Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 114

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Minh Trúc

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HỌC


NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm 2014


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Minh Trúc

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HỌC


NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục


(60140120)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ XUÂN HOA

Hà Nội - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc
chọn học ngành Nông Lâm Ngư Nghiệp - trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá
trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên
cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của
riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được
trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.

Học viên

Lê Thị Minh Trúc


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Hoàng Thị Xuân Hoa đã tận
tụy, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) tham gia giảng dạy trong khóa học
đã giúp tôi tích lũy được những kiến thức quan trọng về Đo lường và Đánh giá, để
tôi ứng dụng những kiến thức đã học trong việc phân tích và xử lý số liệu trong luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) làm việc tại Viện Đảm bảo Chất lượng -
Đại học Quốc gia Hà Nội, các Thầy (Cô) trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Học viên

Lê Thị Minh Trúc


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ............... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................ ................................ ................ 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................ ................................ ................ 4
DANH MỤC BẢNG ................................ ................................ ................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 7
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 9
4. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................................... 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 10
5.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 10
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 10
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10
6.1 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 10
6.2 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................. 10
6.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................................. 11
6.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 11
6.4.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 11
6.4.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................... 11
6.4.3 Phương pháp xử lý thông tin.................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU ...... 13
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 13
1.2 Một số khái niệm........................................................................................................ 21
1.2.1 Ảnh hưởng .............................................................................................................. 21
1.2.2 Lựa chọn ................................................................................................................. 21
1.2.3 Cá nhân ................................................................................................................... 21
1.2.4 Môi trường .............................................................................................................. 22
1.2.5 Năng lực .................................................................................................................. 23
1.2.6 Nhóm ngành Nông Lâm Ngư nghiệp ....................................................................... 23
1.3.1 Lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý ............................................................................ 25
1.3.1.1 Nguồn gốc lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý - thuyết lựa chọn duy lý................... 25

1
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

1.3.1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý ......................................................................... 26


1.3.2 Thuyết nhu cầu ........................................................................................................ 27
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 29
1.4.1 Yếu tố về thuộc về cá nhân....................................................................................... 29
1.4.2 Yếu tố thuộc về môi trường ...................................................................................... 30
1.4.2.1 Yếu tố gia đình...................................................................................................... 30
1.4.2.2 Yếu tố nhà trường ................................................................................................. 31
1.4.2.3 Yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn ................................................ 31
1.4.2.4 Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ........................................ 32
1.5 Mô hình lý thuyết của nghiên cứu ............................................................................... 33
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................ ...... 35
2.1 Bối cảnh và tình hình tuyển sinh địa bàn nghiên cứu .................................................. 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 37
2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................................. 37
2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 37
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................ 39
2.2.1.3 Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................. 39
2.3 Thiết kế công cụ khảo sát ........................................................................................... 39
2.4 Tiến trình nghiên cứu ................................................................................................. 40
2.5 Đánh giá độ tin cậy và phù hợp của bộ công cụ đo lường............................................ 42
2.5.1 Giai đoạn điều tra thử nghiệm ................................................................................. 42
2.5.1.1 Số liệu điều tra thử nghiệm ................................................................................... 42
2.5.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 42
2.5.1.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi ........................................................... 46
2.5.2 Giai đoạn điều tra chính thức .................................................................................. 48
2.5.2.1 Số liệu điều tra chính thức .................................................................................... 48
2.5.2.2 Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ đo lường ....................................................... 49
2.5.2.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi ........................................................... 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ ............................... 54
3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu .................................................................................... 54
3.1.1 Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính ...................................... 54

2
3.1.2 Phân bố khách thể nghiên cứu theo nơi cư trú ......................................................... 54
3.2 Thống kê mô tả........................................................................................................... 55
3.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN ................... 55
3.2.1.1 Sở thích cá nhân ................................................................................................... 55
3.2.1.2 Năng lực cá nhân.................................................................................................. 56
3.2.1.3 Gia đình ................................................................................................................ 57
3.2.1.4 Nhà trường (trường THPT nơi bạn học) ................................................................ 57
3.2.1.5 Đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn........................................................... 58
3.2.1.6 Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ............................................ 59
3.2.2 Giá trị trung bình của các biến độc lập ..................................................................... 59
3.2.2.1 Giá trị trung bình của các biến độc lập theo nơi cư trú........................................... 60
3.2.2.2 Giá trị trung bình của các biến theo giới tính......................................................... 63
3.2.2.3 Giá trị trung bình của các biến theo ngành ............................................................ 63
3.4 Phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................. 64
3.4.1 Mô hình 1 ................................................................................................................ 65
3.4.1.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 65
3.4.1.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 68
3.4.2 Mô hình 2 ................................................................................................................ 69
3.4.2.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 69
3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 72
3.4.3 Mô hình 3 ................................................................................................................ 73
3.4.3.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 73
3.4.3.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 75
KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ........... 77
1. Kết luận........................................................................................................................ 77
2. Hạn chế đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ...................... 79
PHỤ LỤC ................................ ................................ ................................ .............. 82

3
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


NLNN : Nông Lâm Ngư nghiệp
THPT : Trung học phổ thông
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân loại nhóm ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp ........................................ 24
Bảng 3.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính ............................... 54
Bảng 3.2 : Phân bố khách thể theo nơi cư trú .................................................................... 54
Bảng 3.3: Giá trị trung bình các biến độc lập theo nơi cư trú ............................................ 60
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các yếu tố trong mô hình hồi qui ...................... 66
Bảng 3.5: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1 ................................................................. 68
Bảng 3.6: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố ...................... 69
Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 2 ................................................................. 71
Bảng 3.8: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố ...................... 72
Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 3 ................................................................. 74
Bảng 3.10: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố .................... 75

5
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ............................................................................... 41
Hình 3.1: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố sở thích cá nhân đến việc
lựa chọn học ngành NLNN ............................................................................................... 55
Hình 3.2: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố năng lực cá nhân đến việc
lựa chọn học ngành NLNN ............................................................................................... 56
Hình 3.3: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố gia đình đến việc lựa chọn
học ngành NLNN ............................................................................................................. 57
Hình 3.4: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố nhà trường đến việc lựa
chọn học ngành NLNN..................................................................................................... 58
Hình 3.5: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố đặc điểm trường và ngành
học đến việc lựa chọn học ngành NLNN .......................................................................... 58
Hình 3.7: Giá trị trung bình các biến độc lập .................................................................... 59
Hình 3.8: Giá trị trung bình của các biến theo giới tính..................................................... 63
Hình 3.9: Giá trị trung bình các biến độc lập theo ngành .................................................. 64
Hình 3.10: Biểu đồ phân tán của phần dư chuẩn hóa......................................................... 67

6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phần lớn xã
hội lại không nhận thấy được vai trò của nông nghiệp, tầm quan trọng của nhóm ngành
NLNN. Điều này biểu hiện rõ nét qua tình hình tuyển sinh những năm gần đây đối với
các ngành thuộc nhóm ngành NLNN. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM là một trong
những trường có bề dày về đào tạo các ngành trong nhóm ngành NLNN. Do đó, tỉ lệ thí
sinh lựa chọn học một số ngành thuộc nhóm ngành NLNN tương đối cao. Tuy nhiên, ở
một số ngành thuộc nhóm ngành trên đang có xu hướng tỉ lệ thí sinh lựa chọn học thấp
hơn so với các nhóm ngành ngoài NLNN. Vậy làm thế nào để có thể thu hút sự quan
tâm, duy trì và ngày càng gia tăng số lượng học sinh lựa chọn học ngành NLNN của
trường Đại học Nông Lâm TPHCM? Để trả lời được câu hỏi trên, thiết nghĩ cần thiết
phải tìm hiểu các các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN của sinh
viên, từ đó có thể đưa ra những giải pháp tác động nhằm thu hút số lượng học sinh quan
tâm đến nhóm ngành NLNN ngày càng nhiều hơn.
Liên quan đến việc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề và
chọn trường đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
nghiên cứu của Michael Brochert (2002) đã khẳng định yếu tố cá nhân là yếu tố có ảnh
hưởng quan trọng nhất đến việc chọn ngành nghề. Ngược lại với kết quả nghiên cứu
này, công trình nghiên cứu của Bromley H.Kniventon (2004) lại khẳng định yếu tố về
gia đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề của học
sinh. Đặc biệt, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông
nghiệp của tác giả F.M.Onu & Michael E.Ikehi (2013) cho thấy: sở thích cá nhân, cơ
hội công việc và nghề nghiệp trong tương lai là các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn
học ngành nông nghiệp. Liên quan gần với nghiên cứu này, một công trình nghiên cứu
khác của Blannie & Levon T.Esters lại cho rằng cha mẹ, người giám hộ và bạn bè là
những người có ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề của sinh viên.
Kế thừa các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước có một số nghiên
cứu của các tác giả: kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) cho

7
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

thấy cơ hội nghề nghiệp, cơ hội đào tạo liên thông và sự tác động của đối tượng
tham chiếu là ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành Quản trị
doanh nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu của tác giả Trương Thị Hoa (2011) cho
thấy năng lực của cá nhân là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất trong các yếu tố gia
đình, thầy cô, phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến của bạn bè. Tổng hợp kết quả
nghiên cứu của hai nghiên cứu trên, nghiên cứu của Lê Thị Thùy Vân & Cao Hào
Thi (2012) cho thấy có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành: đặc
điểm cá nhân, tương lai nghề nghiệp, cơ hội học tập, thông tin xã hội, đối tượng
ngoài gia đình, kế thừa nghề nghiệp.
Kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường và ngành học, mỗi nghiên cứu cho
một kết quả về mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN và liệu rằng
các kết quả trên có phù hợp đối với việc đối với việc lựa chọn học ngành NLNN
hay không, các yếu tố nào thực sự có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và việc
làm cho lao động nông thôn của các tác giả Nguyễn Thị Linh (2007), Phạm Văn Hải
& Tạ Thị Khuyên (2010) cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa
kéo theo tình trạng bộ phận nguồn lao động trẻ trong nông nghiệp chuyển sang các
ngành nghề phi nông nghiệp hoặc di cư lên vùng thành thị. Từ tình hình thực tế này
cho thấy, nếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa không có sự kiểm soát
đúng hướng, trong tương lai nguồn lao động trong nông nghiệp có nguy cơ “già
hóa” và số lượng lao động trong nông nghiệp sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt.
Xuất phát từ tất cả những lí do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Một số
yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành Nông Lâm Ngư nghiệp - trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành Nông Lâm Ngư
nghiệp của sinh viên trường đại học Nông Lâm TP.HCM, giúp lãnh đạo Nhà trường

8
có cơ sở khoa học, có cái nhìn tổng quát hơn về việc chọn học các ngành NLN của
sinh viên từ đó lãnh đạo Nhà trường có thể đề ra những giải pháp nhằm thu hút học
sinh sinh viên lựa chọn học ngành NLN nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm
TPHCM nói riêng, và góp phần nâng cao chất lượng và số lượng lao động lĩnh vực
Nông Lâm Ngư nghiệp trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài về các yếu tố
ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN.
- Khảo sát, kết hợp giữa phân tích định lượng và phân tích định tính tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN.
- Khám phá những yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với việc chọn
học ngành NLNN.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tại trường Đại học nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu: chỉ thực hiện việc thăm dò ý kiến đối với các sinh
viên năm thứ nhất đang học các ngành NLNN tại trường theo hệ thống tín chỉ.
- Thời gian thực hiện nghi ên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn
từ năm 2013-2014.
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về sự ảnh hưởng của một số các yếu tố
thuộc về cá nhân và một số yếu tố thuộc về môi trường ảnh hưởng đến việc chọn
ngành học riêng đối ngành NLNN, cụ thể như sau:
Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về cá nhân như: sở thích cá nhân, năng
lực cá nhân.
Ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về môi trường như: gia đình, bạn bè, nhà
trường (trường THPT nơi bạn học), đặc điểm trường và ngành học, nhu cầu xã hội
và việc làm sau khi tốt nghiệp.

9
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Công cụ thu thập và phân tích dữ liệu: dữ liệu được thu thập thông qua việc
thăm dò ý kiến của người học bằng bảng hỏi và được phân tích bằng phần mềm
SPSS 16.0, mô hình Rash với phần mềm Quest.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả của luận văn có thể là sự minh họa thêm, góp phần khẳng định các kết
quả về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường, ngành học mà các nghiên
cứu trước đã thực hiện. Bên cạnh đó, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công
trình nghiên cứu trước và từ những nét riêng biệt của đề tài nghiên cứu, tác giả đã
ứng dụng xây dựng mô hình nghiên cứu mới cho đề tài.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu giúp cho lãnh đạo nhà trường có cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn ngành NLNN trong phạm vi nghiên cứu trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu có thể mở ra hướng đi mới cho các nghiên
cứu sau phát triển và hoàn thiện, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học
ngành NLNN mà đề tài còn chưa khám phá được.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đặc ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN?
Câu hỏi 2: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN, yếu
tố nào có mức độ ảnh hưởng cao nhất?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đưa ra giả thuyết
nghiên cứu như sau:
 Giả thuyết 1: Một số yếu tố thuộc về cá nhân và môi trường có ảnh hưởng đến
việc chọn học ngành NLNN
- Yếu tố thuộc về cá nhân: Sở thích cá nhân, năng lực cá nhân

10
- Yếu tố thuộc về môi trường: Gia đình, nhà trường (trường THPT bạn đã học),
đặc điểm của trường và ngành đào tạo, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi
tốt nghiệp.
 Giả thuyết 2: Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành
NLNN yếu tố sở thích cá nhân là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất đến việc chọn
học ngành NLNN của mỗi cá nhân.
6.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực
NLNN của trường đại học Nông Lâm TPHCM.
- Đối tượng: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành NLNN - trường Đai
học Nông Lâm TPHCM.
6.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học
6.4.1 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu hạn ngạch.
Số lượng mẫu được chọn dựa trên tổng thể sinh viên năm thứ nhất đang theo
học các ngành NLNN tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, với độ tin cậy 95%
và sai số 5%.
Qui trình chọn mẫu và số lượng mẫu được mô tả chi tiết trong chương 2 của
luận văn.
6.4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này người nghiên cứu thu thập thông tin thông qua việc điều
tra bằng phiếu hỏi. Mục đích điều tra: nhằm thu thập số liệu, tư liệu làm cơ sở cho
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành để bác bỏ hay chấp nhận
giả thiết nghiên cứu và trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Số lượng phiếu hỏi phát ra dự kiến bằng qui mô mẫu đã lựa chọn và cộng
thêm khoảng 30 phiếu dự trữ để bổ sung cho các trường hợp phiếu trả lời không
hợp lệ, đảm bảo số lượng phiếu thu hồi bằng với số lượng mẫu đã chọn ban đầu.

11
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

6.4.3 Phương pháp xử lý thông tin


Số liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0, mô hình
Rasch với phần mềm Quest.

12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chọn học ngành Nông nghiệp:
Onu và Ikehi (2013) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc chọn học ngành khoa học Nông nghiệp của sinh viên ở miềm Nam - Nam
Nigeria [33]. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn của sinh viên học ngành khoa học nông nghiệp tại các trường đại học ở
Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khoa học nông nghiệp và khóa học cho nghề
nghiệp trong tương lai đối với ngành này thiếu sự danh tiếng vì thế thu nhập, tiền
lương thấp; giới trẻ Nigeria nhận thấy nông nghiệp không phải là ngành để kiếm kế
sinh nhai có ý nghĩa trong đất nước của họ. Sự thiếu quan tâm của chính phủ đối với
sự phát triển của ngành nông nghiệp trong khu vực cũng là yếu tố ngăn cản việc
tăng số lượng giới trẻ tham gia học các ngành nông nghiệp ở các trường đại học. Sở
thích cá nhân, cơ hội công việc, nghề nghiệp trong tương lai là các nhân tố ảnh
hưởng đến việc chọn học ngành nông nghiệp của sinh viên, ngược lại cha mẹ không
có sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong phần phương pháp nghiên cứu tác giả đã không
đề cập đến cách thức chọn mẫu, đến hệ số tin cậy của bộ công cụ. Số liệu được phân
tích chủ yếu chỉ dựa vào tỉ lệ phần trăm.
 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề:
Brochert (2002) thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh THPT [27], tác giả tập trung nghiên cứu 3 yếu tố chính ảnh
hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là môi trường, cơ hội nghề nghiệp và
đặc điểm cá nhân. Mục đích của nghiên cứu là xác định yếu tố nào trong 3 yếu tố
vừa nêu có ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc chọn ngành nghề. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: trong 3 yếu tố trên, thì yếu tố cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất.
Một kết quả nghiên cứu khác của Kniveton (2004) về sự ảnh hưởng và động lực-
căn cứ của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên nhận định rằng yếu tố về gia
đình và nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề của học sinh [32].

13
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Khẳng định kết quả về sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình trong nghiên cứu của
Kniveton, Blannie và Esters (2005) cũng thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực nông
nghiệp tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của sinh viên thành
thị được đào tạo từ chương trình giáo dục Nông nghiệp [30]. Nghiên cứu được thực
hiện với hai mục đích chính: xác định các nhân tố ảnh h ưởng đến hành vi chọn nghề
của sinh viên được đào tạo từ chương trình giáo dục nông nghiệp ở thành thị, xác
định các nhân tố tạo nên sự phân biệt giữa những cá nhân sinh viên chọn nghề trong
lĩnh vực nông nghiệp và cá nhân những sinh viên không chọn nghề trong lĩnh vực
này. Mức độ của các biến ảnh hưởng được đo bằng thang điểm 5: từ 1 = không ảnh
hưởng đến 5 = ảnh hưởng rất cao. Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm
tra mức độ tin cậy của thang đo, và phần mềm SPSS với kiểm định Chi-Square. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: những cựu sinh viên xác định rằng cha mẹ, những người
giám hộ và bạn bè là những cá nhân ảnh hưởng đến việc chọn nghề của họ, trong đó
bạn bè có ảnh hưởng hơn cả những cá nhân được lựa chọn bao gồm cả bố của họ.
Và những nhân tố: giới tính, những điều kiện môi trường, kinh nghiệm học tập và
kỹ năng không tạo nên sự khác biệt đáng tin cậy giữa nhóm cựu sinh viên chọn hay
không chọn nghề trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, trong nước có một số các nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề của một số các tác giả:
Nguyễn Thị Lan Hương (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động
cơ chọn ngành Quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - kế
hoạch Đà Nẵng [13]. Mục đích của nghiên cứu nhằm: thiết lập và hiệu lực hoá
thang đo các yếu tố tác động đến động cơ chọn ngành của sinh viên Quản trị doanh
nghiệp, nghiên cứu các yếu tố tác động đến động cơ chọn ngành, so sánh mức độ
ảnh hưởng của từng yếu tố từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp dựa trên kết
quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và ngày càng đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Để tìm hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành
khảo sát bằng phiếu hỏi trên qui mô mẫu là 450 đối tượng, sử dụng hệ số Corbach’s
Alpha, EFA và sử dụng phần mềm SPSS phân tích Anova để xử lý và phân tích số

14
liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố có mức độ ảnh hưởng
quan trọng cao là: cơ hội nghề nghiệp, cơ hội đào tạo liên thông và sự tác động của
đối tượng tham chiếu. Ưu điểm của nghiên cứu là tác giả đã tóm tắt được các mô
hình nghiên cứu ảnh hưởng đến việc chọn trường của một số tác giả trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tồn tại một số thiếu sót: tác giả không đưa ra câu
hỏi nghiên cứu cho nghiên cứu của mình, một số nội dung trong phần cơ sở lý luận
tác giả chỉ liệt kê ra các khái niệm theo nhiều tác giả khác nhau nhưng chưa đưa ra
được nhận định của cá nhân về các khái niệm này. Tác giả cũng đã đưa ra được
phương trình hồi qui đa biến, tuy nhiên tác giả chưa có sự phân tích sâu để đưa ra
những dự đoán từ các phương trình hồi qui này.
So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012), kết quả nghiên cứu của
Trương Thị Hoa (2011) tiến hành khảo sát về thực trạng định hướng nghề nghiệp
của học sinh THPT tỉnh Hòa Bình [11] đã khẳng định vai trò của yếu tố khả năng
của bản thân (năng lực của cá nhân) ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề. Yếu tố
này có mức ảnh hưởng cao nhất trong các yếu tố: sở thích cá nhân, định hướng của
gia đình và thầy cô, tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến
của bạn bè và sự nổi tiếng của trường đào tạo. Từ kết quả nghiên cứu có thể khẳng
định rằng học sinh đã biết dựa vào khả năng của bản thân để xác định hướng đi cho
chính mình, mức độ nổi tiếng của trường đào tạo và tác động của bạn bè là không
đáng kể so với sự lựa chọn của cá nhân học sinh.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành học nhóm tác
giả Lê Thị Thùy Vân & Cao Hào Thi (2012) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn ngành học của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận [26]. Tác giả
đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên nhiều quan điểm và học thuyết của các
nhà nghiên cứu cả về Marketing, tâm lí và giáo dục. Tác giả cũng sử dụng phân tích
khám phá nhân tố EFA, hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị
của thang đo, tuy nhiên tác giả không sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS như
các nghiên cứu trước mà sử dụng phần mềm PASW 18. Kết quả nghiên cứu đã xác
định được 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành: đặc điểm cá nhân,

15
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

tương lai nghề nghiệp, cơ hội học tập, thông tin xã hội, đối tượng ngoài gia đình, và
kế thừa nghề nghiệp. Trong đó, yếu tố đặc điểm cá nhân với các biến quan sát: năng
khiếu, năng lực học tập, sở thích là có ảnh hưởng cao nhất. Và yếu tố kế thừa nghề
nghiệp có ảnh hưởng rất nhỏ, điều này cho thấy ít hướng việc chọn ngành học theo
công việc hiện tại của gia đình. Trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thanh
Huyền & Hồ Thị Thùy Dung (2012) khảo sát về sự ảnh hưởng của truyền thống gia
đình (TTGĐ) đến định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 thành phố Thái
Nguyên [14] lại cho thấy TTGĐ có sự tác động đến nhận thức, thái độ và sự đánh
giá của học sinh về nghề nghiệp TTGĐ, từ đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh. Tác giả cũng khẳng định ở những gia đình có truyền thống
nghề nghiệp khác nhau, lí do chọn nghề cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, để khẳng
định cho vấn đề trên tác giả chỉ đưa ra một vài ví dụ, chưa có sự khảo sát và phân
tích sâu làm cơ sở cho khẳng định đã đưa ra.
Lê Thị Thanh (2013) thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ cao đẳng trường Cao đẳng
nghề Công Nghiệp Hà Nội [22], tác giả đã sử dụng kết hợp mô hình Rasch với phần
mềm Quest để phân tích mức độ phù hợp giữa các câu hỏi. Số lượng mẫu nghiên
cứu là 1008 sinh viên thuộc hệ đào tạo Cao đẳng tại trường Cao đẳng nghề Công
nghiệp Hà Nội, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Xét về mặt
thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Nhóm yếu tố ảnh hưởng thấp nhất đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên
ba khóa là nhóm yếu tố con người: bản thân, người thân, các mối quan hệ cộng
đồng ngoài xã hội.
Nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm yếu tố xã hội: nghề nghiệp, nhu
cầu thị trường, nhà trường; trong đó yếu tố nhà trường là yếu tố ảnh hưởng cao nhất
đối với các sinh viên.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa cho thấy sự khả quan trong việc phân tích
kết quả nghiên cứu. Nội dung, cấu trúc phần cơ sở lý luận của nghiên cứu và nghiên
cứu khảo sát về các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung

16
học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang của tác giả Nguyễn Phương Toàn
(2011) khá giống nhau, tác giả đưa ra một số khái niệm công cụ song các khái niệm
này đã không được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường:
Phạm vi nghiên cứu rộng hơn so với các nghiên cứu trên là nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường. Tác giả Hasan (2013) thực hiện nghiên cứu
tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn một trường đại học nước ngoài đối
với sinh viên Bangladeshi [31]. Mục đích của nghiên cứu nhằm: tìm ra các yếu tố
chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên Bangladeshi cho
việc học đại học ở Malaysia, xác định vai trò của các yếu tố đến quyết định cuối
cùng, đề xuất một số khuyến nghị cho các trường đại học nước ngoài để thu hút
sinh viên địa phương; và một số khuyến nghị cho các trường đại học địa phương để
giữ chân các sinh viên địa phương, đưa ra một vài khuynh hướng cho các nghiên
cứu trong tương lai. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố là biến độc lập
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường (biến phụ thuộc): môi trường trường học,
năng lực, chương trình học, ảnh hưởng của nhóm, thông tin về trường học, học phí,
và địa phương. Tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng, tác giả cũng đưa ra 7 giả
thuyết tương ứng. Kết quả phân tích cho thấy: tất cả các yếu tố trên đều có ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên Bangladeshi, trong đó yếu tố ảnh
hưởng của nhóm là yếu tố ảnh hưởng có mức ý nghĩa cao nhất. Tác giả đã sử dụng
phương pháp phân tích thống kê, phân tích phương sai Anova để xử lý và phân tích
số liệu thu thập được. Tuy nhiên, các kết luận thống kê rất đơn giản là: các giả
thuyết được chấp nhận hay bác bỏ, chưa nêu lên được ý nghĩa thống kê thật sự cho
các giả thuyết đã nêu ra.
Chapman (1981) với nghiên cứu tìm hiểu về một mô hình sự lựa chọn trường
học của sinh viên [29]. Tác giả đã đưa ra mô hình sự lựa chọn trường của học sinh
chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố đó là đặc điểm cá nhân học sinh kết hợp với
một loạt các ảnh hưởng bên ngoài. Trong đó, các yếu tố bên ngoài được phân chia
làm 3 nhóm nhỏ: những người quan trọng đối với học sinh, những đặc điểm cố định

17
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

của trường đại học, sự nỗ lực của trường đại học với cộng đồng đối với tương lai
của sinh viên. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, Burns (2006) đã thực hiện
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường của sinh viên người
Mỹ gốc Phi được nhận vào các trường đại học Nông nghiệp, Thực phẩm và Tài
nguyên [28]. Kết quả của nghiên cứu một lần nữa khẳng định các kết quả nghiên
cứu của Chapman về nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường như đã đề
cập ở trên.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường còn có nhóm tác
giả Hossler và Gallaghel (1987) với nghiên cứu về sự lựa chọn trường đại học: một
mô hình ba giai đoạn và những tác động đối với các nhà hoạch định chính sách [34].
Nhóm tác giả Sidin, Hussin và Soon (2003) với nghiên cứu khám phá các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của sinh viên ở Malaysia [35]. Kết quả
của hai nghiên cứu cho thấy: bố mẹ và những tác động của bạn bè có ảnh hưởng
đến việc chọn trường của cá nhân. Bên cạnh đó, khi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
đến việc chọn trường Hossler và Gallaghel (1987) cũng đã cho thấy các cá nhân tại
trường học cũng có ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh.
Nhóm tác giả Trần Văn Quí - Cao Hào Thi (2009) cũng thực hiện đề tài
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường Đại học của học sinh
THPT [19] được đăng trên tạp chí Phát triển Khoa học & Công Nghệ, tập 12, số 15
- 2009 trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TPHCM. Sử dụng phương
pháp phân tích hệ số Corbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA v à sử dụng
phương pháp hồi qui đa biến được tính toán dựa trên phần mềm SPSS, trọng tâm
của nghiên cứu là xác định và đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường của học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5
nhân tố đại diện theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh: cơ hội việc làm trong tương lai, thông tin có sẵn về
trường đại học, bản thân cá nhân học sinh, nhân tố về cá nhân, nhân tố về đặc điểm
cố định của trường Đại học. Tác giả đã đưa ra được câu hỏi nghiên cứu, đã mô hình
hóa nghiên cứu bằng sơ đồ mô tả giúp cho người đọc dễ quan sát và dễ hiểu. Tuy

18
nhiên, trong phần phương pháp nghiên cứu tác giả có đề cập sử dụng phương pháp
phân tích hồi qui nhưng trong kết quả nghiên cứu tác giả không đưa ra phương trình
hồi qui, do đó tác giả cũng chưa có sự phân tích sâu để đưa ra những dự đoán từ các
phương trình hồi qui.
Cũng sử dụng lý thuyết của Chapman cho nghiên cứu của mình như trong
nghiên cứu của Trần Văn Quý-Cao Hào Thi, tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011)
thực hiện đề tài nghiên cứu khảo sát về các yếu tố tác động đến việc chọn trường
của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang [24]. Mục tiêu
của nghiên cứu là: xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu của đề tài, đo lường
đánh giá mức độ tác động của các yếu tố quyết định chọn trường, phân tích sự khác
biệt của các tác động nêu trên giữa các nhóm học sinh khác nhau về đặc điểm cá
nhân và gia đình; tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tương tự như đã
đề cập ở hai nghiên cứu trước. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng
từ mạnh đến yếu như sau: yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo, yếu
tố về đặc điểm của trường đại học, yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi
ra trường, yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trường đại học và yếu tố về danh
tiếng của trường đại học. Tuy nhiên, trong phần kết quả nghiên cứu tác giả cũng
dừng lại ở việc đưa ra các bảng kết quả phân tích từ SPSS, phương trình hồi qui mà
chưa có sự phân tích đối với kết quả thu được.
Ngoài ra, liên quan gần đến đề tài người nghiên cứu thực hiện có một số
nghiên cứu về công tác hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học phổ thông tham
gia thi tuyển vào bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Tác giả Nguyễn Ngọc Tài
(2011) với bài viết về những kinh nghiệm trong công tác tư vấn toàn trường về
hướng nghiệp kết hợp tư vấn tuyển sinh Cao đẳng, Đại học cho học sinh lớp 12 tại
các trường Phổ thông [21] cho thấy quá trình thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh dựa vào 2 yếu tố chính là: sở thích và kỷ năng của học sinh, từ đó dựa trên
học thuyết hướng nghiệp của John L.Hoolland - một nhà tâm lý học người Mỹ để
xem xét học sinh phù hợp với nhóm ngành nghề nào trong số 6 nhóm ngành nghề
trong học thuyết: nhóm kỹ thuật, nhóm nghiệp vụ, nhóm xã hội, nhóm nghiên cứu,

19
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

nhóm quản lý và nhóm nghệ thuật. Tác giả cũng cho thấy 8 xu hướng của học sinh
trung học phổ thông khi đăng ký tuyển sinh Cao đẳng - Đại học:
Xu hướng thứ nhất: Học sinh chọn các ngành nghề trong các trường đại học
nổi tiếng.
Xu hướng thứ hai: Học sinh chọn các ngành nghề thời thượng mà các phương
tiện thông tin đại chúng nhắc đến thường xuyên.
Xu hướng thứ 3: Học sinh chọn ngành nghề theo yêu cầu của bố mẹ hoặc
người thân trong gia đình.
Xu hướng thứ 4: Học sinh chọn các trường Đại học công lập một cách ngẫu
nhiên trong cuốn sách “ Những điều cấn biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng” do
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành vào mùa tuyển sinh hằng năm.
Xu hướng thứ năm: Học sinh chọn ngành nghề theo nhóm bạn chơi chung.
Xu hướng thứ sáu: Học sinh chọn ngành nghề theo hướng dẫn của các Thầy
(Cô) trong trường phổ thông các em đang học.
Xu hướng thứ bảy: Học sinh chọn các trường trung cấp nghề, các trường
nghề,…sau khi không trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Xu hướng thứ tám: Học sinh chọn ngành nghề sau khi đến với chuyên gia tư
vấn hướng nghiệp.
 Tiểu kết:
Có rất nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau về việc khám phá ra các yếu tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc chọn ngành nghề, chọn
trường của học sinh - sinh viên. Tuy nhiên, nhìn chung các kết quả nghiên cứu có sự
tương đồng với nhau về một số các yếu tố ảnh hưởng, có thể cùng một yếu tố nhưng
trong các nghiên cứu tác giả sử dụng từ ngữ để diễn đạt khác nhau. Do đó, thông
qua việc tìm hiểu, phân tích tổng quan vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu lựa
chọn quan điểm nghiên cứu khái quát nhất của tác giả Chapman đó là phân chia các
yếu tố ra làm hai nhóm bao gồm nhóm yếu tố thuộc về cá nhân (đặc điểm cá nhân
học sinh) và nhóm yếu tố thuộc về môi trường (các ảnh hưởng bên ngoài) làm cơ sở
phân chia các nhóm yếu tố ảnh hưởng của nghiên cứu đang thực hiện.

20
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Ảnh hưởng
Trên phương diện khoa học Tâm lý học, ảnh hưởng xét trong quá trình tương
tác tương hỗ là một quá trình trong đó cá nhân làm thay đổi một cá nhân khác hay
một nhóm khác về mặt hành vi, tâm thế, ý định, quan điểm, hoặc sự đánh giá [4]
Đồng quan điểm với Tâm lý học ở góc độ sự thay đổi về hành vi, Giáo dục
học xem xét ảnh hưởng dưới phạm vi ảnh hưởng xã hội là tất cả những gì do sự chi
phối từ một tác nhân khác tạo ra sự biến đổi về mặt hành vi của chủ thể hoặc khách
thể trong một bối cảnh xã hội nhất định [6].
Trên cơ sở phân tích quan điểm của Tâm lý học, giáo dục học có thể hiểu:
“ảnh hưởng” chính là sự biến đổi của một cá nhân hay một nhóm do sự chi phối của
một cá nhân hoặc một tác nhân khác trong quá trình tương tác tương hỗ về tất cả các
mặt: hành vi, ý định, quan điểm,…
1.2.2 Lựa chọn
Theo Lê Ngọc Hùng (2009): “lựa chọn là cách thức để cân nhắc, tính toán để
quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện
hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn
lực”. [12, trang 354].
Dựa theo cách khái niệm về “lựa chọn” như trên, có thể gợi lên cách hiểu: lựa
chọn là một hành động có suy nghĩ, có chủ đích nghiêng về một khuynh hướng, một
giải pháp, hoặc một vấn đề nào đó trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để
đạt được mục đích.
1.2.3 Cá nhân
Có rất nhiều quan điểm về cá nhân theo các ngành khoa học khác nhau:
- Theo từ điển giáo dục học [4]: cá nhân là “Một đại diện riêng biệt của cộng
đồng người, hình thành trên cơ sở sinh học, phát triển trong môi trường xã hội…”
- Theo từ điển Bách Khoa [6]: cá nhân được xem xét dưới góc độ cá nhân hóa
- cá thể hóa là một con người xã hội riêng biệt tồn tại trong xã hội, vì vậy mỗi cá
nhân là một chỉnh thể người đơn nhất bao gồm cả hệ thống những yếu tố, đặc điểm

21
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

cụ thể, riêng biệt từ đó có thể phân biệt với những cá nhân khác trên cơ sở về cơ thể
sinh học, tâm lý, tư tưởng, văn hóa, và hoàn cảnh sống,…
- Ngoài ra, theo tác giả Phạm Minh Hạc & Lê Đức Phúc (2004): cá nhân là
một thành viên của xã hội và là một thực thể độc lập [7].
Qua các quan điểm trên nhận thấy rằng, cá nhân là một con người riêng biệt,
một thực thể độc lập bao gồm những đặc điểm riêng biệt về mặt sinh học, tâm
lý,…để phân biệt với cá nhân khác trong các mối quan hệ . Trong giới hạn của đề tài
nghiên cứu, tác giả lựa chọn xem xét các đặc điểm riêng biệt thuộc về cá nhân bao
gồm: sở thích và năng lực.
1.2.4 Môi trường
Theo từ điển tâm lý học [4]: Xét về góc độ môi trường đối với con người, môi
trường bao gồm: yếu tố con người (gia đình, những người khác) và phi con người
(điều kiện tự nhiên, văn hóa, pháp luật,…, cả những yếu tố có thể nhìn thấy và
không nhìn thấy được).
Từ điển của giáo dục học [9] định nghĩa: môi trường bao gồm toàn bộ những
tác nhân bao quanh có ảnh hưởng hoặc biến đổi đến sự tồn tại của một cơ thể, vật
thể, một quá trình hoặc một ý tưởng nào đó.
Trong quá trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân
cách, tác giả Đào Thị Oanh (2007) đề cập đến môi trường xã hội bao gồm môi
trường vĩ mô và môi trường vi mô: Môi trường vĩ mô là những điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít tuỳ thuộc mối quan hệ của chủ thể
với môi trường đó. Môi trường vi mô được giới hạn trong phạm vi hẹp, bào gồm:
gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư,…[18].
Qua tất cả các khái niệm về môi trường theo quan điểm tâm lý học cũng như
giáo dục học, nhận thấy quan điểm tâm lý học về môi trường là bao quát nhất. Do
đó, dựa trên quan điểm này người nghiên cứu đề xuất khái niệm môi trường như
sau: môi trường bao gồm toàn bộ những yếu tố bên ngoài cá nhân (bao gồm yếu tố
con người và phi con người)có ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân trong xã
hội.

22
1.2.5 Năng lực
Khái niệm năng lực được tiếp cận dưới nhiều quan điểm khác nhau của các tác
giả. Trên cơ sở phân tích khái niệm “năng lực” theo quan điểm của Côvaliôp và
Lâytex, tác giả Nguyễn Ngọc Bích (1998) đã đề xuất khái niệm về năng lực như
sau: năng lực chính là tổ hợp những thuộc tính tâm lý phù hợp với yêu cầu một loại
hoạt động nhằm làm cho hoạt động đó đạt được kết quả.
Theo Phạm Minh Hạc (2002), tác giả cũng quan điểm rằng năng lực chính là
một tổ hợp đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý
của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định, tạo
ra kết quả của một hoạt động nào đó [5].
Thoát ra khỏi quan điểm năng lực là thuộc tính tâm lý của cá nhân, Nguyễn
Thị Hiền & Lê Ngọc Hùng (2004) đề cập đến năng lực của nhóm, tổ chức, cộng
đồng, hệ thống xã hội: “năng lực là khả năng của cá nhân, của nhóm, tổ chức, cộng
đồng và hệ thống xã hội bộc lộ, hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động
và thực hiện các vai trò, chức năng nhất định một cách hiệu lực, hiệu quả và bền
vững” [10, trang 24].
Như vậy, ở mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau các tác giả có quan điểm về khái
niệm năng lực khác nhau. Tuy nhiên, xem xét khái niệm năng lực dưới góc độ vấn
đề người nghiên cứu đang thực hiện có thể khái quát năng lực là khả năng của cá
nhân được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng, được bộc lộ
và phát triển trong quá trình thực hiện các hoạt động trong cuộc sống và tạo ra kết
quả cho các hoạt động này.
1.2.6 Nhóm ngành Nông Lâm Ngư nghiệp
Theo danh mục cấp IV ban hành kèm theo thông tư 14/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo [1], nhóm ngành NLNN (Nông, Lâm, Thủy sản) dành cho bậc
cao đẳng (mã: 5162) và đại học (mã: 5262) gồm 3 ngành: Nông nghiệp, Lâm nghiệp
và Thủy sản. Mỗi ngành gồm có nhiều chuyên ngành được mô tả cụ thể qua bảng
1.1:

23
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Bảng 1.1: Bảng phân loại nhóm ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp


Trình độ cao đẳng Trình độ đại học
Mã Ngành Mã Ngành
5162 Nông nghiệp 5262 Nông nghiệp
52620101 Nông nghiệp
51620102 Khuyến nông 52620102 Khuyến nông
51620105 Chăn nuôi 52620105 Chăn nuôi
52620109 Nông học
51620110 Khoa học cây trồng 52620110 Khoa học cây trồng
51620112 Bảo vệ thực vật 52620112 Bảo vệ thực vật
Công nghệ rau hoa quả và cảnh
52620113
quan
51620114 Kinh doanh nông nghiệp 52620114 Kinh doanh nông nghiệp
52620115 Kinh tế nông nghiệp
51620116 Phát triển nông thôn 52620116 Phát triển nông thôn
516202 Lâm nghiệp 526202 Lâm nghiệp
51620201 Lâm nghiệp 52620201 Lâm nghiệp
52620202 Lâm nghiệp đô thị
51620205 Lâm sinh 52620205 Lâm sinh
51620211 Quản lý tài nguyên rừng 52620211 Quản lý tài nguyên rừng
516203 Thuỷ sản 526203 Thuỷ sản
51620301 Nuôi trồng thuỷ sản 52620301 Nuôi trồng thuỷ sản
52620302 Bệnh học thủy sản
52620304 Kỹ thuật khai thác thủy sản
52620305 Quản lý nguồn lợi thủy sản
Nhóm ngành NLNN là nhóm ngành có lịch sử phát triển lâu đời gắn với sự
phát triển của dân tộc. Đối với nước ta, NLNN đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, đồng thời cung cấp nguồn nguyên

24
liệu cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm, sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao góp phần tăng thêm nguồn thu
ngoại tệ. Dựa vào bảng phân loại nhóm ngành NLNN nhận thấy: tư liệu sản xuất
chủ yếu của ngành NLNN chính là đất trồng, đối tượng sản xuất liên quan đến cây
trồng và vật nuôi, sản xuất luôn có tính mùa vụ và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Đồng thời, các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn chính là
các hoạt động liên quan đến sản xuất và phân phối vào NLNN, vào các sản phẩm có
liên quan đến ngành NLNN. Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế, tuy nhiên theo thông cáo báo chí về tình hình xã hội năm 2013: trong mức
tăng của toàn nền kinh tế, khu vực NLNN có mức tăng thấp nhất so với khu vực
công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
1.3.1 Lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý
1.3.1.1 Nguồn gốc lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý - thuyết lựa chọn duy lý
Lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý được phát triển dựa trên cơ sở thuyết lựa
chọn duy lý. Thuyết lựa chọn duy lý là sự kết hợp của triết học, kinh tế học và nhân
học. Nội dung của thuyết này đề cao vai trò của cá nhân: các cá nhân lựa chọn hành
động và sự lựa chọn là hành động của cá nhân. Xuất phát điểm của thuyết duy lý là
dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy
nghĩ để đạt được kết quả tối ưu nhất. Qua đây chúng ta có thể nhận thấy 2 đặc trưng
cơ của bản thuyết lựa chọn duy lý [12]:
- Thứ nhất: Sự lựa chọn hành động là của cá nhân.
- Thứ hai: Sự tối ưu hóa.
Tuy nhiên, thuyết lựa chọn duy lý không chỉ giải thích hành động xã hội trên
cấp độ hành động của cá nhân mà còn để xem xét hành động xã hội trong mối tương
tác giữa cá nhân, nhóm, thiết chế và hệ thống xã hội hay nói cách khác thuyết này
còn được dùng làm phương pháp tiếp cận hành động của cá nhân, của nhóm, của
mối liên hệ chức năng giữa cá nhân, nhóm và hệ thống.
Thuyết lựa chọn duy lý được diễn đạt và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau gắn với tên tuổi của nhiều tác giả:

25
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Hoamans diễn đạt thuyết duy lý theo kiểu định lý toán học: ông cho rằng khi
đứng trước sự lựa chọn, cá nhân sẽ lựa chọn hành động mà tích (kí hiệu là C) xác
suất thành công (kí hiệu là P) và giá trị phần thưởng (kí hiệu là V) của hành động
này là lớn nhất. Cách diễn đạt trên được ông mô tả qua công thức toán học: C=P x
V=Maximum (trích dẫn từ Lê Ngọc Hùng, 2009, trang 354).
- Thuyết lựa chọn duy lý được phát triển mạnh trong kinh tế học hiện đại.
Theo Alfred Marschal, ông cho rằng cá nhân hành động theo nhu cầu tâm lý bên
trong thúc đẩy, tuy nhiên định hướng dẫn dắt hành động chính là lợi ích của sự vật
bên ngoài cá nhân, hay nói cách khác bản thân cá nhân lựa chọn hành động nhưng
sự lựa chọn này chịu ảnh hưởng bởi lợi ích của các tác nhân bên ngoài cá nhân
(trích dẫn từ Lê Ngọc Hùng, 2009, trang 355-356).
- Dựa trên thuyết lựa chọn duy lý, đứng trên lập trường xã hội học, Georg
Simmel đưa ra nguyên tắc cùng có lợi của mối tương tác xã hội giữa các cá nhân
(trích dẫn từ Lê Ngọc Hùng, 2009, trang 360).
Như vậy, dựa trên quan điểm cá nhân các tác giả đã phát triển thuyết lựa chọn
duy lý trong những trường phái khác nhau: về mặt xã hội học, kinh tế học hiện đại,
tâm lý học,…Từ đó, thuyết lựa chọn duy lý được phát triển thành hai lý thuyết cơ
bản nhất đó chính là: lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý và lý thuyết trao đổi xã hội.
1.3.1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý
Đại diện của lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý là George Homans. Ông cho
rằng dùng cách giải thích của tâm lý học và các nguyên lý tâm lý học là cách lý giải
hợp lý nhất cho các hiện tượng xã hội. Tác giả đưa ra một số định đề hành vi duy lý,
và trong phạm vi của nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng 3 định đề: định đề giá
trị, định đề mong đợi, và định đề duy lý [12]. Nội dung từng định đề được tóm tắt
như sau:
- Định đề giá trị: hành động mang lại giá trị cao đối với chủ thể bao nhiêu thì
càng làm cho chủ thể có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu.
- Định đề duy lý: đề cao vai trò của cá nhân, cá nhân sẽ lựa chọn hành động
mà giá trị mang lại của hành động đó cao và khả năng đạt được là lớn nhất.

26
- Định đề mong đợi: một khi sự mong đợi của cá nhân được đáp ứng, được
thực hiện thì cá nhân cảm thấy hài lòng, ngược lại khi sự mong đợi không được đáp
ứng thì cá nhân cảm thấy bực tức, không hài lòng.
Các định đề nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong đó định đề duy lý
mang ý nghĩa bao hàm nhất. Vận dụng các định đề vào vấn đề nghiên cứu đang thực
hiện nhận thấy rằng việc lựa chọn ngành học là do chính bản thân cá nhân học sinh
- sinh viên lựa chọn. Tuy nhiên, cá nhân sẽ lựa chọn hành động mà giá trị hành
động cao nhất và khả năng đạt được lớn nhất, đạt được sự mong đợi của bản thân
hay nói cách khác bản thân cá nhân học sinh - sinh viên sẽ lựa chọn ngành học có
cơ hội trúng tuyển cao, phù hợp với năng lực cá nhân, đúng với sở thích nguyện
vọng của cá nhân và gia đình, phù hợp với truyền thống của gia đình, phù hợp với
sự tư vấn của Thầy (Cô), đáp ứng được sự mong đợi về cơ hội nhận được các học
bổng trong và ngoài nước, cơ hội việc làm và nhu cầu xã hội trong xu thế hiện
tại,....Tóm lại, sự lựa chọn ngành nghề của mỗi cá nhân được chính cá nhân lựa
chọn một cách hợp lý dựa trên việc xem xét, đánh giá các điều kiện khách quan, các
yếu tố ảnh hưởng về: sở thích cá nhân, năng lực cá nhân, gia đình, nhà trường, đặc
điểm trường và ngành học lựa chọn, nhu cầu và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
từ góc độ nhìn nhận của bản thân cá nhân, hay nói cách khác cá nhân sẽ lựa chọn
ngành nghề dựa trên sự cân đối về năng lực, sở thích bản thân với kì vọng đạt được
từ ngành nghề sau khi tốt nghiệp.
1.3.2 Thuyết nhu cầu
Lý thuyết nhu cầu là một trong những lý thuyết về nhân cách trong tâm lí học
phương Tây, cụ thể chính là tâm lí học nhân văn. Theo tác giả Đào Thị Oanh
(2007), thuyết nhu cầu được phát triển bởi Maslow (1908 - 1970). Tháp nhu cầu của
Maslow gồm 5 bậc thang, mỗi bậc thang thể hiện nhu cầu khác nhau từ thấp đến
cao [3]:
- Nhu cầu sinh lý cơ bản: hay có thể gọi đây là nhu cầu bản năng của con
người: đói, khát,…Như vậy, nhu cầu này có thể mất đi khi con người được thỏa
mãn.

27
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Nhu cầu an toàn: là nhu cầu về sự trật tự, yên ổn và an ninh. Trong cuộc
sống, con người luôn phải có sự lựa chọn giữa an toàn và phát triển. Maslow cho
rằng: người lựa chọn sự an toàn sẽ nhận thấy phát triển là nguy hiểm, không dám
đối đầu với những khó khăn; người lựa chọn sự phát triển sẽ luôn muốn khám phá,
coi an toàn là sự buồn tẻ đối với họ.
- Nhu cầu yêu thương, lệ thuộc: nội dung của nhu cầu này mang tính phức tạp
về các vấn đề tâm lý như tình yêu, tình bạn, mong muốn được hòa nhập, sự ủng hộ,
tán thưởng,…thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát
triển của nhân loại.
- Nhu cầu ngưỡng mộ: thể hiện nhu cầu đạt kết quả, được người khác thừa
nhận, nhu cầu về niềm tin.
- Nhu cầu phát huy bản ngã: là bậc phát triển cao nhất trong tháp nhu cầu, thể
hiện qua nhu cầu sáng tạo, nhu cầu tự thực hiện, nhu cầu về sự hiểu biết và nhu cầu
này nếu được hình thành sẽ tồn tại trong một thời gian dài.
Trong quá trình phát triển, con người phải trải qua nhiều giai đoạn để hướng
đến việc phát huy được tiềm năng của bản thân (hay còn gọi là nhu cầu phát huy
bản ngã) và chỉ có một số ít người đạt đến trình độ này vì có sự khác biệt giữa các
cá nhân trong bậc thang nhu cầu, không phải tất cả mọi người đều đạt đến trình độ
cao nhất trong bậc thang tháp nhu cầu, ngược lại chỉ có một số ít người có thể đạt
được trình độ này.
Nhu cầu là cơ sở cho hành vi của con người, hướng con người đến hành động.
Do đó, khi xem xét lý thuyết nhu cầu trong vấn đề nghiên cứu người nghiên cứu
đang thực hiện, nhận thấy rằng cá nhân học sinh sinh viên cũng dựa trên những nhu
cầu của bản thân theo bậc thang của Maslow để đi đến quyết định lựa chọn ngành
học. Có những cá nhân học sinh lựa chọn ngành học dựa trên nhu cầu để thỏa mãn
sở thích của bản thân, bên cạnh đó có những cá nhân lựa chọn ngành học vì lý do
ngành học dễ dàng hoặc có cơ hội trúng tuyển cao, có nhiều cơ hội về học bổng
hoặc các ưu đãi, phúc lợi khác khi quyết đinh lựa chọn trường và ngành học (thể
hiện nhu cầu an toàn). Đồng thời có những cá nhân lựa chọn ngành học do muốn

28
được sự ủng hộ của bạn bè khi cùng lựa chọn cùng ngành học, hoặc được sự ủng
hộc của những người thân, Thầy (Cô) (thể hiện nhu cầu yêu thương, lệ thuộc). Hoặc
do nhu cầu được người khác thừa nhận khi có được cơ hội việc làm tốt, lương cao,
nhu cầu xã hội đang cần,…, hoặc do các cá nhân có nhu cầu tự thực hiện dựa trên
nhận thức mức năng lực về một lĩnh vực,…nên cá nhân quyết định lựa chọn ngành
học.
Tóm lại, tác giả sử dụng lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý và lý thuyết nhu
cầu, kết hợp với các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trong và ngoài nước
làm cơ sở cho việc phân tích và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu
1.4.1 Yếu tố về thuộc về cá nhân
Theo sự tìm hiểu và phân tích lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý và thuyết nhu
cầu (mục 1.3.1 và mục 1.3.2) nhận thấy hai thuyết kể trên đều có đặc điểm chung là
đề cao vai trò của cá nhân trong mọi hoạt động: thông qua định đề duy lý Homans
nhấn mạnh cá nhân sẽ lựa chọn hành động mà giá trị mang lại của hành động là cao
nhất [12]. Maslow cho rằng con người đạt đến trình độ phát huy bản ngã thể hiện
qua nhu cầu tự thực hiện, nhu cầu về sự hiểu biết [18]. Như vậy, tất cả các hành
động, tất cả sự lựa chọn trong cuộc sống của mỗi cá nhân có thể chịu sự chi phối
của nhiểu yếu tố khác nhưng quan trọng hơn cả là do sự quyết định của cá nhân.
Điều này được khẳng định qua kết quả trong mô hình nghiên cứu của Chapman [29]
và nghiên cứu của Lê Thị Thùy Vân và Cao Hào Thi [26]: đặc điểm cá nhân ảnh
hưởng đến việc chọn trường, ngành học. Brochert [27] cho rằng đặc điểm cá nhân là
yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp.
Mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên trong luận văn này xét
đến hai mặt của đặc điểm cá nhân bao gồm: sở thích cá nhân và năng lực cá nhân.
Theo Onu và E.Ikehi sở thích cá nhân có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên
học ngành khoa học nông nghiệp tại các trường đại học ở Nigeria [33]. Trong
nghiên cứu Hasan [31], tác giả cũng đề cập đến yếu tố năng lực trong mô hình
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn nghề của sinh viên. Tổng

29
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

hợp kết quả nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu của Trương Thị Hoa [11] cho rằng
yếu tố sở thích cá nhân và năng lực cá nhân là có ảnh đến định hướng nghề nghiệp
của học sinh, trong đó yếu tố năng lực cá nhân có ảnh hưởng cao hơn.
Tổng hợp tất cả những vấn đề đã phân tích trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Một số yếu tố thuộc về cá nhân có ảnh hưởng đến việc chọn học
ngành NLNN
- Sở thích cá nhân
- Năng lực cá nhân
1.4.2 Yếu tố thuộc về môi trường
Lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý đã chỉ ra rằng mỗi cá nhân sẽ lựa chọn hành
động mà khả năng đạt được là cao nhất. Song qua các định đề của Homans cho thấy
cá nhân lựa chọn hành động khi đánh giá các điều kiện khách quan và các yếu tố tác
động [12]. Đồng thời, theo lý thuyết nhu cầu của Maslow, mỗi cá nhân có nhu cầu
khác nhau từ thấp đến cao, ngoài những nhu cầu mang tính bản năng có nhu cầu an
toàn, nhu cầu lệ thuộc, nhu cầu ngưỡng mộ và trình độ cao nhất là nhu cầu phát huy
bản ngã [18]. Qua đó nhận thấy rằng: mỗi cá nhân sẽ lựa chọn hành động cho riêng
mình nhưng có sự ảnh hưởng, tác động của các yếu tố bên ngoài cá nhân bao gồm
các yếu tố con người và phi con người.
1.4.2.1 Yếu tố gia đình
Gia đình là nơi mỗi cá nhân gắn bó trong suốt cuộc đời, và cha mẹ chính là
người thầy giáo đầu tiên của con cái. Do đó, cha mẹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển nhân cách cũng như mọi quyết định trong cuộc sống của con cái. Thật
vậy, theo Chapman [29], sự lựa chọn trường học học sinh có thể ảnh hưởng bởi sự
khuyên nhủ, tác động của gia đình. Tác giả Kniveton (2004) [32] cũng cho rằng yếu
tố về gia đình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn nghề của học sinh.
Ngoài ra, Nguyễn Thị Thanh Huyền - Hồ Thị Dung [14] cũng đã khẳng định truyền
thống gia đình có sự ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh trong tương lai.

30
Dựa trên cơ sở sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình trong các nghiên cứu trên,
giả thuyết sau được đặt ra: yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
học ngành NLNN.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, ảnh hưởng của yếu tố gia đình được xem xét
ở những khía cạnh sau: sự định hướng gợi ý của cha mẹ, hoặc áp đặt ngành học ép
buộc con cái phải học. Con cái vì muốn làm hài lòng cha mẹ phải lựa chọn ngành
học cha mẹ đã gợi ý hoặc áp đặt sẵn. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của người thân đã
từng làm việc trong lĩnh vực NLNN, truyền thống của gia đình, mối quan hệ của gia
đình cũng được đề cập đến trong yếu tố gia đình.
1.4.2.2 Yếu tố nhà trường
Nhà trường là môi trường thuận lợi để học sinh có thể giao lưu, gặp gỡ với các
bạn bè đồng trang lứa ở địa phương, ở cộng đồng. Điều này được khẳng định qua
kết quả nghiên cứu của Blannie và Esters (2005), Hossler và Gallaghel (1987): yếu
tố bạn bè là yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng là môi trường giáo dục rộng lớn và phong phú.
Theo Hossler và Gallaghel (1987) thì ngoài gia đình, bạn bè, các cá nhân trong môi
trường trường học cũng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường học của học
sinh [34]. Ngoài ra, trường THPT là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh, như vậy ngoài sự tác động của Thầy/Cô, học sinh có
thể chịu sự tác động của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp và chính các hoạt
động hướng nghiệp. Do đó, yếu tố nhà trường được thành lập thành một tiểu thang
đo với các miền đo: Thầy/Cô, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp và hoạt động tư vấn
hướng nghiệp. Giả thuyết đối với sự ảnh hưởng của yếu tố nhà trường được đặt ra
như sau:
Yếu tố nhà trường có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học ngành NLNN.
1.4.2.3 Yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn
Nghiên cứu của Chapman đã cho rằng đặc điểm cố định của trường đại học có
ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh. Ứng dụng lý thuyết của
Chapman trong nghiên cứu của mình, Trần Văn Quí - Cao Hào Thi và Nguyễn

31
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Phương Toàn đã khẳng định yếu tố này có ảnh hưởng đến việc chọn trường. Ngoài
ra, kết quả trong nghiên cứu của Hasan [31]: chương trình học có sự ảnh hưởng đến
việc chọn trường học.
Vận dụng các kết quả này trong nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng
đến việc chọn học ngành NLNN, tác giả cho rằng yếu tố về chương trình học sẽ phù
hợp với đặc điểm của ngành học hơn là đặc điểm của trường học. Trên cơ sở đó, tác
giả đưa ra giả thuyết:
Yếu tố đặc điểm trường đại học và ngành học đã lựa chọn có ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn học ngành NLNN.
Yếu tố đặc điểm và ngành học đã lựa chọn được xem xét qua: điểm chuẩn đầu
vào của trường và ngành học, chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo và khối thi của
các ngành NLNN. Bên cạnh đó đặc điểm về học phí, bậc đào tạo sau đại học, học
bổng và sự hợp tác của trường với các trường nước ngoài, điều kiện về ký túc xá
cũng được xem xét trong yếu tố này.
Ngoài ra, theo Burns và các cộng sự (được trích bởi Trần Văn Quí và Cao Hào
Thi [19]) cơ hội trúng tuyển: “tỷ lệ chọi” đầu vào, điểm chuẩn của trường là những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Do đó, khi nghiên cứu
về sự ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm của trường và ngành đào tạo, tác giả sẽ khảo
sát sự ảnh hưởng của cơ hội trúng tuyển vào ngành NLNN đến việc lựa chọn học
nhóm ngành này.
1.4.2.4 Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Theo định đề duy lý của Homans (đã được đề cập tại mục 1.3.1.2): con người
lựa chọn hành động mà giá trị mang lại hành động là cao nhất. Như vậy, xét trong
nghiên cứu đang thực hiện nhận thấy giá trị mang lại chính là việc làm sau khi tốt
nghiệp, cơ hội có được công việc là cao hay thấp, công việc có thu nhập như thế
nào, có phù hợp với nguyện vọng hay không. Trong nhiều kết quả nghiên cứu được
đề cập tại mục 1.1 cho thấy yếu tố cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến
quyết định lựa chọn trường và ngành học. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng nếu nhu
cầu xã hội về một nhóm ngành nghề cao thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp càng

32
cao. Do đó, tác giả đã gộp hai yếu tố này thành một tiểu thang đo và đưa ra giả
thuyết như sau:
Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp có ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn ngành NLNN.
Từ tất cả các giả thuyết đã nêu trên, người nghiên cứu đưa ra giả thuyết thư hai
được đề ra như sau:
Giả thuyết 2: Một số yếu tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến việc chọn
học ngành NLNN
- Gia đình
- Nhà trường (trường THPT nơi bạn học)
- Đặc điểm của trường và ngành đào tạo
- Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
1.5 Mô hình lý thuyết của nghiên cứu
Tổng hợp từ tất cả các vấn đề phân tích và các giả thuyết đã đưa ra như trên,
người nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài như sau:

Yếu tố thuộc về môi trường:


Yếu tố thuộc về Gia đình
Quyết
bản thân định lựa Nhà trường (trường THPT
cá nhân:
Sở thích cá nhân chọn học nơi bạn học)
ngành
Nông Đặc điểm trường và ngành
Lâm Ngư
nghiệp học đã lựa chọn
Năng lực cá nhân
Nhu cầu xã hội và cơ hội
việc làm sau tốt nghiệp

Tiểu kết:
Chương I giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu có liên quan, đưa ra các
khái niệm trên cơ sở phân tích, tổng hợp các khái niệm khoa học đã có. Đồng thời
trên cơ sở kết hợp giữa cơ sở lý luận với việc phân tích, lựa chọn một số kết quả từ
các nghiên cứu để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, tiến hành xây dựng mô hình

33
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

nghiên cứu cho đề tài gồm có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học
ngành NLNN gồm: yếu tố thuộc về cá nhân và yếu tố thuộc về môi trường. Trong
đó: các yếu tố thuộc về môi trường bao gồm: sở thích các nhân, năng lực cá nhân;
các yếu tố thuộc về môi trường: gia đình, bạn bè, nhà trường (trường THPT nơi bạn
học), đặc điểm trường và ngành đào tạo đã lựa chọn, nhu cầu xã hội và cơ hội việc
làm sau khi tốt nghiệp.

34
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Bối cảnh và tình hình tuyển sinh địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm
1955 với tiền thân là trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc, và thay đổi tên gọi
qua nhiều năm: năm 1963 trường Cao đẳng Nông Lâm Súc, Học Viện Nông Nghiệp
(1972), trường Đại học Nông Nghiệp Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Bách Khoa Thủ
Đức-1974), trường Đại học Nông Nghiệp 4 (1975), trường Đại học Nông Lâm
Nghiệp TP.HCM (1985), trường Đại học Nông Lâm (thành viên của Đại học Quốc
Gia TP.HCM năm 1995), và từ năm 2000 cho đến nay trường có tên gọi là trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM (trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo). Từ khi thành lập
cho đến nay, trường đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc về mặt đào tạo, nghiên
cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật NLNN, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc
tế. Trường đã nhận được huân chương Lao động hạng Ba năm 1985, huân chương
Lao động hạng nhất năm 2000 và hương chương lao động hạng Ba năm 2005.
Là một trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài đào tạo các ngành
thuộc nhóm ngành đóng vai trò là thế mạnh của trường - nhóm ngành NLNN (mục
1.2.5), trường còn đào tạo các nhóm ngành khác như: Kinh tế, Khoa học giáo dục
và Đào tạo giáo viên, Nhân văn, Khoa học xã hội hành vi, Kinh doanh và quản lý,
Khoa học sự sống,…Với mục tiêu đào tạo nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân
lực có trình độ đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới,
trường đã không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, cải tiến
chương trình và giáo trình đào tạo theo định hướng chương trình đào tạo của các
trường đại học tiên tiến trên thế giới, tổ chức thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Về liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài, trường liên kết đào tạo với trường đại
học Newcastle (Úc), đại học Van Hall Larenstein (Hà Lan), chương trình trao đổi
sinh viên với Israel. Bên cạnh đào tạo hệ đại học, được sự chấp thuận của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo trường đã mở các lớp đào tạo các ngành trình độ sau đại học đối
với 13 chuyên ngành, đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản.

35
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Dựa trên cuốn“Cẩm nang tuyển sinh” qua các năm học của Bộ Giáo dục và
đào tạo, xét trong thời gian 5 năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, số
lượng các ngành/chuyên ngành đào tạo đại học của trường đã có sự thay đổi: năm
2010 là 52 và đến năm 2014 là 55 (xem chi tiết phụ lục 2).
Trong phạm vi cả nước có nhiều trường đại học khu vực phía Bắc và phía
Nam đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành NLNN có qui mô tuyển sinh lớn. Qui
mô tuyển sinh đại học được xét đến bao gồm tổng chỉ tiêu tuyển sinh và tổng hồ sơ
thí sinh đăng ký dự thi. Trong giai đoạn từ năm 2012-2014, căn cư vào qui mô
tuyển sinh của các trường đào tạo nhóm ngành NLNN (xem chi tiết phụ lục 2) có
thể đưa ra nhận xét chung: xét về phạm vi cả nước, qui mô tuyển sinh trường ĐH
Nông Lâm đứng thứ 3 sau trường ĐH Cần Thơ và ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. Xét về
phạm vi các trường khu vực phía Nam, qui mô tuyển sinh trường ĐH Nông Lâm
TPHCM đứng thứ 2 sau trường ĐH Cần Thơ. Như vậy, nhìn chung trường ĐH
Nông Lâm TPHCM vẫn giữ thế mạnh trong việc đào tạo các ngành NLNN. Tuy
nhiên, theo thông tin tuyển sinh trên trang tuyển sinh của trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM qua các năm nhận thấy rằng hầu hết các ngành thuộc nhóm ngành NLNN
xét tuyển nguyện vọng 2 với số lượng cao. Đặc biệt đối với ngành Lâm Nghiệp:
năm 2011 chỉ tiêu xét tuyển gần ngang bằng với chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2012
ngành có chỉ tiêu tuyển sinh ngang bằng với chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2 (bảng
thống kế xem chi tiết phụ lục 2). Qua kết quả thống kê gợi lên hai câu hỏi: nguyên
nhân nào có thể dẫn đến việc một số ngành NLNN phải xét tuyển thêm NV2, và
nguyên nhân nào dẫn đến việc một số ngành NLNN có chỉ tiêu xét tuyển gần bằng
hoặc bằng chỉ tiêu tuyển sinh? Thiết nghĩ nguyên nhân có thể do: thứ nhất có thể do
năng lực của sinh viên đăng ký dự thi không đáp ứng được mức điểm chuẩn của
ngành học, thứ hai do đặc điểm của trường và ngành học chưa thật sự thu hút được
sự quan tâm của học sinh, thứ ba sinh viên đăng ký lựa chọn thi tuyển vào các
ngành thuộc nhóm ngành NLNN tuy nhiên khi đứng trước sự lựa chọn học ngành
NLNN với một ngành khác sinh viên lại không chọn lựa các ngành thuộc nhóm
ngành NLNN…Chính vì lí do đó, người nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm tìm ra

36
nhiều hơn nguyên nhân nào đã thực sự có ảnh hưởng đến việc lựa chọn học ngành
NLNN của sinh viên.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học
2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu
 Tổng thể
Tổng thể là tập hợp tổng quát khách thể nghiên cứu liên quan đến đối tượng
nghiên cứu của đề tài [20]. Do đó, dựa trên khách thể nghiên cứu đã được xác định,
tổng thể chính là số lượng tất cả sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành
NLNN theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
 Cách thức chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu hạn ngạch. Qui trình chọn mẫu
được thực hiện theo các bước sau [20]:
Bước 1: Xác định cơ cấu tổng thể theo tiêu chí “ngành học”. Cụ thể đối với
tổng thể đã được xác định:
Ngành Chăn Nuôi (CN) chiếm 22%, ngành Kinh doanh Nông Nghiệp
(KDNN) chiếm 12%, ngành Phát triển nông thôn (PTNT) chiếm 6%, ngành Lâm
nghiệp (LN) chiếm 17%, ngành Cảnh quan (CQ) chiếm 19% và ngành Thủy Sản
(TS) chiếm 24%.
Bước 2: Vẽ sơ đồ nhằm mô hình hóa cơ cấu của tổng thể theo tiêu chí ngành
học như đã nêu trong bước 1.

37
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Ngành Ngành Ngành Ngành


Nông Bảo vệ Chăn Thủy
học thực vật nuôi sản
10% 7% 18% 19%

Tổng thể
N = 1738

Ngành Ngành Ngành Ngành


Lâm Kinh Phát Cảnh
nghiệp doanh triển quan &
13% nông nông kỹ
nghiệp thôn thuật
10% 6% hoa
viên
17%

Bước 3: Tương tự, trên cơ sở mô hình hóa cơ cấu của tổng thể, vẽ sơ đồ mô
hình hóa cơ cấu của mẫu chọn tương ứng (n) với những tiêu chí “ngành học” đã
được xem xét trong tổng thể.
Bước 4: Căn cứ vào số lượng mẫu và mô hình cơ cấu mẫu chọn tính số lượng
cụ thể của từng ngành đã được xác định trong bước 1 như sau:
- Ngành Chăn nuôi = 18 x 325/100 = 58
- Ngành Kinh doanh nông nghiệp = 10 x 325/100 = 33
- Ngành Phát triển nông thôn = 6 x 325/100 = 20
- Ngành Lâm Nghiệp = 13 x 325/100 = 43
- Ngành Cảnh quan = 17 x 325/100 = 55
- Ngành Thủy sản = 19 x 325/100 = 63
- Ngành Nông học = 10 x 325/100 = 31
- Ngành Bảo vệ thực vật = 7 x 325 = 22

38
Bước 5: Gửi chỉ tiêu số lượng phiếu khảo sát, nhờ các giáo vụ Khoa và cố vấn
học tập của các Khoa có các ngành cần khảo sát phát phiếu điều tra tự do.
 Số lượng mẫu
Tổng số lượng sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành thuộc nhóm
ngành NLNN tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM là: 1738 sinh viên. Do đó, với
độ tin cậy 95%, sai số 5% số lượng mẫu được chọn là: 325 sinh viên [20]. Để đảm
bảo đạt được kích thước mẫu như trên, số lượng phiếu khảo sát được phát ta là 425
phiếu, trong đó 100 phiếu là phiếu dự trữ để thay thế trong trường hợp một số
phiếu trả lời thu được không đảm bảo theo yêu cầu (chia đều cho mỗi ngành thuộc
nhóm ngành NLNN cần khảo sát).
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin về nội dung nghiên cứu của đề tài được thu thập chủ yếu qua bảng
hỏi. Việc tổ chức thu thập thông tin được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Trên cơ sở số lượng mẫu và cách thức chọn mẫu, xác định số lượng
và các ngành cần phát phiếu nhằm thu thập thông tin.
- Bước 2: Liên hệ với Ban chủ nhiệm Khoa chủ quản các ngành cần phát phiếu
khảo sát, đề đạt nguyện vọng và mục đích của việc khảo sát ý kiến sinh viên.
- Bước 3: Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa, tổ chức buổi gặp gỡ và
hướng dẫn trả lời phiếu thăm dò cho các giáo vụ Khoa và cố vấn học tập các ngành
cần phát phiếu khảo sát.
- Bước 4: Phát phiếu điều tra cho sinh viên với số lượng đã được xác định với
sự hỗ trợ của các giáo vụ Khoa và cố vấn học tập.
- Bước 5: Thu phiếu trả lời thông qua các giáo vụ Khoa và cố vấn học tập.
2.2.1.3 Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập phiếu khảo sát, kết quả trả lời của từng phiếu hỏi được nhập
vào phần mềm SPSS. Dữ liệu sau khi nhập được xử lý bằng phần mềm SPSS và
Quest.
2.3 Thiết kế công cụ khảo sát

39
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Để việc thu thập thông tin đạt được hiệu quả cao, người nghiên cứu thiết kế
bảng hỏi với sự kết hợp của các dạng câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, và câu hỏi
hỗn hợp. Bảng hỏi được chia làm 2 phần:
Phần I: Lí do lựa chọn học ngành NLNN.
Phần II: Thông tin cá nhân.
Thang đo của luận văn được xây dựng trên cơ sở tham khảo các thang đo đã
được kiểm nghiệm trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, và với sự góp ý của
chuyên gia. Tương ứng với mỗi phần, các thang đo được lựa chọn sử dụng phù hợp
thể hiện qua bảng sau:
Số biến
STT Miền đo Thang đo
quan sát
Phần I: Lí do lựa chọn ngành Nông-Lâm-ngư nghiệp
1 Sở thích cá nhân 2 Likert 5 mức độ
2 Năng lực cá nhân 7 Likert 5 mức độ
3 Gia đình 7 Likert 5 mức độ
4 Bạn bè 2 Likert 5 mức độ
Nhà trường (trường THPT nơi bạn
5 4 Likert 5 mức độ
học)
Đặc điểm trường và ngành học đã lựa
6 13 Likert 5 mức độ
chọn
Nhu cầu xã hội và việc làm sau tốt
7 5 Likert 5 mức độ
nghiệp
Quyết định lựa chọn ngành Nông-
8 5 Likert 5 mức độ
Ngư-Nghiệp
Phần II: Thông tin cá nhân
9 Giới tính 1 Định danh
10 Nơi cư trú 1 Thứ bậc
11 Ngành học 1 Để trống lấy ý kiến

2.4 Tiến trình nghiên cứu

40
Dựa trên mục đích, nội dung nghiên cứu, và thời gian nghiên cứu, người
nghiên cứu đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu thành 3 giai đoạn được mô tả cụ thể
qua sơ đồ hóa như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu

Giai đoạn nghiên Xác định vấn đề Xây dựng cơ sở lý


cứu lý thuyết nghiên cứu thuyết

Giai đoạn nghiên Thiết kế công Điều tra Điều tra


cứu thực tiễn vụ khảo sát thử nghiệm chính thức

Giai đoạn phân Nhập và xử lý Thu Xử lý số liệu và


tích số liệu và số liệu thập bổ viết kết quả
hoàn thành luận sung nghiên cứu
văn
(1) Giai đoạn nghiên cứu lý thuyết: mục đích của giai đoạn này là nhằm tìm
hiểu các công trình trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích,
tổng hợp các kết quả nghiên cứu định hướng, đề xuất mô hình nghiên cứu mới cho
đề tài, đồng thời xây dựng cơ sở lý thuyết, xác định các khái niệm và các thuật ngữ
có liên quan cho đề tài nghiên cứu.
(2) Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn:
Giai đoạn thiết kế bộ công cụ: thiết kế và mô hình hóa bảng câu hỏi phỏng
vấn một nhóm nhỏ sinh viên đang theo học các ngành Nông-Lâm-ngư nghiệp. Trên
cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu đã tìm hiểu và kết quả phỏng vấn đã thực
hiện, xác định một số các tiêu chí và chi tiết hóa một số chỉ báo về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn học ngành NLNN, xây dựng bảng hỏi.
Giai đoạn điều tra thử nghiệm: Mục đích là nhằm đánh giá thử nghiệm bộ
công cụ, loại bỏ những câu hỏi không phù hợp trước khi tiến hành điều tra chính
thức.
Giai đoạn điều tra chính thức: thu thập số liệu làm cơ sở cho việc phân tích

41
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

(3) Giai đoạn phân tích số liệu và hoàn thành luận văn: được thực hiện trong
thời gian từ tháng 07/2014 đến tháng 08/2014 với các bước tiến hành được mô tả
trong sơ đồ hóa hình 2.1.
2.5 Đánh giá độ tin cậy và phù hợp của bộ công cụ đo lường
2.5.1 Giai đoạn điều tra thử nghiệm
2.5.1.1 Số liệu điều tra thử nghiệm
Trước khi thực hiện điều tra chính thức, tác giả tiến hành điều tra thử nghiệm
trên số lượng mẫu nhỏ là 120 sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành
NLNN theo cách chọn mẫu thuận tiện. Do đó, số lượng phiếu thăm dò sẽ được phát
ra cho 120 sinh viên tham gia học tại 8 ngành NLNN của trường, mục đích là nhằm
giúp cho dữ liệu thu thập mang tính đại diện cao. Các thông tin sơ bộ về số lượng
của mẫu thử nghiệm đối với từng ngành học được mô tả qua bảng thống kê sau:
Số lượng Số lượng phiếu Tỉ lệ
STT Ngành
phiếu phát ra thu được (%)
1 Bảo vệ thực vật 9 7 77.78
2 Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên 10 8 80
3 Chăn nuôi 30 29 96.67
4 Kinh doanh nông nghiệp 5 1 20
5 Lâm nghiệp 9 9 100
6 Nông học 20 20 100
7 Phát triển nông thôn 3 1 33.33
8 Thủy sản 35 35 100
Tổng 120 110 91.67

2.5.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo


Theo Lâm Quang Thiệp (2012): “độ tin cậy của đề trắc nghiệm là đại lượng
biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ đề trắc nghiệm” [23]. Như vậy, độ tin
cậy của công cụ đo lường chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo
nhờ công cụ đo lường (bảng hỏi), đo đúng cái cần đo. Trong nghiên cứu này, người

42
nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha được phân tích thông qua phần mềm
SPSS để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ thử nghiệm. Hệ số Cronbach’s Alpha
nằm trong khoảng 0.6 - 0.9 được xem là tốt, độ tin cậy cao.
Kết quả thử nghiệm sau khi thu thập được nhập vào file du lieu thu
nghiem.sav, kết quả phân tích SPSS cho thấy hệ số tin cậy của từng yếu tố như sau:
 Các biến độc lập
Yếu tố sở thích cá nhân
Nhóm yếu tố này gồm có 4 biến quan sát được mã hóa thành các biến sau:
sothich1, sothich2, sothich3, sothich4. Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố sở thích
cá nhân cao r = 0.856 (0.6 < 0.856 < 0.9). Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu
hỏi đối với các câu hỏi còn lại trong nhóm yếu tố sở thích chạy từ khoảng 0.695 –
0.705, có thể nói các câu hỏi trong nhóm có mối tương quan đủ mạnh (tham khảo
phụ lục 3), đảm bảo yêu cầu R > = 0.3 [15]. Điều này có nghĩa là các item của
nhóm yếu tố này có tính đồng nhất với nhau, đo đúng cái cần đo. Ngoài ra, khi xem
xét hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhận thấy các hệ số đều nhỏ h ơn so với hệ
số Cronbach’s Alpha biến tổng. Như vậy, có thể khẳng định rằng các biến trong
nhóm yếu tố sở thích cá nhân có độ tin cậy cao, có tính đồng nhất đo đúng cái cần
đo và không có biến nào trong 4 biến nói trên bị loại.
Yếu tố năng lực cá nhân
Tương tự với cách phân tích đối với yếu tố sở thích cá nhân, nhóm yếu tố về
năng lực cá nhân được xem xét phân tích các hệ số sau: hệ số Cronbach’s Alpha,
mối tương quan của mỗi câu hỏi đối với các câu hỏi còn lại trong nhóm và hệ số
Cronbach’s Alpha nếu loại biến.
Nhóm yếu tố năng lực cá nhân gồm có 7 biến quan sát được mã hóa thành các
biến: nangluc1, nangluc2, nangluc3, nangluc4, nangluc5, nangluc6, nangluc7. Kết
quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha r = 0.767, hệ số tương quan của mỗi câu hỏi
đối với các câu hỏi còn lại đạt giá trị từ 0.423 – 0.562, hệ số Cronbach’s Alpha nếu
loại biến không có giá trị nào lớn hơn Cronbach’s Alpha biến tổng (r = 0.767) (tham
khảo phụ lục 3). Như vậy, các biến trong nhóm có hệ số tin cậy cao, và không có

43
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

biến nào trong 7 biến kể trên bị loại trong bộ công cụ được sử dụng cho điều tra
chính thức.
Yếu tố gia đình
Nhóm yếu tố gia đình gồm có 7 biến quan sát được mã hóa: giadinh1,
giadinh2, giadinh3, giadinh4, giadinh5, giadinh6, và giadinh7. Hệ số Cronbach’s
Alpha thu được từ kết quả phân tích SPSS r = 0.729, hệ số tương quan giữa các câu
hỏi trong khoảng 0.393 – 0.594, và không có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến
nào lớn hơn 0.729 (phụ lục 3). Từ kết quả trên, có thể kết luận các biến trong nhóm
yếu tố gia đình có hệ số tin cậy cao, có tính đồng hướng và không có biến nào bị
loại.
Yếu tố nhà trường (trường THPT nơi bạn học)
Nhóm yếu tố này gồm có 6 biến quan sát. Trong đó, biến nhatruong1 và
nhatruong2 thể hiện sự ảnh hưởng của bạn bè. Các biến: nhatruong3, nhatruong4
thể hiện sự ảnh hưởng của Thầy/Cô. Hai biến còn lại: nhatruong5, nhatruong6 thể
hiện sự ảnh hưởng của chuyên gia tư vấn và hoạt động tư vấn của nhà trường. Hệ số
Cronbach’s Alpha đạt được r = 0.721, các biến có mối tương quan với nhau nằm
trong khoảng từ 0.357 - 0.551. Dựa trên kết quả này nhận thấy các biến có hệ số tin
cậy cao, các câu hỏi có tính đồng hướng. Khi xem xét hệ số Cronbach’s Alpha nếu
loại biến có biến nhatruong6 có giá trị r nếu loại biến = 0.731 cao hơn so với r = 0.721
(phụ lục 3). Nội dung của biến quan sát nhatruong6 nói về hoạt động tư vấn hướng
nghiệp ở trường THPT, đây là một hoạt động rất quan trọng giúp cho học sinh có
định hướng, biết và yêu thích nhiều ngành nghề, từ đó có thể chọn một ngành học
cho tương lai. Như vậy, tuy hệ số r nếu loại biến lớn hơn r của biến tổng, song theo ý
kiến của chuyên gia biến này vấn được giữ lại trong bảng hỏi chính thức, tuy nhiên
cần sử dụng từ ngữ rõ ràng hơn để làm bật lên được nội dung về hoạt động tư vấn
hướng nghiệp, giúp cho sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi hiểu rõ nội dung người
nghiên cứu muốn đề cập đến.
Yếu tố đặc điểm của trường và ngành đào tạo
Các biến trong nhóm yếu tố đặc điểm trường và ngành đào tạo được mã hóa
thành 13 biến quan sát: dacdiem1, dacdiem2, dacdiem3, dacdiem4, dacdiem5,

44
dacdiem6, dacdiem7, dacdiem8, dacdiem9, dacdiem10, dacdiem11, dacdiem12,
dacdiem13. Hệ số Cronbach’s Alpha r = 0.801, hệ số tương quan của mỗi câu hỏi
với các câu hỏi còn lại cao, trong khoảng 0.371 – 0.634. Tuy nhiên, có hai biến
quan sát dacdiem1, dacdiem11 có hệ số tương quan thấp (R< 0.3), đồng thời cả hai
biến có hệ số r nếu loại biến lớn hơn r của biến tổng (phụ lục 3), như vậy hai biến này sẽ
bị loại bỏ trong bảng hỏi chính thức. Nguyên nhân dẫn đến việc hai biến này bị loại
bỏ có thể là:
- Biến dacdiem1 có thể do nội dung câu hỏi gần giống với nội dung câu hỏi
thuộc biến dacdiem2.
- Biến dacdiem11: nội dung của biến này nói về điều kiện kí túc xá của trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM. Có thể biến này bị loại do nội dung của biến thiên về
yếu tố điều kiện cơ sở vật chất của trường hơn là thuộc nhóm yếu tố đặc điểm của
trường và ngành đào tạo.
Như vậy sẽ có hai biến dacdiem 1, và dacdiem11 bị loại bỏ khỏi nhóm yếu tố
đặc điểm và ngành học đã lựa chọn. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng sau khi loại bỏ
hai biến là r = 0.829, hệ số tương quan giữa mỗi biến với các biến còn lại chạy trong
khoảng từ 0.33 - 6.19: độ tin cậy cao và các câu hỏi có tính đồng nhất với nhau.
Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Gồm 5 biến quan sát được mã hóa thành các biến với tên như sau: nhucau1,
nhucau2, nhucau3, nhucau4, nhucau5. Hệ số Cronbach’s Alpha r = 0.866 (độ tin
cậy cao), hệ số tương quan của mỗi biến với các biến còn lại tương đối cao, trong
khoảng 0.468 - 0.780. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của biến
nhucau5 có r nếu loại biến = 0.890 lớn hơn so với r của biến tổng (r = 0.866). Như vậy,
qua quá trình phân tích chỉ còn lại 4 biến trong nhóm này được giữ lại là có hệ số
tin cậy cao (hệ số tin cậy sau khi loại bỏ biến nhucau5 r = 0.890), và đồng nhất với
nhau. Nguyên nhân dẫn đến việc biến nhucau5 bị loại có thể do nội dung của biến
này được người nghiên cứu diễn tả tương tự với nội dung của 4 biến còn lại.
 Biến phụ thuộc: quyết định lựa chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp

45
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Nhóm biến phụ thuộc được phân chia làm 5 biến quan sát với cách mã hóa 5
biến như sau: quyetdinh1, quyetdinh2, quyetdinh3, quyetdinh4, và quyetdinh5.
Phân tích SPSS tìm hệ số Cronbach’s Alpha được hệ số r = 0.885 nằm trong khoảng
cho phép từ 0.6 -0.9. Đồng thời, hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với các câu
hỏi còn lại chạy từ khoảng 0.676 - 0.762, và hệ số r nếu loại biến của các biến đều không
có giá trị nào lớn hơn hệ số r của biến tổng ( r= 0.885) (phụ lục 2). Như vậy, các
biến đều có tính đồng nhất, đo đúng cái cần đo v à không có biến nào trong 5 biến bị
loại bỏ.
Tóm lại khi đánh giá dựa trên hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, hệ số tương
quan của mỗi câu hỏi với các câu hỏi còn lại và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ
biến chỉ các biến sau: dacdiem1 (câu 25), dacdiem 11 (câu 35), và biến nhucau5
(câu 45) bị loại trong bảng hỏi chính thức.
2.5.1.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi
Người nghiên cứu sử dụng mô hình Rasch với phần mềm Quest để đánh giá
mức độ phù hợp của các câu hỏi trong bảng hỏi. Từ dữ liệu thu thập được trong file
du lieu thu nghiem.sav tạo file du lieu thu nghiem.dat và file điều khiển du lieu thu
nghiem.ctl, và chạy phần mềm Quest thu được các kết quả sau:
 Đánh giá mức độ phù hợp của dữ liệu với mô hình Rasch
Kết quả thu được về giá trị mean và SD kết quả ước tính thống kê thử nghiệm
và kết quả ước tính trường hợp thử nghiệm đều đảm bảo đúng yêu cầu (phụ lục 3).
Cụ thể:
Kết quả các giá trị của ước tính thống kê thử nghiệm: có giá trị Mean = 0.00
phù hợp với các giá trị điều kiện là Mean bằng hoặc gần 0.00, và SD = 0.63 tiến đến
gần giá trị điều kiện là SD bằng hoặc gần 1.00. Giá trị Mean của Infit Mean Square
= 0.99, Mean của Outfit Mean Square = 1.03 gần bằng với giá trị Mean điều kiện
phải bằng hoặc gần 1.00. Đồng thời giá trị SD của Infit Mean Square = 0.18, SD
của Outfit Mean Square = 0.25 gần với giá trị SD điều kiện là bằng hoặc gần 0.00
(phụ lục 3).

46
Kết quả các giá trị ước tính trường hợp thử nghiệm: có giá trị Mean của Infit
Mean Square = 1.02, Mean của Outfit Mean Square = 1.03 đảm bảo phù hợp với
Mean điều kiện là Mean phải gần hoặc bằng 1.00. Nhưng SD của Infit Mean Square
= 0.50 và SD Outfit Mean Square = 0.54 cao hơn so với SD điều kiện là phải bằng
hoặc gần 0.00 (phụ lục 3). Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệnh SD có thể do: Sinh
viên tham gia trả lời bảng hỏi có thể chưa thật rõ nội dung người nghiên cứu đang
đề cập, hoặc chưa thật sự nghiêm túc trong việc lựa chọn câu trả lời cho từng câu
hỏi trong bảng hỏi. Do đó, để khắc phục, trong quá trình thực hiện phát phiếu thăm
dò ý kiên, người nghiên cứu sẽ giải thích rõ hơn mục đích của việc nghiên cứu và
nội dung của bảng hỏi. Ngoài ra, khi thực hiện điều tra chính thức trên số lượng
mẫu lớn hơn cũng có thể góp phần hạn chế sai số SD có sự chênh lệch cao so với
SD điều kiện.
Qua phân tích về kết quả ước tính thống kê thử nghiệm và kết quả ước tính
trường hợp thông qua giá trị Mean và SD cho thấy dữ liệu là phù hợp với mô hình
Rasch.
 Đánh giá về mức độ phù hợp của các câu hỏi
Mức độ phù hợp của các câu hỏi được xem xét dựa vào tiêu chí Infit đạt giá trị
trong khoảng 0.77 - 1.30. Nếu các câu hỏi nằm ngoài khoảng này, có thể kết luận
các câu hỏi không phù hợp so với các câu hỏi còn lại. Dựa vào biểu đồ thể hiện mức
độ phù hợp của các câu hỏi (phụ lục 2), có thể nhật thấy các câu hỏi có 9 câu hỏi bị
loại bỏ khỏi mô hình là: câu 12, câu 17, câu 25, câu 28, câu 36, câu 38, câu 40, câu
41, và câu 45:
Câu 12 và câu 17 có Infit MNSQ = 1.35, nội dung đều đề cập đến sự ảnh
hưởng của định hướng cha mẹ và truyền thống gia đình đến việc lựa chọn ngành
nghề của sinh viên. Tuy nhiên, nhận thấy nội dung câu 12 là không thể thiếu trong
bảng hỏi vì con cái trong gia đình đều nhận được sự giáo dục của cha mẹ trong giai
đoạn từ thơ ấu đến khi trưởng thành, do đó con cái phần nào có thể chịu ảnh hưởng
của cha mẹ trong việc chọn ngành học với vai trò cha mẹ là người đưa ra định
hướng hoặc gợi ý cho con cái. Nguyên nhân dẫn đến câu hỏi có Infit MNSQ nằm

47
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ngoài khoảng (0.77 - 1.33) có thể do sinh viên tham gia trả lời chưa thật sự trung
thực hoặc không đọc rõ nội dung câu hỏi, chỉ lựa chọn trả lời một cách qua loa nên
ảnh hưởng đến kết quả khảo sát. Có thể giải thích tương tự như trên về nguyên nhân
câu 38, câu 40 và câu 41 bị loại bỏ trong mô hình Rasch: các câu hỏi này đều có nội
dung tương đối rõ ràng đề cập đến cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Do đó, theo ý
kiến của chuyên gia các câu hỏi này vẫn được giữ lại trong bảng hỏi.
Khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và mô hình Rasch câu 25 đều bị loại.
Do đó, câu hỏi này sẽ bị loại bỏ trong công cụ đo lường chính thức (tham khảo mục
2.5.1.2).
Câu 28 và câu 36 là những câu hỏi có nội dung nhằm đề cập đến nội dung về
đặc điểm của trường và ngành học lựa chọn. Tuy nhiên, hai câu hỏi này người
nghiên cứu thiết kế thiên về mục tiêu đào tạo và danh tiếng của trường đại học nên
kết quả thu được dẫn đến hai câu hỏi này không phù hợp với các câu hỏi còn lại
trong mô hình Rasch. Do đó, hai câu hỏi này sẽ loại khỏi bảng hỏi chính thức.
Câu 45 có hệ số Infit MNSQ = 0.69 nằm ngoài khoảng 0.77 - 1.33, có thể câu
hỏi này có nội dung trùng lập với các câu hỏi thuộc về nhóm yếu tố sở thích và năng
lực cá nhân. Do đó câu hỏi này cũng bị loại bỏ trong công cụ điều tra chính thức.
Tiểu kết: Qua việc phân tích công cụ đo lường thông qua việc đánh giá độ tin
cậy (hệ số Cronbach’s Alpha), mức độ phù hợp của các câu hỏi với các câu hỏi còn
lại (mô hình Rasch) nhận thấy độ tin cậy của công cụ thử nghiệm cao, các câu hỏi
phù hợp với các câu hỏi còn lại và có một số câu hỏi bị loại bỏ trong công cụ đo
lường chính thức: câu 17 (giadinh 6), câu 25 (dacdiem1), câu 28 (dacdiem4), câu 35
(dacdiem11), câu 36 (dacdiem12), câu 42 (nhucau 5), câu 45 (quyetdinh 3).
2.5.2 Giai đoạn điều tra chính thức
2.5.2.1 Số liệu điều tra chính thức
Số lượng mẫu điều tra chính thức được xác định là 325, tuy nhiên nhằm hạn
chế việc cần điều tra thêm vì phiếu điều tra không hợp lệ, người nghiên cứu dự trù
số lượng phiếu phát ra là 425 phiếu. Sau khi phiếu phát ra được thu hồi về, người
nghiên cứu sẽ tiến hành phân loại phiếu theo từng nhóm ngành. Đối với trường hợp

48
những phiếu không hợp lệ (chỉ chọn một đáp án trả lời cho tất cả các câu hỏi), phiếu
sinh viên không phản hồi về phần thông tin cá nhân, phiếu trả lời của sinh viên các
ngành không thuộc nhóm ngành NLNN sẽ bị loại bỏ. Dựa trên số lượng phiếu hợp
lệ thu được, người nghiên cứu lấy theo thứ tự từ trên xuống theo đúng với số lượng
phiếu cần lấy đối với từng ngành học đã được tính toán ở mục 2.2.2.1. Thông tin chi
tiết về số lượng phiếu phát ra và thu được thể hiện qua bảng sau:
Số lượng Số lượng phiếu Số lượng phiếu
STT Ngành học phiếu thu đươc (hợp tương ứng với số
phát ra lệ) lượng mẫu
1 Nông học 43 40 31
2 Bảo vệ thực vật 34 31 22
3 Chăn nuôi 70 60 58
4 Thủy sản 75 72 63
5 Lâm nghiệp 55 47 43
6 Kinh doanh nông nghiệp 45 38 33
7 Phát triển nông thôn 32 29 20
Cảnh quan và kỷ thuật
8 67 56 55
hoa viên
Tổng 425 373 325
2.5.2.2 Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ đo lường
Sau bước điều tra thử nghiệm, người nghiên cứu đã loại bỏ các câu hỏi (các
biến) có độ tin cậy thấp, loại bỏ các câu hỏi không phù hợp với các câu hỏi còn lại
trong bộ công cụ đo lường (bảng hỏi), điều chỉnh lại cách sử dụng từ ngữ đối với
một số các câu hỏi và tiến hành điều tra chính thức dựa trên bộ công cụ đo lường đã
chỉnh sửa. Kết quả phân tích độ tin cậy của từng yếu tố (tham khảo chi tiết phụ lục
5) theo trình tự bảng hỏi như sau:
 Đối với biến độc lập:
Cronbach’s Alpha nếu Cronbach’s
STT Nhóm yếu tố
loại biến Alpha

49
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Cronbach’s Alpha nếu Cronbach’s


STT Nhóm yếu tố
loại biến Alpha
Sở thích cá nhân 0.877 (N = 4)
1 Sở thích 1 0.838
2 Sở thích 2 0.847
3 Sở thích 3 0.838
4 Sở thích 4 0.845
Năng lực cá nhân 0.786 (N = 7)
Năng lực 1 0.774
Năng lực 2 0.763
Năng lực 3 0.756
Năng lực 4 0.746
Năng lực 5 0.747
Năng lực 6 0.771
Năng lực 7 0.750
Gia đình 0.802 (N = 6)
Gia đình 1 0.781
Gia đình 2 0.782
Gia đình 3 0.763
Gia đình 4 0.777
Gia đình 5 0.754
Gia đình 7 0.769
Nhà trường 0.857 (N = 6)
Nhà trường 1 0.836
Nhà trường 2 0.838
Nhà trường 3 0.832
Nhà trường 4 0.830
Nhà trường 5 0.821

50
Cronbach’s Alpha nếu Cronbach’s
STT Nhóm yếu tố
loại biến Alpha
Nhà trường 6 0.843
Đặc điểm trường và ngành học lựa 0.787 (N = 9)
chọn
Đặc điểm 2 0.770
Đặc điểm 3 0.769
Đặc điểm 5 0.769
Đặc điểm 6 0.748
Đặc điểm 7 0.774
Đặc điểm 8 0.761
Đặc điểm 9 0.755
Đặc điểm 10 0.769
Đặc điểm 13 0.784
Nhu cầu và cơ hội việc làm sau khi 0.898 (N = 4)
tốt nghiệp
Nhu cầu 1 0.891
Nhu cầu 2 0.854
Nhu cầu 3 0.850
Nhu cầu 4 0.877

 Đối với biến phụ thuộc


Cronbach’s Alpha Cronbach’s
STT Nhóm yếu tố
nếu loại biến Alpha
Quyết định lựa chọn học ngành Nông
0.788 (N = 4)
Lâm Ngư nghiệp
1 Quyết định 1 0.705
2 Quyết định 2 0.697

51
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Cronbach’s Alpha Cronbach’s


STT Nhóm yếu tố
nếu loại biến Alpha
3 Quyết định 4 0.755
4 Quyết định 5 0.778

Kết quả bảng trên cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng cao, nằm
trong khoảng (0.6 - 0.9) và không có biến nào bị loại (không có hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến nào lớn hơn Cronbach’s Alpha của biến tổng). Ngoài ra, kết quả
khi phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy: hệ số tương quan của mỗi biến với các
biến còn lại đảm bảo yêu cầu R > 0.3. Như vậy, có thể đưa ra kết luận: bộ công cụ
có độ tin cậy cao, các câu hỏi có tính đồng nhất với nhau, đo đúng cái cần đo, và
không có biến nào bị loại.
2.5.2.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi
Dữ liệu thu thập được trong bước điều tra chính thức được nhập vào file du
lieu chinh thuc.sav. Từ file dữ liệu tạo file dữ liệu du lieu chinh thuc.dat và file điều
khiển du lieu chinh thuc.ctl. Kết quả phân tích bằng mô hình Rasch sử dụng phần
mềm Quest bộ công cụ đo lường chính thức đạt giá trị Mean và SD đáp ứng đủ điều
kiện (tham khảo phụ lục 6), do đó dữ liệu là phù hợp với mô hình: giá trị Mean đạt
đến giá trị kỳ vọng chính xác của điều kiên, tuy nhiên giá trị SD cao hơn so với điều
kiện. Trong phần đánh giá mức độ phù hợp với mô hình của bộ công cụ đo lường
thử nghiệm, người nghiên cứu đã giải thích nguyên nhân, cách khắc phục sự chênh
lệch giữa giá trị SD thu được từ kết quả phân tích và SD điều kiện. Cách khắc phục
này đã được sử dụng trong quá trình điều tra chính thức, song có thể do tâm lý của
sinh viên: không có sự ràng buộc đối với sinh viên trong việc trả lời bảng hỏi, do
vậy sinh viên chỉ lựa chọn qua loa một đáp án mà không đọc kỹ nội dung của từng
câu hỏi trước khi chọn đáp án trả lời.
Ngoài ra, thông qua giá trị hệ số Infit MNSQ và biểu đồ thể hiện mức độ phù
hợp của các câu hỏi (tham khảo chi tiết phụ lục 6) cho thấy các câu hỏi đều nằm
trong khoảng Infit MNSQ cho phép (0.77 - 1.33).

52
Như vậy, qua việc phân tích bằng mô hình Rasch sử dụng phần mềm Quest
đánh giá mức độ phù hợp của bộ công cụ đo lường chính thức cho thấy: dữ liệu là
phù hợp với mô hình, các câu hỏi phù hợp với nhau và không có câu hỏi ngoại lai.
Qua việc phân tích độ tin cậy và mức độ phù hợp các câu hỏi của bộ công cụ
đo lường bằng cách phân tích hệ số Cronbach’s Alpha (phần mềm SPSS) và mô
hình Rasch cho thấy: bộ công cụ đo lường có độ tin cậy cao, các câu hỏi có tính
đồng nhất, cùng hướng, đo đúng cái cần đo v à không có câu hỏi ngoại lai (không có
câu hỏi nào trong bảng hỏi chính thức bị loại bỏ).

53
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu
3.1.1 Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính
Bảng 3.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính
Giới tính
STT Ngành học Số lượng
Nam Nữ
1 Nông học 31 21 10
2 Bảo vệ thực vật 22 13 9
3 Chăn nuôi 58 28 30
4 Thủy sản 63 32 31
5 Lâm nghiệp 43 20 23
6 Kinh doanh nông nghiệp 33 18 15
7 Phát triển nông thôn 20 5 15
8 Cảnh quan và kỷ thuật hoa viên 55 23 32
Tổng 325 160 165
Tỉ lệ (%) 100 49.23 50.77

Kết quả bảng thống kê cho thấy: số lượng sinh viên tham gia học ngành
Thủy sản cao nhất so với các ngành còn lại. Có thể do khu vực tuyển sinh lớn nhất
của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM là các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, và
miền Trung Bộ, đặc điểm của hai miền này có nhiều sông ngoài, biển thuận lợi cho
việc phát triển nguồn lợi thủy sản. Có thể đây chính là lí do các sinh viên lựa chọn
học ngành Thủy sản cao. Ngoài ra, kết quả từ bảng thống kê cho thấy tỉ lệ nam, nữ
chọn học ngành NLNN gần bằng nhau, chênh lệch trong khoảng +- 1.54%.
3.1.2 Phân bố khách thể nghiên cứu theo nơi cư trú
Bảng 3.2 : Phân bố khách thể theo nơi cư trú
Nơi cư trú Tần số Tỉ lệ (%)
Nông thôn 168 51.7
Thị trấn 56 17.2

54
Nơi cư trú Tần số Tỉ lệ (%)
Thị xã 39 12
Thành phố 62 19.1
Tổng 325 100

Qua bảng 3.2 nhận thấy, nhóm ngành NLNN hầu như thu hút được sự quan
tâm của sinh viên vùng nông thôn, nơi rất quen thuộc với các ngành nghề liên quan
đến ngành NLNN. Điều này thể hiện rõ qua tỉ lệ sinh viên vùng nông thôn lựa chọn
học nhóm ngành này lên đến 51,7%, chiếm hơn 1/2 so với số lượng sinh viên học
các ngành NLNN tại trường đại học Nông Lâm TP.HCM.
3.2 Thống kê mô tả
3.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN
3.2.1.1 Sở thích cá nhân
Qua kết quả phân tích cho thấy 4 biến quan sát đều chiếm tỉ lệ phần trăm lựa
chọn “đồng ý một phần - hoàn toàn đồng ý” cao, trên 90% so với tỉ lệ phần trăm
lựa chọn “không đồng ý - hoàn toàn không đồng ý” (hình 3.2). Trong đó, biến
sothich 1 và so thich 3 đạt tỉ lệ phần trăm “đồng ý - hoàn toàn đồng ý” cao nhất
(phụ lục 7).
Hình 3.1: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố sở thích cá nhân
đến việc lựa chọn học ngành NLNN

100%
90% 20.3 20.3 20.3
31.1
80%
70% Hoàn toàn đồng ý
60% 41.8 42.2 Đồng ý
42.5
50% 42.5 Đồng ý một phần
40% Không đông ý
30% 29.2 29.2 Hoàn toàn không đồng ý
20% 18.8 18.8
10% 5.2 7.1 5.2 6.8
2.5 1.5 2.5 1.5
0%
So thich 1 So thich 2 So thich 3 So thich 4

55
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

3.2.1.2 Năng lực cá nhân


Kết quả tỉ lệ phần trăm các biến quan sát của yếu tố năng lực cá nhân thể
hiện quan hình 3.3: đạt tỉ lệ cao nhất 44% sinh viên đồng ý cho rằng biến quan sát
nang luc 5 (Thực hiện thành thạo các công việc trong ngành NLNN là một lí do để
sinh viên lựa chọn học). Tỉ lệ “hoàn toàn không đồng ý - không đồng ý” đối với 7
biến quan sát thấp, điều này cho thấy rằng tất cả các sinh viên đồng ý những năng
lực sinh viên có được về NLNN là những lí do các em quyết định lựa chọn học
nhóm ngành này (tham khảo chi tiết phụ lục 7).
Hình 3.2: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố năng lực cá nhân
đến việc lựa chọn học ngành NLNN

Năng lực cá nhân

100% 8,3 8,9 6,2 7,4


13,5 18,8 16,6
90%
20,6
80% 32,3 36,6 35,7
70% 38,8 28,9 Hoàn toàn đồng ý
38,5
60%
44 Đồng ý
50%
40% 43,7 28,9 36 Đồng ý một phần
42,2 33,2
30% 34,8
Không đông ý
20% 24,6
18,2 17,2
10% 13,5 10,2 12,3 Hoàn toàn không đồng ý
7,7
2,2 2,2 2,2 5,2 4,6 3,7 2,5
0%
Nang luc Nang luc Nang luc Nang luc
1 3 5 7

56
3.2.1.3 Gia đình
Hình 3.3: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố gia đình đến việc
lựa chọn học ngành NLNN

Gia đình

100% 11,4 4 6,8 9,5 4,6 4,9


8,9 10,8
8,6 15,4 13,2 18,8
80% 17,8 16,6
26,2 24 18,8 Hoàn toàn đồng ý
60% 32,3
29,2 33,8 Đồng ý
40% 29,2 29,8 29,5
24,9 Đồng ý một phần
46,2
20% 34,2 25,5 Không đông ý
16,6 22,5 23,4
0% Hoàn toàn không đồng ý
Gia Gia Gia Gia Gia Gia
đinh 1 đinh 2 đinh 3 đinh 4 đinh 5 đinh 7

Dựa vào kết quả tỉ lệ phần trăm các biến quan sát của yếu tố gia đình (hình
3.4) nhận thấy: tỉ lệ phần trăm lựa chọn “không đồng ý - hoàn toàn không đồng ý”
gia đình là lí do sinh viên lựa chọn học ngành NLNN khá cao. Đặc biệt biến quan
sát gia dinh 2, và gia đình 5 (lựa chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp do sự ép
buộc của cha mẹ và để làm hài lòng cha mẹ) có tỉ lệ phần trăm sinh viên “hoàn toàn
không đồng ý” cao, điều này cho thấy phần lớn sinh viên tự do khi đăng ký lựa
chọn ngành học của chính bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có sự ép buộc của
cha mẹ ở một bộ phận nhỏ sinh viên khi lựa chọn học ngành NLNN chiếm tỉ lệ 4%
(phụ lục 7).
3.2.1.4 Nhà trường (trường THPT nơi bạn học)
Tỉ lệ phần trăm sinh viên lựa chọn “Không đồng ý - Hoàn toàn không đồng
ý”chiếm tỉ lệ trên 50% đối với biến nha trường 1, nha truong 2, nha truong 3, nha
truong 4. Điều này chứng tỏ rằng: phần lớn sinh viên lựa chọn ngành nghề không
do bạn bè lôi kéo hoặc lựa chọn ngành nghề cho giống bạn bè. Có thể do các em có
sự tin tưởng từ các Thầy (Cô) ở trường hoặc các chuyên gia tư vấn hơn, thể hiện
qua tỉ lệ phần trăm sinh viên lựa chọn “đồng ý một phần - hoàn toàn đồng ý” cao
hơn đối với biến nha truong 3, nha truong 4, nha truong 5 và nha truong 6.

57
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hình 3.4: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố nhà trường đến
việc lựa chọn học ngành NLNN

100 3.1 5.5 4.6 6.8 4.6 6.5


8.6 6.2
18.5 12.9 17.8 18.2
15.4 12
80
25.5 27.1 28.3
60 33.8 29.2 Hoàn toàn đồng ý
33.8
Đồng ý
40 27.7 32 29.2 28.6 Đồng ý một phần
20 39.1 42.5 Không đông ý
23.7 21.2 20 17.5 Hoàn toàn không đồng ý
0
Nha Nha Nha Nha Nha Nha
truong truong truong truong truong truong
1 2 3 4 5 6

3.2.1.5 Đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn


Hình 3.5: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố đặc điểm trường
và ngành học đến việc lựa chọn học ngành NLNN

100% 11.1 9.2 10.8 10.5


15.4 9.8 7.7 15.1
25.5
80%
34.2 41.2 36.3
46.2 44.9 35.1 42.8
60% 48 Hoàn toàn đồng ý
47.4
Đồng ý
40% 32.9 34.5
29.2 28.9 34.5 Đồng ý một phần
33.2 33.2 27.7
20% Không đông ý
15.7 13.8 13.5 15.1 19.4
7.4 8.6 9.5
6.5 5.2 7.1 3.4 6.5 6.2 6.5 Hoàn toàn không đồng ý
0% 2.2 4 1.5 2.8
Dac Dac Dac Dac Dac
diem diem diem diem diem
2 5 7 9 13

Dựa vào biểu đồ, tỉ lệ phần trăm sinh viên lựa chọn “đồng ý một phần – hoàn
toàn đông ý” cao, chiếm tỉ lệ trên 70% đối với 9 biến quan sát của yếu tố đặc điểm
trường và ngành học đã lựa chọn. Co thể đưa ra nhận xét: mỗi đặc điểm của trường
và ngành học đã lựa chọn chính là những lí do sinh viên đã lựa chọn học ngành
NLNN. Do đó, một trường hoặc một ngành học đáp ứng được những điều kiện
mong đợi của sinh viên sẽ thu hút được sự quan tâm và có thể hướng sinh viên lựa
chọn học ngành và trường có đào tạo chính ngành học đó.

58
3.2.1.6 Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Hình 3.6: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố nhu cầu xã hội và
cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đến việc lựa chọn học ngành NLNN

120

100 7.7 9.5 10.5 6.5

80 30.2 Hoàn toàn đồng ý


36.6 37.5 31.1
Đồng ý
60 Đồng ý một phần
40.6 43.7 Không đông ý
40 38.5 40.3
Hoàn toàn không đồng ý
20 15.1
14.8 10.2 14.5
2.5 2.5 3.4 4.6
0
Nhu cau 1 Nhu cau 2 Nhu cau 3 Nhu cau 4

Biểu đồ cho thấy tỉ lệ phần trăm lựa chọn “đồng ý một phần – hoàn toàn đồng
ý” chiếm tỉ lệ cao so với tỉ lệ phần trăm lựa chọn “không đồng ý – hoàn toàn không
đồng ý”. Như vậy, sinh viên rất quan tâm đến nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm khi
quyết đinh lựa chọn học ngành NLNN, điều này có thể rất dễ lí giải, vì trong giai
đoạn xã hội đang phát triển như hiện nay, sau khi tốt nghiệp bất kỳ một sinh viên
nào cũng muốn có công việc tốt, dễ xin việc, lương cao,…để có điều kiện nuôi sống
chính bản thân, giúp đỡ gia đình và có cơ hội tiếp tục phát triển hơn nữa trong công
việc.
3.2.2 Giá trị trung bình của các biến độc lập
Hình 3.7: Giá trị trung bình các biến độc lập

Giá trị trung bình các biến độc lập

4.5 3.83
4 3.35 3.48 3.31
3.5 2.42
3 2.39
2.5 Mean
2
1.5
1
0.5
0
Sở thích Năng lực Gia đình Nhà Đặc điểm Nhu cầu
cá nhân cá nhân trường trường và xã hội và
ngành học việc làm
lựa chọn sau khi tốt
nghiệp

59
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Kết hợp giữa kết quả bảng giá trị trung bình các biến độc lập (phụ lục 8) và
hình ảnh trực quan của hình 3.8 cho thấy: trong các biến (các yếu tố) biến sở thích
cá nhân đạt giá trị cao nhất, đạt giá trị Mean = 3.83 nằm trong khoảng từ 3 - 4
(Đồng ý một phần - Đồng ý của thang đo Likert). Biến gia đình và nhà trường đạt
giá trị Mean thấp so với các yếu tố còn lại.
3.2.2.1 Giá trị trung bình của các biến độc lập theo nơi cư trú
Bảng 3.3: Giá trị trung bình các biến độc lập theo nơi cư trú
Nông thôn Thị trấn Thị xã Thành phố
Sở thích cá nhân
Sở thích 1 4 4 4 4
Sở thích 2 4 4 4 4
Sở thích 3 4 4 4 4
Sở thích 4 4 4 4 4
Trung bình 4 4 4 4
Năng lực cá nhân
Năng lực 1 3 3 4 3
Năng lực 2 3 3 3 3
Năng lực 3 3 3 4 3
Năng lực 4 4 3 3 3
Năng lực 5 3 3 3 3
Năng lực 6 3 3 3 3
Năng lực 7 4 4 4 4
Trung bình 3.29 3.14 3.43 3.14
Gia đình
Gia đình 1 3 3 3 3
Gia đình 2 2 2 2 2
Gia đình 3 2 3 3 3
Gia đình 4 2 3 3 3

60
Nông thôn Thị trấn Thị xã Thành phố
Gia đình 5 2 2 2 2
Gia đình 7 2 3 3 3
Trung bình 2.17 2.67 2.67 2.67
Nhà trường (trường THPT nơi bạn
học)
Nhà trường 1 2 2 2 2
Nhà trường 2 2 2 2 2
Nhà trường 3 2 3 3 3
Nhà trường 4 2 3 3 3
Nhà trường 5 2 3 3 3
Nhà trường 6 3 3 3 3
Trung bình 2.17 2.67 2.67 2.67
Đặc điểm trường và ngành học đã
lựa chọn
Đặc điểm 2 4 4 4 4
Đặc điểm 3 3 3 3 4
Đặc điểm 5 3 3 3 3
Đặc điểm 6 3 3 3 4
Đặc điểm 7 3 4 3 3
Đặc điểm 8 3 3 4 4
Đặc điểm 9 3 3 3 3
Đặc điểm 10 4 4 4 4
Đặc điểm 13 4 4 4 4
Trung bình 3.33 3.44 3.44 3.67
Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm
sau khi tốt nghiệp
Nhu cầu 1 3 3 3 4

61
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Nông thôn Thị trấn Thị xã Thành phố


Nhu cầu 2 3 3 3 4
Nhu cầu 3 3 3 3 3
Nhu cầu 4 3 3 3 3
Trung bình 3 3 3 3.5

Qua kết quả bảng thống kê có thể nhận định rằng:


 Đối với yếu tố sở thích cá nhân
Sinh viên tất cả các vùng, dù thuộc nông thôn, thị trấn, thị xã hoặc thành phố
đều có lựa chọn học ngành NLNN là do sở thích cá nhân, đạt giá trị trung bình
chung Mean = 4 (Đồng ý) đối với tất cả các biến quan sát.
 Đối với yếu tố năng lực cá nhân
Sinh viên các vùng lựa chọn học ngành NLNN do năng lực cá nhân đạt giá trị
trung bình Mean > 3 (Đồng ý một phần), trong đó sinh viên vùng thị xã có giá trị
Mean cao nhất (Mean = 3.43). Như vậy, ngoài yếu tố sở thích cá nhân, sinh vi ên có
xác định năng lực của bản thân trong việc chọn ngành học.
 Đối với yếu tố gia đình và nhà trường
Giá trị trung bình Mean của từng biến quan sát trong yếu tố gia đình và nhà
trường chỉ đạt giá trị trong khoảng 2.17 -2.67, xét trong khoảng thang Likert của
bảng hỏi chỉ thuộc khoảng 2 - 3 (Không đồng ý - Đồng ý một phần), như vậy giá trị
Mean đạt được trong thực tế chưa đạt đến giá trị 3. Trong đó biến: gia dinh 2, gia
dinh 5, nha truong 1, nha truong 2 ch ỉ đạt được giá trị 2 (Không đồng ý) trong tất cả
sự lựa chọn đáp án của sinh viên thuộc tất cả các vùng.
 Đối với yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn
Bảng thể hiện kết quả giá trị Mean của từng biến quan sát trong nhóm yếu tố
này cao nhất so với tất cả các yếu tố còn lại. Sinh viên thành phố đạt giá trị Mean
cao nhất (Mean = 3.67), có thể nhận thấy rằng sinh viên vùng thành phố có sự quan
tâm đến yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn. Sinh viên vùng thị trấn,
thị xã có mức quan tâm về yếu tố này là ngang nhau (Mean = 3.44), và sinh viên
vùng nông thôn lại ít có sự quan tâm nhất (Mean = 3.33). Có thể do điều kiện môi

62
trường sống, sinh viên ở vùng nông thôn không có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu
thông tin về trường và ngành học mà bản thân muốn lựa chọn học.
 Đối với yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Qua kết quả bảng 3.3 nhận thấy, sinh viên vùng nông thôn, thị trấn và thị xã
đều đạt giá trị Mean = 3. Riêng sinh viên vùng thành phố đặt sự quan tâm đến yếu
tố này cao hơn, đạt giá trị Mean 3.5. Điều này cho thấy: sinh viên thành phố quan
tâm hơn đến việc làm và nhu cẫu xã hội, điều kiện về công việc, lương khi chọn học
ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp hơn so với sinh viên vùng nông thôn, thị trấn và thị
xã.
3.2.2.2 Giá trị trung bình của các biến theo giới tính
Hình 3.8: Giá trị trung bình của các biến theo giới tính

Giá trị trung bình các yếu tố theo giới tính

4.5 4
4 3.43 3.44 3.25
3.5
2.67 2.67 Nam
3
2.5 Nữ
2
1.5
1
0.5
0
Sở thích Năng lực Gia đình Nhà Đặc điểm Nhu cầu
cá nhân cá nhân trường trường và xã hội và
ngành học cơ hội
đã lựa việc làm
chọn

Qua hình 3.9 nhận thấy, sinh viên nam và nữ đặt sự quan tâm về yếu tố sở
thích cá nhân khi lựa chọn học ngành NLNN đạt mức cao nhất, ngang bằng nhau
Mean = 4 (phụ lục 8). Trong đó, yếu tố gia đình và nhà trường ảnh hưởng thấp nhất
đối với giới nam và nữ so với các yếu tố còn lại.
3.2.2.3 Giá trị trung bình của các biến theo ngành

63
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hình 3.9: Giá trị trung bình các biến độc lập theo ngành

4.5
4
3.5
3 Sở thích cá nhân
2.5
2 Năng lực cá nhân
1.5
1
0.5 Gia đình
0
Nhà trường

Đặc điểm trường và ngành học đã


lựa chọn
Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm
sau khi tốt nghiệp

Hình 3.10 cho thấy sinh viên lựa chọn ngành do sở thích cá nhân đạt giá trị
Mean cao nhất Mean = 4. Giá trị Mean cho biến năng lực cá nhân đạt giá trị cao
nhất đối với ngành Chăn nuôi, có thể do đặc thù ở nhóm ngành này luôn có điểm
đầu vào cao, chương trình học có nhiều giờ thực hành thực tập nên sinh viên ở
nhóm ngành này có sự quan tâm đến yếu tố năng lực cá nhân khi lựa chọn ngành
học. Biến đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn cũng được sự quan tâm của
sinh viên, trong đó đạt giá trị Mean cao nhất đối với ngành Cảnh quan và kỹ thuật
hoa viên. Biến gia đình và nhà trường đạt được giá trị Mean thấp nhất đối với tất cả
các ngành học (phụ lục 8).
Tóm lại, khi thống kê các giá trị trung bình của các biến độc lập và giá trị
trung bình của các biến độc lập theo yếu tố về nơi cư trú, giới tính và ngành học đều
nhận thấy rằng: biến sở thích cá nhân luôn đạt giá trị Mean cao nhất, biến gia đình
và nhà trường đạt giá trị Mean thấp nhất. Như vậy, khi lựa chọn một ngành học sinh
viên có sự quan tâm đến sở thích của cá nhân hơn là sự tác động của gia đình và nhà
trường.
3.4 Phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

64
Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính bội để xác định các yếu tố
thuộc về cá nhân, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quyết định chọn học ngành
NLNN. Đồng thời xác định trong các yếu tố thuộc về cá nhân và các yếu tố thuộc
về môi trường , nhóm yếu tố nào có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với quyết định
lựa chọn học ngành NLNN của sinh viên năm thứ nhất đang theo học các ngành
NLNN tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Mô hình hồi qui tuyến tính bội có dạng như sau [25]:
Yi = βo + β1X1i + β2i X2i +…+ βpXpi + ei
Trong đó:
Yi : giá trị dự đoán
βo : hệ số hồi qui
βp : hệ số hồi qui riêng phần
Xpi : giá trị của các biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i
Dựa trên mô hình hồi qui tuyến tính bội trên, người nghiên cứu xây dựng 3 mô
hình hồi qui tuyến tính bội: mô hình hồi qui tuyến tính bội cho các yếu tố thuộc về
cá nhân (mô hình 1), mô hình hồi qui tuyến tính bội cho các yếu tố thuộc về môi
trường (mô hình 2) và mô hình hồi qui tuyến tính chung cho các yếu tố thuộc về cá
nhân và môi trường (mô hình 3).
3.4.1 Mô hình 1
3.4.1.1 Xây dựng mô hình hồi qui
Biến phụ thuộc của mô hình 1: quyết định lựa chọn học ngành NLNN. Các
biến độc lập của nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân bao gồm: sơ thích cá nhân và
năng lực cá nhân. Dựa trên việc xác định các biến và mô mô hình tuyến tính bội
chung, mô hình 1 được xây dựng có dạng như sau:
Quyết định lựa chọn học ngành NLNN = βo + β1 Sở thích cá nhân + β2 Năng
lực cá nhân.
Để xây dựng được mô hình hồi qui trước tiên phải kiểm định các giả thuyết và
dò tìm các vi phạm giả định cần thiết để xem thử mô hình xây dựng có phù hợp với
dữ liệu hay không, có vi phạm các điều kiện để xây dựng mô hình hồi qui hay
không.

65
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các yếu tố trong mô hình hồi qui
Quyết định chọn Sở thích Năng lực
học ngành NLNN cá nhân cá nhân
Pearson Quyết định chọn
1.000 0.454 0.482
Corelation học ngành NLNN
Sở thích cá nhân 0.454 1.000 0.428

Năng lực cá nhân 0.482 0.428 1.000


Sig Quyết định chọn
0.000 0.000
(1-tailed) học ngành NLNN
Sở thích cá nhân 0.000 0.000

Năng lực cá nhân 0.000 0.000

Kết quả bảng cho thấy giá trị sig = 0.000 đối với tất cả các yếu tố, nên giả
thuyết Ho trong phân tích sẽ bị bác bỏ (Ho: Độ tương quan giữa các nhân tố bằng 0
trong tổng thể), chứng tỏ các yếu tố trong mô hình hồi qui có sự tương quan với
nhau.
Bên cạnh đó kết quả phân tích nhân tố ANOVA giá trị F = 71.441, giá trị sig =
0.000 (tham khảo phụ lục 9) do đó có thể kết luận rằng: kết hợp của các biến độc
lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay nói
cách khác mô hình đang xây dựng là hoàn toàn phù hợp với tập dữ liệu.
Giá trị R2 điều chỉnh = 0.307, điều này có nghĩa rằng yếu tố sở thích cá nhân
và năng lực cá nhân giải thích được 30,7% sự biến thiên của quyết định lựa chọn
học ngành NLNN, còn lại 69.3% còn lại là do các yếu tố khác [15].
Kết quả phân tích Tolerance (độ chập nhận các biến) và hệ số VIF (hệ số
phóng đại phương sai) đều có giá trị nằm trong khoảng cho phép VIF < 10 [25], kết
quả cho phép đưa ra kết luận mô hình hồi qui đang xây dựng không vi phạm hiện

66
tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập tương quan chặt chẽ với nhau). Ngoài ra, hệ
số Durbin Watson = 1.689 cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư, hay
nói cách khác mô hình hồi qui không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số.
Khi xem xét giả định phần dư chuẩn hóa, kết quả biểu đồ cho thấy giả định về
phân phối của phần dư chuẩn hóa không bị vi phạm:

Hình 3.10: Biểu đồ phân tán của phần dư chuẩn hóa


Như vậy, qua việc phân tích chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết, và dò tìm
các vi phạm giả định có thể kết luận rằng: mô hình hoàn toàn với dữ liệu và không
vi phạm các giả định, do đó có thể tiếp tục xây dựng mô hình hồi qui cho phân tích
đang thực hiện.
Kết quả phân tích bảng 3.5 cho thấy cả 2 yếu tố sở thích cá nhân và năng lực
cá nhân đều có mối liên hệ tuyến tính với quyết định chọn học ngành NLNN:

67
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Bảng 3.5: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1


Hệ số chưa Hệ số Thống kê cộng
chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến
Các yếu tố t Sig
Sai số Độ chấp
B Beta VIF
chuẩn nhận

Hằng số 1.375 0.197 6.986 0.000

Năng lực cá nhân 0.390 0.057 0.352 6.853 0.000 0.817 1.224

Sở thích cá nhân 0.265 0.045 0.304 5.918 0.000 0.817 1.224

Dựa vào kết quả bảng 3.5, xây dựng phương trình hồi qui mô hình 1 như sau:
Quyết định chọn học ngành NLNN = 1.375 + 0.390 * Năng lực cá nhân +
0.265 * Sở thích cá nhân
Từ mô hình hồi qui có thể dự đoán được quyết định chọn học ngành NLNN
đạt được ở mức độ nào khi biết trước được mức độ ảnh hưởng của năng lực cá nhân
và sở thích các nhân đến quyết định chọn học nhóm ngành này. Giả sử mức độ ảnh
hưởng của năng lực cá nhân đạt 4, sở thích cá nhân đạt mức 3, khi đó dựa vào mô
hình trên có thể dự đoán được quyết định chọn học ngành NLNN của sinh viên sẽ
đạt được ở mức 3.73.
3.4.1.2 Kiểm định giả thuyết
Khi xem xét tầm quan trọng của các biến trong mô hình không chỉ đơn thuần
dựa vào hệ số tương quan giữa các nhân tố (bảng 3.4), mà còn phải xem xét đến giá
trị hệ số tương quan từng phần (Part correlation) và hệ số tương quan riêng (Partial
correlation) thể hiện quan bảng sau:

68
Bảng 3.6: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố
Sig
Các yếu tố t Part Partial

Hằng số 6.986 0.000


Năng lực cá
6.853 0.000 0.318 0.357
nhân
Sở thích cá nhân 5.918 0.000 0.274 0.313

Kết quả bảng 3.6 cho thấy giá trị t của yếu tố năng lực cá nhân và sở thích cá
nhân lần lượt là: 6.853, 5.918, giá trị sig của các yếu tố đều bằng 0.000, do đó có
thể kết luận rằng có mối liên hệ tuyến tính giữa yếu tố năng lực cá nhân và sở thích
cá nhân với quyết định chọn học ngành NLNN. Đồng thời, giá trị hệ số tương quan
riêng và tương quan từng phần của yếu tố năng lực cá nhân cao h ơn so với yếu tố sở
thích cá nhân, điều này có nghĩa rằng khi đưa biến độc lập sở thích cá nhân vào
trong mô hình thì biến năng lực cá nhân đóng vai trọng hơn đối với quyết định chọn
học ngành NLNN của sinh viên. Cụ thể hơn, dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa có thể
thấy yếu tố năng lực cá nhân ảnh hưởng đến 35,2% việc chọn học ngành NLNN,
trong khi yếu tố sở thích cá nhân là 30,4%.
3.4.2 Mô hình 2
3.4.2.1 Xây dựng mô hình hồi qui
Các biến độc lập của mô hình 2 bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường: gia
đình, nhà trường (trường THPT nơi bạn học), đặc điểm trường và ngành học đã lựa
chọn, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Biến phụ thuộc: quyết định chọn học ngành NLNN.
Với các biến độc lập và biến phụ thuộc đã được xác định, dựa trên mô hình
hồi qui chung đã được đề cập ở mục 4.3, mô hình 2 được xây dựng có dạng:
Quyết định lựa chọn học NLNN = βo + β1 * Gia đình+ β2 * Nhà trường + β3 *
Đặc điểm trường và ngành đã lựa chọn + β4 * Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau
tốt nghiệp.

69
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Tương tự như ở mô hình 1, để thực hiện xây dựng mô hình hồi qui trước tiên
phải kiểm định các giả thuyết và dò tìm vi phạm các giả định của mô hình đang xây
dựng:
Kết quả về độ tương quan giữa các nhân tố trong mô hình (phụ lục 9) cho thấy
hầu hết giá trị sig = 0.000 đối với tất cả các yếu tố, nên giả thuyết Ho trong phân
tích sẽ bị bác bỏ (Ho: Độ tương quan giữa các nhân tố bằng 0 trong tổng thể), chứng
tỏ các yếu tố trong mô hình hồi qui có sự tương quan với nhau.
Giá trị trong phân tích ANOVA: F = 90.010, giá trị sig = 0.000 (phụ lục 9) do
đó có thể kết luận rằng: kết hợp của các biến độc lập trong mô h ình có thể giải thích
được sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay nói cách khác mô hình đang xây dựng là
hoàn toàn phù hợp với tập dữ liệu.
Giá trị R2 điều chỉnh = 0.359, điều này có nghĩa rằng yếu tố sở thích cá nhân
và năng lực cá nhân giải thích được 35,9% sự biến thiên của quyết định lựa chọn
học ngành NLNN, còn lại 64.1% còn lại là do các yếu tố khác [15].
Kết quả phân tích Tolerance (độ chập nhận các biến) và hệ số VIF (hệ số
phóng đại phương sai) (phụ lục 8) đều có giá trị nằm trong khoảng cho phép VIF <
10 [25], kết quả cho phép đưa ra kết luận mô hình hồi qui đang xây dựng không vi
phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập tương quan chặt chẽ với nhau).
Ngoài ra, hệ số Durbin Watson = 1.777 cho thấy không có sự tương quan giữa các
phần dư, hay nói cách khác mô hình hồi qui không vi phạm giả định về tính độc lập
của sai số.
Như vậy, mô hình đang xây dựng hoàn toàn phù hợp với dữ liệu và không vi
phạm các giả định cần thiết khi thực hiện phân tích hồi qui đa biến.
Sử dụng phân tích hồi qui bằng phương pháp Stepwise, kết quả phân tích tất
cả các yếu tố thuộc về môi trường đến quyết định chọn học ngành NLNN thể hiện
qua bảng 3.7:

70
Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 2
Hệ số chưa Hệ số Thống kê cộng
chuẩn hóa chuẩn hóa Tuyến
Các yếu tố t Sig
Sai số Độ chấp
B Beta VIF
chuẩn nhận
Hằng số 1.145 0.194 5.910 0.000
Đặc điểm trường
và ngành học đã 0.525 0.059 0.443 8.899 0.000 0.802 1.246
lựa chọn
Nhu cầu và cơ hội
việc làm sau tốt 0.219 0.043 0.251 5.040 0.000 0.802 1.246
nghiệp

Phương pháp phân tích Stepwwise đã loại bỏ hai biến gia đình và nhà trường
ra khỏi mô hình, như vậy mô hình hồi qui 2 chỉ còn lại 2 biến: đặc điểm trường và
ngành học đã lựa chọn, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Dựa
vào kết quả bảng 3.7, mô hình hồi qui 2 được xây dựng như sau:
Quyết định chọn học ngành NLNN = 1.145 + 0.525 * Đặc điểm trường và
ngành học đã lựa chọn + 0.219 * Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp
Mô hình hồi qui trên giúp dự đoán được quyết định chọn học ngành NLNN
đạt ở mức độ nào khi biết được mức độ ảnh hưởng của đặc điểm trường và ngành
học đã lựa chọn, nhu cầu và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Giả sử mức độ ảnh
hưởng của đặc điểm và ngành học đã lựa chọn đạt mức 3, nhu cầu xã hội và cơ hội
việc làm sau khi tốt nghiệp đạt mức 3, khi đó dựa vào mô hình hồi qui trên có thể
dự đoán được quyết định chọn học ngành NLNN sẽ đạt được mức: như sau:
Quyết định chọn học ngành NLNN = 1.145 + 0.525*3 + 0.219*3 = 2.558

71
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết


Bảng 3.8: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố

Các yếu tố T Sig Part Partial

Hằng số 5.910 0.000


Đặc điểm trường và
8.899 0.000 0.397 0.444
ngành đã lựa chọn
Nhu cầu xã hội và
cơ hội việc làm sau 5.040 0.000 0.225 0.270
khi tốt nghiệp

Kết quả bảng cho thấy giá trị t của yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa
chọn, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp lần lượt là: 8.899, 5.040, giá
trị sig của các yếu tố đều bằng 0.000, do đó có thể kết luận rằng có mối liên hệ
tuyến tính giữa yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn, nhu cầu xã hội và
việc làm sau khi tốt nghiệp với quyết định chọn học ngành NLNN. Đồng thời, dựa
vào giá trị Beta chuẩn hóa của năng đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn, ảnh
hưởng đến 44,3% quyết định chọn học ngành NLNN, cao hơn so với giá trị Beta
của yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp (25,1%). Ngoài ra, giá
trị hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của yếu tố đặc điểm trường và
ngành học đã lựa chọn cao hơn so với yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau
khi tốt nghiệp, điều này có nghĩa rằng khi đưa biến độc lập nhu cầu xã hội và cơ hội
việc làm sau khi tốt nghiệp vào trong mô hình thì biến đặc điểm trường và ngành
học đã lựa chọn đóng vai trọng hơn đối với quyết định chọn học ngành NLNN của
sinh viên.

72
3.4.3 Mô hình 3
3.4.3.1 Xây dựng mô hình hồi qui
Mô hình 1 và mô hình 2 là những mô hình được xây dựng để dự đoán quyết
định chọn học ngành NLNN với sự ảnh hưởng của yếu tố thuộc về cá nhân và môi
trường. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cá nhân luôn sống và tồn tại trong môi trường
bao gồm nhiều nhân tố, luôn có sự tương tác giữa cá nhân và môi trường. Do đó, để
thấy được sự ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố, người nghiên cứu xây dựng mô hình
3 với các biến độc lập như sau: sở thích cá nhân, năng lực cá nhân, đặc điểm trường
và ngành học đã lựa chọn, nhu cầu và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Biến gia đình
và nhà trường sẽ không đưa vào mô hình 3, vì hai biến này đã bị loại hay nói cách
khác hai biến này thực sự không có ý nghĩa, không có sự ảnh hưởng lớn đến sự ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn học ngành NLNN. Trên cơ sở xác định các biến độc
lập và biến phụ thuộc, mô hình hồi qui 3 được xây dựng có dạng như sau:
Quyết định lựa chọn học ngành NLNN = βo + β1 * Sở thích cá nhân+ β2 * Năng
lực cá nhân + β3 * Đặc điểm trường và ngành đã lựa chọn + β4 * Nhu cầu xã hội và
cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Kết quả về độ tương quan giữa các nhân tố trong mô hình (phụ lục 9) cho thấy
hầu hết giá trị sig = 0.000 đối với tất cả các yếu tố, nên giả thuyết Ho trong phân
tích sẽ bị bác bỏ (Ho: Độ tương quan giữa các nhân tố bằng 0 trong tổng thể), chứng
tỏ các yếu tố trong mô hình hồi qui có sự tương quan với nhau.
Giá trị trong phân tích ANOVA: F = 64.451, giá trị sig = 0.000 (phụ lục 9) do
đó có thể kết luận rằng: kết hợp của các biến độc lập trong mô h ình có thể giải thích
được sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay nói cách khác mô hình đang xây dựng là
hoàn toàn phù hợp với tập dữ liệu.
Giá trị R2 điều chỉnh = 0.446, điều này có nghĩa rằng yếu tố sở thích cá nhân
và năng lực cá nhân giải thích được 44,6% sự biến thiên của quyết định lựa chọn
học ngành NLNN, còn lại 55.4% còn lại là do các yếu tố khác [15].
Kết quả phân tích Tolerance (độ chập nhận các biến) và hệ số VIF (hệ số
phóng đại phương sai) (phụ lục 9) đều có giá trị nằm trong khoảng cho phép VIF <
10 [25], kết quả cho phép đưa ra kết luận mô hình hồi qui đang xây dựng không vi
phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập tương quan chặt chẽ với nhau).

73
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Ngoài ra, hệ số Durbin Watson = 1.708 cho thấy không có sự tương quan giữa các
phần dư, hay nói cách khác mô hình hồi qui không vi phạm giả định về tính độc lập
của sai số.
Như vậy, mô hình đang xây dựng hoàn toàn phù hợp với dữ liệu và không vi
phạm các giả định cần thiết khi thực hiện phân tích hồi qui đa biến.
Kết quả phân tích hồi qui thể hiện qua bảng :
Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 3
Hệ số chưa Hệ số Thống kê cộng
chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến
Các yếu tố t Sig
Sai số Độ chấp
B Beta VIF
chuẩn nhận
Hằng số 0.449 0.206 2.182 0.030
Đặc điểm trường
và ngành đã lựa 0.372 0.059 0.314 6.281 0.000 0.693 1.444
chọn
Sở thích cá nhân 0.191 0.041 0.219 4.639 0.000 0.780 1.282
Nhu cầu xã hội và
cơ hội việc làm 0.164 0.041 0.189 3.968 0.000 0.764 1.309
sau khi tốt nghiệp
Năng lực cá nhân 0.203 0.055 0.183 3.674 0.000 0.699 1.431

Dựa vào kết quả bảng 3.9, mô hình hồi qui 2 được xây dựng như sau:
Quyết định chọn học ngành NLNN = 0.449 + 0.372 * Đặc điểm trường và
ngành học đã lựa chọn + 0.191 * Sở thích cá nhân + 0.164* Nhu cầu xã hội và cơ
hội việc làm sau khi tốt nghiệp + 0.203 * Năng lực cá nhân
Mô hình trên giúp dự đoán quyết định chọn học ngành NLNN đạt được mức
độ nào khi biết được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình hồi qui. Giả
sử: đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn đạt giá trị 5, sở thích cá nhân đạt giá
trị 4, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp 4, và năng lực cá nhân đạt
giá trị 3, khi đó dựa vào mô hình trên có thể xác định được giá trị quyết định chọn
học ngành NLNN đạt được là 4.34.

74
3.4.3.2 Kiểm định giả thuyết
Bảng 3.10: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố

Các yếu tố T Sig Part Partial

Hằng số 2.182 0.030


Đặc điểm trường và
6.281 0.000 0.261 0.331
ngành đã lựa chọn
Sở thích cá nhân 4.639 0.000 0.193 0.251
Nhu cầu xã hội và
cơ hội việc làm sau 3.968 0.000 0.165 0.217
khi tốt nghiệp
Năng lực cá nhân 3.674 0.000 0153 0.201

Kết quả bảng cho thấy giá trị t của yếu tố trong mô hình lần lượt là: 6.281, 4.639,
3.968, 3.674; giá trị sig của các yếu tố đều bằng 0.000, do đó có thể kết luận rằng có
mối liên hệ tuyến tính giữa yếu tố trong mô hình với quyết định chọn học ngành
NLNN. Đồng thời, dựa vào giá trị Beta chuẩn hóa của yếu tố đặc điểm trường và
ngành học đã lựa chọn, ảnh hưởng đến 31,4% quyết định chọn học ngành NLNN, cao
nhất so với giá trị Beta của các yếu tố còn lại. Ngoài ra, giá trị hệ số tương quan riêng
và tương quan từng phần của yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn cao
hơn so với yếu tố sở thích cá nhân, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp, và năng lực cá nhân. Điều này có nghĩa rằng khi đưa các biến độc lập vào trong
mô hình thì biến đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn đóng vai trò quan trọng
hơn đối với quyết định chọn học ngành NLNN của sinh viên.
Tiểu kết:
Kết quả nghiên cứu qua 3 mô hình hồi qui cho thấy:
Mô hình 1: yếu tố sở thích cá nhân và năng lực cá nhân có ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn học ngành NLNN của sinh viên. Tuy nhiên, dựa trên kết quả phân tích
nhận thấy, trong mô hình hồi qui phân tích về sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về
cá nhân cho thấy, yếu tố năng lực cá nhân có ảnh hưởng quan trọng hơn yếu tố sở thích

75
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

cá nhân với tỉ lệ 35.2%. Có thể lí giải do đa phần các emchọn học ngành NLNN có nơi
cư trú ở vùng nông thôn, do đó các em quá quen thuộc với công việc liên quan đến
trồng trọt, chăn nuôi,…và trở nên có kinh nghiệm, thành thạo, dễ hiểu những kiến thức
về NLNN hơn. Đồng thời, dựa trên kết quả phân tích hệ số tương quan, hệ số tương
quan riêng, hệ số tương quan từng phần và hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy yếu tố năng
lực cá nhân có ảnh hưởng quan trọng hơn so với yếu tố sở thích cá nhân trong việc
chọn học các ngành thuộc nhóm ngành NLNN.
Mô hình 2: Mô hình này giúp dự đoán được mức độ đạt được của quyết định
lựa chọn học ngành NLNN với sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường.
Kết quả phân tích thống kê mô tả đưa ra các giá trị Mean của các yếu tố theo thứ tự
từ thấp đến cao: Mean nhà trường = 2.39, Mean gia đình = 2.42, Mean nhu cầu xã
hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp = 3.31, Mean đặc điểm trường và ngành học
đã chọn = 3.48. Trong quá trình phân tích hồi qui với phương pháp phân tích
Stepwise, yếu tố gia đình và nhà trường đã bị loại bỏ khỏi mô hình. Mô hình hồi qui
còn lại 2 yếu tố, trong đó yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn có mức
ảnh hưởng cao hơn so với yếu tố nhu cầu xã hội và việc làm sau tốt nghiệp. Hay nói
cách khác sinh viên khi lựa chọn học ngành NLNN phần lớn quan tâm đến đặc điểm
của trường Đại học Nông Lâm và ngành NLNN đã lựa chọn. Có thể khi chọn ngành
học các em chưa quan tâm, chưa có suy nghĩ sâu sa về lâu dài về cơ hội việc làm
sau khi tốt nghiệp của ngành học.
Mô hình 3: Mô hình 3 tổng hợp tất cả các yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn học ngành NLNN từ mô hình 1 và mô hình 2, bao gồm tất cả các yếu tố
cá nhân và yếu tố môi trường. Mô hình cho thấy, trong 4 yếu tố ảnh hưởng yếu tố đặc
điểm trường và ngành học đã lựa chọn vẫn có ảnh hưởng quan trọng nhất, mức độ quan
trọng chiếm 31.8%, với các giá trị Beta chuẩn hóa= 0.314, hệ số tương quan = 0.555, hệ số
tương quan riêng = 0.261, hệ số tương quan từng phần = 0.331.

76
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Những kết quả được mô tả, phân tích và tổng hợp trong chương 3 giúp đưa ra
những cái nhìn khái quát để trả lời câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu:
các yếu tố nào thuộc về cá nhân và môi trường đã ảnh hưởng đến việc chọn học
ngành NLNN? Và trong các yếu tố thuộc về cá nhân và môi trường yếu tố nào có
ảnh hưởng quan trọng nhất?
 Các yếu tố thuộc về cá nhân
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy hai yếu tố thuộc về cá nhân sử dụng trong
nghiên cứu bao gồm sở thích cá nhân và năng lực cá nhân có ảnh hưởng đến việc
chọn học ngành NLNN của sinh viên năm thứ nhất (hệ tín chỉ), đang theo học các
ngành NLNN tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Trong đó, kết quả phân tích
cho thấy yếu tố năng lực cá nhân có ảnh hưởng quan trọng hơn so với yếu tố sở
thích cá nhân.
 Các yếu tố thuộc về môi trường
Nghiên cứu đề xuất 4 yếu tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn học ngành NLNN của sinh viên năm thứ nhất (hệ tín chỉ), đang theo
học các ngành NLNN tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: yếu tố gia đình, nhà
trường, đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn, nhu cầu xã hội và cơ hội việc
làm sau tốt nghiệp. Kết quả phân tích theo phương pháp Stepwise cho thấy yếu tố
nhà trường và yếu tố gia đình bị loại khỏi mô hình. Hai yếu tố còn lại có ảnh hưởng
đến quyết định chọn học ngành NLNN, trong đó yếu tố đặc điểm trường và ngành
đào tạo có ảnh hưởng quan trọng hơn yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau
tốt nghiệp.
Như vậy, khi lựa chọn ngành học, sinh viên không chỉ ảnh hưởng bởi các yếu
tố cá nhân mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về môi trường. Do đó, tất cả
các yếu tố đã được đề cập trong nghiên cứu được đưa vào một mô hình phân tích
hồi qui. Kết quả phân tích hồi qui của mô hình 3 cho thấy yếu tố đặc điểm trường và
ngành học đã lựa chọn có ảnh hưởng quan trọng nhất so với các yếu tố sở thích

77
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

nhân, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, năng lực cá nhân. Các yếu
tố ảnh hưởng được sắp xếp theo mức độ quan trọng từ thấp đến cao như sau: năng
lực cá nhân, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, sở thích cá nhân, đặc
điểm trường và ngành học đã lựa chọn. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, nhận thấy
cần phải duy trì, phát triển thêm những thế mạnh là những đặc điểm vốn có của
trường như: học phí không quá cao so với các trường, có bậc đào tạo sau đại học.
Đặc biệt, không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác với các trường Đại học
nước ngoài mở rộng đào tạo các ngành thuộc chương trình tiên tiến, tạo điều kiện
giao lưu học hỏi cho sinh viên thông qua các chương trình trao đổi với nước ngoài,
thu hút sự quan tâm của học sinh - sinh viên qua số lượng học bổng và cơ hội dành
học bổng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ với các công ty trong
và ngoài nước để tạo điều kiện cho sinh viên ra trường có việc làm. Đồng thời, gia
tăng việc tư vấn hướng nghiệp cho các trường THPT đối với mọi vùng: nông thôn,
thị trấn, thị xã và thành phố đối với các vùng miền có khả năng tuyển sinh cao,
nhằm tạo sự thích thú đối với học sinh đối với các ng ành thuộc nhóm ngành NLNN,
từ đó tạo sự quan tâm thu hút số lượng lớn học sinh lựa chọn học ngành NLNN.
2. Hạn chế đề tài nghiên cứu
Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu trên nhóm khách thể là sinh viên năm thứ
nhất đang theo học các ngành thuộc nhóm NLNN, do đó kết quả nghiên cứu chưa
khái quát hết được sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc lựa chọn học nhóm
ngành NLNN. Sinh viên năm thứ nhất còn gắn kết với bậc THPT, tuy nhiên đối với
sinh viên năm 2, năm 3 và đặc biệt sinh viên năm cuối khi có sự suy nghĩ chín chắn
hơn, trải qua quá trình học tập thực tế trong nhóm ngành NLNN các em sẽ có suy
nghĩ khác và cách nhìn nhận khác đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
học ngành NLNN. Đồng thời, nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu
tố thuộc về cá nhân, và môi trường trong số rất nhiều các yếu tố khác. Do đó,
nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn, và tìm
hiểu thêm những yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN.

78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư – Tổng Cục Thống kê (2013), Báo cáo điều tra lao
động việc làm năm 2012, trang 1, 21.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 32/2013/TT-BGDĐT
thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng,
đại học ban hành kèm theo thông tư số 14/2010/ TT-BGDĐT.
3. Nguyễn Thị Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách một số vấn đề lý luận ,
NXB Giáo dục.
4. Vũ Dũng - chủ biên (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa, Viện
KHXH Việt Nam, Viện Tâm lý học.
5. Phạm Minh Hạc (2002), tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục.
6. Phạm Minh Hạc (2013) , Từ điển Bách Khoa Tâm lý học, Giáo dục học Việt Nam,
NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Phạm Minh Hạc & Lê Đức Phúc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách,
NXB Chính trị Quốc gia, trang 13.
8. Phạm Văn Hải & Tạ Thị Khuyên (2010), Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao
động nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, Đề tài khoa học.
9. Bùi Hiền - chủ biên (2013), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa.
10. Nguyễn Thị Hiền - Lê Ngọc Hùng (2004), Nâng cao năng lực và phát triển bền
vững, bình đẳng giới, giảm nghèo, NXB Lý Luận Chính Trị Hà Nội, trang 24.
11. Trương Thị Hoa (2011),Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
tỉnh Hòa Bình, Tạp chí giáo dục số 66, trang 54 - 57, 61.
12. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ
chọn ngành Quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế -kế
hoạch Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ.

79
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

14. Nguyễn Thị Thanh Huyền & Hồ Thị Thùy Dung (2012), Ảnh hưởng của truyền
thống gia đình (TTGĐ) đến định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 thành phố
Thái Nguyên, Tạp chí giáo dục số 282, trang 17-19.
15. Nguyễn Công Khanh (2012), Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu với SPSS,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Linh (2007), Thực Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc
làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ.
17. Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý kinh tế học, NXB Thống Kê.
18. Đào Thị Oanh (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB Giáo
Dục.
19. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường
Đại học của học sinh PTTH, tạp chí Phát triển Khoa học & Công Nghệ, tập 12, số
15 trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TPHCM.
20. Phạm Văn Quyết & Nguyễn Quý Thanh (2012), Phương pháp nghiên cứu xã
hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Tài (2011), Những kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng
nghiệp kết hợp tư vấn tuyển sinh Cao đẳng - Đại học và Trung cấp, Viện nghiên
cứu giáo dục, ĐH Sư Phạm TPHCM .
22. Lê Thị Thanh (2013), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành
nghề của sinh viên hệ cao đẳng trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội, Luận
văn Thạc sỹ.
23.Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà
trường, NXB Đại học Sư phạm, trang 55.
24. Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn
trường của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,
Luận văn Thạc sỹ.
25. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức.

80
26. Lê Thị Thùy Vân & Cao Hào Thi (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn
ngành học của học sinh THPT tỉnh Bình Thuận, Tạp chí giáo dục số 77, trang 48-
52.
B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
27. Michael Brochert (2002), Career choice factors of high school students, Master
of Science Degree, University of Wisconsin-Sout.
28. Marvin Burns (2006), Factors influencing the college choice of African-
American students amited to the college of Agriculture, Foods and Natural
resources, A Thesis presented to the Faculty of the Graduate School, University of
Missouri-Columbia.
29. David.W.Chapman (1981), A Model of Student College Choice, The Journal of
Higher Education, Vol.52, No.5.
30. Levon T.Esters & Blannie E (2005), Factor influence career choice of urban
agricultural educations students, Journal of Agricultural Education, Volume 46,
Number 2, pp 24 -35.
31. Rashedul Hasan (2013), Influential Factor in Selecting an Overseas University
for Bangladeshi Undergraduate Students, IOSR Journal of Business and
Management (IOSR-JMB), ISSN: 2278-487X, Volume 7, Issue 6, pp 27-31.
32. D.R.Hossler. & K.S.Gallapher (1987), Studying student college choice: A three-
phase model and the implications for policy-makers, College and University, Vol
62, No 3, pp 207-221.
33. Bromley H. Kniveton (2004), Influences and motivations on which students
base their choice of career, Loughborough University, UK.
34. F.M. Onu & Michael E.Ikehi (2013), Factors influencing student’s choice to
stuydy Agricultural science in South - South Nigeria, Journal of Agriculture and
Biodiveristy Research, ISSN 2277- 0836, volume 2, Issue 4, pp 80 -86.
35. Samsinar Md.Sidin, Siti Rahayu Hussin & Tan Ho Soon (2003), “An
Exploratory Study of Factors Influencing the College Choice Decision of
Undergraduate Students in Malaysia”, Asia Pacific Management Review 8(3), 259-
280.

81
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Thân chào các bạn sinh viên!
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn
học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp, đề ra các giải pháp thu hút sự quan tâm, duy trì và ngày
càng gia tăng số lượng học sinh sinh viên lựa chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp tại
trường.
Câu trả lời trung thực của các bạn sẽ là cơ sở quan trọng và là nguồn thông tin hữu
ích giúp cho người nghiên cứu tìm ra câu trả lời xác thực nhất. Thông tin trả lời của các
bạn chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, vì vậy người nghiên cứu rất mong được sự
hỗ trợ nhiệt tình từ các bạn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Phần 1: Lí do bạn lựa chọn học ngành NLNN
Câu 1: Dưới đây là một số phát biểu liên quan đến việc lựa chọn vào học các ngành
Nông Lâm Ngư nghiệp. Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn đối với mỗi phát biểu đã
nêu ra theo thang từ 1 đến 5. Đánh dấu (X) hoặc bôi đen vào ô bạn lựa chọn.
Thang đánh giá:
1 2 3 4 5
Đồng ý một
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
phần

A. Lý do bạn lựa chọn học ngành NLNN: Mức độ đồng ý


1. Sở thích cá nhân
- Bạn thích trở thành một kỹ sư, hoặc cử nhân trong ngành Nông-     
Lâm-Ngư nghiệp.
- Khối thi các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp với sở thích     
của bạn.
- Bạn ưu tiên chọn các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp khi đăng ký     
hồ sơ dự thi đại học
- Bạn cảm thấy hứng thú với các môn học thuộc về lĩnh vực Nông-     

82
Lâm-Ngư nghiệp ở bậc THPT
2. Năng lực cá nhân
- Bạn đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về Nông-Lâm-Ngư     
nghiệp.
- Khả năng tiếp thu các môn có liên quan đến ngành Nông-Lâm-Ngư     
nghiệp trong chương trình THPT của bạn tốt.
- Kết quả bài tập thực hành các môn liên quan đến kiến thức về     
Nông-Lâm-Ngư nghiệp của bạn ở bậc THPT từ mức khá trở lên.
- Bạn thường xuyên tham gia vào các công việc thuộc về Nông-     
Lâm-Ngư nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,…).
- Bạn thực hiện thành thạo các công việc trong ngành Nông-Lâm-     
Ngư nghiệp.
- Kết quả học tập đối với các môn thi tuyển đầu vào ngành Nông-     
Lâm-Ngư nghiệp của bạn xếp loại khá trở lên.
- Bạn nhận thấy ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp với năng lực     
bản thân.
3. Gia đình
- Do sự định hướng, gợi ý của cha mẹ.     
- Do sự áp đặt của cha mẹ.     
- Anh (chị) hoặc người thân đã học các ngành trong lĩnh vực Nông     
Lâm ngư nghiệp tư vấn cho bạn.
- Cha (mẹ); anh (chị) hoặc người thân đã và đang làm việc trong các     
ngành thuộc lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp tư vấn cho bạn.
- Bạn chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp để làm hài lòng cha     
mẹ.
- Do gia đình bạn có truyền thống lao động trong lĩnh vực Nông-     
Lâm-Ngư nghiệp.
- Gia đình có mối quan hệ rộng rãi trong các ngành Nông-Lâm-Ngư     
nghiệp nên dễ xin được việc làm sau khi bạn tốt nghiệp.
4. Nhà trường (trường THPT nơi bạn học)
- Bạn bè thôi thúc, lôi kéo bạn lựa chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư     

83
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

nghiệp.
- Bạn chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp cho giống với các bạn     
trong nhóm.
- Thầy (Cô) ở trường THPT tư vấn cho bạn chọn học ngành Nông-     
Lâm-Ngư nghiệp.
- Do sự yêu mến, kính phục của bạn dành cho Thầy (Cô) trực tiếp     
giảng dạy các môn có liên quan đến kiến thức về Nông-Lâm-Ngư
nghiệp ở bậc THPT.
- Bạn được các chuyên gia tư vấn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp     
khi tham gia chương trình hướng nghiệp của trường tổ chức.
- Bạn biết và yêu thích ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp nhờ các hoạt     
động tư vấn hướng nghiệp do nhà trường tổ chức.
5. Đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn
- Điểm chuẩn của trường qua các năm thấp so với các trường công     
lập khu vực phía Nam.
- Điểm đầu vào của ngành tương đối phù hợp với kết quả học tập     
các môn thi tuyển của bạn ở bậc THPT.
- Qua thông tin tìm hiểu, bạn nhận thấy chương trình đào tạo ngành     
Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp với năng lực của bạn.
- Mục tiêu đào tạo của ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp với     
nguyện vọng của bạn và gia đình.
- Khối thi tuyển của ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp định     
hướng của bạn từ khi bước vào bậc THPT.
- Có cơ hội trúng tuyển cao vì mỗi ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp     
đều có 2 khối thi.
- Học phí của các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp ở mức tương đối     
phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
- Hầu hết các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp của trường có bậc đào     
tạo sau đại học.
- Qua thông tin tìm hiểu, bạn biết số lượng học bổng của ngành     
Nông-Lâm-Ngư nghiệp tương đối nhiều, cơ hội đạt được tương đối

84
cao.
- Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp gắn liền và đóng vai trò quan trọng     
đối với sự phát triển của đất nước.
- Kí túc xá của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sạch sẽ và an toàn.     
- Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM nổi tiếng và có bề dày về     
đào tạo ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp.
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM hợp tác và có chương trình     
trao đổi sinh viên (thuộc ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp) với nhiều
trường của nhiều nước trong khu vực Châu Á.
6. Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cao, rất dễ xin việc ở địa     
phương (nơi bạn sinh sống).
- Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp đa dạng và phong phú.     
- Điều kiện nơi làm việc sau khi tốt nghiệp khá tốt, phù hợp với     
nguyện vọng của bạn.
- Có cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao.     
- Xã hội đang có nhu cầu về số lượng và chất lượng của ngành     
Nông-Lâm-Ngư nghiệp (xét trong giai đoạn bạn bắt đầu lựa chọn
học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp).
B. Bạn nhận thấy như thế nào về quyết định lựa chọn học ngành
Nông-Lâm-Ngư nghiệp của mình:
1. Bạn hoàn toàn vững tin vào sự lựa chọn của mình.     
2. Quyết định lựa chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp của bạn là     
đúng.
3. Sau một thời gian học, bạn nhận thấy:
- Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện     
vốn có của bản thân.
- Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện     
vốn có của gia đình.
- Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội.     

85
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Có lí do nào khác bạn đã lựa chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp mà thông tin
trong phiếu thăm dò chưa đề cập đến (nếu có xin ghi rõ):
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Phần II: Thông tin cá nhân
1. Giới tính của bạn
Nam  Nữ 
2. Nơi cư trú của bạn và gia đình (trước khi vào đại học) thuộc vùng miền nào dưới đây?
Thành phố  Thị trấn 
Thị xã  Nông thôn 
3. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp bạn đang học là: ..................................................................
4. Bạn đang là sinh viên năm thứ: ........... ................................................................................

86
Phụ lục 2:
Bảng: Số lượng ngành/chuyên ngành năm 2010 - 2014
STT Năm Số lượng ngành/ chuyên ngành
1 2010 52
2 2011 52
3 2012 52
4 2013 53
5 2014 55

Bảng: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh các trường đào tạo nhóm ngành
Nông-Lâm-Ngư nghiệp năm 2012 đến 2014
Tổng chỉ tiêu tuyển
Số lượng hồ sơ ĐKDT
STT Tên trường sinh
2012 2013 2014 2012 2013 2014
1 ĐH Nông Lâm TP.HCM 5.000 5.300 5.300 51.951 52.566 47.779
2 ĐH Cần Thơ 7.000 8.200 8.500 73.511 73.135 65.006
3 ĐH An Giang 1.240 3.290 3.140 9.025 10.170 10.897
4 ĐH Tây Nguyên 3.000 3.200 3.200 23.434 21.795 20.470
5 ĐH Nông Lâm Huế 1.950 2.200 2.100 11.630 14.198 12.609
6 ĐH Nông Nghiệp Hà Nội 7.300 9.600 8.700 52.492 49.270 33.000
7 ĐH Lâm Nghiệp (phía Bắc) 2.500 2.550 2.560 11.000 12.000 11.000

Bảng: Chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu NV2 trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Ngành Chỉ Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ Chỉ tiêu
Chỉ tiêu
tiêu NV2 NV2 tiêu NV2
Lâm Nghiệp 240 160 200 200 210 60
Chăn nuôi 80 40 160 30 160 40
Thủy sản 80 40 180 60 180 40
Cảnh quan và kỹ thuật
0 0 160 60 160 40
hoa viên

87
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Ngành Chỉ Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ Chỉ tiêu
Chỉ tiêu
tiêu NV2 NV2 tiêu NV2
Kinh doanh NN 60 60 60 60 60 40
Không Không
Phát triển nông thôn 60 60 60 50
tuyển sinh tuyển sinh

Phụ lục 3: Hệ số Cronbach’s Alpha điều tra thử nghiệm


 Yếu tố sở thích cá nhân:
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.856 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

So thich1 11.58 6.062 .705 .815


So thich2 11.77 6.361 .695 .819
So thich3 11.62 6.110 .703 .815
So thich 4 11.77 6.361 .695 .819

 Yếu tố năng lực cá nhân:


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.767 7

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Nang luc1 20.00 13.817 .556 .725


Nang luc 2 19.84 14.175 .562 .726
Nang luc 3 19.77 14.012 .528 .731
Nang luc 4 19.72 13.801 .423 .756
Nang luc 5 20.25 14.224 .433 .751

88
Nang luc 6 20.12 14.454 .472 .742
Nang luc 7 19.56 14.138 .468 .743

 Yếu tố gia đình:


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.729 7

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Gia dinh 1 13.25 19.361 .393 .712

Gia dinh 2 14.16 21.001 .423 .703

Gia dinh 3 13.50 18.876 .469 .691

Gia dinh 4 13.30 18.964 .470 .690

Gia dinh 5 14.10 21.063 .468 .696

Gia dinh 6 13.13 20.020 .336 .726

Gia dinh 7 13.80 18.895 .594 .663

 Yếu tố nhà trường:


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.721 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Nha truong 1 11.08 9.544 .551 .655

Nha truong 2 11.34 10.207 .494 .675

Nha truong 3 10.70 9.533 .523 .662

Nha truong 4 10.52 9.922 .357 .715

Nha truong 5 10.65 9.403 .547 .655

Nha truong 6 10.25 10.118 .312 .731

 Yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn:


Reliability Statistics

89
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Cronbach's Alpha N of Items

.801 13

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Dac diem 1 40.46 42.655 .125 .814

Dac diem 2 39.97 38.247 .634 .773

Dac diem 3 39.97 39.201 .531 .781

Dac diem 4 40.16 38.212 .505 .781

Dac diem 5 40.25 38.834 .404 .790

Dac diem 6 40.29 39.291 .434 .787

Dac diem 7 40.22 39.145 .371 .794

Dac diem 8 40.13 38.222 .559 .777

Dac diem 9 40.34 38.776 .464 .785

Dac diem 10 39.83 38.016 .533 .779

Dac diem 11 41.37 41.796 .163 .813

Dac diem 12 39.71 37.566 .573 .775

Dac diem 13 40.05 39.061 .463 .785

 Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.866 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Nhu cau 1 13.09 8.285 .761 .819

Nhu cau 2 13.06 8.317 .736 .826

Nhu cau 3 13.15 8.297 .720 .830

Nhu cau 4 13.24 8.659 .780 .818

Nhu cau 5 13.02 9.651 .468 .890

90
 Quyết định chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.885 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Quyet dinh 1 14.75 8.100 .731 .859

Quyet dinh 2 14.54 8.655 .720 .860

Quyet dinh 3 14.89 8.593 .735 .857

Quyet dinh 4 14.84 8.945 .762 .853

Quyet dinh 5 14.66 8.923 .676 .870

Phụ lục 4: Kết quả chạy thử nghiệm Mô hình Rasch


Kết quả ước tính phù hợp thống kê
Item Estimates (Thresholds)
2/8/14 8:21
all on dulieuthunghiem (N = 110 L = 47 Probability Level= .50)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Summary of item Estimates
=========================
Mean .00
SD .63
SD (adjusted) .41
Reliability of estimate .42

Fit Statistics
===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square

Mean .99 Mean 1.03


SD .18 SD .25

Infit t Outfit t

Mean -.08 Mean .08


SD 1.40 SD 1.33

0 items with zero scores


0 items with perfect scores
==========================================================================================================================

Kết quả ước tính trường hợp


Summary of case Estimates
=========================

Mean .12

91
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

SD .55
SD (adjusted) .53
Reliability of estimate .91
Fit Statistics
===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square

Mean 1.02 Mean 1.03


SD .50 SD .54

Infit t Outfit t

Mean -.19 Mean -.14


SD 2.28 SD 1.89

0 cases with zero scores


0 cases with perfect scores

Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi trong mô hình
Item Fit 2/ 8/1
4 8:21
all on dulieuthunghiem (N = 110 L = 47 Probability Level= .50)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------
INFIT
MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 1.60
----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+-
1 item 1 . | * .
2 item 2 . * | .
3 item 3 . | * .
4 item 4 . * | .
5 item 5 . * | .
6 item 6 . | * .
7 item 7 . * | .
8 item 8 . | * .
9 item 9 . | * .
10 item 10 . | * .
11 item 11 . * | .
12 item 12 . | . *
13 item 13 . | * .
14 item 14 . | * .
15 item 15 . | * .
16 item 16 . | * .
17 item 17 . | . *
18 item 18 . | * .
19 item 19 . | * .
20 item 20 . | * .
21 item 21 . | * .
22 item 22 . | * .
23 item 23 . | * .
24 item 24 . | * .
25 item 25 . | . *
26 item 26 . * | .
27 item 27 . * | .
28 item 28 * . | .
29 item 29 . * | .
30 item 30 . * .
31 item 31 . | * .
32 item 32 . * | .
33 item 33 . | * .
34 item 34 . * | .
35 item 35 . | * .
36 item 36 * . | .
37 item 37 . * | .
38 item 38 * . | .
39 item 39 . * | .
40 item 40 * . | .
41 item 41 * . | .
42 item 42 . * | .
43 item 43 . * | .
44 item 44 . * | .
45 item 45 * . | .
46 item 46 . * | .

92
47 item 47 . * | .
====================================================================================================================================

Phụ lục 5: Hệ số Cronbachs’s Alpha điều tra chính thức


 Yếu tố sở thích cá nhân
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.877 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

So thich1 11.40 5.907 .745 .838

So thich2 11.62 6.181 .723 .847

So thich3 11.40 5.907 .745 .838

So thich 4 11.61 6.189 .727 .845

 Yếu tố năng lực cá nhân


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.786 7

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Nang luc1 20.11 15.827 .425 .774

Nang luc 2 20.02 15.503 .490 .763

Nang luc 3 19.93 14.868 .525 .756

Nang luc 4 20.04 13.510 .575 .746

Nang luc 5 20.43 14.616 .570 .747

Nang luc 6 20.16 15.365 .446 .771

Nang luc 7 19.83 14.721 .557 .750

93
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

 Yếu tố gia đình


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.802 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Gia dinh 1 11.69 18.642 .516 .781

Gia dinh 2 12.59 19.360 .510 .782

Gia dinh 3 11.96 18.221 .594 .763

Gia dinh 4 11.95 18.415 .532 .777

Gia dinh 5 12.33 18.118 .635 .754

Gia dinh 7 12.03 18.419 .565 .769

 Yếu tố nhà trường


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.857 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Nha truong 1 12.28 19.981 .633 .836

Nha truong 2 12.33 19.708 .620 .838

Nha truong 3 11.78 19.163 .656 .832

Nha truong 4 11.79 19.191 .663 .830

Nha truong 5 11.73 18.937 .715 .821

Nha truong 6 11.64 19.862 .592 .843

 Yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.787 9

94
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Dac diem 2 27.75 23.817 .450 .770

Dac diem 3 27.85 23.425 .458 .769

Dac diem 5 28.05 22.618 .460 .769

Dac diem 6 27.94 21.632 .600 .748

Dac diem 7 27.94 22.536 .433 .774

Dac diem 8 27.86 22.957 .519 .761

Dac diem 9 28.08 22.061 .554 .755

Dac diem 10 27.42 23.517 .456 .769

Dac diem 13 27.66 24.461 .343 .784

 Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.898 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Nhu cau 1 9.91 6.322 .710 .891

Nhu cau 2 9.82 6.038 .814 .854

Nhu cau 3 9.93 5.698 .821 .850

Nhu cau 4 10.05 6.069 .752 .877

 Quyết định chọn học ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.788 4

95
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

Quyet dinh 1 11.12 4.479 .652 .705

Quyet dinh 2 11.05 4.528 .671 .697

Quyet dinh 4 11.15 4.836 .557 .755

Quyet dinh 5 11.02 5.089 .506 .778

Phụ lục 6: Kết quả chạy Mô hình Rasch dữ liệu chính thức
Kết quả ước tính thống kê phù hợp
Item Estimates (Thresholds) 9/ 8/1413:35
all on dulieuchinhthuc (N = 325 L = 40 Probability Level= .50)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------
Summary of item Estimates
=========================
Mean .00
SD .54
SD (adjusted) .47
Reliability of estimate .77

Fit Statistics
===============
Infit Mean Square Outfit Mean Square
Mean 1.00 Mean 1.02
SD .10 SD .15

Infit t Outfit t
Mean -.07 Mean .13
SD 1.26 SD 1.33
0 items with zero scores
0 items with perfect scores
====================================================================================================================================

Kết quả ước tính trường hợp


Summary of case Estimates
=========================

Mean .18
SD .60
SD (adjusted) .58
Reliability of estimate .91

Fit Statistics
===============
Infit Mean Square Outfit Mean Square

Mean 1.01 Mean 1.02


SD .60 SD .63

Infit t Outfit t
Mean -.37 Mean -.24
SD 2.51 SD 2.05

0 cases with zero scores


0 cases with perfect scores

Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi trong mô hình
Item Fit 9/ 8/14 13:35
all on dulieuchinhthuc (N = 325 L = 40 Probability Level= .50)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----
INFIT

96
MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 1.60
----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+-
1 item 1 . | * .
2 item 2 . * | .
3 item 3 . | * .
4 item 4 . * | .
5 item 5 . | * .
6 item 6 . *| .
7 item 7 . | * .
8 item 8 . | * .
9 item 9 . * | .
10 item 10 . * | .
11 item 11 . * | .
12 item 12 . | * .
13 item 13 . | * .
14 item 14 . | * .
15 item 15 . | * .
16 item 16 . | * .
17 item 17 . | * .
18 item 18 . | * .
19 item 19 . | * .
20 item 20 . *| .
21 item 21 . * | .
22 item 22 . * | .
23 item 23 . * | .
24 item 24 . |* .
25 item 25 . * | .
26 item 26 . * | .
27 item 27 . * | .
28 item 28 . | * .
29 item 29 . * | .
30 item 30 . * | .
31 item 31 . * | .
32 item 32 . | * .
33 item 33 . * | .
34 item 34 . * | .
35 item 35 . * | .
36 item 36 . * | .
37 item 37 . * | .
38 item 38 . * | .
39 item 39 . * | .
40 item 40 . * | .
=============================================================================================================================
=======

Phụ lục 7: Thống kê mô tả các biến quan sát của từng yếu tố
 Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố sở thích cá nhân
Hoàn toàn Không Đồng ý
Biến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
không đồng ý đông ý một phần
quan sát
Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
Tần số Tần số Tỉ lệ (%)
(%) số (%) số (%) số (%)
So thich 1 8 2.5 17 5.2 61 19 138 42.5 101 20.3
So thich 2 5 1.5 23 7.1 95 29 136 41.8 66 20.3
So thich 3 8 2.5 17 5.2 61 19 138 42.5 101 31.1
So thich 4 5 1.5 22 6.8 95 29 137 42.2 66 20.3

97
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

 Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố năng lực cá nhân
Hoàn toàn Không Đồng ý
Biến quan Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
không đồng ý đông ý một phần
sát
Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
Tần số Tần số Tỉ lệ (%)
(%) số (%) số (%) số (%)
Nang luc 1 7 2.2 44 13.5 142 43.7 105 32.3 27 8.3
Nang luc 2 7 2.2 33 10.2 137 42.2 119 36.6 29 8.9
Nang luc 3 7 2.2 40 12.3 108 33.2 126 38.8 44 13.5
Nang luc 4 17 5.2 59 18.2 94 28.9 94 28.9 61 18.8
Nang luc 5 15 4.6 80 24.6 143 44 67 20.6 20 6.2
Nang luc 6 12 3.7 56 17.2 117 36 116 35.7 24 7.4
Nang luc 7 8 2.5 25 7.7 113 34.8 125 38.5 54 16.6

 Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố gia đình


Hoàn toàn Không Đồng ý
Biến quan Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
không đồng ý đông ý một phần
sát
Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
Tần số Tần số Tỉ lệ (%)
(%) số (%) số (%) số (%)
Gia đinh 1 54 16.6 81 24.9 95 29.2 58 17.8 37 11.4
Gia đinh 2 150 46.2 105 32.3 28 8.6 29 8.9 13 4.0
Gia đinh 3 73 22.5 95 29.2 85 26.2 50 15.4 22 6.8
Gia đinh 4 76 23.4 97 29.8 78 24.0 43 13.2 31 9.5
Gia đinh 5 111 34.2 110 33.8 54 16.6 35 10.8 15 4.6
Gia đinh 7 83 25.5 96 29.5 69 18.8 61 18.8 16 4.9

98
 Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố nhà trường
Hoàn toàn
Không Đồng ý
không đồng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Biến quan sát đông ý một phần
ý
Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
Tần số Tỉ lệ (%)
số (%) số (%) số (%) số (%)
Nha truong 1 127 39.1 110 33.8 50 15.4 28 8.6 10 3.1
Nha truong 2 138 42.5 110 33.8 39 12 20 6.2 18 5.5
Nha truong 3 77 23.7 90 27.7 83 25.5 60 18.5 15 4.6
Nha truong 4 69 21.2 104 32 88 27.1 42 12.9 22 6.8
Nha truong 5 65 20 95 29.2 92 28.3 58 17.8 15 4.6
Nha truong 6 57 17.5 93 28.6 95 29.2 59 18.2 21 6.5

 Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã
lựa chọn
Hoàn toàn
Không Đồng ý
không đồng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Biến quan sát đông ý một phần
ý
Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
Tần số Tỉ lệ (%)
số (%) số (%) số (%) số (%)
Dac diem 2 7 2.2 24 7.4 108 33.2 150 46.2 36 11.1
Dac diem 3 13 4.0 28 8.6 108 33.2 146 44.9 30 9.2
Dac diem 5 21 6.5 51 15.7 107 32.9 111 34.2 35 10.8
Dac diem 6 17 5.2 45 13.8 95 29.2 134 41.2 34 10.5
Dac diem 7 23 7.1 44 13.5 94 28.9 114 35.1 50 15.4
Dac diem 8 11 3.4 31 9.5 112 34.5 139 42.8 32 9.8
Dac diem 9 21 6.5 49 15.1 112 34.5 118 36.3 25 7.7
Dac diem 10 5 1.5 20 6.2 63 19.4 154 47.4 83 25.5
Dac diem 13 9 2.8 21 6.5 90 27.7 156 48.0 49 15.1

99
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

 Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm
sau khi tốt nghiệp
Hoàn toàn
Không Đồng ý
không đồng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Biến quan sát đông ý một phần
ý
Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ
Tần số Tỉ lệ (%)
số (%) số (%) số (%) số (%)
Nhu cau 1 8 2.5 48 14.8 125 38.5 119 36.6 25 7.7
Nhu cau 2 8 2.5 33 10.2 131 40.3 122 37.5 31 9.5
Nhu cau 3 11 3.4 47 14.5 132 40.6 101 31.1 34 10.5
Nhu cau 4 15 4.6 49 15.1 142 43.7 98 30.2 21 6.5

Phụ lục 8: Giá trị trung bình


 Giá trị trung bình chung các biến độc lập
Các biến độc lập Mean
Sở thích cá nhân 3.83
Năng lực cá nhân 3.35
Gia đình 2.42
Nhà trường 2.39
Đặc điểm trường và ngành học lựa chọn 3.48
Nhu cầu xã hội và việc làm sau khi tốt nghiệp 3.31

 Giá trị trung bình các biến theo giới tính


Nam Nữ
Sở thích cá nhân
So thich 1 4 4
So thich 2 4 4

100
Nam Nữ
So thich 3 4 4
So thich 4 4 4
Trung bình 4 4
Năng lực cá nhân
Nang luc 1 3 3
Nang luc 2 3 3
Nang luc 3 4 3
Nang luc 4 4 3
Nang luc 5 3 3
Nang luc 6 3 3
Nang luc 7 4 3
Trung bình 3.43 3
Gia đình
Gia dinh 1 3 3
Gia dinh 2 2 2
Gia dinh 3 3 3
Gia dinh 4 3 2
Gia dinh 5 2 2
Gia dinh 7 3 2
Trung bình 2.67 2.33
Nhà trường (trường THPT nơi bạn học)
Nha truong 1 2 2
Nha truong 2 2 2
Nha truong 3 3 2
Nha truong 4 3 2
Nha truong 5 3 2
Nha truong 6 3 3

101
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Nam Nữ
Trung bình 2.67 2.17
Đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn
Dac diem 2 4 4
Dac diem 3 3 3
Dac diem 5 3 3
Dac diem 6 3 3
Dac diem 7 3 3
Dac diem 8 4 3
Dac diem 9 3 3
Dac diem 10 4 4
Dac diem 13 4 4
Trung bình 3.44 3.33
Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp
Nhu cau 1 3 3
Nhu cau 2 4 3
Nhu cau 3 3 3
Nhu cau 4 3 3
Trung bình 3.25 3

 Giá trị trung bình các biến theo ngành


CQ &
BVTV CN KDNN LN NH PTNT TS
KTHV
Sở thích cá nhân
So thich 1 4 4 4 4 4 4 4 4
So thich 2 4 4 4 4 4 4 4 4
So thich 3 4 4 4 4 4 4 4 4

102
CQ &
BVTV CN KDNN LN NH PTNT TS
KTHV
So thich 4 4 4 4 4 4 4 4 4
Trung bình 4 4 4 4 4 4 4 4
Năng lực cá nhân
Nang luc 1 4 3 3 3 3 4 3 3
Nang luc 2 3 3 4 3 3 4 3 3
Nang luc 3 4 4 4 4 3 4 4 3
Nang luc 4 4 3 3 4 3 4 3 3
Nang luc 5 3 3 3 3 3 3 3 3
Nang luc 6 3 3 3 3 3 3 3 3
Nang luc 7 4 4 4 4 3 4 3 3
Trung bình 3.57 3.29 3.43 3.43 3 3.71 3.14 3
Gia đình
Gia dinh 1 3 3 3 3 3 3 3 3
Gia dinh 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Gia dinh 3 2 3 3 3 2 2 2 3
Gia dinh 4 2 3 3 3 2 3 3 2
Gia dinh 5 2 3 2 2 2 2 2 2
Gia dinh 7 2 3 3 3 2 2 2 2
Trung bình 2.17 2.83 2.67 2.67 2.17 2.33 2.33 2.33
Nhà trường
(trường THPT
nơi bạn học)
Nha truong 1 2 3 2 2 2 2 1 2
Nha truong 2 2 3 2 2 2 2 1 2
Nha truong 3 2 3 3 3 2 2 2 2
Nha truong 4 2 3 3 3 2 3 2 2

103
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

CQ &
BVTV CN KDNN LN NH PTNT TS
KTHV
Nha truong 5 2 3 2 3 2 3 3 2
Nha truong 6 2 3 3 3 3 3 2 2
Trung bình 2 3 2.5 2.67 2.17 2.5 1.83 2
Đặc điểm trường
và ngành học đã
lựa chọn
Dac diem 2 4 4 4 4 3 4 4 3
Dac diem 3 3 4 4 3 3 4 3 3
Dac diem 5 3 4 3 3 3 4 3 3
Dac diem 6 3 4 3 3 3 3 3 3
Dac diem 7 3 4 3 3 4 3 3 3
Dac diem 8 3 4 4 3 4 3 3 4
Dac diem 9 3 3 3 3 3 3 3 3
Dac diem 10 4 4 4 4 4 4 4 4
Dac diem 13 4 4 4 3 4 4 3 4
Trung bình 3.33 3.89 3.56 3.22 3.44 3.56 3.22 3.33
Nhu cầu xã hội
và cơ hội việc
làm sau khi tốt
nghiệp
Nhu cau 1 3 3 3 4 3 3 3 3
Nhu cau 2 4 4 3 4 3 3 3 3
Nhu cau 3 3 3 4 3 3 4 3 3
Nhu cau 4 3 3 3 3 3 3 3 3
Trung bình 3.25 3.25 3.25 3.5 3 3.25 3 3

104
Phụ lục 9:
 Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1:
c
ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


a
Regression 36.921 1 36.921 97.583 .000

1 Residual 122.207 323 .378

Total 159.128 324


b
Regression 48.908 2 24.454 71.441 .000

2 Residual 110.220 322 .342

Total 159.128 324

a. Predictors: (Constant), Nang luc ca nhan

b. Predictors: (Constant), Nang luc ca nhan, So thich ca nhan

c. Dependent Variable: Quyet dinh chon hoc nganh NLNN

c
Model Summary

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Durbin-Watson
Square Estimate
a
1 .482 .232 .230 .61510
b
2 .554 .307 .303 .58506 1.689

a. Predictors: (Constant), Nang luc ca nhan

b. Predictors: (Constant), Nang luc ca nhan, So thich ca nhan

c. Dependent Variable: Quyet dinh chon hoc nganh NLNN

a
Coefficients

Unstandardized Standardized
Collinearity Statistics
Model Coefficients Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 1.910 .184 10.384 .000


1
Nang luc ca nhan .533 .054 .482 9.878 .000 1.000 1.000

(Constant) 1.375 .197 6.986 .000

2 Nang luc ca nhan .390 .057 .352 6.853 .000 .817 1.224

So thich ca nhan .265 .045 .304 5.918 .000 .817 1.224

105
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

a
Coefficients

Unstandardized Standardized
Collinearity Statistics
Model Coefficients Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 1.910 .184 10.384 .000


1
Nang luc ca nhan .533 .054 .482 9.878 .000 1.000 1.000

(Constant) 1.375 .197 6.986 .000

2 Nang luc ca nhan .390 .057 .352 6.853 .000 .817 1.224

So thich ca nhan .265 .045 .304 5.918 .000 .817 1.224

a. Dependent Variable: Quyet dinh chon hoc nganh NLNN

 Kết quả phân tích mô hình hồi qui 2


Correlations

Dac diem truong Nhu cau xa hoi


Quyet dinh chon
Gia dinh Nha truong va nganh hoc da va co hoi viec lam
hoc nganh NLNN
chon sau tot nghiep

Quyet dinh chon


1.000 .052 .194 .555 .448
hoc nganh NLNN

Gia dinh .052 1.000 .577 .191 .196

Nha truong .194 .577 1.000 .384 .198


Pearson
Dac diem truong
Correlation
va nganh hoc da .555 .191 .384 1.000 .444
chon

Nhu cau xa hoi va


co hoi viec lam sau .448 .196 .198 .444 1.000
tot nghiep

Quyet dinh chon


. .176 .000 .000 .000
hoc nganh NLNN

Gia dinh .176 . .000 .000 .000


Sig.
Nha truong .000 .000 . .000 .000
(1-tailed)
Dac diem truong
va nganh hoc da .000 .000 .000 . .000
chon

106
Nhu cau xa hoi va
co hoi viec lam sau .000 .000 .000 .000 .
tot nghiep

c
ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


a
Regression 49.012 1 49.012 143.764 .000

1 Residual 110.116 323 .341

Total 159.128 324


b
Regression 57.062 2 28.531 90.010 .000

2 Residual 102.066 322 .317

Total 159.128 324

a. Predictors: (Constant), Dac diem truong va nganh hoc da chon

b. Predictors: (Constant), Dac diem truong va nganh hoc da chon, Nhu cau xa hoi va co hoi viec
lam sau tot nghiep

c. Dependent Variable: Quyet dinh chon hoc nganh NLNN

a
Coefficients

Unstandardized Standardized Collinearity


Correlations
Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std. Zero-
B Beta Partial Part Tolerance VIF
Error order

(Constant) 1.408 .193 7.279 .000

1 Dac diem truong


va nganh hoc da .657 .055 .555 11.990 .000 .555 .555 .555 1.000 1.000
chon

(Constant) 1.145 .194 5.910 .000

2 Dac diem truong


va nganh hoc da .525 .059 .443 8.899 .000 .555 .444 .397 .802 1.246
chon

107
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Nhu cau xa hoi


va co hoi viec
.219 .043 .251 5.040 .000 .448 .270 .225 .802 1.246
lam sau tot
nghiep

a. Dependent Variable: Quyet dinh chon


hoc nganh NLNN

 Kết quả phân tích mô hình hồi qui 3


Correlations

Dac diem truong Nhu cau xa hoi va


Quyet dinh chon So thich Nang luc ca
va nganh hoc da co hoi viec lam sau
hoc nganh NLNN ca nhan nhan
chon tot nghiep

Quyet dinh chon


hoc nganh 1.000 .454 .482 .555 .448
NLNN

So thich ca nhan .454 1.000 .428 .357 .241

Nang luc ca
.482 .428 1.000 .433 .367
nhan
Pearson
Correlation Dac diem truong
va nganh hoc da .555 .357 .433 1.000 .444
chon

Nhu cau xa hoi


va co hoi viec
.448 .241 .367 .444 1.000
lam sau tot
nghiep

Quyet dinh chon


hoc nganh . .000 .000 .000 .000
NLNN

So thich ca nhan .000 . .000 .000 .000


Sig.
Nang luc ca
(1-tailed) .000 .000 . .000 .000
nhan

Dac diem truong


va nganh hoc da .000 .000 .000 . .000
chon

108
Nhu cau xa hoi
va co hoi viec
.000 .000 .000 .000 .
lam sau tot
nghiep

b
Model Summary

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Durbin-Watson
Square Estimate
a
1 .668 .446 .439 .52479 1.708

a. Predictors: (Constant), Nhu cau xa hoi va co hoi viec lam sau tot nghiep, So thich ca
nhan, Nang luc ca nhan, Dac diem truong va nganh hoc da chon

b. Dependent Variable: Quyet dinh chon hoc nganh NLNN

b
ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


a
Regression 71.000 4 17.750 64.451 .000

1 Residual 88.128 320 .275

Total 159.128 324

a. Predictors: (Constant), Nhu cau xa hoi va co hoi viec lam sau tot nghiep, So thich ca nhan,
Nang luc ca nhan, Dac diem truong va nganh hoc da chon

b. Dependent Variable: Quyet dinh chon hoc nganh NLNN

a
Coefficients

Unstandardize Standardized Collinearity


Correlations
d Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std. Zero-
B Beta Partial Part Tolerance VIF
Error order

(Constant) .449 .206 2.182 .030

So thich ca nhan .191 .041 .219 4.639 .000 .454 .251 .193 .780 1.282
1
Nang luc ca nhan .203 .055 .183 3.674 .000 .482 .201 .153 .699 1.431

Dac diem truong va


.372 .059 .314 6.281 .000 .555 .331 .261 .693 1.444
nganh hoc da chon

109
Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Nhu cau xa hoi va co


hoi viec lam sau tot .164 .041 .189 3.968 .000 .448 .217 .165 .764 1.309
nghiep

a. Dependent Variable: Quyet dinh chon


hoc nganh NLNN

110

You might also like