Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Sinh viên: Hoàng Phương Nhung

MSSV: 31201025059

MHP: 22C1BUS50300601

Phân tích Chiến lược kinh doanh và Quản trị chiến lược kinh doanh của
Coca-Cola trong bối cảnh Toàn cầu hoá.

Để trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên thế giới,
Coca-Cola đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách
hiệu quả. Các chiến lược chính trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola
bao gồm:

- Chiến lược đa thị trường nội địa 

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola trong giai đoạn đầu mới thâm
nhập thị trường quốc tế đó là chiến lược đa thị trường nội địa. Đây là chiến lược
hướng đến việc tối đa hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc điểm của công ty
thực hiện chiến lược đa thị trường nội địa là họ tùy biến sản phẩm và chiến lược
marketing để phù hợp với yêu cầu thị trường.

 Áp lực giảm chi phí: Giai đoạn này Coca-Cola đã định vị thương hiệu của
mình trong lòng khách hàng. Do đó, áp lực giảm chi phí của Coca-cola vào
giai đoạn này không cao.
 Áp lực thích nghi thị trường: Coca-Cola đã nghiên cứu và đưa ra các dòng
sản phẩm có mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa
phương. 

Do lúc này Coca Cola mới bắt đầu xâm nhập vào thị trường nội địa của các quốc
gia khác. Để có những bước đi chắc chắn, tạo sự thuận lợi khi đặt chân lên các
quốc gia này, Coca Cola cần đáp ứng tốt nhu cầu ở từng thị trường để tạo sự chấp
nhận đối với sản phẩm này. Coca Cola đã nghiên cứu và đưa ra các dòng sản phẩm
có mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa phương. 

- Chiến lược toàn cầu hóa 


Trong giai đoạn từ năm 1981 – 2000, chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-
Cola là chiến lược toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược toàn cầu
thường tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược
marketing trên tất cả các thị trường. Từng hoạt động tạo giá trị như sản xuất,
marketing, phát triển sản phẩm được tập trung thực hiện ở một số ít địa điểm trên
thế giới nhằm khai thác kinh tế quy mô và kinh tế địa điểm.

 Áp lực giảm chi phí: Coca Cola đứng trước nguy cơ đánh mất vị trí của
mình vào tay đối thủ Pepsi. Vì thế,  điều quan trọng nhất đối với Coca-cola
lúc này là giành lại thị phần và để vượt qua những khó khăn, Coca-cola phải
đối mặt với áp lực giảm chi phí cao để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh so với đối thủ.
 Áp lực thích nghi thị trường: Trong giai đoạn này, khi sản phẩm nước giải
khát của Coca Cola đã chiếm được thị trường rộng khắp thế giới, Roberto
Goizueta đã đưa ra chiến lược kinh doanh toàn cầu cho Coca Cola. Người
dân trên thế giới sử dụng Coca Cola như một thức uống toàn cầu, một cách
thức để hòa nhập vào với xu hướng của thế giới.

Với chiến lược này, ông Roberto Goizueta, với khẩu hiệu: “Think global, act
global”, đã đẩy Coca-Cola trở thành một công ty toàn cầu, tập trung rất nhiều các
hoạt động quản lý và tiếp thị tại các trụ sở công ty ở Atlanta, tập trung vào các
thương hiệu cốt lõi của công ty, và mua cổ phần sở hữu của các công ty đóng chai
nước ngoài để công ty có thể có ảnh hưởng lên sự kiểm soát chiến lược nhiều hơn
đối với họ.

Chiến lược toàn cầu hóa giúp Coca-Cola khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm
năng bên ngoài. Và hơn hết, tiêu chuẩn hóa giúp Coca-cola tập trung vào sản phẩm
cốt lõi, kiểm soát chiến lược kinh doanh và giảm chi phí.  Hơn nữa, áp dụng chiến
lược toàn cầu hóa, Coca-cola có thể quản lý được chất lượng sản phẩm và tạo được
thương hiệu bền vững. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh, dần dần giành thị phần. Với
chiến lược này, ông Goizueta đã giúp Coca-Cola thu được 67% trong tổng thu
nhập và 77% lãi từ các quốc gia ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ. 

 Chiến lược xuyên quốc gia 

Hiện nay, chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola là chiến lược xuyên quốc
gia. Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận
thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng
cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường.  Các đơn vị kinh doanh có quyền tự
chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing
(để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí). 
Chiến lược xuyên quốc gia có thể được lựa chọn khi doanh nghiệp đối mặt với áp
lực lớn cả về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện thị trường.

Lý do mà Coca-Cola lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh
doanh quốc tế của mình là:

 Áp lực thích nghi thị trường cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và
sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.
 Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước
với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh.
Qua phân tích hai nhóm áp lực: Áp lực giảm chi phí cao và Áp lực đáp ứng yêu
cầu thị trường cao, từ đó, Coca-Cola, dưới sự lãnh đạo của ông Neville Isdell, đã
chuyển sang thực hiện Chiến lược xuyên quốc gia. Chiến lược này là sự kết hợp
giữa cả hai chiến lược toàn cầu của Goizueta và chiến lược đa nội địa của Daft
trước đây. Để đáp ứng nhóm áp lực đáp ứng yêu cầu thị trường, Coca-Cola xem
xét và hướng dẫn việc phát triển và tiếp thị sản phẩm thị trường, nhưng tiếp nhận
niềm tin rằng chiến lược, bao gồm giá cả, dịch vụ sản phẩm, và thông điệp tiếp thị,
cần được thay đổi từ thị trường này đến thị trường khác để phù hợp với các điều
kiện thị trường. 

You might also like