Các hình thức của lợi nhuận - KTCT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.1. Lợi nhuận thương nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội,
xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư
bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà
nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp
đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa.
Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương
nghiệp với giá cả cáo hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp
bán hàng hóa đúng giá trị của hàng hóa.
Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán, song
giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị. Vẻ bề ngoài này làm cho người ta
nhầm tưởng việc mua bán đã tạo lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp. Trái lại,
lợi nhuận thương nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư.
2.2. Lợi tức cho vay.
Trong xã hội tư bản, luôn tồn tại một số nhà tư bản có một số tư bản tiền tệ tạm
thời nhàn rỗi, không sinh lợi. Tuy nhiên, nhà tư bản lại rất mong muốn tiền phải đẻ
ra tiền ... Mặt khác, luôn có một số nhà tư bản khác rất cần đến tiền dẫn đến xu
hướng muốn đi vay.
Từ hai mặt trên tất yếu dẫn đến sự ra đời sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín
dụng tư bản chủ nghĩa. Chính nhờ quan hệ vay mượn này tư bản nhàn rỗi đã trở
thành tư bản cho vay. Do đó, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó
nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời
lãi nào đó. Số lời lãi đó được gọi là lợi tức.
Nhà tư bản cho vay nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác, do đó
thu về lợi tức. Nhà tư bản đi vay đã sử dụng tư bản vay được để đưa vào sản xuất
kinh doanh thu được lợi nhuận bình quân. Khi đó, nhà tư bản đi vay phải trích một
phần lợi nhuận của mình cho tư bản cho vay. Nguồn gốc của lợi tức là một phần
giá trị thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất nhưng việc
nhà tư bản cho vay thu được lợi tức đã che dấu mất quan hệ bóc lột tư bản chủ
nghĩa.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo % giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay.
Gọi lợi tức là Z, tỷ suất lợi tức là Z’:
Z’ = (Z / Số tư bản cho vay) x 100%
2.3. Lợi nhuận ngân hàng
- Ngân hàng là một tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay (hay
là bên kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn).
Trong ngân hàng có hai nghiệp vụ chủ yếu: 
 Nghiệp vụ nhận gửi: Ngân hàng trả lợi tức cho người nhận tiền
 Nghiệp vụ cho vay: Ngân hàng phải thu lợi tức của người đi vay.
- Lợi nhuận ngân hàng là mức chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi
sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng và các thu nhập
khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.
- Đối với lĩnh vực ngân hàng, lợi nhuận đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Thực
hiện trai đổi ngoại tệ, nhận tiền gửi, cung cấp tài khoản dao dịch, cung cấp dịch vụ
ủy thác, cho vay vốn, quản lý tiền mặt, cho thuê tài chính, bán các dịch vụ bảo
hiểm.
- Lợi nhuận của ngân hàng được tính theo công thức sau:
 Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
 Lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.4. Địa tô tư bản chủ nghĩa
- Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp.
- Cũng như các nhà tư bản kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh
doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng thu được lợi nhuận bình quân. Khác với các
chủ thể kinh doanh khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả
một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ.
- Để có tiền trả cho địa chủ, ngoài số lợi nhuận bình quân thu được thì nhà tư bản
kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp còn thu thêm được một phần giá trị thặng dư
dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, tức là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch
này phải trả cho địa chỉ dưới dạng địa tô.
- C. Mác khái quát: Địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi
phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp
phải trả cho địa chủ (ký hiệu là R).
- Theo C. Mác, có các hình thức địa tô như:
 Địa tô chênh lệch: địa tô chênh lệch I là địa tô mà địa chỉ thu được do chỗ cho
thuê ruộng đất tốt và độ màu mỡ cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi; địa tô chênh
lệch II là địa tô mà địa chỉ thu được do chỗ cho thuê mảnh đất đã được đầu tư,
thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất.
 Địa tố tuyệt đối là địa tô mà địa chỉ thu được trên mảnh đất cho thuê, không kể
độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh. Đó là phần lợi nhuận siêu
ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được tính bằng số chênh lệch giữa giá
trị nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản.
- Về nguyên lý, giá cả ruộng đất được tính trên cơ sở 80 sánh với tỷ lệ lãi suất ngân
hàng, theo công thức:
Dịa tô Giá cả đất đai = tỉ suất / tỉ suất lợi tức nhận gửi của hàng
- Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C. Mác: đã chỉ rõ bản chất quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp; là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách
kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ
đất đai... nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất
đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.

You might also like