Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TÊN ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỨNG THÚ HỌC NGOẠI NGỮ
CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

CHƯƠNG 2. NHỮNG KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN


QUAN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Hứng thú học tập
[1] Góc độ tâm lý
- Yếu tố nhận thức: là thái độ nhận thức của cá nhân đối với nội dung môn học ở một mức
độ nào đó. Cá nhân ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của kiến thức học tập, trong
cuộc sống và đối với bản thân cá nhân, muốn hiểu biết về nó kĩ hơn, sâu sắc hơn.
- Yếu tố cảm xúc: là thái độ cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với nội dung, trí
thức môn học.
Như vậy, hứng thú học tập là sự kết hợp giữa nhận thức và cảm xúc tích cực và hành
động nhằm chiếm lĩnh nội dung môn học.
[2] Góc độ lý thuyết
Theo từ điển bách khoa tiếng Việt: “Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu
cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động,
nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng trong đời sống hiện thực”; “Hứng
thú tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp cận và đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm
xúc tích cực (hài lòng, phấn khởi, yêu thích), nâng cao mức tập trung, chú ý và khả năng
làm việc. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải vượt qua khó khăn, con người
vẫn cảm thấy thoải mái và đạt kết quả cao”.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hứng thú. Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng định
nghĩa “hứng thú” là thái độ đặc biệt của cá nhân với những đối tượng nào đó vừa có ý
nghĩa trong đời sống vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động” của tác giả
Huỳnh Văn Sơn. Hay “Khi ta hứng thú về một cái gì đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta
hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc
biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra
tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó” (Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần trọng
Thủy).
Thông thường nhu cầu tạo ra hứng thú, hứng thú giúp con người hành động năng
động và sáng tạo hơn. Hứng thú được hình thành trong quá trình nhận thức và hoạt động
thực tiễn, nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình
thành và phát triển của hứng thú, hứng thú tạo nên trong cá nhân những khát vọng tiếp
cận biểu hiện ở hành vi tập trung chú ý cao độ vào đối tượng gây hứng thú, hành vi tích
cực hoạt động, ý thức điều chỉnh hành vi để hoàn thành tốt nhất công việc đang được
triển khai.
[3] Góc độ trong bài
Theo Merian-webster hứng thú đối với người học tiếng Anh là một trạng thái
mong muốn được học thêm kiến thức hoặc là mong mỏi được tham vào các hoạt động
luyện kỹ năng. Thực chất  là nó cuốn hút sự quan tâm của bạn và làm cho bạn thích học
thêm hoặc bị cuốn hút vào hoạt động nào đó.
Sự cần thiết của sự hứng thú trong học tập không chỉ dừng ở ý nghĩa là một ai đó
có hứng thú học mà còn thể hiện tầm quan trọng là khi người học có hứng thú về một lĩnh
vực nào đó nó sẽ trở nên dễ dàng thậm chí còn mang lại hứng khởi thích thú khi người
này học môn học này.
 Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy: người học có khả năng học nhiếu kiến
thức đến mức kinh ngạc về những gì cuốn hút họ; não bộ của chúng ta có khả năng tiếp
thu đặc biệt là khi có hứng học lĩnh vực nào đó; đây cũng là lý do tại sao người học (sinh
viên) cần phải có hứng thú trong học tập. Chúng ta đều biết rằng bản chất tự nhiên của
con người tiếp thu đủ loại thông tin khi họ hứng thú học môn học cụ thể nào đó, sinh viên
kể cả những người lớn tuổi đều học tốt hơn nếu họ quan tâm đến những nội dung kiến
thức mà họ đang học.
Hứng thú học tập nói chung và việc học ngoại ngữ nói riêng là xu hướng tâm lý
của người học có nhu cầu đúng đắn về học tập môn học này. Biểu hiện của hứng thú học
tập là trên lớp, sinh viên thường chú ý cao độ vào bài giảng, tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập mà giáo viên yêu cầu, ham tìm hiểu những cái mới, cái chưa biết,
không ngại khó khăn và không có các biểu hiện tiêu cực như chán nản, thụ động, buồn
ngủ hay nói chuyện riêng trong lớp.
2.1.2. Ảnh hưởng của hứng thú học tập đến kết quả học tập.
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra được tầm quan trọng của hứng thú trong quá trình
học tập. Theo P.A.Rudich, trong hoạt động học tập và nghiên cứu, sự xuất hiện của hứng
thứ học tập là đặc biệt quan trọng. Trong trường hợp đó, hứng thú được xác định như một
xu hướng của cá nhân có kèm theo những cảm xúc tốt trong quá trình thỏa mãn nhu cầu
đối với một thông tin mới, trước hết và chủ yếu là nhờ các cảm giác trí tuệ như ngạc
nhiên, ước đoán, tính rõ ràng, lòng tin tưởng, Hidi(1990) cho rằng hứng thú là một yếu tố
thúc đẩy quá trình học tập, do đó người học đạt được kết quả học tập tốt hơn. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ rõ hứng thú cá nhân giúp người học tăng cường sự tập trung, gợi nhớ
lại kiến thức, tính kiên nhân đối với bài tập được giao và sự nỗ lực để đạt được mục
đích( Ainley, Hidi & Berndorff (2002); Hidi (1990); Hidi & Renninger (2006)).
Phân tích của Schiefele, Krapp & Winteler (1992) trên 150 nghiên cứu về mối
quan hệ giữa hứng thú và quá trình học tập cho thấy hứng thú của người học có mối quan
hệ tương hỗ với kết quả học tập. Người học có hứng thú càng nhiều, kết quả học tập càng
cao.
Trong rất nhiều biện pháp để học hiệu quả, thì tạo hứng thú là một yếu cố vô cùng
quan trọng. Trong bài viết “5 điều bạn nên biết trước khi học tiếng Anh”, ngoài rất nhiều
“chiêu” để giúp mọi người học tiếng Anh tốt, tác giả có khuyên rằng“Hãy chịu khó đợi
cảm hứng học tiếng Anh đến với bạn”. Theo người viết, có nhiều học viên vội vàng đăng
ký một khoá học tiếng Anh bất kỳ mà chưa thực sự thấy hào hứng để bắt đầu học ngoại
ngữ này. Điều đó là không tốt.
Như vậy có thể thấy hứng thú đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập nói
chung và quá trình trong học ngoại ngữ nói riêng.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học ngoai ngữ:
Hứng thú học tiếng Anh của sinh viên nói chung và sinh viên không chuyên ngữ
của trường Đại học Ngân Hàng TPHCM nói riêng là một thành phần đặc biệt tạo thành
động cơ thúc đẩy họ quyết tâm học tập tốt trong mọi hoàn cảnh và từng bước xác định
được xu hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú học tập ngoại
ngữ của sinh viên được bao gồm bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan như sau.
2.2.1. Yếu tố chủ quan:
Bản thân các bạn sinh viên với tư cách là chủ thể của hoạt động nhận thức được
xem là yếu tố quyết định đến mức độ hứng thú đối với học tập tiếng Anh. Trong đó có
những mặt tích cực về nhận thức, trí tuệ, phẩm chất của sinh viên do họ đã được lựa chọn
kỹ càng qua công tác tuyển sinh đầu vào. Ở bậc học phổ thông, đa số các sinh viên đã
được tiếp xúc, học tập nhiều năm với môn tiếng Anh nên bản than họ cũng hình dung
được mục đích, động cơ nhất định trong học tập tiếng Anh sẽ mang lại các mặt tích cực
như thế nào cho học tập hay coong việc của họ. Trong đó, tiêu biểu nhất vẫn là mục tiêu
học tiếng Anh nhằm đảm bảo nghề nghiệp tương lai cho mỗi sinh viên. Chính động cơ và
mục đích học tập mỗi sinh viên gắn chặt với quyền lợi của họ.
Khi học tập ở bậc đại học và cao đẳng sẽ có sự thay đổi lớn về môi trường học và
phương pháp học khác biệt rõ rệt so với bậc phổ thông. Do đó, để học tập tiếng Anh ở
bậc đại học, cao đẳng có hiệu quả, đem lại hứng thú, mỗi sinh viên phải thích ứng với
phương thức tổ chức học tập mới, có phương pháp khoa học hợp lý. Có thể coi kỹ năng,
phương pháp học - kết quả học tập - hứng thú học tập là ba vòng khâu luôn tác động qua
lại lẫn nhau thúc đẩy cho quá trình hình thành và phát triển hứng thú học tập của mỗi cá
nhân. Ngoài ra, năng khiếu học tiếng Anh cũng là điều kiện quan trọng, tác động đến chất
lượng học tập và hứng thú học tập của sinh viên.
Bên cạnh đó, thái độ và nhận thức của người học đối với việc học ngoại ngữ là vô
cùng quan trọng bởi yếu tố đó thúc đẩy hứng thú, động cơ để người học học ngoại ngữ.
Dorneyi & Csizer (1998) đã chỉ ra rằng thái độ của người học ảnh hưởng lớn đến mức độ
và sự thành công của quá trình đắc thụ ngôn ngữ thứ hai. Khi người học chưa nhận thức
đầy đủ được về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ thì sẽ không có hứng thú học, do
đó việc lĩnh hội và hòa nhập ngôn ngữ sẽ không hiệu quả. Woolfolk (2004) cho rằng trẻ
em có hứng thú học ngôn ngữ sẽ hoàn thành bài tập hiệu quả hơn bởi bản thân chúng
nhận thức được ý nghĩa của môn học.
Nghiên cứu của Chris S.Hullerman (2009) cho thấy người học có trình độ ngoại
ngữ khác nhau, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ khác nhau, từ đó có hứng thú với ngoại ngữ
khác nhau.
Từ các cơ sở lý thuyết trên ta có thể thấy rằng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến
hứng thú học ngoại ngữ của sinh viên phụ thuộc vào các khía cạnh về năng khiếu,
phương pháp, khả năng và nhu cầu học Tiếng Anh của mỗi cá nhân. Những điều kiện ảnh
hưởng đến hứng thú học tập ngoại ngữ của sinh viên là các yếu tố thuộc về bên trong con
người mà mỗi cá nhân sẽ có các cách bộc lộ khác nhau. Từ đó hình thành nên hưng thú
học tập của mỗi bạn sinh viên tương tự trên cùng một nội dung, có người học cảm thấy
hứng thú, có người ít hoặc thậm chí không có hứng thú.
2.2.2. Yếu tố khách quan:
2.2.2.1. Về người dạy:
Đội ngũ giảng viên là người truyền thụ hệ thống tri thức đến người học. Phương
pháp giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học ảnh hưởng đến hiệu quả việc tiếp thu tri
thức, tác động mạnh đến hứng thú học tập tiếng Anh của sinh viên. Bên cạnh trình độ
chuyên môn của các giảng viên thì phương pháp giảng dạy cũng là yếu tố quyết định đến
việc tạo hứng thú cho sinh viên trong quá trình học. Giảng viên biết tổ chức, khai thác
các hoạt động phong phú như sử dụng trò chơi, bài hát, xem video, ứng dụng công nghệ
thông tin trong giờ học vv…sẽ lôi cuốn được sinh viên tham gia vào học tập. Sự tận tình,
yêu nghề của người dạy học sẽ giúp cho sinh viên có thêm động lực thúc đẩy cho hứng
thú học tập của họ mạnh mẽ hơn, cởi mở hơn.
Hơn nữa, Erasme cũng từng nhận xét “Hứng thú học tập phải được xây dựng trên
cơ sở học sinh yêu mến giáo viên”. Như vậy, cách giao tiếp, thái độ của người dạy cũng
ảnh hưởng đến hứng thú của người học với môn học. Có nhiều ví dụ thực tế cho thấy
người học do quý mến người dạy vì sự nhiệt tình, tận tuỵ, quan tâm tới người học mà từ
đó cố gắng học tập, say mê học tập để đạt kết quả tốt.
2.2.2.2. Về môi trường học tập:
Hứng thú học tập được hình thành do những điều xung quanh như bạn học,
phương tiện học, cơ sở vật chất,... Trong quá trình học tập, người học có thể trao đổi, bàn
bạc với bạn học để đạt được kết quả học tập tốt. Mối quan hệ với thầy cô bạn bè tốt trong
tập thể có nề nếp, có phong trào thi đua học tập cũng là yếu tố nào nên hứng thú giúp
từng cá nhân vươn lên trong học tập hơn. Khi xung quanh bạn là những người chăm học
thì tự nhiên bạn sẽ có động lực học tập hơn do con người thường sẽ hành động theo số
đông như một quán tính theo cá nhà tâm lý học khi bàn về tâm lý học đám đông.
Bên cạnh đó, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại như: băng đĩa, máy chiếu,
hệ thống đa phương tiện... đã và đang sử dụng một cách khá phổ biến trong hoạt động
dạy học trên thực tế có ảnh hưởng nhất định đến hứng thú học tập tiếng Anh của sinh
viên. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ làm tăng hưng phấn và sự tập trung chú ý, kích
thích sự tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viên, làm cho sinh viên cảm thấy thích
thú với nội dung, chương trình học và chủ động tiếp cận kiến thức một cách sâu hơn.
Cũng như cơ sở vật chất bao gồm phòng học, trang thiết bị, phương tiện dạy học. Tuy
không phải là yếu tố quyết định nhưng là yếu tố cần thiết tác động đến kết quả học tập
của người học. Nếu được học tập trong điều kiện vật chất đầy đủ, người học thấy thoải
mái, dễ chịu, giúp họ học tập tốt hơn.
2.2.2.3. Về các yếu tố khác:
Trích từ bài đăng trên “Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 10-2018”, các yếu
tố truyền thống gia đình, nơi sinh sống và làm việc, sự quan tâm của cơ quan, lãnh đạo
nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục,…cũng ảnh hưởng nhất định tới sinh viên. Các bạn
sinh viên có nơi sinh sống và học tập ở các vùng quê xa thì cơ hôi và điều kiện học Tiếng
Anh sẽ kém hơn các bạn ở thành thị. Từ khoảng cách về điều kiện học tập khác nhau
cũng dẫn đến hứng thú của các bạn sinh viên cũng khác nhau. Bên cạnh đó, trong bài viết
của đồng tác giả ThS. Nhạc Thanh Hương và ThS. Lã Nguyễn Bình Minh về chủ đề “Các
yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học luật Hà Nội”
các điều kiện kinh tế xã hội khác cũng tác động tới sinh viên. Việt Nam hội nhập và hợp
tác ngày càng sâu rộng với các nước cũng như các tổ chức quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội
nghề nghiệp và vận dụng khả năng ngoại ngữ của người lao động. Những yếu tố trên tạo
nên sự tự tin, niềm hứng khởi ở sinh viên trong quá trình đào tạo.
Từ các cơ sở lý thuyết trên chúng ta nhận thấy các yếu tố khách quan tác động đến
hứng thú học tập Tiếng Anh của các bạn sinh viên phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện,
phương tiện học tiếng Anh trong gia đình, phương pháp giáo dục con học tiếng Anh trong
gia đình, phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên, thái độ đối với việc học tiếng
Anh của nhóm bạn cũng như yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc
tế.
2.3 Các nghiên cứu liên quan:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, sự canh tranh và các yếu tố liên
quan đến chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng cao và trở nên khắc nghiệt hơn. Khả
năng sử dụng ngoại ngữ kém là một điểm trừ lớn trong mắt các nhà tuyển dụng, vì vậy,
bên cạnh việc nắm vững các kiến thức chuyên ngành, người lao động cần có một nền
tảng vững chắc về vốn ngoại ngữ. Do đó các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hưởng
đến hứng thú học ngoại ngữ của sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước
luôn là vấn đề được quan tâm để tạo ra được một môi trường phù hợp với sinh viên.
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, bao gồm:
 Tạp chí khoa học Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 của nhóm
tác giả Võ Hồ Minh Trinh và Trần Nguyễn Trí Dũng về chủ đề “SỬ DỤNG MÔ
HÌNH “ĐÔI BẠN HỌC TẬP” NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC
TIẾNG ANH”. Nội dung bài nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp học tiếng
anh hiệu quả có thể được áp dụng trong các trường Đại học, Cao đẳng nhằm tạo
hứng thú; tạo một môi trường thuận lợi cho việc rèn luyện các kĩ năng ngoại ngữ
của sinh viên và công tác quản lí lớp học của giảng viên.
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa năm 2017 của tác giả Trương Công Bằng
về chủ đề “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM”. Tác giả đã sử dụng mô hình ‘Khả năng thành
công - Giá trị’ của Eccles và đồng nghiệp để phân tích sự ảnh hưởng giữa yếu tố
niềm tin và các yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và động lực học
tiếng anh của sinh viên. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những thay đổi trong môi
trường học tập ,từ đó, kết quả của sinh viên sẽ được cải thiện.
 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng năm 2016 của nhóm tác giả Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành
Hiển , Nguyễn Thanh Lâm về chủ đề “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN – VÍ DỤ THỰC TIỄN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG”. Đây là bài nghiên cứu về tâm lý, phân tích
các tác động ảnh hưởng đến việc tạo động lực học tập của sinh viên. Bộ phận khảo
sát bộ phận sinh viên trường Đại học Lạc Hồng nhưng nhóm tác giả có sử dụng dữ
liệu nghiên cứu để đánh giá cho đại bộ phận sinh viên.
 Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ năm 2016 của nhóm tác giả Hoàng Thị
Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt về chủ đề “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KINH TẾ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ”. Bài viết chỉ rõ các tác động cụ thể liên quan đến hứng thú
và động lực của sinh viên nói chung. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể
để giải quyết vấn đề này.
 Tạp chí khoa học Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu
Nước ngoài, năm 2013 của tác giả Nguyễn Xuân Long về chủ đề “TƯƠNG
QUAN GIỮA HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG VÀ DỰ BÁO MỨC ĐỘ HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ”. Trong các yếu tố tác động thì năng khiếu học tiếng
Anh và phương pháp học tiếng Anh là hai yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đáng kể
nhất đến hứng thú học tiếng Anh. Còn trong các điều kiện khách quan, thì phương
tiện học tiếng Anh trong gia đình và phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo
viên là hai yếu tố chủ quan có tác động mạnh nhất đến hứng thú học tiếng Anh.
 Trong bài “UTILIZING ASSESSMENT TO IMPROVE STUDENT
MOTIVATION AND SUCCESS”, Amy Woytek (Chaminade University of
Honolulu, phát biểu rằng: “quá trình đánh giá trên lớp học có vai trò rất quan trọng
trong việc tạo động cơ và thành công cho người học (student motivation and
achievement). Giáo viên có thể giúp sinh viên tăng cường hoạt động trong lớp
bằng cách nêu rõ mục tiêu học tập. Thông qua sự tham gia của người học vào quá
trình đánh giá, người học nhận thấy rằng họ phải có trách nhiệm với việc học của
mình. Cảm thấy có trách nhiệm và kiểm soát này có thể làm tăng động lực nội tại
(students’ intrinsic motivation) để học tập và có thể đạt được thành công nhiều
hơn. Ngoài ra, giáo viên còn có cơ hội giúp người học thành công thông qua việc
đánh giá có chất lượng cao.”

Tài lệu tham khảo:


1. Đồng tác giả ThS. Nhạc Thanh Hương và ThS. Lã Nguyễn Bình Minh “Các yếu tố
ảnh hưởng đến hứng thú học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”
2. TS. Trần Kim Liễu- Trưởng phòng Hành chính tổng hợp “Giải pháp tạo hứng thú
học ngoại ngữ dưới góc nhìn của người học”.
3. ThS. Lã Nguyễn Bình Minh “Nghiên cứu khảo sát môn tiếng anh pháp lý của sinh
viên năm 2 ngành Luật Hà Nội và đề xuất giải pháp nhằm tạo hứng thú của người học đối
với môn học”.
4. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 10-2018
5. Đồng tác giả ThS. Nhạc Thanh Hương và ThS. Lã Nguyễn Bình Minh, “Các yếu tố
ảnh hưởng đến hứng thú học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học luật Hà Nội”
6. Nhóm tác giả Võ Hồ Minh Trinh và Trần Nguyễn Trí Dũng (2012). Sử dụng mô
hình “Dôi bạn cùng học tập” nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng anh.
7. Trương Công Bằng (2017). Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của
sinh viên Việt Nam.
8. Nhóm tác giả Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành Hiển và Nguyễn Thanh Lâm (2016). Các
nhân tố tác động đến dộng lực học tập của sinh viên – viis dụ thực tiến tại trường Đạ học
Lạc Hồng.
9. Nhóm tác giả Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016). Phân tích các nhân
tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế trường Đại học Cần Thơ.
10. Nguyễn Xuân Long (2013). Tương quan giữa hứng thú học tiếng Anh với một số
yếu tố tác động và dự báo mức độ hứng thú học tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở.
11. Amy Woytek (2005). Utilizing Assessment to Improve Student Motivation and
Success.

You might also like