Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

TÊN ĐỀ TÀI

Điạ vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển
hàng không tại Việt Nam hiện nay. Phân tích các trường hợp cụ thể.
So sánh ưu, nhược điểm với các quốc gia trên thế giới
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................3
1. Sơ lược về địa vị pháp lý của các Hãng hàng không tại Việt Nam.........................3
1.1. Sơ lược về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp.....................................3
1.1.1. Doanh nghiệp tư nhân..................................................................................3
1.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...............................................3
1.1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên................................................3
1.1.4. Công ty cổ phần...........................................................................................3
1.1.5. Công ty hợp danh.........................................................................................4
1.1.6. Doanh nghiệp Nhà Nước..............................................................................4
1.2. Sơ lược địa vị pháp lý các Hãng hàng không tại Việt Nam...................................4
2. Địa vị pháp lý của các Hãng hàng không tại Việt Nam............................................6
2.1. Địa vị pháp lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines.....6
2.1.1. Sơ lược về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines..........6
2.1.2. Địa vị pháp lý của Vietnam Airlines............................................................7
2.1.2.1. Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân............................................7
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành..................................................7
2.1.2.3. Người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines......................9
2.1.2.4. Vốn điều lệ, cổ phiếu, cổ đông......................................................10
2.1.3. Nhận xét và đề xuất.....................................................................................10
2.1.3.1. Nhận xét........................................................................................10
2.1.3.2. Đề xuất..........................................................................................11
2.2. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air..............................11
2.2.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air.................................11
2.2.2. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air.....................11
2.2.2.1. Vốn điều lệ, cổ phần, cổ đông........................................................11
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý..................................................................13
2.2.3. Nhận xét và đề xuất.....................................................................................14
2.2.3.1. Nhận xét.........................................................................................14
2.2.3.2. Đề xuất..........................................................................................14
2.3. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways..15
2.3.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways......15
2.3.2. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo
Airways................................................................................................................. 15
2.3.2.1. Hình thức pháp lý..........................................................................15
2.3.2.2. Ban lãnh đạo Hội đồng quản trị.....................................................15
2.3.2.3. Vốn điều lệ, cổ phần, cổ phiếu, cổ đông........................................16
2.3.3. Nhận xét......................................................................................................18
2.4. Địa vị pháp lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt
Nam – Vietravel Airlines...............................................................................................18
2.4.1. Sơ lược về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt Nam –
Vietravel Airlines..................................................................................................18
2.4.2. Địa vị pháp lí Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt Nam
.............................................................................................................................. 19
2.4.2.1. Hình thức pháp lí...........................................................................19
2.4.2.2 Mô hình quản trị công ty................................................................19
2.4.2.3. Về vốn điều lệ, cổ đông.................................................................20
2.4.3. Nhận xét và đề xuất.....................................................................................21
2.4.3.1. Nhận xét về Vietravel Airlines......................................................21
2.4.3.2. Đề xuất đối với Vietravel Airlines.................................................21
3. So sánh ưu điểm, nhược điểm về địa vị pháp lý của các hãng hàng không tại Việt
Nam và các nước trên thế giới.......................................................................................22
3.1. Các hãng hàng không có hình thức pháp lý là công ty cổ phần tại Việt Nam và
Hoa Kỳ............................................................................................................................ 22
3.1.1. Ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần tại Việt Nam và Hoa Kỳ..........22
3.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của Vietnam Airlines (Việt Nam) và JetBlue Airways
(Hoa Kỳ)...............................................................................................................24
3.1.3. Nhận xét......................................................................................................27
3.2. Các hãng hàng không có hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn tại
Việt Nam và Hoa Kỳ......................................................................................................28
3.2.1. Ưu điểm, nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam và Hoa
Kỳ.......................................................................................................................... 28
3.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của Vietravel Airlines (Việt Nam) và Eastern Airlines,
LLC (Hoa Kỳ).......................................................................................................30
3.2.3. Kết luận.......................................................................................................33
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................34
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 36
DANH MỤC VIẾT TẮT

CTCP: Công ty cổ phần


VNA: Vietnam Airlines
VND: Việt Nam đồng
JSC: Joint Stock Company
HĐQT: Hội đồng Quản trị
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
USD: United States dollar: Đô la Mỹ
NASDAQ: National Association of Securities Dealers Automated: Sàn giao dịch chứng
khoán điện tử của Mỹ, có giá trị vốn hoá thị trường đứng thứ 3 thế giới
LLC: Limited Liability Company: Công ty trách nhiệm hữu hạn
IPO: Initial Public Offering: Phát hành công khai lần đầu, là việc chào bán chứng khoán
lần đầu tiên ra công chúng
LDN: Luật Doanh Nghiệp
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TV: Thành viên
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển kinh tế và đổi mới đất nước, Luật Doanh Nghiệp đã
được thay đổi khá nhiều để phù hợp với việc quản lý các doanh nghiệp nói chung và các
Hãng hàng không nói riêng để đáp ứng công cuộc xây dựng kinh tế đất nước giàu mạnh
hơn. Mỗi loại hình doanh nghiệp ra đời đều vì mục tiêu và sứ mệnh cộng đồng, cũng như
các Hãng hàng không tại Việt Nam cần có một khung khổ pháp lý đồng bộ và phù hợp
với thực tiễn xã hội để cùng tham gia phát triển nền kinh tế trong nước cũng như vươn xa
hơn ra nước ngoài. Việc xây dựng các bộ máy quản lý hoạt động của các Hãng hàng
không trong nước ta không làm thay đổi hoặc suy giảm quyền lực và nhiệm vụ quản lý
của họ mà còn giảm bớt được sự cồng kềnh, giảm thiểu sự quan liêu để tiến đến một xã
hội công bằng văn minh phát triển. Mặt khác địa vị pháp lý của các hãng hàng không lại
được đề cao và tăng cường kiểm tra, giám sát trong từng bộ phận.
Trên cơ sở đó, để hiểu rõ hơn về địa vị pháp lý của các Hãng hàng không tại Việt
Nam, nhóm em đã chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh
vận chuyển hàng không tại Việt Nam hiện nay. Phân tích các trường hợp cụ thể đã học.
So sánh ưu, nhược điểm với các quốc gia trên thế giới.” Tiểu luận là cái nhìn tổng quan
về các Hãng hàng không theo pháp luật hiện hành, từ đó cùng với thực tiễn kinh doanh để
đưa ra một số nhận xét và giải pháp phù hợp.

2. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu các vấn đề địa vị pháp lý của các Hãng
hàng không tại Việt Nam; xác định rõ, liên hệ, phân tích thực trạng về mô hình tổ chức,
hoạt động; tình hình vốn điều lệ, cổ phiếu, cổ phần cũng như cổ đông của các hãng. Qua
đó, có thể so sánh những ưu, nhược điểm của các hãng hàng không trong nước đối với
nước ngoài. Cũng như nêu lên được nhận xét và đề xuất những giải pháp của bản thân để
hoàn thiện hơn về địa vị pháp lý của các hãng hàng không tại Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu

1
Tìm hiểu, tra cứu tài liệu, thu thập, tổng hợp, phân tích và khai thác thông tin từ
nhiều nguồn, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, so sánh, đánh giá, dự báo khách quan
và chân thật. Vận dụng quan điểm toàn diện, kết hợp hệ thống, khái quát, mô tả, phân tích
và tổng hợp thông tin.
Bài viết phân tích và làm rõ sự cần thiết và những hướng khai thác địa vị pháp lí
của Hãng hàng không Việt Nam trong những năm hiện nay cũng như trong tình hình dịch
bệnh Covid – 19 hoành hành. Từ đó, rút ra những kết luận có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
đối với sự phát triển của các hãng hàng không ở nước ta hiện nay.

2
PHẦN NỘI DUNG

1. Sơ lược về địa vị pháp lý của các Hãng hàng không tại Việt Nam
1.1. Sơ lược về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp
1.1.1. Doanh nghiệp tư nhân
Tại khoản 1 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là
“Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
1.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tại khoản 1 Điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2020, “Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi
là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
1.1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Tại Điều 46 Luật Doanh Nghiệp 2020, “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật
này.”
1.1.4. Công ty cổ phần
Tại Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020,
“Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế
số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”

3
1.1.5. Công ty hợp danh
Tại Điều 177 Luật Doanh Nghiệp 2020,
“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên
góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”
1.1.6. Doanh nghiệp Nhà Nước
Tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định khái niệm về doanh nghiệp nhà
nước như sau:
“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
1.2. Sơ lược địa vị pháp lý các Hãng hàng không tại Việt Nam
Hiện tại một doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không tại Việt Nam không
chọn địa vị pháp lý là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh để thành lập doanh
nghiệp.
Đối với doanh nghiệp tư nhân

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ sở hữu doanh nghiệp
cao, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình, không giới hạn số vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào
doanh nghiệp. Vì vậy, loại hình doanh nghiệp tư nhân hầu như không còn phổ biến và ít

4
được ưa chuộng hơn do nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này là chịu trách nhiệm
vô hạn.

Đối với công ty hợp danh

Do là công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành
viên hợp danh là rất cao. Thành viên góp vốn không được quyền điều hành kinh doanh
doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn. Hơn nữa, công ty hợp
danh không được phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào.
Hầu hết các công ty vận chuyển hàng không ở Việt Nam hiện nay đều lựa chọn địa
vị pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần để bắt đầu hoạt động kinh
doanh.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Do có tư cách pháp nhân, các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm về các
hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, do đó rủi ro thấp đối với
chủ sở hữu.
Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến điều
hành công ty mà không bị chi phối hoặc cản trở việc ra quyết định liên quan đến các hoạt
động của công ty. Chính chủ sở hữu sẽ thực hiện công việc kế toán của công ty mà không
cần thuê bất kỳ ai khác. Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Do tư cách pháp nhân của công ty, các thành viên trong công ty chỉ chịu trách
nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã đưa vào công ty, do đó rủi ro
đối với người góp vốn là rất thấp.
Chế độ chuyển nhượng vốn được quản lý chặt chẽ để các nhà đầu tư có thể dễ dàng
kiểm soát những thay đổi của các thành viên, hạn chế sự xâm nhập của người lạ từ bên
ngoài vào công ty.

5
Khi chuyển nhượng vốn, các thành viên chuyển nhượng phải khai thuế và nộp thuế
thu nhập cá nhân. Trong trường hợp có sự chuyển nhượng ngang giá phần vốn góp thì số
thuế phải nộp bằng không. Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Đối với công ty cổ phần

Chế độ trách nhiệm của tổng công ty là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp nên cổ đông ít phải chịu rủi ro.
Cơ cấu vốn của công ty cổ phần rất linh hoạt, là điều kiện nhiều người có thể góp
vốn vào công ty. Khả năng huy động vốn trong công ty rất cao, bằng cách phát hành cổ
phiếu để chào bán và phát hành ra công chúng. Việc chuyển nhượng vốn cho một công ty
cổ phần tương đối dễ dàng, không cần phải làm thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch
và Đầu tư.
Sau đây là địa vị pháp lý của một số hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam:

Công ty cổ phần

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines.


Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways.
Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines - Pacific Airlines.
Công ty Cổ phần Hàng không VietJet – VietjetAir.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty Bay Dịch vụ Hàng không Việt Nam – VASCO.


Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt Nam – Vietravel Airlines.

2. Địa vị pháp lý của các Hãng hàng không tại Việt Nam
2.1. Địa vị pháp lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines
2.1.1. Sơ lược về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines
Tên gọi: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP.
Tên viết tắt: Vietnam Airlines.

6
- Thành lập vào ngày 15/1/1956 với đội bay còn rất nhỏ, chuyến bay nội địa đầu
tiên của Vietnam Airlines cất cánh vào tháng 9/1956.
- Năm 2006, Vietnam Airlines trở thành thành viên Hiệp hội Vận tải Hàng không
Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế của mình. Năm 2010,
chính thức được công nhận là thành viên thứ 10 của Liên minh Hàng Không toàn cầu –
Skyteam.
- Hãng được đánh giá 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax. Vào năm 2021, Vietnam
Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và thứ 9 trên thế giới được
Skytrax cấp chứng chỉ 5 sao, cao nhất về an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19.
2.1.2. Địa vị pháp lý của Vietnam Airlines
“Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP” là Công ty mẹ trong tổ hợp Công
ty mẹ - Công ty con Tổng công ty Hàng không Việt Nam, được chuyển đổi từ công ty
100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần do Nhà nước sở hữu cổ phần chi phối, theo
Quyết định số 1611/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
2.1.2.1. Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân
- Hình thức pháp lý: Vietnam Airlines được tổ chức dưới hình thức Công ty Cổ
phần và có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Tư cách pháp nhân: Vietnam Airlines có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác; chịu
trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty liên
kết và công ty con trong phạm vi số vốn do Vietnam Airlines đầu tư.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Vietnam Airlines gồm có:
  a) Hội đồng thành viên.
  b) Tổng Giám Đốc.
  c) Các Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng.
  d) Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ.

7
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Vietnam Airlines có thể thay đổi để phù hợp
với yêu cầu kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Đại Hội đồng cổ đông

Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Vietnam Airlines, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại Hội đồng
cổ đông thường niên, Đại Hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng
văn bản.

Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Vietnam Airlines, có toàn quyền nhân danh
Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Vietnam Airlines không
thuộc thẩm quyền Đại Hội đồng cổ đông. Hiện tại, Hội đồng Quản trị của Vietnam
Airlines gồm 05 thành viên:
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Đặng Ngọc Hòa.
- Thành viên Hội đồng Quản trị: Ông Lê Hồng Hà, ông Tạ Mạnh Hùng, ông Lê Trường
Giang và ông Tomoji Ishii.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan được Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông
để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, trung thực và khách quan mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, tình hình tài chính của Vietnam Airlines
và chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
 - Trưởng ban kiểm soát: Bà Nguyễn Thị Thiên Kim.
 - Thành viên ban kiểm soát: Ông Mai Hữu Thọ, ông Lại Hữu Phước.

  Ban Giám Đốc điều hành

Ban Giám Đốc điều hành Vietnam Airlines là cấp quản lý điều hành hoạt động
hàng ngày của Vietnam Airlines, đứng đầu là Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ
nhiệm một người trong số các thành viên Hội đồng Quản trị. Tổng Giám đốc là người đại

8
diện theo pháp luật của Vietnam Airlines. Hiện tại, Ban Giám đốc điều hành của Vietnam
Airlines gồm 07 thành viên:
- Tổng Giám đốc: Ông Lê Hồng Hà.
- Phó Tổng Giám đốc: Ông Trịnh Ngọc Thành, ông Trịnh Hồng Quang, ông Nguyễn
Hồng Lĩnh, ông Nguyễn Chiến Thắng, ông Tô Ngọc Giang và ông Đinh Văn Tuấn.

Các Ủy ban giúp việc Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị có thể thành lập và ủy quyền cho các Tiểu ban trực thuộc, giúp
việc cho Hội đồng Quản trị, bao gồm: Ủy ban Chiến lược và Đầu tư, Ủy ban Nhân sự và
Tiền lương, Ủy ban Kiểm toán, các Ủy ban khác theo quyết định của Hội đồng Quản trị.

Bộ máy giúp việc chung cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám Đốc

Giúp việc chung cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám Đốc là các Phó Tổng Giám
Đốc; Kế toán trưởng; 19 văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ và các cơ quan
tương đương của Vietnam Airlines. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Vietnam Airlines bao
gồm:
 - Trụ sở chính: số 200 Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
 - 05 đơn vị trực thuộc và 25 chi nhánh trong nước.
 - 31 chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài.
 - Các công ty con và công ty liên kết theo Điều lệ Vietnam Airlines.
2.1.2.3. Người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines
Người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines là các cá nhân đại diện cho
Vietnam Airlines thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với các giao dịch của Vietnam
Airlines, đại diện cho Vietnam Airlines với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các
quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines là Tổng giám đốc do Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức,
khen thưởng, kỷ luật.

9
2.1.2.4. Vốn điều lệ, cổ phiếu, cổ đông

Vốn điều lệ

Tổng số vốn điều lệ của Vietnam Airlines là 22.143.941.740.000 VND (Theo giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 8 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp ngày 11/11/2021).
Vốn điều lệ được hạch toán bằng đồng Việt Nam (VND).
Vietnam Airlines có thể giảm vốn điều lệ khi được Đại Hội đồng cổ đông thông
qua và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Cổ phiếu

01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán
UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường.
Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông.
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ đông

Hiện nay, tỷ lệ sở hữu tương ứng của các cổ đông lớn nhất trong Vietnam Airlines
là Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban) với 55,2%, Tổng công ty
Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với 31,14% và Tập đoàn ANA với 5,62%, các
cổ đông khác với 8,04%.

2.1.3. Nhận xét và đề xuất


2.1.3.1. Nhận xét

Những quyết định và phương hướng quản trị của Ban điều hành đã gây ra một số
tổn thất trong hoạt động kinh doanh của hãng, còn gọi là rủi ro quản trị.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc làm ăn của
Vietnam Airlines bị ảnh hưởng nặng nề và kéo theo đó là sự suy giảm nghiêm trọng về
nguồn lực tài chính, điều này đã để lại những hậu quả lâu dài, nặng nề cho công ty. Kết
quả lỗ lớn đã làm thay đổi các chỉ tiêu tài chính theo chiều hướng tiêu cực, khả năng

10
thanh toán ngắn hạn giảm mạnh và ở mức rủi ro cao, nợ quá hạn lớn. Vì vậy, Vietnam
Airlines buộc phải thực hiện tái cơ cấu để bổ sung nguồn vốn, đồng thời tối giản bộ máy
hoạt động.

2.1.3.2. Đề xuất

Để hạn chế rủi ro quản trị, Vietnam Airlines cần tuân thủ các quy định về quản trị
công ty quy định tại Luật Doanh Nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi
hành và áp dụng chế độ báo cáo, công bố thông tin chặt chẽ.
Vietnam Airlines cần định hướng tái cơ cấu tổng thể để giúp doanh nghiệp sớm
vượt qua khó khăn và phục hồi phát triển trong tình hình dịch bệnh hết sức căng thẳng.
Triển khai huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, huy động vốn thông qua
phát hành trái phiếu, vay tín dụng ngân hàng trong nước, đồng thời xem xét chuyển
nhượng vốn, cổ phần hóa, bán một số tài sản trong danh mục đầu tư. Điều này sẽ giúp
Vietnam Airlines vừa có thêm vốn, vừa có một bộ máy tinh gọn hơn xoay quanh lĩnh vực
vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ trong ngành.
2.2. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air
2.2.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air
Tên công ty: Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tên giao dịch tiếng anh: Vietjet
Aviation Joint Stock Company).
Tên viết tắt: VIETJET, JSC.
Vietjet được tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) xếp hạng an toàn ở
mức cao nhất thế giới mức 7 sao. Hiện đang khai thác hai loại tàu bay A320 và A321,
thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày, vận chuyển hơn 65 triệu lượt hành khách với
105 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế.
2.2.2. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air
2.2.2.1. Vốn điều lệ, cổ phần, cổ đông
Vốn điều lệ
Tổng số vốn điều lệ 5.416.113.340.000 đồng. Mệnh giá 1.348.000đ/ 1 cổ phiếu,
tăng 29% thời điểm ngày 27/10/2021 (HoSE: VJC).

11
Vietjet huy động vốn chủ yếu qua hình thức chào bán trái phiếu. Cách sử dụng vốn
điều lệ của công ty linh hoạt vì mục đích kinh doanh của công ty và các mục đích khác
nếu được Đại Hội đồng cổ đông phê duyệt, hoặc trong một số trường hợp thích hợp, bởi
Hội đồng Quản trị của công ty phê duyệt. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết đã
giúp Vietjet là hãng hàng không duy nhất vẫn báo có lãi sau thuế trong năm 2020.

Cổ đông và cổ phần

Sovico hiện chính là cổ đông sáng lập của Vietjet Air. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị
Phương Thảo là Tổng giám đốc của Vietjet Air, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị
tại Sovico, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Hướng dương Sunny - Công ty riêng bà
Thảo đang nắm giữ 100% vốn và cũng là cổ đông lớn nhất của Vietjet.

CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET (HOSE)

SỐ CỔ SỐ CỔ
CỔ ĐÔNG CỔ ĐÔNG
PHẦN PHẦN
Công ty TNHH Đầu tư Hướng Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc
154.740.160 2.892.531
Dương Sunny Hà
Công ty Cổ phần Tập đoàn
41.106.000 Nguyễn Cảnh Sơn 895.587
Sovico
Ngân hàng thương mại cổ phần
Nguyễn Phước Hùng Anh
Phát triển thành phố Hồ Chí 26.809.020 69.145
Victor
Minh
Goverment of Singapore 26.125.408 Qũy ETF SSIAM VNX50 49.946
Qũy đầu tư cổ phiếu Năng
Công ty cổ phần Sovico Avation 10.000.000 26.442
động Bảo Việt

Bảng cơ cấu cổ phần cổ đông của công ty cổ phần hàng không Vietjet Air.

12
Chính sách chi trả cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (mỗi cổ phiếu nhận được
1.000 đồng) ngày 7/2/2018. Đây là một trong nhiều nguyên nhân giúp cổ phiếu công ty
được các nhà đầu tư quan tâm trên sàn chứng khoán. Việc vướng vào vụ lùm xùm người
mẫu mặc bikini trên chuyến bay chuyên cơ chuyên chở đội tuyển Việt Nam khiến cho cổ
phiếu của Vietjet giảm xuống còn 9.500đ.
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần:

Đại Hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại Hội đồng cổ đông thực thi tất
cả các quyền hạn của công ty nhưng không làm giảm hoặc giới hạn các quyền của Hội
đồng Quản trị. Đại Hội đồng cổ đông có thể ủy thác một số quyền hạn cho Hội đồng
Quản trị vào từng thời điểm theo các mục đích nhất định phục vụ hoạt động kinh doanh
của Công ty.
Cơ cấu Hội đồng quản trị

Vừa qua công ty cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức thành công
Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.
- Bà Nguyễn Thanh Hà: thành viên sáng lập và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị
năm 2007.
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Phó chủ tịch của Công ty từ năm 2007. Bà hiện cũng
đang là Tổng Giám Đốc của công ty.
- Ông Nguyễn Thanh Hùng: Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietjet từ 07/2007.
- Ông Đinh Việt Phương: Phó Tổng Giám Đốc thường trực, Giám Đốc điều hành công ty.
- Ông Lưu Đức Khánh: là thành viên Hội đồng Quản trị từ năm 2011.
- Ông Chu Việt Cường: là thành viên Hội đồng Quản trị từ năm 2011.
- Ông Donal Boylan từng giữ chức Phó Chủ tịch Công ty niêm yết Bohai Capital
Holdings.

Địa vị pháp lý đặc biệt

13
Vietjet là công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, Air Asia đã từng muốn hợp
tác với Vietjet để thành lập một hãng hàng không giá rẻ. Vietnam Airlines đã có ý kiến
phản đối trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị không chấp thuận đầu tư
hợp tác dưới mọi hình thức. Nguyên nhân chính được cho là do vấn đề về nhận diện
thương hiệu. Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu VietJet Air phải có thương hiệu,
biểu tượng riêng và không được nhầm lẫn với bất kỳ hãng hàng không nào khác, đặc biệt
là hãng hàng không nước ngoài. Điều này đã vi phạm Chương 2 Điều 41 về quy định
thành lập doanh nghiệp của Luật Doanh Nghiệp 2020.
2.2.3. Nhận xét và đề xuất

2.2.3.1. Nhận xét

Việc phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường nói
chung và ngành hàng không nói riêng là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong
nhiều năm qua. Vietjet hiện đang là hãng hàng không tư nhân đi đầu trong mô hình này.
Hiện nay cơ cấu vốn, chuyển nhượng của công ty cổ phần hết sức linh hoạt, không
cần thủ tục rườm rà. Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các
cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ trong phạm vi vốn góp vì vậy mức độ rủi khi đầu tư
không cao.
Phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần rất rộng, ngay cả các cán bộ
công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Điều này cho thấy khả năng
huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán ra
công chúng.

2.2.3.2. Đề xuất

Tinh giảm các loại hồ sơ thủ tục do việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng
phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của
pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Cần có một cơ chế pháp lý chặt chẽ hơn để tránh các trường hợp tranh chấp lợi ích
giữa các cổ đông, các nhóm cổ đông, cần có cơ chế ưu tiên dành cho cổ đông sáng lập

14
tránh trường hợp đánh mất quyền sáng lập công ty, bên cạnh đó cũng đòi hỏi nhà nước
phải xây dựng hành lang pháp lý và quản lý chặt chẽ tổ chức cá nhân trong nền kinh tế.

2.3. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways
2.3.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways
Bamboo Airways là một hãng hàng không khởi nghiệp trong nước dưới sự điều
hành, quản lý của tập đoàn FLC. Bamboo Airways thành lập vào năm 2017, có trụ sở
chính được đặt tại sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Vốn điều lệ là 700 tỷ đồng, Bamboo Airways đã chính thức khai trương chuyến
bay đầu tiên vào ngày 16/1/2019.
Bamboo Airways hiện đang khai thác hầu hết những đường bay trong nước đến
các tỉnh thành có sân bay của Việt Nam. Hãng cũng đang có kế hoạch khai thác các
đường bay quốc tế đến các nước Hàn Quốc, Pháp, Đức Mỹ. Ngày 23/9 chuyến bay mang
số hiệu QH149 đã khởi hành từ Nội Bài đến San Francisco. Đây là chuyến bay đầu tiên
trong số 12 chuyến bay thẳng hai chiều Việt – Mỹ mà Bamboo Airways vừa nhận giấy
phép từ Cục An ninh Vận tải Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt to lớn của hãng hàng không
này nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung.
2.3.2. Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways

2.3.2.1. Hình thức pháp lý

Khi mới thành lập tên doanh nghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không
Tre Việt với loại hình pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cùng người
đại diện pháp lý - ông Trịnh Văn Quyết.
Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã đổi con dấu, đồng thời
đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt từ ngày 23/9/2019.

2.3.2.2. Ban lãnh đạo Hội đồng quản trị

Hiện tại ban lãnh đạo Hội đồng Quản trị gồm 7 người:
o Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Trịnh Văn Quyết.
 Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc: Đặng Tất Thắng.

15
 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách thương mại: Nguyễn Mạnh Quân.
 Phó Tổng Giám Đốc: Nguyễn Ngọc Trọng.
 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Khai thác bay: Eddy Doyle.
 Phó Tổng Giám Đốc đơn vị Kỹ thuật và bảo dưỡng: Mai Đình Toàn.
 Phó Tổng Giám Đốc điều hành hoạt động Văn phòng: Bùi Quang Dũng.
=> Ban lãnh đạo của hãng Bamboo Airways đều là những người có kinh nghiệm hơn 20
năm trong lĩnh vực hàng không và đặc biệt là còn có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực
tài chính và ngân hàng. Và gần hơn 4 năm hoạt động Bamboo Airways đã phát triển rất
tốt trong thị trường hàng không khi được bay thẳng không dừng từ Việt Nam sang Mỹ và
ngược lại, hãng được dự đoán sẽ đạt tiêu chuẩn 5 sao chuẩn quốc tế vào năm 2022.

2.3.2.3. Vốn điều lệ, cổ phần, cổ phiếu, cổ đông

Về vốn điều lệ từ 31/5/2017 - 25/4/2021

Ban đầu vốn điều lệ vào ngày 31/5/2017 là 700 tỷ đồng, Bamboo Airways đã được
thành lập và vào đầu tháng 07/2018 đã chính thức được Chính phủ phê duyệt cho phép
đầu tư dự án hàng không. Sau đó vào 25/7/2018, vốn điều lệ tăng lên 1300 tỷ đồng, do
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC góp thêm vốn bằng tiền.
Đến ngày 23/09/2019 Bamboo Airways cũng tăng vốn điều lệ từ 1300 tỷ đồng lên
2200 tỷ đồng. Bamboo Airways là doanh nghiệp do Tập đoàn FLC sở hữu 100% vốn điều
lệ. Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 4050 tỷ đồng vào 18/10/2019, được cổ
đông góp vốn bằng tiền và cổ phiếu.
Ngày 5/2/2021, Bamboo Airways đã tăng vốn điều lệ từ 7000 tỷ đồng lên 10500 tỷ
đồng. Tỷ lệ sở hữu vốn của CTCP Tập đoàn FLC tại Bamboo Airways giảm từ 52,1%
xuống còn 39,4%.
Ngày 13/4/2021, Bamboo Airways thông báo tăng vốn từ 10500 tỷ đồng lên
12.500 tỷ đồng. Bamboo Airways tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ lần thứ hai trong
tháng 4. Ngày 26/4/2021, Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt đã nâng vốn điều lệ từ

16
12500 tỷ đồng lên mức 16.000 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 28%. Nguồn vốn toàn
bộ vẫn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân trong nước.
Ngày 1/6/2021 Bamoo Airways tiếp tục điều chỉnh đăng ký về vốn điều lệ từ
16000 tỷ đồng lên 18500 tỷ đồng. Các cổ đông chính của Bamboo Airways vẫn là ông
Trịnh Văn Quyết, FLC Group, FLC Holding Capital, FLC Faros với tổng 94% cổ phần.
Các cổ đông, cá nhân và tổ chức khác chiếm 5,75% số cổ phần còn lại.

Cổ phiếu

Cổ phiếu của Bamboo Airways hiện đang được giao dịch trên thị trường OTC.
Thông tin cổ phiếu (cập nhật ngày 19/12/2021)
- Sàn giao dịch: OTC.
- Mã chứng khoáng dự kiến: BAV.
- Vốn điều lệ: 18.000 (tỷ đồng).
- Giá giao dịch OTC: 46.000 VND/1 cổ phiếu.
- Khối lượng: 50.000 Cổ Phiếu.
Bamboo Airways đã lên kế hoạch giao dịch cổ phiếu tại UpCOM. Thời gian giao
dịch được dự kiến từ quý 1/2022, giá giao dịch được dự kiến không thấp hơn 60.000
đồng/cổ phiếu. Bamboo Airways đang chuẩn bị một cách gấp rút và hoàn thiện song song
hồ sơ chào bán cổ phiếu BAV tại thị trường chứng khoán Mỹ ngay trong năm 2022, mục
tiêu huy động 200 triệu USD thông qua phát hành 5-7% cổ phần, dự kiến trên sàn giao
dịch chứng khoán New York từ đó có thể nâng vốn hoá của hãng lên 4 tỷ USD.

Cổ phần và cổ đông

Cổ đông lớn nhất của Bamboo Airways là ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch của
hãng bay và cũng là Chủ tịch của CTCP Tập đoàn FLC, với 56,5% cổ phần.
Cổ đông lớn tiếp theo là CTCP Tập đoàn FLC, nắm 25,85% cổ phần. Tiếp đến là
CTCP Quản lý vốn & Tài sản FLC Holding (FCA) với 6,27% và CTCP Xây dựng FLC
Faros (ROS) với 5,63% cổ phần. Các tổ chức và cổ đông cá nhân khác chiếm 5,75% cổ
phần của Bamboo Airways.

17
Với 94,25% cổ phần của Bamboo Airways đang trong tay nhóm cổ đông thân
FLC.
2.3.3. Nhận xét
Việc chuyển đổi từ công ty trách nhiện hữu hạn thành công ty cổ phần là một quyết
định đúng đắn. Nhìn theo gốc độ của người kinh doanh, việc thành lập một công ty trách
nhiệm hữu hạn sẽ hạn chế rất nhiều trong việc huy động vốn. Khi trở thành công ty cổ
phần, Bamboo Airways nhanh chóng lên kế hoạch niêm yết giá cổ phiếu. Hiện tại về vốn
điều lệ, Bamboo Airways đang đứng thứ 3 trong ngành Hàng không Việt Nam. Chỉ trong
4 năm hoạt động nhưng Bamboo Airways đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc với
nhiều thành công mang tính bước ngoặt, chính thức đặt nền móng vững chắc, mở ra
đường bay không dừng thương mại thường lệ kết nối Việt Nam và Mỹ.
2.4. Địa vị pháp lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt
Nam – Vietravel Airlines
2.4.1. Sơ lược về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt Nam –
Vietravel Airlines
Vietravel - Công ty Cổ phần Tiếp thị Du lịch và Vận tải Việt Nam hiện là công ty
cổ phần. Tiền thân là Trung tâm Du lịch Tracodi Tour trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư
Phát triển Giao thông Vận tải.
- Ngày 20/12/1995: Công ty Vietravel được thành lập với tên gọi Công ty Du lịch và Tiếp
thị Vận tải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
- Ngày 31/08/2010: Công ty được chuyển đổi với tên gọi mới là Công ty Trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Du lịch và Tiếp thị Vận tải Việt Nam.
- Ngày 21/01/2014: Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao
thông vận tải Việt Nam.
- Ngày 27/09/2019: Vietravel niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Ngày 29/10/2020: Vietravel Airlines được Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cấp Giấy
phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

18
- Ngày 19/01/2021: Vietravel Airlines bắt đầu mở bán chính thức các chuyến bay thương
mại.
2.4.2. Địa vị pháp lí công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt Nam

2.4.2.1. Hình thức pháp lí

Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với người đại diện pháp lí là ông
Nguyễn Quốc Kỳ. Đề án thành lập hãng của Vietravel Airlines đã trình lên chính phủ và
Bộ Giao thông Vận tải, hãng đã vạch ra rõ ràng lộ trình phát triển của mình, trong đó việc
cổ phần hóa sẽ bắt đầu từ năm thứ hai khi đi vào hoạt động.

2.4.2.2 Mô hình quản trị công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hàng không Lữ hành Việt Nam hiện
đang thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Vietravel với mô hình tổ chức và hoạt động như
sau: Hội đồng thành viên, Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc. Với ông Nguyễn Quốc Kỳ -
chủ tịch Hội đồng Quản trị cũng như là người đại diện theo pháp luật hiện nay của công
ty.
Hội đồng quản trị bao gồm 10 thành viên và trong số đó có đến 2 thành viên độc
lập. Ban điều hành hiện đang có 01 Tổng Giám Đốc, 05 Phó Tổng Giám Đốc, 01 Kế toán
trưởng, 03 người trong Ban Kiểm soát và bộ máy giúp việc tùy theo tình hình thực tế của
công ty.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Được coi như là người đứng đầu Vietravel, người đại diện theo pháp luật của công
ty, ông Nguyễn Quốc Kỳ cũng là người phát ngôn chính thức của công ty trên các phương
tiện truyền thông. Ông là người có tầm nhìn chiến lược rộng lớn, phân tích xuất sắc nền
kinh tế thị trường và đưa ra quyết định mang tính ảnh hưởng và bước ngoặt lớn cho công
ty.
Ngoài ra, ông sẽ thực hiện cơ cấu lại sở hữu để công ty mẹ không còn tình trạng
như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hàng không Vietravel đã từng thua lỗ.

19
Giám đốc

Để minh chứng cho sự thành công của Vietravel Airlines không thể không nhắc
đến vai trò của ông Vũ Đức Biên, Tổng Giám đốc Vietravel Airlines.
Theo thông tin mới nhất, ông dự định sẽ thực hiện cổ phần hóa Vietravel Airlines
trong những năm tới.
2.4.2.3. Về vốn điều lệ, cổ đông

Vốn điều lệ

Vietravel Airlines hiện có vốn điều lệ 700 tỷ đồng do Vietravel sở hữu 100% vốn
điều lệ. Hội đồng quản trị Vietravel sẽ trình cổ đông chủ trương chuyển nhượng phần vốn
góp tại Vietravel Airlines và đề nghị thông qua để tìm kiếm đối tác, đàm phán tỷ lệ
chuyển nhượng và giá chuyển nhượng phần vốn góp. Gần đây nhất, Vietravel đã lên kế
hoạch tái cấu trúc theo mô hình Vietravel Holdings và tách rời Vietravel Airlines. Từ
ngày 4/11 đến 19/11, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietravel đã
chuyển nhượng 1,26 triệu cổ phiếu VTR để góp vốn thành lập Vietravel Holdings. Và
theo thông tin mới nhất ngày 21/11/2021, Vietravel vừa chấp thuận đầu tư thêm 593,5 tỷ
đồng vào Vietravel Airlines. Theo kế hoạch, việc rót vốn sẽ diễn ra trong năm nay. Động
thái này diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không đang dần hồi phục, cho thấy Vietravel
Airlines đã sẵn sàng thực hiện các chuyến bay sau một thời gian dài gián đoạn do dịch
bệnh.

Cổ đông

Theo thông tin gần nhất, Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải
Việt Nam gồm 11 cổ đông đăng ký chuyển nhượng, hoán đổi cổ phiếu để góp vốn bằng
cổ phiếu cho việc thành lập Vietravel Holdings với thời gian thực hiện giao dịch dự kiến
từ ngày 4/11 đến 19/11/2021. Trong đó, cổ đông đầu tiên là ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ
tịch hội đồng quản trị Vietravel và có 03 cổ đông cũng là thành viên Hội đồng quản trị là:
ông Trần Đoàn Thế Duy, bà Nguyễn Thị Lê Hương, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh. Các
cổ đông còn lại lần lượt là: ông Võ Quang Liên Kha, ông Nguyễn Minh Ngọc, ông Huỳnh

20
Phan Phương Hoàng, ông Đỗ Thanh Hùng, bà La Huệ và cuối cùng là ông Nguyễn Hà
Trung.
2.4.3. Nhận xét và đề xuất

2.4.3.1. Nhận xét về Vietravel Airlines

Vietravel Airlines được thành lập trong bối cảnh ngành du lịch phải đối mặt với
thách thức bởi đại dịch, cũng vì lí do đó mà Vietravel nhận được sự quan tâm rất nhiều từ
hành khách với sự mạo hiểm này. Ngoài ra, có rất nhiều người cạnh tranh nhau để thử trải
nghiệm dịch vụ tại hãng. Thế nhưng, hiện nay hầu hết các máy bay đều ở trên sân đỗ, các
hãng hàng không phải trả tiền thuê máy bay, trả lương cho nhân viên, bảo trì máy bay, phí
đỗ và các chi phí khác. Do đó, nhu cầu về vốn của các hãng đang là rất cao.
Thành lập hãng hàng không là bước tiến quan trọng để có thể sở hữu toàn bộ hệ
thống vé máy bay và không còn khiến hãng phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên
ngoài. Đây là hãng hàng không được thành lập vào giữa mùa dịch bệnh, khi ngành du lịch
và hàng không gặp khó khăn với doanh thu giảm cực mạnh do đại dịch Covid - 19.

2.4.3.2. Đề xuất đối với Vietravel Airlines

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, doanh nghiệp hiện đang mong muốn trình chính phủ
kế hoạch đề án của hãng hàng không, khi bắt đầu từ năm thứ hai hoạt động sẽ cổ phần
hóa, ban đầu là việc bán cổ phần cho cổ đông và người lao động, sau đó sẽ chuyển đổi mô
hình hoạt động từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty cổ phần.
Bước tiếp theo là bán cổ phiếu ra công chúng và sau đó niêm yết chúng trên sàn chứng
khoán. Điều này giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về việc thua lỗ, lãi suất, doanh thu và
nợ nần.
Theo ý kiến cá nhân nhóm chúng em cho rằng đại diện của công ty nên đề xuất lên
chính phủ giảm lãi suất cho các khoản vay và yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn cho việc vay vốn
để duy trì hoạt động. Nước ta hiện đang trải qua đại dịch Covid - 19 trong điều kiện hết
sức nghiêm trọng, ngành du lịch và hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Dẫn tới việc
Vietravel Airlines bị chịu lỗ nặng và khoản vay ở mức lãi suất rất cao.

21
3. So sánh ưu điểm, nhược điểm về địa vị pháp lý của các hãng hàng không tại Việt
Nam và các nước trên thế giới
3.1. Các hãng hàng không có hình thức pháp lý là công ty cổ phần tại Việt Nam và
Hoa Kỳ

3.1.1. Ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần tại Việt Nam và Hoa Kỳ

Đối với Việt Nam


Ưu điểm

- Chế độ trách nhiệm hữu hạn là đặc trưng của công ty cổ phần, vì vậy nguy cơ
xuất hiện rủi ro của các cổ đông là rất thấp vì họ chỉ chịu trách nhiệm về nợ cùng các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực.
- Cơ cấu vốn linh hoạt cùng sự chuyển nhượng cổ phần tương đối đơn giản đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức khác nhau, số đối tượng
tham gia công ty cổ phần là rất rộng.
- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần thông qua việc phát hành cổ phiếu
ra công chúng là rất cao.
- Cổ phần của công ty được niêm yết, giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.

Nhược điểm

- Việc điều hành và quản trị công ty cổ phần rất rắc rối do số lượng các cổ đông
khá lớn, thậm chí có thể có sự phân chia tạo ra các nhóm cổ đông đối nghịch với nhau.
- Việc xây dựng và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn so với các loại hình
công ty khác do phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt về lĩnh vực kế toán, tài
chính.
- Các công ty cổ phần hiện nay phải nộp khá nhiều loại thuế như: thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,... Ngoài ra, các cổ đông còn phải
chịu thêm thuế thu nhập bổ sung từ lãi cổ phần và nguồn cổ tức theo quy định của pháp
luật.

22
- Việc công khai thông tin hằng năm cũng làm cho khả năng bảo mật kinh doanh
và tài chính của các công ty cổ phần bị hạn chế.

Đối với Hoa Kỳ

Công ty cổ phần tại Hoa Kỳ là một pháp nhân độc lập, ngay cả nếu chủ sở hữu
không còn tồn tại, công ty vẫn có thể tiếp tục duy trì hoạt động. Quyền sở hữu công ty có
thể được chuyển nhượng, cổ phiếu có thể được bán để tăng vốn. Đặc biệt hơn, người
đứng đầu doanh nghiệp không cần chịu trách nhiệm đối với các phán quyết pháp lý bằng
tài sản cá nhân. Chính phủ liên bang chỉ có thể thành lập doanh nghiệp theo quy định có
liên quan trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Do vậy, hầu hết các công ty tại Hoa Kỳ đều được
thành lập theo luật của một bang cụ thể và có thể đăng ký tại bất kì bang nào chứ không
bắt buộc phải ở bang mà công ty dự định kinh doanh.

Ưu điểm

- Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn
đã góp vào công ty.
- Trong một số trường hợp, phúc lợi có thể được trừ vào chi phí hoạt động.
- Mức thuế thấp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thích hợp với các cá nhân, tổ chức muốn có quy trình quản lý an toàn và chặt
chẽ.

Nhược điểm

- Chi phí thành lập cao hơn so với thành lập doanh nghiệp tư nhân.
- Thủ tục về các giấy tờ pháp lý phải được trình với tiểu bang nơi thành lập doanh
nghiệp.
- Là một cá thể riêng biệt nên công ty cổ phần vẫn phải nộp thuế.
- Nhờ quyền phát hành chứng khoán, công ty cổ phần có khả năng chủ động mỗi
khi cần nguồn vốn lớn để tham gia các dự án nhờ khả năng huy động vốn linh hoạt. Tuy
nhiên khả năng huy động vốn lớn cũng kéo theo nguy cơ gây rủi ro cao. Bởi vậy nên công

23
ty cổ phần phải chịu quy chế pháp lý khắt khe hơn so với các loại hình doanh nghiệp
khác.

Công ty cổ phần nhỏ (S-Corporations)

Để hạn chế một số rủi ro liên quan đến việc điều hành một công ty cổ phần thông
thường, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình S-Corporations. Với hình thức này, số
lãi hoặc lỗ của công ty sẽ ảnh hưởng đến cổ tức của các cổ đông.

Ưu điểm

- Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn góp vào.
- Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân và không cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cách đánh thuế đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty cổ phần truyền thống.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem như là thu nhập cá nhân.

Nhược điểm

- Như các công ty cổ phần truyền thống khác, công ty S-Corporation có chi phí cao
hơn so với việc thành lập các loại hình doanh nghiệp khác.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem như thu nhập cá nhân của riêng chủ doanh
nghiệp.
3.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của Vietnam Airlines (Việt Nam) và JetBlue Airways
(Hoa Kỳ)
Đối với Vietnam Airlines
Ưu điểm

- Là công ty cổ phần, Vietnam Airlines nghiêm túc thực hiện các quy định đối với
việc công bố thông tin. Các hoạt động của công ty luôn được trình bày minh bạch, chính
xác, đảm bảo cho các nhà đầu tư và cổ đông được tiếp cận thông tin một cách kịp thời và
đầy đủ. Các văn bản về kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng,
quý; các nghị quyết về công tác tổ chức đại hội cổ đông thường niên và bất thường của

24
Vietnam Airlines và các công ty con, kế hoạch tăng vốn điều lệ, ... thường xuyên được
cập nhật, đăng tải rộng rãi trên các kênh thông tin đại chúng và trên trang web của hãng.
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực. Đối
với Vietnam Airlines, lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
+ Công ty mẹ: Kinh doanh vận tải và dịch vụ hàng không.
+ Công ty con, công ty liên kết: Kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh kho bãi, in ấn,
giao nhận hàng hóa, kinh doanh các dịch vụ tổng hợp khác.
- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần thông qua việc phát hành cổ phiếu
ra công chúng là rất cao. Từ ngày 5/8 đến 14/9/2021, Vietnam Airlines đã thực hiện kế
hoạch chào bán 800 triệu cổ phiếu. Sau khi hoàn thành đợt phát hành này, vốn điều lệ của
công ty đã tăng lên 22.143 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD. Với số tiền thu được,
Vietnam Airlines sử dụng để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và bù
đắp thâm hụt dòng tiền, qua đó cải thiện năng lực tài chính hiện đang chịu ảnh hưởng
nặng nề do dịch bệnh.
- Cơ cấu vốn linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn từ các cá
nhân, tổ chức khác nhau. Tính đến ngày 14/7/2021, tổng số cổ đông của Vietnam Airlines
là 22.943, trong đó có 95 tổ chức và 22.848 cá nhân.
- Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên thị trường chứng khoán. Vào tháng
1/2017, cổ phiếu Vietnam Airlines với mã là HVN đã chính thức niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán.
- Dù chịu thiệt hại to lớn do đại dịch Covid - 19, số lỗ lũy kế lớn hơn nhiều so với
vốn chủ sở hữu nhưng Vietnam Airlines sẽ không bị phá sản như các doanh nghiệp khác.
Lí do vì đây là doanh nghiệp đặc biệt khi Chính phủ đang nắm giữ trên 80% vốn điều lệ.

Nhược điểm

 - Có sự hạn chế trong việc huy động vốn vay bổ sung.


 - Chủ sở hữu doanh nghiệp không thể chỉ dựa trên ý kiến bản thân để quản lý
doanh nghiệp mà phải thông qua ý kiến của những thành viên khác trong hội đồng quản
trị hay các cổ đông của công ty.

25
 - Việc quản lý, điều hành công phức tạp hơn do bị ràng buộc về chế độ tài chính,
kế toán theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tuy việc công khai thông tin tạo cho các cổ đông được tiếp nhận thông tin một
cách minh bạch nhưng điều đó cũng làm cho khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính
của Vietnam Airlines bị hạn chế rất nhiều.
Đối với JetBlue Airways
Sơ lược về JetBlue Airways
JetBlue Airways Corporation, gọi tắt là JetBlue, là hãng hàng không nổi tiếng của
Hoa Kỳ. Vào tháng 8/1998, JetBlue được thành lập ở tiểu bang Delaware và đặt trụ sở
chính tại Thành phố New York. Hãng bắt đầu dịch vụ vào ngày 11/2/2000.
Tuy không phải là thành viên trong các liên minh hàng không lớn nhưng JetBlue
vẫn có sự hợp tác với hơn 35 hãng hàng không khác.

Ưu điểm

- Đa số các công ty cổ phần tại Hoa Kỳ đều được thành lập theo luật của một bang
cụ thể và có thể đăng ký tại bất kì tại bang nào mà không bắt buộc phải ở nơi mà công ty
dự định kinh doanh. Vì vậy nhờ vào luật công ty và thuế thuận lợi, tiểu bang Delaware là
nơi mà JetBlue chọn đăng ký kinh doanh.
- Cổ phần của JetBlue được niêm yết, giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.
Cổ phiếu phổ thông của JetBlue được giao dịch trên Thị trường Chọn lọc Toàn cầu
NASDAQ với kí hiệu JBLU. Số cổ phiếu lưu hành tính đến ngày 31/1/2021 là
316.028.908 cổ phiếu.
- JetBlue tin rằng việc duy trì cơ cấu lãnh đạo với một Chủ tịch Hội đồng Quản trị
và các Giám Đốc điều hành độc lập là phù hợp nhất. Ngoài ra trong Hội đồng Quản trị
của JetBlue còn có các Ủy ban như Ủy ban Kiểm toán, Ủy ban Bồi thường, Ủy ban Quản
trị và đề cử, Ủy ban giám sát An toàn Hàng không và Ủy ban Tài chính. Với cơ cấu lãnh
đạo này, các thành viên tại JetBlue đã được phát huy hết khả năng của mình, phân bổ đều
trách nhiệm, quyền hạn giữa ban lãnh đạo và các thành viên độc lập.

26
- Cùng với nỗ lực tăng cường sự đa dạng của ban lãnh đạo, JetBlue cam kết chống
lại chế độ phân biệt chủng tộc, bình đẳng giới và xóa bỏ các rào cản khác. Tại Hội đồng
quản trị của công ty, trong các ứng cử viên được bầu cử, tái đắc cử, sẽ có ba giám đốc nữ
trong số mười giám đốc và ba giám đốc đa sắc tộc. Dẫn chứng trong thực tế, các Giám
đốc nữ hiện tại của JetBlue gồm có bà Joanna L. Geraghty, bà Ursula L. Hurley và bà
Teru Mcclure; các giám đốc da màu có ông Brandon Nelson, ông Monte Ford và bà Teri
Mcclure. Điều này chứng tỏ JetBlue đã thành công tạo ra sự bình đẳng giới, bình đẳng
chủng tộc – vấn đề nan giải không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia khác trên thế
giới.

Nhược điểm

- Theo Luật Liên bang và các quy định của Luật Doanh Nghiệp Hoa Kỳ, JetBlue
phải được kiểm soát bởi công dân Hoa Kỳ. Về vấn đề này, ít nhất hai phần ba Ban Giám
đốc của JetBlue phải là công dân Hoa Kỳ. Điều này đã hạn chế địa vị của các thành viên
có quốc tịch khác.
-  Hiện tại JetBlue có 492 cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phần. Vì số lượng cổ đông
lớn nên việc quản lý, điều hành của công ty là khá phức tạp.
- Khả năng bảo mật của JetBlue cũng bị hạn chế khi luôn công khai các bản cáo
bạch, báo cáo thường niên, ... vì để các cổ đông có thể tiếp nhận được thông tin chính xác.
3.1.3. Nhận xét
Công ty cổ phần tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác đều có những ưu nhược
điểm riêng. Do vậy các nhà quản trị phải luôn xác định được từng điểm mạnh và điểm
yếu của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá khả năng các sự kiện diễn ra trong tương lai và
mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của công ty để có những phương án cải
tiến phù hợp.
Để tương thích với môi trường hội nhập hiện nay, các công ty cổ phần nói chung
và các hãng hàng không nói riêng cần đổi mới mô hình quản trị cũ, tăng hiệu suất làm
việc, lập ra các kế hoạch quản lý chặt chẽ dự án đầu tư, tiết kiệm nguồn vốn nhằm tăng
năng lực cạnh tranh.

27
Các ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm suy giảm nghiêm trọng và để lại hậu quả
nặng nề đến nguồn lực tài chính. Bên cạnh các giải pháp ứng phó tình huống có tính chất
ngắn hạn, các công ty cần đã chủ động đánh giá các ảnh hưởng, xây dựng định hướng và
các giải pháp tái cơ cấu tài chính để khôi phục tiềm lực tài chính, khắc phục các mất cân
đối nguồn vốn trong giai đoạn tới.
3.2. Các hãng hàng không có hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn tại
Việt Nam và Hoa Kỳ
3.2.1. Ưu điểm, nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam và Hoa Kỳ

Đối với Việt Nam

Ưu điểm

- Được quyền quyết định mọi vấn đề của công ty đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên còn hai thành viên cũng không quá phức tạp vì các thành viên không
nhiều và thông thường cũng quen biết nhau do đó cũng rất dễ điều hành, quản lý.
- Vì là loại hình trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên đại diện chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn góp vào công ty, không
liên quan gì tới tài sản cá nhân rủi ro thấp.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì có thể xuất hiện chuyển
nhượng vốn tuy nhiên được pháp luật quy định chặt chẽ nên hoàn toàn nằm trong vòng
kiểm soát, người lạ khó có thể chen chân vào điều hành công ty.
- Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng hơn.
- Chủ đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số
vốn điều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm

- Số lượng thành viên bị giới hạn không được vượt quá 50.
- Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế với việc
huy động con số lớn trong thời gian ngắn.

28
- Uy tín trước đối tác sẽ bị ảnh hưởng vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực
hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Đối với Hoa Kỳ

Công ty trách nhiệm hữu hạn ở Mỹ (Tiếng Anh: Limited Liability Company - viết
tắt: LLC) là hình thức của một công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân ở Hoa Kỳ. Đó là một
cấu trúc doanh nghiệp có thể kết hợp đánh thuế thông qua của một công ty hợp danh hoặc
hộ kinh doanh cá thể với trách nhiệm hữu hạn của một công ty. Công ty trách nhiệm hữu
hạn là một thực thể pháp lý lai có các đặc điểm nhất định của cả công ty cổ phần và công
ty hợp danh hoặc hộ kinh doanh cá thể (tùy thuộc vào số lượng chủ sở hữu). Công ty trách
nhiệm hữu hạn là một loại hiệp hội chưa hợp nhất khác với một công ty cổ phần.

Ưu điểm

- Lựa chọn chế độ thuế. Một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chọn để bị
đánh thuế với tư cách là hộ kinh doanh cá thể, công ty hợp danh, công ty cổ phần, mang
lại sự linh hoạt cao.
- Giấy tờ hành chính và lưu trữ hồ sơ ít hơn nhiều so với một công ty cổ phần.
- Một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có số lượng thành viên không giới hạn
và không có giới hạn quyền công dân.
- Ít rủi ro hơn khi bị "đánh cắp" bởi các vụ bán tống.

Nhược điểm

- Việc tăng vốn tài chính cho một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể khó khăn
hơn, vì vậy các nhà đầu tư có thể thoải mái hơn khi đầu tư vào các hình thức công ty được
hiểu rõ hơn với quan điểm về IPO cuối cùng.
- Nhiều khu vực pháp lý, đánh thuế đặc quyền kinh doanh hoặc thuế giá trị vốn đối
với các công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Phí gia hạn cũng có thể cao hơn.

29
- Cấu trúc quản lý của một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể không được nêu rõ.
- Các bên uỷ quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng nhiều chức danh
khác nhau, có thể khó xác định ai thực sự có thẩm quyền ký kết hợp đồng thay mặt công
ty trách nhiệm hữu hạn.
3.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của Vietravel Airlines (Việt Nam) và Eastern Airlines,
LLC (Hoa Kỳ)
Đối với Vietravel Airlines
Ưu điểm
- Vietravel có quyền đưa ra quyết định quan trọng cho hãng hàng không Vietravel
Airlines.
- Hội đồng quản trị công ty gồm 7 người, đây là những người kỳ cựu trong ban
quản trị của Vietravel, họ là một phần quan trọng thúc đẩy hãng hàng không Vietravel
Airlines trong tương lai.
+ Tổng giám đốc: Nguyễn Quốc Kỳ
+ Phó Tổng giám đốc 5 người: Nguyễn Thị Lê Hương; Trần Đoàn Thế Duy; Võ Quang
Liên Kha; Vũ Đức Biên; Huỳnh Phan Phương Hoàng.
+ Kế toán trưởng: Ngô Chí Dũng
- Đặc biệt có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong số vốn điều lệ,
vì vậy các rủi ro phải chịu là rất thấp.
- Vietravel Airlines phát hành trái phiếu với hình thức thông qua bút toán ghi sổ,
lãi suất cố định 9,25%/năm trong 15 tháng đầu, sau đó tăng lên 11%. Điều này có thể giúp
cho Vietravel Airlines huy động vốn nhanh hơn.

Nhược điểm

- Hiện tại số thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành
Việt Nam chỉ có mỗi Vietravel nên việc huy động vốn còn rất nhiều khó khăn. Vì hãng
hàng không này gần như là thua lỗ sau 4 tháng hoạt động, làm ảnh hưởng đến doanh thu
của Vietravel rất nhiều.

30
- Dù có thể phát hành trái phiếu nhưng việc phát hành cổ phiếu vẫn là tối ưu nhất
trong việc huy động vốn, nhất là trong thời gian ngắn. Nhìn chung hiện nay thì Vietravel
Airlines chưa cần đến một số vốn lớn vì công ty mẹ có thể đáp ứng đủ, nhưng trong tương
lai thì không, như vậy theo kế hoạch sẽ có cuộc chuyển đổi hình thức pháp lý.
- Các vấn đề về uy tín của công ty cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi chính chế độ
chịu trách nhiệm của Vietravel Airlines. Số suất cất hạ cánh của Vietravel Airlines hiện
nay được xem là ít so với các hãng hàng không nội địa, nhưng hãng hàng không này cũng
không sử dụng hết số suất mà hãng được cấp, tỷ lệ suất không sử dụng cụ thể nhất ở Tân
Sơn Nhất của Vietravel Airlines 23,8%. Nằm trong top 3 hãng không không sử dụng đủ
80% số suất cất hạ cánh được cấp. Hãng cần khắc phục nhanh chóng vấn đề này.
- Hiện tại theo vài nguồn tin thì Vietravel đang có các dự định chuyển Vietravel
Airlines thành công ty cổ phần. Hội đồng quản trị công ty Vietravel đã thông qua chủ
trương chuyển nhượng 55,58% cổ phần tại Vietravel Airlines cho Vietravel Holdings.
Nguyên nhân chính được cho là do hãng ra đời trong tình hình dịch bệnh, nhất là vào năm
2021 ngành hàng không gần như đóng băng hoàn toàn, hãng không tạo ra được doanh thu
nhưng phải cầm cự các chi phí thuê máy bay, nhân viên..., ảnh hưởng không nhỏ đến
công ty mẹ là Vietravel. Vì vậy việc chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công
ty cổ phần là một trong những quyết định được chuẩn bị từ trước chỉ đợi cơ hội để chuyển
đổi mà thôi.
Đối với Eastern Airlines, LLC

Sơ lược về Eastern Airlines, LLC

Eastern Airlines, LLC là một hãng hàng không của Mỹ được thành lập vào năm
2010. Nó bắt đầu với tên gọi Dynamic Airways và sau đó đã thêm "International" vào tên
của mình để phản ánh sự chuyển đổi của hãng từ một hãng hàng không thuê chuyến sang
các dịch vụ quốc tế theo lịch trình.
Sau khi tái cơ cấu phá sản thành công vào tháng 4 năm 2018, Dynamic
International Airways đã nhận được giấy phép sử dụng tài sản trí tuệ phương Đông từ

31
Swift Air và thuê hai máy bay từ công ty khởi nghiệp Eastern Air Lines năm 2015.
Dynamic được đổi tên thành Eastern Airlines.

Ưu điểm

- Chủ đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức dễ dàng trong việc hình thành bộ máy
tổ chức công ty.
- Được lựa chọn chế độ thuế cho công ty theo hộ kinh doanh cá nhân, công ty hợp
danh hay là công ty cổ phần.
- Chủ sỡ hữu có thể toàn quyền quyết định đến mọi hoạt động của công ty.
Kenneth M. Woolley - người sáng lập kiêm giám đốc thông tin và cựu giám đốc điều
hành đã có những quyết định rất đúng đắn hình thành nên tên tuổi của Eastern Airlines.
- Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn
điều lệ đã góp vào công ty. Vì vậy hạn chế rủi ro khi tổ chức hoạt động kinh doanh, tạo
điều kiện cho các công ty khác có thể mở rộng hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp. Thế
nên ông Paul Kraus - chủ sở hữu của Jet Midwest Group, một công ty cho thuê máy bay
đã quyết định mở rộng đầu tư vào Eastern Airlines.

Nhược điểm

- Không phù hợp với loại hình kinh doanh lớn, chỉ phù hợp với loại hình kinh
doanh vừa và nhỏ. Điều này được minh chứng rõ rệt qua từng giai đoạn của Eastern
Airlines, LLC. Từng rất nhiều lần tuyên bố phá sản, và đổi tên thương hiệu một vài lần và
cuối cùng thì dừng lại ở cái tên Eastern Airlines, LLC.
- Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu, do đó bị hạn
chế về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề. Đây cũng là hạn chế lớn
nhất khiến hãng rơi vào cảnh nợ nần và không thể mở rộng quy mô công ty. Vào năm
2018 công ty đã đệ đơn phá sản và dừng hoạt động và bắt buộc phải phát hành trái phiếu
$450,000 để cứu vớt công ty.
- Số lượng thành viên bị hạn chế làm lỡ mất nhiều cơ hội tham gia đầu tư của
nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Để được chấp nhận phục vụ cung cấp dịch vụ theo lịch trình

32
giữa New York và Georgetown, Guyana một lần nữa hãng phải thanh toán cho chính phủ
một khoản tiền rất lớn, một phần cũng vì hãng có một lịch sử tiêu cực. Vì vậy khi hãng là
một công ty trách nhiệm hữu hạn gánh nặng đè lên vai rất lớn, làm lỡ mất cơ hội tốt để
phát triển.
- Cấu trúc quản lý của một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể không được nêu rõ.
Ngoài những nhân vật chủ chốt là Steve Harfst (Chủ tịch & Giám đốc điều hành), Olga
Alauof (Chủ sở hữu, 70%), Kenneth Woolley (Chủ sở hữu, 30%) thì công ty trách nhiệm
hữu hạn cũng ít tiết lộ sâu vào các thành viên khác trong ban quản lí.
3.2.3. Kết luận
Thông qua việc tìm ra ưu điểm và nhược điểm của hai hãng hàng không của Hoa
Kỳ - cái nôi ra đời của ngành hàng không và Việt Nam - một nơi còn nhiều điều cần học
hỏi, khi là một nước đang trên đà phát triển của ngành hàng không. Nên ta đã thấy được
sự hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn dù ở Hoa Kỳ hay ở Việt Nam, đây là một
hình thức pháp lí khá là khó khăn trong việc vận hành. Về hãng hàng không Eastern
Airlines, LLC thì có quá nhiều khuyết điểm cần khắc phục. Hơn thế nữa, thị trường hàng
không của Mỹ cạnh tranh khá gay gắt. Từ đây Vietravel Airlines cũng hãy rút ra cho mình
một bài học rất đáng chú ý, hãng hứa hẹn sẽ mang rất nhiều tiềm năng cho tương lai của
ngành du lịch Việt Nam, có thể kết hợp nhuần nhuyễn với các tour du lịch của công ty
mẹ. Và trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì bất cứ hãng hàng không nào cũng bị ảnh
hưởng rất nhiều, nên Vietravel Airlines ra đời trong hoàn cảnh này vô cùng mạo hiểm,
nhưng Vietravel đã làm rất tốt đảm bảo cho sự ra đời của hãng hàng không Vietravel
Airlines, để lại sự ấn tượng trong lòng của các khách hàng đầu tiên, cho họ cảm giác mỗi
chuyến bay là một cuộc hành trình.
Dù ở Mỹ hay ở Việt Nam thì hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn đều
có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nên bài học rút ra ở đây là hãy lựa chọn
hình thức pháp lý một cách đúng đắn nhất để đưa công ty phát triển theo hướng đi ngày
càng tốt đẹp hơn.

33
PHẦN KẾT LUẬN

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và lần thứ VII, Đảng và Nhà nước ta đã
quyết định đổi mới nền kinh tế thị trường từ bao cấp trở thành tự cung tự cấp hoạt động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả
của nền kinh tế quốc dân. Với mô hình kinh tế mới này, ngành hàng không Việt Nam
cũng không ngoại lệ, hiện nay đa phần các hãng hàng không tại Việt Nam sử dụng loại
hình công ty là công ty cổ phần.
Loại hình này đã dần khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của mình trong
sự phát triển của ngành hàng không: Với khả năng tập trung vốn nhanh dưới các hình
thức như phát hành cổ phần, cổ phiếu, sở dĩ ngành hàng không đòi hỏi nguồn vốn rất cao,
duy trì mối quan hệ giữa các thành viên nội bộ tốt, tận dụng được nguồn lực từ nước
ngoài thông qua các hình thức như liên doanh hợp tác mua sắm tàu bay chuyển giao công
nghệ, khả năng ứng phó với các tình huống thị trường tốt, linh động thông qua việc huy
động vốn từ các ngành kinh doanh phụ trợ, ứng phó với các ảnh hưởng do đại dịch Covid
- 19.
Vietnam Airlines là một trong số ít doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa thành
công và liên kết với nhà đầu tư nước ngoài (Tập đoàn hàng không 5 sao ANA của Nhật
Bản), giá trị vốn hóa của Hãng hàng không quốc gia (Vietnam Airlines) đã không ngừng
tăng càng khẳng định thêm những giá trị tích cực của loại hình công ty cổ phần mang lại
cho các doanh nghiệp. Song song với quá trình cổ phần hóa không chỉ là bán cổ phần mà
còn phải giải quyết vấn đề tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, tính
minh bạch, tính giải trình, của toàn bộ hệ thống, tăng tính minh bạch trong toàn bộ quá
trình. Tránh sự sai sót thất thoát.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19 tàn phá nặng nề đến
ngành hàng không Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Khiến cho các hãng hàng
không lao đao vì dịch bệnh, tuy nhiên vẫn có những tín hiệu đáng mừng từ các hãng hàng
không như việc Bamboo Airways hay Vietnam Airlines mở các đường bay đến Mỹ,
Vietjet Air là hãng hàng không duy nhất báo lãi, các hãng chuyển đổi từ chở khách sang

34
khai thác chở hàng. Đây đều là những tín hiệu đáng mừng của ngành hàng không hứa hẹn
sự tái sinh mạnh mẽ sau đại dịch.

35
PHỤ LỤC
1. Sơ lược về địa vị pháp lý của các hãng hàng không tại Việt Nam
http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=142881
2. Địa vị pháp lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vienam Airlines
https://zingnews.vn/vietnam-airlines-dat-chuan-quoc-te-ve-an-toan-phong-chong-dich-
post1235390.html
https://sites.google.com/site/vietnamnairline/gioi-thieu-ve-vietnam-airlines
https://www.bsc.com.vn/Download/20210723/BCB%20chao%20ban%20them%20co
%20phieu%20VNA%202021.pdf?
fbclid=IwAR1OlbYi5kd6mnt0hZVLnOUwZHRgr0LuD528vmBHttGTdyEFKeQ2b2TA9
_4
https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/vietnam-airlines/about-us/leadership
https://www.bsc.com.vn/Download/20210723/BCB%20chao%20ban%20them%20co
%20phieu%20VNA%202021.pdf?
fbclid=IwAR1OlbYi5kd6mnt0hZVLnOUwZHRgr0LuD528vmBHttGTdyEFKeQ2b2TA9
_4
Quy định tại khoản 1, Điều 3, Điều lệ Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2021/BCTC/VN/QUY%203/
HVN_Baocaotaichinh_Q3_2021_Hopnhat.PDF
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2021/BCTC/VN/QUY%203/HVN_Baocaotaichinh
_Q3_2021_Hopnhat.PDF
https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/vietnam-airlines/about-us/history
https://vietnambiz.vn/vietnam-airlines-chuan-bi-to-chuc-dai-hoi-co-dong-bat-thuong-
20211013173631393.htm
3. Địa vị pháp lý của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet Air
https://vcbs.com.vn/vn/Research/Company?stocksymbol=VJC
https://ir.vietjetair.com/Home/Menu/ban-dieu-hanh
https://vnexpress.net/hai-hang-hang-khong-tranh-nhau-thuong-hieu-vietair 2704550.html

36
4. Địa vị pháp lí về Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways
https://www.bambooairs.com/gioi-thieu-hang-hang-khong-bamboo-airways/
http://kinhtetapdoan.vn/ban-lanh-dao-hdqt-bamboo-airways-gom-nhung-ai-d9311.html
https://bnews.vn/thanh-lap-bamboo-airways-cong-ty-tnhh-hang-khong-tre-viet-noi-gi/
46742.html
https://giacophieu.vn/co-phieu-bamboo-airways-cap-nhat-hom-nay-bav-3351.html
https://cafef.vn/bamboo-airways-len-ke-hoach-giao-dich-co-phieu-tai-upcom-tu-quy-1-
2022-20211119130955084.chn
https://zingnews.vn/ong-trinh-van-quyet-va-co-dong-chien-luoc-nam-hon-94-bamboo-
airways-post1223494.html
5. Địa vị pháp lí công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ hành Việt
Nam
https://www.stockbiz.vn/Stocks/VTR/Snapshot.aspx/
https://kinhnghiemquy.com/danh-sach-cong-ty/cong-ty-co-phan-du-lich-tiep-thi-gtvt-viet-
nam-vietravel-2753.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vietravel_Airlines
https://baophapluat.vn/thuc-hu-chuyen-vietravel-ban-hang-hang-khong-vietravel-airlines-
sau-4-thang-hoat-dong-post392925.html
https://diendandoanhnghiep.vn/ceo-vietravel-airlines-la-ai-188599.html
https://laodong.vn/kinh-te/vietravel-se-chuyen-nhuong-hon-55-von-cua-vietravel-
airlines--985678.ldo
https://vietnambusinessinsider.vn/vietravel-sap-bom-gan-600-ty-dong-cho-vietravel-
airlines-a24519.html/
https://baodautu.vn/vietravel-gop-them-5935-ty-dong-vao-vietravel-airlines-
d155901.html
https://tinnhanhchungkhoan.vn/nhieu-nganh-lao-doc-doanh-nghiep-niem-yet-kinh-doanh-
giam-sut-thua-lo-post277305.html

37
6. So sánh các hãng hàng không có hình thức pháp lý là công ty cổ phần tại
Việt Nam và Hoa Kỳ
https://finance.yahoo.com/quote/JBLU/?
guce_referrer=aHR0cHM6Ly93d3cuZ29vZ2xlLmNvbS8&guce_referrer_sig=AQAAAL4
6gpAkszJKIeJwsx8SNax7Gw_piEdZbpAtxBtTFJTpOqNL1ge0ozX6S8wagmpJ1DnKM0
MKqbp97u9reo_IErBXKToNn_cSL0COz5d-vwEWVOFHN-JzASDs2vOoKZPtGa_Tp-
ktr8SNl7eXc7IKmxw2cwY40h-4L0UHBi2QfyuZ&guccounter=2
https://finance.yahoo.com/quote/JBLU/holders?p=JBLU
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34185/5/00050008236.pdf
http://blueir.investproductions.com/investor-relations/financial-information/reports/
annual-report
https://marketbusinessnews.com/financial-glossary/joint-stock-company/
https://www.globallinkconsulting.sg/vi/thanh-lap-cong-ty-tai-nuoc-ngoai/thanh-lap-cong-
ty-tai-my/thong-tin-tong-quan-ve-my/tong-quan-cac-loai-hinh-cong-ty-tai-my
https://luathongduc.com/lap-cong-ty-tai-hoa-ky-sao-khong-thu-
https://luathoanhao.com/luat-doanh-nghiep-o-my.html
7. So sánh các hãng hàng không có hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm
hữu hạn tại Việt Nam và Hoa Kỳ
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ty_tr%C3%A1ch_nhi%E1%BB%87m_h
%E1%BB%AFu_h%E1%BA%A1n_(Hoa_K%E1%BB%B3)
https://en.wikipedia.org/wiki/Eastern_Airlines,_LLC
https://www.indeed.com/cmp/Eastern-Airlines-LLC/reviews
https://iflyea.com/about-us/?v=1629855647
https://nld.com.vn/kinh-te/emagazine-tan-binh-vietravel-airlines-khong-them-canh-tranh-
voi-vietnam-airlines-vietjet-bamboo-20201227142157038.htm
http://s.cafef.vn/VTR-323418/vietravel-hoan-tat-phat-hanh-700-ty-trai-phieu-de-bom-
von-cho-du-an-hang-khong.chn

38
https://thanhnien.vn/vietravel-chuyen-nhuong-hon-55-co-phan-cua-vietravel-airlines-
post1412869.html
https://thanhnien.vn/cuc-hang-khong-ra-toi-hau-thu-voi-cac-hang-bay-khong-het-slot-
post1060818.html

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021


NGƯỜI VIẾT

Cao Thu Phương


Đỗ Thị Mỹ Tiên
Phan Nhật Hào
Nguyễn Thị Huyền Trân

39

You might also like