai đoạn; không còn những thay đổi về biểu
hiện của nó (hơi thở). Giờ thì hành giả định tâm vào khái

151
Ānāpānasati

niệm hơi thở với khối hơi thở hiện ra sáng rực và rõ
ràng. Định ấy có thể là sơ thiền (an chỉ định), nhị thiền,
tam thiền, hoặc tứ thiền.
Giai đoạn chuyển tiếp xảy ra giữa Giai đoạn hiện rõ và giai
đoạn thâm nhập. Hơi thở (hơi thở khái niệm hay khối hơi thở) là
đối tượng của thiền ānāpānasati. Pháp hành này tưởng chừng
như đơn giản nhưng thực ra không phải vậy bởi vì có nhiều giai
đoạn chuyển tiếp trước khi đạt đến `đối tượng ổn định, sáng
rực, và rõ ràng’ của mức định mạnh mẽ.
Từng giai đoạn có những thay đổi dễ nhận biết được.
Những thay đổi về hình dạng, sự xuất hiện và ánh sáng của đối
tượng hơi thở (khối hơi thở / hơi thở trí tuệ) được xét đoán và
chú ý (trong từng ngày hay thậm chí trong từng thời ngồi).

Đừng thất vọng! Đối tượng luôn ở đó!

Trong những giai đoạn chuyển tiếp, một số hành giả nói
rằng, tâm của họ đang tìm lại đối tượng hơi thở vì nó cứ mất đi,
khi ấy, tâm họ bắt đầu bị chùng xuống và không thể hoạt động
hiệu quả. Ở đây, đối tượng (khối hơi thở) không bị mất đi; nó
không thực sự biến mất. Thực ra, đối tượng chỉ dường như bị
mất đi (ở những giai đoạn chuyển tiếp). Trên thực tế, hành giả
vẫn đang thở, khối hơi thở thực ra vẫn đang hiện hữu đối với họ,
chỉ là, họ không thể nhận ra điều đó mà thôi.
Bởi vì khối hơi thở trở nên không biểu hiện suốt giai đoạn
chuyển tiếp, một số hành giả cảm thấy chán nản hoặc thất vọng
vì sự biến mất của đối tượng đã hiển lộ rõ ràng (trước đó) và họ
bị rơi vào cái bẫy của việc cố tìm lại đối tượng (trong hình tướng
và màu sắc trước đó) tại vùng tập trung một cách tuyệt vọng.
Thật vô ích khi làm mình khó chịu trong việc tìm lại hình tướng
(trước đây) của đối tượng. Hành giả nên chấp nhận sự ẩn hiện
lặp đi lặp lại của đối tượng hơi thở xảy ra trong các giai đoạn
chuyển tiếp của pháp hành Ānāpānasati là một điều tự nhiên.
Nó xảy ra trước khi hành giả có được đối tượng hơi thở ổn định,
sáng rực, và rõ ràng.

152
Ānāpānasati

Chúng tôi thường nói với họ là:


“Đối tượng biến mất à, đừng thất vọng”;
“Nó có thể khắc phục được”;
“Bạn không cần phải đợi một giây nào cả đối với hơi thở
khái niệm”;
“Không cần phải tìm kiếm khối hơi thở tại vùng tập
trung”.
“Đối tượng của bạn (khối hơi thở) luôn hiện diện tại vùng
tập trung”.
“Bạn chỉ cần thực hiện lại `Phương Pháp Tiếp Cận Tập
Trung ’.
“Biết là Thấy”.

Thực hiện lại Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung!

Trong suốt quá trình chuyển tiếp đến giai đoạn cao
hơn, đối tượng trở nên không rõ ràng và hành giả cần thực
hiện lại `Phương Pháp Tiếp Cận Tập Trung’ — vị trí là điều
trước tiên phải tập trung và kế đến là đối tượng (Tập trung
vào vị trí trước và sau đó nhận biết đối tượng). —

Bất cứ lúc nào đối tượng hơi thở tại vùng tập trung trở
nên không rõ ràng (không có biểu hiện), hành giả nên huấn
luyện tâm của mình nhận biết đối tượng mà không phải mất
(quá) lâu ở `bước chuẩn bị (Giai đoạn phương tiện)’. Không cần
quay lại `chặng đầu của sự thực hành’ —đánh dấu (và phân biệt)
hơi thở vào và hơi thở ra vv…; nhưng hành giả cần tái lập những
căn bản (nguyên tắc thực hành). Bởi vì nếu vị ấy chưa đủ thiện
xảo trong việc áp dụng nguyên tắc thực hành của niệm hơi thở
(ānāpānasati) trong những điều kiện như vậy (—bởi hiểu biết lơ
mơ), hoặc nếu định của vị ấy chưa đủ mạnh, sau khi tập trung
vào vị trí thích hợp của khối hơi thở, khối hơi thở không được
tìm thấy ở xung quanh lỗ mũi [trong ranh giới của cột hơi thở
nằm giữa lỗ mũi và môi trên]. Đối tượng dường như lẫn trốn
đâu đó và nó không thể nhìn thấy được.

153
Ānāpānasati

Quá trình chuyển tiếp có thể kéo dài một vài phút, một vài
thời ngồi, cho đến một vài ngày, thậm chí, dù đó có là người
biết cách vượt qua những chướng ngại. Nhưng đối với người
không hiểu rõ được những khó khăn phải vượt qua (giai đoạn
chuyển tiếp) là gì, và đối với người không biết cách khéo vượt
qua chúng, quá trình chuyển tiếp này có thể kéo dài hơn.
Tuệ sắc bén (chẳng hạn, sự quán chiếu liên tiếp và thấu
đáo `bản chất đồng nhất của khối hơi thở xuyên suốt cột hơi
thở’ trong một vài lần hoặc một vài thời ngồi — ở giai đoạn
chuyển tiếp) và tín tâm mạnh mẽ vào pháp hành (nguyên tắc
thực hành niệm hơi thở) là rất quan trọng và đóng vai trò chính
trong việc nhận ra được khối hơi thở ở những điều kiện này.
Nếu tâm hành giả bị yếu, và thường xuyên đi lang thang,
hoặc không ưa thích đề mục thiền, vị ấy có thể giúp tâm trụ lại
trên khối hơi thở bằng cách quán chiếu hay tư duy. Quán chiếu
đối tượng với một tốc độ thích hợp như đã được thảo luận
trong tiêu đề “Hơi thở là đối tượng theo sau sự quán chiếu hợp
lẽ“. Ở đây, chúng ta sẽ nói lại một số điểm liên quan đến pháp
quán chiếu đối tượng thiền vì nó đóng vai trò quan trọng để
vượt qua giai đoạn chuyển tiếp, và để giữ niệm vững chắc trên
đối tượng thiền.
Pháp quán chiếu lặp đi lặp lại trên đối tượng thiền là một
phương tiện đơn giản nhưng vô giá để thiết lập và củng cố
niệm bằng cách cắt đứt sự phân tâm, và để có được (và phát
triển được) sự hiểu biết rõ ràng và thấu đáo về khối hơi thở.
Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp, hãy lặp đi lặp lại pháp quán
chiếu này: Cho đến khi, dù không dùng đến nó, nhưng niệm vẫn
được an trú trên hơi thở trí tuệ hay khối hơi thở (như một điều
hiển nhiên).
Khi hành giả quán chiếu nhanh lẹ (sự quán chiếu liên tiếp)
hoặc đều đặn, đối tượng thiền dần trở nên rõ ràng như một tiến
trình không gián đoạn. Khi khối hơi thở trở nên rõ ràng hoặc sự
phân tâm hoàn toàn bị cắt đứt, tốc độ quán chiếu có thể được
điều chỉnh lại.

154
Ānāpānasati

Khi đã có được hơi thở trí tuệ rõ ràng, tuệ nhãn của vị ấy
có thể nhìn vào nó mà không cần phải quán chiếu. (Chẳng hạn,
đối tượng được nhận biết không gián đoạn). Nhưng nếu niệm
yếu lại, để loại bỏ sự phân tâm, vị ấy nên lặp lại pháp quán chiếu
trên đối tượng hơi thở. Và sau đó, vị ấy lại có được sự định tâm
liên tục trên đối tượng thiền.

`Đừng truy tìm quá khứ.


Đừng tham luyến tương lai.’

Tâm thức nào truy tìm quá khứ, tham luyến tương lai,
chính là tâm không có định:

‡ Tâm thức nhận biết hơi thở (hơi thở khái niệm hay khối
hơi thở) được định tĩnh.
‡ Hai pháp, khái niệm hơi thở và màu hay hình dạng của hơi
thở, không phải là `đối tượng của một tâm riêng lẻ’.
Người ấy không nên xét đoán màu sắc là vàng hay trắng,
vv… Tâm xét đoán màu sắc / hình dạng (của hơi thở) là
tâm không có định.
Trong lúc định tâm vào khái niệm hơi thở, không nên nghĩ
đến, xét đoán, kiểm tra hay phân tích hình tướng và ánh sáng
(màu) của khối hơi thở (mặc dù, không thể phủ nhận rằng, tất cả
chúng đều được nhận thức bởi tâm). Bởi vì sự nhận thức này
(việc xem xét màu sắc của hơi thở), giúp người ta nhận biết
được những cột mốc quan trọng (là hình tướng của hơi thở)
trên con đường phát triển định, và có thể xác nhận được tình
trạng thực hành của người ấy.
Không (cố ý) loại bỏ/xả ly màu sắc của hơi thở, thay vào
đó, hành giả nên chú ý bằng cách đặt tâm vào khái niệm hơi thở
như một cột mốc đáng chú ý nhất nơi tâm (chẳng hạn, khối hơi
thở hay thân hơi thở), đưa màu sắc và ánh sáng xuống vị trí chỉ
là những tính chất vật lý hỗ trợ (phương tiện). Đó chính là `một
nguyên tắc hướng dẫn’ đối với sự thực hành. Người ta phải tuân

155
Ānāpānasati

thủ nó một cách nghiêm ngặt, nhất là, khi đối tượng trở nên rõ
ràng, sáng rực, và sống động trong giai đoạn hiện rõ.
Chính vì hiểu được nguyên tắc và tuân theo `nguyên tắc
hướng dẫn’ mà người ta giữ cho tâm được tập trung liên lục vào
khái niệm hơi thở và phát triển thiền niệm hơi thở (ānāpānasati).
Khi định được phát triển, cột hơi thở hay khối hơi thở (hơi thở trí
tuệ) tiến triển (tuần tự theo từng giai đoạn) từ mờ mờ cho đến
mờ đục và chuyển sang thể trong suốt. Hành giả thấy rõ chúng
(những biến chuyển này) như là những cột mốc của khối hơi
thở. Chúng xảy ra trước khi đạt đến giai đoạn chìm sâu cực kì vi
tế có khối hơi thở ổn định, sáng rực, và rõ ràng. Đôi lúc tôi ám
chỉ tình trạng này hay sự biến chuyển hình tướng của đối tượng
(khối hơi thở) được nhìn thấy nơi tâm qua từng giai đoạn cho
đến giai đoạn chìm sâu vi tế (giai đoạn đối tượng ổn định và rõ
ràng) chính là “Quá trình chuyển biến của đối tượng”.
[Những thay đổi này được tạo ra bởi tưởng; nó khởi phát
từ từng quan điểm một của tưởng, cách nói này như là một ví
dụ bởi vì tưởng không sanh khởi một mình nó. Khi có những
hình dạng khác biệt và ánh sáng khác biệt của đối tượng hơi thở
(hơi thở trí tuệ) trong giai đoạn hiện rõ của sự tu tập định, nói
theo một quan điểm khác thì chúng (những sự thay đổi của đối
tượng) được tạo ra bởi sự nhất tâm hay định.]
Hình tướng của khối hơi thở hiện ra khác biệt tùy theo
những giai đoạn khác biệt. Hình tướng của khối hơi thở tương
lai có thể khác biệt so với (khối hơi thở) quá khứ. Hình tướng
khối hơi thở mà hành giả sẽ thấy trong giai đoạn kế tiếp có thể
khác với khối hơi thở mà hành giả đã từng thấy ở giai đoạn
trước đó.
`Đừng đùa với màu sắc (hình / tướng) của đối tượng hơi
thở’: Đó là một nguyên tắc quan trọng mà chúng ta đã thảo
luận trước đó. Dù hình dạng hay màu sắc của hơi thở mà hành
giả thấy được như thế nào đi nữa thì cũng không được đùa với
nó. Hành giả cũng không cố tình thay đổi màu sắc (hình tướng
hay ánh sáng). Nếu chơi đùa với màu (hình tướng / ánh sáng)

156
Ānāpānasati

của hơi thở, thì đối tượng hiện ra với người ấy chỉ là sự tạo tác
(những hình tướng nhân tạo) của trí tưởng tượng mà thôi.
Tâm có sự chạy theo hơi thở quá khứ118 bị rơi vào tản mạn
và là một ngăn trở cho định.119 Tâm nhận thức bị lay động vì
ngóng chờ hơi thở tương lai120 là một ngăn trở cho định.121
Trong giai đoạn chuyển tiếp, một số hành giả cố gắng
thuyết phục bản thân tìm ra (hoặc nhớ lại) đối tượng. Chẳng
hạn, họ cố gắng hình dung hình dạng hay màu sắc của hơi thở
(khối hơi thở) mà họ đã từng thấy ở một trong những Giai đoạn
hiện rõ ở quá khứ hoặc trong giai đoạn hiện rõ gần nhất của
quá trình phát triển định, hoặc họ muốn thấy như vậy. Vì thế
điều đó chính là ý nghĩa của `truy tìm quá khứ và ái luyến tương
lai’, họ đã chơi đùa với màu sắc (hình dạng / sự xuất hiện) của
đối tượng hơi thở, và phá vỡ đi nguyên tắc thực hành.
Trên thực tế, đó là vì họ đang bị lầm lẫn về `niệm’. Niệm
có nghĩa là sự nhớ. Niệm (sati): nhớ đến khái niệm hơi thở và
phân biệt nó lặp đi lặp lại. Lưu tâm nhớ đến [cột hơi thở và phân
biệt] khối hơi thở lặp đi lặp lại.
‘Sự nhớ đến hơi thở (khái niệm hơi thở)’ bị lầm lẫn với `sự
nhớ về màu sắc (cột mốc hay hình tướng) trong quá trình biến
chuyển của hơi thở mà họ đã thấy ở quá khứ hoặc trong những
thời thiền trước đây’ và `sự nhớ về màu (hình tướng) mà họ
muốn thấy trong (các thời) tương lai’.
Nếu hành giả chơi đùa với hình ảnh hay màu sắc (của hơi
thở), sự thực hành ấy nghịch lại với nguyên tắc thực hành. Khi

118
`Hơi thở quá khứ’ ở đây có nghĩa là những hình ảnh hay màu sắc của hơi thở đã được
nhìn thấy trong quá khứ.
119
Paṭisambhidāmagga, 3. Ānāpānassatikathā, 3. Upakkilesañāṇaniddeso: 156.
Atītānudhāvanaṃ cittaṃ vikkhepānupatitaṃ – samādhissa paripantho.
Trích trong `Vô Ngại giải Đạo (Paṭisambhidāmagga)’ do tỳ khưu Ñāṇamoli chuyển dịch
qua Tiếng Anh (Pali Text Society, England).
120
`Hơi thở tương lai’ ở đây có nghĩa là những hình ảnh hay màu sắc của hơi thở có thể sẽ
được thấy trong tương lai.
121
Paṭisambhidāmagga, 3. Ānāpānassatikathā, 3. Upakkilesañāṇaniddeso: 156
Anāgatapaṭikaṅkhanaṃ cittaṃ vikampitaṃ – samādhissa paripantho.

157
Ānāpānasati

anh ta chơi đùa hoặc tưởng tượng ra những hình ảnh hay màu
sắc (của hơi thở) (— tưởng rằng nó sẽ như vậy như vậy: Sỡ dĩ
như vậy là vì bất cứ lúc nào hành giả cố ý thay đổi tưởng, đối
tượng của người ấy cũng vì đó mà thay đổi, điều này có nghĩa là
anh ta cố ý muốn có được những hình ảnh khác nhau trong ý
môn—), hình ảnh (hình dạng) hay màu sắc mà anh ta mong
muốn có thể xuất hiện nơi tâm trong phút chốc. Sau đó, anh ta
sẽ mất đi hình ảnh mà mình mong muốn. Sự tiến bộ của anh ta
dừng lại trong một nỗ lực vô ích cho việc tưởng tượng để thấy
ra những hình ảnh và màu sắc mà mình mong muốn.

Từ giờ trở đi, những hình ảnh của hơi thở không
thể đánh lừa bạn.
Hầu hết hành giả hay tò mò về việc tại sao hình ảnh của
hơi thở lại thay đổi. Hình ảnh mới của hơi thở và ánh sáng có
thể khơi dậy sự tò mò của họ. (Trong lúc định tâm,) người ta nên
cố gắng dừng lại việc xét đoán về sự thay đổi hình ảnh của hơi
thở. Nếu người ấy chạy theo (nhìn đi nhìn lại/ chú ý lặp đi lặp
lại) vào hình ảnh (tướng của định), có nghĩa là người ấy không
tuân thủ nguyên tắc. Không có niệm, tâm không có khả năng
giữ gìn đối tượng thiền, khái niệm hơi thở (khối hơi thở).
Nhận biết (lặp đi lặp lại) dẫn đến định tâm. Tâm định thấy
được khối hơi thở một cách rõ ràng. Trong lúc đi, đứng hay
nằm, người ta có thể liên tục thấy được (chẳng hạn định tâm
được vào) khối hơi thở xuất hiện dưới dạng mờ đục hoặc trắng
mờ hoặc trong suốt.
Trong mọi oai nghi, hành giả không nên để tâm vào bất kì
đối tượng nào khác ngoài khối hơi thở— hành giả chỉ nên nhận
biết khái niệm hơi thở (khối hơi thở) ở vùng tập trung chuẩn.
Nếu hành giả cố gắng liên tục theo cách này, định sẽ cải thiện
một cách vững chắc. Hành giả có thể tăng cường niệm và sự tập
trung vào đối tượng nhất là trong oai nghi ngồi với mắt nhắm.

158
Ānāpānasati

Tư thế ngồi xếp bằng và lưng thẳng là tư thế tốt nhất để


phát triển ý thức về vị trí của thân [và thân hơi thở]. Đối với tư
thể ngồi (xếp bằng), ý thức về vị trí của thân, thân hơi thở và
hướng tập trung được phát triển qua tiến trình ý môn, và tâm
không có định dần trở nên định tĩnh, hoặc tâm có định càng
được phát triển cao hơn. Tư thế ấy thuận tiện và hữu ích nhất để
vượt qua những chướng ngại hay mắc phải trên đạo lộ định tâm
ở những giai đoạn chuyển tiếp.
Hành giả có được niệm vững chắc trong Giai đoạn hiện rõ
cảm thấy như thể tâm (bắt khái niệm hơi thở) và đối tượng hơi
thở rực rỡ được hợp nhất thành một pháp.
(Sau khi đạt đến giai đoạn hiện rõ), một số hành giả cho
rằng `tinh tấn được dùng trong giai đoạn bậc cao ít hơn những
giai đoạn thấp hơn trước đó‘. Nhưng thật ra không phải vậy.
Tinh tấn trong Giai đoạn hiện rõ thuộc những giai đoạn bậc cao
này trở nên vi tế hơn (theo tuần tự từng giai đoạn). Và không
phải chỉ có riêng tinh tấn, ý thức và tất cả các tâm hành còn
lại122 cũng trở nên vi tế hơn so với những giai đoạn trước đó. Vì
khi định phát triển xuyên suốt bốn bậc thiền, hơi thở cũng dần
trở nên càng lúc càng an tịnh, cho đến khi nó dừng lại ở tứ
thiền.123 Vào thời điểm đó, ý thức và tất cả các tâm hành [pháp
thiền (jhāna dhamma)] đều trở nên vi tế nhất đối với pháp hành
niệm hơi thở.

☸—☸—☸

122
Trong mỗi sát-na tốc hành tâm có 34 tâm hành. Những tâm hành gồm tâm (citta) và
các tâm sở (cetasika) phối hợp với nó.
123
Trong từng sát-na tốc hành tâm có ba mươi bốn tâm hành thuộc sơ thiền, ba mươi hai
tâm hành thuộc nhị thiền hoặc ba mươi mốt tâm hành thuộc tam thiền và tứ thiền.

159
Ānāpānasati

Đôi khi việc quân bình ngũ quyền lại là


một thử thách.

Để phát triền thiền một cách đều đặn, hành giả cần sự trợ giúp
của ngũ quyền (ngũ căn). Ngũ quyền (Pañcindriya) là năm sức
mạnh kiểm soát tâm, giữ cho nó không bị lạc khỏi con đường
Thiền Định để cố định tâm vào đối tượng thiền (khối hơi thở hay
khái niệm hơi thở).
Chúng là:
1. Tín (Saddhā)
2. Tấn (Vīriya);
3. Niệm (Sati),
4. Định (Samādhi),
5. Tuệ (Paññā).
“Người tu Phật có thể thể hiện lòng tôn kính của mình
nơi Tam Bảo qua chính sự thực hành”.124
 Quyền đầu tiên là tín hay tin vào những gì nên tin, chẳng
hạn, tin vào Tam Bảo hoặc vào pháp hành niệm hơi thở
(ānāpānasati).
 Người đang tu tập thiền định với một đề mục như niệm
hơi thở cần có tín tâm và sự hiểu biết mạnh mẽ vào cách
thực hành.
 Quan trọng là phải có tưởng mạnh và chắc (Thira saññā)
vào hơi thở khái niệm (khối hơi thở) vì nó là nhân gần
(padaṭṭhāna) để tăng cường niệm (sati) trên hơi thở.

124
Pasanno ca pasannākāraṁ kātuṁ sakkhissati. MA.II.iv.1 (‘Ghaṭīkāra·Suttaṁ’)

160
Ānāpānasati

Niệm là cần thiết cho mọi trường hợp. “Và nó được Thế
Tôn nói là cần thiết cho tất cả (đề mục thiền)”. Tại sao? Vì niệm
là nơi nương tựa của tâm, và nó có biểu hiện như là sự bảo vệ
cho tâm thiền [bảo vệ tâm không bị quên lãng đối tượng thiền
(khối hơi thở)], và không có sự nâng tâm và chế ngự tâm nào
mà không có niệm.”
Tâm được ra sức quá mức (atipaggahitaṃ citta) bị rơi vào
phóng dật và là một sự ngăn trở cho định. Tâm có tinh tấn thái
quá không thể tập trung ổn định vào đối tượng hơi thở trong
thời gian dài. Bởi vì sự tập trung vào đối tượng với tinh tấn
(vīriya) thái quá khiến cho tâm rơi vào trạng thái phóng dật, tâm
không thể đạt được sự tập trung ổn định vào đối tượng.
Còn nếu không đủ tinh tấn, tâm trở nên yếu ớt và không
thể duy trì sự tập trung ổn định vào đối tượng: tâm bị rớt khỏi
đối tượng thiền và bị phóng tâm áp đảo.
Tinh tấn quá mức khiến tâm rơi vào sự loạn động, và tinh
tấn quá yếu khiến tâm rơi vào sự biếng nhác. Trong cả hai
trường hợp (tinh tấn thái quá và không đủ tinh tấn) tâm không
thể có được sự tập trung ổn định và định tĩnh trên đối tượng
thiền. Chỉ với tinh tấn được quân bình tối ưu, tâm mới có thể có
được sự tập trung hiệu quả và ổn định trên đối tượng.
Vì niệm (sati) bảo vệ tâm, và giữ đối tượng thiền không bị
lạc mất, một hành giả có niệm có thể nhanh chóng đánh giá
được tình trạng tinh tấn của mình là thái quá hay chưa đủ nhằm
điều chỉnh lại để có được tinh tấn tối ưu. Đi thiền (thực hành
niệm hơi thở trong lúc đi) rất hữu ích và hỗ trợ hành giả hiểu
được những điều kiện trên. Chẳng hạn, trong lúc đi, hành giả có
thể tập trung vào đối tượng rõ ràng (khối hơi thở). Nhưng trong
lúc ngồi, hành giả lại khó có được đối tượng rõ ràng. Vì sao thế?
Có lẽ hành giả đã tinh tấn quá mức trong suốt thời ngồi, vì vị ấy
háo hức muốn có được đối tượng rõ ràng như lần trước đó. Vì
vậy mà tâm anh ta hơi bị phấn khích vào thời điểm ấy, và bị mất
quân bình trong việc điều khiển tấn quyền.

161
Ānāpānasati

Thiền niệm hơi thở có vẻ đơn giản, nhưng thật sự thâm


sâu. Tuệ quyền phải mạnh là điều cần thiết để phát triển thiền.
Để tu tập thiền niệm hơi thở, tốt hơn nếu hành giả đã tu tập bất
kì đề mục thiền biến xứ (kasiṇa) hoặc thân hành niệm [niệm 32
thể trược (Kāya·Gata·Sati)].125
Trong suốt quá trình thực hành nhất là ở giai đoạn chuyển
tiếp (của phương cách tập trung ngoại phần cũng như nội
phần), hành giả thường phải gặp thử thách của việc quân bình
ngũ quyền. Bởi vì, trong giai đoạn chuyển tiếp, đối tượng dường
như biến mất, hành giả trước tiên nên cân nhắc lại nguyên tắc
thực hành một lúc, và bắt đầu tái lập lại `Phương Pháp Tiếp Cận
Tập Trung’. Hành giả phải có sự quyết tâm vượt qua những khó
khăn phía trước.
Sự hiểu biết (tuệ) mạnh đối với vấn đề này (và đối với
nguyên tắc cơ bản của sự thực hành) và niềm tin trọn vẹn nơi
pháp hành đóng vai trò quan trọng để có được đối tượng rõ
ràng một lần nữa. Trong những trường hợp như vậy, đối với
người không biết rằng mình có thể sẽ gặp những cột mốc như
vậy trên con đường thực hành, dễ bị thất vọng về kết quả thực
hành, và tuệ của họ không thể hiểu được đối tượng hơi thở như
là một khái niệm (thân/khối hơi thở).

125
Niệm hơi thở (ānāpānasati) vs. biến xứ (kasiṇa) đất: Thanh Tịnh Đạo có lẽ được
xem là bản hướng dẫn chi tiết và sự tham chiếu tốt nhất. Danh sách nội dung (các đề mục)
được đưa ra như một cách hướng dẫn tổng thể. ‘Biến xứ đất’ được đề cập trong chương
IV. `Thân hành niệm’ và `niệm hơi thở’ được đề cập trong chương VIII.
Có được kĩ năng tập trung vào đối tượng kasina (chẳng hạn, kasina đất) và đối tượng
thuộc thân hành niệm (như là đề mục bộ xương), thiền sinh niệm hơi thở sẽ thấy là
`Phương cách tập trung ngoại phần’ và ‘Phương cách tập trung nội phần’ sẽ trở nên rõ
ràng.
Tập trung vào các thân phần riêng biệt (tại vị trí của nó) giống như cách tập trung vào
cột hơi thở hay khối hơi thở với `Phương cách tập trung ngoại phần’.
Từ kasiṇa có nghĩa là `tổng thể' (biến xứ). Kasina có nghĩa về sự toàn thể. Chẳng hạn,
“hành giả nhận thức đất như là toàn thể phía trên, phía dưới, xung quanh, tuyệt đối, vô
lượng”.
Tập trung vào “toàn thể (biến xứ) tướng” (kasiṇa nimitta) giống với sự tập trung vào
cột hơi thở hay khối hơi thở theo `Phương cách tập trung nội phần’. Bên trong cột hơi thở,
người ta nhận thức khối hơi thở như là một tổng thể phía trên, phía dưới, xung quanh.
Tham khảo chú thích 85.

162
Ānāpānasati

Nhiều hành giả trong giai đoạn chuyển tiếp thường bị


mất tự tin (niềm tin vào khả năng của bản thân sẽ thực hành
thành công). (Chẳng hạn, hành giả có được đối tượng khối hơi
thở rất sáng trong thời thiền buổi sáng; nhưng vào thời thiền
buổi tối, anh ta mất đi đối tượng ấy và vùng tập trung trước mặt
tối om. Sự tự tin nơi bản thân và niềm tin nơi pháp hành hoặc
niềm tin nơi Tam Bảo có thể bị suy giảm). Thật quan trọng để có
niềm tin nơi pháp hành. Không có nó, hành giả sẽ thoái lui việc
hành thiền của mình.
Giờ thì hành giả đã thấy được (và đã học được) một số cột
mốc của hơi thở trên con đường thiền định. Hành giả hiểu được
là phương pháp tiếp cận khôn ngoan, sự kiên trì bền bỉ và niềm
tin là cần thiết để vượt qua được những giai đoạn chuyển tiếp.
Nhưng đôi khi hành giả cũng cần thuyết phục bản thân rằng đối
tượng (khối hơi thở hay hơi thở) luôn có mặt ở tại vùng tập
trung chuẩn. Hành giả nên quán chiếu như sau:
ꟷ Vì hơi thở luôn hiện hữu suốt cuộc sống, tâm (tuệ) có
thể nhận biết nó (mà không chậm trễ).
ꟷ Tâm có thể thấy nó (khi nó trở nên rõ ràng và nhìn
thấy được trong ánh sáng của định và tuệ). (Biết dẫn
đến Thấy).
ꟷ ‘Biết là Thấy’.
Sau đó, hành giả sẽ dần có được sự hiểu biết thấu đáo về
giai đoạn chuyển tiếp và sự tự tin. Vì vậy, trong những giai đoạn
chuyển tiếp này, không có sự hiểu biết (paññā) rõ về nguyên tắc
cơ bản thực hành khiến cho hành giả gặp khó khăn trong việc
lấy lại tự tin và niềm tin nơi pháp hành.
Sau khi nhận biết khối hơi thở, hành giả tập trung vào đối
tượng, với ý định thấy được đối tượng một cách rõ ràng. Hành
giả thận trọng quán chiếu bản chất của đối tượng hơi thở khái
niệm (khối hơi thở) và sau đó nhận biết đối tượng. Với niệm và
tiến trình nhận thức đối tượng lặp đi lặp lại (trình tự của sự quán
chiếu và nhận thức đối tượng— trình tự của Niệm (Sati) và Tuệ

163
Ānāpānasati

(Paññā) với tốc độ thích hợp, đối tượng (khối hơi thở) sẽ ngày
càng được rõ biết. Cùng lúc ấy, niệm có thể điều chỉnh sức
mạnh của Tinh tấn (Vīriya) để đạt được sự tối ưu mà qua đó
khối hơi thở được nhận biết và định tâm một cách rõ ràng.
 Tín quyền nên đủ mạnh để duy trì tuệ quyền trên đối
tượng hơi thở (khối hơi thở), và ngược lại.
Tâm thức cùng với tinh tấn thái quá hay không đủ không
thể tập trung ổn định trên đối tượng hơi thở. Tinh tấn chỉ
nên vừa đủ để nhận ra đối tượng hơi thở.
Việc quân bình tín với tuệ, và định với tinh tấn, được bậc
trí tán thán.
 Bậc thiền (Jhāna) chủ yếu dựa vào sự tập trung (định tâm).
Chỉ khi định và tuệ được quân bình hoàn toàn, bậc thiền
mới có thể sanh khởi.

Ở đây, chúng ta nên đề cập đến một khía cạnh trong giai
đoạn bậc cao đối với định: Hơi thở nhẹ hơn và vi tế hơn. Hơi thở
nhẹ hơn và vi tế hơn (hơi thở thực) đòi hỏi niệm vững chắc hơn,
tuệ mạnh hơn, kỹ năng tập trung tốt hơn và sự tự tin nhiều hơn
để nhận biết được hơi thở khái niệm (khối hơi thở) một cách rõ
ràng.
`Do tác động của sự thoát ly, trạng thái chuyên nhất
không tán loạn của tâm chính là định.’ (Nekkhammavasena
cittassa Ekaggatā avikkhepo samādhi.) (Patisambhidāmagga)

164
Ānāpānasati

Niệm luôn cần thiết để phát triển định. Khi niệm yếu đi,
hành giả cần tăng thêm một chút tinh tấn để nhận biết hơi thở.
Nếu phi lý tác ý sanh khởi, những pháp chướng ngại hoặc phiền
não (chẳng hạn, sự dính mắc, ngã mạn, và sân hận) chắc chắn sẽ
theo sau; chúng là các pháp bất thiện. Những pháp bất thiện ấy
cản trở định và sự tiến bộ của hành giả sẽ gặp khó khăn. Phiền
não (phóng tâm) có thể áp đảo hành giả và dẫn đến sự thoái
giảm của định, do niệm bị yếu đi.
Ở đây, chúng ta nên biết về Bốn Thiền Bảo Hộ
(caturārakkha·bhāvanā)126 bảo vệ hành giả khỏi nhiều phiền não
(và những nguy hại) khác nhau.

Chúng là:
1) Tâm Từ (Mettā bhāvanā)
2) Niệm ân đức Phật (Buddhānussati)
3) Thiền (quán) bất tịnh (Asubhā bhāvanā)
4) Niệm sự chết (Maraṇāsussati)

‡ Sân hận & Tâm từ


ꟷ `mettā bhāvetabbā byāpādassa pahānāya’
Để loại trừ sân hận, tâm từ cần được tu tập;
ꟷ `Apanataṃ cittaṃ byāpādānupatitaṃ - samādhissa
paripantho.’ (Paṭisambhidāmagga Pāḷi; Mahavaggo;
Upakkilesañāṇaniddeso - Trí về tùy phiền não 156)
Tâm lơi bị rơi vào sân và là một ngăn trở cho định.
‡ Thiếu đức tin & Niệm Ân Đức Phật
ꟷ Niệm ân Đức Phật (Buddh·Ānussati) cần được tu tập khi
đức tin nơi pháp hành bị thoái giảm, và tâm trí muội lược.
ꟷ Nếu đức tin (& trí tuệ) yếu đi, nó làm cho hành giả nhục
chí và không thể giữ tâm khỏi việc đi lạc ra ngoài con
đường thiền định.
‡ Tham dục & Quán bất tịnh

126
`Phẩm Meghiya’ và `Kinh Girimananda’ trong Tăng Chi Bộ Kinh.

165
Ānāpānasati

ꟷ Nếu hành giả lấy một xác chết làm đối tượng, và quán
nó là bất tịnh, đó được gọi là `quán bất tịnh trên thân tử
thi’. Còn bắt lấy ba mươi hai thể trược của một chúng
sanh, và quán chúng là bất tịnh thì đó gọi là `quán bất
tịnh trên một thân thể sống’. Cả hai dạng quán bất tịnh
này là vũ khí để loại trừ ái dục. Thiền bất tịnh cần được
tu tập để loại trừ ái dục và ham muốn.
ꟷ Sự tu tập chân chính về tưởng bất tịnh (asubha·saññā)
để đối trị những tư tưởng về việc hành dâm (methuna-
dhamma);
ꟷ Khi tâm hành giả quen với tưởng bất tịnh, thì dù những
đối tượng có xinh đẹp và gợi dục cũng không cám dỗ
được tâm trí người ấy khởi lên sự tham muốn.
ꟷ `Abhinataṃ cittaṃ rāgānupatitaṃ - samādhissa
paripantho.’
Tâm quá chuyên chú bị rơi vào tham là sự ngăn trở cho
định.
‡ Sự biếng nhác & Niệm sự chết
ꟷ Tâm trì trệ (līnaṃ citta) bị rơi vào biếng nhác là một
ngăn trở cho định. Biếng nhác (kosajja) thường là pháp
bất thiện yếu hợp với tham hay sân, vv…
Với mức tinh tấn chưa đủ, tâm sẽ rớt khỏi đối tượng
thiền.
ꟷ Niệm sự chết là để khơi dậy ý thức cấp bách để bảo vệ
tâm khỏi sự biếng nhác (savega) trong việc hành thiền.
ꟷ Với niệm sự chết, quán xét rằng, “Tôi sẽ chết”, hành giả
từ bỏ những tư tưởng không chân chánh / những vọng
tưởng (chẳng hạn, tham dục) và với việc phát triển ý
thức cấp bách, người ấy sẽ không bị dính mắc nào khác
cản trở việc hành thiền.
ꟷ Sự biếng nhác xảy ra do bởi phi lý tác ý. Nếu phi lý tác ý
của một người được thay bằng như lý tác ý, người ấy có
thể thành tựu trong thiền tập.

166
Ānāpānasati

ꟷ Tu tập chân chánh về tưởng của niệm sự chết


(maraṇa·saññā) để đối trị những dính mắc đối với cuộc
sống (jīvita·nikanti).
ꟷ Khi hành giả bị nhàm chán đối với sự tu tập thiền, vũ khí
tốt nhất chính là niệm sự chết.

‡ Phiền não & Tưởng về vô thường

Chúng ta nên biết thêm một phương cách thực hành khác
để bảo hộ pháp hành Ānāpānasati:
“Tất cả các hành (pháp hữu vi) là những pháp đang chịu
sự diệt vong”127. Chúng luôn là vô thường. Chúng không phải
của tôi.128
Đó là sự phát triển Tưởng về vô thường (anicca·sañña)129
để đối trị với những phiền não của tâm.
Vô thường tưởng sanh khởi qua sự quan sát những thay
đổi liên tục của chiếc lá trên cây.
Khi những chiếc lá non được nhìn thấy
Lúc đầu có màu đỏ sáng, sau đó chuyển sang xanh lá,
Và rồi héo vàng khi lìa cành.
Đôi lúc hành giả có thể sử dụng cách thực hành này để
đối trị với những phiền não của tâm làm yếu ớt trí tuệ (chẳng
hạn, tham, sân và si), và sau đó trở về với đề mục thiền của mình
để tiếp tục phát triển định.

127
Tất cả danh-sắc và các nhân của chúng được gọi là các hành (saṅkhāra), bởi vì chúng
được tạo ra từ các nhân tương ứng. Những pháp ấy diệt ngay khi vừa sanh lên, do vậy
chúng vô thường. Chúng bị đàn áp bởi tính sinh và diệt liên tục, do vậy chúng là khổ.
Trong các pháp ấy không có linh hồn, không có một cái ngã bền vững, thường hằng và
bất tử, do vậy chúng là vô ngã. Sự thấu triệt rõ ràng này có được từ lợi ích lớn của thiền
định (samātha). (tham khảo chú thích 5)
Với năng lực định sâu lắng, vững chắc và mạnh mẽ, hành giả có thể thấy được bản
tính vô thường, khổ não, và vô ngã của danh–sắc cùng các nhân của chúng một cách rõ
ràng. Sự phân biệt bản tính vô thường, khổ, và vô ngã của danh và sắc cùng các nhân và
quả của chúng được gọi là thiền minh sát (Vipassanā).
128
`Cái này không phải của tôi’ là một pháp quán về vô thường. (Tham khảo chú giải `Kinh
giáo giới Channa’. Trung Bộ Kinh)
129
Tham khảo các loại tưởng (saññā) trong `Phẩm Tưởng’ – Tăng Chi Bộ Kinh và `Kinh
Hàng Ma (Māra·Tajjanīya·Sutta)’ – Trung Bộ Kinh.

167
Ānāpānasati

☸—☸—☸
Kết luận

`Dù bất kì đề mục thiền nào, sự thành tựu chỉ xảy ra đối
với người có niệm và đầy đủ tỉnh giác, lại nữa, tất cả đề mục
thiền khác đều có đối tượng thiền ngày càng trở nên rõ ràng khi
có sự chú tâm miên mật.’130 Trong trường hợp này, pháp hành
Ānāpānasati lại hoàn toàn khác.
Nhưng nếu kỹ năng (và định) cải thiện, hành giả có thể
nhận biết đối tượng hơi thở khái niệm tĩnh (khối hơi thở) mà
không chậm trễ, thậm chí, dù hơi thở có hơi nhanh hay thô
thiển trong lúc đi. Để tập trung vào hơi thở khái niệm tĩnh (hơi
thở trí tuệ), hành giả không cần chờ hơi thở trở nên quá vi tế.
Bằng cách áp dụng kỹ thuật tập trung một cách thiện xảo và
tuân thủ những nguyên tắc thực hành, hành giả có thể duy trì
nhận biết trên hơi thở khái niệm tĩnh xuyên suốt khoá thực hành
Ānāpānasati dù đối tượng hơi thở (khối hơi thở) có thay đổi về
màu sắc cũng như ánh sáng.
Thiền Ānāpānasati thực sự thâm sâu. Tuệ phải mạnh là điều
cần thiết để phát triển thiền.
Khi định được phát triển và dần trở nên sâu lắng, Phương
cách tập trung ngoại phần có lúc dường như không nhất quán
chi tiết theo từng giai đoạn. Nhất là khi đối tượng hơi thở khái
niệm tĩnh (khối hơi thở) trở nên trong suốt và có dạng ảnh ba
chiều (3D), giác quan định vị sẽ trở nên yếu đi — giác quan về
khoảng cách giữa tâm nhãn và đối tượng hầu như sẽ mất đi khi
hành giả cố định tâm (tuệ và niệm) một cách vững chắc vào đối
tượng tập trung. Phương cách tập trung ngoại phần được sử
dụng ở chặng đầu và chặng giữa (của giai đoạn thâm nhập) của
sự thực hành không còn có thể áp dụng khi hành giả có thể tập
trung và định tâm vào khối hơi thở trong suốt. Vì sao vậy? Vì
tâm (tuệ nhãn) của hành giả khi ấy có thể tập trung vào một vị

130
Thanh Tịnh Đạo viii.

168
Ānāpānasati

trí nào đó trong phạm vi của khối hơi thở trong suốt. Về sau, họ
cảm giác như thể chìm vào trong đối tượng trong suốt đồng
nhất này và phương cách tập trung trước đó (hướng tập trung
và khoảng cách giữa tuệ nhãn đến đối tượng tập trung, mục
tiêu) không còn rõ ràng nữa. Đôi lúc chúng tôi ám chỉ kiểu tập
trung vào trong phạm vi của khối hơi thở trong suốt như vậy là
`Phương cách tập trung nội phần’. Định tâm trên khối hơi thở
trong suốt theo Phương cách tập trung nội phần sẽ trở nên
càng lúc càng mạnh hơn và sâu lắng hơn, từ đó, giảm bớt
những vọng tưởng phóng tâm. Với việc tiếp tục thực hành, (sau
khi trải qua giai đoạn chìm sâu), có một điều sẽ sớm trở nên rõ
ràng là khối hơi thở sẽ thay đối biểu hiện của nó, và nó xuất
hiện như một hình ảnh tinh khiết hơn, giống như cái đĩa hình
mặt trăng, đĩa hình tấm gương tròn, hoặc như một cái đĩa xà cừ
được rửa sạch.131 Và sau đó, người ấy mới có thể phân biệt được
các chi thiền.132 Vào giai đoạn này, hành giả sẽ đạt đến cận định
hoặc an chỉ định.
Cả hai loại định đều có đối tượng vững chắc và rõ ràng.
Có ánh sáng rực rỡ và sáng chói của trí tuệ. Sự khác biệt giữa
chúng là, đối với cận định, các thiền chi chưa được phát triển
đầy đủ. Vì lý do này, tâm hữu phần vẫn xảy ra, và hành giả có
thể rơi vào trạng thái tâm hữu phần (kiết sanh thức / tâm tục
sinh).133 Khi cận định sanh khởi, tâm thiền bắt tợ tướng làm đối
tượng có lúc sanh khởi xen kẻ với tâm hữu phần.
Khi hành giả đạt đến bậc thiền (jhāna), tâm sẽ biết đối
tượng [khối] hơi thở một cách vững chắc và rõ ràng mà không
có sự gián đoạn. Giờ đây, người ấy cần học cách tu tập năm

131
Hình ảnh thuần khiết của hơi thở được sử dụng ở đây để ám chỉ tợ tướng của định
(paṭibhāga-nimitta).
132
Trong bậc thiền hơi thở, có năm thiền chi là: 1) Tầm (vitakka): hướng và đặt tâm trên
tướng của định (tợ tướng hơi thở). 2) Tứ (vicāra): duy trì tâm trên tợ tướng. 3) Hỷ (pīti):
thích thú đối với tợ tướng. 4) Lạc (sukha): an vui với tợ tướng. 5) Nhất tâm (ekaggatā): sự
hợp nhất với tâm trên tợ tướng.
Tham khảo chú thích 8, 95,112.
133
Thiền sinh sẽ cho rằng mọi thứ đã dừng lại, và có thể nghĩ đó là Niết-bàn. Thực tế là,
tâm thức không dừng lại, nhưng bởi thiền sinh không đủ kỹ năng nhận ra điều này, vì tâm
hữu phần cực kì vi tế.

169
Ānāpānasati

pháp thuần thục của bậc thiền (vasībhāva) và phát triển chúng.
Hành giả có thể học cách tu tập năm pháp thuần thục này trong
kinh điển và trong tập sách `Biết và Thấy’ (Knowing and Seeing)
của Bậc Đại Trưởng Lão Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw.
Giờ thì chúng ta sẽ dừng lại phần thảo luận về pháp hành
Ānāpānasati, tôi muốn nhắc nhở quý vị rằng, phần kỹ thuật
được đề cập là để dành cho những hành giả mới bắt đầu và
đang thực hành thiền này nhưng vẫn chưa có được định. Thực
tế là, như chúng ta đã thảo luận về những nguyên tắc, một số
luật lệ và điều kiện của pháp hành Ānāpānasati, việc nắm rõ
chúng không những giúp ích cho hành giả hiểu được `những
giai đoạn bậc thấp của định (chặng sơ khởi, chặng đầu và
chặng giữa của sự thực hành)’ mà còn mang lại một nền tảng
tiến đến những giai đoạn cao hơn của định.
Sau khi kết thúc bài thảo luận này, quý vị hiểu rằng, thật
không dễ dàng đối với người bình thường có thể nắm được
nguyên tắc thực hành Ānāpānasati xuyên suốt một khóa thiền.
Còn nhiều chi tiết hơn nữa mà quý vị có thể học qua sự thực
hành với một vị thầy thích hợp. Ở đây, chúng tôi xin trích dẫn lại
một số lưu ý được đề cập trong kinh văn.
“Pháp niệm hơi thở này kể như một đề mục thiền—trước
tiên trong số những đề mục thiền mà tất cả Chư Phật Chánh
Đẳng Giác, (một số) Chư Phật Độc Giác và (một số) Thinh văn đệ
tử Phật đã sử dụng làm căn cứ để đạt đến thiền chứng và hiện
tại lạc trú.”134
“Còn pháp niệm hơi thở này thì khó, thật khó tu tập, đó là
một địa hạt mà chỉ có tâm của chư Phật Chánh Đẳng Giác, chư
Phật Độc Giác và Thinh văn đệ tử Phật mới quen thuộc. Ðó
không phải là chuyện tầm thường, mà những người tầm thường
cũng không thể tu tập được. Càng chú ý đến nó, thì càng trở
nên an tịnh và vi tế hơn nữa. Bởi thế mà ở đây cần có niệm và
tuệ tăng thịnh.”135

134
Tăng Chi Bộ Kinh.V.135 và Thanh Tịnh Đạo.VIII.
135
Thanh Tịnh Đạo.VIII.

170
Ānāpānasati

Vô số chướng ngại trên con đường tu tập của quý vị có


thể được thông suốt bằng cách sử dụng một chìa khóa: —
Nguyên tắc thực hành niệm hơi thở— “Tập trung vào vùng mũi
và sau đó vào khối hơi thở. Và nhận biết nó.” Dù sao đi nữa, đối
với những hành giả đang tu tập định thì việc thực hành dưới sự
chỉ dẫn của một vị thầy có năng lực vẫn tốt hơn.
Cầu chúc quý vị thành tựu pháp hành Ānāpānasati.
Cầu chúc quý vị được an vui và hạnh phúc.

Bhikkhu Paññānanda (Intagaw-Pa Auk)


Pa-Auk Meditation Centre (Intagaw)
Intagaw town, Bago Township, Bago Region, Myanmar
E-mail: pamcintagaw@gmail.com

Hình ảnh minh họa cột hơi thở

171
Ānāpānasati

Tài liệu trong tập sách này có thể được sao chép mà không cần
xin phép tác giả. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên thực hiện
bất kỳ sai lệch nào trong phần trình bày (chẳng hạn thay đổi trái
phép trang bìa hay nội dung của nó)

172
Ānāpānasati

174

You might also like