Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

www.iconicjob.

vn
www.iconicjob.vn

MUC LUC

LỜI GIỚI THIỆU 1

Chương I: Hãy làm tốt ngay từ bước tìm kiếm đầu tiên 2

1. Tự đánh giá bản thân trước khi người khác đánh giá 3
2. Thế nào là một công việc phù hợp? 5
3. Các kênh tìm kiếm việc làm 12

Chương II: Viết CV xin việc và nộp đơn ứng tuyển 14

1. Hướng dẫn viết CV xin việc và Cover Letter 15


1.1 CV xin việc là gì? CV xin việc bao gồm những gì? 15
1.2 Các phương pháp trình bày CV xin việc 17
1.3 Cách viết CV xin việc cho một số ngành đặc trưng 20
1.4 Cover Letter là gì? Cover Letter bao gồm những gì? 24
1.5 Một số thuật ngữ khác 25
2. Những điều nên và không nên khi viết CV xin việc 25
3. Gửi CV tới nhà tuyển dụng 28
3.1 Làm sao tìm được đúng email của nhà tuyển dụng 28
3.2 Lợi và hại của thói quen rải CV xin việc 29
3.3 Những lỗi tuyệt đối tránh khi viết email gửi nhà tuyển dụng 30
3.4 Thời gian thích hợp để gửi email ứng tuyển 30

Chương III: Bí kíp có màn phỏng vấn hoàn hảo 31


1. Diễn tập trước buổi phỏng vấn, tại sao không? 32
1.1 Cần chuẩn bị những gì? 32
1.2 Lưu ý về trang phục, tác phong 33
2. Ghi điểm trong quá trình phỏng vấn 33
2.1 Những câu hỏi thông dụng 36
2.2 Một số câu hỏi toát mồ hôi 38
2.3 Phỏng vấn ngược nhà tuyển dụng 40
www.iconicjob.vn

3. Hậu phỏng vấn, tưởng xong mà nào đã xong 41


3.1 Đánh giá lại buổi phỏng vấn 42
3.2 Viết thư cảm ơn 42
3.3 Khi nào nên gửi email để hỏi về kết quả phỏng vấn? 46
3.4 Cách trả lời thông minh khi nhận được email từ chối hoặc thư mời nhận việc 46

Chương IV: Nhận việc, thử việc và hòa nhập với môi
trường mới 51
1. Những điều cần lưu ý trước khi ký hợp đồng thử việc 52
2. Lỗi nên tránh trong ngày đầu tiên nhận việc 53
3. Nên làm gì để được đồng nghiệp yêu quý? 54
4. Làm sao để phát triển bản thân và nhanh thăng tiến trong sự nghiệp? 55

PHỤ LỤC
FREE 5 mẫu CV xin việc chuyên nghiệp 57
LƠ Ơ  www.iconicjob.vn

Cố thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói rằng “Thành công là đi từ thất bại này sang thất bại
khác mà không đánh mất lòng nhiệt huyết, và say mê”. Dù bạn đã từng gặp bao nhiêu thất bại
trong công cuộc tìm công việc mơ ước, hay mới chỉ bước những bước đầu tiên của một tân cử
nhân, cuốn cẩm nang này đều dành cho bạn.

Với những chia sẻ và phân tích rất cụ thể sâu sắc, bao quát tất cả các yếu tố, từ thời điểm phát
sinh ý định tìm việc, viết CV xin việc, phỏng vấn cho đến khi cầm trong tay thư mời nhận việc và
bắt đầu làm quen với môi trường mới… Tất tần tật những gì bạn cần để “bắt” được việc làm trong
mơ đều có thể tìm thấy ngay từ trang sau.

Cũng đừng quên phần phụ lục tuyệt đối không-thể-bỏ-qua là món quà nhỏ gồm 5 mẫu CV xin việc
chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí được đính kèm ở cuối cẩm nang.

“Thành công là
đi từ thất bại này sang thất
bại khác mà không đánh mất
lòng nhiệt huyết, và say mê”
C U ơ A W C

1
ChươngI:
HÃYLÀMTỐT
NGAYTỪNHỮNG
BƯỚCĐẦUTIÊN
www.iconicjob.vn

1. TƯ   A 
  ơ   Ơ   
Đánh giá đúng năng lực nghề nghiệp (NLNN) được coi là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ ai mong
muốn tìm được một công việc phù hợp. Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ có một vài bài
kiểm tra trước hoặc sau phỏng vấn để đánh giá năng lực của bạn. Vậy, tại sao bạn không chủ
động làm việc này trước để tăng phần tự tin “lâm trận”?
Năng lực nghề nghiệp là những tố chất, nhận thức cần thiết giúp người lao động có thể lĩnh hội
và hoàn thành một công việc với kết quả cao. NLNN thường được bộc lộ qua sở thích, tố chất và
hiệu suất làm việc (bao gồm kiến thức và kĩ năng và có thể được cải thiện qua thời gian).

N Ư
    = + + +
Sở thích Tố chất Kiến thức Kĩ năng

Làm thế nào để đánh giá được năng lực nghề nghiệp của bản thân? Dưới đây là một vài công cụ
có thể hỗ trợ bạn trong giai đoạn này:
SƯ U Ơ

50
MBTI (Myers-Briggs Type Indication)
là một bài trắc nghiệm về tính cách  Ơ

60
phổ biến nhất hiện nay được sử dụng
bởi 50 triệu người và 60% nhà tuyển %
  U
dụng. Bài test sẽ giúp người làm tìm

16
kiếm sự khác biệt trong tính cách của
T
   
mình cũng như các ngành nghề thích  Ư  ơ  
hợp với họ, dựa trên 4 tiêu chí: Tìm
hiểu và nhận thức thế giới, Quyết Ơ 
 
Q I  Ơ   ­
định và lựa chọn, Xu hướng tự nhiên Ư O
Ơ € Ơ
và Cách thức hành động từ đó chia
...
con người thành 16 tính cách cơ bản
như người giám sát, người sáng lập, X ơ Ư 
người che chở…
Một số trang web kiểm tra tính cách
theo phương pháp MBTI: C Ư  

www.16personalities.com
16 Personalities
http://mbti.vn/
MBTI Việt Nam

3
www.iconicjob.vn

Intelligence Quotient (IQ) Test


là bài kiểm tra chỉ số thông
T  W ƒA … minh, đánh giá khả năng giải
A †
‡ ˆ quyết vấn đề, vận dụng hoàn
S-B
cảnh và khả năng ngôn ngữ.
Hiện nay, 2 bài test IQ phổ biến
nhất là:
Stanford-Binet và thang đo

IQ 
 U
‰ A
Wechsler. Những người có chỉ
số IQ cao thường có nhận thức
tốt và sở hữu khả năng vượt trội
trong việc học hỏi và nắm vững
được các kiến thức, kĩ năng
cần thiết.
Một số trang web kiểm tra
ƒA …
Š Ư trí thông minh:
https://testiq.vn/
https://testiq.vn/
Tổ chức trí tuệ cao Việt Nam - IQ
www.mensa.org/workout
Mensa Test
http://www.seemypersonality.com/IQ-Test
See My Personality

Emotional Quotient (EQ) Test


là bài kiểm tra chỉ số cảm xúc,
nhằm giúp người làm nhận biết,
đánh giá và điều tiết cảm xúc
của bản thân và cả những người
xung quanh. Trước đây người ta 01 02
thường đánh giá cao chỉ số IQ G
nhưng hiện tại, các đơn vị tổ A  
chức cho rằng EQ thậm chí còn
T Ư

EQ
chiếm vị trí quan trọng hơn để
   
đánh giá một ứng viên bởi
V N
những người có chỉ số EQ cao
3 ­  EQ - EQ
thường có khả năng làm lãnh
đạo rất tốt.
Một số trang web kiểm tra 03
trí thông minh: G  E
https://www.arealme.com/eq/vi/
Goleman - A real me I  T
http://testiq.edu.vn/test-eq.html
Tổ chức trí tuệ cao Việt Nam - EQ
Global Emotional Intelligence Test
http://globalleadershipfoundation.com/geit/eitest.html

4
www.iconicjob.vn

Các bài test định hướng nghề nghiệp

Bài kiểm tra giúp Là bài kiểm tra ngắn


bạn hiểu rõ toàn giúp xác định ngành
S Y C ­
diện về tính cách, nghề phù hợp với
https://www.skillsyouneed.com/ls/index.php/343479/lang/en/newtest/Y
https://www.skillsyouneed.com/ls/index.php/343479/lang/en/newtest/Y
https://www.skillsyouneed.com/ls/index.php/343479/lang/en/newtest/Y

N
https://www.skillsyouneed.com/ls/index.php/343479/lang/en/newtest/Y
https://www.skillsyouneed.com/ls/index.php/343479/lang/en/newtest/Y
 
sở thích và kĩ năng
https://www.skillsyouneed.com/ls/index.php/343479/lang/en/newtest/Y

bạn. Kết quả dựa


https://www.skillsyouneed.com/ls/index.php/343479/lang/en/newtest/Y

của mình. Bài test trên câu trả lời của


dựa trên 140 tiêu bạn ở 4 phần: Kỹ
Bài kiểm tra giúp Ngoài những bài
chí và định hướng năng, Sở thích,
bạn đánh giá 4 kĩ test trên thì bạn có
trên hơn 800 Phong cách làm việc
năng chính, bao thể tham khảo
ngành nghề. và Giá trị mà bạn
gồm: kĩ năng lắng thêm một số bài
muốn theo đuổi. test sau:
nghe, kĩ năng giao
tiếp, EQ và kĩ năng RIASEC test
S
https://www.sokanu.com/
See My Personality
sokanu.com làm việc nhóm. W C
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php

C
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php

https://www.sokanu.com/
sokanu.com  R  
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php Practice Aptitude Test
A
sokanu.com
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php

www.sokanu.com
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php

https://www.sokanu.com/
M? MAPP Career Test
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php
https://www.whatcareerisrightforme.com/career-aptitude-test.php

2. T€ ­ ­ ‚ ƒ „ … Ơ?


Nếu muốn phát triển và duy trì sự nghiệp một cách lâu dài thì tính chất “phù hợp” của công việc
là cực kì quan trọng. Dưới đây là các tiêu chí bạn cần xem xét khi lựa chọn ứng tuyển một vị trí
nào đó:

1 Thỏa mãn cả Đam mê và Năng lực


Theo một nghiên cứu của Jessica
Pryce-Jones , một người trung bình dành
khoảng 90,000 giờ làm việc trong suốt
quãng đời của mình, chiếm tầm ⅓ cuộc đời.
Vì thế, làm việc với đam mê sẽ là điều kiện
quan trọng nhất để bạn có thể gắn bó lâu dài
với công việc, là nền tảng cho một sự nghiệp
thành công và bền vững.

5
Công việc sẽ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời bạn,
và cách duy nhất để cảm thấy hoàn toàn hài lòng là làm
một công việc tuyệt vời. Và cách duy nhất để công việc trở
nên tuyệt vời là yêu lấy nó. Nếu bạn chưa tìm thấy công
việc đó, hãy cứ tiếp tục. Đừng dừng lại. Sẽ đến lúc con tim
chỉ cho bạn thấy bạn đã tìm được.

S„ J 
56
www.iconicjob.vn

Mô hình RIASEC của John Holland sẽ giúp chúng ta tự khám phá được các tố chất vượt trội nhất
ở bản thân và tự định hướng khi lựa chọn nghề nghiệp.

ĐAM MÊ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

Xây dựng Sử dụng máy móc, công cụ, hoặc kỹ năng chân tay. Người xây
dựng thích hoạt động thể chất, làm việc với cây cối, động vật,
Realistic
Hiện thực hóa làm việc ngoài trời.
Ví dụ: kiến trúc sư, thợ cơ khí, thợ điện, nhà động thực
vật học...

Tư duy Bao gồm những việc liên quan tới lý thuyết, nghiên cứu hay
kiến thức. Người tư duy thích làm việc với ý tưởng, mô hình, và
Investigative rất đam mê khoa học, công nghệ cũng như học thuật.
Nghiên cứu
Ví dụ: nhà khoa học, nhân viên phòng nghiên cứu, học giả
kinh tế, lập trình viên...

Kiến tạo Công việc kiến tạo như nghệ thuật, thiết kế, ngôn ngữ, hay sự
tự thể hiện bản thân. Người kiến tạo thích làm việc trong môi
Artistic
trường không gò bó và tự do.
Nghệ thuật
Ví dụ: họa sĩ, ca sĩ, diễn viên, nhà văn, nghệ sĩ múa, nhà thiết
kế thời trang...

Giúp đơ Nghề nghiệp liên quan tới hỗ trợ, giảng dạy, hướng dẫn, giúp
đỡ người khác sẽ phù hợp với tuýp người này. Người giúp đỡ
Social thích làm việc trong môi trường hợp tác để cải thiện nâng cao
Xã hội
đời sống của mọi người.
Ví dụ: giảng viên đại học, bác sĩ, tư vấn viên...

Động viên Bao gồm các nghề mang tính định hướng, động viên, gây ảnh
hưởng tới người khác. Người động viên thích làm việc ở
Enterprising
những vị trí có quyền quyết định và thể hiện sự quản lý.
Tiến thủ
Ví dụ: quản trị kinh doanh, marketing, kế toán, ngân hàng...

Tổ chức Đây là công việc liên quan tới quản lý dữ liệu, thông tin và quy
trình. Người tổ chức thích làm việc trong môi trường quy củ,
Conventional hoàn thành nhiệm vụ với độ chính xác và theo quy tắc.
Quy ước
Ví dụ: nhân viên hành chính, thống kê, nhân viên thuế, luật sư,
điều hành bộ máy nhà nước...

7
www.iconicjob.vn

Sai lầm #1: Có Đam mê mà không có Năng lực?


Một điểm thú vị ở bài kiểm tra này là nó không chỉ đánh giá dựa trên sở thích của bạn, mà còn
dựa trên những năng lực tiềm ẩn trong bản thân bạn. Điều này sẽ giúp gỡ bỏ các khúc mắc liên
quan đến việc “có đam mê, nhưng không có tố chất”. Bạn không thể cứ điên cuồng theo đuổi
đam mê của mình khi bạn không hề có bất cứ khả năng nào ở lĩnh vực đó. Chẳng hạn, thật ngớ
ngẩn khi Adele hay Beyonce khuyến khích một người có chất giọng “thảm họa” theo đuổi đam
mê ca hát của mình.

Sai lầm #2: Công việc phù hợp nghĩa là yêu trọn con tim
Làm việc với đam mê không có nghĩa là bạn phải yêu 100% tất cả các khía cạnh của công việc
mà mình phải làm, vì bất cứ công việc nào thì cũng chắc chắn có những điểm mà bạn không
thích. Ví dụ, nếu bạn làm marketing, bạn hứng thú với việc được lên ý tưởng, hiện thực hóa các ý
tưởng của mình, bạn thích tổ chức các event quảng bá truyền thông cho công ty... Tuy nhiên, bạn
còn phải làm tỉ tỉ các việc nhàm chán khác, nào là làm báo cáo với rất nhiều con số và biểu đồ,
phải chỉnh sửa kế hoạch và đưa cho cấp trên duyệt đi duyệt lại nhiều lần, phải làm mã code cho
hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm, …. Nếu bạn còn đang mải mê trên hành trình tìm một công việc
100% lý tưởng theo đam mê của mình, thì có lẽ đó sẽ là một chuyến đi không có điểm dừng. Vì
thế, hãy cân nhắc thật kĩ càng, liệu công việc bạn lựa chọn có đáng để bạn đánh đổi thời gian và
công sức để làm những phần việc “chán và nản” nhưng vẫn có phần bạn đam mê hay không.

8
www.iconicjob.vn

2 Phù hợp với văn hóa công ty


Việc phù hợp với văn hóa công ty không chỉ giúp bạn hòa nhập, kết nối với đồng nghiệp một
cách nhanh chóng hơn mà còn giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và áp dụng các kiến thức và kĩ
năng của bản thân vào môi trường mới.
Những nhân viên phù hợp với văn hóa của công ty, hợp tác tốt với các đồng nghiệp và cấp
trên sẽ đạt được những điều sau:

Sự thỏa mãn và hài lòng cao trong công việc


Gắn bó lâu dài với công ty
Hiệu suất tổng thể công việc vượt trội hơn
Nổi bật hơn trong công ty

9
www.iconicjob.vn
www.iconicjob.vn

Hãy dành ít công sức để đánh giá văn hóa công ty trước khi ứng tuyển để tránh lãng phí thời gian.
Dưới đây là một vài tips bạn có thể áp dụng:

Tham khảo từ các nguồn bên ngoài:


Bạn có thể tận dụng các mối quan
Tham khảo từ các nhân viên đang hệ bên ngoài để tìm hiểu thêm các
làm tại công ty: Hãy cố gắng làm thông tin khách quan về công ty và
quen với nhiều người công ty ứng văn hóa của nó. Ví dụ: nhân viên cũ,
tuyển và tham khảo ý kiến của họ về các tư vấn viên, luật sư, nhà thầu,
môi trường làm việc. Bạn có thể hỏi kiểm toán viên, đối tác của công
về cách công ty giải quyết mâu ty…Một kênh lý tưởng để bạn tìm
thuẫn, cách hỗ trợ và gắn kết các hiểu về văn hóa doanh nghiệp chính
nhân viên, cách công ty sắp xếp và là thông qua mạng xã hội. Bạn có
bố trí các công việc hàng ngày, các thể hỏi ý kiến của mọi người từ các
chế độ đãi ngộ…. group tuyển dụng, việc làm, trao đổi
kinh nghiệm.

Phân tích bản thân: Sau khi có kha khá các thông
tin từ những nguồn trên, bạn hãy tưởng tượng xem
bạn mong muốn một môi trường làm việc như thế
nào, những điều gì trong công việc khiến bạn cảm
thấy hạnh phúc, bạn muốn đồng nghiệp và sếp
của mình là những người ra sao… Việc này sẽ giúp
bạn phác hoạ ra một môi trường làm việc lý tưởng
- thực chất sẽ không tồn tại - nhưng điều này sẽ
giúp bạn so sánh xem liệu môi trường của công ty
có những điểm tương tự với môi trường lý tưởng
này hay không.

10
www.iconicjob.vn

3 Thấy được cơ hội phát triển


Để tìm hiểu về cơ hội phát triển nghề nghiệp ở một công ty nào đó, bạn có thể đánh giá qua
các tiêu chí sau:
Nấc thang nghề nghiệp: một chuỗi logic các giai đoạn thăng tiến của một nhân viên, các
chính sách và cơ hội thăng tiến trong công ty.
Các hình thức đào tạo, nâng cao kĩ năng và trình độ chuyên môn cho nhân viên
Sự hỗ trợ và cố vấn từ cấp trên hoặc từ các chuyên gia
Cơ hội học hỏi bên trong và bên ngoài công ty
Cơ hội được mở rộng các mối quan hệ, ví dụ: làm việc với các đối tác, làm việc qua các
dự án lớn, cơ hội đi công tác trong và ngoài nước …
Để đánh giá các tiêu chí này, bạn có thể tìm hiểu thông tin qua các nguồn tương tự như khi
tìm hiểu về văn hóa của công ty.

4 Đừng bỏ qua thu nhập

40% do lương bổng không thỏa đáng

56% nhân viên


không hài lòng với công việc

Mức lương
Lương thỏa
đáng
= trên thị + Mức lương

+ Kinh nghiệm
làm việc
+ Chi phí sinh
hoạt
trường

Khi xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu của con người ngày càng đa dạng thì bạn không
thể lựa chọn một công việc mà mức lương chỉ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như ăn
mặc, ngủ nghỉ. Tuy nhiên, cũng nên ghi nhớ rằng một với mức lương cao có nghĩa là trách
nhiệm đi đôi với công việc đó sẽ trở nên nặng nề.

11
www.iconicjob.vn

3. C ‡ ˆ € „ ­


Sau khi đã xác định được bản thân và vị trí việc làm mong muốn, các bạn có thể bắt tay vào tìm
kiếm công việc thông qua các kênh việc làm sau.

Các trang tuyển dụng Các hội chợ/hội thảo việc làm

Được coi là sự lựa chọn hàng đầu của Mặc dù các trang tuyển dụng việc
các bạn trẻ hiện nay nhờ sự tiện lợi, tiết làm ngày càng phát triển, hội chợ
kiệm thời gian và công sức. Bạn chỉ cần việc làm vẫn là lựa chọn ưu tiên của
gõ tên công việc, ngành nghề, địa điểm, một số ứng viên. Một trong những
mức lương mong muốn, hàng loạt các điểm mạnh của hội chợ việc làm là
vị trí sẽ hiện ra. Và nhiệm vụ của bạn chỉ bạn được gặp mặt trực tiếp nhà
đơn giản là so sánh thông tin và chọn tuyển dụng, được hỗ trợ và cung cấp
những vị trí bạn cảm thấy phù hợp nhất. nhiều thông tin đáng tin cậy hơn. Để
Một số trang tuyển dụng uy tín: có thể “săn” việc một cách hiệu quả
ở hội chợ việc làm, bạn đừng quên
https://iconicjob.vn/
www.iconicjob.vn
iconicJob Việt Nam trang bị cho mình bộ hồ sơ với đầy
đủ các thông tin và giấy tờ cần thiết.
Việc làm lao động
Indeed Việt Nam
Tìm Việc Nhanh

Các trung tâm việc làm

Nếu như hội chợ việc làm bị hạn chế


về số lượng công việc và bạn thường
phải tìm hiểu về các công ty trước khi
tham gia, thì tại các trung tâm việc
làm, bạn chỉ cần đến nộp hồ sơ, trung
tâm sẽ đưa ra một danh sách các vị
trí phù hợp và tư vấn cho bạn.

12
www.iconicjob.vn

Qua facebook

Một lượng lớn các việc làm được đăng tải trên các group, fanpage việc làm trên facebook mỗi
ngày. Một số các group tuyển dụng bạn có thể tham khảo
HR-International Human Resource Club
Internship-Career Opportunities
Tuyển dụng-Tìm việc làm
Tuy nhiên, những vị trí được đăng tuyển trên các nhóm trên facebook thường gặp hạn chế về
thông tin, mô tả việc làm không chi tiết, và việc làm yêu cầu trình độ thấp thường chiếm tỉ lệ khá
cao. Ngoài việc tham gia các group tuyển dụng thì bạn cũng có thể follow fanpage của các công
ty, hoặc các KOL (Key Opinion Leader) trong ngành để cập nhật các tin tuyển dụng nhanh chóng
và chính xác.

Qua Linkedln

LinkedIn chỉ tập trung vào đối tượng người sử dụng là các công ty và các cá nhân chuyên nghiệp
có nhu cầu kết nối tìm việc và tuyển dụng. LinkedIn cho phép bạn kết nối các đồng nghiệp của
bạn hoặc những người thuộc những công ty mà bạn quan tâm mong muốn làm việc cùng trong
tương lai, hoặc các những người thuộc cùng ngành nghề của bạn, người mà bạn có thể trao đổi
học hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm với họ.

Trên website công ty


Qua các mối quan hệ
Nếu bạn đã có hứng thú với
công ty nào thì nên thường Nhà tuyển dụng thường có xu hướng chú ý đến các ứng
xuyên theo dõi website của viên mà họ có mối liên kết hơn là hàng trăm ngàn ứng
công ty đó và có thể chọn ứng viên xa lạ khác. Vì thế, bạn nên tận dụng và khai thác
tuyển trực tiếp trên website. các mối quan hệ để tìm cơ hội cho mình. Tuy nhiên,
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm không chỉ gò bó với người thân, bạn bè, bạn nên khai
kiếm cơ hội việc làm tại các sự thác tất cả các mối quan hệ khác có thể, ví dụ: đồng
kiện do công ty đó tổ chức. nghiệp cũ, sếp cũ, giảng viên tại trường từng học, các
thành viên trong câu lạc bộ bạn đang tham gia ….Và
bạn không nhất thiết phải gọi điện cho từng người để
nhờ vả, chỉ cần tận dụng những lần trò chuyện, gặp gỡ
để “bắn tín hiệu” rằng bạn đang tìm công việc A, trong
lĩnh vực B là được. Tuy nhiên, phương pháp này là con
dao hai lưỡi nếu bạn không khai thác các mối quan hệ
một cách hợp lý.

13
ChươngII:
VIẾTCVXINVIỆC
VÀNỘPĐƠNỨNGTUYỂN

13
www.iconicjob.vn

1. H ơ ‰ „€ CV Š „ „­ C„ L


1.1 CV xin việc là gì? CV xin việc bao gồm những gì?

CV xin việc (viết tắt của Curriculum Vitae) có


nghĩa là Sơ yếu lý lịch trong tiếng Anh, tuy
nhiên, chúng không phải là tờ khai lý lịch tự
thuật trên phương diện nhân thân, gia đình.
CV thực chất là bản tổng hợp chi tiết các
thông tin cơ bản, trình độ học vấn và năng lực
của ứng viên khi muốn ứng tuyển một công
việc nào đó.

15
www.iconicjob.vn

Có rất nhiều nội dung được trình bày trong CV xin việc tùy theo mục đích của ứng viên nhưng
một CV chuẩn thường bao gồm những mục sau đây:

Thông tin cá nhân


Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email liên hệ
và địa chỉ (không bắt buộc)

Mục tiêu nghề nghiệp


Chỉ rõ thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai
và các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để bạn chinh phục
mục tiêu đó
Họ tên đầy đủ
Tên đặc biệt Trình độ học vấn
Nêu quá trình học từ cao đẳng, đại học trở về sau hoặc
các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ mà bạn nghĩ nhà
tuyển dụng sẽ quan tâm

Kinh nghiệm làm việc


Liệt kê những kinh nghiệm làm việc trong cùng ngành
nghề hoặc liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nếu là sinh
55 123 45678
55 123 45678 viên mới ra trường, có thể thay thế bằng các hoạt động
xã hội, kỹ năng tích lũy giúp ích cho công việc
email@abc.com

2001-2002 2003-2007 2007-2011 2011-2017


Số nhà, tên đường
địa chỉ cụ thể
Tên công ty Tên công ty Tên công ty Tên công ty

Ngôn ngữ
Kỹ năng
English
Bao gồm các kỹ năng văn phòng, kỹ năng mềm hoặc kỹ
Spanish
German năng đặc thù của công việc

63% 58% 42% 22%

Kĩ năng 1 Kĩ năng 2 Kĩ năng 3 Kĩ năng 4

Thành tích/Chứng chỉ/Giải thưởng


Các chứng chỉ tiếng anh (TOEIC/TOEFL/IELTS), chứng
chỉ nghiệp vụ hoặc các giải thưởng trong một số cuộc
thi chuyên môn

Người tham khảo (References)


Thông tin liên hệ của sếp hoặc người hướng dẫn cũ

16
www.iconicjob.vn

Nói tóm lại, CV xin việc thứ bắt buộc phải có khi bạn đi xin việc, chúng là công cụ tiếp thị thương
hiệu cá nhân và thể hiện được bạn phù hợp với công việc như thế nào.
Một số website bạn nên tham khảo nếu không thể tự mình thiết kế CV xin việc:

www.kickresume.com
KickResume VisualCV
www.visualcv.com
Cake Resume
www.cakeresume.com Visualize Me
http://vizualize.me/
Creddle
http://creddle.io/

sử dụng ngay 5 mẫu CV chuyên nghiệp mà chúng tôi gửi tặng ở cuối cuốn cẩm
Hoặc bạn có thểhttps://drive.google.com/file/d/1nnjaUhnO7mJQtqg8GXXPBGCI0LC20Cpo/view
nang này.

1.2 Các phương pháp trình bày CV xin việc


Định dạng của CV xin việc
Một CV sau khi hoàn thiện sẽ được gửi tới nhà tuyển dụng nhưng nên gửi dưới định dạng Word
(.doc, .docx) hay PDF?

.doc/.docx Câu trả lời là .doc/.docx nếu:

CV trình bày đơn giản, chỉ sử dụng gạch đầu dòng,


không có hình ảnh hay biểu đồ
Nhà tuyển dụng yêu cầu gửi file .doc/.docx

Câu trả lời là PDF nếu:

CV trình bày phức tạp, có sử dụng hình


ảnh, biểu đồ
Bạn muốn giữ nguyên các thiết kế
So với CV được định dạng .doc/.docx
thì PDF thể hiện sự chuyên nghiệp cao
hơn, nội dung không thể bị người khác
chỉnh sửa hay gặp phải sự cố lỗi font,
lệch thông tin… dẫn đến việc mất điểm
với nhà tuyển dụng. Có thể gửi CV bằng
Powerpoint hay Excel nhưng cơ hội
thành công không cao, tuyệt đối không
lưu CV dưới dạng Jpeg hay Png vì bạn
chắc chắn sẽ bị loại.

17
www.iconicjob.vn

Lưu ý: Dung lượng của một CV không nên vượt quá 5Mb, nếu không, bạn phải upload lên các bên
thứ ba như Google Drive hay DropBox, sau đó đính kèm vào email ứng tuyển. Đừng gửi file nén
.zip hoặc .rar, rất bất tiện cho nhà tuyển dụng.
Phương pháp trình bày CV xin việc
Hãy chọn một cấu trúc phù hợp cho CV của bạn dựa vào hai yếu tố: vị trí công việc mà bạn đang
ứng tuyển và kinh nghiệm mà bạn có. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết trình bày ra sao,
bạn có thể chọn 1 trong 3 cách dưới đây:

Cách 1: Trình bày theo thứ tự thời gian đảo ngược


Đây là cấu trúc phổ biến nhất và bạn có thể áp dụng nó cho hầu hết tất cả các vị trí.
Đúng như tên gọi, nếu bạn chọn cách này bạn sẽ trình bày kinh nghiệm làm việc theo
thứ tự thời gian gần nhất cho tới xa nhất. Ai nên áp dụng cách này? Những người ứng
tuyển công việc trong cùng ngành với các công việc trước họ đã làm, những người
có con đường sự nghiệp đồng nhất, sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp bởi nó cũng
rất phù hợp để liệt kê thông tin về quá trình học vấn.

2008
Tốt nghiệp 2012
Công ty A
2014 Vị trí
2016
Kinh nghiệm
Công ty A
Công ty B
Vị trí
Kinh nghiệm Vị trí
Kinh nghiệm

2017
Công ty C
Vị trí
Kinh nghiệm

18
www.iconicjob.vn

Cách 2: Trình bày theo chức năng


Cấu trúc này phù hợp cho những bạn đang ứng tuyển ở vị trí giàu kinh nghiệm. Bạn liệt
kê những kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp nhất với công việc đang ứng tuyển và tiếp
theo tới những thứ có độ liên quan thấp hơn, không cần quan tâm tới thời gian. Hãy
dùng cấu trúc này, để ghi điểm với sự khác biệt (so với hàng ngàn hồ sơ dùng cấu trúc
thứ 1), khi bạn đang ứng tuyển vào vị trí cần kinh nghiệm hoặc những kỹ năng hơi đặc
biệt một chút, hoặc bạn cảm thấy cần một danh sách mô tả chi tiết về những thành tựu
đạt được. Đặc biệt, những người hay nhảy việc hay có khoảng thời gian nghỉ nhiều giữa
các công việc, thì nên dùng cấu trúc này.

8 năm leader
kinh nghiệm

senior

Cách 3: Kết hợp các cách trình bày hoặc trình bày theo cách riêng
Bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả 2 cách trình bày trên như sau. Liệt kê những kỹ năng
và kinh nghiệm liên quan nhất (trình bày theo chức năng), sau đó nêu trong phần chi
tiết những kỹ năng và quá trình học vấn theo thứ tự thời gian gần tới xa liên dùng
những kỹ năng này (trình bày theo thời gian đảo ngược). Cấu trúc này đặc biệt thích
hợp với những ứng viên giàu kinh nghiệm và kĩ năng muốn “phô diễn” bản thân.

2018

2016
Quản lý
2012 cấp cao
2009 Quản lý
Trưởng
Nhân viên phòng

19
www.iconicjob.vn

1.3 Cách viết CV xin việc cho một số ngành đặc trưng
Hầu hết CV xin việc thường được trình bày theo một quy chuẩn chung, tuy nhiên, một số ngành
đặc thù sẽ có cách trình bày tương đối khác biệt.

CV ngành xây dựng

Thông tin cá nhân


Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại,
email liên hệ và địa chỉ (không bắt buộc)

Mục tiêu nghề nghiệp

Trình độ học vấn


Tín chỉ: Tín chỉ AUTOCAD và tín chỉ luật (luật xây dựng, luật công trình) là 2
yếu tố bắt buộc, nếu không có 2 loại tín chỉ thì coi như bạn không đủ điều kiện
ứng tuyển vào ngành xây dựng

Điểm GPA: Với số điểm GPA cao ngất ngưỡng từ các trường đại học danh
tiếng như Đại học Kiến trúc hay Đại học Xây dựng, bạn sẽ ăn điểm và được
nhà tuyển dụng ưu tiên chọn vào vòng trong

Kỹ năng: Thành thạo các phần mềm liên quan đến ngành xây dựng như
Sketchup, Revit, Plaxis, Safe…

Kinh nghiệm làm việc


Thành tích/Chứng chỉ/Giải thưởng

20
www.iconicjob.vn

CV ngành kế toán, kiểm toán


Kế toán, kiểm toán là ngành rất nhiều áp lực và có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp
vậy nên CV xin việc của các ứng viên ngành này cũng chịu sự “soi mói” vô cùng khắt khe từ phía
các nhà tuyển dụng. Ngoài việc trình bày kinh nghiệm chi-tiết-đến-từng-tế-bào thì yếu tố mà bạn
phải đặc biệt chú ý nếu muốn vượt qua vòng ứng tuyển chính là các chứng chỉ chuyên môn.

Thông tin cá nhân


Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện
thoại, email liên hệ và địa chỉ (không
bắt buộc)

Mục tiêu nghề nghiệp

Trình độ học vấn

Không phải bằng đại học mà các chứng chỉ như ACCA, CFA hay CIMA mới là
những chứng chỉ nghề được nhà tuyển dụng đánh giá cao và giúp bạn nổi
bật hơn giữa dàn đối thủ nặng ký khác. Vậy nên, nếu bạn nhận được những
chứng nhận chuyên môn kể trên thì đừng quên đặt chúng ở những vị trí “đắc
địa”. Còn nếu chưa có, hãy cân nhắc đến chuyện tham gia các khóa học để
bổ sung các chứng chỉ này nhé, chắc chắn CV xin việc của bạn trông sẽ đẹp
mắt hơn.

Kinh nghiệm làm việc

Thành tích/Chứng chỉ/Giải thưởng

21
www.iconicjob.vn

CV ngành thiết kế thời trang

Một chuyên viên thiết kế thời trang cần hội tụ đủ 3 yếu tố then chốt: kỹ thuật cắt may, năng khiếu
thẩm mỹ và công nghệ chế tạo các vật liệu. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy ngay điều này khi đọc
lướt qua vài thông tin trong CV xin việc. Ngoài ra, muốn nổi bật khi xin việc ngành này, CV của
bạn nhất định không được thiếu:

Thông tin cá nhân


Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email liên hệ
và địa chỉ (không bắt buộc)

Mục tiêu nghề nghiệp Nêu mục tiêu nghề nghiệp

Tên các nhãn hàng (hoặc celebrities - người nổi tiếng)


bạn đã từng hợp tác:
Danh tiếng nhãn hàng/celebrities càng lớn sẽ tỷ lệ thuận với năng lực của
bạn, thậm chí không cần đọc hết CV, nhà tuyển dụng cũng quyết định chọn
bạn không do dự

Các show thời trang uy tín trong và ngoài nước:


Kinh nghiệm tham gia các show thời trang lớn như Vietnam International
Fashion Week, ELLE show, The Fashion Show… là điểm cộng không hề nhỏ

Giải thưởng
Thành tích:
Liệt kê toàn bộ các giải thưởng liên quan đến thiết kế thời trang mà bạn đã
từng đạt được, kể cả các cuộc thi thời sinh viên

Khi gửi CV xin việc, bạn đừng quên đính kèm bản mẫu thiết kế, bản phác thảo
sản phẩm, ảnh chụp chi tiết những mẫu thiết kế tâm đắt nhất… để nhà tuyển
dụng hiểu rõ hơn năng lực.
Lời khuyên cho bạn là thay vì tách thành 2 file cụ thể: CV xin việc và các bản
vẽ thiết kế, nếu bạn có thể tích hợp chúng trên cùng một trang A4 để gửi cho
nhà tuyển dụng thì hiệu quả sẽ ấn tượng hơn nhiều.

22
www.iconicjob.vn

CV tiếng Nhật
Khi ứng tuyển vào một công ty Nhật Bản, ứng viên sẽ được yêu cầu gửi hồ sơ xin việc bằng tiếng
Nhật hay còn gọi là rirekisho. Không thiết kế màu mè, hầu hết các rirekisho gửi nhà tuyển dụng
đều được trình bày theo form chuẩn và được lưu dưới định dạng Word.

Thông tin cá nhân


Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email liên hệ và
địa chỉ (không bắt buộc)

Rirekisho có nội dung gần giống như các loại CV xin việc thông thường, tuy
nhiên, có 3 điều mà bạn nên lưu ý:

Mục tiêu nghề nghiệp


Khi làm rirekisho, bạn BẮT BUỘC phải trình bày kinh nghiệm làm việc theo
thứ tự thời gian. Điều đó có nghĩa nếu bạn là người ít kinh nghiệm hoặc
thường xuyên nhảy việc, chúng sẽ được phản ánh ngay tức thì.
Bằng cấp
Bằng cấp tiếng Nhật được đánh giá rất cao khi xin việc, giúp nhà tuyển dụng
thấy được trình độ và khả năng học tập của bạn. Đừng quên đính kèm các
bằng cấp này trong CV xin việc.

Các câu hỏi chuyên môn


Đây được xem là phần khó nhằn nhất và cũng được dùng để phân loại ứng
viên. Nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn nói về bản thân, nguyện vọng về công
việc, mức lương mong muốn… Các câu hỏi khá nhàm chán nhưng bạn đừng
trả lời qua loa, dùng hình thức kể chuyện hoặc đưa ra dẫn chứng thuyết phục
sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

Kinh nghiệm làm việc

Thành tích/Chứng chỉ/Giải thưởng

23
www.iconicjob.vn

1.4 Cover Letter là gì? Cover Letter bao gồm những gì?
Cover Letter (hay còn gọi là Thư ứng tuyển) là bản mô tả khái quát của ứng viên gửi đến nhà
tuyển dụng để nói về lý do và mong muốn được làm việc ở công ty. Nếu như CV tập trung vào
việc liệt kê tất cả quá trình học tập và làm việc thì Cover Letter lại là nơi làm nổi bật điểm mạnh
bản thân liên quan đến công việc. Cover Letter thường được trình bày như một file riêng, đính
kèm với CV nhưng ứng viên cũng có thể trình bày trực tiếp trong email gửi cho nhà tuyển dụng.

Thông tin người nhận:


Dear Ms/Mrs/Mr (Kính gửi) + tên người nhận, nếu không biết tên chính xác của nhà tuyển dụng,
bạn có thể đề “Dear Recruiting Team” hoặc “Dear + tên công ty”. Tránh sử dụng cụm “Dear whom
it may concern”, sẽ tạo cảm giác không thiện cảm vì nghe như văn mẫu

Đoạn mở đầu: Nêu ngắn gọn lý do bạn biết đến tin tuyển dụng, niềm đam mê bạn dành cho công
việc và nhấn mạnh bạn là người PHÙ HỢP NHẤT

Đoạn thứ hai: Minh chứng cho sự phù hợp mà bạn vừa nhắc đến ở phía trên bằng cách liệt kê từ
2-3 kinh nghiệm hoặc kỹ năng có liên quan, chúng mang lại những thành tựu gì và bạn sẽ vận
dụng chúng như thế nào trong công việc sắp tới

Đoạn thứ ba: Tóm tắt định hướng phát triển của bạn nếu được nhận vào công ty

Đoạn cuối: Nhắc lại lần nữa rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất và xin nhà tuyển dụng một cuộc
gặp mặt để trao đổi trực tiếp
Sau khi đã có đủ những thông tin cần thiết cho Cover Letter, bạn nên thay đổi văn phong (sáng
tạo hay nghiêm túc) tùy theo từng vị trí ứng tuyển. Giờ thì chỉ việc kiểm tra CV xin việc một lần
nữa và nhấn nút gửi đi nếu không phát sinh bất cứ lỗi nào.

Kí tên

Địa chỉ và thông tin liên hệ


+84 652 755 4546
+84 652 853 7699
Họ và tên
45 Võ Thị Sáu
Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

abc@gmail.com

24
www.iconicjob.vn

1.5 Một số thuật ngữ khác


Ngoài CV và Cover Letter là 2 phần không thể thiếu khi xin việc thì bạn có thể gặp thêm một số
thuật ngữ khác:

Resume (hoặc Résumé): Là cụm từ tiếng Pháp có nghĩa tương tự như CV nhưng Résume
không đầy đủ thông tin như CV, chúng chỉ là bản tóm tắt các thông tin quan trọng, bao gồm:
Họ tên và thông tin liên hệ, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, kỹ năng. Độ dài Résume
(khoảng 1-2 trang) thường ngắn hơn CV (từ 2 trang trở lên) và là thứ mà ứng viên thường
dùng để ứng tuyển. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng Việt thường dùng cụm từ CV thay vì
Résume và nó cũng trở thành thói quen của đại bộ phận người xin việc.

Portfolio (Hồ sơ năng lực): Có thể hiểu nôm na đây là


bảng tổng hợp thành tích của cá nhân hoặc doanh
nghiệp thông qua các sản phẩm cụ thể (thường là các
sản phẩm sáng tạo nghệ thuật) nhằm hướng đến đối
tượng cuối cùng là khách hàng. Portfolio thường được
dùng khi muốn ký hợp đồng với đối tác hoặc xin việc các
nhóm ngành sáng tạo.

2. NƯ  ‡ „­ ƒ ‡  „€ CV Š „


Có vô vàn lỗi khiến cho CV xin việc của bạn bị loại thẳng tay mà đôi khi chính bạn cũng hề ngờ
đến, vậy nên, đừng quá vui mừng khi bạn vừa cho ra lò CV xin việc “xịn nhất” từ trước đến nay,
hãy cẩn thận đối chiếu với từng mục trong check-list “Những điều nên và không nên khi viết CV
xin việc” ngay bên dưới. Nếu chỉ đạt khoảng 80% trở xuống thì bạn nên đầu tư thêm thời gian để
hoàn thiện chúng.
KHÔNG NÊN
Ảnh chân dung
Đưa ảnh vào CV xin việc có thể khiến nhà Sai chính tả và lỗi ngữ pháp
tuyển dụng xao nhãng, bạn nên nhớ rằng họ Đây là điều vô cùng cơ bản khi viết CV xin
chỉ có 6s để lướt qua hồ sơ của bạn mà thôi. việc, điều này chứng tỏ bạn không thực sự
Có nhiều công việc yêu cầu có ảnh chân dung, đam mê công việc như những gì bạn nói.
tuy nhiên phần lớn nhà tuyển dụng đều không Nhà tuyển dụng sẽ cho bạn cơ hội tập viết
chú ý tới điều này và không coi đó là yếu tố văn, còn cơ hội lần này xin được trao cho
then chốt. người khác.

25
www.iconicjob.vn

Nội dung dài dòng Không trung thực


Chỉ cần mở file CV xin việc và thấy số trang Bịa đặt hoặc thêm thắt một số thông tin
giấy từ 2 trở lên thì nhà tuyển dụng đã lắc nghĩa là bạn đang tự mình đi vào hẻm cụt,
đầu ngao ngán. Nếu không muốn CV bị vứt nhà tuyển dụng có vô số cách để phát hiện ra
vào sọt rác, đừng trình bày quá 1 trang A4. rằng bạn đang nói dối.

Thiết kế màu mè Định dạng sai văn bản


Nếu không ứng tuyển công việc thuộc Canh lề không hợp lý hoặc sử dụng font chữ
ngành thiết kế hoặc đòi hỏi sáng tạo thì bạn to (nhỏ) bất thường là những điều tối kỵ. Đừng
đừng quá đầu tư vào việc thiết kế, hãy chú sử dụng những font chữ lạ, để an toàn nên
trọng vào nội dung của CV xin việc. dùng Arial hoặc Times New Roman.

Thiếu thông tin liên hệ Đề cập đến tiền lương


CV quá ấn tượng nhưng lại không có thông Tuyệt đối không chia sẻ thông tin về mức
tin liên hệ thì cũng coi như xong, nhà tuyển lương ở công ty cũ hoặc mức lương mong
dụng biết liên hệ đặt lịch phỏng vấn với bạn muốn trong CV xin việc, vừa khiến nhà tuyển
như thế nào? dụng mất thiện cảm, vừa khiến bạn bỏ qua cơ
hội đàm phán để có được mức lương cao.

Nói về sở thích
Sẽ không ai quan tâm đến sở thích của bạn Kinh nghiệm ngắn hạn
đâu, chúng chẳng giúp ích gì cho công việc Không cần kể tên những công ty mà bạn làm
cả, vậy nên bạn không cần phải đưa thông việc chỉ được 1-2 tháng, chúng chỉ khiến bạn
tin này vào CV xin việc. trông giống như “chuyên gia nhảy việc”
hơn thôi.

Email thiếu chuyên nghiệp


Đừng dùng những email trẻ con như congc- Lý do rời công ty cũ
huabongbong@yahoo.com, changkhothuy- Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi này
chung@gmail.com hoặc email công việc trong vòng phỏng vấn nên bạn đừng “cầm
để ứng tuyển. Hãy tạo gmail bằng tên bạn đèn chạy trước ô tô” vì lý do nghỉ việc của bạn
hoặc gắn thêm nghề nghiệp nếu thấy cần rất có thể sẽ khiến bạn hoàn toàn mất điểm, ví
thiết, chẳng hạn: trungpham.developer@ dụ: nghỉ việc vì không thể hòa hợp với
gmail.com. cấp trên.

Đề cập đến những thông tin không cần thiết


Liệt kê những kinh nghiệm, kỹ năng hay những thành tích không liên quan là hành động thừa
thãi, đó còn là lý do khiến cho CV xin việc của bạn dài quá mức cần thiết.

26
www.iconicjob.vn

NÊN

Đầy đủ thông tin liên hệ Kinh nghiệm làm việc rõ ràng


Hãy chắc chắn bạn đã nhập đủ các thông Đây là phần được nhà tuyển dụng quan tâm
tin cần thiết gồm: họ tên, số điện thoại và nhiều nhất, hãy liệt kê tất cả các kinh
email ở phần header của CV xin việc. Nên nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển và
kiểm tra lại một lần nữa phòng trường hợp những nhiệm vụ bạn từng làm ứng với từng
bạn nhập sai thông tin. công việc.

Nội dung ngắn gọn, súc tích Nhấn mạnh ưu điểm hiện tại
Ngay cả CV của thiên tài công nghệ Elon Một số kỹ năng có thể giúp bạn tỏa sáng so
Musk cũng chỉ có 1 trang giấy thì không có với các ứng viên còn lại, hãy liên kết chúng
lý do gì bạn nói rằng mình không thể rút gọn với công việc bạn đang ứng tuyển, cho nhà
thông tin. 1 trang là độ dài thích hợp nhất tuyển dụng thấy bạn sẽ giúp ích được gì
mà các nhà tuyển dụng yêu thích. cho công ty họ.

Trình bày khoa học, sáng sủa Giới thiệu thành tích
Sắp xếp, bố trí thông tin theo thứ tự thời Dù không nói ra nhưng nhà tuyển dụng rất
gian đảo ngược (gần đến xa) hoặc theo kiểu để ý đến thành tích, hãy trình bày thật cụ
chức năng (nếu bạn là người giàu kinh thể những kết quả nổi bật bạn đã đạt được
nghiệm) sẽ giúp cho CV của bạn trông hài ở công ty cũ và đừng quên nêu rõ con số
hòa và thu hút sự chú ý của nhà minh họa để họ thấy được khả năng
tuyển dụng. của bạn.

27
www.iconicjob.vn

3. GƯ CV ơ ­ ŒŽ U


3.1 Làm sao tìm được đúng email của nhà tuyển dụng
Các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thường có riêng một hòm mail nhân sự dành cho các ứng
viên muốn ứng tuyển nhưng bạn lại không muốn email xin việc của mình chìm nghỉm giữa hàng
trăm email xin việc khác? Hãy gửi trực tiếp đơn xin việc đến email của nhà tuyển dụng.
Oái ăm thay là trên trang tìm việc chỉ để lại duy nhất một email liên hệ, vậy phải làm sao đây?
Chẳng hề khó chút nào đâu, có đến tận 3 cách mà bạn có thể áp dụng để tra cứu chính xác email
của nhà tuyển dụng, đảm bảo email sẽ đến đúng nơi cần nhận.

Cách

Gọi điện trực tiếp lên công ty để hỏi


Xác suất khá thấp nhưng bạn cứ thử xem, hãy gọi
vào giờ ăn trưa (lúc này lễ tân thường ra ngoài, người
khác sẽ bắt máy) và nếu may mắn bạn sẽ có được
email của nhà tuyển dụng.
Cách

Tìm email trên website công ty


Vào mục About/ About Us hoặc Our Team, bạn sẽ có
được danh sách liên hệ của những người giữ vai trò
chủ chốt của một số phòng ban, việc của bạn là
chọn người phù hợp nhất và gửi mail ứng tuyển.
Nếu trên website chỉ hiển thị tên chứ không cung cấp email cụ thể, hãy phân tích và dự
đoán để tìm ra email của nhà tuyển dụng, thường sẽ là tên.họ@domain ví dụ:
trung.pham@unilever.com.vn. Sau đó kiểm tra xem email có tồn tại hay không bằng
các webiste như: http://mailtester.com/, https://hunter.io/,https://tools.verifyemailad-
dress.io/ …
Cách

Search for people, jobs, companies and more...


Tìm kiếm trên LinkedIn
Gõ trực tiếp trong thanh tìm kiếm của LinkedIn
hoặc gõ trên Google theo cú pháp: vị trí + tên công
ty + LinkedIn, kết quả sẽ trả về cho bạn những
người có liên quan đến thông tin mà bạn đang tra
cứu. Ví dụ: HR Manager Unilever LinkedIn

28
www.iconicjob.vn

3.2 Lợi và hại của thói quen rải CV xin việc

Tải CV lên các trang tìm việc với mong muốn được nhiều nhà tuyển dụng biết đến hoặc thấy
công ty nào đăng tuyển cũng nộp đơn ứng tuyển là cách họ nắm bắt từng cơ hội. Vậy rải CV xin
việc có phải là phương án lý tưởng để nhanh chóng có được việc làm?

Thực chất, thói quen này mang lại khá nhiều hệ lụy bất cập:

CV xin việc xuất hiện ở các trang Bạn không thể chỉnh sửa và xem lại
tìm việc nghĩa là bạn sẽ đối mặt với CV xin việc nếu như cứ rải “vô tội vạ”.
việc liên tục bị làm phiền bởi những CV hời hợt, không phù hợp là nguyên
nhà tuyển dụng không-mong-muốn, nhân khiến bạn ứng tuyển hàng trăm
chuông điện thoại của bạn sẽ nơi nhưng chỉ nhận được vài ba cuộc
không ngừng reo vang. điện thoại hẹn phỏng vấn.

Khi nộp quá nhiều đơn cùng lúc,


bạn sẽ không có thời gian chuẩn bị
kỹ lương, dẫn tới sai sót trong quá
trình phỏng vấn.

Một số công ty lớn sẽ lưu lại hồ sơ


của những ứng viên bị loại, nếu bị
đánh rớt, bạn khó có được cơ hội
phỏng vấn lần 2.

29
www.iconicjob.vn

3.3 Những lỗi tuyệt đối tránh khi viết email gửi nhà tuyển dụng
Khi bạn đang cố tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong lần ứng tuyển việc làm thì biết đâu
đấy, những lỗi email ngớ ngẩn có thể phá vỡ hết mọi thứ. Hãy chắc rằng bạn không mắc phải
những lỗi sau đây:

Dùng địa chỉ email không nghiêm túc: Dù email hiện tại đã theo bạn cả tuổi thanh xuân nhưng
nếu thấy chúng không phù hợp (ví dụ: cobenhinhanh_8x@gmail.com) thì bạn cũng phải thay thế
bằng một email khác chuyên nghiệp hơn trước khi gửi thư cho nhà tuyển dụng, nếu không bạn
sẽ bị loại từ vòng gửi xe.
Không có tiêu đề: Email không ghi tiêu đề như bạn vào nhà người lạ nhưng không gõ cửa xin
phép, nhà tuyển dụng sẽ không biết bạn gửi thư với mục đích gì, ứng tuyển vị trí nào… vì vậy tuyệt
đối đừng để trống. Có thể đặt tiêu đề bằng các chữ in hoa để gây chú ý, chẳng hạn:
ĐƠN ỨNG TUYỂN_VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH
Không có tên người nhận: Viết email mà không đề tên người nhận, nhà tuyển dụng sẽ thấy
bạn thiếu tôn trọng họ. Nếu không biết chính xác tên người nhận, bạn có thể viết: Kính gửi
Phòng Nhân sự, công ty A
Để trống nội dung email: Nhà tuyển dụng sẽ có ác cảm với ứng viên chỉ gửi file mà không
nói gì cả, vậy nên thay vì để trống mail xin việc, bạn có thể viết trực tiếp Cover Letter vào
phần này.
Gửi email đến nhiều địa chỉ mail khác nhau: Nếu ứng tuyển nhiều nơi, bạn hãy nhớ gửi riêng
cho từng nhà tuyển dụng. Cùng một lúc gửi đến nhiều địa chỉ mail khác nhau chỉ tổ “lạy ông
tôi ở bụi này”, nhà tuyển dụng sẽ xóa ngay lập tức.

3.4 Thời gian thích hợp để gửi email ứng tuyển

Khoảng thời gian lý tưởng nhất để gửi Đã biết được ngày đẹp thì phải chọn “giờ
email ứng tuyển là vào thứ Ba mỗi thiêng” để việc ứng tuyển thêm phần hiệu quả
tuần, đây là thời điểm nhà tuyển dụng và khung giờ được các chuyên gia kiến nghị là
thường xuyên đăng tin tìm người và từ 6 đến 10 giờ sáng. Nghe có vẻ hơi sớm
kiểm tra email. Không nên gửi vào thứ nhưng chính vì bạn khác biệt so với những ứng
Hai và thứ Sáu vì đây là lúc nhà tuyển viên còn lại nên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá
dụng thường bận rộn với công việc và cao thái độ và thiện chí bạn dành cho công
các cuộc họp. việc. Những người gửi mail vào thời gian này
có tỷ lệ đậu cao hơn gấp 5 lần so với những
người gửi mail trong các khung giờ còn lại.

Hãy luôn chuẩn bị hồ sơ sẵn sàng để khi tìm thấy công việc phù hợp, bạn có thể ứng tuyển ngay
lập tức. Nếu có thể ứng tuyển sớm (trong vòng 5 ngày sau khi tin tuyển dụng được đăng) thì bạn
sẽ có gấp 8 lần cơ hội trúng tuyển.

30
ChươngIII:
BÍKÍPCÓMÀN
PHỎNGVẤNHOÀNHẢO

13
www.iconicjob.vn

1. D‘ ’  ơ  O „”, A  ƒ ?


1.1 Cần chuẩn bị những gì?

Một bộ hồ sơ đầy đủ với tất cả các loại Thông tin về công ty: Bạn cần tìm hiểu về
giấy tờ, bằng cấp cần thiết: thời gian thành lập, địa chỉ, số điện thoại,
CV xin việc, thư xin việc, các văn bằng người đại diện, lĩnh vực kinh doanh, các
(bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ Anh văn, hoạt động gần đây và vị thế của công ty
vi tính, chứng nhận hoàn thành các khóa trên thị trường…. Việc này sẽ giúp bạn trả
học), giấy khám sức khỏe (nếu yêu cầu), lời các câu hỏi: Bạn biết gì về công ty của
các chứng nhận thành tích, bằng khen, chúng tôi?” hay “Ấn tượng của bạn về
giấy giới thiệu… Bạn nên chuẩn bị một vài công ty chúng tôi là gì?”
bản photo CV đề phòng có nhiều người
cùng phỏng vấn bạn.

Chuẩn bị trước một số câu trả lời:


Sẽ có những câu hỏi chắc chắn bạn sẽ được hỏi.
Danh sách các câu hỏi cho nhà tuyển
Ví dụ: Giới thiệu về bản thân, điểm mạnh, điểm
dụng: Chuẩn bị trước khoảng 5-6 câu hỏi
yếu, tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này… Bạn
mà bạn muốn hỏi nhà tuyển dụng, chủ
nên chuẩn bị và luyện tập trước các câu trả lời để
yếu tập trung vào vị trí đang ứng tuyển
qquuiiz
tránh rơi vào thế bị động.
và hoạt động kinh doanh của công ty
z cũng như kế hoạch về tăng trưởng và lợi
nhuận của công ty.

Hình ảnh chuyên nghiệp:


Thái độ tích cực: Mang bộ mặt lo âu, hồi
Trang phục lịch sự, nhã nhặn và phù
hộp không những làm không khí buổi
hợp với vị trí ứng tuyển + Vẻ ngoài
phỏng vấn trở nên căng thẳng mà còn
gọn gàng, sạch sẽ sẽ là hai yếu tố
khiến bạn thêm mất tự tin. Vì vậy, hãy cố
cần thiết giúp bạn gây ấn tượng tốt
gắng đến buổi phỏng vấn với trạng thái
ghi gặp người phỏng vấn.
tự tin, hứng khởi. Một nụ cười, một cái
bắt tay thật chặt, ánh mắt kiên định... tất
Một cuốn sổ tay nhỏ và cây bút: cả đều thể hiện sự sẵn sàng của bạn.
Bạn sẽ cần sổ tay để ghi chép các thông tin cần
thiết trong buổi phỏng vấn. Chẳng hạn như: tên và
chức danh của những người phỏng vấn, các
thông tin về công ty và vị trí tuyển dụng, các vấn
đề bạn quan tâm, các câu trả lời hữu ích từ nhà
tuyển dụng.

32
www.iconicjob.vn

1.2 Lưu ý về trang phục, tác phong


Trang phục sẽ là ấn tượng đầu tiên về bạn trong mắt nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn. Dưới đây
là một vài nguyên tắc khi bạn chọn trang phục đi phỏng vấn.
Trang phục theo giới tính

NỮ & NAM

Tóc tai gọn gàng

Dùng nước hoa vừa phải

Móng tay phải được


cắt tỉa sạch sẽ
Mang một cặp đựng
giấy tờ nhẹ

Để túi rỗng, không cất


Giày dép trang nhã, đồ linh tinh
Quần áo công sở lịch sự sạch sẽ
(thuần xanh đen hoặc xám
là tốt nhất)

Áo sơ mi (trắng, có Không ăn kẹo, cao su, Không đeo khuyên mũi,


thể màu nhạt) hay hút thuốc khuyên lông mày ...

33
www.iconicjob.vn

Riêng
NỮ Riêng
NAM
Trang điểm vừa phải Để tóc gọn gàng, tốt nhất
đừng gây chú ý là cắt ngắn

Chỉ đeo một cặp hoa tai


Không nên để râu, nếu
Tóc nên cột lại gọn gàng
không thể thì bạn để râu
gọn gàng, sạch sẽ
(Không để râu quai nón)

Nếu bạn để móng tay hãy để


nguyên màu móng hoặc sơn Không mang khuyên tai
màu nhã nhặn

Không đeo nhiều nhẫn,


Mặc comple với áo khoác, váy ngoại trừ nhẫn cưới và
ngắn hoặc đầm lịch sự nhẫn kỉ niệm

Mỗi bàn tay đeo không hơn Dùng cà vạt với màu
một chiếc nhẫn và họa tiết tao nhã

Mang vớ phải gần hoặc trùng Vớ sẫm màu (đen)


với màu da

Mang giày màu sậm


Không mang giày quá cao

Tùy theo đặc điểm ngành nghề mà bạn có thể điều chỉnh các tiêu chí trang phục cho phù hợp,
không cần tuân thủ 100% các yêu cầu trên.

34
www.iconicjob.vn

Trang phục theo một số nhóm nghề đặc thù

Vị trí ứng tuyển Thông điệp trang phục Gợi ý

Nhân sự, điều hành, quản Thể hiện quyền lực, Trang phục tương phản cao,
lý, tài chính hoặc công việc kiểm soát, uy tín cao phom dáng cứng cáp, kiểu
liên quan đến pháp lý tóc gọn gàng, chỉn chu,
phong cách make-up trung
tính, vừa phải, nữ trang và
phụ kiện đắt tiền

Nhân viên kinh doanh, Năng động, sáng Trang phục màu ấm nhưng
hành chính hoặc các việc tạo, nhiều sáng kiến, dịu mắt để tránh cảm giác
mang tính xã hội đòi hỏi thực tế hung hăng, hiếu chiến, phom
giao tiếp nhiều dáng mềm mại để
biểu lộ bạn là người
dễ gần, mềm mỏng

Marketing, quảng cáo, PR Thể hiện quyền lực, Trang phục có chi tiết tinh
kiểm soát, uy tín cao tế hoặc đường viền đậm để
biểu hiện sự sáng tạo, màu
sắc tương phản để bộc lộ cá
tính năng nổ, chọn phong
cách và xu hướng
thời thượng

Vị trí kỹ thuật viên IT, công Sự mạnh mẽ, nghị Mặc trang phục công sở
nghệ, chuyên gia phần lực, khả năng làm tự nhiên, các màu lạnh
mềm, truyền thông, phát việc nhóm, tháo vát, như xanh, tím. Không
triển cộng đồng có tài xoay xở cần quá chỉn chu
với comple

35
www.iconicjob.vn

2. G Ž  – ˆ O „”


2.1 Những câu hỏi thông dụng
Khi tham gia phỏng vấn, bạn sẽ gặp những câu hỏi mà bạn thấy “ngờ ngợ” rằng mình đã trả lời ở
đợt phỏng vấn trước rồi. Thực chất, có những câu hỏi rất phổ biến mà bất cứ nhà tuyển dụng nào
cũng dùng tới.

Hãy giới thiệu về bản thân


Hãy tóm tắt lý lịch một cách ngắn gọn và đa dạng: các thông tin cá nhân, trình độ
học vấn, sở trường, kinh nghiệm, thành tựu .... Đừng trả lời lan man sang những vấn
đề không cần thiết.

Ví dụ: Tôi là …. Sinh năm … Tôi tốt nghiệp ngành A của trường đại học X. Tôi đã từng trải qua 3
năm phát triển kĩ năng ở vị trí quản lý dịch vụ và chăm sóc khách hàng tại tập đoàn … Tôi đã
dành được bằng khen nhân viên xuất sắc và một lần thăng chức ở đây. Tôi thích làm việc nhóm
và xử lý các vấn đề của khách hàng.

Điểm mạnh của bạn là gì?


Bạn cần xem xét kĩ những yêu cầu quan trọng của nhà tuyển dụng. Sau đó lập danh
sách các điểm mạnh của mình và lựa chọn những điểm phù hợp nhất với các yêu
cầu cho vị trí đó.

Ví dụ: Tôi có khả năng linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống khó. Với 5 năm kinh nghiệm
như là một người hỗ trợ chăm sóc khách hàng. Tôi đã có kinh nghiệm trong việc hiểu và giải
quyết những vấn đề liên quan đến khách hàng một cách hiệu quả và cách để đạt được sự hài
lòng của khách hàng. Tôi cũng có khả năng giao tiếp tốt, điều đó giúp tôi làm việc tốt với khách
hàng, thành viên trong nhóm và ban điều hành.

Điểm yếu của bạn là gì?


Bạn hãy chọn một điểm yếu mà bạn đã đối mặt và khắc phục được hoàn toàn. Điều
này sẽ thể hiện bạn là người nhận thức được bản thân và biết cách nỗ lực để vượt
qua khó khăn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy thái độ tích cực của bạn khi nói về nó.
Đừng trả lời theo lối mòn “điểm yếu của tôi là quá hoàn hảo hay quá khó tính” vì nó
có thể gây cảm giác bạn quá tự cao.

Ví dụ: Tôi thực sự không tự tin khi diễn thuyết trước đám đông. Vì thế, tôi phải tham gia một câu
lạc bộ thuyết trình để có thể khắc phục những nhược điểm đó. Và hiện tại tôi đã tiến bộ hơn
rất nhiều.

36
www.iconicjob.vn

Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng viên khác?
Câu trả lời sẽ bao gồm những điểm mạnh của bạn được điều chỉnh sao cho phù hợp
với yêu cầu công việc nhất. Có thể kết hợp từ những điều sau:
- Kiến thức và kĩ năng liên quan
- Kinh nghiệm làm trong lĩnh vực liên quan
- Có các thành tựu quan trọng liên quan
- Sự đam mê, nhiệt huyết với công việc …

Ví dụ (cho vị trí lập trình viên): Tôi tự tin đáp ứng đầy đủ các kĩ năng và yêu cầu của vị trí này. Tôi
có 3 năm kinh nghiệm lập trình, một hồ sơ ghi chép các dự án thành công và chuyên môn đã
được kiểm chứng trong quá trình phát triển tại công ty cũ. Đồng thời, tôi cũng đã phát triển kĩ
năng giao tiếp của mình thông qua việc tham gia nhiều dự án. Tôi nghĩ đó là một sự chuẩn bị khá
tốt cho các dự án cao cấp và liên ngành.

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?


Hãy kể một chút về công ty cũ và bày tỏ lòng biết ơn vì những bài học, kinh nghiệm
mà đồng nghiệp và sếp cũ mang lại cho bạn. Sau đó nhấn mạnh rằng vị trí đang ứng
tuyển là công việc bạn rất yêu thích. Cơ hội đến với bạn thì bạn không thể nào không
chớp lấy được.

Ví dụ: Quãng thời gian làm việc ở công ty X thật sự rất tuyệt với và tôi rất tự hào vì những đóng
góp của mình ở đây. Tôi đã được học hỏi rất nhiều, công với sự chăm chỉ, tôi đã trả thành quản
lý của cách đây 18 tháng và chúng tôi đã đánh bại được doanh thu ước tính ít nhất 20% mỗi quý.
Tuy nhiên, tôi bắt đầu cảm thấy mình cần một thách thức lớn hơn và vị trí này thực sự rất hấp
dẫn đối với tôi.

Mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì?


Bạn không cần phải đưa ra một câu trả lời quá chi tiết. Một câu trả lời có định hướng
rõ ràng, nhấn mạnh vào sự quan tâm dài hạn của bạn đối với công việc và thể hiện
được sự đam mê, nhiệt huyết đối với công việc sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà
tuyển dụng.

Ví dụ: Mục tiêu trong 5 năm tới của tôi là có thể trở thành chuyên gia ở vi trí X. Tôi muốn tìm một
nơi nào đó mà có thể phát triển được kĩ năng của mình. Tôi không quá vội vàng, trong việc thăng
chức, bởi vì tôi luôn sẵn sàng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể chắc chắn rằng,
công việc được hoàn thành tốt nhất. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ rất sẵn lòng nhận những trách nhiệm
cao hơn bởi vì kĩ năng lãnh đạo là một trong những mục tiêu mà tôi hướng đến.

37
www.iconicjob.vn

2.2 Một số câu hỏi “toát mồ hôi”


Ngoài những câu hỏi thông dụng, người phỏng vấn sẽ có hàng tá các câu hỏi khác để thử thách
ứng viên. Vì vậy, để tránh rơi vào thế bị động, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi mà nhà tuyển
dụng có thể dùng để “bẫy” ứng viên dưới đây.

Tại sao bạn lại bị sa thải?


Ý đồ của nhà tuyển dụng là tìm hiểu điểm yếu và đánh giá thái độ của ứng
viên. Nếu bạn không bị sa thải mà chủ động rời đi, hãy làm rõ với nhà
tuyển dụng. Trong trường hợp bạn thật sự bị sa thải, hãy trả lời trung thực
và ngắn gọn, không đổ lỗi cho sếp hay đồng nghiệp cũ.
Ví dụ: Tôi bị sa thải vì lý do thiếu kĩ năng X (không quan trọng đối với vị trí
đang ứng tuyển). Tuy nhiên tôi đã tham gia một khóa học về kĩ năng này
và đang ngày càng tiến bộ

Bạn hợp và không hợp với kiểu sếp/ồng nghiệp


nào nhất?
Đừng cố kể lể quá nhiều kiểu sếp/đồng nghiệp mà bạn không hợp. Điều
này cho thấy bạn là người khó hợp tác. Hãy cố gắng làm cho câu chuyện
trở nên tích cực. Chẳng hạn: Có một vài điểm của sếp mà bạn không hợp
tuy nhiên bạn vẫn làm việc rất tốt dưới sự quản lý của sếp và tổng thể thì
bạn vẫn thích cách điều hành của sếp. Điều này cho thấy bạn đủ linh hoạt
để làm việc với nhiều kiểu người.

Hãy cho tôi biết lý do khiến ai ó không thích làm


việc với bạn
Bạn không nên nói: Tôi không thể nghĩ ra lý do nào để mọi người không
thích làm việc với mình. Thay vào đó, bạn có thể nói: Tôi đã may mắn có
được mối quan hệ tốt ở tất cả các công việc của mình.

Hãy kể về những lỗi lầm của ồng nghiệp hay sếp


cũ của bạn
Với câu hỏi này, bạn nên thể hiện mình có “trí nhớ kém cỏi” khi được dò hỏi
về những chuyện nhỏ nhặt trong quá khứ. Hãy nói rằng bạn không nhớ gì
đặc biệt về vấn đề này. Thay vì chê bai, bạn hãy khéo léo khen ngợi đồng
nghiệp/sếp cũ.

38
www.iconicjob.vn

Hãy kể về một sai lầm hoặc thất bại của bạn


Hãy chọn một sai lầm hoặc thất bại mà bạn đã rút ra được bài học từ đó
hoặc xoay chuyển được tình thế. Nếu bài học đó có thể ứng dụng vào
công việc thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn.
Ví dụ: Tôi từng phụ trách một nhóm phát triển một sản phẩm mới với
nhiều chức năng mới tích hợp trong sản phẩm. Dù chưa được thử nghiệm
nhưng tôi đã quyết định đưa ra thị trường. Tuy nhiên, khách hàng lại không
coi trọng những chức năng bổ sung mà chúng tôi đã mất rất nhiều thời
gian để tạo ra. Kể từ đó, bất cứ khi nào đưa ra sản phẩm mới, chúng tôi
đều tạo ra một mẫu thử nghiệm. Dựa vào phản hồi của khách hàng, chúng
tôi mới đưa ra sản phẩm chính thức. Việc này giúp tiết kiệm được tối đa
thời gian và chi phí cho công ty.

Bạn có quen biết ai trong công ty chúng tôi


hay không?
Nhà tuyển dụng đang dựa trên câu danh ngôn “Hãy cho tôi biết về những
người bạn của bạn, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào?” Vì thế, trừ khi bạn
biết rất rõ về một người có đóng góp tích cực cho công ty thì hãy kể ra, nếu
không nên im lặng.

Có bao giờ bạn muốn trở thành một doanh nhân chưa?
Thực chất, người phỏng vấn muốn tìm hiểu liệu bạn có ý định bỏ việc và
mở công ty riêng hay không. Hãy nói rằng: Hãy nói bạn từng nghĩ đến việc
kinh doanh hoặc từng làm việc độc lập, rằng bạn đã trải nghiệm hoặc suy
nghĩ về nó, nhưng nó không phù hợp với bạn. Và nhấn mạnh vị trí đang
ứng tuyển hấp dẫn bạn như thế nào.

Bạn sẽ làm gì nếu mình trúng vé số với giá trị


rất lớn?
Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có tiếp tục làm việc nếu đã có tiền, từ
đó đánh giá động cơ và đạo đức làm việc của bản.
Hãy thừa nhận rằng bạn sẽ rất vui nếu có một số tiền lớn như vậy và đưa
ra những quyết định tài chính thông minh. Và hãy khẳng định: Công việc
không chỉ mang lại thu nhập mà còn là đam mê và thứ mang lại hạnh phúc
cho bạn.

39
www.iconicjob.vn

2.3 Phỏng vấn ngược nhà tuyển dụng


Nhà tuyển dụng thường dùng câu hỏi “Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” vào cuối
buổi phỏng vấn nhằm xem xét và đưa ra quyết định sau cùng. Để “hạ gục” họ ngay chính thời
điểm này, bạn tuyệt đối không được nói “Không”, hãy phỏng vấn ngược bằng những câu hỏi thể
hiện sự quan tâm đến công việc và công ty bạn đang ứng tuyển.

Mục đích: Chứng tỏ bạn thực sự quan tâm đến giá trị cốt
lõi và mong muốn làm việc tại công ty, bạn muốn tìm
Anh/Chị có thể cho tôi biết rõ hiểu để có thể hòa nhập và làm việc một cách dễ dàng.
hơn về văn hóa công ty và cách Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết
công ty duy trì văn hóa đó? định làm việc tại đây của bạn.

Mục đích: Giúp bạn tìm hiểu thêm được những thông Nếu có thể cải
tin quan trọng, những điều mà công ty muốn cải thiện thiện một điều
trong tương lai từ đó quyết định liệu có nên chọn công ở công ty, Anh/Chị
ty làm bến đỗ của mình hay không hoặc có chiến lược sẽ cải thiện điều gì?
phát triển bản thân nếu được nhận làm tại nơi đó.

Mục đích: Giúp bạn tìm hiểu thêm về vị trí đang ứng
Tôi sẽ gặp phải khó
tuyển. Vì một khi đã cam kết hoàn thành nhiệm vụ thì
khăn, thử thách gì
không thể biện minh cho bản thân vì những khó khăn
khi đảm nhận vị
gặp phải. Câu hỏi sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt để đương
trí này?
đầu với thử thách nếu được nhận vị trí đó.

Mục đích: Giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vị trí mình đang Tại sao nhân viên
ứng tuyển. Nếu nhân viên cũ xin nghỉ việc thì liệu lý do cũ lại xin nghỉ
xuất phát từ bản thân họ hay từ công ty. Nếu bị sa thải thì việc/bị sa thải?
câu trả lời từ nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tránh được việc
này vì những lý do tương tự với người tiền nhiệm.

Làm thế nào mà Mục đích: Chứng tỏ bạn quan tâm đến những thành
Anh/Chị có được thành công mà nhà tuyển dụng đạt được cũng như sự ham
công như hôm nay? muốn học hỏi để đạt được những thành công đó.

40
www.iconicjob.vn

Mục đích: Giúp bạn tìm hiểu những gì nhà tuyển dụng
Tại sao
nghĩ về công ty mình, và giúp bạn thấy được cơ hội này có
Anh/Chị lại
thật sự hấp dẫn hay không. Nếu người phỏng vấn nhiệt
làm việc cho
tình kể lý do họ làm việc ở đây với thái độ hứng khởi thì đó
công ty?
là một tín hiệu tốt. Nếu họ chần chừ, lấp lửng hoặc nói
không có sức thuyết phục thì bạn nên suy nghĩ lại.

Mục đích: Thể hiện bạn muốn làm việc ở nơi mà mọi
Sản phẩm của
người đều đam mê những điều họ làm. Câu hỏi này giúp
công ty để lại
bạn tìm hiểu cách mọi người tương tác với các sản phẩm
ấn tượng gì với
của công ty và sản phẩm của công ty trực tiếp ảnh
Anh/Chị?
hưởng đến cuộc sống của họ ra sao.

Mục đích: Bạn không chỉ nghĩ đến những gì mà công ty


có thể làm cho bạn, mà còn quan tâm đến những gì bạn
có thể cống hiến cho công ty trong thời gian lâu dài. Câu Điều quan trọng nhất mà
trả lời của nhà tuyển dụng còn cung cấp cho bạn những Anh/Chị muốn một nhân
thông tin đắt giá mà bạn có thể sử dụng để củng cố giá trị viên mới hoàn thành trong
của mình trong thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn. thời gian ngắn hạn và dài
hạn là gì?

Mục đích: Cho thấy bạn thuộc tuýp người tham vọng và
Tôi muốn biết
luôn cầu tiến. Không công ty nào muốn nhận một nhân
phạm vi và cơ
viên cứ mãi an phận với vị trí ban đầu. Và điều bạn cần
hội phát triển
làm là chứng tỏ mình không phải là người chỉ thích
của mình tại
những con đường bằng phẳng. Câu hỏi sẽ nhấn mạnh
công ty?
rằng: bạn là người có chí hướng và sẽ cố gắng đạt được
mục tiêu của mình.

3. H’ O „”,  Ơ Š ­ ­ — Š


Vậy là bạn đã được trang bị những thông tin cũng như các kĩ năng cần thiết để có một buổi
phỏng vấn thật thành công. Tuy nhiên, cuộc chiến tuyển dụng vẫn chưa hề kết thúc. Tuyệt đối
không để thời gian chờ đợi trôi qua trong vô ích, bạn cần tiếp tục theo sát sau phỏng vấn để nắm
chắc phần thắng về phía mình.

41
www.iconicjob.vn

3.1 Đánh giá lại buổi phỏng vấn


Đây là việc đầu tiên bạn cần làm khi trở về nhà vì lúc này bạn còn nhớ rõ nhất diễn biến của cuộc
phỏng vấn. Hồi tưởng và ghi chú lại những thông tin quan trọng như: những vấn đề được trao đổi,
những kĩ năng, phẩm chất mà nhà tuyển dụng quan tâm và hứng thú, những khúc mắc chưa
được giải quyết, những câu trả lời mà bạn chưa hài lòng, …
Việc này sẽ giúp bạn nhận ra các sai sót, yếu điểm của mình để rút kinh nghiệm, tránh lặp lại câu
trả lời hay những lỗi bạn mắc phải cho những vòng phỏng vấn tiếp theo (nếu có). Bên cạnh đó,
những thông tin bạn vừa ghi chú lại có thể đưa vào thư cảm ơn. Điều này sẽ tạo thiện cảm với
nhà tuyển dụng vì nó cho thấy bạn rất chủ tâm lắng nghe, ghi nhớ, quan tâm và tôn trọng ý kiến
của họ.

3.2 Viết thư cảm ơn


Tại sao bạn phải viết thư cảm ơn?
- Bức thư cảm ơn thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng
đối với người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá
cao kĩ năng ứng xử chuyên nghiệp và tinh tế của bạn.
- Bức thư còn là một phương thức để bạn PR, “rao
bán” bản thân mình. Qua bức thư, bạn có thể nhấn
mạnh các điểm mạnh của mình chưa được đề cập
đến trong buổi phỏng vấn.
Theo khảo sát, hơn 90% các nhà tuyển dụng đều có
thiện cảm với những ứng viên gửi thư cảm ơn sau
buổi phỏng vấn. Vì vậy tuyệt đối không nên bỏ qua
một bước cực kì đơn giản nhưng lại giúp bạn ghi một
điểm đáng giá trong mắt nhà tuyền dụng như vậy.

Những điều cần biết khi viết thư cảm ơn


Thời gian viết thư cảm ơn
Dù bận rộn đến đâu thì hãy dành ra vài phút để hoàn thành email nói lời cảm ơn và gửi đi trong
vòng 24h. Gửi muộn hơn sẽ làm giảm tầm ảnh hưởng của bức thư. Đây là khoảng thời gian nhà
tuyển dụng còn nhớ đến bạn trong những ứng viên đã phỏng vấn trong ngày, và bức thư sẽ giúp
thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng không thể chắc chắn lúc nào nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định của
mình, vì thế việc gửi thư cảm ơn sớm là điều cần thiết. Nếu bạn gửi thư tay theo cách truyền
thống, hãy chắc chắn người phỏng vấn nhận được nó trong khoảng 3-7 ngày kể từ buổi
phỏng vấn.
Văn phong bức thư
Môi trường công ty không giống như môi trường chúng ta giao tiếp với bạn bè hàng ngày. Bạn

42
www.iconicjob.vn

tuyệt đối không được sử dụng từ ngữ địa phương, tiếng lóng hay ngôn ngữ mạng để viết thư cảm
ơn. Điều này sẽ khiến bức thư của bạn phản tác dụng. Vì thế, bạn phải chú ý sử dụng ngôn ngữ
văn thư phù hợp: trang trọng, lịch thiệp và nghiêm túc. Đối với thư cảm ơn viết bằng tiếng anh,
bạn cần sử dụng Formal English thay vì Informal English.

Bố cục chuẩn cho một bức thư cảm ơn


Tiêu đề (đối với email): Cần ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ:

- Cảm ơn Ông/Bà [tên]


- Cảm ơn vì cơ hội [vị trí phỏng vấn]
- Cảm ơn vì buổi phỏng vấn [tên ứng viên]
- Thank You – [Name of the position] Interview ...

Đoạn 1: Mở đầu
- Nói lời cảm ơn đối với các nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian phỏng vấn và cung cấp
cho bạn nhưng thông tin hữu ích về công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển.
- Có thể dành những lời khen ngắn gọn và chân thành cho sự chuyên nghiệp của nhà
tuyển dụng.
- Đề cập đến những điểm mà bạn thích ở công ty và vị trí đang ứng tuyển.
Đoạn 2: PR bản thân
- Nhấn mạnh một lần nữa rằng bạn tự tin có đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và là một ứng
viên phù hợp cho vị trí đang ứng tuyển.
- Bạn có thể đề cập đến một kĩ năng nào đó đã nhận được phản hồi tốt hoặc sự quan tâm
của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
- Đề cập những điểm mạnh mà bạn chưa có cơ hội thể hiện hay nhắc đến trong buổi
phỏng vấn.
Đoạn 3: Kết thúc
- Cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa.
- Thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến công ty và vị trí đang tuyển dụng và mong muốn được
làm việc cho công ty.
- Chúc họ tìm được người phù hợp NHẤT cho vị trí đó - một ứng viên tuyệt vời dù có thể
không phải là bạn.
- Đừng quên để lại thông tin của mình.
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung các yếu tố cần thiết của một bức thư cảm
ơn. Cần lưu ý rằng mẫu dưới đây chỉ cung cấp cho bạn cách viết một bức thư cảm ơn cơ
bản và những thông tin cần có của nó. Bạn có thể sửa đổi và bổ sung để bức thư trở nên
hoàn chỉnh.

43
www.iconicjob.vn

44
www.iconicjob.vn

Những điều cần tránh khi viết thư cảm ơn

Lỗi về chính tả, ngữ pháp: Bức thư mang tính “đại trà”: Nhiều bạn có thói quen soạn
Lỗi chính tả sẽ thể hiện sẵn một mẫu thư cảm ơn để gửi cho tất cả các công ty bạn
bạn là người thiếu chuyên tham gia phỏng vấn cho có lệ. Bức thư này sẽ không thể khơi
nghiệp và cẩu thả. Hãy cố lại ấn tượng giữa bạn và người phỏng vấn, cũng như gây
gắng viết bức thư cảm ơn thiện cảm cho họ. Hãy cố gắng cá nhân hóa bức thư cảm ơn
một cách tỉ mỉ như lúc của mình với sự quan tâm và tôn trọng nhà tuyển dụng,
bạn viết CV xin việc. Đừng chẳng hạn, việc nhắc lại một vấn đề được cả bạn và nhà
quên rà soát, kiểm tra bức tuyển dụng quan tâm trong buổi phỏng vấn sẽ cho thấy bạn
thư trước khi gửi đi. đã tập trung và rất hứng thú với buổi phỏng vấn.

Thư quá dài dòng, lê thê: Nhà tuyển dụng sẽ Sai sót về danh tính, chức vụ, vị trí,
không có thời gian để đọc một bức tâm thư dài công ty: Việc này thể hiện bạn không
dòng của bạn. Hãy cố gắng viết một bức thư quan tâm nhiều đến công ty và vị trí
ngắn gọn và cô đọng lại tất cả những gì bạn bạn đang ứng tuyển. Hãy chắc chắn
muốn nói. các thông tin liên quan đến nhà tuyển
Đính kèm các thông tin không cần thiết: Nếu dụng bạn đang nắm trong tay là
trang cá nhân trên mạng xã hội của bạn chứa chính xác và tốt nhất nên dựa vào
những tấm ảnh hay những dòng trạng thái danh thiếp mà bạn xin được từ buổi
nhạy cảm thì tốt nhất đừng đính kèm vào mục phỏng vấn.
thông tin liên lạc ở cuối bức thư cảm ơn.

Một bức thư cảm ơn thường khá ngắn gọn và không đòi
hỏi quá nhiều “chất xám” như khi bạn viết CV. Hãy cố
gắng đầu tư kỹ để tránh việc bức thư phản tác dụng và
đặt dấu chấm hết cho cơ hội nghề nghiệp của bạn tại
công ty đó.

45
www.iconicjob.vn

3.3 Khi nào nên gửi email để hỏi về kết quả phỏng vấn

Chúng ta đã hỏi nhà tuyển dụng về thời gian thông báo


kết quả sau khi kết thúc buổi phỏng vấn như mục phía
CONTACT trên. Trong thời gian này, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi.
Tuy nhiên, nếu việc chờ đợi kéo dài hơn thời gian đã
thông báo như dự kiến mà bạn vẫn chưa nhận được hồi
âm thì hãy chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng. Trước
khi liên lạc bạn cần chắc chắn rằng mình nắm rõ các
mốc thời gian trong quy trình tuyển dụng của công ty.

Hình thức liên lạc phổ biến và hiệu quả nhất là thông qua
email. Trong email bạn không nên hỏi những câu như: kết
quả phỏng vấn của bạn thế nào, có được đi tiếp vào vòng
trong hay không. Thay vào đó, bạn có thể hỏi rằng không
biết liệu kết quả cho vị trí X đã được quyết định hay chưa và
sẽ có kết quả sớm hay không và bạn sẽ rất cảm kích nếu
nhà tuyển dụng cho bạn biết khi nào họ có quyết định cuối
cùng…. Cuối cùng cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa và
rất mong nhận được hồi âm từ họ.

Một điều đáng lưu ý là bạn không nên liên tục gửi mail hay gọi điện để hỏi kết quả. Việc này
không những sẽ gây ra phiền toái và mất thời gian của nhà tuyển dụng mà còn khiến cho họ
mất thiện cảm về bạn.

3.4 Cách trả lời thông minh khi nhận được email từ chối hoặc thư mời nhận việc
Đối với thư mời nhận việc (Offer Letter)
Khi bạn đồng ý nhận việc: Bố cục của một thư phản hồi Offer Letter như sau
Gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội cho bạn được phỏng vấn và làm việc.
Bày tỏ thái độ quan tâm và hào hứng với vị trí công việc này.
Xác nhận bạn sẽ đảm nhận công việc.
Đảm bảo bạn sẽ hoàn thành công việc theo Offer Letter.
Có thể thảo luận lại và nhắc tới các vấn đề liên quan tới mức lương, thưởng, phụ cấp.
Thời gian mà bạn có thể nhận việc.
Cảm ơn và để lại thông tin liên hệ.

46
www.iconicjob.vn

Mẫu thư xác nhận nhận việc (tiếng Việt)


Kính gửi công ty… (tên công ty),
Tôi rất vui mừng khi nhận được thư báo trúng tuyển từ phía
phòng tuyển dụng. Vị trí [tên vị trí] chính là công việc đúng
chuyên môn mà tôi thực sự muốn gắn bó và phát triển lâu dài,
nhất là trong môi trường làm việc của quý công ty.
Chính vì vậy, tôi viết thư này để xác nhận sẽ đảm nhận vị trí công
tác trên và tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc có thể.
Tuy nhiên, về chính sách hỗ trợ làm thêm giờ, tôi thắc mắc một
số vấn đề như sau [nêu thắc mắc]
Về thời gian bắt đầu công việc, tôi có thể nhận việc từ ngày [thời
gian cụ thể]
Rất mong nhận được hồi đáp từ phía quý công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ [thông tin liên lạc]

Mẫu thư xác nhận nhận việc (tiếng Anh)


Dear Mr/Mrs [name]
It was wonderful to speak with you on the phone yesterday
about the [position] at ABC Company. I'm thrilled to formally
accept this job offer. I'm looking forward to working with you,
and the rest of the senior management team at the company.
As we discussed, my start date will be [time] with an annual
salary of [amount of money], and three weeks of paid time off.
This salary does not include health insurance, effective on my
start date.
I'm looking forward to seeing you next Monday. Please let me
know if there is any paperwork or additional information you
need from me beforehand, or if there is any documentation I
should bring along on my first day.
I'm always available on email, but feel free to call if that's more
convenient [phone number].
Again, thank you so much for this opportunity.
Best regards.

47
www.iconicjob.vn

Khi bạn từ chối nhận việc: Bố cục của một bức thư từ chối lời mời làm việc
Cảm ơn công ty đã đem tới cơ hội công việc cho bạn.
Đưa ra lời từ chối đảm nhận vị trí công việc này.
Nêu ra lý do từ chối hợp lý.
Bày tỏ sự nuối tiếc vì không thể đảm nhận công việc.
Bày tỏ sự sẵn lòng giúp đỡ công ty nếu có thể hoặc nếu có cơ hội sẽ hợp tác trong tương lai.
Cảm ơn chân thành ở cuối thư.

Mẫu thư từ chối (tiếng Việt)


Kính gửi quý công ty
Tôi thật sự vui mừng khi nhận được phản hồi và thư mời nhận việc từ phía phòng
tuyển dụng. Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải thông báo vì một số lý do cá nhân tôi không
thể đảm nhận được vị trí công việc [tên vị trí]
Trong thời gian làm việc cùng quý công ty ở vòng phỏng vấn, tôi vô cùng cảm ơn các
bạn đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi và đặc biệt đã cho tôi có cơ hội đảm nhận
vị trí công việc hấp dẫn như vậy. Nhưng do một số lý do [trình bày lý do] nên tôi không
thể đảm nhận được vị trí này cũng như không thể đồng hành cùng công ty trong thời
gian tới. Tôi thật sự rất tiếc về điều này.
Tôi tin chắc chắn rằng trong thời gian tới các bạn có thể tìm kiếm được ứng viên phù
hợp hơn tôi cho vị trí trên.
Chúc công ty luôn thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Mẫu thư từ chối (tiếng Anh)


Dear Mr/Mrs [name]
Thank you very much for offering me the position of… [name of position] for… [compa-
ny’s name]. It was a difficult decision to make, but I regret that I must decline your
offer because of [reasons].
I really appreciate you taking the time to interview me and to share information on the
opportunity and your company. Once again, I'd like to express my gratitude for the
offer and my regrets that it didn't work out. You have my best wishes in finding some-
one suitable for the position.
Thanks and best regards.

48
www.iconicjob.vn

Đối với thư từ chối


Giữ bình tĩnh: Bạn không được bộc lộ sự tức giận, bực bội và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng
và tránh trường hợp gửi thư “buộc tội” nhà tuyển dụng vì đã loại mình. Điều bạn cần làm sau
khi biết mình bị từ chối là giữ bình tĩnh.

Viết thư cảm ơn: Jennifer Randolph, Phó chủ tịch phát triển tổ chức tại Courtroom Television
LLC tại New York khẳng định: “Một lá thư cảm ơn có thể giúp củng cố khát khao mãnh liệt của
bạn được làm việc cho công ty. Nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy niềm yêu thích và đam
mê của bạn đối với công việc và vị trí bạn hướng tới.” Khi bị từ chối, trước tiên bạn hãy thử xoay
chuyển tình huống, biến lá thư từ chối thành cơ hội của mình. Các nhà tuyển dụng đều có xu
hướng trao lợi thế lần sau cho những ứng viên đã bị loại nhưng lại thu hút được sự chú ý của
họ. Trong thư bạn nên: cảm ơn họ vì đã cho bạn biết kết quả, vì thời gian phỏng vấn và đánh
giá, nhấn mạnh lại sự quan tâm của bạn dành cho công ty. Và cuối thư bạn đừng quên đưa ra
đề nghị họ có thể liên lạc với bạn trong lần tuyển dụng tiếp theo.

Lấy lại tinh thần và bắt đầu tìm kiếm hành trình mới: "Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng,
đôi khi, nhà tuyển dụng đưa ra quyết định dựa vào những yếu tố, đặc điểm nào đó nằm ngoài
tầm kiểm soát của mình. Họ có thể chọn ứng viên dựa vào mối quan hệ thân thiết, vào sự giới
thiệu của đồng nghiêp hay đơn giản là một lợi thế nào đó mà bạn không có. Cũng có những
nhà tuyển dụng chọn ứng viên vì họ là đồng hương... Đó là điều hết sức bình thường. Vì vậy,
hãy tìm cho mình cơ hội khác với những nhà tuyển dụng tiềm năng" (Brenda Fabian - ĐH
Susquehana, Selinsgrove).

49
www.iconicjob.vn

Mẫu thư phản hồi (tiếng Việt)


Kính thưa quý công ty
Cảm ơn vì đã thông báo kết quả. Dù có hơi thất vọng vì tôi không thể đảm nhận vị tri
[tên vị trí] tại công ty [tên công ty], tôi vẫn thấy thật vinh hạnh khi được gặp và tìm hiểu
thêm về công việc ở đây.
Tôi vẫn thật sự có hứng thú với [tên vị trí/tên công ty] vậy nên tôi sẽ vẫn theo dõi các
dự án của công ty.
Cảm ơn một lần nữa vì đã dành cơ hội phỏng vấn cho tôi và hi vọng chúng ta có thể
hợp tác trong tương lai.
Chúc công ty luôn thành công.
Tối xin chân thành cảm ơn.

Mẫu thư phản hồi (tiếng Anh)


Dear Mr/Mrs [name]
Thanks for letting me know about your decision.
While I’ll admit that I’m disappointed I won’t be able to work as part of the [name of the
company] team, it truly was great to meet you and learn more about the great work
that you’re doing.
I’m excited to keep following [Company] as the team [name a current positon goal],
and I’ll keep an especially close eye on [project/development you discussed in your
interview].
Thanks once again for the opportunity and I hope our paths cross again in the future.
I’m wishing you and [name of the company] all the best moving forward.
Best wishes.

50
ChươngIV:
NHẬNVIỆC,THỬVIỆC
VÀHÒANHẬPVỚI
MÔITRƯỜNGMỚI

13
www.iconicjob.vn

1. NƯ     ˜  ơ  ˜ Ơ ™ Ư „


Hẳn là bạn đang rất vui mừng khi nhận được việc mới nhưng đừng vì vậy mà đánh mất sự cảnh
giác. Để tránh trường hợp nhà tuyển dụng không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận với bạn
hoặc xảy ra một số sai sót ngoài ý muốn, bạn cần lưu ý một số thông tin trước khi ký vào hợp
đồng thử việc.

Tên vị trí công việc: Hãy kiểm tra Thời gian làm việc: Đối với các công việc văn
xem chức danh mà bạn sẽ đảm nhận phòng thì thời gian làm việc quy định là 8
có chính xác với vị trí công việc mà bạn tiếng/ngày, nếu hợp đồng không ghi rõ giờ làm
đã ứng tuyển trước đó hay không vì chỉ việc hoặc có thêm dòng ghi chú “Có thể làm thêm
cần một sự thay đổi nhỏ, bạn có thể mất giờ theo chỉ thị của cấp trên” thì bạn nên làm rõ
đi nhiều quyền lợi. Chẳng hạn, bạn ứng với nhà tuyển dụng xem bạn sẽ nhận được lợi ích
tuyển vị trí Manager nhưng trong hợp gì, trường hợp làm thêm giờ có thường xuyên xảy
đồng thử việc lại viết thành Assistant ra hay không... Nếu cảm thấy còn
Manager, sự nhầm lẫn này khiến cho mức nhiều điểm bất cập, bạn có thể yêu
lương bạn nhận được bị giảm sút cầu sửa hợp đồng
đáng kể

Quyền lợi: Hãy đảm bảo tất cả các thỏa thuậ


n về
lương, thưởng mà bạn đã trao đổi với nhà
tuyển
dụng đều được thể hiện trong hợp đồng. Ngo
ài ra,
bạn cũng nên kiểm tra xem các chế độ phú
c lợi,
trợ cấp, bảo hiểm… có được thực hiện
trong
khoảng thời gian thử việc hay không
vì đây đều là những lợi ích có
ảnh hưởng trực tiếp đến bạn

Các điều khoản bảo mật: Thông thường, bạn sẽ


được yêu cầu giữ bí mật các hoạt động tại công ty
nhưng cũng không nên lơ là, bạn hãy rà soát xem
các điều khoản bảo mật này có hợp lý hay không.
Đôi khi, có những chuyện bạn nghĩ là không quan
trọng và lỡ lời tiết lộ lại chính là nguyên nhân
khiến bạn phải bồi thường khoản
tiền không nhỏ vì vi phạm
hợp đồng

52
www.iconicjob.vn

“Bút sa, gà chết” là lời cảnh báo chưa bao giờ sai, nhất là đối với những bạn chưa có nhiều kinh
nghiệm, lần đầu tiếp xúc với những quy trình nhận việc phức tạp. Đừng để tâm đến việc nhà
tuyển dụng đánh giá bạn ra sao, hãy mạnh dạn làm rõ mọi vấn đề thắc mắc trước khi quyết định
đặt bút ký tên.

2. Lš ‡    ­Œ  ‡ ’ „


Ấn tượng trong ngày đầu nhận việc hoặc sẽ khiến bạn nhanh chóng thân thiết với những người
đồng nghiệp mới, hoặc sẽ khiến bạn bị tẩy chay, cô lập. Nếu không muốn biến mình thành chủ
đề bàn tàn sau lưng người khác thì đây là những lỗi bạn nhất định phải tránh phạm phải trong 8
tiếng đầu tiên:

Đi làm muộn
Mọi người chắc chắn đã nhận được thông tin sẽ có người mới đến, tuy không
nói ra nhưng hẳn là họ cũng mong chờ để “diện kiến dung nhan” của bạn. Nếu
mới ngày đầu nhận việc đã đến muộn, mọi người sẽ có ấn tượng không tốt về
bạn, mục tiêu ăn điểm với sếp mới và đồng nghiệp mới sẽ càng khó khăn hơn
gấp bội.

Trang phục thiếu chuyên nghiệp


Dù cho môi trường làm việc mới của bạn có thoải mái như thế nào thì bạn
cũng tuyệt đối không được mặc những bộ trang phục thoải mái, lôi thôi, lòe
loẹt… Trang phục thể hiện một phần tác phong làm việc, đừng bỏ qua dù chỉ
là chi tiết nhỏ.

Thái độ không nghiêm túc trong buổi định hướng


Buổi định hướng thường được tổ chức với mục đích phổ biến các thông tin
cần thiết liên quan đến nội quy và chính sách làm việc, chúng sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của bạn sau này. Vậy nên, đừng tỏ thái độ
xem nhẹ hay thờ ơ khi người hướng dẫn đang nói và cũng đừng quên, họ sẽ là
người báo cáo lại mọi động tĩnh của bạn với cấp trên trong ngày đầu tiên.

Nói xấu sếp cũ


Liên tục chê bai sếp cũ, kể lể về những khó khăn bạn phải chịu đựng ở công
ty cũ là hành động tai hại khiến bạn nhanh chóng bị mọi người ghét bỏ, nếu
không muốn bị tẩy chay thì tốt nhất bạn nên biết “giữ mồm giữ miệng”.

Không ăn trưa cùng đồng nghiệp


Ăn trưa là cách nhanh nhất để bạn làm quen cũng như khai thác thêm một số
thông tin từ đồng nghiệp, dù bạn đã chuẩn bị sẵn bửa trưa thì cũng đừng từ
chối đi ăn cùng mọi người nhé.

53
www.iconicjob.vn

Thường xuyên làm việc riêng


Liên tục nói chuyện điện thoại, không chú tâm vào việc tìm hiểu công việc
mới là sai lầm cần tránh khi bạn làm việc ở bất cứ đâu, đặc biệt là trong ngày
đầu nhận việc.

Nhờ đồng nghiệp làm thay phần việc


Nếu bạn chưa quen công việc, hãy chủ động nhờ đồng nghiệp hướng dẫn và
giúp đỡ, không được đùn đẩy phần việc của mình cho họ, nếu không bạn
khó mà qua được thời gian thử việc.

Bày tỏ ý kiến cá nhân quá nhiều


Khi bạn chỉ là “lính mới”, đừng vội và ng lên tiếng mà hãy yên lặng quan sát.
Đây là lúc bạn nên đặt nhiều câu hỏi thay vì bộc lộ ý kiến cá nhân.

Yêu cầu tăng lương


Đừng khiến mọi người nghĩ rằng bạn làm việc vì vật chất, hãy làm việc một
thời gian và chứng minh giá trị của mình, khi đó hãy nghĩ đến chuyện đề nghị
tăng lương.

3. N‡ ­ ˆ Ž  Ơ ™   Œ‡ –˜?


Sự ghi nhận của sếp sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng quan, tiến chức nhưng sự yêu quý của
đồng nghiệp mới là món quà giúp bạn có được niềm vui trong công việc, quyết định gắn bó
lâu dài với công ty. Muốn được “sủng ái” nơi công sở, hãy nhớ những nguyên tắc sau đây:

Nhớ tên đồng nghiệp: Thay vì gọi đồng nghiệp bằng những danh xưng bất định thì
việc bạn nhớ và gọi chính xác tên họ trong cuộc hội thoại sẽ mang lại cảm giác gần
gũi và thân thiện, đối phương cũng thấy được tôn trọng hơn hẳn.

Nở một nụ cười: Hãy luôn là người chủ động chào hỏi, nở nụ cười với đồng nghiệp
mỗi lần gặp mặt. Thậm chí dù không cùng phòng ban thì họ vẫn giữ ấn tượng tốt
đẹp và yêu quý bạn.

Thể hiện tinh thần lạc quan: Khi sống lạc quan, bạn sẽ tỏa ra thứ năng lượng tích
cực khiến những người xung quanh cảm thấy vui vẻ và dễ chịu, đó là lý do họ
không thể không yêu mến bạn.

54
www.iconicjob.vn

Quan tâm đồng nghiệp: Thường xuyên hỏi han về công việc lẫn cuộc sống của
đồng nghiệp, giúp đỡ họ lúc khó khăn là những việc làm giúp cho mối quan hệ giữa
bạn và những người xung quanh trở nên thân thiết. Và đừng quên giữ bí mật cho
những người trong cuộc.

Nói được, làm được: Đừng chỉ nói suông, hãy thực hiện những gì mình đã hứa, kết
quả làm việc đáng ngưỡng mộ của bạn sẽ là yếu tố khiến đồng nghiệp tin tưởng và
muốn hợp tác chung với bạn trong tất cả các dự án.

Dành tặng một vài lời khen: Đừng tiếc lời khen ngợi, động viên dành cho đồng
nghiệp, họ sẽ thấy biết ơn và yêu quý bạn thật nhiều. Tuy nhiên, hãy khen ngợi một
cách chân thành vì không ai thích nghe những lời giả tạo.

4. L­  Ž  Ž A 


 „­   €

Sống - là tạo nên những kỹ năng và giá trị, rao bán chúng và xem người ta trả giá
cho bạn bao nhiêu

Những đồng lương ít ỏi hay những ngày tháng chờ-dài-cả-cổ vẫn chưa được thăng chức là kết
quả cho sự nghèo nàn giá trị của bạn, xuất phát từ sự lười học hỏi, không muốn phát triển
bản thân.
Nếu bạn muốn tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp hay nói đúng hơn là xây dựng một tương lai
hoàn hảo cho bản thân trong 5 - 10 năm sắp tới, đây là những lời khuyên dành cho bạn:

Tự thân vận động: Để nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp và nâng
cao các kỹ năng chuyên môn, bạn không thể trông chờ vào những khóa đào
tạo của công ty. Bạn phải tự mình bổ sung kiến thức thông qua các mối quan
hệ, phương tiện internet hay các khóa học online, offline. Nói tóm lại, đừng
“ngồi chờ sung rụng”, đã muốn thì hãy thực hiện ngay đi

Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn: Một người chỉ biết lắng nghe chính mình
sẽ có nguy cơ dậm chân tại chỗ, hãy học cách chấp nhận và tiếp thu những
“lời thật mất lòng” từ những người xung quanh. Vượt qua bản ngã để biết đâu
là điểm yếu mình cần khắc phục, bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn.

55
www.iconicjob.vn

Mở rộng mối quan hệ: Có càng nhiều mối quan hệ thì con đường sự
nghiệp của bạn lại càng rộng mở, họ sẽ là những người giúp đỡ và mang đến
cho bạn những cơ hội không ngờ tới. Vậy nên đừng sống thu mình, hãy luôn
thân thiện và chủ động làm quen với những người đồng nghiệp, những người
bạn mới.

Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Dù là những nhiệm vụ đơn giản thì
bạn cũng hãy làm chúng bằng tất cả trách nhiệm và hoàn thành thật xuất
sắc. Nếu bạn cảm thấy mình có khả năng, đừng ngại đề xuất với sếp để nhận
thêm việc, giúp đơ đồng nghiệp. Chẳng những được mọi người yêu mến mà
bạn cũng được đánh giá cao về năng lực và biết đâu đó, bạn lại được đề bạt
đảm nhiệm vai trò mới.

56
TA € www.iconicjob.vn

Nếu bạn có thể vượt qua sự lười biếng của bản thân để ngấu nghiến, nghiền ngẫm đến tận trang
cuối cùng này, chúng tôi tin rằng bạn đã có trong tay ít nhiều kiến thức, hiểu rõ bản thân hơn và
gần như đọc vị được nhà tuyển dụng. Có thể sự trang bị mà chúng tôi dành tặng chưa đủ để bạn
“nhắm mắt bắt được việc” nhưng hy vọng chúng sẽ giúp cho hành trình tìm việc của bạn bớt gian
nan và sau đó, sự nghiệp sẽ lên như diều gặp gió.

Trước khi đóng lại cuốn cẩm nang, bạn đừng quên

https://drive.google.com/file/d/1nnjaUhnO7mJQtqg8GXXPBGCI0LC20Cpo/view
DOWNLOAD
https://drive.google.com/file/d/1nnjaUhnO7mJQtqg8GXXPBGCI0LC20Cpo/view
https://drive.google.com/file/d/1nnjaUhnO7mJQtqg8GXXPBGCI0LC20Cpo/view

Miễn phí

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

57

You might also like