Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 47

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRUNG QUỐC

中国经济的发展历程是一个宏大叙事,体现了中国人民对工业化和现代化的不
断探索和追求。60 年风风雨雨,让中国人民更加成熟、更加理性、更加自信地
走自己的道路,以自己的实践和思考开创中国特色的社会主义经济。 
Quá trình phát triển của kinh tế Trung Quốc là một câu chuyện – chặng đường vĩ đại, phản
ánh sự không ngừng tìm tòi và chạy theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa của người dân
Trung Quốc. 60 năm thăng trầm đã khiến họ trưởng thành hơn, lí trí hơn, tự tin hơn để đi
con đường của chính mình, tạo dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc
dựa vào thực tiễn và tư duy của mình.
一、1949—1978 年:高积累和优先发展重工业阶段
Năm 1949 – Năm 1978: Giai đoạn tích lũy cao và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
1949 年 10 月 1 日,中华人民共和国的建立,结束了中国大陆一百多年来的社会
动乱,建立了强大有效的政府,为 发展经济提供了保障,然而要真正站起来,还
需要发展经济。
Ngày 01/10/1949, nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ra đời, kết thúc hơn
100 năm biến động xã hội ở Trung Quốc đại lục, thành lập một chính phủ mạnh mẽ và hiệu
quả được thành lập để bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên nếu muốn thực sự đứng
lên vươn lên/ trưởng thành, còn cần phải phát triển kinh tế.
当时留给新政府的是一个 烂摊子。1949 年,中国粮食平均亩产只有 71 公斤,低
于世界平均水平 4 公斤。劳动生产率水平相对较低。工业生产显著落后。钢铁
产量只有 41 万吨,原油产量只有 12 万吨。
Những gì còn lại cho chính phủ mới vào thời điểm đó là một mớ hỗn độn. Năm 1949, Trung
Quốc sản xuất lương thực trung bình chỉ có 71kg/ mẫu, thấp hơn 4kg so với mức trung bình
của thế giới. Mức năng suất lao động tương đối thấp. Sản xuất công nghiệp tụt hậu đáng kể.
Sản lượng sắt thép chỉ có 410,000 tấn, sản lượng dầu thô chỉ có 120,000 tấn.
1949 年中华人民共和国成立后,政府的首要任务是恢复和发展国民经济。当时
政府的经济总方针是“公私兼顾,劳资两利,城乡互助,内外交流”。政府通过
一系列有效的经济政策,统一了货币和财政,实现了财政收支平衡,消除了长达
13 年之久的恶性通货膨胀,同时增大了政府在资源配置中的权力,并理顺了中央
政府与地方政府的关系。经过一系列改革和恢复经济的政策措施,很快恢复了
被战争所破坏的生产,增加了就业机会,实现了社会稳定。在农村,政府则实行
了彻底的土地改革,实现了“耕者有其田”。这一制度变迁使得中国农村的土
地等生产资料的占有结构发生了显著变化:地主经济被基本消灭, 代之以清一
色的以家庭为经营单位的小农经济。在城市,则取消了帝国主义在华的经济特
权,没收了以国家资本为主体的“官僚资本”,建立了国营经济;并通过对个体
私营经济进行调控和管理,将之纳入到新民主主义经济体系中。到 1952 年,中国
仅用三年的时间就完成了战后国民经济恢复任务,全国工农业主要产品产量绝
大部分都超过了 1949 年前的历史最高水平,人民生活水平也有了明显提高。
Sau khi nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, nhiệm vụ hàng đầu
của chính phủ là khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân. Khi đó chính sách kinh tế của
chính phủ là “Chăm lo Chú trọng cả việc công lẫn việc tư, lao động và nguồn vốn, thành thị
và nông thôn hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi bên trong và bên ngoài”. Chính phủ áp dụng một loạt
các chính sách kinh tế có hiệu quả, thống nhất tiền tệ và tài chính, thực hiện cân bằng trong
thu chi, loại bỏ lạm phát tiền tệ đã kéo dài 13 năm, đồng thời gia tăng quyền lực của chính
phủ trong việc phân bổ nguồn lực, cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và
địa phương. Trải qua một loạt các biện pháp, chính sách nhằm cải cách và khôi phục nền
kinh tế, hoạt động sản xuất bị chiến tranh tàn phá đã nhanh chóng được khôi phục, tăng cơ
hội việc làm, thực hiện ổn định xã hội. Ở nông thôn, chính quyền tiến hành cải cách ruộng
đất triệt để, thực hiện “người cày có ruộng”. Sự thay đổi chế độ này đã làm cho cơ cấu sở
hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất ở nông thôn Trung Quốc có những biến đổi đáng kể: nền
kinh tế địa chủ về cơ bản bị xóa bỏ, thay thế bằng nền kinh tế tiểu nông với đơn vị điều
hành là các hộ gia đình. Ở các thành phố, đặc quyền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc bị bãi bỏ,
tư bản quan liêu là chủ thể của tư bản nhà nước bị tịch thu, thành lập nền kinh tế quốc
doanh, đồng thời thông qua việc tiến hành điều tiết và quản lý kinh tế tư nhân đã đưa nó vào
hệ thống kinh tế trong nền dân chủ mới. Cho đến năm 1952, Trung Quốc chỉ mất 3 năm để
hoàn thành nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế quốc dân sau chiến tranh, hầu hết sản lượng
nông sản chủ yếu của nền nông nghiệp nước này đã vượt qua mức cao kỉ lục trong lịch sử
vào năm 1949, đời sống nhân dân cũng có sự cải thiện đáng kể.
在恢复和发展国民经济的同时,中国的外部环境也发生了变化。1950 年 6 月,朝
鲜战争爆发。为了维护国家的安全,特别是中国东北工业基地不受威胁,中国派
出志愿军入朝参战。直到 1953 年 7 月在朝鲜板门店签署停战协议,战争整整持
续了三年。中国一方面要恢复经济,另一方面还要保障战争的供给。中国人民
经受住了这个考验,实现了一边保障战争供给、一边进行经济建设、一边稳定
人民生活的目标,但也为此付出了巨大的牺牲。据《剑桥中华人民共和国史》
的作者估计,中国的战争费用高达 100 亿美元。不仅如此,冷战格局和朝鲜战争
还影响了中国的经济发展战略。
Trong quá trình khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân, hoàn cảnh bên ngoài Trung
Quốc cũng có sự thay đổi. Tháng 6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Để bảo vệ an ninh
quốc gia, đặc biệt là khu công nghiệp phía đông bắc không bị đe dọa, Trung Quốc đã cử
quân tình nguyện tham chiến. Cuộc chiến kéo dài 3 năm cho đến tháng 7/1953, hiệp định
đình chiến được ký kết tại Bàn Môn Điếm, Triều Tiên. Trung Quốc một mặt cần khôi phục
kinh tế, mặt khác cũng cần đảm bảo được nguồn cung cho chiến tranh. Nhân dân Trung
Quốc đã vượt qua được thử thách này, đạt được mục tiêu đảm bảo nguồn cung cho chiến
tranh, xây dựng kinh tế và ổn định đời sống, nhưng họ cũng phải hi sinh rất nhiều. Tác giả
của cuốn “Lịch sử Cambridge của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” tính toán rằng, chi phí
cho cuộc chiến ở Trung Quốc lên tới 10 tỷ đô la. Không chỉ vậy, mô hình chiến tranh lạnh
và chiến tranh ở Triều Tiên cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Trung Quốc.
早在 1949 年中华人民共和国成立之初,为了给发展经济创造一个良好的国际环
境,中国曾经试图改变与西方各大国的关系。然而,由于冷战的原因,中国不得
不选择站到了以苏联为首的世界社会主义阵营一方。
Ngay khi nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, để tạo môi
trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, Trung Quốc đã cố gắng cải thiện mối
quan hệ với các nước lớn ở phương Tây. Tuy nhiên, do chiến tranh lạnh, Trung Quốc buộc
phải lựa chọn đứng về phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.
加入社会主义阵营,不仅使中国在国际社会有了同盟和伙伴,在经济发展上获得
了援助,并有了学习榜样。苏联的计划经济体制曾在 20 世纪 30 年代取得过巨大
成功,为苏联赢得世界反法西斯战争的胜利奠定了基础,在战后的经济恢复中也
是成就显著,大大提高了苏联的经济实力和国际地位,在世界面前赢得了尊严。
中国从上到下都渴望着这种快速工业化和国际尊严,希望在和平稳定的国内外
环境下加快经济发展,迅速改变中国一穷二白的落后面貌。
Gia nhập phe xã hội chủ nghĩa không chỉ giúp Trung Quốc có thêm đồng minh và đối tác
trong cộng đồng quốc tế, nhận được sự hỗ trợ trong phát triển kinh tế, đồng thời có một mô
hình để học hỏi. Năm 1930, hệ thống kinh tế kế hoạch của Liên Xô đã đạt được thành công
rực rỡ, đặt nền móng cho sự thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít thế giới,
đồng thời cũng có những thành tựu đáng kể trong khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh,
nâng cao sức mạnh kinh tế và vị thế quốc tế của Liên Xô, nhận được sự tôn trọng trong thế
giới. Trung Quốc luôn khao khát loại hình công nghiệp hóa tốc độ nhanh và phẩm giá quốc
tế, hi vọng tăng tốc độ phát triển kinh tế trong và ngoài nước, hòa bình và ổn định, nhanh
chóng thay đổi diện mạo nghèo nàn và lạc hậu của đất nước.
与优先发展重工业的社会主义工业化道路相适应,中国选择了单一公有制和计
划经济模式。对于当时的中国来说, 落后的重工业已经成为经济发展的瓶颈,
也严重影响到了国防力量的建设。没有发达的重工业,中国的国家安全就得不
到保障,就要挨打受欺辱,这是 100 多年来中国人民得到的惨痛教训。为此,20
世纪 50 年代初,当时的中国领导人把重工业优先发展确定为工业化的重中之重。
实现工业优先发展的战略,在当时资金极度匮乏的条件下,就必须借助于政府这
只“看得见的手”来配置资源。这样才能把有限的资源运用到最需要之处,发
挥其最大效能。对于粮食、棉花、钢材、煤炭、水泥、电力等产品来说,当市
场调节在短期内不能有效增加供给而需求弹性又很小的条件下,在资金非常匮
乏、农产品剩余非常有限,同时供给和消费结构都比较单一 的情况下,运用政
府力量,通过计划经济来集中工业建设是 有比较优势的。因此,从 1953 年开始,
中国在开展大规模经 济建设的同时,在制度变迁上也开始了向单一公有制和计
划经济的社会主义过渡。
Để phù hợp với con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng, Trung Quốc đã lựa chọn chế độ sở hữu công cộng và kinh tế kế hoạch. Đối với Trung
Quốc thời điểm bấy giờ, nền công nghiệp nặng lạc hậu đã thành trở ngại cho sự phát triển
kinh tế, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự xây dựng lực lượng bảo vệ tổ quốc. Nếu
không có một nền công nghiệp nặng phát triển, an ninh quốc gia của Trung Quốc sẽ không
được đảm bảo, và sẽ phải chịu sự kìm kẹp, đây là bài học đau đơn mà nhân dân Trung Quốc
đã học được trong hơn 100 năm qua. Để đạt được mục tiêu này, đầu năm 1950, lãnh đạo
Trung Quốc đã xác định phát triển công nghiệp nặng là ưu tiên hàng đầu trong công nghiệp
hóa. Để thực hiện chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp, trong điều kiện vô cùng thiếu
kinh phí lúc bấy giờ, bắt buộc cần phải dựa vào “bàn tay hữu hình” của chính phủ để phân
bổ nguồn lực. Dựa vào cách này, những nguồn lực có hạn mới được sử dụng ở những nơi
cần thiết và tối đa hóa hiệu quả của chúng. Đối với ngũ cốc, bông, thép, than, xi măng, điện
và các sản phẩm khác, khi thị trường điều chỉnh không thể làm tăng nguồn cung trong thời
gian ngắn một cách hiệu quả và độ co giãn của cầu nhỏ, nguồn vốn thiếu hụt, nông sản dư
thừa hạn chế, đồng thời nguồn cung và kết cấu tiêu dùng tương đối đơn giản, vận dụng
nguồn lực của chính phủ, có lợi thế về tập trung xây dựng công nghiệp theo nền kinh tế kế
hoạch. Do đó, bắt đầu từ năm 1953, Trung Quốc bắt đầu xây dựng nền kinh tế quy mô lớn,
trong quá trình thay đổi cũng bắt đầu hướng đến quá độ xã hội chủ nghĩa của chế độ sở hữu
công và kinh tế kế hoạch.
第一个五年计划时期(1953—1957 年),中国开展了以引进苏联先进技术为核心
的大规模经济建设。一些大项目的开工和完成初步改变了中国工业一穷二白的
面貌。其中,最 显著的标志是苏联援建的 156 项工程。这些工程所形成的工业
部门和生产能力,不仅可以填补国民经济中的许多空白, 增强薄弱环节的生产
能力,同时也能够迅速提升中国工业卷展的技术水平,使中国初步建立自己的工
业基础。
Trong thời kì kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957), Trung Quốc đã tiến hành xây
dựng nền kinh tế quy mô lớn dựa vào công nghệ tiên tiến của Liên Xô làm nòng cốt. Việc
khởi công và hoàn thành một số dự án lớn đã bước đầu thay đổi bộ mặt của nền công nghiệp
Trung Quốc. Trong đó, đáng chú ý nhất là 156 dự án do Liên Xô viện trợ. Các lĩnh vực
công nghiệp và năng lực sản xuất được hình thành bởi các dự án này, không chỉ giúp lấp
đầy những khoảng trống trong nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng lực sản xuất của các
khâu yếu kém, đồng thời nhanh chóng cải thiện trình độ kỹ thuật của những triển lãm công
nghiệp Trung Quốc, cho phép Trung Quốc bước đầu xây dựng cơ sở công nghiệp của riêng
mình.
大规模工业化建设需要大量资本、原材料和粮食,而中 国这一切都缺乏。在当
时的冷战情势下,除了来自苏联的非常有限的资金援助外,不得不靠国内的积累,
而国内积男的,大部分任务又落到了落后的农业上。若要迅速提升农业生产水
平和充分利用人力资源,合作化是当时一个可以选择的路径。因此,政府加快了
农业合作化步伐,到 1956 年底,参加农业合作社的农民已经占整个农户的
96.3%,农业社会主义改造仅用四年的时间就顺利完成。
Việc xây dựng nền công nghiệp với quy mô lớn đòi hỏi rất nhiều vốn, nguyên liệu và thực
phẩm, và Trung Quốc thiếu tất cả những thứ này. Trong hoàn cảnh chiến tranh lạnh thời
điểm bấy giờ, ngoài nguồn vốn hạn hẹp do Liên Xô viện trợ thì Trung Quốc buộc phải dựa
vào vốn tích lũy trong nước, mà phần lớn nguồn vốn này lấy từ nền nông nghiệp lạc hậu.
Nếu muốn nhanh chóng nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp và tận dụng nguồn nhân lực
một cách có hiệu quả thì hợp tác hóa chính là một sự lựa chọn lúc bấy giờ. Vì thế chính phủ
đã đẩy nhanh tiến độ hợp tác hóa nông nghiệp, đến cuối năm 1956, nông dân tham gia hợp
tác xã nông nghiệp đã chiếm 96,3% tổng số hộ, công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội nông
nghiệp đã hoàn thành thuận lợi trong thời gian 4 năm.
通过农业合作社,国家将农户所拥有的生产资料私有制为集体所有制;农业的生
产经营方式,也由过去的一家户的家庭生产经营转变为集体共同生产经营。由
于合作化已姐要求过急、工作过粗、产权变动过快,形式也过于单一,体部分合
作社违背了自愿互利的原则,因此集体经济并没有出现预期的优越性。与此同
时,国家还通过主要农副产品的统购统销,使农民失去了自由支配其主要劳动剩
余产品的权利。 
Thông qua hợp tác xã nông nghiệp, nhà nước đã chuyển chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất của các hộ gia đình sang chế độ sở hữu tập thể, phương thức sản xuất kinh tế nông
nghiệp cũng chuyển đổi từ sản xuất gia đình thành sản xuất tập thể. Do đòi hỏi nóng vội, sản
xuất thô sơ, quyền sở hữu tài sản thay đổi nhanh chóng, hình thức đơn lẻ trong giai đoạn sau
của hợp tác hóa, một số hợp tác xã đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện đôi bên cùng có lợi, do
vậy nền kinh tế tập thể không mang tính ưu việt như mong đợi. Bên cạnh đó, chính quyền
còn thực hiện độc quyền nhà nước về thu mua các sản phẩm nông nghiệp và phụ trợ, khiến
cho người nông dân mất đi quyền tự do định đoạt đối với các sản phẩm lao động dư thừa
của họ.
手工业的合作化也非常顺利。1953 年,合作化手工业从 业人员所占比重仅为
3.9%,1955 年上升到 26.9%,1956 年则 达到 91.7%。手工业的社会主义改造基本
完成。
Hoạt động hợp tác hóa của nghề thủ công cũng rất thuận lợi. Năm 1953, tỉ lệ lao động trong
hợp tác xã thủ công nghiệp chỉ là 3.9%, đến năm 1955 đã tăng đến 26,9%, năm 1956 đạt tới
91,7%. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thủ công nghiệp về cơ bản đã được hoàn
thành.
对私营工商业的改造实际上从 1949 年就开始了。1952 年之前主要是通过“加
工订货”和“统购包销”的形式。1953 年之后,对单个条件成熟的企业实行
“公私合营”,到 1955 年下半年发展到对整个行业实行“公私合营”。政府通
过全行业公私合营这种和平赎买的方式,使私营企业主只拿 定息,交出了企业
的经营管理权,从而完成了社会主义改造。到 1956 年底,私营经济基本上不存在
了,个体经济微不足道, 中国的所有制结构基本上由国营经济和集体经济组成。
Sự chuyển đổi của công thương nghiệp tư nhân trên thực tế đã bắt đầu từ năm 1949. Trước
năm 1952 chủ yếu thông qua hình thức “đặt hàng gia công” và “mua hợp nhất và bảo lãnh
phát hành”. Sau năm 1953, một số doanh nghiệp trưởng thành thực hiện “công tư hợp
doanh”, cho đến nửa sau năm 1955 đã phát triển thực hiện cho toàn ngành. Thông qua
phương thức chuộc lại một cách hòa bình trong công tư hợp doanh ở toàn ngành, chính phủ
yêu cầu các xí nghiệp tư nhân chỉ thu tiền lãi cố định và giao lại quyền quản lý cơ sở kinh
doanh, do đó đã hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đến cuối năm 1956, kinh tế
tư nhân về cơ bản đã biến mất, kinh tế cá thể không đáng kể, chế độ sở hữu của Trung Quốc
cơ bản bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
“一五”计划时期经济发展总体上是较好的,各个产业之间的比例适当。工农
业总产值平均每年增长 10.9%,国民收入平均每年增长 8.9%。美国学者费正清对
“一五”时期的成就也评价甚高:与 20 世纪前半叶中国经济的增长格局相比,
“一五”计划具有决定性的加速作用;与当时大多数新独立的发展中国家 2.5%
左右的人均 GDP 年增长率相比,中国的经验也是成功的。
Trong giai đoạn phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất, nhìn chung nền kinh tế phát triển
tương đối tốt, tỉ lệ giữa các ngành nghề là phù hợp. Tổng sản lượng công nông nghiệp trung
bình mỗi năm tăng lên 10,9%, tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân mỗi năm tăng
8,9%. Học giả người Mỹ Fairbank đã đánh giá cao những thành tựu của “Kế hoạch năm
năm lần thứ nhất”: So với mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc nửa đầu thế kỉ
20, “Kế hoạch năm năm lần thứ nhất” đóng vai trò quan trọng, so với tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của đất nước là 2,5% một năm, kết quả này của Trung Quốc cũng
là một sự thành công.
然而,好景不长。1958 年,鉴于苏联经济体制的弊病,为了更快地实现经济发展,
中国开始了“大跃进”和人民公社化运动。“大跃进”使得工业增长指标要求
过高,脱离了实际。由于原材料和资本短缺严重,中国政府试图以劳动来替代资
本。结果土法炼钢不仅没有使钢铁指标顺利完成,还浪费了大量劳动力。在农
村,高级社也进一步演变为“规模大、有化程度高”的人民公社。人民公社化
运动违背了农民的意愿,失去了合作经济自愿互利的性质,不仅农民的生产积
极性受到严重伤害,而且产生了生产经营上的“瞎指挥”和“浮夸风”,结果不
仅降低了粮食生产,还浪费了大量的粮食。伴随着自然灾害的来临,农业生产大
幅度下滑,并引发了 1959 — 1961 年的“大饥荒”,造成了大量人口的非正常死
亡。由于大跃进和人民公社化运动严重脱离实际,国民经济陷入极为困难的境
地。三年里,农业下降了 22.8%,过高的积累率导致居民生活水平每年降低 4.9%,
财政赤字也大幅度上升。 
Tuy vậy, thời gian tốt đẹp không kéo dài. Năm 1958, trước những sai lầm của hệ thống kinh
tế Liên Xô, để phát triển nền kinh tế nhanh chóng hơn, Trung Quốc đã thực hiện “Đại nhảy
vọt” và phong trào Công xã Nhân dân. “Đại nhảy vọt” khiến cho các chỉ tiêu tăng trưởng
công nghiệp tăng cao và không phù hợp với thực tế. Do sự thiếu hụt nghiêm trọng về
nguyên liệu và nguồn vốn, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng thay thế vốn bằng lao động.
Kết quả là, ngành sản xuất thép không những không hoàn thành được chỉ tiêu mà còn lãng
phí rất nhiều lao động. Ở nông thôn, những hợp tác xã bậc cao cũng từng bước phát triển
thành công xã nhân dân với “quy mô lớn và mức độ sở hữu cao”. Phong trào công xã nông
dân đã đi ngược lại với mong muốn của người dân, phá vỡ tính chất hợp tác kinh tế tự
nguyện và đôi bên cùng có lợi, không chỉ làm tổn hại nghiêm trọng đến sự hăng say lao
động sản xuất của người dân mà còn làm phát sinh “mệnh lệnh mù quáng” và “cường điệu
hóa” trong sản xuất, và kết quả là làm giảm sản lượng và lãng phí nhiều thực phẩm. Thiên
tai kéo theo sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, gây ra nạn đói lớn năm 1959 – 1961, dẫn đến
rất nhiều người chết một cách bất thường. Chỉ vì “Đại nhảy vọt” và phong trào Công xã
Nhân dân không phù hợp với thực tế, nền kinh tế quốc dân lâm vào tình cảm vô cùng khó
khăn. Trong vòng 3 năm, nông nghiệp đã giảm 22,8%, tỉ lệ tích lũy quá mức khiến cho mức
sống của cư dân giảm xuống 4,9%, thâm hụt tài khóa cũng tăng mạnh.
1961 年,国民经济进入调整阶段,政府通过压缩基本建设规模,加大农业投入,对
经济结构进行调整,国民经济重新走上良性发展的轨道。经过几年的调整,农业、
轻工业和重工业得到比较平衡的发展。与 1960 年相比,1965 年农业产值增长
42.2%,轻工业产值增长 27.5%,重工业产值下降 37.2%;国家财政状况好转,同时
积累率降低,城乡居民实际生活消费水平提高 25.7%。中国的工业体系建设和科
学技术取得了较大进步。
Năm 1961, nền kinh tế quốc dân bước vào giai đoạn điều chỉnh, chính phủ tiến hành điều
chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng giảm quy mô xây dựng cơ bản, tăng cường đầu tư vào nông
nghiệp, nền kinh tế quốc dân dần đi vào quỹ đạo phát triển. Sau vài năm điều chỉnh, nông
nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng đã có những phát triển tương đối ổn định. So
với năm 1960, giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1965 tăng lên 42.2%, công nghiệp nhẹ
tăng 27.5%, công nghiệp nặng giảm 37.2%; tình hình tài chính quốc gia có chuyển biến tốt,
đồng thời tỉ lệ tích lũy giảm, mức tiêu dùng sinh hoạt thực tế của người dân tăng 25.7%.
Việc xây dựng hệ thống công nghệ và khoa học kĩ thuật của Trung Quốc đạt được những
tiến bộ đáng kể.
1966 年爆发的“文化大革命”又一次打断了中国经济发展的正常进程。在“文
化大革命”这场长达 10 年的动乱中,中国对经济体制改革继续进行探索。中国
国民经济虽然遭到巨大损失,仍然取得了一些进展。除 1967 年和 1968 年外,工
农业总产值均实现正增长。粮食生产保持了比较稳定的增长。工业交通、基本
建设和科学技术方面取得了一批重要成就,其中包括一些新铁路和南京长江大
桥的建成,一些技术先进的大型企业的投产,氢弹试验和人造卫星发射回收的成
功,籼型杂交水稻的育成和推广,等等。然而,由于经济、社会和政治生活的混
乱,工农业生产还是受到极大影响,产业结构畸形发展,劳动者的积极性受到抑
制,生产率没有任何提高,人力资本损失严重,人民生活水平长期得不到提高。
“Cuộc cách mạng văn hóa” nổ ra năm 1966 một lần nữa làm gián đoạn tiến trình phát triển
kinh tế của Trung Quốc. Trong 10 năm hỗn loạn của cuộc cách mạng văn hóa, Trung Quốc
tiếp tục tiến hành tìm tòi cải cách nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế quốc dân bị tổn thất lớn
nhưng vẫn đạt được một số tiến bộ. Ngoại trừ năm 1967 và 1968, tổng giá trị sản lượng của
công nghiệp và nông nghiệp đều đạt mức tăng trưởng dương. Sản xuất lương thực duy trì
mức tăng trưởng tương đối ổn định. Các lĩnh vực giao thông công nghiệp, xây dựng cơ bản
và khoa học kĩ thuật đạt được một số thành tựu quan trọng, trong đó bao gồm việc xây dựng
một số đường sắt mới và cầu sông Dương Tử Nam Kinh, đưa vào vận hành một số doanh
nghiệp cỡ lớn có công nghệ kĩ thuật tiên tiến, sự thành công trong thử nghiệm bom khinh
khí; phóng và thu lại các vệ tinh nhân tạo, lai tạo và phổ biến giống lúa lai Indica, vv. Tuy
nhiên, do đời sống kinh tế, xã hội và chính trị còn nhiều rối loạn nên sản xuất công nông
nghiệp phải chịu nhiều ảnh hưởng, cơ cấu công nghiệp phát triển bất thường, sự hăng say
trong lao động sản xuất của người lao động bị kìm nén, năng suất lao động không được
nâng cao, nguồn nhân lực bị tổn hại nghiêm trọng, mức sống của người dân không được cải
thiện trong suốt một thời gian dài.
1976 年“文化大革命”结束后的两年中,中国政府虽然力图纠正十年中的错误,
恢复正常的经济秩序,但一方面尚未开始对低效率的经济体制进行深入改革,另
一方面又开始新的“跃进”,这就使得原来就失傳的产业结构和紧张的经济关
系更加突出,经济中的问题不能有效解决,全国仍有 2.5 亿人处于绝对贫困状况
之中。
Trong vòng 2 năm sau khi kết thúc “Cuộc cách mạng văn hóa” năm 1976, dù chính phủ
Trung Quốc đã cố gắng sửa chữa sai lầm của 10 năm vừa qua, khôi phục lại trật tự kinh tế
bình thường, mặt khác tiến hành đi sâu cải cách chế độ kinh tế kém hiệu quả, bắt đầu một
“Bước nhảy vọt” mới, điều này khiến cho kết cấu sản xuất công nghiệp ban đầu bị mai một
dần và các mối quan hệ kinh tế căng thẳng lại càng nổi bật. Các vấn đề trong hệ thống kinh
tế không thể giải quyết một cách hiệu quả, cả nước còn 250 triệu người nghèo tuyệt đối.
总之,1949—1978 年,中国通过高积累和优先发展重工业战略建立了相对完整的
国民经济体系和独立的工业体系,但同时,在经济发展中也出现了各种严重问题,
而这些问题在计划经济和单一公有制的体制框架内难以解决。
Nói tóm lại, giai đoạn 1949 – 1978, Trung Quốc thông qua chiến lược ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng và tích lũy cao đã thiết lập một cách tương đối hoàn chỉnh hệ thống kinh
tế quốc dân và hệ thống công nghiệp độc lập, đồng thời trong quá trình phát triển kinh tế
cũng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng, những vấn đề này rất khó giải quyết trong khuôn
khổ của nền kinh tế kế hoạch và chế độ sở hữu công cộng.

二、1978—2002 年:改革开放推动的经济高速增长阶段
Năm 1978 – 2002: Giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh cải cách và mở cửa
1978 年底召开的中国共产党十一届三中全会对于中国来说,是一个标志性事件。
这次会议实际上形成了以邓小平为核心的新的领导集体。他有句名言:不管白
猫黑猫,抓住耗子就是好猫。正是这种务实的态度把中国经济航船推向了改革
开放的新征程。
Cuộc họp toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc
khóa 11 vào cuối năm 1978 là một sự kiện đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc. Hội
nghị lần này trên thực tế đã lập nên một ban lãnh đạo mới với Đặng Tiểu Bình làm nòng cốt.
Ông ấy có một câu nói nổi tiếng: “Mèo trắng hay đen không quan trọng, chỉ cần bắt được
chuột thì là mèo ngoan”. Chính thái độ thực dụng này đã chèo lái con tàu kinh tế Trung
Quốc hướng đến con đường mới là cải cách và mở cửa.
中国经济航船转向改革开放,也与当时的国际国内环境密切相关。20 世纪 60 年
代,中苏关系恶化。1971 年,中国恢复了在联合国的合法席位。1972 年 2 月,中
美发表上海公报,中美关系走向正常化。随后,日本首相田中角荣访华,中日也
正式建立了外交关系。1973 年 9 月,法国总统蓬皮杜访华,中法关系迈入新阶段。
这一切,为中国改革开放创立了不同于封锁时代的国际环境。同时,日本和亚洲
“四小龙”(指韩国、新加坡、台湾、香港这 4 个新兴工业化国家和地区)的崛
起也让中国重新审视自己。1978 年前后中国国家领导人的频繁出访,也使中国
政府看到了自己的落后,更加认识到改革开放的必要性和紧迫感。
Việc chuyển hướng con tàu kinh tế Trung Quốc theo con đường cải cách mở cửa có liên
quan mật thiết đến tình hình trong nước và quốc tế. Những năm 1960, mối quan hệ giữa
Trung Quốc và Liên Xô chuyển biến xấu. Năm 1971, Trung Quốc khôi phục vị trí hợp pháp
của mình trong Liên Hợp quốc. Tháng 2/1972, Trung Quốc và Hoa Kỳ phát hành Thông cáo
chung Thượng Hải, bình thường hóa mối quan hệ Trung – Mỹ. Sau đó, thủ tướng Nhật
Kakuei Tanaka có chuyến thăm Trung Quốc, thiết lập mối quan hệ ngoại giao Trung – Nhật.
Tháng 9/ 1973, tổng thống Pháp Pompidou ghé thăm Trung Quốc, mối quan hệ Trung –
Pháp bước sang một giai đoạn mới. Tất cả những điều này đã tạo nên một môi trường quốc
tế khác với thời kì phong tỏa để cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Đồng thời sự trỗi dậy
của Nhật Bản và “Bốn con rồng kinh tế” của châu Á (chỉ 4 quốc gia và khu vực mới công
nghiệp hóa là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông) cũng khiến Trung Quốc phải
tự xem lại mình. Những chuyến đi thăm thường xuyên của các nhà lãnh đạo Trung Quốc
vào khoảng năm 1978 khiến cho chính phủ nước này nhận thức rõ hơn sự lạc hậu của đất
nước mình và sự cần thiết phải cải cách, mở cửa.
作为中国改革开放的总设计师,邓小平在 1978 年十一届三中全会上说:“一个党,
一个国家,一个民族,如果一切从本本出发,思想僵化,迷信盛行,那它就不能前
进,它的生机就停止了,就要亡党亡国。”“要允许一部分地区、一部分企业一
部分工人农民由于辛勤努力成绩大而收入先多一些,生活先好起来。”邓小平
的讲话开启了中国改革开放新篇章。
Với tư cách là người chèo lái chính trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Đặng
Tiểu Bình đã phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương khóa 11
năm1978: “Một đảng, một quốc gia, một dân tộc, nếu như tất cả chỉ bắt nguồn từ sách vở, tư
duy của họ sẽ cứng nhắc và sự mê tín chiếm ưu thế, như vậy sẽ không thể tiến lên được, sức
sống bị đình trệ, đảng và đất nước sẽ bị tiêu diệt”. “Cần cho phép một số địa phương, xí
nghiệp, một số công nhân và nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống vì lao động cần
cù và những thành tích tốt, cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn”. Lời phát biểu của Đặng Tiểu
Bình đã mở ra một trang mới cho thời kì cải cách mở cửa của Trung Quốc.
体制改革是从“放权让利”开始的。在城市,是逐步扩大地方政府和国营企业
的自主权;在农村,则是将生产以营的自主权下放给农民家庭,即将集体统一生
产经营改变以家庭经营为主的“家庭联产承包责任制”。这个变革得到 了广
大农民的热烈拥护,到 1983 年初,全国实行家庭联产承包责任制的生产队已占全
国生产队总数的 93%。
Việc cải cách thể chế bắt đầu từ “Phân quyền và chuyển giao lợi nhuận”. Ở thành phố,
quyền tự chủ của chính quyền địa phương và các xí nghiệp quốc doanh từng bước được mở
rộng; ở nông thôn, quyền tự chủ kinh doanh sản xuất được giao cho các gia đình nông dân,
tức là tập thể thống nhất sản xuất kinh doanh sẽ được chuyển thành “Chế độ trách nhiệm
khoán kinh doanh hộ gia đình”. Đổi mới này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng
nhân dân, đến đầu năm 1983, số đội sản xuất thực hiện chế độ này chiếm 93% tổng số đội
sản xuất của cả nước.
在家庭联产承包责任制普遍实行的基础上,1983 年 10 月,中央政府决定废除人
民公社,建立乡(镇)政府作为基层政权,同时成立村民委员会作为群众性自治组
织。到 1985 年春,这一制度变迁在全国范围内基本完成。
Trên cơ sở thực hiện phổ biến chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh hộ gia đình, tháng
10/1983, chính quyền trung ương quyết định bãi bỏ công xã nông dân, thiết lập chính quyền
thị trấn với tư cách là chính quyền cấp cơ sở, đồng thời thành lập ủy ban thôn với tư cách là
tổ chức quần chúng tự quản. Đến mùa xuân năm 1985, việc thay đổi thể chế này về cơ bản
đã hoàn thành trên phạm vi toàn quốc.
1982—1986 年,中共中央为了支持农村经济变革,一共出台了 5 个中央“一号文
件”(中共中央在每个年度发出的第一份公文)。这 5 个“一号文件”折射了政
府在农业生产经营上回归权利给农民的过程:1982 年,承认包产到户的合法性,
让农民有了生产经营自主权;1983 年,放活农村工商业,农民获得了自主择业
权;1984 年,疏通流通渠道,农民获得了借助市场自由处置农产品的权利;1985 年,
取消了统购统销,农民的自主权进一步加大;1986 年,增加农业投入,调整工农城
乡关系,农民有了更健全的平等发展权。
Năm 1982 – 1986, để hỗ trợ cải cách kinh tế ở nông thôn, ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã ban hành 5 văn bản “Tài liệu số 1” (mỗi năm ban hành một văn
bản). Những văn bản này phản ánh quá trình chính phủ giao lại quyền lợi cho nông dân
trong kinh doanh và sản xuất nông nghiệp: Năm 1982, công nhận tính hợp pháp của chế độ
khoán hộ, nông dân có quyền tự chủ trong kinh doanh sản xuất; Năm 1983, công nghiệp và
thương mại nông thôn được khởi động, nông dân tự chủ trong lựa chọn việc làm; Năm
1984, mở rộng các luồng lưu thông hàng hóa, nông dân có quyền tự quyết định đối với các
sản phẩm nông nghiệp của họ thông qua thị trường; Năm 1985, việc mua bán tập trung bị
bãi bỏ, quyền tự chủ của nông dân ngày từng bước được mở rộng; Năm 1986, tăng cường
đầu tư vào nông nghiệp, điều chỉnh mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị
và nông thôn, nông dân có quyền phát triển bình đẳng và toàn diện hơn.
制度变迁使中国农业经济绩效发生了很大转变。1978 - 1985 年,粮食总产量从
30477 万吨增加到 37911 万吨,增长了 24.4%,棉花产量从 216.7 万吨增加到
414.7 万吨,增长了 91.4%。农村居民家庭人均纯收入从 133.6 元增加到 397.6
元,按可比价格计算,增长了 168.9%。
Những thay đổi về thể chế kéo theo biến đổi rất lớn trong hoạt động kinh tế nông nghiệp của
Trung Quốc. Từ năm 1978 đến 1985, tổng sản lượng lương thực tăng từ 304.77 triệu tấn lên
379.11 triệu tấn, tăng 24.4%, sản lượng bông vải tăng từ 2,167 triệu tấn lên 4,147 triệu tấn,
tăng 91,4%. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình nông thôn tăng từ 133,6
nhân dân tệ lên 397,6 nhân dân tệ, theo như tính toán so sánh về giá cả, tăng khoảng
168,9%.
农产品产量和农民收入的大幅度增加,一方面提高了农民的购买力,扩大了农村
市场, 农民不仅普遍盖了新房,还使自行车、缝纫机、收音机、手表“四大
件”进入了农户家庭;另一方面,由于剩余资金和利余劳动力的出现,农村乡镇
企业“异军突起”。乡镇企业不仅增加了农民的就业机会,而且也为提高农民
收入作出了很大贡献。农村经济改革的成功不仅为城市企业改革提供了示范,
而且奠定了物质基础。
Việc gia tăng sản lượng nông sản và thu nhập của người dân đã phần nào nâng cao sức mua
của người nông dân, mở rộng thị trường nông thôn, họ không chỉ xây nhà mới mà “4 mặt
hàng chính” cũng đã có mặt ở các hộ gia đình: xe đạp, máy khâu, đài và đồng hồ; mặt khác,
vì tiền vốn và lực lượng lao động dư thừa kéo theo sự xuất hiện của các xí nghiệp thị xã
nông thôn. Các xí nghiệp thị xã không chỉ làm tăng việc làm cho người nông dân mà còn
đóng góp lớn vào việc tăng thu nhập của họ. Sự thành công của cải cách kinh tế nông thôn
không chỉ là mô hình mẫu mà còn đặt một nền móng vững chắc cho cải cách các xí nghiệp ở
thành phố.
在国营企业和农户自主权扩大的同时,地方政府的积极性也在财政管理体制改
革进程中得以发挥。1980 年,中央政府实施了财政管理体制改革,明确了中央和
地方财政收支范围。这一变革调动了地方政府“当家理财”的积极性,扩大了
地方政府的财政收支权。
Trong khi các doanh nghiệp nhà nước và các hộ gia đình mở rộng quyền tự chủ, sự nhiệt
tình của chính quyền địa phương cũng được phát huy trong quá trình cải cách hệ thống quản
lý tài chính. Năm 1980, chính quyền trung ương thực hiện cải cách hệ thống quản lý tài
chính, làm rõ phạm vi thu chi tài chính của trung ương và địa phương. Sự thay đổi này đã
khơi dậy sự nhiệt tình của chính quyền địa phương trong quản lý tài chính, mở rộng quyền
thu chi tài chính của chính quyền địa phương.
经济改革与对外开放是同步进行的。中国政府鼓励和扶持多种方式出口创汇,
主动引进先进技术,并且多种形式利用外资,迅速扩大资本的引进规模。中国
转变了“既无内债,又无外债”的思想观念,积极在国际上借贷。对外开放的
最明显标志是经济特区的创办。1980 年,中国在沿海的四个城市深圳、珠海、
汕头和厦门设置经济特区。特区的“特殊” 体现在经济政策和管理体制两个
方面。经济特区不仅有国营企业和集体企业,而且有大量的中外合资、合作经
营企业和外商独资企业。特区的经济政策也很宽松,并享有较多的优惠, 企业
拥有更大的自主权。经济特区不仅起到了吸引外资和技术引进的作用,还成为
市场化改革的试验场和排头兵。 
Cải cách kinh tế được tiến hành đồng thời với mở cửa đối ngoại. Chính phủ Trung Quốc
khích lệ và hỗ trợ nhiều cách khác nhau để thu ngoại hối thông qua hoạt động xuất khẩu,
chủ động giới thiệu các công nghệ tiên tiến, đồng thời sử dụng nguồn vốn nước ngoài dưới
nhiều hình thức để nhanh chóng mở rộng quy mô giới thiệu nguồn vốn. Trung Quốc đã thay
đổi tư tưởng “Không nợ trong nước và nước ngoài”, tích cực vay nợ quốc tế. Dấu hiệu rõ
ràng nhất của việc mở cửa nền kinh tế là sự ra đời của các đặc khu kinh tế. Năm 1980,
Trung Quốc thiết lập các đặc khu kinh tế ở 4 thành phố ven biển là Thâm Quyến, Chu Hải,
Sán Đầu và Hạ Môn. Sự đặc biệt của các đặc khu thể hiện ở hai phương diện là chính sách
kinh tế và hệ thống quản lý. Đặc khu kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mà
còn có các doanh nghiệp tập thể, hơn nữa còn có số lượng lớn liên doanh Trung Quốc và
nước ngoài, doanh nghiệp hợp tác và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Chính sách của
các đặc khu kinh tế cũng rất lỏng lẻo, có nhiều ưu đãi hơn, doanh nghiệp có quyền tự chủ
lớn hơn. Các đặc khu kinh tế không chỉ đóng vai trò thu hút nguồn vốn nước ngoài và giới
thiệu công nghệ mà còn trở thành môi trường thử nghiệm và tiên phong cho cải cách thị
trường hóa.
中国实施对外开放也顺应了当时的国际经济形势。20 世 纪 70 年代的石油危机
使大多数经济发达国家都深感制造成本的提高有损产品的竞争优势。因此,需
要通过在全球配置资源来降低产品成本。一个合理的选择是到那些土地、原材
料和劳动力都比较便宜的国家和地区建厂。中国大陆开放与香港、澳门毗邻的
深圳和珠海,就是有意吸引香港和澳门的企业家来内地投资建厂。汕头和厦门
都是著名的侨乡是著名的侨乡,也有吸引外资和侨资本的便利。经济发达国家
的企业自然也看到了进入中国的机会。
Việc Trung Quốc thực hiện đối ngoại mở cửa cũng phù hợp với tình hình kinh tế thế giới
lúc bấy giờ. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970 đã khiến cho phần lớn các quốc gia có
nền kinh tế phát triển cho rằng việc gia tăng chi phí chế tạo làm giảm bớt ưu thế cạnh tranh
của sản phẩm. Do đó cần giảm giá thành của sản phẩm bằng cách phân bổ lại nguồn lực.
Một sự lựa chọn hợp lý là xây dựng nhà máy ở những vùng và quốc gia có đất đai, nguồn
nguyên liệu và lao động tương đối rẻ. Trung Quốc đại lục mở cửa Thâm Quyến và Châu
Hải, nơi tiếp giáp với Hồng Kông và Ma Cao nhằm thu hút các doanh nhân Hồng Kông và
Ma Cao đến góp vốn xây dựng nhà máy. Sán Đầu và Hạ Môn đều là quê hương của người
Hoa Kiều, cũng thuận tiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn từ những người Trung
Quốc ở nước ngoài. Các xí nghiệp ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển đương nhiên
cũng nhìn thấy được cơ hội tiến vào Trung Quốc.
这四个经济特区都取得了辉煌的成就,尤其是深圳。在很短的时间内,深圳就由
一个小渔村变为一个现代化的新头城市。经济特区不仅是城市改革的先锋,也
成为中国人民认识和了解世界的窗口。
Cả 4 vùng đặc quyền kinh tế đều đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là Thâm Quyến.
Chỉ trong thời gian rất ngắn, Thâm Quyến đã thay đổi từ một làng chài nhỏ trở thành một
thành phố hàng đầu. Đặc khu kinh tế không chỉ là thành phố tiên phong cải cách, mà còn trở
thành cánh cửa sổ để người dân Trung Quốc có thể hiểu thêm về thế giới bên ngoài.

农村改革的成功鼓舞了中国政府和中国人民,同时,也上改革创造了物质基础。
1984 年 10 月,中共十二届三全会作出了《中共中央关于经济体制改革的决定》,
全面改革就此展开。改革的指导思想也是明确的,而且有了理论基础。这个理
论基础就是社会主义初级阶段理论。衡量改革的标准也不再是生产关系如何,
而是是否有利于生产力的发展。市场的作用被突出出来。在中央的经济方针政
策中,明确指出中国的运行机制是“国家调节市场,市场引导企业”。私营经
济也不再是社会主义一定要消灭的对象,而是成为公有制经济的必要和有益的
补充。
Thành công của cuộc cải cách nông thôn đã khuyến khích chính phủ và người dân Trung
Quốc, đồng thời cũng tạo nền tảng cơ sở vật chất cho công cuộc cải cách. Tháng 10 năm
1984, kì họp thứ ba của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12
đã ban hành “Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách hệ thống kinh
tế”, công cuộc đổi mới toàn diện bắt đầu. Tư tưởng chỉ đạo của công cuộc đổi mới cũng rõ
ràng và có cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận này chính là lý luận về giai đoạn sơ khai của chủ
nghĩa xã hội. Tiêu chuẩn để đánh giá cải cách không còn là quan hệ sản xuất như thế nào,
mà là sự phát triển năng lực sản xuất có thuận lợi hay không. Vai trò của thị trường được đề
cao. Trong chủ trương chính sách kinh tế trung ương, đã chỉ rõ cơ chế điều hành của Trung
Quốc là nhà nước điều tiết thị trường, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân
cũng không còn là đối tượng mà chủ nghĩa xã hội buộc phải xóa bỏ, mà đã trở thành sự bổ
sung cần thiết và có lợi cho nền kinh tế công hữu.
在建立社会主义商品经济的改革思想指导下,一些重大的改革措施相继出台,市
场机制在资源配置上的作用越来越大。指令性的计划管理成为计划体制、投资
体制、金融体制、流通体制、财税体制改革的对象。1982 年,中共十二大提出
了指令性计划、指导性计划和市场调节三种方式都是配置资源的手段,而且要
逐步缩小指令性计划的范围。随着政府计划管理的退缩和市场机制的进入,价
格也呈现出三种形式: 政府定价、政府指导价和市场自由价格,这种价格状态
即人们通常所说的“双轨制”时期。
Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng đổi mới xây dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa, một
số biện pháp cải cách lớn đã lần lượt được đưa ra, cơ chế thị trường ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong phân bổ nguồn lực. Quản lý kế hoạch bắt buộc đã trở thành đối tượng của
việc cải cách hệ thống kế hoạch, hệ thống đầu tư, hệ thống tài chính, hệ thống lưu thông, hệ
thống tài khóa và thuế. Năm 1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng
sản Trung Quốc đề xuất ba phương pháp quy hoạch bắt buộc, quy hoạch hướng dẫn và điều
chỉnh thị trường đều là biện pháp phân bổ nguồn lực, và phạm vi quy hoạch bắt buộc phải
thu hẹp dần. Với sự rút lui trong quản lý kế hoạch của thị trường và sự gia nhập của cơ chế
thị trường, giá cả cũng có ba hình thức: giá cố định của chính phủ, giá hướng dẫn của chính
phủ và giá tự do thị trường.
拉动经济的三个主要途径是消费、投资和出口。在计划经济时代,中国的经济
增长主要是通过投资(高积累)拉动的。确定和里和消费中的是政府,投资的掌
管者也是政府,因政府根据需要进行投资布局等。这种方式有一定的历史合理
性但弊端也很多。与市场调节存在“失灵”一样,政府调节也存在“失灵”问
题。因此,1984 年计划体制进行改革时,就适当下放了建设项下放了建设项目的
审批权,增加投资渠道,使资本来源多样化,在投资项目的管理上也引进市场竞
争机制.
Ba cách chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Trong thời đại
kinh tế kế hoạch, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu tư tích
lũy cao. Chính phủ quyết định và tiêu dùng, người quản lý đầu tư cũng là chính phủ, vì
chính phủ thu xếp đầu tư theo nhu cầu của mình. Cách thức này có tính lịch sử hợp lý nhất
định, nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Cũng giống như việc tồn tại một thất bại trong điều
tiết thị trường, điều tiết chính phủ cũng tồn tại vấn đề thất bại. Do đó, khi hệ thống quy
hoạch được đổi mới vào năm 1984, quyền phê duyệt các dự án xây dựng đã được phân cấp
hợp lý, tăng cường kênh đầu tư, đa dạng hóa nguồn vốn, thực hiện cơ chế cạnh tranh thị
trường trong quản lý dự án đầu tư.
金融作为经济运行中的血液,改革也势在必行。银行不只是政府的会计和出纳,
企业也不能只是政府的车间。资本是一种非常重要的生产要素,要让这种生产
要素发挥其最大的边际收益,就应该建立金融市场,让资本流动起来,从而让
银行,企业成为金融市场上的理性供需者。1979 年,中国农业银行和中国银行
从中国人民银行分设出来。1983 年,中国工商银行和中国建设银行也相继独立
出来。中国人民银行不再从事商业性经营,而只是主管国家的宏观金融政笔保
持货币稳定。同时,非银行金融机构也崛起,包括中国人民保险公司、中国国际
信托投资公司等。
Tài chính ngân hàng trở thành máu trong sự vận hành của nền kinh tế, cải cách cũng phải
cấp thiết tiến hành. Các ngân hàng không chỉ là kế toán và thủ quỹ của chính phủ, những
nhà máy cũng không chỉ là phân xưởng của chính phủ. Vốn là yếu tố sản xuất đặc biệt quan
trọng, để yếu tố sản xuất này phát huy được lợi ích tối đa, thị trường tài chính cần được thiết
lập để cho phép luân chuyển vốn, để các ngân hàng và doanh nghiệp có thể trở thành những
nhà cung và cầu hợp lý trên thị trường tài chính. Năm 1979, ngân hàng Nông nghiệp Trung
Quốc và ngân hàng Trung Quốc được tách ra khỏi ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Năm
1983, ngân hàng Công thương Trung Quốc và ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cũng dần
không còn phụ thuộc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không còn tham gia vào các hoạt
động thương mại mà chỉ phụ trách các chính sách tài chính vĩ mô của đất nước nhằm duy trì
sự ổn định tiền tệ. Đồng thời các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng đã xuất hiện, bao
gồm Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc, Tổng Công ty Đầu tư và Tín thác quốc tế
Trung Quốc...
流通体制也与过去有较大变化。过去,政府替代市场。现在逐步让市场供求关
系重新发挥作用,逐步让商业企业成为市场上的理性主体。统配物资的品种,控
制价格的品种都逐渐缩小,包括农产品和工业产品。
Hệ thống lưu thông hàng hóa cũng có sự biến đổi to lớn so với trong quá khứ. Trước đây,
chính phủ thay thế cho thị trường. Hiện nay, quan hệ cung cầu trong thị trường một lần nữa
dần có sự tác động trở lại, từng bước khiến cho các xí nghiệp trở thành chủ thể trên thị
trường. Các loại vật liệu được phân phối thống nhất và vật tư được kiểm soát về giá cả đã
dần thu hẹp, bao gồm nông sản và sản phẩm công nghệ.
对外开放进一步深化。由于四个经济特区的经济发展势大良好,1984 年 4 月,中
央决定,再开放大连、秦皇岛、天津、烟台、青岛、连云港、南通、上海、宁
波、温州、福州、广州、湛江、北海 14 个沿海港口城市,逐步兴办经济开发区,
加快利用外资,引进先进技术的步伐。1985 年,把长三角、珠三角和闽三角开辟
为沿海开放区。1988 年,又决定把胶东半岛(山东)和辽东半岛(辽宁)作为沿海
经济开发区。同年,兴办海南经济特区。
Mở rộng đối ngoại ngày càng sâu sắc. Nhờ sự phát triển tốt đẹp của 4 đặc khu kinh tế, tháng
4 năm 1984, chính quyền trung ương quyết định mở lại 14 thành phố cảng ven biển Đại
Liên, đảo Tần Hoàng, Thiên Tân, Yên Đài, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông,
Thượng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Phúc Châu, Quảng Châu, Trạm Giang và Bắc Hải, từng
bước hình thành các khu phát triển kinh tế, đẩy nhanh sử dụng vốn nước ngoài, ứng dụng
công nghệ tiên tiến. Năm 1985, đồng bằng sông Dương Tử, đồng bằng sông Châu Giang và
đồng bằng Phúc Kiến được mở ra trở thành các khu vực mở rộng ven biển. Năm 1988,
người ta quyết định lấy bán đảo Gia Đông (Sơn Đông) và bán đảo Liêu Đông (Liêu Ninh)
thành các khu phát triển kinh tế ven biển. Cùng năm đó, đặc khu kinh tế Hải Nam được
thành lập.
这一系列的举措,让中国经济和社会结构发生了变化。随着改革的深入,各类市
场主体逐渐发展起来,各种市场逐步发育起来。国有企业和国家的委托代理关
系在探索中不断改善。乡镇企业出乎意料地崛起。个体经济和私营经济在需求
旺盛和政府政策的大力扶持下不断发展壮大。“三资”(指中外合资经营企业、
中外合作经营企业和外商独资经营企业)的发展速度也不断加快,引进外资和技
术的效果不断改善。中国与世界的联系越来越紧密。
Một loạt các biện pháp này đã mang lại sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của Trung
Quốc. Với sự sâu rộng của công cuộc cải cách, các chủ thể và các thị trường khác nhau cũng
dần phát triển. Mối quan hệ đại lý ủy quyền giữa các doanh nghiệp và nhà nước không
ngừng được cải thiện trong quá trình tìm tòi, khám phá. Các doanh nghiệp thị trấn và làng
xã tăng một cách bất ngờ. Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng và phát triển
nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách của Chính phủ. Sự phát triển nhanh chóng của “ba
nguồn vốn” (công ty liên doanh cổ phần Trung Quốc và nước ngoài, công ty hợp tác Trung
Quốc và nước ngoài và các doanh nghiệp 100% vốn nước nngoài, hiệu quả của việc giới
thiệu vốn và công nghệ nước ngoài ngày càng được cải thiện. Mối quan hệ giữa Trung Quốc
và thế giới ngày càng chặt chẽ.
这一系列的改革,也让中国经济面貌发生了较大变化。中国的 GDP 从 1984 年的
7208.1 亿元增加到 1988 年的 15042.8 亿元,按可比价格计算,增加了 53.4%。
三次产业结日趋合理,二三产业增长较快。人民生活水平也不断提高。货物进
出口总额从 1984 年的 535.5 亿美元增加到 1988 年的 1027.9 亿美元。实际使
用外资额从 1984 年的 28.7 亿美元增加到 1988 年的 102.3 亿美元,外商直接投
资相当于 GDP 的比重从 1984 年的 0.5%上升到 1988 年的 0.8%。
Hàng loạt những cải cách này đã đem lại sự biến đổi to lớn cho bộ mặt của nền kinh tế
Trung Quốc. GDP của Trung Quốc tăng từ 720,81 tỷ nhân dân tệ năm 1984 lên 1.504,28 tỷ
nhân dân tệ năm 1988, tăng 53,4% theo giá so sánh. Nhóm ngành công nghiệp thứ ba ngày
càng trở nên hợp lý, các nhóm ngành 2 và 3 tăng trưởng nhanh. Mức sống của người dân
cũng ngày càng được cải thiện. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tăng từ 53,55 tỷ USD
năm 1984 lên 102,79 tỷ USD năm 1988. Việc sử dụng vốn nước ngoài thực tế tăng từ 2,87
tỷ đô la Mỹ năm 1984 lên 10,23 tỷ đô la Mỹ năm 1988, và tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tương đương với GDP tăng từ 0,5% năm 1984 lên 0,8% năm 1988.
随着改革开放的深入,中国共产党和政府驾驶经济航船的思想更加成熟。1985
年,邓小平提出了“两个大局”思想,1987 年,中共十三大提出了经济发展三步
走的战略思想。这些思想,既让中国人民有了奋斗目标,也让中国经济前行得更
稳。
Với việc cải cách và mở cửa ngày càng sâu rộng, tư duy của Đảng Cộng sản Trung Quốc và
chính phủ trong việc chèo lái con tàu kinh tế đã trở nên thuần thục hơn. Năm 1985, Đặng
Tiểu Bình đưa ra ý tưởng về "hai tình huống tổng thể", và năm 1987, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ mười ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra tư tưởng chiến lược về phát
triển kinh tế ba bước. Những ý tưởng này không chỉ mang lại cho người dân Trung Quốc
một mục tiêu phấn đấu mà còn khiến nền kinh tế Trung Quốc tiến tới ổn định hơn
改革也会伴随着一些问题,比如,通货膨胀、经济结构相对失衡、腐败等。
1988 年“价格闯关”就曾经让人民心存恐惧,担心物价高涨。价格闯关的目
的是好的,意图迅速解决价格扭曲对市场和企业改革的阻碍,但由于没有把握
好节奏,引发了抢购风和通货膨胀。1989 年的政治风波也一度使得经济秩序
混乱。本来,人们心里就有计划经济年代的思想塔印。当遇到 1988 年的经济
混乱和 1989 年的政治风波时,思想上根深蒂固的认识误区便会显出来。这些
教训和问题一方面让中国政府获得了更多的治理经验,另一方面也是中央亟
待解决的任务。
Cải cách cũng sẽ đi kèm với một số vấn đề, chẳng hạn như lạm phát, sự mất cân bằng tương
đối của cơ cấu kinh tế, tham nhũng,... Năm 1988, cuộc “đột phá về giá” đã từng khiến người
dân khiếp sợ và lo lắng về việc giá cả tăng cao. Mục đích của đột phá về giá là tốt, với mong
muốn nhanh chóng giải quyết những trở ngại do đột biến về giá gây ra đối với cải cách thị
trường và doanh nghiệp, tuy nhiên do không nắm vững được tiết tấu dẫn đến tình trạng mua
bán rối loạn kéo theo lạm phát. Những bất ổn về chính trị năm 1989 cũng gây ra sự hỗn loạn
về kinh tế. Vốn dĩ trong lòng người dân đã có tư tưởng về thời đại kinh tế kế hoạch. Khi đối
mặt với sự hỗn loạn kinh tế năm 1988 và bất ổn chính trị năm 1989, những hiểu lầm ăn sâu
trong tâm trí sẽ được bộc lộ. Một mặt, những bài học và vấn đề này cho phép chính phủ
Trung Quốc có thêm kinh nghiệm điều hành, mặt khác cũng là những nhiệm vụ cấp bách
mà chính quyền trung ương phải giải quyết.
1992 年初,邓小平先后视察了武昌、深圳、珠海、上海, 并发表了著名的“南
方谈话”。这一讲话进一步阐明了改革开放的重大意义,阐述了建立社会主义
市场经济的理论基本原则,对中国的改革开放和现代化建设,都具有重大而深远
的意义。这个谈话也掀起了一场新的思想解放运动,打破了人们头脑中姓
“社”姓“资”的思想禁锢。正是在这样的情势下, 1992 年,中共十四大确立
了建立社会主义市场经济体制的目标。1993 年 11 月,中共十四届三中全会通过
了《关于建立社会主义市场经济体制若干问题的决定》。这样,从 1992 年初 开
始,财税、金融、外汇、外贸、计划和投资等一系列体制的改革不断深化,同时,
进一步理顺政府、市场和企业之间的关系,健全宏观调控体制。
Đầu năm 1992, Đặng Tiểu Bình lần lượt đến thăm Vũ Xương, Thâm Quyến, Chu Hải và
Thượng Hải, đưa ra bài phát biểu nổi tiếng “Đàm thoại về phương Nam”. Bài phát biểu này
đã làm sáng tỏ hơn ý nghĩa to lớn của công cuộc đổi mới và mở cửa, trình bày tỉ mỉ những
nguyên tắc cơ bản trong lí luận về việc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có
ý nghĩa to lớn đối với công cuộc cải cách mở cửa và hiện đại hóa của Trung Quốc. Buổi nói
chuyện này cũng khơi mào cho một phong trào giải phóng tư tưởng mới, phá vỡ sự gò bó về
tư tưởng của "hội" và "vốn" trong tâm trí mọi người. Cũng trong tình cảnh đó, năm 1992,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định mục tiêu
thiết lập hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tháng 11 năm 1993, Hội nghị toàn
thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV đã
thông qua "Quyết định về một số vấn đề liên quan đến việc thiết lập hệ thống kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa". Bằng cách này, từ đầu năm 1992, việc cải cách hàng loạt hệ thống
tài khóa và thuế, tài chính, ngoại hối, ngoại thương, kế hoạch và đầu tư đã được đẩy mạnh.
20 世纪 90 年代以来,经济全球化和区域化的趋势日益明显。中国要发展,离不
开进一步融入世界。同时,经过多年的发展,到 1997 年买方市场已经形成,标志
着供给约束型的短缺经济时代已经过去。经济发展的集点已经不是过去的供给
不足,而是买方市场下的需求不足。为此,政府就需要转变宏观经济调控方向,
于是以扩大内需为目的一系列政策措施相继出台。
Từ những năm 1990, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa ngày càng trở nên rõ
nét. Trung Quốc không thể phát triển nếu không tăng cường hội nhập quốc tế. Đồng thời,
sau nhiều năm phát triển kinh tế, đến năm 1997, thị trường người mua đã được hình thành,
đánh dấu kỷ nguyên của nền kinh tế thiếu hụt do nguồn cung hạn chế đã qua. Trọng tâm của
sự phát triển kinh tế không phải là thiếu cung trong quá khứ, mà là thiếu cầu trên thị trường
của người mua. Muốn vậy, chính phủ cần phải thay đổi hướng điều tiết và kiểm soát kinh tế
vĩ mô, trên cơ sở đó, hàng loạt các biện pháp chính sách lần lượt được đưa ra nhằm mục
đích mở rộng nhu cầu trong nước.
1997 年中共十五大提出了经济发展和制度变迁的方向,调整和完善所有制结构,
加快推进国有企业改革,完善分配结构和分配方式;充分发挥市场机制作用,健
全宏观调控体系,加强农业基础地位,调整和优化经济结构;实施科教兴国战略
和可持续发展战略;提高对外开放水平。
Năm 1997, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15 đưa ra
phương hướng phát triển kinh tế và thay đổi thể chế, điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu sở
hữu, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải tiến cơ cấu phân phối và phương thức
phân phối; phát huy vai trò của cơ chế thị trường, hoàn thiện hệ thống kiểm soát vĩ mô, củng
cố trạng thái cơ bản của nông nghiệp, điều chỉnh và tối ưu hóa cơ cấu kinh tế; thực hiện
chiến lược trẻ hóa đất nước thông qua khoa học giáo dục và chiến lược phát triển bền vững;
đẩy mạnh mức độ mở cửa với thế giới bên ngoài.
中国政府实施了“扩大内需”和“防范金融风险”的经济政策,包括积极的财
政政策和稳健的货币政策以及其他一此相关措施。例如:医疗制度改革、住房
制度改革和教育制度改革。1998 年下半年,福利分房时代彻底结束。居民购买
商品房的比例越来越高。社会保障制度也逐渐建立和健全。为了化解金融风险,
1999 年中央政府组建了中国信达资产管理公司、中国东方资产管理公司、中国
华融资产管理公司和中国长城资产管理公司,分别购买和托管四大国有商业银
行 的不良资产。同时,加强金融监管。
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách kinh tế “mở rộng nhu cầu trong nước”
và “ngăn ngừa rủi ro tài chính”, bao gồm chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ
ổn định, cũng như các biện pháp liên quan khác.Ví dụ: cải cách hệ thống y tế, cải cách hệ
thống nhà ở và cải cách hệ thống giáo dục. Vào nửa cuối năm 1998, thời kì phân bổ nhà ở
phúc lợi đã hoàn toàn kết thúc. Tỷ lệ cư dân mua nhà ở thương mại ngày càng cao. Hệ thống
an sinh xã hội cũng từng bước được thiết lập và hoàn thiện. Để giải quyết các rủi ro tài
chính, năm 1999, chính quyền trung ương đã thành lập Tổng công ty Quản lý Tài sản Cinda
Trung Quốc, Tổng Công ty Quản lý Tài sản Phương Đông Trung Quốc, Tổng Công ty Quản
lý Tài sản Huarong Trung Quốc và Tổng Công ty Quản lý Tài sản Vạn Lý Trường Thành để
mua và lưu trữ các tài sản kém hiệu quả của bốn ngân hàng thương mại lớn. Đồng thời tăng
cường giám sát tài chính.
1997 年的亚洲金融危机给中国经济航船吹来一阵逆风,但是由于中国政府采取
了及时有效的措施,中国经济依然稳選前行。国有大中型企业走出了困境,实现
了“三年脱困”目标。同时,非国有问时,非国有企业也获得了显著发展。经济
结构日益改善,人民生活水平持民生活水平持续提高。中国人均国民收入提前
实现翻两番的目标,进入小康社会。
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã mang lại một luồng gió mạnh mẽ cho các
con tàu kinh tế Trung Quốc, nhưng do các biện pháp kịp thời và hiệu quả của Chính phủ
Trung Quốc, nền kinh tế nước nhà vẫn tiến lên vững chắc. Doanh nghiệp nhà nước có quy
mô vừa và lớn thoát khỏi tình trạng khó khăn, thực hiện mục tiêu “Ba năm vượt khó”. Đồng
thời, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có bước phát triển vượt bậc. Cơ cấu kinh tế
ngày càng được cải thiện, đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập quốc
dân bình quân đầu người của Trung Quốc tăng gấp bốn lần so với kế hoạch và bước vào
một xã hội thịnh vượng.
当 1997 年中国提前实现国民经济“翻两番”的任务和形成买方市场后,缩小沿
海与内地、特别是与西部地区差距的问题逐提上日程,并成为扩大内需的战略
性手段。1999 年中央政府提出了“西部大开发”战略,并制定了相应的经济政
策和具体办法。随后中部地区的各省也提出了“中部崛起”的口号。
Năm 1997, sau khi Trung Quốc hoàn thành trước thời hạn nhiệm vụ kinh tế “tăng trưởng
gấp bốn” và hình thành thị trường người mua, vấn đề thu hẹp khoảng cách giữa vùng duyên
hải và vùng nội địa, đặc biệt là với khu vực phía Tây đã được đưa vào chương trình nghị sự
và trở thành một chiến lược mang ý nghĩa để mở rộng nhu cầu trong nước. Năm 1999, chính
quyền trung ương đưa ra chiến lược "Phát triển phương Tây", đồng thời xây dựng các chính
sách kinh tế tương ứng và các biện pháp cụ thể. Tiếp đó, các tỉnh miền Trung cũng đưa ra
khẩu hiệu “Miền Trung vươn lên”.
进入新世纪以后,中国社会主义市场经济体制改革进一步深入,并取得突破性进
展。资本、技术和劳动力等要去场进一步规范和发展。2002 年,中国的国债市
场、股票市场和基金市场都已经取得了显著进步。房地产市场成为拉动投资的
的一个重要市场,对 GDP 的贡献率越来越大。同时,中国进一步融入世界经济体
系,一个最显著的标志是 2001 年中国正式加入世界贸易组织(WTO),成为其第
143 个成员国。
Sau khi bước vào thế kỷ mới, công cuộc đổi mới hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa của Trung Quốc ngày càng sâu sắc hơn, và có những bước đột phá. Vốn, công nghệ
và lực lượng lao động cần được chuẩn hóa và phát triển hơn nữa trên thị trường. Năm 2002,
thị trường trái phiếu kho bạc, thị trường chứng khoán và thị trường quỹ của Trung Quốc đã
có những bước phát triển vượt bậc. Thị trường bất động sản đã trở thành một thị trường
quan trọng thúc đẩy đầu tư và đóng góp của nó vào GDP ngày càng tăng. Đồng thời, Trung
Quốc đã tăng cường hội nhập hơn vào hệ thống kinh tế thế giới, một trong những dấu hiệu
đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) vào năm 2001, trở thành thành viên thứ 143 của tổ chức này.
2001 年中国申奥的成功,增强了国内外对中国经济长期稳定增长的信心,启动了
火起到直接的拉动作用。2002 年,北京奥运场馆维功也对投资起到首, 基础设
施的建设全元的建设全面展开,扩大了投资,拉动了中国 GDP 增长.
Thành công của việc Trung Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội vào năm 2001 đã nâng cao
niềm tin trong và ngoài nước vào sự tăng trưởng lâu dài và ổn định của nền kinh tế Trung
Quốc. Năm 2002, việc duy trì các địa điểm tổ chức Olympic ở Bắc Kinh cũng đóng một vai
trò quan trọng trong đầu tư, việc xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện đầy đủ đã mở rộng
đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng GDP của Trung Quốc.
2002 年,中国开始得到了加入 WTO 的收益。增外投资者以前所未有的热情涌向
中国。中国首次成为世界上吸收资者以前所未有的执次最多的国家。外贸出口
也有显著增长,出口动外商直接投资最多的国效应明显。加入 WTO 的好处还不仅
仅是拉动了 GDP 的拉动效应明显。加上而是对经济体制改革的进一步促进。为
了和当年经济增长,而是对经济行出国进行了深层次的体制改革。伴随着改革
脚步共同前行的,是经济结构的调整。
Năm 2002, Trung Quốc bắt đầu nhận được những lợi ích khi gia nhập WTO. Các nhà đầu tư
nước ngoài đang đổ xô vào Trung Quốc với sự nhiệt tình chưa từng có. Lần đầu tiên, Trung
Quốc trở thành quốc gia có số lượng nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Xuất khẩu ngoại thương
cũng tăng đáng kể và ảnh hưởng của quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
xuất khẩu là rất rõ ràng. Lợi ích của việc gia nhập WTO không chỉ là kéo theo sự tăng
trưởng GDP. Ngoài ra, nó còn là sự thúc đẩy hơn nữa việc cải cách hệ thống kinh tế. Để
theo kịp đà tăng trưởng kinh tế năm đó, vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng cũng dần được
xúc tiến. Với tốc độ cải cách và thế giới cập bến, Trung Quốc đã có một bước tiến sâu rộng
và phổ biến, đó là điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Cùng với cải cách là sự điều chỉnh về cơ cấu
kinh tế.

2002 年,中国共产党召开了十六大。会议提出了 21 世纪头 20 年全面建设小康


社会的目标,即:使经济更加发展, 民主更加健全,科教更加进步,文化更加繁荣,
社会更加和谐, 人民生活更加殷实。要全面建设小康社会,根本方略是坚持以
经济建设为中心,不断解放和发展生产力。而要实现上述发展目标,受资源、环
境和人口的约束,继续沿袭原来的发展观念和发展方式显然不行了。
Năm 2002, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ
chức. Đại hội đưa ra mục tiêu xây dựng một xã hội phát triển toàn diện trong 20 năm đầu
thế kỷ 21, đó là: Kinh tế phát triển hơn, dân chủ hoàn thiện hơn, khoa học và giáo dục tiên
tiến hơn, văn hóa thịnh vượng hơn, xã hội hài hòa hơn, và cuộc sống của người dân ngày
càng ấm no. Để xây dựng một xã hội như vậy, chiến lược cơ bản là lấy kinh tế làm trung
tâm, không ngừng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Để đạt được các mục tiêu
phát triển nêu trên, hiển nhiên không thể tiếp tục theo quan niệm phát triển và phương thức
phát triển ban đầu do những hạn chế về tài nguyên, môi trường và dân số.

三 、 2003 - 2010 年 : “ 科学 发展观 ”指导下的统筹发展阶段


Năm 2003 đến 2010: giai đoạn phát triển tổng thể dưới sự hướng dẫn của “ Triển vọng
về sự phát triển của khoa học”
随着中国经济实力的进一步提升和工业化,城市化进程的加速,中国经济发展
面临的能源和环境约束问题越来越突出,转变 经济增长方式的要求也越来越
迫切。中国经济能否健康发展,继续在世界经济发展中领跑,取决于中国的经
济增长方式能否从粗放型转变为集约型,实现可持续发展。
Với sự cải thiện không ngừng sức mạnh kinh tế Trung Quốc và sự tăng tốc của công nghiệp
hóa, đô thị hóa, những hạn chế về năng lượng và môi trường đối với sự phát triển kinh tế
ngày càng trở nên cấp thiết. Nền kinh tế Trung Quốc có thể phát triển lành mạnh và tiếp tục
dẫn dắt sự phát triển kinh tế thế giới hay không phụ thuộc vào việc liệu phương thức tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể chuyển đổi từ sâu rộng sang chuyên sâu để đạt được
sự phát triển bền vững hay không. 
中国是一个经济发展非常不平衡的发展中大国,不仅人均资源严重匮乏,而且
地理条件复杂多样,资源和人口分布也不均衡,多年的改革开放让中国经济总
体上获得了飞速发展,但城乡差距、地区差距、居民收入差距却呈现不断扩大
的趋势。能否解决这些问题,对中国政府也是一个挑战。
Trung Quốc là một nước đang phát triển tuy rộng lớn nhưng mất cân đối, không chỉ thiếu
hụt nghiêm trọng về nhân lực mà điều kiện địa lý cũng phức tạp, sự phân bố tài nguyên và
dân cư không đồng đều. Nhiều năm cải cách và mở cửa khiến nền kinh tế Trung Quốc phát
triển nhanh chóng, nhưng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch giữa các
vùng miền và chênh lệch thu nhập của người dân tiếp tục có khoảng cách lớn. Có thể giải
quyết những vấn đề này hay không cũng là một thách thức đối với chính phủ Trung Quốc.
另外,如何进行深层次的全方位改革,如何理顺政府和市场的美系,如何进一
步转变和规范政府能,也需要中国政府进行深刻恩考,并提出解决方案。
Ngoài ra làm thế nào để tiến hành cải cách toàn diện về chiều sâu, làm thế nào để làm rõ
mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường, làm thế nào để tiếp tục chuyển đổi và tiêu chuẩn
hóa hoạt động của chính phủ cũng đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải tiến hành một cuộc
kiểm tra sâu sắc và đề xuất các giải pháp.
2003 年是一个充满意外的年份,突如其来的“非典型性肺炎”(简称“非
典”) 疫情使一些行亚几乎处于冰冻状态,经济增长骤然减速。然而,意外并
没有阻碍中国现代化进程。这一年,中国经济克服了“非典”、早涝灾害和人
民币升值压力的影响,实现了持续快速增长,经济结构调整取得积极进展,入
民生活水平继续提高。同时,还以战胜“非典”为契机,进行了政府机构改革。
Năm 2003 là một năm đầy bất ngờ. Sự bùng phát mạnh mẽ của bệnh "Viên phổi cấp" (gọi
tắt là "SARS"),đưa một số ngân hàng vào tình trạng đóng băng, và tăng trưởng kinh tế đột
ngột chậm lại. Tuy nhiên sự việc này không cản trở đến quá trình hiện đại hóa của Trung
Quốc. Năm nay, nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua những tác động của dịch bệnh SARS,
ảnh hưởng của lũ lụt và áp lực nhân dân tệ tăng giá, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và
bền vững, đạt được tiến bộ tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiếp tục cải thiện
mức sống của người dân. Đồng thời, nhân cơ hội đánh bại dịch SARS để tiến hành cải cách
thể chế chính phủ.
2003 年,中国开始在农村试点税费改革。这是中国在 1978 年实行家庭联产承
包责任制以来政府和农民之间利益关 系的又一次重大调整。2003 年,中国政
府继西部大开发战略 之后,又把目光聚焦到东北,提出振兴东北老工业基地
战略,以使区域经济发展走向均衝和协周发展。 
Năm 2003, Trung Quốc bắt đầu một cuộc cải cách thuế thí điểm ở các vùng nông thôn. Đây
là một sự điều chỉnh lớn khác trong mối quan hệ lợi ích giữa chính phủ và nông dân kể từ
khi Trung Quốc thực hiện hệ thống trách nhiệm theo hợp đồng hộ gia đình vào năm 1978.
Năm 2003, sau chiến lược phát triển phía Tây của chính phủ Trung Quốc, đã có sự tập trung
chú ý vào vùng Đông Bắc và đề ra chiến lược khôi phục các cơ sở công nghiệp cũ ở phía
Đông Bắc, nhằm đưa kinh tế phát triển theo hướng cân bằng và đồng bộ.
2003 年昭示我们:中国工业化正进人一个新的阶段,被造业的增长、产业结构
的升级、高新技术的产业化、更大规模的对外开放,便得中国经济的强劲增长
势不司挡,任何困难都不能阻挡中国现代化的步伐。同时, 2003 年也告诉我们,
中国必须新型工业化的道路、人口、资源、环境、经济结构的协调等问題是
中国工业化面临的巨大挑战,“三农 (即 农业、农村和农民)向題,金融问题,
国有企业间題等,如何解决,仍要继续探索。

Năm 2003 cho chúng ta thấy rằng: Công nghiệp hóa của Trung Quốc đang bước sang một
giai đoạn mới, cơ cấu công nghiệp được nâng cấp, công nghiệp hóa công nghệ cao, mở rộng
giao lưu với thế giới bên ngoài, không gì có thể ngăn cản sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền
kinh tế Trung Quốc, không khó khăn nào có thể ngăn cản tốc độ hiện đại hóa của Trung
Quốc. Đồng thời, năm 2003 cũng cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc phải đi theo loại hình
công nghiệp hóa mới, nhân khẩu, tài nguyên, môi trường, cơ cấu kinh tế và các vấn đề khác
là những thách thức to lớn đối với công nghiệp hóa của Trung Quốc, “Tam nông” (tức là
nông nghiệp, nông thôn và nông dân), vấn đề tài chính, vấn đề doanh nghiệp nhà nước,…
vẫn cần tiếp tục nghiên cứu làm thế nào để tìm cách giải quyết. 
面对这些问题、任务和挑战,在 2003 年的中共十六届三 中全会上,中共中央提
出了指导经济发展的新思想,即“以人为本”的科学发展观,并提出要以“五个
统筹”(即统筹城 乡发展、统筹区域发展、统筹经济社会发展、统筹人与自然
和谐发展、统筹国内发展和对外开放)全面协调中国社会经济发展。科学发展
观的第一要义是发展,核心是“以人为本”,基本要求是全面协调可持续,根本
方法是统筹兼顾。这四个方面相互联系,有机统一,实质是实现国民经济和社会
又好又快发展。
Đối mặt với những vấn đề, nhiệm vụ và thách thức đó, tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba của
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVI năm 2003, Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đưa ra một quyết ý tưởng mới để định
hướng phát triển kinh tế, đó là khái niệm phát triển khoa học “ hướng vào con người”, đề
xuất phối hợp phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc thông qua “năm kế hoạch tổng
thể” (tức là quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và nông thôn, quy hoạch tổng thể phát triển
vùng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế và xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển hài hòa
giữa con người và thiên nhiên , quy hoạch tổng thể phát triển trong nước và mở cửa với thế
giới bên ngoài). Ý nghĩa đầu tiên của khái niệm phát triển khoa học là phát triển cốt lõi
“hướng về con người” , yêu cầu cơ bản là phối hợp toàn diện và bền vững, phương pháp cơ
bản là lập kế hoạch và xem xét tổng thể. Bốn khía cạnh này có mối quan hệ và thống nhất
với nhau, cốt yếu là nhằm đạt được sự phát triển vững chắc và nhanh chóng nền kinh tế - xã
hội của đất nước.
2004 年,中共十六届四中全会又提出了构建社会主义和谐社会的构想。“社会
更加和谐”本是全面建设小康社会中的 一项重要内容。这次强调,凸显了和
谐社会对于中国经济发 展的意义。和谐社会就是民主法治、公平正义、诚信
友爱、充满活力、安定有序、人与自然和谐相处的社会。而要建设 这样的社
会,必须全面落实科学发展观,把科学发展观的精髓贯彻到经济社会建设的各个
方面。
Năm 2004, Hội nghị toàn thể lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc khóa XVI đã đưa ra quan niệm ổn định xã hội chủ nghĩa. “Xã hội ngày càng ổn
định" là một phần quan trọng của việc xây dựng xã hội vững mạnh toàn diện. Việc nhấn
mạnh này đã nêu bật ý nghĩa của một xã hội ổn định đối với sự phát triển kinh tế Trung
Quốc. Một xã hội ổn định là xã hội trong đó có dân chủ pháp quyền, công bằng và công lý,
chính trực và hữu ái, tràn đầy sức sống, ổn định, có trật tự, và hòa hợp với tự nhiên.  Để xây
dựng được một xã hội như vậy, cần thực hiện phát triển Khoa học, áp dụng những tinh hoa
của Khoa học vào tất cả các khía cạnh của kinh tế và xã hội. 
 2004 年是中国的“科学发展观年”。这一年,人们越来越多地使用着“科学发

展观”这个概念,“以人为本”、“全面、协调、可持续”渐渐深入人心。它
改变着 GDP 单兵突进式的增长,成为衡量发展水平与质量的最终标准。
Năm 2004 là “ Năm phát triển Khoa học” của Trung Quốc. Năm nay, khái niệm “phát triển
khoa học” được sử dụng ngày càng nhiều hơn và “hướng về con người”, “toàn diện, phối
hợp và bền vững” đã dần bén rễ trong lòng người dân. Nó đã thay đổi tốc độ tăng trưởng
GDP một cách nhanh chóng và trở thành tiêu chuẩn cuối cùng để đo lường mức độ và chất
lượng của sự phát triển.
2004 年也是中国的“农民年”。中央在 18 年后再次以“一号文件”的方式来
关注“三农”问题。在“城市反哺农村、工业反哺农业的时代已经到来”的基
本判断下, 在“两减免、 三补贴”(即减免农业税、取消除烟叶以外的农业特
产税,对种粮农民实行直接补贴,对部分地区农民实行良种补贴和农机具购置
补贴)的政策支持下,9 亿农民分得了改革的“真金实银”。粮食播种面积结束
了多年下降的局面, 粮食增产幅度是近 10 年来最大的一年, 种粮农民收入实现
大幅增长。
Năm 2004 cũng là “Năm Nông dân” của Trung Quốc. Sau 18 năm, trung ương lại một lần
nữa dùng “văn bản số 1” lưu ý đến vấn đề “tam nông”. Theo suy đoán cơ bản " thời đại mà
các thành phố nuôi sống nông thôn và công nghiệp nuôi sống nông nghiệp đã đến", theo
“hai giảm và miễn trừ và ba trợ cấp” (nghĩa là giảm hoặc miễn thuế nông nghiệp, xóa bỏ
thuế với các sản phẩm từ nông nghiệp trừ thuốc lá, trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng
lương thực, theo chính sách hỗ trợ thực hiện trợ cấp giống tốt và hỗ trợ mua máy móc nông
nghiệp cho nông dân một số vùng nông nghiệp, 900 triệu nông dân đã nhận được khoản trợ
cấp của cuộc cải cách. Diện tích lương thực được mở rộng đã chấm dứt việc sản lượng sụt
giảm và hiện đang tăng cao nhất trong 10 năm qua, thu nhập của nông dân trồng lương thực
đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể.
2004 年还是中国加强和改善宏观调控的重要一年,是国民经济发展极不寻常
的一年,也是经济建设和各项社会事业发展取得新成就的一年。中央采取了一
系列加强和改善宏观调控的措施,使中国经济保持了平稳较快增长的良好势头,
延长了经济周期的上升阶段。
Năm 2004 cũng là một năm quan trọng để Trung Quốc tăng cường cải thiện kiểm soát vĩ
mô, là một năm đầy bất thường đối với sự phát triển của nền kinh tế, cũng là một năm đạt
được những thành tựu mới trong xây dựng kinh tế và phát triển các chủ trương xã hội.
Chính phủ đã áp dụng một loạt các biện pháp để tăng cường và cải thiện kiểm soát vĩ mô,
nền kinh tế Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định và nhanh chóng, đồng thời
kéo dài giai đoạn đi lên của chu kỳ kinh tế.
2005 年,中央再次把支持“三农”作为“一号文件”的主题。同时,以神舟六
号载人航天飞行圆满成功为契机,中国进一 步强调了自主创新能力的重要性。
人民币汇率改革、股权分置改革和商业银行上市等重大举措也在这一年也是齐
头并进。 
Năm 2005, trung ương lại tiếp tục ủng hộ “Tam nông” là chủ đề của “Văn kiện số 1”. Đồng
thời nhân cơ hội chuyến bay không gian có người lái Thần Châu VI thành công, Trung
Quốc càng nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực tự chủ. Cải cách tỷ giá nhân dân tệ, cải
cách giao dịch cổ phiếu, kinh doanh ngân hàng thương mại,... và các bước tiến lớn cũng đều
song hành trong năm này. 
2005 年,中国经济持续呈现高速增长态势,物价水平指数增长平稳,财政支农
的力度进一步加大。在这一年,宏观调控有保有压,固定资产投资(FAI)增速
不减,达到 20%以上。投资和消费(房地产、汽车)逐渐增强,国内需求呈现加
速增长态势,扩大内需的政策初见成效。
Năm 2005, kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh, chỉ số mặt bằng giá cả tăng
trưởng ổn định, tăng cường hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp. Trong năm nay, kiểm soát vĩ
mô vẫn còn chịu áp lực, tốc độ đầu tư tài sản cố định (FAI) tăng, đạt trên 20%. Đầu tư và
tiêu dùng (bất động sản, ô tô) từng bước tăng lên, nhu cầu trong nước có xu hướng tăng
nhanh, chính sách mở rộng nhu cầu trong nước bước đầu đã gặt hái được kết quả. 
在 2006 年召开的中共十六届五中全会上,中共中央提出: 建设社会主义新农村
是中国现代化进程中的重大历史任务。要按照“生产发展、生活宽裕、乡风文
明、村容整洁、管理民主”的要求,坚持从各地实际出发,尊重农民意愿,扎
稳步推进新农村建设。
Tại Hội nghị toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khóa XVI tổ chức năm 2006, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đề xuất xây dựng nông thôn mới Xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ lịch sử trọng đại trong
quá trình hiện đại hóa Trung Quốc. Để phù hợp với yêu cầu “phát triển sản xuất, đời sống
khá giả, nếp sống văn minh, làng xóm văn minh, dân chủ quản lý” phải xuất phát từ tình
hình thực tế từng vùng, tôn trọng nguyện vọng của nông dân, phát huy ngày càng vững chắc
công cuộc xây dựng nông thôn mới.
建设社会主义新农村,是中国在新的历史条件下作出的又一个重大决策,是统
筹城乡发展,实行“工业反哺农业、城市支持农村”方针的具体化。 2006 年
伊始,在中国延续两千多年的农业税宣告全面取消,全国农民共减轻负担 1265
亿元。中国农业和农民从此迈 入了一个新时代,工农关系也进入了一个新时
代。2006 年, 技术创新被再一次强调。在全国科学技术大会上,中国提出了建
设创新型国家的战略目标。
Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa cũng là một quyết sách lớn của Trung Quốc
trong điều kiện lịch sử mới. Vào đầu năm 2006, thuế nông nghiệp kéo dài hơn 2.000 năm ở
Trung Quốc đã được bãi bỏ hoàn toàn, giảm bớt gánh nặng 126,5 tỷ nhân dân tệ cho nông
dân cả nước. Kể từ đó, nền nông nghiệp và người nông dân Trung Quốc bước sang thời kỳ
mới, quan hệ công nhân - nông dân cũng bước sang thời kỳ mới. Năm 2006, đổi mới công
nghệ  được nhấn mạnh thêm một lần nữa. Tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ Quốc gia,
Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu chiến lược là xây dựng một đất nước đổi mới.
2006 年,中国第十一个国民经济和社会发展五年规划审议通过。与“十五”及
以前的五年计划相比,“十一五”的制定理念和经济改革思路都发生了革命性
变化。在中国改革开放发展思路中占据 20 多年的“先富论”(指让有条件的一
部分人和一部分地区先实现富裕),已经转变为“共同富裕论” (指先富起来
的人和地区帮助其他人和地区,逐步实现共同富裕),缩小贫富差距,扭转社
会两极分化趋势,成为新的经济发展主题。而且,计划转变为规划,一字之差
凸显了政府管理经济方式的彻底变化,体现了科学发展观的最高境界。
Năm 2006, Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 về Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc dân của Trung
Quốc đã được xem xét và thông qua. So với "Kế hoạch 5 năm lần thứ mười" và các kế
hoạch 5 năm trước đó, quan điểm xây dựng cùng tư duy đổi mới kinh tế của "Kế hoạch 5
năm lần thứ mười một" đã có những thay đổi mang tính cách mạng. “Học thuyết Tiên phú”
(Đề cập đến một số người và một số khu vực trở nên giàu có sớm hơn) chiếm hơn 20 năm
trong tư duy cải cách và mở cửa của Trung Quốc đã được chuyển thành "Học thuyết thịnh
vượng chung" ( đề cập đến những người và khu vực giàu có hơn sẽ giúp đỡ người và khu
vực khó khăn hơn, từng bước thực hiện cộng đồng thịnh vượng),việc thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo và đảo ngược xu hướng phân cực xã hội đã trở thành chủ đề mới của phát triển
kinh tế. Kế hoạch được biến đổi thành quy hoạch, sự khác biệt nổi bật về từ ngữ đã khiến
cho phương pháp quản lý nền kinh tế của chính phủ có sự thay đổi. 
从 2005 年的“又快又好”到 2006 年的“又好又快”,直至 2007 年的中央经
济工作会议明确提出 2008 年经济工作要“坚持好字优先”。“好”字在中国
经济发展政策和措施中的地位不断提高,体现了中央政府转变经济增长方式、
实现国民经济全面协调可持续发展的决心。
Từ năm 2005 “ Vừa nhanh vừa tốt”, năm 2006 “ Vừa tốt vừa nhanh” Cho đến Hội nghị
Công tác Kinh tế Trung ương năm 2007 đã nêu rõ công tác Kinh tế năm 2008 phải “tiếp tục
ưu tiên chữ Tốt”.  Chữ "Tốt" trong các chính sách và biện pháp phát triển kinh tế của Trung
Quốc đã không ngừng được cải thiện, phản ánh quyết tâm của chính quyền trung ương trong
việc chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế, thực hiện phát triển toàn diện, đồng bộ và
bền vững nền kinh tế quốc dân.
与世界经济同步,中国在新世纪一直维持经济周期的上行,而且,呈现高增长、
低通胀态势。但 2007 年物价上涨的压力增大。“防止价格由结构性上涨演变为
明显通货膨胀”也成为中国政府宏观调控的首要任务。为了减少货 币流动性,
还通过加息和人民币升值来抑制价格的过快上涨和股市的非理性繁荣。
Nhằm bắt kịp với nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã duy trì một chu kỳ kinh tế có xu
hướng đi lên trong thế kỷ mới và nâng cao tăng trưởng đồng thời hạn chế lạm phát. Tuy
nhiên đến năm 2007 áp lực giá cả tăng lên, “ Ngăn giá cả leo thang trở thành lạp phát quá
mức” cũng đã trở thành nhiệm vụ chính trong kiểm soát vĩ mô của chính phủ Trung Quốc.
Để làm giảm tính thanh khoản của tiền tệ, việc tăng lãi suất và tăng giá đồng nhân dân tệ
cũng đã được thực hiện nhằm kiềm chế tốc độ lạm phát và sự phát triển phi lý của thị trường
chứng khoán. 
 2007 年,节能减排在历史上首次出现“拐点”:前三个季度,全国单位 GDP 能
耗同比下降了 3%,二氧化硫和化学需氧量排放量首次出现“双下降”。这让中
国人民看到了实现“十一五”规划《纲要》总目标的希望,即 2006-2010 年的
五年间,实现单位国内生产总值能耗降低 20%左右,主要污染物排放总量减少
10%。
Năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện “ điểm uốn” của tiết kiệm năng lượng và
giảm phát thải: Trong ba quý đầu năm, mức tiêu thụ năng lượng quốc gia trên một đơn vị
GDP giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, lượng phát thải lưu huỳnh dioxit và nhu cầu hoxi
lần đầu tiên cho thấy sự “giảm kép”. Điều này cho phép người dân Trung Quốc nhìn thấy
được hy vọng thực hiện mục tiêu tổng thể của  “Kế hoạch 5 năm lần thứ 11", đó là trong
giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010 đạt được mức giảm tiêu thụ năng lượng khoảng 20% rên
một đơn vị GDP ,  Giảm 10% tổng lượng phát thải từ các chất ô nhiễm chính.
面对新的环境和新的经济发展态势,中共十七大进一步 阐明了中国经济发展
的目标和方略。十七大提出了实现全面建设小康社会奋斗目标的新要求,即要
增强发展协调性,努力实现经济又好又快发展。转变发展方式取得重大进展,
在优化结构、提高效益、降低消耗、保护环境的基础上,实现人均国内生产总
值到 2020 年比 2000 年翻两番。要实现这一伟大目标,需要健全现代市场体系,
优化国土开发格局,深化财税金融体制改革和加快转变经济发展方式。 
Đứng trước môi trường và xu thế phát triển kinh tế mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm rõ thêm mục tiêu và chiến lược phát triển nền
kinh tế Trung Quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII đã đặt ra những yêu cầu mới
để thực hiện xây dựng xã hội tịnh vượng toàn diện, đó là cần tăng cường phối hợp cùng đi
lên và nỗ lực thực hiện nền kinh tế vừa phát triển vừa lành mạnh. Chuyển đổi phương thức
phát triển có sự tiến bộ rõ rệt, trên cơ sở tối ưu hóa cơ cấu, nâng cao hiệu quả, giảm mức
tiêu dùng, bảo vệ môi trường, đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đã tăng gấp 4 lần so
với năm 2000. Để đạt được mục tiêu lớn như vậy, cần cải thiện hệ thống thị trường hiện đại,
tối ưu hóa mô hình phát triển ruộng đất, cải cách sâu rộng hệ thống tài khóa, thuế và tài
chính, đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế.
中国的“三农”问题是事关全局的重大问题,也是中国 全面建设小康社会的难
点、重点问题。十七大报告专门强调统筹城乡发展,推进社会主义新农村建设,
并作为中共工作的重中之重,体现了中央以人为本、执政为民的理念。
Vấn đề "Tam nông" của Trung Quốc là một vấn đề lớn liên quan đến tình hình chung, đồng
thời cũng là một vấn đề khó khăn và quan trọng đối với Trung Quốc nhằm xây dựng xã hội
thịnh vượng toàn diện. Báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc
lần thứ 17 đặc biệt nhấn mạnh đến quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn, thành thị và đẩy
mạnh xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
2008 年,由于自然灾害和国际金融危机的影响,中国人民经历了极不平凡的一
年。这一年,国际大宗商品价格剧烈变化,全球金融危机持续恶化,与全球经
济紧密关联的中国经济遭遇了外部环境“过山车”般的巨大波动。同时,年初
的雨雪 冰冻灾害和“5·12”四川汶川大地震,也让持续了五年两位 数高增长
的世界最大新兴市场感受到了意料之外的压力。
Năm 2008, do ảnh hưởng của thiên tai và cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, người dân
Trung Quốc đã trải qua một năm đầy biến động. Trong năm đó, giá cả hàng hóa quốc tế thay
đổi mạnh, khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục diễn ra trầm trọng hơn, nền kinh tế Trung
Quốc vốn có quan hệ mật thiết với kinh tế toàn cầu cũng gặp phải những hoàn cảnh biến
động lớn như “tàu lượn siêu tốc”. Đồng thời thảm họa mưa tuyết và đóng băng hồi đầu năm
cùng trận động đất “5,12” ở Vấn Xuyên, Tứ Xuyên cũng khiến thị trường mới nổi lớn nhất
thế giới này tăng trưởng với tốc độ hai con số trong 5 năm qua, quả là những sức ép không
thể lường trước.
为了应对经济态势的变化,中国出台了适宜的宏观调控政策,保证了经济平稳
快速增长(增长率达到 8.7%)。从年初提出“双防”(即防止经济增长由偏快转
为过热、防止价格 由结构性上涨演变为明显通货膨胀),到年中转变为“一保
一 控”(即保持经济平稳较快发展、控制物价过快上涨),再到 9 月的“保增
长”,以及 11 月的“保增长、扩内需”,再到中央 经济工作会议上的“保增
长、扩内需、调结构”。政策的有效 及时变化,凸显了在非常时期政府引领经
济航船的重要地位。
Trước những biến đổi của tình hình kinh tế, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách điều hành
vĩ mô phù hợp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng (tốc độ tăng
trưởng đạt 8,7%). Đầu năm đề xuất “ phòng ngừa kép” ( nghĩa là ngăn chặn tăng trưởng
kinh tế chuyển từ nhanh sang nóng, và ngăn giá cả từ tăng cơ cấu lên lạm phát), đến giữa
năm chuyển sang “vừa đảm bảo vừa kiểm soát” (nghĩa là duy trì sự phát triển kinh tế ổn
định và nhanh chóng, đồng thời kiểm soát việc tăng giá quá mức), sau đó “ duy trì ổn định”
vào tháng 9, "Duy trì tăng trưởng, mở rộng nhu cầu trong nước" vào tháng 11, và sau đó là
"Duy trì tăng trưởng, mở rộng nhu cầu trong nước và điều chỉnh cơ cấu" tại Hội nghị Công
tác Kinh tế Trung ương. Sự thay đổi chính sách hiệu quả và kịp thời càng làm nổi bật vai trò
quan trọng của chính phủ trong việc dẫn dắt các con tàu kinh tế trong thời điểm biến động.
如果说 2008 年是中国经济十分困难的一年,2009 年中国经济仍然面临着严峻
挑战。2008 年,在雨雪冰冻灾害导致煤电缺乏时,中国一些企业基于对世界市
场通货膨胀的预期为了降低成本,囤积了大量存货。存货的消化势必会减少需
求。 中国多年来拉动 GDP 增长的三驾马车之一的出口急剧下降也 会使经济面
临严重困难。中国需要进一步扩大投资和消费需 求,从而保障中国经济不会出
现大起大落。
Nếu như năm 2008 là một năm khó khăn đối với kinh tế Trung Quốc thì năm 2009 nền kinh
tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức gay gắt. Năm 2008, khi thảm họa
mưa tuyết và đóng băng dẫn đến tình trạng thiếu than điện, một số doanh nghiệp Trung
Quốc đã tích trữ lượng lớn hàng tồn kho để tiết giảm chi phí phòng khi thế giới sảy ra lạm
phát. Việc tiêu thụ hàng tồn kho đã làm giảm nhu cầu mua bán. Xuất khẩu giảm mạnh là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong những năm
qua, có thể khiến nền kinh tế gặp khó khăn nghiêm trọng. Trung Quốc cần mở rộng hơn nữa
đầu tư và nhu cầu tiêu dùng, để đảm bảo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ không trải qua
những thay đổi thất thường lớn.
在促进投资和消费的要求下,中国政府推出了一揽子计划。它主要包括四项内
容:一是大规模的政府投入(实施总 额为 4 万亿元人民币的两年投资计划,其中
中央政府投资总 额为 1.18 万亿元),二是大范围的产业调整和振兴;三是大
力加度的科技支撑;四是大幅度地提高社会保障水平。 
Trước yêu cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch.
Kế hoạch đó chủ yếu bao gồm bốn nội dung như sau: Thứ nhất, sự đầu tư lớn của Chính phủ
(thực hiện kế hoạch đầu tư hai năm với tổng vốn đầu tư 4 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong đó
tổng vốn đầu tư của chính quyền trung ương là 1,18 nghìn tỷ nhân dân tệ); Thứ hai là điều
chỉnh và phục hồi quy mô công nghiệp với quy mô lớn, Thứ ba là tăng cường mạnh mẽ hỗ
trợ cho khoa học và công nghệ; Thứ tư là cải thiện an sinh xã hội.
对于中国实现 2009 年经济增长率 8%的目标,中国政府彰显了信心。原因在于:
第一,中国正处在工业化、市场化和城镇化加速发展的时期,也处在消费扩大
和结构升级的时期。中国 13 亿人口中有 7 亿农民。中国的市场无论从人口还
是地域来说,都是世界最重要市场之一。第二,中国有充裕 的劳动力资源和
众多的人才优势。第三,经过 30 多年的改革 开放,特别是近 10 多年的金融体
系改革,中国的金融体系基本是健康和稳定的,这为经济发展提供了强有力的
支持。
Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện sự tin tưởng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm
2009 là 8%. Nguyên nhân là bởi: Thứ nhất, Trung Quốc đang trong thời kỳ phát triển mạnh
mẽ công nghiệp hóa, thị trường hóa và đô thị hóa, cùng với đó là thời kỳ mở rộng tiêu dùng
và nâng cấp cơ cấu. Trong số 1,3 tỷ dân của Trung Quốc, có 700 triệu nông dân. Trung
Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất trên thế giới về dân số và địa lý. Thứ
hai, Trung Quốc có nguồn lao động dồi dào và nhiều lợi thế về nhân tài. Thứ ba, sau hơn 30
năm cải cách và mở cửa, đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính trong 10 năm qua, hệ thống
tài chính của Trung Quốc về cơ bản đã lành mạnh và ổn định, hỗ trợ mạnh mẽ để phát triển
kinh tế.
中国政府的判断和所采取的措施无疑是准确而卓有成效的。根据中国国家统计
局于 2009 年 10 月 22 日发布的数据,2009 年前三季度中国 GDP 增长率为
7.7%,其中第三季度增 长率为 8.9%。国家统计局发言人同时表示,中国实行
的经济刺激计划取得了明显成效,经济企稳回升势头逐步增强,实现当年经济
增长 8%的目标是有把握的。鉴于中国经济的一 些先行指标已经呈现出好转态
势,2009 年 7 月 22 日,国际货 币基金组织(IMF)表示,根据近期数据,中国
经济已率先开 始复苏。IMF 还赞扬中国政府积极的财政政策和货币政策帮助
缓解了经济下滑,有助于 2009 年和 2010 年经济复苏,也为全球稳定作出了贡
献。世界银 行在 11 月 4 日发表的《中国经济 季报》中,将对中国 2009 年增
长 的预测从 7.2%提高到 8.4%,并指 出这是因为中国的经济刺激方案 效果超
过预期。2009 年 12 月 2 日,联合国提前发布了《2010 年世界 经济形势与展
望》报告的主要内容。报告称,如果目前的刺激经济政策得以持续,世界经济
将在 2010 年缓慢复苏,实现 2.4%的低速增长。发展中经济体将成为 2010 年
世界经济增长的主要动力,其中亚洲地区发展中经 济体的经济增长速度最快,
中国和印度经济预计将分别增长 8.8%和 6.5%。这表明中国经济一直走在了世
界经济复苏的最 前列。
Những phán đoán và biện pháp của chính phủ Trung Quốc chắc chắn chính xác và có kết
quả. Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 22 tháng 10 năm
2009, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 3 quý đầu năm 2009 là 7,7%, trong đó
tốc độ tăng trưởng trong quý 3 là 8,9%. Người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia cũng cho
biết, kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, đang
trên đà ổn định, phục hồi và đi lên, thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm. Một vài
chỉ số quan trọng hàng đầu của nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng tích cực, ngày
22/7/2009, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, theo số liệu gần đây, nền kinh tế Trung
Quốc đã bắt đầu phục hồi. IMF cũng ca ngợi các chính sách tài khóa và tiền tệ chủ động của
chính phủ Trung Quốc đã giúp xoa dịu suy thoái kinh tế, góp phần phục hồi nền kinh tế
trong năm 2009 và 2010, và góp phần vào sự ổn định toàn cầu. Trong "Báo cáo hàng quý
Kinh tế Trung Quốc" được công bố vào ngày 4 tháng 11, Ngân hàng Thế giới đã nâng mức
dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2009 từ 7,2% lên 8,4% , và chỉ ra rằng điều
này là do kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc đã hiệu quả hơn so với dự kiến. Ngày
2 tháng 12 năm 2009, Liên hợp quốc đã công bố những nội dung chính của báo cáo “Triển
vọng và tình hình kinh tế thế giới năm 2010”. Theo báo cáo, nếu tiếp tục các chính sách
kích thích kinh tế như hiện nay, kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm trong năm 2010, đạt mức
tăng trưởng thấp 2,4%. Các nền kinh tế đang phát triển sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thế giới trong năm 2010. Trong số đó, các nền kinh tế đang phát triển ở Châu
Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ tăng
trưởng lần lượt là 8,8% và 6,5%. Điều này cho thấy kinh tế Trung Quốc đã đi đầu trong quá
trình phục hồi kinh tế thế giới. 
 尽管如此,中国政府仍然保持了高度冷静。2009 年 7 月 23 日,中共中央政治

局召开会议,认为当前经济仍存在不稳定因素,要求下半年要继续把促进经济
平稳较快发展作为中国经济工作的首要任务。2009 年 12 月 5-7 日,中央经济工
作会议在北京举行,回顾了 2009 年中国经济的得失并部署 2010 年经济工作。
会议指出,2010 年经济工作将重点促进发展方式的转变,要以扩大内需特别是
增加居民消费需求为重点,稳步推进城镇化,优化产业结构,努力使经济结构
调整 取得明显进展。同时,2010 年,中国将保持宏观经济政策的连续性和稳
定性,继续实施积极的财政政策和适度宽松的货币政策。这次会议的召开有望
促进中国经济的企稳回升,并加快中国经济结构的调整。
Mặc dù vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn giữ cao thái độ bình tĩnh. Ngày 23 tháng 7 năm
2009, Cục Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp và cho rằng nền kinh tế
hiện nay vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn, đồng thời yêu cầu tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế
ổn định và nhanh chóng là nhiệm vụ hàng đầu của công tác kinh tế Trung Quốc. Ngày 5-
7/12/2009, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương được tổ chức tại Bắc Kinh đã điểm lại
những mặt tốt và chưa tốt của kinh tế Trung Quốc năm 2009 và triển khai công tác kinh tế
năm 2010. Hội nghị chỉ rõ công tác kinh tế năm 2010 tập trung đẩy mạnh chuyển đổi
phương thức phát triển, chú trọng mở rộng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tăng
nhu cầu tiêu dùng của người dân, từng bước thúc đẩy đô thị hóa, tối ưu hóa cơ cấu công
nghiệp, phấn đấu đạt nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đồng thời
trong năm 2010, Trung Quốc cần duy trì tính liên tục và ổn định của những chính sách kinh
tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ nới lỏng.
Cuộc họp này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự ổn định, phục hồi và đẩy nhanh quá trình điều
chỉnh cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.
中国经济的低起点
Xuất phát điểm thấp của nền kinh tế Trung Quốc
由于工业化的滞后,中国近代一直被西方列强欺凌。内忧外患不止,生灵涂炭、
民不聊生,国际地位日益衰落。1840 年 以来的短短 100 余年间,中国共经历了
12 次较大的战争和革命, 其中 6 次是反抗帝国主义侵略的战争(第一次鸦片战
争、第二 次鸦片战争、中法之战、甲午中日战争、八国联军侵华战争、抗日
战争),6 次是国内战争(太平天国运动、义和团运动、辛亥革命、二次革命、北
伐战争、中原大战、土地革命战争、解 放战争)。帝国主义的侵略、封建主义
的压迫以及上述战争所造成的直接和间接的经济损失,使得中国经济发展非常
缓慢,水平很低。 
纵向看,1949 年中华人民共和国成立时,中国人均国民收入仅为 66.1 元。从
1840 年到 1949 年,GDP 年均增长不到 1%。1949 年的工农业总产值中,农业总产
值的比重占 70%,工业总产值比重占 30%,而重工业总产值占工农业总产值的比重
仅为 7.9%。中国还是一个贫穷落后的农业国。 
横向看,1820—1950 年间,世界经济取得了前所未有的巨大进展。世界 GDP 增加
为 7.68 倍,世界人均 GDP 增加为 3.17 倍。美国人均 GDP 增加到 7.61 倍,西欧人
均 GDP 增加到 3.73 倍, 日本人均 GDP 增加到 2.88 倍。而在中国,人均 GDP 还
下降了。根据英国经济学家安格斯·麦迪森的研究成果,中国的 GDP 从 1820 年
相当于世界平均水平的 90%降低到 1950 年相当于世界平均水平的 21%。中国在
全球 GDP 中所占比例也从 1/3 降到了 1/22。
Do công nghiệp hóa còn lạc hậu, Trung Quốc trong thời cận đại luôn bị các nước phương
Tây chèn ép. Thù trong giặc ngoài không dứt, khiến nhân dân khốn khổ và lầm than, vị thế
quốc tế ngày càng suy yếu. Chỉ trong khoảng 100 năm ngắn ngủi năm kể từ năm 1840,
Trung Quốc đã trải qua 12 cuộc chiến tranh và cuộc cách mạng lớn, trong đó có 6 cuộc
chiến tranh chống đế quốc xâm lược ( Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, chiến tranh Nha
phiến lần thứ hai, chiến tranh Trung – Pháp, chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh giữa liên
quân tám nước và quân xâm lược Trung Quốc, chiến tranh kháng Nhật ), 6 cuộc nội chiến
( Phong trào Thái Bình Thiên Quốc, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, Cách mạng Tân Hợi,
Cuộc cách mạng thứ hai, chiến tranh Bắc Phạt, Đại chiến Trung Nguyên, Chiến tranh cách
mạng ruộng đất, chiến tranh Giải Phóng). Đế quốc xâm lược, phong kiến áp bức, những
thiệt hại trực tiếp và gián tiếp về kinh tế do các cuộc chiến tranh nói trên gây ra đã khiến cho
kinh tế Trung Quốc phát triển vô cùng chậm chạp với trình độ thấp. 
Khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, thu nhập
bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ có 66,1 nhân dân tệ. Từ năm 1840 đến năm 1949,
GDP tăng trưởng với tốc độ dưới 1% mỗi năm. Trong tổng sản lượng công nghiệp và nông
nghiệp năm 1949, tỉ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 70%, tỉ trọng giá trị sản xuất
công nghiệp chiếm 30%, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp nặng chỉ chiếm 7,9% tổng
giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp. Trung Quốc vẫn là một nước nông nghiệp
nghèo nàn lạc hậu. 
Từ năm 1820 đến năm 1950, nền kinh tế thế giới đạt được những tiến bộ vượt bậc chưa từng
có. GDP thế giới tăng 7,68 lần, GDP bình quân đầu người của thế giới tăng 3,17 lần. GDP
bình quân đầu người của nước Mỹ tăng lên 7,61 lần, GDP bình quân đầu người của Tây Âu
tăng lên 3,73 lần, và GDP bình quân đầu người của Nhật Bản tăng lên 2,88 lần. Còn tại
Trung Quốc, GDP bình quân đầu người vẫn giảm. Theo kết quả nghiên cứu của nhà kinh tế
học người Anh Angus Maddison, GDP của Trung Quốc từ năm 1820 tương đương với 90%
mức trung bình của thế giới giảm xuống còn 21% mức trung bình của thế giới vào năm
1950. Tỷ trọng GDP toàn cầu của Trung Quốc cũng đã giảm từ 1/3 xuống 1/22.

“五年计划”
Kế hoạch năm năm
“五年计划”是中国国氏经济计是的一部分,主要是对全国 重大建设項目、
生产力分布和国民经济重要比例关系等作出規划,为国民经济发展速景規定目
标和方向。1949 年中年人民共 和国成主以来,除了 1963 年至 1965 年为国民
经济调整时期外,从 1953 年到 2005 年,中国己经实施了十个 “五年计划”,
目前正在实施第十ー个“五年计划,(2006-2010 年),并改称“五 年規划”。
“ Kế hoạch 5 năm” là một phần nằm trong kế hoạch kinh tế quốc gia của Trung Quốc, chủ yếu là về
các dự án xây dựng công trình lớn trên toàn quốc, lập kế hoạch phân bố lực lượng sản xuất và mối
quan hệ tỉ trọng quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đặt mục tiêu và phương hướng phát triển
nhanh nền kinh tế quốc dân.  Kể từ sau năm 1949 khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được
thành lập , Trừ giai đoạn 1963-1965 là thời kỳ điều chỉnh nền kinh tế cả nước, Từ năm 1953 đến
năm 2005, Trung Quốc đã thực hiện 10 lần "kế hoạch 5 năm", Trước mắt hiện đang thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ 11 ( 2006-2010)  và đổi tên thành “ Quy hoạch 5 năm”. 

156 项工程与中国工业布局
“一五”时期苏联援建的 156 项工程中,进人实际施工的共有 150 项:军事工
业企业 44 个(其中航空工业 12 个、电子工业 10 个、兵器工业 16 个、航天工业
2 个、船舶工业 4 个);冶全工业企业 20 个(其中钢铁工业 7 个,有色金属工业
13 个);化学工业企业 7 个;机械加工企业 24 个;能源工业企业 52 个(其中煤
炭工业和电力工业各 25 个、石油工业 2 个);轻工业和医药工业 3 个,这些项
目建设的主要目的是为中国建立比校完整的基础工业体系和国防工业体系,以
奠定新中国工业化的初步基础。
以 156 项工程为中心的“一五 ”工业化建设,使中国的工业技术水平从 1949
年时落后于工业发达国家近一个世纪,迅速提高到 20 世纪 40 年代的水平。 到
1957 年,中国先后建成了以大中城市为核心的 8 大工业区:以沈阳 、鞍山为
中心的东北工业基地; 以北京 、天津 、唐山 为 中心的华北工业区;以太原
为中心的山西工业区;以武汉为中心的湖北工业区;以郑州为中心的郑洛汴工
业区 ;以西安为中心的陕西工业区;以兰州为中心的甘肃工业区;以重庆为
中心川南工业区 。
“ 一五 ”计划使 1949 年前中国约 70%的工业及工业城市密集于东部沿海地带
的畸形状况发生了根本性的变化 。
Trong số 156 hạng mục công trình do Liên Xô viện trợ trong thời kỳ “ kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất”, có tổng cộng 150 hạng mục đã được đưa vào thi công thực tế:ngành công
nghiệp quân sự có 44 xí nghiệp  ( Trong đó có 12 xí nghiệp công nghiệp hàng không ,  10 xí
nghiệp công nghiệp điện tử, 16 xí nghiệp công nghiệp vũ khí, 2 xí nghiệp trong ngành hàng
không vũ trụ và 4 xí nghiệp trong ngành công nghiệp đóng tàu); 20 xí nghiệp công nghiệp
luyện kim ( Trong đó có 7 xí nghiệp gang thép và 13 xí nghiệp kim loại màu); 7 xí nghiệp
công nghiệp hóa chất; 24 xí nghiệp gia công cơ khí; 52 xí nghiệp công nghiệp năng lượng
(Trong đó, có 25 xí nghiệp thuộc ngành than và 25 xí nghiệp thuộc ngành điện, 2 xí nghiệp
thuộc ngành dầu khí); 3 xí nghiệp thuộc công nghiệp nhẹ và công nghiệp dược phẩm. Mục
đích chính của các hạng mục công trình này là thiết lập hệ thống công nghiệp cơ bản hoàn
chỉnh và hệ thống công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, nhằm đặt nền móng ban đầu cho
quá trình đổi mới công nghiệp hóa của Trung Quốc.
Việc xây dựng công nghiệp hóa với “ Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”  tập trung vào 156 hạng
mục đã khiến cho Trung Quốc từ một nước có trình độ công nghiệp bị tụt hậu so với nền
công nghiệp của các nước phát triển gần một thế kỷ vào năm 1949, đã nhanh chóng đạt đến
trình độ cao trong những năm 40 của thế kỷ 20. Đến năm 1957, Trung Quốc đã liên tiếp xây
dựng 8 khu công nghiệp tập trung vào các thành phố vừa và lớn: Khu công nghiệp Đông
Bắc tập trung tại Thẩm Dương và An Sơn; Khu công nghiệp Hoa Bắc tập trung tại Bắc
Kinh, Thiên Tân và Đường Sơn; Khu công nghiệp Sơn Tây tập trung tại Thái Nguyên; Khu
công nghiệp Hồ Bắc tập trung tại Vũ Hán; Khu công nghiệp Trịnh Lạc Biện tập trung tại
Trịnh Châu; Khu công nghiệp Thiểm Tây tập trung tại Tây An; Khu công nghiệp Cam Túc
tập trung tại Lan Châu; Khu công nghiệp Nam Xuyên tập trung ở Trùng Khánh.
“Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” đã mang lại sự thay đổi cơ bản so với tình hình trước năm
1949 đó là khoảng 70% các ngành công nghiệp và thành phố công nghiệp của Trung Quốc
tập trung ở vùng duyên hải phía Đông.

“大跃进 ” 和 “ 人民公社”
“Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân dân”
“大跃进”运动是指 1958 - 1960 年间,中国共产党在全国范围内开展的极
“左”路线的运动 。“大跃进”运动在生产发展上追求高速度,以实现工农
业生产高指标为目标,要求工农业主要产品的产量成倍 、几倍 、甚至几十倍
地增长 。尽管这条总路线的出发点是要尽快地改变中国经济文化落后的状况,
但由于忽视了客观经济规律,根本不可能迅速地改变中国经济文化落后的状况
。“大跃进”运动导致了国民经济比例的大失调,并造成严重的经济困难 。
人民公社在中国普遍存在的时期为 1958 - 1984 年,属于一种“政社合一”组织,
即把基层政权机构(乡人民委员会)和集体经济组织的领导机构(社管理委员会)
合为一体,统一管理全乡、全社的各种事务。人民公社既是生产组织,也是基层
政权。人民公社成立初期,生产资料实行单一的公社所有制,在分配上实行工
资制和供给制相结合,并取消了自留地,压缩了社员家庭副业,挫伤了农民的
生产积极性,严重影响了农村生产力的发展。后经多次调整,1962 年 以后,
绝大多数人民公社实行了“ 三级所有,队为基础”的 制度,恢复和 扩大了
自留地和家庭副业。但仍存在着管理过分集中、经营方式过于单一和分配上的
平均主义等缺点 。随着 1978 年后农村地区普遍实行家庭承包经为主 的农业生
产责任制,人民公社全部被乡、或镇取代。
Phong trào “Đại nhảy vọt” là giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1960, Phong trào đã triển khai
đường lối “Tả” do Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Phong
trào “Đại nhảy vọt” nhằm phát triển sản xuất với tốc độ cao, đạt được các chỉ số sản xuất
công nông nghiệp lớn, yêu cầu sản lượng các sản phẩm công nông nghiệp chủ yếu phải tăng
theo cấp số nhân, gấp vài lần, thậm chí hàng chục lần. Mặc dù xuất phát điểm của lộ trình
chung này là nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu về kinh tế và văn hóa của Trung Quốc một
cách cấp tốc, nhưng vì đã bỏ qua các quy luật kinh tế khách quan nên không thể thay đổi
nhanh chóng tình trạng lạc hậu về kinh tế và văn hóa của Trung Quốc. Phong trào “Đại nhảy
vọt” đã dẫn đến sự mất cân đối lớn về tỷ trọng của nền kinh tế quốc dân và gây ra những
khó khăn nghiêm trọng về kinh tế.
Thời kỳ công xã nhân dân phổ biến ở Trung Quốc từ năm 1958 đến năm 1984, Tổ chức
thuộc về “chánh xã hợp nhất” tức là hợp nhất tổ chức quyền lực chính trị cơ sở (uỷ ban nhân
dân chính quyền) và tổ chức lãnh đạo kinh tế tập thể (uỷ ban quản lý xã hội) thành một, và
quản lý các công việc của toàn khu vực và toàn xã hội theo một phương thức thống nhất.
Công xã nhân dân vừa là tổ chức sản xuất vừa là chính quyền cơ sở. Những ngày đầu thành
lập, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu chung của một xã, thực hiện kết hợp giữa hệ thống tiền
lương và hệ thống cung ứng trong phân phối cùng với đó là đất tư hữu bị xóa bỏ, đã kìm
hãm ciệc kinh doanh gia đình của các thành viên trong xã, làm mất đi lòng hăng hái sản xuất
của nông dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất nông thôn.
Sau một số điều chỉnh từ năm 1962, đa số công xã nhân dân đã thực hiện chế độ “ Sở hữu
tam cấp, Đội vi cơ sở”, khôi phục mở rộng đất tư hữu và kinh doanh gia đình. Tuy nhiên,
vẫn còn một số tồn tại như quản lý quá tập trung, phương thức hoạt động quá đơn lẻ và chủ
nghĩa bình quân trong phân phối. Với việc triển khai rộng rãi hệ thống trách nhiệm sản xuất
nông nghiệp chủ yếu dựa trên quản lý hợp đồng hộ gia đình ở các vùng nông thôn sau năm
1978, các xã đều được thay thế bằng thị trấn.
文化大革命
Đại cách mạng văn hóa
无产阶级文化大革命(简称“文化大革命”或“文革”)是 一场开始于 1966
年而结東于 1976 年的重大政治动,“文化大 革命”的十年现在被广泛认为是
中华人民共和国建国至今最动 荡不安的灾难性阶段,常常被称为“十年动
乱”或“十年浩劫”。
19816 月 27 日,中共十一届六中全会通过的《美于建国 以来党的若干历史问
题的决议》指出:“1966 年 5 月至 1976 年 10 月的,文化大革命,使党、国家
和人民遭到建国以来最严重 的挫折和损失”,“‘文化大革命’是一场由领
导者错误发动,被 反革命集团利用,給党、国家和各族人民带来严重灾难的
內乱”。
 Đại cách mạng văn hóa giai cấp vô sản ( gọi tắt là “Đại cách mạng văn hóa” hoặc “ Cách
mạng văn hóa” ) là một phong trào chính trị lớn bắt đầu vào năm 1966 và kết thúc vào năm
1967. Thập kỷ “ Cách mạng văn hóa” hiện được nhiều người coi là giai đoạn hỗn loạn và
thảm khốc nhất kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Thường
được gọi là “ 10 năm loạn lạc” hoặc “ 10 năm thảm họa”. 
Ngày 27 tháng 6 năm 1981, Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc khóa XI đẫ chỉ ra rằng: “ Cách mạng Văn hóa từ tháng 5 năm 1966 đến
tháng 10 năm 1976 đã khiến cho Đảng, đất nước và nhân dân phải chịu những thất bại và
tổn thất nghiêm trọng nhất kể từ khi nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành
lập”. “ Cách mạng văn hóa là một chiến dịch sai lầm do những nhà lãnh đạo phát động và bị
nhóm phản cách mạng lợi dụng, đã mang lại tai họa nặng nề cho Đảng, cho đất nước và
nhân dân các dân tộc” 

安徽小岗: 农村改革的无行者
Tiểu Cương - An Huy: Những người không thực hiện cải cách nông thôn
1978 年 12 月的一天,安徽省凤阳县小岗村 18 户农民,再也不愿在“集休生产”
的日子里挨饿,聚到一起赌咒发誓,分田到户, 在“生死契约”上提下了手印,
并在“秘密协议”歪歪扭扭地写着几行字:万一走漏风声,队干部为此蹲班房,
全队社员共同负责把他们的小孩托养到 18 周岁,并保证“包产 到户”后农产
品的分配为:第一要完成国家征购的,第二要留足集体提留的,剩下才是自己的,
从此,“集休生产”被“包产到户”代替,中国掀起了农村改革的热潮。 
Một ngày vào tháng 12 năm 1978, 18 người nông dân của ngôi làng Tiểu Cương, huyện
Phụng Dương, tỉnh An Huy không muốn chết đói trong những ngày “ sản xuất tập thể ” đã
cùng nhau tập hợp lại và thề rằng sẽ phân chia ruộng cho các hộ gia đình, đóng dấu tay vào
“ khế ước sinh tử ”, và viết một vài dòng trong “ thỏa thuận bí mật”: Trong trường hợp bị lộ
mà có người phải vào tù thì các thành viên khác trong Đội sẽ có trách nhiệm nuôi dạy chăm
sóc con cái của họ đến khi tròn 18 tuổi, và đảm bảo việc phân phối nông sản sau khi “ khoán
hộ” như sau: Thứ nhất là hoàn thành trưng mua đất đai, thứ hai là giữ lại một phần cho tập
thể, phần còn lại là của bản thân. Kể từ đó, “ sản xuất tập thể” được thay thế bằng “ sản xuất
“ khoán hộ”, Trung Quốc đã bắt đầu một làn sóng cải cách nông thôn. 

“两个大局” 思想
Tư tưởng “Hai tổng thể”
1988 年 9 月,邓小平提出:“沿海地区要加快对外开放,使 这个拥有两亿人口的
广大地带较快地发展起来,从而带动内地更好地发展,这是一个事关大局的问
题。内地要顾全这个大局。 反过来,发展到一定时候,又要求沿海拿出更多力
量来帮助內 地发展,这也是个大局。那时沿海也要服从这个大局”。 这个思
想后来被概括为“两个大局”思想。20 世纪 80-90 年代沿海地 区获得许多对
外开放和经济优惠政策,90 年代末中央提出“西 部大开发战略”和“振兴东北
老工业基地”战略都是“两个大局” 思想的实施。同时,中国改革开放 30 多年
来经济发展的成就也 证明“两个大局”的战略思想是正确的。
Vào tháng 9 năm 1988, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra ý tưởng về: “ Các khu vực ven biển cần
tăng tốc độ mở cửa với thế giới bên ngoài, để khu vực rộng lớn với dân số 200 triệu người
này có thể phát triển nhanh hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các khu vực nội địa, đây là
một vấn đề lớn. Đại lục cần phải quan tâm đến vấn đề này. Ngược lại, tại một thời điểm
phát triển nhất định, các bờ biển cũng phải dành nhiều lực lượng để giúp nội địa phát triển,
đây cũng là một vấn đề lớn. Khi đó khu vực bờ biển cũng nên tuân theo tình hình chung. Tư
tưởng này sau đó được gọi tắt là tư tưởng “ Hai tổng thể”. Trong những năm 80 90 của thể
kỷ XX các vùng ven biển nhận được nhiều chính sách mở cửa và ưu đãi kinh tế, cuối những
năm 90 chính quyền trung ương đưa ra chiến lược “Phát triển miền Tây” và “hồi sinh các cơ
sở công nghiệp cũ ở Đông Bắc Trung Quốc”. Đồng thời, những thành tựu phát triển kinh tế
của Trung Quốc trong hơn 30 năm cải cách và mở cửa vừa qua cũng chứng tỏ tư duy chiến
lược “Hai tổng thể” là đúng đắn.

中国 4 万亿投资
Khoản đầu tư 4000 tỷ của Trung Quốc
2008 年 11 月,为了应对日趋严峻的世界金融危机,抵御金 融危机对中国的不
利影响,中国政府决定实行积极的财政政策和适度宽松的货币政策,出台十项
扩大国内需求措施,包括加快 民生工程、基础设施、生态环境建设和灾后重
建等。这十项措施的落实,到 2010 年底约需投资 4 万亿元。 
4 万亿元人民币的投资相当于 2008 年中国经济总量的 13.3%、投资总量的
23%。在 4 万亿元投资中,新增中央投资共 11800 亿元,占总投资规模的
29.5%,主要来自中央预算内投资、中央政府性基金、中央财政其他公共投资,
以及中央财政灾后恢复重建基金;其他投资 28200 亿元,占总投资规模的
70.5%,主要来自地方财政预算、中央财政代发地方政府债券、政策性 貸款、
企业(公司)债券和中期票据、银行贷款以及吸引民间投资等。
 “4 万亿”投资构成大体包括七个方面: 
—民生工程,主要是保障性住房,包括廉租房、林区、垦区、煤矿棚户区改造。
总规模 4000 亿元左右; 
—农村的民生工程。包括水、电、路、气、房,即农村 安全饮水、农村电网改
造、农村道路建设、农村沼气建设、农 村危房改造和游牧民定居。大体上是
3700 亿;
—基础设施的建设;铁路、公路、机场、水利等。大体 上是 1.5 万亿元左右;
—教育、卫生、文化、计划生育等社会事业方面。大体 上是 1500 亿元;
—节能减排和生态工程。大体上是 2100 亿元;
— 调整结构和技术改造。大体上是 3700 亿左右。
—汶川大地震重点灾区的灾后恢复重建,资金总规模是 1 万亿元。
2009 年 1 季度,上述扩大投资的政策对经济的拉动作用已经开始显现:中央投
资拉动全社会固定资产投资增长速度加快, 带动重点领域投资明显加快中央投
资拉动全社会固定资产投资。同时,经济运行出现积极变化,工业生产和部分
投资品价格逐步企稳。
Vào tháng 11 năm 2008 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang ngày
càng diễn ra gay gắt và chống lại tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính đối với
Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định thực hiện chính sách tài khóa chủ động
và chính sách nới lỏng tiền tệ, đưa ra 10 các biện pháp để mở rộng nhu cầu trong nước bao
gồm đẩy nhanh các dự án dân sinh, cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường sinh thái và tái thiết
sau thiên tai,... Để thực hiện mười biện pháp này cần khoản đầu tư khoảng 4 nghìn tỷ nhân
dân tệ vào cuối năm 2010.
 4 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương với 13,3% tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc và
23% tổng vốn đầu tư vào năm 2008. Trong 4 nghìn tỷ nhân dân tệ, vốn đầu tư mới của trung
ương là 1.180 tỷ, chiếm 29,5% tổng quy mô, chủ yếu là vốn từ ngân sách trung ương, vốn
của chính phủ trung ương, các khoản đầu tư công khác của kho bạc trung ương và Quỹ tái
thiết và phục hồi sau thiên tai của kho bạc trung ương; Các khoản đầu tư khác trị giá 2,82
nghìn tỷ nhân dân tệ, chiếm 70,5% tổng quy mô đầu tư, chủ yếu từ ngân sách địa
phương,phát hành trái phiếu chính phủ, cho vay chính sách, trái phiếu doanh nghiệp (công
ty) và trái phiếu trung hạn, các khoản vay ngân hàng và thu hút đầu tư tư nhân,...
Cơ cấu đầu tư “4 nghìn tỷ” gồm 7 khía cạnh: 
- Các dự án dân sinh, chủ yếu là nhà ở giá rẻ, bao gồm nhà ở cho thuê giá rẻ, những khu
rừng, khu khai hoang và khai thác mỏ than, cải tạo thị trấn. Tổng quy mô khoảng
400 tỷ nhân dân tệ;

- Các dự án nông thôn. Bao gồm nước, điện, đường, ga và nhà ở, cụ thể là nước sạch
dùng cho sinh hoạt ở nông thôn, tái thiết lưới điện , làm đường giao thông, xây dựng
hầm biogas, xây dựng lại nhà dột nát ở nông thôn và định cư cho dân du canh.
Khoảng 370 tỷ đồng;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sắt, đường cao tốc, sân bay, thủy lợi,... Nói chung
khoảng 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ;

- Giáo dục, y tế, văn hoá, kế hoạch hoá gia đình và các chủ trương xã hội khác. Khoảng
150 tỷ nhân dân tệ;

- Tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải cùng các dự án sinh thái. Khoảng 210 tỷ nhân
dân tệ;

- Điều chỉnh cơ cấu và chuyển đổi công nghệ khoảng 370 tỷ;

- Khôi phục và tái thiết sau thảm họa ở những vùng trọng điểm của trận động đất Vấn
Xuyên, tổng quy mô vốn là 1 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Trong quý I năm 2009, tác động thúc đẩy của các chính sách mở rộng đầu tư đối với nền
kinh tế nêu trên đã bắt đầu hiện rõ: Chính phủ trung ương đẩy mạnh đầu tư tài sản cố định
trong toàn xã hội đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực trọng
điểm để tăng tốc đáng kể. Đồng thời, hoạt động kinh tế có chuyển biến tích cực, giá cả sản
xuất công nghiệp và một số sản phẩm dần ổn định.

You might also like