Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 70

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1. Phần nhận định

1. Nhận định sai. Kinh tế- chính trị Mác- lênin nghiên cứu các quan hệ xã hội
của sản xuất giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi mà các
quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất
nhất định.

2. Nhận định sai. Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý
chí của con người, con người không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể
nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Khi vận
dụng không phù hợp, con người phải thay đổi hành vi của mình chứ không thay
đổi được quy luật.

Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người được hình thành trên cơ
sở vận dụng các quy luật kinh tế. chính sách kinh tế vì thế có thể phù hợp, hoặc
không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Khi chính sách không phù hợp,
chủ thể ban hành chính sách có thể ban hành chính sách khác để thay thế.

3. Nhận định sai. Chức năng thực tiễn là chức năng quan trọng nhất và cơ bản
nhất của kinh tế- chính trị Mác- Lênin. Bởi vì chức năng thực tiễn góp phần
thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, thúc đẩy văn minh xã hội,
tạo thúc đẩy động lực đẩy từng cá nhân và toàn xã hội sáng tạo, từ đó không
ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Đối với sinh viên
nói riêng, có thể xây dựng tư duy và tầm nhìn, kỹ năng thực hiện các hoạt động
kinh tế- xã hội trên mọi lĩnh vực, ngành, nghề của đời sống xã hội phù hợp với
quy luật khách quan. Thông qua đó đóng góp xứng đáng vào sự phát triển
chung của xã hội.

4. Nhận định sai. Kinh tế- chính trị Mác- Lênin là sự vận dụng quan điểm phép
biện chứng duy vật để thấy được các hiện tượng và quá trình kinh tế hình thành,
phát triển, chuyển hoá không ngừng, giữa chúng có mối liên hệ tác động biện
chứng với nhau, các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi ứng với từng điều
kiện cụ thể nhất định luôn thuộc về một chỉnh thể những mối liên hệ trong nền
sản xuất tương ứng với những trình độ phát triển, trong những điều kiện lịch sử
nhất định.

5. Nhận định

6. Nhận định sai. Chỗ khác nhau chủ yếu nhất giữa hàng hoá sản xuất lao động
và hàng hoá thông thường là giá trị và giá trị sử dụng.

+ Hàng hoá sức lao động: có giá trị chứa đựng cả yếu tố vật chất, tinh thần và
lịch sử. Được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để
tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó, đó chính là giá trị thặng dư

+ Hàng hoá thông thường: có giá trị chỉ thuần túy là yếu tố vật chất, được đo
trực tiếp bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Có giá trị sử dụng thông
thường.

7. Nhận định sai. Nguồn gốc của giá trị hàng hoá và của giá trị thặng dư cơ bản
là khác nhau.

+ Nguồn gốc của giá trị hàng hoá là lao động hao phí của người sản xuất để sản
xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. Giá trị của hàng hoá là gía trị
lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết.
+ Nguồn gốc của giá trị thặng dư là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có
lao động sống mới tạo ra giá trị, trong đó có giá trị thặng dư. Nguồn gốc của giá
trị thặng dư là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời gian tái sản xuất ra
giá trị của nó.

8. Nhận định sai. Sự ra đời của sản xuất hàng hoá không là quá trình lịch sử-
tự nhiên, không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người. Sự
ra đời của sản xuất hàng hoá khi đạt được điều kiện sau: phân công lao động xã
hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

9. Nhận định đúng.

- Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao
phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí
sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà
thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.

- Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí
thực tế: (c + v) < (c + v + m)

Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động, cho nên
chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước (K)

10. Nhận định sai. Tích lũy nguyên thủy có trước, tích lũy tư bản có sau. Tích
lũy nguyên thủy tạo điều kiện cho CNTB ra đời, tích lũy tư bản mở rộng phạm
vi thống trị và bóc lột lao động làm thuê. Tích lũy nguyên thủy thực hiện bằng
bạo lực, tích kuyx tư bản thực hiện bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu.

11. Nhận định đúng. Khi xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá trị vẫn còn
là cơ sở của giá trị sản xuất vì xét trên phạm vi trên toàn xã hội thì tổng giá cả
sản xuất vẫn bằng tổng giá trị hàng hóa.
12. Nhận định đúng. Tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt vì khi cho vay người
bán không mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng
trong thời gian nhất định.

19. Nếu nhà tư bản trả công đúng giá trị sức lao động thì không có còn bóc
lột giá trị thặng dư
Sai
Nếu nhà tư bản chỉ trả công đúng giá trị sức lao động thì phần dôi ra ngoài giá
trị sức lao động là giá trị thặng dư vẫn sẽ không được trả. Do đó, để chấm dứt
việc bóc lột giá trị thặng dư, nhà tư bản phải trả công bằng với giá trị mới tạo ra,
tức là giá trị sức lao động cùng với giá trị thặng dư.

20. Có hàng hoá sức lao động tất yếu có bóc lột giá trị thặng dư
Đúng
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời
gian tái sản xuất ra giá trị của nó, có nghĩa là vượt quá thời gian lao động tất yếu
để bù đắp lại giá trị sức lao động. Do đó, việc bóc lột giá trị thặng dư chỉ xuất
hiện khi có sự tồn tại của hàng hóa sức lao động.

21. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản là hoàn toàn khác nhau
Đúng
Vì tuy cả hai khái niệm đều có điểm chung đều làm gia tăng quy mô, chất lượng
tư bản cá biệt. Nhưng chúng có những đặc điểm riêng biệt:
Thứ nhất:
+ Nguồn để tạo nên tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm
tăng quy mô của nhà tư bản cá biệt, đồng thời từ đó làm tăng quy mô của tư bản
xã hội.
+ Còn đối với tập trung tư bản thì nguồn để hình thành tập trung tư bản lại là
những nhà tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, từ việc tập trung các nhà tư bản có
sẵn trong xã hội sẽ hình thành một nhà tư bản mới có quy mô lớn hơn. Vì vậy,
việc tập trung tư bản chỉ là tăng quy mô tư bản cá biệt chứ không làm tăng quy
mô của tư bản xã hội.
Thứ hai:
+Tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp và đồng thời là sợi dây liên kết giữa giai cấp
tư sản và tầng lớp lao động trong xã hội. Trong đó giai cấp tư sản sẽ bóc lột, sử
dụng sức lực của người lao động để làm tăng quy mô, chất lượng tư bản cá biệt.
+Còn tập trung tư bản phản ánh quan hệ cạnh tranh bên trong giữa các giai cấp
tư sản với nhau bởi bản chất hình thành của tập trung tư bản là từ sự xuất hiện
có sẵn của các nhà tư bản trong xã hội. Đồng thời tập trung tư bản cũng có tác
động đến mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và lao động thông qua hoạt động của
từng nhà tư sản cá biệt.

22. Hàng hoá sức lao động được coi là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn
của công thức chung của tư tư bản
Đúng
Vì để giải quyết mâu thuẫn chung của công thức tư bản cần tìm cho thị trường 1
loại hàng hóa mà việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó,
hàng hóa đó là sức lao động.

23. Lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô TBCN đều có nguồn
gốc là giá trị thặng dư.
Đúng
Vì: + Thực chất lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng
tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư
bản thương nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cho mình.
+ Nguồn gốc của lợi tức cũng là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng
tạo ra trong lĩnh vực sản xuất.
+ Nguồn gốc của địa tô tư bản chủ nghĩa là là một phần giá trị thặng dư do công
nhân nông nghiệp sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô TBCN đều là các
hình thái biến tướng của giá trị thặng dư do công sáng tạo ra trong lĩnh vực sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp.

24. Giá trị thặng dư (m) và lợi nhuận (p) là một.


Sai
Vì: +Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó là
kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi
nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
+ Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư
bản và lao động làm thuê. Vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư
không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Các nhà tư bản phải đóng góp các
giá trị nhất định để tìm ra phần thặng dư đó. Cũng như mang đến giải thích hợp
lý, tránh các biểu tình đòi quyền lợi của tầng lớp lao động. Từ đó mang đến
quyền lực và lợi ích càng tập chung vào tay họ. Tầng lớp công nhân ngày càng
phụ thuộc vào việc làm mà họ tạo ra.

25. Tỷ suất giá trị thặng dư (m') và tỷ suất lợi nhuận (p') chỉ có khác nhau
về lượng
Sai
Vì ngoài khác nhau về lượng là p’ luôn luôn nhỏ hơn m’ thì tỷ suất giá trị thặng
dư và tỷ suất lợi nhuận còn khác nhau về mặt chất. Cụ thể là m’ phản ánh trình
độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, còn p’ không thể phản
ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.

26. Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
Đúng
Vì xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi
nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề quan trọng là tạo ra
một cơ cấu kinh tế tối ưu (hợp lý). (Khoản b trong Nội dung của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam)
https://hoctap24h.vn/noi-dung-cua-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-o-viet-nam

27. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ diễn ra quá trình phân công
lại lao động xã hội.
Đúng
Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá tất yếu phải phân công lại lao
động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, tức là
chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các
vùng trong nền kinh tế quốc dân. Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to
lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động; cùng với
cách mạng khoa học và công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu
kinh tế hợp lý

28. Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tạo ra nguồn vốn lớn,
nhất là nguồn vốn từ nước ngoài.
Đúng
Vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật ngày một hiện đại, đòi hỏi phải có nhiều vốn
trong và ngoài nước, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định,
nguồn vốn bên ngoài là quan trọng. Và ở nước ta hiện nay, nguồn vốn trong
nước còn hạn hẹp nên phải tận dụng, khai thác nguồn vốn từ bên ngoài.
29. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một trong các tiền đề quan
trọng là đào tạo nguồn nhân lực
Đúng
Một trong những tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ở nước ta là Đào tạo nguồn nhân lực. Để làm được điều đó phải coi giáo dục là
quốc sách.

30. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại được coi là một
tiền đề quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Đúng
Phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những định hướng lớn của nền kinh tế
Việt Nam. Với nền tảng là một nước nông nghiệp lạc hậu, giải pháp để phát
triển đất nước trong xu thế chung toàn cầu hóa chính là mở rộng và nâng cao
hiệu quả của kinh tế đối ngoại thông qua tăng khả năng cạnh tranh và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trong từng giai đoạn lịch sử, Việt Nam
luôn thực hiện đường lối đối ngoại và kinh tế đối ngoại linh hoạt, sáng tạo để
góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

31. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công nghiệp hoá nông
nghiệp là ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong nông nghiệp, nông
thôn.

=> Nhận định đúng: vì nhiều cơ sở sản xuất có ứng dụng KHCN vào một số
khâu sản xuất, góp phần tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, bảo đảm an
toàn thực phẩm và mang lại giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích cao hơn so
với sản xuất truyền thống. Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất đã thực sự mang
lại hiệu quả, tạo ra chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp
32. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta và kinh tế thị
trường nói chung có những đặc điểm giống nhau

=> Nhận định sai vì

Kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường định hướng


XHCN

– Là có đầy đủ tất cả các loại Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa


thị trường, bao gồm thị trường các vận hành theo cơ chế thị trường, vừa
nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước.
và dịch vụ và các loại thị trường
Là nền kinh tế đa dạng các
khác; các loại thị trường đó đều phát
hình thức sở hữu và đa dạng các
triển; về cơ bản là thị trường cạnh
thành phần kinh tế, trong đó khu vực
tranh công bằng, kết nối các nền kinh
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
tế khu vực và trên toàn cầu.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
– Sở hữu tài sản và quyền sở
Việc phân phối được thực hiện
hữu tài sản rõ ràng, được xác định cụ
chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu
thể và được bảo vệ một cách chắc
quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng
chắn với độ tin cậy cao.
góp vốn cùng các nguồn lực khác và
– Các chủ thể thị trường cần phân phối thông qua hệ thống an sinh
phải độc lập về pháp lý và đa dạng xã hội, phúc lợi xã hội.
về loại hình; có quyền tự chủ và tự
Là nền kinh tế thị trường do
do kinh doanh; tức là tự do quyết
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
định sản xuất cái gì, sản xuất bao
nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nhiêu, sản xuất như thế nào, tự do nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì
quyết định giá và trao đổi theo cung mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân
cầu thị trường. chủ, công bằng, văn minh".

– Thị trường tất cả các loại Là nền kinh tế thị trường hiện
đều có cạnh tranh công bằng và trật đại và hội nhập quốc tế.
tự; độc quyền kinh doanh được kiểm
soát có hiệu quả; cạnh tranh không
công bằng, không lành mạnh bị loại
trừ

– Tự do kinh doanh, cạnh


tranh thị trường công bằng và có trật
tự là hai yếu tố cơ bản chi phối phân
bổ nguồn lực trong nền kinh tế, chi
phối sự lựa chọn của các chủ thể thị
trường.

– Giá cả tất cả các loại hàng


hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất
(vốn, đất đai, lao động, tài nguyên
thiên nhiên…) đều được quyết định
dựa trên sự khan hiếm, cạnh tranh và
quan hệ cung – cầu của yếu tố thị
trường.

– Cuối cùng đó là sự đào thải


sáng tạo, hay chính là cạnh tranh thị
trường một cách công bằng và có trật
tự sẽ lựa chọn người thắng cuộc.

33. Kinh tế thị trường định hướng XHCN khác về chất so với kinh tế
thị trường ở các nước TBCN

34. Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN

Nhận định đúng vì: Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước
thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Pháp luật có khả năng triển khai
những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách thống nhất, nhanh chóng
và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất. Nhờ vào pháp luật, nhà nước có cơ sở
để phát huy quyền lực của mình. Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại
càng có vai trò to lớn. Nó góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều
tiết nền kinh tế

35. Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức
phân phối thu nhập cá nhân

Nhận định sai vì các hình thức phân phối thu nhập cá nhân bao gồm
37. Trong CNTB, tiền công là giá cả sức lao động chứ không phải là
giá cả lao động.

Nhận định đúng vì Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải
có giá trị. Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân
lao động thì không có giá trị. Vì thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà
công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư
bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.

38. Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản
xuất và trao đổi hàng hoá

Nhận định đúng vì: Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đòi hỏi
phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái tiền được ra đời. Giá
trị của tất cả các hàng hoá ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai
trò tiền tệ. Tiền tệ ra đời đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì
chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng
không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được.

39. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành đều
hình thành nên giá trị thị trường đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung
thống nhất thì hình thái tiền được ra đời. Giá trị của tất cả các hàng hoá ở
đây đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.

Nhận định đúng vì cả hai sự cạnh tranh đều có sự tác động đến nền kinh
tế thị trường
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc
cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp
trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá
trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp đầu tư vào những ngành đầu tư có
lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lơị nhuận.

40. Nguyên nhân chủ yếu nhất, trực tiếp nhất của toàn cầu hoá kinh
tế là do sự phát triển của LLSX

- Nhận định sai vì những nguyên nhân dẫn đến việc toàn cầu hóa là: Sự
tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Bất kỳ quốc gia nào nếu
không chịu liên kết, học hỏi thì sự thụt lùi lại phía sau là điều tất yếu. Toàn cầu
hóa diễn ra tại mỗi quốc gia, dân tộc xuất phát từ chính nhu cầu phát triển rộng
rãi, mang tính quốc tế của họ.

- Liên kết kinh tế thế giới ngày càng mở rộng: với sự xuất hiện nhiều tổ
chức liên kế kinh tế, tài chính trong khu vực và cả thế giới. Có thể kể đến một
số tổ chức như: IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế, WB – ngân hàng thế giới, EU – Liên
minh châu Âu …

- Các công ty đa quốc gia xuất hiện nhiều và ngày càng phát triển. Chúng
tác động to lớn tới tình hình kinh tế tại nước đó. Đặc biệt, là sự hợp nhất các
công ty thành các tập đoàn lớn càng khẳng định tầm quan trọng của nó với nền
kinh tế đất nước.
- Những hệ quả mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kĩ thuật và giao
thông vận tải làm thay đổi bộ mặt của xã hội, tác động mạnh đến tâm lý người
dân và sự thâm nhập ngày một sâu của công nghệ trong đời sống con người.

- Các vấn đề mang tính toàn cầu như thiên tai. bệnh dịch, ô nhiễm môi
trường… cần sự liên kết giữa các quốc gia, khu vực mới giải quyết tốt được.

41. Điều kiện ra đời và điều kiện tồn tại của sản xuất hàng hoá chỉ là
một

Nhận định đúng vì: Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều
kiện:

- Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội :

+ Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động
xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao động xã
hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu: bởi vì mỗi ngành mỗi
người chỉ sản xuất một vài thứ, trong khi đó nhu cầu cuộc sống lại đòi hỏi có
nhiều loại khác nhau. Vì vậy họ cần trao đổi với nhau

- Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
có nghĩa là những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất, độc lập nhất định
sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Vì vậy, người này muốn tiêu dùng
sản phẩm lao động của người khác phải thông qua trao đổi mua bán hàng hoá.

Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều
kiện đó thì sản xuất hàng hoá không thể ra đời và cũng không thể tồn tại
42. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị
thặng dư do sản xuất tạo ra

Nhận định đúng vì: Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư
được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản
thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. Lợi nhuận
thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư.

43. Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu
hiện thành quy luật giá cả sản xuất

Nhận định đúng vì:

44. Tư bản ứng trước là 100 tỷ USD, cấu tạo hữu cơ là 3/1, tỷ suất giá
trị thặng dư là 100%. Biết giá trị sức lao động gấp 5 lần giá trị nguyên,
nhiên, vật liệu. Tính tư bản lưu động?

Nhận định sai vì: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị
thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Còn quy luật giá trị
mới biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.

45. Tư bản ứng trước là 200 tỷ USD, cấu tạo hữu cơ là 3/1, tỷ suất giá trị
thặng dư m’ = 100%, giá trị sức lao động gấp 5 lần giá trị nguyên, nhiên,
vật liệu. Hỏi tư bản cố định?

Nhận định đúng vì: Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập
với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được
cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức
phá hoại to lớn hơn.

46. Quy luật chung của tích luỹ tư bản cấu tạo hữu cơ của tư bản

47. Tự do cạnh tranh phát triển đến một mức độ nhất định tất yếu sinh ra
độc quyền
Nhận định sai.
C. Mác khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã cho rằng: “Tự do
cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển
tới một mức độ nhất định, lại dẫn đến độc quyền”

48. Nguyên nhân xuất hiện CNTB độc quyền nhà nước là do sự cạnh tranh
khốc liệt
Nhận định sai.
Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa là
- Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản
xuất càng cao. Lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao mâu
thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do
đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để
lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự
thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước.
- Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện
một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể
hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi
nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao
thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản… đòi hỏi nhà nước tư sản
phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho
các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
- Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng
giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà
nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như
trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã
hội…
- Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành
trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào
quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế
giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của
các quốc gia tư sản để điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc
tế.

49. Xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá thực chất là một

Đây là nhận định sai.


Khái niệm xuất khẩu tư bản: Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước
ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
Khái niệm xuất khẩu hàng hoá: Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước
ngoài (Đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư
ở các nước xuất khẩu tự bản đó.
Lênin khẳng định rằng , xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu
hàng hóa và là quá trình ăn bám bình phương.

Đặc điểm Xuất khẩu tư bản Xuất khẩu hàng hoá

Mục đích Xuất khẩu tư bản là thủ đoạn Xuất khẩu hàng hóa là thủ đoạn
để các nước tư bản tiến hành để các nước tư bản tiến hành
bóc lột giá trị thặng dư ở các bóc lột các nước chậm phát triển
nước nhập khẩu tư bản bằng thông qua trao đổI không ngang
cách xuất khẩu tư bản cho giá (tồn tại dưới hình thái hiện
vay. vật).

Hình thức - Xuất khẩu tư bản sản xuất: Đó là việc xuất khẩu giá trị ra
nước xuất khẩu tư bản đầu tư nước ngoài, là việc mang hàng
vốn để xây mớI hoặc mua lạI hoá SX trong nước bán ở nước
xí nghiệp, đầu tư xây dựng cơ ngoài để thu lại số giá trị thặng
sở hạ tầng dư được sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tư bản cho vay: Thực chất đây là 1 thủ đoạn của
nước xuất khẩu tư bản cho các nước TB dùng để bóc lột
chính phủ hoặc tư nhân vay các nước chậm phát triển thông
tiền hoặc hàng hóa, vật tư qua trao đổi không ngang giá.
(ODA)

50. Bản chất của tiền thể hiện ở các chức năng của nó.
Đúng.
Về bản chất tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, tiền là yếu tố ngang giá chung cho thế
giới hàng hoá. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa người sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
Mà qua chức năng của tiền là thước đo giá trị (đo lường và biểu hiện giá trị
hàng hóa); phương tiện lưu thông; phương tiện cất trữ; phương tiện và tiền tệ
thế giới, tiền đã thể hiện được bản chất của nó là trao đổi, lưu thông hàng hoá, là
vật ngang giá cho hàng hoá.

51. Trong thực tế, cung và cầu không bao giờ cân bằng.
Đúng.

52. Xuất khẩu tư bản luôn luôn là đặc trưng của Chủ nghĩa tư bản hiện
đại.
Nhận định đúng
Một trong 5 đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền đó là xuất khẩu tư
bản.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước
ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản
đó. Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa
phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng
"thừa tư bản". Tình trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa
tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước.
Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và
hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước kém phát triển về kinh tế,
nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công giá rẻ nhưng lại
thiếu vốn và kỹ thuật. Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ
nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các
tổ chức độc quyền.
Đến với chủ nghĩa tư bản hiện đại, xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của tư bản độc
quyền nhưng quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có
bước phát triển mới. Có sự tăng trưởng rất nhanh của việc xuất khẩu tư bản của
các nước tư bản phát triển. Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày
càng lớn, một mặt, là do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc
đẩy sự phát triển của việc phân công quốc tế, việc quốc tế hoá sản xuất và việc
tăng nhanh tư bản "dư thừa" trong các nước; mặt khác là do sự tan rã của hệ
thống thuộc địa cũ sau chiến tranh.

53. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của
chủ nghĩa tư bản đế quốc.
Nhận định sai
Chủ nghĩa đế quốc chính là việc giai cấp thống trị thực hiện chính sách mở rộng
quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa
hóa bằng phương thức vũ lực hoặc các phương thức khác tương tự khác. Theo
đó, chủ nghĩa đế quốc cho phép những ý tưởng lan rộng một cách nhanh chóng
và tiến hành định hình thế giới đương đại.
Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc còn được biết đến một hình thái kinh tế, chính trị,
quân sự với sự độc bá toàn thế giới, đại diện bởi các trùm tư bản độc quyền.
Chủ nghĩa đế quốc theo đó cũng là một hình thái tiên tiến hơn của chủ nghĩa tư
bản, là bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản.

54. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành để kiếm nơi
đầu tư có lợi nhất đã làm xuất hiện lợi nhuận bình quân
Nhận định sai vì
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau đầu
tư vào các ngành khác nhau.
Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân. Ở
các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, do có điều kiện tự nhiên, kinh tế, kĩ
thuật về tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành cũng
khác nhau.

55. Cấu tạo hữu cơ tăng lên tác động trực tiếp đến nạn thất nghiệp
Nhận định đúng
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư
bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản
ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo
hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của
tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản
khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.
Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về
sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình
trạng bị thất nghiệp.

Thực tế thì trong quá trình tích lũy tư bản, cũng có khi quy mô sản xuất được
mở rộng thu hút thêm công nhân,nhưng cũng có khi thì giãn thải bớt công nhân.
Tuy nhiên, sự thu hút và giãn thải đó không khớp với nhau về thời gian, không
gian và về quy mô, do đó, trên phạm vi toàn xã hội luôn luôn tồn tại một bộ
phận công nhân bị thất nghiệp.
Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích lũy chính là
nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Còn
nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp lại chính là ở quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa.

56. Sản xuất giá trị thặng dư là vấn đề kinh tế chung của nhiều phương
thức sản xuất
Nhận định đúng.
+ Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy
+ Phương thức sản xuất phong kiến.
+ Phương thức sản xuất tư bản.
+ Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Phương thức sản xuất cộng sản.
Sản xuất giá trị thặng dư là vấn đề kinh tế chung của nhiều phương thức sản
xuất ví dụ như
- Phương thức sản xuất phong kiến: Quy luật kinh tế cơ bản của
PTSXPK là sản xuất ra sản phẩm thặng dư cho chúa phong kiến bằng
cách bóc lột người nông nô dưới hình thức địa tô, chủ yếu là địa tô
hiện vật.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
57. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của Chủ nghĩa tư
bản
Nhận định đúng
Theo C.Mác, tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thật vậy, giá trị thặng dư – phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm
thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn
gốc làm giàu của các nhà tư bản.

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản
xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là
mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của
toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng
tốt cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản
sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng
cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động tăng năng suất lao động
và mở rộng sản xuất.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa
tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của
nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân
làm thuê.

58. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản phải gắn liền với sự chuyển hóa
của sức lao động thành hàng hóa.
59. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng chỉ tồn tại trong sản xuất hàng
hóa
Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Lao động cụ thể tồn tại vĩnh viễn, không chỉ tồn tại trong sản xuất hàng
hóa, còn lao động trừu tượng chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa. Trong đó:
– Lao động cụ thể trong tiếng Anh là Concrete labour. Lao động cụ thể là lao
động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp, chuyên môn
nhất định. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng
là một phạm trù vĩnh viễn, vì vậy, lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn
tồn tại gắn liền với vật phẩm đó, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất
kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào.
– Lao động trừu tượng trong tiếng Anh là Abstract labour. Lao động trừu tượng
là lao động khi đã gạt bỏ hết những hình thức cụ thể của nó.
Nói cách khác, lao động trừu tượng chính là sự hao phí sức lao động của người
sản xuất hàng hóa.

61. Tiền ký hiệu giá trị là tiền không thực hiện đầy đủ các chức năng của
tiền tệ.
Nhận định trên: ĐÚNG. Bởi vì tiền phải kí hiệu giá trị và đủ giá trị thì mới thực
hiện đủ các chức năng của tiền tệ.

62. Tiền công được trả ngang bằng với giá trị sức lao động thì không còn
bóc lột nữa.
Nhận định trên là sai. Vì muốn chấm dứt sự bóc lột thì nhà tư bản phải trả tiền
công ngang bằng với giá trị mới tạo ra, tức giá trị sức lao động cộng với giá trị
thặng dư ( giá trị dôi ra ngoài, giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra
và bị nhà tư bản chiếm không).

63. Giá trị thặng dư siêu ngạch được tạo ra do tăng năng suất lao động xã
hội nhờ cải tiến kỹ thuật
Nhận định trên là sai. Vì giá trị thặng dư siêu ngạch thu được do áp dụng công
nghệ mới, làm cho giá trị CÁ BIỆT thấp hơn giá trị xã hội.
64. Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không có nguồn gốc từ mua rẻ,
bán đắt
Nhận định trên: ĐÚNG. Bởi vì lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là 1 phần
giá trị thặng dư mà tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp, tư
bản thương nghiệp vẫn bán hàng đúng với giá trị của nó.

65. Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch được tạo ra trên cơ sở năng suất
lao động trong công nghiệp cao hơn các lĩnh vực.
Nhận định sai. Vì địa tô tuyệt đối là phần địa tô mà nhà tư bản phải trả cho địa
chủ bất kể như thế nào, địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch được tạo ra trên
cơ sở năng suất lao động trong NÔNG NGHIỆP cao hơn các lĩnh vực khác.
66.Giá cả hàng hóa là biểu hiện của số lượng lao động xã hội đã hao phí để
sản xuất ra hàng hóa đó
Nhận định sai. Vì giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của
hàng hóa.

67. Khi năng suất lao động và cường độ lao động đều tăng, thời gian lao
động không đổi thì tổng số giá trị hàng hóa cũng tăng.
Nhận định sai. Vì năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa và
tăng cường độ lao động sẽ không làm thay đổi giá trị của một sản phẩm.

68. Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được sử dụng làm vật ngang giá chung, do
đó không có giá trị.
Nhận định sai. Vì tiền dù là một hàng hóa đặc biệt nhưng cũng là hàng hóa, do
đó nó luôn có 2 giá trị là giá trị sử dụng và giá trị.

69. Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá
trị hàng hóa.
Nhận định sai. Sự tác động, vận động của quy luật giá trị vận hành thông qua sự
vận động của giá cả hàng hóa, không phải giá trị hàng hóa.

70. Giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và được thực hiện trong
lưu thông.
Nhận định đúng. Vì giá trị thặng dư là giá trị dôi ra ngoài, giá trị sức lao động
do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Chính vì thế mà giá
trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất và được thực hiện trong lưu thông.

71. Mọi tư bản đều xuất hiện dưới hình thái tiền tệ nên tư bản chỉ tôn tại
dưới hình thức tiền tệ.
Nhận định đúng. Vì trong công thức chung của tư bản, mở đầu và kết thúc đều
là tiền tệ, nên tư bản chỉ tồn tại dưới hình thức tiền tệ.

72. Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động.
Nhận định sai. Vì rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải tăng năng suất lao
động, giảm giá trị sức lao động không làm thay đổi thời gian lao động tất yếu

73. Tuần hoàn phản ánh sự vận động của tư bản về mặt lượng vì nó chỉ ra
sự vận động của tư bản là nhanh hay chậm
Nhận định sai. Vì tuần hoàn tư bản là quá trình quá trình vận động của tư bản,
trải qua 3 giai đoạn khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau, sau đó nó trở
về trạng thái ban đầu kèm theo một khoảng giá trị thặng dư. Tuần hoàn tư bản
không phản ánh việc tư bản vận động nhanh hay chậm.

74. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá
biệt, đồng thời làm tổng tư bản xã hội tăng lên.
Nhận định sai. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư
bản cá biệt nhưng chỉ có tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản xã hội, tập trung
tư bản không làm tăng quy mô tư bản xã hội.

75. Tư liệu sản xuất và sức lao động đều có những vai trò nhất định đối với
việc tạo ra giá trị thặng dư
Nhận định đúng. Tư liệu sản xuất góp phần ảnh hưởng đến năng suất lao động,
còn sức lao động thông qua lao động trừu tượng tạo nên giá trị thặng dư.

76. Giá trị trao đổi là số tiền mua bán hàng hóa đó trên thị trường
→ SAI. Vì giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ trao đổi giữa các hàng
hoá, còn số tiền mua, bán hàng hoá gọi là giá cả chứ không phải là giá trị trao
đổi.

77. Trong sản xuất hàng hóa, nếu không có tiền làm môi giới thì hàng hóa
không thể trao đổi được với nhau
→ SAI. Vì hàng hóa có thể trao đổi trực tiếp với nhau, vật đổi lấy vật.

78. Giá trị sức lao động là giá trị cũ được lao động của công nhân chuyển
vào giá trị của sản phẩm mới
→ SAI. Trong quá trình sản xuất, công nhân hao phí sức lao động, tạo ra giá trị
mới, còn nguyên liệu được chế biến, máy móc hao mòn thì giá trị của chúng
được bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm mới.

79. Không phải tất cả các bộ phận nào của tư bản bất biến cũng đều dịch
chuyển giá trị vào sản phẩm giống tư bản khả biến
→ ĐÚNG. Vì tư bản bất biến = c1+c2; trong đó c1 là giá trị cố định chuyển dần
giá trị vào sản phẩm, còn c2 chuyển hết giá trị vào sản phẩm.
80. Trong tất cả các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, giá cả thị
trường của hàng hóa đều vận động xoay quanh giá trị của chúng cả thị
trường của hàng hoá xoay quanh giá cả sản xuất của chúng

81. Thu nhập của các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp và thương
nghiệp là lợi nhuận còn thu nhập của các nhà tư bản kinh doanh trong
nông nghiệp là địa tô
→ SAI. Vì thu nhập của TBTN là phần gtri thặng dư mà nhà TBCN không
ngừng nhường lại cho TBTN để nhà TBTN làm nvu lưu thông hh cho TBCN.
82. Phân phối theo lao động không phải là nguyên tắc phân phối thu nhập
của tất cả các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ
nghĩa
→ ĐÚNG. Vì trong nền KTTTĐHXHCN có nhiều hình thức phân phối nhưng
phân phối theo lđ là chủ đạo nhất.

83. Giá trị hàng hóa không phải được quyết định bởi số lượng lao động mà
người sản xuất ra nó đã hao phí.
→ ĐÚNG. Vì giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết
định.

84. Giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa còn giá trị trao đổi là
hình thức biểu hiện của giá trị sử dụng.
→ SAI. Vì giá cả và giá trị trao đổi đều là hình thức biểu hiện của giá trị hàng
hóa, trong đó giá trị trao đổi là biểu hiện của hàng hóa, còn giá cả biểu hiện
bằng tiền.

85. Trong lưu thông, hàng hóa được trao đổi không ngang giá sẽ làm thay
đổi lượng giá trị của mỗi bên tham gia trao đổi
→ ĐÚNG.
86. Giá trị của lao động được tạo ra trong thời gian lao động tất yếu
→ SAI.

87. Trong quá trình vận động, tư bản chỉ tồn tại dưới các hình thái là tiền
tệ và hàng hóa.
→ SAI. Vì sự vận động của TB trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái.
Ba hình thái của TB không phải là 3 loại TB khác nhau, mà là 3 hình thái của 1
TB công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động: TB tiền tệ, TB sản xuất và
TB hàng hóa.

88. Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, giá trị hàng hóa chuyển hóa thành
giá cả độc quyền do đó quy luật giá trị không còn hoạt động nữa

89. Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công
nghiệp
→ ĐÚNG.

90. Giá trị sử dụng do lao động cụ thể tạo ra và được biểu hiện trong trao
đổi.
→ SAI. Vì biểu hiện trong trao đổi là giá trị hàng hóa.

91. à Nhận định sai. Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương tích
cực của hoạt động lao động. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ
lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng
lượng gía trị của tất cả hàng hoá gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian lao
động xã hội cần thiết hao phí sản xuất ra một đơn vị hàng hoá không thay đổi;
vì tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cưjc
của hoạt động lao động thay đổi vì lừoi biếng mà sản xuất ra số lượng hàng hoá
ít hơn. Vì thế tăng cường độ lao động làm thay đổi giá trị của hàng hoá và
không làm thay đổi lượng thời gian lao động xã hội khi yếu tố thay đổi.

92. à Nhận định đúng. Khi lực lượng sản xuất và nhân công lao động xã hội
phát triển hơn nữa, sản xuất và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có
nhiều vật làm ngang giá chung sẽ gây trở ngại cho trao đổi giữa các địa phương
trong một quốc gia. Do đó, đòi hỏi khách quan là cần có một loại hàng hoá làm
vật ngang giá chung thống nhất. Trong trường hợp này vàng trở thành vật
ngang giá chung cho thế giới hàng hoá vì tiền có giá trị. Tiền là một loại hàng
hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hoá, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hoá, phản ánh
lao động xã hội và mối quan hệ giữa những ngừoi sản xuất và trao đổi hàng hoá.

93. à Nhận định sai. Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn taị dứoi
hình thái sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được
chuyển 1 lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản
xuất.

94. à Nhận định sai. Tư bản cho vay là tư bản tiềm chế, tư bản tư sản là tư bản
không hoạt động. Vì vậy tư bản cho vay không tham gia vào quá trình bình
quân hoá tỷ suất lợi nhuận mà vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức. Tư bản
ngân hàng là tư bản chức năng, tư bản hoạt động nên tư bản ngân hàng cũng có
tham gia vào quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
95. à Nhận định sai. Địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu nghạch ngoài lợi
nhuận bình quân tức là có nguồn gốc gía trị thượng dư. C.Mác khái quát , địa tô
là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân
mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ.

96. à Nhận định sai. Trong chủ nghĩa độc quyền, độc quyền sinh ra từ cạnh
tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh. Mà
độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn bao gồm: cạnh tranh
giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền; cạnh tranh
giữa các tổ chức độc quyền với nhau và cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc
quyền.

97. à Nhận định sai. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả
hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá cả. Trong khi các điều kiện khác không thay
đổi, nếu giá trị của hàng hoá càng lớn thì giá cả của hàng hoá càng cao và ngược
lại. Giá cả của hàng hoá có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như: giá
trị của hàng hoá, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung- cầu.

98. à Nhận định sai. Việc tăng cường lao động chỉ làm cho tổng số sản phẩm
tăng lên. Song, lượng thời gian lao động xã hội không thay đổi gì. Tăng cường
lao động cơ bản không hề làm thay đổi giá trị của hàng hoá.

99. à Nhận định đúng. Quan hệ cung- cầu thường xuyên tác động lẫn nhau và
ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của hàng hoá chứ không phải là giá trị hàng hoá.
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn
cầu thì giá cả sẽ cao hơn giá trị; nếu giá cung bằng cầu thì giá cả bằng với gía
trị.

100. à Nhận định đúng. Giống câu 105.

101. à Nhận định sai. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt
bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư. Tập trung tư bản mới chính là sự tăng lên
của quy mô cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư
bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn.

102. à Nhận định đúng.

46. à Nhận định sai. Tăng cường lao động là tăng mức độ khẩn trương tích cực
của hoạt động lao động. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng các điều kiện khác
như: sức khoẻ, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của ngừoi lao động,
công tác tổ chức, kỷ luật lao động,…. Trong điều kiện trình độ sản xuất hàng
hoá còn thấp, việc tăng cường độ lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo
ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thoả mãn tốt hơn nhu cầu
của xã hội. Nếu giải quyết tốt những vấn đề về các điều kiện nêu trên thì ngừoi
lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn do đó tạo ra nhiều
hàng hoá hơn. Cường độ lao động cơ bản không làm thay đổi giá trị của 1 sản
phẩm.

103. à Nhận định đúng. Lao động trừu tượng là lao động xã hỗi của ngừoi sản
xuất hàng hoá, là lao động xét về mặt hao phí sức lao động nói chung của ngừoi
sản xuất hàng hoá về: cơ bắp, thần kinh và trí óc. Lao động trừu tượng phản ánh
tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá, bởi lao động của mỗi ngừoi là
một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã
hội. Do đó nó tồn tại trong mọi nền sản xuất xã hội.

104. à Nhận định đúng. Trong trao đổi, hình thái giá trị của hàng hoá đưọc chủ
động đem trao đổi, đặt quan hệ so sánh với một hàng hoá khác, dựa vào hàng
hoá đó để đo lường giá trị của nó. Tiền để của hình thái tương đối của giá trị là
phải có một hàng hoá khác so với nó dứoi hình thái ngang giá. Hình thái tương
đối của giá trị phản ánh các hàng hoá trao đổi được với nhau không chỉ đồng
nhất, mà còn phải ngang nhau về lượng giá trị.

105. à Nhận định đúng. Tư bản cũng là một quan hệ sản xuất xã hội. Đó là
quan hệ sản xuất tư sản, quan hệ sản xuất của xã hội tư sản. Tư liệu sinh hoạt,
công cụ lao động, nguyên liệu, những cái tạo thành tư bản.

Tư bản không chỉ gồm có những tư liệu sinh hoạt, công cụ lao động, nguyên
liệu; không chỉ là những sản phẩm vật chất, nó còn có cả những giá trị trao đổi
nữa. Mọi sản phẩm tạo nên tư bản đều là hàng hóa. Do đó, tư bản không chỉ là
tổng số những sản phẩm vật chất, mà còn là tổng số những hàng hóa, những giá
trị trao đổi, những đại lượng xã hội.

106. Tích lũy tư bản và tích tụ tư bản là giống nhau


=>Nhận định sai. Tích lũy tư bản là chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành
tư bản hay gọi là tư bản hóa giá trị thặng dư còn tích tụ tư bản là quá trình làm
tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng tích lũy tư bản của từng nhà tư bản riêng
biệt cũng sẽ làm tăng quy mô tư bản xã hội.Vì vậy tích lũy tư bản và tích tụ tư
bản không giống nhau.

107. Sức lao động là hàng hóa được mua, bán trong mọi xã hội
=> Nhận định sai. Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt bởi:

– Để trở thành hàng hóa, sức lao động cần đáp ứng các điều kiện như đã nêu ở
trên.

– Hàng hóa sức lao động được hình thành bởi con người với những nhu cầu đa
dạng và phức tạp của con người. Các nhu cầu đó toàn diện bao gồm cả vật chất
và tinh thần phù hợp với quá trình phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần và
lịch sử bởi vì giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt
mà không loại hàng hóa thông thường nào có được đó là trong khi sử dụng nó
không những giá trị của nó đuoẹc bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn
hơn, gọi là giá trị thặng dư.

108. Trong mọi điều kiện, tiền công danh nghĩa tăng thì tiền công thực tế
cũng tăng
=>Nhận định sai.Tiền công danh nghĩa là tiền công người lao động nhận được
bán sức lao động của mình cho nhà tư bản còn tiền công thực tế là tiền công
biểu hiện bằng số lượng hàng hóa dịch vụ mà người công nhân dùng tiền công
danh nghĩa để mua.Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không
thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống,
thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên. Vì vậy không phải lúc nào tiền
công danh nghĩa tăng thì tiền công thực tế cũng tăng.

109. Sản phẩm do lao động tạo ra đều có giá trị sử dụng và giá trị
=>Nhận định sai. Sản phẩm do lao động làm ra đều có giá trị sử dụng còn về giá
trị phải đem trao đổi mua bán trên thị trường.

110. Lao động trừu tượng là lao động xét về mặt hao phí sức lao động do đó
mọi sự hao phí sức lao động đều là lao động trừu tượng
=>Nhận định sai. Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động
nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Bởi vì trong
nền sản xuất tự cung tự cấp vẫn có hao phí sức lao động nhưng nó không trao
đổi mua bán trên thị trường do đó không phải mọi sự hao phí sức lao động đều
là lao động trừu tượng.

111. Khi năng suất lao động tăng 5 % đồng thời cường độ lao động giảm 5
% thì tổng giá trị hàng hoá không đổi
=>Nhận định sai. Khi tăng năng suất lao động lên 5% thì tổng giá trị hàng hóa
làm ra sẽ tăng lên. Còn cường độ lao động chỉ là mức độ khẩn trương tích cực
của hoạt động lao động nên không ảnh hưởng đến lượng thời gian lao động xã
hội cần thiết hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa.

112. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản sản xuất TBCN
=>Nhận định sai. Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy
định bản chất và là cơ sở cho tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.

113. Nếu nhà tư bản trả tiền công ngay bằng với giá trị mới thì không còn
bóc lột nữa
=>Nhận định sai. Bởi vì bản chất của tư bản là lợi nhuận nên sẽ không bao giờ
trả tiền công ngày bằng với giá trị mới.
114. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản đều phản ánh sự vận động của tư
bản về mặt lượng
=>Nhận định sai. Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 gia
đoạn, lần lượt mang 3 hình thái, thực hiện 3 chức năng ròi trở về hình thái ban
đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
-Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản xét nó là 1 quá trình định kỳ đổi
mới, và lặp đi lặp lại không ngừng. Chủ chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận
động của tư bản cá biệt.
115.Trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, sự hình thành tỉ suất lợi
nhuận bình quân đã dẫn đến sự chuyển hoá giá trị thành giá cả sản xuất, vì
vậy quy luật giá trị không còn hoạt động nữa
=>Nhận định sai. Vì là vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá
cả độc quyền thấp hơn khi mua vào và cao hơn khi bán ra. Tuy nhiên điều đó
không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị
không còn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và
không phủ định cơ sở của nó là giá trị.

116. Lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp cũng giống như trong công
nghiệp là không ổn định
=>Nhận định sai. Đối với lợi nhuận siêu ngạch trong công ngiệp: do đi trước
trong việc cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động đã giúp một số nhà tư
bản thu được lợi nhuận siêu ngạch (bỏ qua mặt lợi thế về điều kiện sản xuất của
một số rất ít nhà tư bản như vị trí địa lí thuận lợi,...). Nhưng sau đó, khi những
cải tiến kĩ thuật, phương pháp nâng cao năng suất lao động này được tất cả các
nhà tư bản khác áp dụng thì lúc này lợi nhuận lợi nhuận siêu ngạch không còn
nữa mà thay vào đó là một mức lợi nhuận bình quân mới được thiết lập trong
toàn ngành. Rồi lại sau một khoảng thời gian nhất định, lợi nhuận
siêu ngạch lại được tạo ra bởi một số nhà tư bản, rồi sau đó lại được thay bằng
một mức lợi nhuận bình quân mới. Điều này luôn được lặp đi lặp lại trong sản
xuất công nghiệp tự do cạnh tranh. Vì vậy có thể nói, trong công nghiệp sự tồn
tại của lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời đối với từng tư bản cá
biệt.Trái lại, trong nông nghiệp, sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch lại có tính
ổn định và lâu dài. Nguyên nhân là do trong nông nghiệp ruộng đất là tư liêu
sản xuất cơ bản, ruộng đất tốt, xấu khác ynhau, đại bộ phận là xấu. Do người ta
không thể tạo thêm được ruộng đất, mà những ruộng đất tốt lại bị độc quyền
kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa cho thuê hết nên buộc phải thuê cả ruộng đất
xấu. Điều đó
làm cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận
lợi hơn luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối
ổn định và lâu dài vì nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự
nhiên của ruộng đất.

117. Mọi tư bản có thể chia thành tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản
cố định và tư bản lưu động
=> Nhận định sai. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột
lao động không công của người lao động làm thuê.

118. Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt vì khi sử dụng nó tạo ra
một giá trị mới ngang bằng với giá trị của sức lao động
=>Nhận định sai. Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì khi sử dụng nó
không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn
hơn.

119. Nông sản sản xuất ra trên thị trường được bán với giá cả sản xuất
chung được quy định theo điều kiện sản xuất xấu nhất
=>Nhận định sai.Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của
những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó; mặt khác,
lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất
ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng
lớn trong số những sản phẩm của khu vực này

120. Tư bản bất biến là bộ phận của tư bản cố định


=>Nhận định sai. Tư bản bất biến là 1 bộ phận của tư bản sản xuất, tồn tại dưới
dạng tư liệu sản xuất, tham gia vào quá trình sản xuất nhưng cơ bản giá trị của
nó là không đổi còn tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình
thái tư liệu lao động tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị của
nó chỉ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.Vì vậy,
tư bản bất biến không phải là bộ phận của tư bản cố định mà tư bản bất biến và
tư bản cố định là bộ phận của tư bản sản xuất.

121. Giá trị hàng hoá là lao động của người sản xuất hàng hoá kết
tinh trong hàng hoá

=> SAI. Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để
sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy. Giá trị hàng hóa là lao động xã
hội bởi vì khi đề cập đến hàng hóa, có nghĩa là phải đặt sản phẩm của lao động
ấy trong mối liên hệ với người mua, người bán, trong quan hệ xã hội. Do đó, lao
động hao phí để sản xuất ra hàng hóa mang tính xã hội, tức hàm ý quan hệ giữa
người bán với người mua, hàm ý trong quan hệ xã hội.

122. Tỉ suất giá trị thặng dư của 1 chu kì sẽ tăng nếu tăng tốc độ chu
chuyển của tư bản

=> ĐÚNG. Tốc độ chu chuyển tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới
một hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dự
tính trong một đơn vị thời gian nhất định.
Đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị
thặng dư hằng năm.

123. Khi tỉ suất lợi nhuận bình quân chưa hình thành, giá cả hàng
hoá sẽ xoay quanh giá trị của nó, còn khi tỉ suất lợi nhuận bình quân hình
thành giá cả hàng hoá sẽ xoay quanh giá cả sản xuất.

=> ĐÚNG. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là phạm trù kinh
tế tương đương với phạm trù giá cả. Nó cũng là cơ sở của giá cả trên thị trường.
Giá cả sản xuất điều tiết giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả
sản xuất. Khi giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất thì quy luật giá
trị có hình thức biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.

124.Thu nhập của tư bản ngân hàng và tư bản cho vay là lợi tức cho
vay.

=> SAI. Lợi tức của tư bản cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân.
Lợi tức vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức, có giới hạn tối đa, tối thiểu, nó
được quy định trước và do ý chí của đôi bên, tỷ suất lợi tức lên xuống theo quan
hệ cung - cầu của tư bản cho vay. Còn lợi nhuận ngân hàng vận động theo quy
luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng lợi
nhuận bình quân.

125. Bất kì sản phẩm nào có giá trị sử dụng đều có giá trị trao đổi

=> SAI. Chỉ có sản phẩm mang hình thái hàng hóa mới vừa có giá trị sử dụng
vừa có giá trị trao đổi. Có sản phẩm của lao động song không là hàng hóa khi
sản phẩm đó không được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường hoặc không
nhằm mục đích sản xuất để trao đổi.

126. Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế tồn tại vĩnh viễn
=> SAI. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mang mạng trù lịch sử. Có 2
điều kiện cho sự xuất hiện của SXHH: phân công lao động xã hội và sự sở hữu
chế độ tư hữu về tlsx => đến Chủ nghĩa cộng sản ko còn nữa (không còn chế độ
tư hữu, vẫn còn phân công lao động xã hội) => không phải tồn tại vĩnh viễn.

127. Tư bản là tiền và tư liệu sản xuất

=> SAI. Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động
không công của người lao động làm thuê. Về thực chất, tư bản là một quan hệ
xã hội bởi vì tư bản mang lại giá trị thặng dư mà giá trị thặng dư là một cách
thực bóc lột./ tư bản là tiền khi sld trở thành hàng hóa

128. Tư bản bất biến và tư bản khả biến đều có nguồn gốc trực tiếp
của giá trị thặng dư.

=> SAI. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân
tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại
tự động hóa quá trình sản xuất đối với một số sản phẩm. Trong điều kiện sản
xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng
suất lao động, nhưng cũng không thể coi đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động
(chân tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.

129. Trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, khi tỷ suất lợi nhuận
bình quân hình thành thì giá trị hàng hoá và giá cả sản xuất mỗi ngành
luôn bằng nhau.

=> ĐÚNG. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành, giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa
có thế không bằng nhau, nhưng đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả
sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hóa. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn
là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá
cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
130.Trong lưu thông, nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì không
tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

=> ĐÚNG. Trường hợp hàng hoá được trao dổi ngang giá: Chỉ là sự thay đổi
của hình thái giá trị từ T-H và từ H-T nhưng tổng giá trị và phần giá trị của mỗi
bên tham gia trao đổi trước và sau đều không thay đổi. Như vây, hàng hoá được
trao đổi ngang giá thì không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

131. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là sự độc quyền của doanh nghiệp
nhà nước

=> SAI. Nhà nước là chủ sở hữu của doanh nghiệp, là nhà tư bản tập thể,...Độc
quyền của doanh nghiệp nhà nước chỉ là một loại hình trong số rất nhiều loại
hình độc quyền nhà nước khác. Trong cơ cấu độc quyền nhà nước trong chủ
nghĩa tư bản, nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ.

132. Muốn đạt lợi ích tối đa thì phải đẩy nhanh tốc độ chu chuyển
của tư bản

=> ĐÚNG. Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, đạt lợi ích tối đa, các
nhà tư bản phải nỗ lực rút ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển tư bản trên cơ sở nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chu
chuyển tư bản.

133. Gọi là tư bản cố định do đặc tính không di chuyển được

=> SAI. Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu
lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không
phải không di chuyển mà chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo
mức độ hao mòn.

134. Lợi tức là lợi nhuận bằng nhau


=> SAI. Người đi vay thu được lợi nhuận bình quân, do phải đi vay tiền của
người khác cho nên người đi vay phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình
quân thu được để trả cho người cho vay gọi là lợi tức. Còn lợi nhuận chính là
giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được sau khi đã bù đắp đủ số chi phí đã ứng
ra.

135. Lợi nhuận thương nghiệp là do mua rẻ bán đắt được tạo ra
trong lưu thông

=> ĐÚNG. Lợi nhuận thương nghiệp được phản ánh ở số chênh lệch giữa giá
bán và giá mua hàng hóa, lợi nhuận thương nghiệp thực chất là một phần của
giá trị thặng dư, nếu mua bán ngang giá sẽ không tạo ra giá trị thặng dư không
có lợi nhuận thương nghiệp.

136. Địa tô đều do đất đai tạo ra.


➔ SAI.
Vì địa tô là 1 loại lợi nhuận bình quân trong nông nghiệp, trong dó đất đai là
điều kiện cần thiết, vì vậy đất đai không tạo ra địa tô.

137. Đất xấu không tạo ra địa tô.


➔ SAI.
Vì địa tô tuyệt đối gắn liền đối với độc quyền tư hữu về ruộng đất, mọi loại đất
phải nộp địa tô tuyệt đối.

138. Địa tô chênh lệch là chênh lệch giữa cung và cầu thị trường.
➔ SAI.
Vì địa tô chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung trên thị trường được tính bởi
điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt.
139. Lợi tức cho vay và lợi nhuận ngân hàng luôn bằng nhau về lượng.
➔ SAI.
Vì lợi tức cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân, nhưng lợi nhuận
ngân hàng lại ngang bằng với lợi nhuận bình quân.

140. Độc quyền ra đời tiêu thủ cạnh tranh.


➔ SAI.
Vì độc quyền ra đời khi chưa có cạnh tranh, tồn tại song song với tự do cạnh
tranh. Sự xuất hiện của độc quyền làm cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn,
có sức phá hoại to lớn hơn.

141. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đều dựa trên cơ sở giảm
giá trị sức lao động.
➔ SAI.
Vì phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là rút ngắn thời gian lao
động tất yếu, dựa trên cơ sở làm cho thời gian lao động thặng dư tăng lên.

142. Tư bản lưu động đều thuộc tư bản bất biến.


➔ SAI.
Vì tư bản lưu động bao gồm: nguyên liệu + sức lao động , chỉ có nguyên liệu là
thuộc tư bản bất biến, còn sức lao động thuộc tư bản khả biến. Do đó chỉ có 1
phần của tư bản lưu động thuộc tư bản bất biến.

143. Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống
nhau.
➔ SAI.
Vì trong cùng một thời gian tăng năng suất lao động trong trường hợp thay đổi
cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động còn tăng cường độ lao động
thì cách thức lao động sẽ không đổi, hao phí sức lao động cũng sẽ không thay
đổi. Việc tăng năng suất lao động sẽ là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có
giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người.

144. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng
dư tương đối.
➔ ĐÚNG.
Vì Giá trị thặng dư tương đối – GTTD tương đối là giá trị thặng dư thu được do
rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong
ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng
thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động,
cường độ lao động vẫn như cũ.

145. Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, tiền sẽ thực hiện chức năng là phương
tiện thanh toán.
➔ SAI.
Vì khi tiền rút ra khỏi lưu thông và đi vào cất trữ, tiền sẽ thực hiện chức năng
phương tiện cất trữ.

146. Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tập trung tư bản.
➔ SAI.
- Thứ nhất là so sánh nguồn giữa tích tụ và tập trung tư bản.
Vì nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư. Vì vậy, tích tụ tư bản vừa làm
tăng quy mô của tư bản cá biệt vừa làm tăng quy mô tư bản xã hội. Còn về tập
trung tư bản thì nguồn của cái này là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội.
Vì thế, tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt và không làm tăng
quy mô tư bản xã hội.
- Thứ hai là xét về mặt nguồn giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản.
Như đã nói ở trên, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, còn nguồn để tập
trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội được liên kết hay sáp
nhập lại do cạnh tranh. Do đó khi xét về mặt này, bạn sẽ thấy được sự khác biệt
giữa tích tụ và tập trung tư bản. Tích tụ tư bản sẽ phản ánh trực tiếp mối quan hệ
giữa tư bản và lao động. Đó là nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê
để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Về tập trung tư bản sẽ phản ánh nó phản ánh
trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản. Không chỉ
vậy, nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.

147. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động là
tìm ra chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư
bản.
ĐÚNG.
Vì việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức
lao động là hàng hoá (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá) cho nên việc
xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta. Nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phải có sự phát triển
đồng bộ các loại thị trường và Nghị quyết Đại hội IX cũng đã nhấn mạnh phải
tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, thị trường lao động từ chỗ không
tồn tại đã bắt đầu hình thành và phát triển.

148. Cạnh tranh và độc quyền có mối quan hệ tác động qua lại trong nền
kinh tế thị trường hiện đại.
➔ ĐÚNG.
– Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do.
Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn
làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.
– Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh
giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong
giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh
sau:
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc
quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí
nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên
liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để
đánh bại đối thủ.

Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có
nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết
thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa
các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu,
kỹ thuật…
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham
gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc
giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh
tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và
phân chia lợi nhuận có lợi hơn.

149. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định không đổi.
➔ SAI.
Vì Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, vì trình
độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ
thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay
đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi.
150. Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau.
➔ SAI.
Vì giá trị hàng hóa đặc biệt – sức lao động cũng giống như các hàng hóa khác,
chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người
công nhân tiến hành lao động sản xuất.

Con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động, vì vậy việc cung ứng sức lao
động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao
động. Đối với hầu hết thị trường khác, cầu phụ thuộc vào con người và những
đặc điểm của họ. Đối với thị trường lao động thì khác, con người có ảnh hưởng
quyết định tới cung.

151. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỷ lệ thuận với
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

=> SAI. Vì lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động còn cường độ lao động thay đổi thì không ảnh hưởng tới lượng giá trị của
1 đơn vị hàng hoá.

152. Xét theo phương thức chu chuyển của giá trị tư bản sản xuất vào giá
trị sản phẩm, có thể chia tư bản thành 2 loại là tư bản bất biến và tư bản
khả biến

153. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán đúng giá trị
=> Nhận định sai.Trong khi bán hàng hóa( bán ngang giá), nhà tư bản không
những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá
trị thặng dư.Lợi nhuận và giá trị thặng dư xét về mặt chất thì nó là một nhưng
xét về mặt lượng thì nó không thống nhất với nhau lợi nhuận có thể lớn hơn hay
nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư vì lợi nhuận trực tiếp được tính gộp vào
trong giá cả
156. Tỷ suất giá trị thặng dư cho ta biết quy mô và phạm vi bóc lột.
➔ ĐÚNG.
ỷ ѕuất giá trị thặng dư là tỷ ѕố tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư ᴠà tư
bản khả biến tương ứng để ѕản хuất ra giá trị thặng dư đó.
Nói một cách dễ hiểu hơn là tỷ ѕuất giá trị thặng dư chỉ ra tổng giá trị mới do
lao động tạo ra
Công nhân nhận được bao nhiêu. Nhà tư bản ( chủ công tу/ doanh nghiệp/
người thuê) nhận được bao nhiêu
Tỷ ѕuất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối ᴠới công
nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quу mô bóc lột. Áp dụng ᴠào thời hiện đại ngàу
naу mọi người có thể dựa ᴠào tỷ ѕuất giá trị thặng dư để хem mình có bị bóc lột
ѕức lao động haу không, mức lương nhận được có tương хứng ᴠới ѕức lao động
bỏ ra haу không.

154. Cấu tạo hữu cơ của tư bản cho biết số lượng tư bản đầu tư

à Nhận định sai. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do
cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản. Trong chừng mực cấu tạo giá trị đó do cấu tạo kĩ thuật của tư bản quyết
định và phản ánh trạng thái cấu tạo kĩ thuật của tư bản. Do tác động thường
xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng
không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ:
bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến
tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối,
nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.

Theo đó, lợi nhuận siêu ngạch theo C.Mác nó là khoảng dôi ra ngoài lợi nhuận
bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ tư bản trong nông nghiệp luôn
thấp hơn cấu tạo hữu cơ tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá
trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung. Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận
bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất
kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào.

155. Cấu tạo hữu cơ của tư bản cho biết mức độ tự động hóa trong sản xuất

è Nhận định đúng. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do
cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản. Trong chừng mực cấu tạo giá trị đó do cấu tạo kĩ thuật của tư bản quyết
định và phản ánh trạng thái cấu tạo kĩ thuật của tư bản. Do tác động thường
xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng
không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ:
bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến
tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối,
nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.

Theo đó, lợi nhuận siêu ngạch theo C.Mác nó là khoảng dôi ra ngoài lợi nhuận
bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ tư bản trong nông nghiệp luôn
thấp hơn cấu tạo hữu cơ tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá
trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung. Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận
bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất
kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào.
2. Phần bài tập
a. Học thuyết giá trị

1. Một hợp tác xã nông nghiệp sản xuất được 50 tấn lúa/vụ, họ bán 5 tấn để
chi tiêu khác, số còn lại để ăn. Hỏi hợp tác xã trên thuộc loại hình kinh tế
nào?
Loại hình kinh tế tự nhiên ( sản xuất tự cung tự cấp): sản phẩm làm ra chủ yếu
để thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất.

2. Một hợp tác xã nông nghiệp sản xuất được 500 tấn lúa/vụ, họ bán 450
ngàn tấn để đầu tư tái sản xuất mở rộng, số còn lại để ăn. Hỏi hợp tác xã
trên thuộc loại hình sản xuất nào?
Loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa: sản phẩm làm ra chủ yếu để trao đổi, mua
bán trên thị trường.
3. Thị trường có ba chủ thể cung cấp cùng một loại sản phẩm, A cung cấp
900 sản phẩm với trị giá 8 USD/SP, B cung cấp 50 sản phẩm với trị giá 7
USD/SP, C cung cấp 40 sản phẩm với trị giá 6 USD/SP. Hỏi giá trị xã hội
của một sản phẩm?
8 USD/SP (giá tri xã hội của một sản phẩm là giá trị của chủ thể cung cấp đại
bộ phận sản phẩm đó ra xã hội)

4. Thị trường có bốn chủ thể cung cấp cùng một loại sản phẩm với số lượng
tương đương nhau. A làm ra một hàng hóa mất 1 giờ, B mất 2 giờ, C mất 3
giờ, D mất 4 giờ. Hỏi thời gian lao động cần thiết để làm ra một sản phẩm?
Vì họ cung cấp số lượng sản phẩm tương tương nhau nên áp dụng công thức : (1
+ 2 + 3 + 4) : 4 = 2,5 giờ

5. Ba nhóm thợ thủ công cùng sản xuất một loại sản phẩm, nhóm thứ nhất
hao phí cho một đơn vị sản phẩm là 3 giờ và làm ra 100 sản phẩm; nhóm
thứ hai là 4 giờ và 200 sản phẩm; nhóm thứ ba là 5 giờ và 300 sản phẩm.
Hỏi thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một sản phẩm?

=> Thời gian lao động xã hội cần thiết = (Thời gian lđ cá biệt)/(Tổng sản phẩm)

= ((3.100+4.200+5.300))/(100+200+300)= 4,33h

6. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa B là 6 giờ, thời
gian sản xuất hàng hóa A là 3 giờ. Hỏi A và B sẽ trao đổi trên thị trường
theo tỷ lệ nào?

=> Theo nguyên tắc ngang giá, A và B sẽ trao đổi trên thị trường theo tỷ lệ 2:1,
tức là 2 hàng hóa A sẽ đổi được 1 hàng hóa B và ngược lại.

9. Một đơn vị sản xuất trong một ngày được 40 sản phẩm, giá trị một sản
phẩm là 10 USD. Tính giá trị tổng sản phẩm khi năng suất lao động tăng 2
lần?
=> Giá trị 1 sp là 4 USD.
Năng suất lao động tăng 2 lần nên giá trị sẽ giảm xuống 2 lần=> giá trị 1
sp sẽ là 2 USD
Vậy giá trị tổng sản phẩm khi tăng nsld lên 2 lần là 80 USD.

10. Một đơn vị sản xuất trong một ngày được 10 sản phẩm, giá trị một
sản phẩm là 12 USD. Tính giá trị tổng sản phẩm khi cường độ lao động
tăng hai lần?
=>Khi cường độ lao động tăng lên 2 lần thì giá trị của sản phẩm vẫn không đổi
Vậy giá trị tổng sản phẩm khi cđld tăng lên 2 lần là 120 USD.

11. Tháng 6 năm 2000, xí nghiệp A may được 15.000 áo sơ mi, tăng năng
suất 100% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang tháng 7 phải tăng ca để
kịp giao hàng nên xí nghiệp may được 20.000 áo sơ mi. So sánh năng suất
lao động của xí nghiệp tháng 7 năm 2000 với tháng 6 cùng kỳ năm trước?

--> Tháng 6 năm 2000, xí nghiệp A nay được 15.000 áo sơ mi, tăng năng suất
100% so với cùng kỳ năm trước => tháng 6 cùng kỳ năm trước sản xuất được:
7.500 áo sơ mi.

Năng suất lao động của xí nghiệp tháng 7 năm 2000 với tháng 6 cùng kỳ
năm trước là: = 266.67% (hay tăng 8/3 lần)

12. Tháng 6 năm 2000, xí nghiệp A may được 15.000 áo sơ mi, tháng 7 phải
tăng ca để kịp giao hàng nên xí nghiệp may được 20.000 áo sơ mi. So sánh
cường độ lao động tháng 7 với tháng 6 năm 2000?

CĐLĐ của xí nghiệp tháng 7 năm 2000 so với tháng 6 năm 2000 tăng: 1.33 lần.

13. Do năng suất lao động tăng nên hao phí lao động trên một sản phẩm
của xí nghiệp A giảm từ 2 giờ xuống 1 giờ, trong khi đó thời gian lao động
xã hội cần thiết vẫn là 2 giờ (nếu giá bán = giá trị) thì doanh thu xí nghiệp
A sẽ thay đổi thế nào?

14. Trước kia xí nghiệp A làm được 400 sản phẩm/ngày, bước vào đợt thi
đua, xí nghiệp tổ chức tăng ca nên làm ra 900 sản phẩm/ngày. Biết giá trị
mỗi sản phẩm là 8 USD. Hỏi doanh thu của xí nghiệp A trong đợt thi đua
cao hơn trước kia bao nhiêu?

15. Hai người vận chuyển cùng một loại sản phẩm trên cùng một đoạn
đường với cách thức và phương tiện như nhau. A vận chuyển được
1.000SP/ngày, B vận chuyển được 1.500 SP/ngày. So sánh cường độ lao
động của B đối với A?

➔ Cường độ lao động của B cao hơn CĐLĐ của A : = 1,5 (lần)

16. Trong một ngày, xí nghiệp sản xuất 30 sản phẩm, giá trị mỗi sản phẩm
là 100 USD. Tính giá trị tổng sản phẩm khi cường độ lao động tăng hai
lần?
➔ Khi CĐLĐ tăng 2 lần thì tổng giá trị SP tăng 2 lần và bằng
30 x 100USD x 2 = 6000USD

17. Trong 10 giờ, xí nghiệp sản xuất 30 sản phẩm, giá trị mỗi sản phẩm
là 80 USD. Tính giá trị tạo ra trong một giờ khi cường độ lao động tăng hai
lần?
Cường độ lao động tăng hai lần suy ra tổng giá trị tăng hai lần.=4800 USD
Giá trị tạo ra trong một giờ=4800/10=480 USD

18.
Giá trị tổng sản phẩm: 20x80= 1600 USD
Giá trị tổng sản phẩm khi cường độ lao động tăng ba lần=1600x3=4800 USD

19. Xí nghiệp sản xuất 20 sản phẩm/ngày, giá trị mỗi sản phẩm là 40 USD.
Tính giá trị tổng sản phẩm khi năng suất lao động tăng hai lần?
Khi CĐLĐ tăng 2 lần thì: 20sp x 40 USD x 2= 1600 USD

20. Trong 10 giờ, xí nghiệp sản xuất được 20 sản phẩm, giá trị mỗi sản
phẩm là 40 USD. Tính giá trị tạo ra trong một giờ khi năng suất lao động
tăng hai lần?
Tổng giá trị sản phẩm trong 10 giờ khi CĐLĐ tăng 2 lần:
20sp x 40 USD x 2= 1600 USD
Tổng giá trị sản phẩm trong 1 giờ khi CĐLĐ tăng 2 lần: = 160USD

b. Học thuyết giá trị thặng dư

1. Để tái sản xuất sức lao động của một công nhân cần phải chi phí như
sau : Ăn uống là 8USD/ngày, đồ dùng gia đình là 1095 USD/1năm, đồ dùng
lâu bền là 7300 USD/10 năm. Tính giá trị sức lao động của công nhân trong
một ngày?

1095 USD/ 1 năm à 3 USD/ngày

7300 USD/ 10 năm à 2 USD/ngày

Giá trị sức lao động của công nhân trong 1 ngày là:

8 + 3 + 2 = 13 USD.

2. Ngày công nhân làm việc 8 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Khi
năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng lên hai
lần thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là bao nhiêu?

--> Tỷ suất GTTD: m’ = 100% =>

Khi năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng
lên hai lần thì giá tư liệu tiêu dùng giảm 1 nửa so với trước => thời gian t giảm
1 nửa còn 2h

Do ngày làm việc 8h nên: t’ = 8h – t = 8h – 2h = 6h

Tỷ suất GTTD: m’ = t’/t x 100% = 6/2 x 100% = 300%


3. Ngày công nhân làm việc 8 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Khi
năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng lên hai
lần và kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là
bao nhiêu?

Tỷ suất GTTD: m‘ = 100% =>

Khi năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng
lên hai lần thì giá tư liệu tiêu dùng giảm 1 nửa so với trước => thời gian t giảm
1 nửa còn 2h

Do đó kéo dài thêm 2h tức là bằng 10h nên:

T‘ = 10h – t = 8h

Tỷ suất GTTD: m‘ = 8/2 x100% = 400%

4. Giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 100%, tiền lương danh nghĩa tăng
80%. Hỏi biến động tiền lương thực tế?

à Tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với
giá cả hàng tiêu dùng:

=> Tiền lương thực tế =

5. Giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 120%, tiền lương danh nghĩa tăng
70%. Hỏi biến động tiền lương thực tế?

6. Tư bản đầu tư 1000 ngàn USD, trong đó chi phí tư liệu sản xuất là
780 ngàn USD, tỷ suất giá trị thặng dư là 200%, số công nhân làm thuê là
400 người. Tính giá trị mới do một công nhân tạo ra?

à Tư bản đầu tư: 1.000.000 USD (= C + V)


C = 780.000 USD => V = 220.00 USD

Tỷ suất GTTD: m’ = 200%

m’ = m/V x100% => m = 440.000 USD

GTTD mới do 400 CN làm ra: m = 440.000 USD

GTTD mới do 1 CN làm ra: m = 11.000 USD.

7. Tư bản đầu tư 1000 ngàn USD, trong đó chi phí tư liệu sản xuất là 780
ngàn USD, tỷ suất giá trị thặng dư là 200%, Số công nhân làm thuê là 400
người. Hỏi giá trị thặng dư mới do một công nhân tạo ra?
Chi phí tư liệu sản xuất= c= 780k usd; tư bản đầu tư=A=1000k usd; m‘=200%
A=C+V → 1000=780 +V →V=220k usd.

m‘=(m/v)x100% →200%= (m/220)x100%--> m=440k usd → một công dân

tại ra giá trị thặng dư mới là: 440/400= 1.1k usd.

8. Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 800.000 USD, trong đó chi phí máy móc
thiết bị C1 = 100.000 USD, chi phí nguyên vật liệu C2 = 300.000 USD, tỷ
suất giá trị thặng dư m’ = 300%. Tính chi phí tư bản khả biến?
Tổng giá trị hàng hóa= W= 800k usd
W=C+V+M → 800= 100+300+M+V → V+M= 400

m‘=m/v →m/v=3 →3v=m →3v+v=400 → v=100

9. Tổng giá trị hàng hóa là 1.000.000 USD, cấu tạo hữu cơ là 3/2, khối lượng
giá trị thặng dư là 200 USD. Tính chi phí tư bản khả biến?
Tổng giá trị hàng hóa= W= 1000000; cấu tạo hữu cơ= c/v=3/2 → 2c=3v
W=c+v+m →1000000= 200+c+2/3c →C=599880 →v=399920
10. Tổng giá trị hàng hóa là 1.000.000 USD, cấu tạo hữu cơ là 4/1, khối
lượng giá trị thặng dư là 100 USD. Tính chi phí tư bản bất biến?
W=1.000.000; c/v=4/1→ c=4v.

W=c+v+m= 5v+ 100 →5v=1.000.000-100 → v=199980 → c=

4x199980=799920

11. Một xí nghiệp tư bản đầu tư 1.000.000 USD, cấu tạo hữu cơ là 3/1. Tỷ
suất giá trị thặng dư là 200%. Hỏi giá trị mới do xí nghiệp tạo ra?
C=3v; m’=200% m=2v
1.000.000= 3v+v+2v → 6v=1.000.000 → v= 166666.666667 Giá trị mới: m+v =
2v+v=3v= 500000

12. Một xí nghiệp có 400 công nhân; tư bản đầu tư là 800.000 USD, cấu tạo
hữu cơ là 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Tính giá trị thặng dư do
một công nhân tạo ra?
c/v=4/1 → c=4v

m’=(m/v)x100% → m=v

c+v=800000 →5v=800000 → v=160000 → m=160000 →Giá trị thặng dư một

công nhân tạo ra: 160000:400=400

13. Tư bản đầu tư là 800.000 USD, cấu tạo hữu cơ là 3/2, tỷ suất giá trị
thặng dư là 200%. Tính khối lượng giá trị thặng dư?

=> Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư: M= m’.V

Tổng tư bản đầu tư: c + v = 800 000 USD; m’= 200%

c/v => 3 : 2
=> c= 480 000 USD; v= 320 000 USD

=> Khối lượng giá trị thặng dư M= 200% . 320 000 = 640 000 USD

14. Một tư bản cấu tạo theo sơ đồ: 120c + 30v + 60m. Nếu thời gian lao
động thặng dư là 6 giờ, thời gian lao động tất yếu sẽ là bao nhiêu?

Tỷ suất giá trị thặng dư: m’= m/v . 100% => m’ = 60/30 . 100% = 200%

Thời gian lao động thặng dư t’= 6h

=> Thời gian lao động tất yếu t = t’/ m’ . 100% = 6/200% . 100% = 3h

15. Một tư bản cấu tạo theo sơ đồ: 120c + 40v + 80m. Nếu thời gian lao
động tất yếu là 3 giờ, thời gian lao động thặng dư sẽ là bao nhiêu?

Tỷ suất giá trị thặng dư: m’= m/v. 100% => m’ = 80/40 . 100% = 200%

Thời gian lao động tất yếu t = 3h

=> Thời gian lao động thặng dư t’= (m’ . t)/ 100% = (200% . 3)/100% = 6h

16. Một tư bản cấu tạo theo sơ đồ: 150c + 20v + 40m. Nếu thời gian lao
động tất yếu là 3 giờ, thì thời gian lao động trong ngày là bao nhiêu?

Tỷ suất giá trị thặng dư: m’= m/v . 100% => m’ = 40/20 . 100% = 200%

Thời gian lao động tất yếu t = 3h

=> Thời gian lao động thặng dư t’= (m’ . t)/ 100% = (200% . 3)/100% = 6h

Vậy thời gian lao động trong ngày: t’ + t = 3h + 6h = 9h


17. Sơ đồ cấu tạo của tư bản là: 70c + 10v + 20m. Biết giá cả cao hơn giá
trị 20%. Tính tỷ suất lợi nhuận?

Tỷ suất lợi nhuận p’ = (p/c+v). 100%

Lợi nhuận p = G – k

Chi phí sản xuất k = c + v = 80

Giá trị hàng hóa G = c + (v+m) = 100

Giá bán cao hơn giá trị 20% => Giá bán = 100 x 120% = 120

Lợi nhuận p = giá bán – chi phí sản xuất = 120 – 80 = 40

p’ = (p/c+v). 100% = (40/70+10). 100% = 50%

18. Sơ đồ cấu tạo của tư bản là: 70c + 10v + 20m, biết giá cả cao hơn giá
trị 20%. Tính tỷ suất giá trị thặng dư?

Tỷ suất giá trị thặng dư: m’=(m/v) . 100%

m’ =(20/10) . 100% = 200%

19. Một xí nghiệp có 400 công nhân; tư bản đầu tư là 600.000 USD, cấu tạo
hữu cơ là 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Tính giá trị mới do một
công nhân tạo ra?
TB đầu tư: 600k USD = c+v
Cấu tạo hữu cơ: c/v=4/1 ==> c=480.000 USD; v=120.000 USD
Tỷ suất GTTD: m’=100%
m’= x 100% ==> m = = = 120.000 USD
Giá trị mới do 400 CN làm ra: V + m = 120.000 + 120.000 = 240k USD
Giá trị mới do 1 CN làm ra = 240.000/400 = 600 USD

20. Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 600.000 USD, trong đó chi phí máy móc
thiết bị C1 = 100.000 USD, chi phí nguyên, nhiên vật liệu C2 = 200.000
USD, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 300%. Tính tư bản lưu động?
Ta có : C + V + m = 600.000USD
C = C1 + C2 = 100.000USD + 200.000USD = 300.000USD
→ V + m = 600.000USD – 300.000USD = 300.000USD

Tỷ suất GTTD : m’ = 300% → m = 225.000USD và V = 75.000USD


Tư bản lưu động : C2 + V = 200.000USD + 75.000USD = 275.000USD

21. Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 800.000 USD, trong đó chi phí tư liệu
sản xuất là 400.000 USD, tỷ suất giá trị thặng dư là 300%, biết giá trị sức
lao động bằng giá trị nguyên, nhiên, vật liệu (v = c2). Tính tư bản cố định?
Ta có : C + V + m = 800.000USD
C = 400.000USD => V + m = 800.000 - 400.000 = 400.000 USD
Tỷ suất GTTD : m’ = 300% => = => m=300.000 USD và V=100.000USD
Ta có : C2 = V = 100.000 USD
Tư bản cố định :
C1 = C – C2 = 400.000 USD – 100.000 USD = 300.000 USD
Chú ý: chi phí sản xuất bằng (C+V) còn chi phí tư liệu sản xuất chỉ bằng C.

22. Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 800.000 USD, trong đó chi phí máy móc
thiết bị C1 = 100.000 USD, chi phí nguyên, nhiên vật liệu C2 = 300.000
USD, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 300%. Tính khối lượng giá trị thặng dư?
Ta có : C + V + m = 800.000USD
C = C1 + C2 = 100.000USD + 300.000USD = 400.000USD
=> V + m = 800.000USD – 400.000USD = 400.000USD
Tỷ suất GTTD : m’ = 300% => =
=> m = 300.000USD và V = 100.000USD
Khối lượng giá trị thặng dư: M=m’x V=300% x 100.000USD=300.000USD

23. Chi phí sản xuất tư bản là 800 triệu USD; cấu tạo hữu cơ là 3/2, tỷ suất
giá trị thặng dư = 100%. Tính chi phí lao động sản xuất hàng hóa?
Ta có : C + V = 800 triệu USD
Cấu tạo hữu cơ : => C = 480 triệu USD và V = 320 triệu USD
Tỷ suất GTTD : m’ = 100% => m = V = 320 triệu USD
Chi phí lao động sản xuất hàng hóa (chi phí thực tế) :
C + V + m = 480 + 320 + 320 = 1120 triệu USD

24. Một xí nghiệp có chi phí sản xuất tư bản là 600 triệu USD; cấu tạo hữu
cơ là 3/2, tỷ suất giá trị thặng dư = 100%, giá bán cao hơn giá trị 10%.
Tính doanh số bán ra của xí nghiệp?
Ta có : C + V = 600 triệu USD
Cấu tạo hữu cơ : => C = 360 triệu USD và V = 240 triệu USD
Tỷ suất GTTD : m’ = 100% => m = V = 240 triệu USD
Giá trị hàng hóa : C + V + m = 360 + 240 + 240 = 840 triệu USD
Giá bán cao hơn giá trị 10% => Giá bán = 840 x 110% = 924 triệu USD
Vậy doanh số bán ra của xí nghiệp là : 924 triệu USD

31. Biết thời gian lao động thặng dư là 4 giờ (t’), tỷ suất giá trị thặng dư m’
= 200%. Hỏi thời gian lao động tất yếu? ( công thức trang 100 )
m’= x 100% t = x 100% = 2 giờ
Vậy thời gian lao động tất yếu là 2h
32. Xí nghiệp có 2000 công nhân sản xuất một tháng được 10.000 sản
phẩm. Biết chi phí tư liệu sản xuất là 200.000 USD, chi phí tiền lương cho
một công nhân 200 USD/tháng, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 100%. Tính
giá trị một sản phẩm?
Ta có chi phí TLSX : C = 200.000USD
Tiền lương : V = 2000 x 200USD = 400.000USD
m’ = 100% => m = V = 400.000USD (CT tỷ suất giá trị thặng dư trang 100)
Tổng giá trị 10.000 sản phẩm tạo ra là :
C + V + m = 200.000 + 400.000 + 400.000 = 1.000.000 USD
Giá trị 1 sản phẩm : = 100USD

33. Biết chi phí tư liệu sản xuất của xí nghiệp là 200.000 USD, chi phí tiền
lương cho một công nhân là 200 USD/tháng, tỷ suất giá trị thặng dư m’ =
100%, số công nhân làm thuê là 2000 người. Tính giá trị do một công nhân
tạo ra trong tháng?
Ta có chi phí TLSX : C = 200.000USD
Tiền lương : V = 2000 x 200USD = 400.000USD
m’ = 100% => m = V = 400.000 USD
Tổng giá trị sản phẩm do 2.000 CN tạo ra là :
C + V + m = 200.000 + 400.000 + 400.000 = 1.000.000 USD
Giá trị do 1 CN tạo ra : = 500USD

34. Tổng doanh thu của xí nghiệp là 100 triệu USD, chi phí tư liệu sản xuất
và tiền lương là 80 triệu USD (trong đó tiền lương 20 triệu). Hỏi tỷ suất giá
trị thặng dư?
Ta có chi phí TLSX : C = 60 triệu USD
Tiền lương : V = 20 triệu USD
Ta có V + C + m = 100 triệu USD
m = 100 – 60 – 20 = 20 triệu USD
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = x 100% = x 100% = 100%

35. Tổng tư bản đầu tư 160 triệu USD, trong đó tiền lương 40 triệu USD.
Hỏi cấu tạo hữu cơ của tư bản?
Tiền lương : V = 40 triệu USD
Ta có : C + V = 160 triệu USD ( CT trang 111 )
V = 40 triệu USD => C = 160 – 40 = 120 triệu USD
Cấu tạo hữu cơ của tư bản = =

36. Một xí nghiệp tư bản đầu tư 2 triệu USD, cấu tạo hữu cơ là 3/2, số công
nhân làm thuê là 4000 người. Sau đó tư bản tăng lên 3 triệu USD, cấu tạo
hữu cơ là 4/1. Để đảm bảo giữ mức lương cho một công nhân như cũ thì
bao nhiêu công nhân sẽ mất việc làm trong xí nghiệp?
Ta có C + V = 2 triệu USD
Cấu tạo hữu cơ của tư bản = = c =
C = 1,2 triệu USD và V = 0,8 triệu USD = 800.000USD
Số tiền lương của 1 công nhân là 800.000 : 4000 = 200 USD
Sau đó tư bản tăng lên 3 triệu USD
Ta có C + V = 3 triệu USD
Cấu tạo hữu cơ của tư bản = = c =
C = 2,4 triệu USD và V = 0.6 triệu USD = 600.000 USD
Để đảm bảo giữ mức lương cho một công nhân như cũ thì số công nhân sẽ có là
600.000 : 200 = 3000 người
Vậy số công nhân sẽ mất việc làm trong xí nghiệp là 4000 – 3000 = 1000

Bài 37:
Xí nghiệp đầu tư 2 triệu USD: C+V=2000000 với C=3V/2
Suy ra C=1200000, V=800000
Lương mỗi công nhân= 800000/4000=200
Tư bản tang lên 3 triệu USD: C’+V’=3000000 với C’=4V’
Suy ra C’=2400000, V’=600000
Để lương mỗi công nhân bằng như cũ là 200 thì số công nhân còn việc
làm=600000/200=3000
Vậy còn 3000 công nhân còn việc trong xí nghiệp

Bài 38:
Xí nghiệp tư bản đầu tư 1 triệu USD: C+V=1000000 với C=4V
Suy ra V=200000, C=800000
Khối lượng Giá trị thặng dư: M=m’xV=200%x200000=400000
Vậy khối lượng giá trị thăng dư là 400000 USD

Bài 39:
Xí nghiệp tư bản đầu tư 1 triệu USD: C+V=1000000 với C=3V
Suy ra V=250000, C=750000
Khối lượng Giá trị thặng dư: M=m’xV=100%x250000=250000
Vậy tỷ suất lợi nhuận P=(M/(C+V))x100%=(250000/1000000)x100%=25%

Bài 40:
Tư bản ứng trước 1 triệu USD: C+V=1000000 với C=3V
Suy ra V=250000, C=750000
Có m’=M/V=100% M=V=250000
Vậy số lượng giá trị thặng dư tư bản hóa= 20%x250000=50000 USD

Bài 41:
Tư bản ứng trước 1 triệu USD: C+V=1000000 trong đó C=4V
Suy ra V=200000, C=800000
Khối lượng giá trị thặng dư tư bản hóa: M=m’xVx20%=100%x200000x20
%=40000
Khi tỷ suất giá trị thặng dư tăng 200%, tỷ lệ tích lũy không đổi thì lượng giá trị thặng
dư tư bản hóa= 200%x200000x20%=80000 USD
Bài 42:
Tư bản ứng trước 1 triệu USD: C+V=1000000 trong đó C=4V
Suy ra V=200000, C=800000
Có m’=M/V=100% M=V=200000
Giá trị thặng dư tích lũy mỗi năm: Mx50%=200000x50%=100000
Để lượng giá trị thặng dư tư bản hóa bằng giá trị thặng dư ứng trước cần:
(C+V)/100000=1000000/100000=10 (năm)

43. Tư bản ứng trước là 100 triệu USD, cấu tạo hữu cơ là 3/1, tỷ c suất giá
trị thặng dư m’ = 100%. Cho biết sơ đồ cấu tạo của tư bản?
=> Tư bản đầu tư: C+V= 100
Cấu tạo hữu cơ: C=75; V=25
m’=(m/v)×100<=> m=25
Vậy sơ đồ cấu tạo tư bản: 75c+25v+25m

44. Tư bản ứng trước là 100 tỷ USD, cấu tạo hữu cơ là 3/1, tỷ suất giá trị
thặng dư là 100%. Biết giá trị sức lao động gấp 5 lần giá trị nguyên, nhiên,
vật liệu. Tính tư bản lưu động?
=>Tư bản ứng trước: c+v=100
Cấu tạo hữu cơ: c=75; v=25
Sức lao động= 5 lần nhiên vật liệu(c2)
=> c2= v/5=5
Vậy tư bản lưu động: X=c2+v=30

45. Tư bản ứng trước là 200 tỷ USD, cấu tạo hữu cơ là 3/1, tỷ suất giá trị
thặng dư m’ = 100%, giá trị sức lao động gấp 5 lần giá trị nguyên, nhiên,
vật liệu. Hỏi tư bản cố định?
=> Tư bản ứng trước: c+v=200
Cấu tạo hữu cơ: c=150; v=50
Sức lao động= 5 lần nhien vật liệu
=> c2=v/5=10
Vậy tư bản cố định: c1=c-c2=140

46. Tư bản ứng trước là 200 tỷ USD, cấu tạo hữu cơ là 4/1, tỷ suất giá trị
thặng dư là 100%. Tính chi phí thực tế của sản xuất?
=>Tư bản ứng trước: c+v=200
Cấu tạo hữu cơ 4/1=> c=160; v=40
m’=(m/v)×100=> m=v=40
Chi phí thực tế sản xuất: W= c+v+m=1120.

47. Biết thời gian lao động tất yếu của một xí nghiệp là 4 giờ, tỷ suất giá trị
thặng dư m’ = 150%. Hỏi thời gian 1 ngày lao động của xí nghiệp?
=>Thời gian lao động tất yếu là t=4h
m’= (t’/t) × 100=> t’= 6h
Vậy thời gian 1 ngày lao động của xí nghiệp là c=t+t’=10h

48. Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 1.000.000 USD, trong đó chi phí tư liệu
sản xuất là 600 000 USD, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 300%. Tính chi phí
tư bản khả biến?
=>Ta có: m’= m/v ×100% <=> 300=m/v ×100 => m=3v
Chi phí tư liệu sản xuất: K=c+v=600 000
Tổng giá trị hàng hóa: W= c+v+m <=> 10^6= 6000000+ 3v => v= 133 000
USD

49. Một doanh nghiệp có tư bản ứng trước 500 000 USD, cấu tạo hữu cơ là
4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu giá trị thặng dư tái đầu tư hết
cho tư bản trong điều kiện tái sản xuất giản đơn thì sau bao năm giá trị
thặng dư bằng tư bản ứng trước?

Tư bản ứng trước: C + V = 500.000 USD

Cấu tạo hữu cơ: => C= 400.000 USD và V= 100.000 USD

Tỷ suất GTTD: m’ = 100% => m = V = 100.000 USD

Giá trị thặng dư tư bản đầu tư hết cho tư bản nên trong 100.000 USD tái đầu
tư có

C = 80.000 USD và V = 20.000 USD

Lượng GTTD bằng tư bản ứng trước => m = 500.000 USD= V

Mà mỗi năm chỉ tích lũy được 1 lượng V = 20.000 USD

=> số năm để lượng GTTD bằng tư bản ứng trước là: = 25 năm

50. Một cỗ máy có trị giá 30 triệu đồng, dự tính sẽ hao mòn hữu hình trong
10 năm. Nhưng qua 5 năm hoạt động, giá trị của cỗ máy mới cùng loại đã
giảm 50%. Hãy xác định sự tổn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy đó?

Hao mòn hữu hình của cỗ máy trong 1 năm: = 3.000.000 đồng

Gía trị của cỗ máy sau 5 năm hoạt động: 30 – (5 x 3) = 15.000.000 đồng

Sau 5 năm hoạt động giá trị cỗ máy mới cùng loại đã giảm 50% nên giá trị cỗ
máy này tiếp tục giảm 50% nữa và bằng: 50% x 15.000.000 = 7.500,000 đồng.

Vậy sự tổn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy này là: 7.500.000 đồng.
51. Tổng tư bản công nghiệp trong xã hội là 270 tỷ USD, tổng tư bản
thương nghiệp là 30 tỷ USD, tổng giá trị thặng dư là 50 tỷ USD, chi phí lưu
thông thuần túy là 5 tỷ USD. Hỏi tỷ suất lợi nhuận bình quân?

Tổng tư bản công nghiệp trong xã hội là 270 tỷ USD:= 270 tỷ USD

Tổng tư bản thương nghiệp tham gia vào 30 tỷ nên:

Tổng tư bản = 270 + 30 = 300 tỷ USD

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận bình quân lúc này là sẽ là:

= x 100% = x100% = 16.7%

52. Ba ngành sản xuất có sơ đồ cấu tạo tư bản như sau: Ngành cơ khí là 80c
+ 20v, ngành dệt là 70c + 30v, ngành da là 60c + 40v. Biết tỷ suất giá trị
thặng dư là 100%, Nếu giá cả bằng giá trị thì tổng lợi nhuận sẽ là bao
nhiêu?

à Tỷ suất GTTD: m‘ = 100%

Lợi nhuận ngành cơ khí: p = m = V = 20

Lợi nhuận ngành dệt:p = 30

Lợi nhuận ngành da: p = 40

=> Tổng lợi nhuận: 20 + 30 + 40 = 90.

53. Ba ngành sản xuất có sơ đồ cấu tạo tư bản như sau: Ngành cơ khí là 80c
+ 20v, ngành dệt là 70c + 30v, ngành da là 60c + 40v. Biết lợi nhuận bình
quân là 30. Tính giá cả sản xuất?
à Gía cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân = 100 + 30 = 130.

54. Một tư bản hoạt động với số vốn 700 triệu USD, trong đó có 100 triệu
vay với lãi suất 5%, biết tỷ suất lợi nhuận bình quân là 10%. Tính thu
nhập của tư bản?

à Thu nhập = 700 triệu USD x 10% - 100 triệu USD x 5% = 65 triệu USD

55. Ở một xí nghiệp, khấu hao nhà xưởng & máy móc là 30 000 bảng Anh,
chi phí về nguyên, nhiên & vật liệu là 8.000 bảng Anh, giá trị mới tạo ra là
20.000 bảng Anh. Tính giá trị hàng hóa?
Giá trị hàng hóa: W = c + m + v = 30 000 + 8 000 + 20 000 = 58 000 bảng Anh

56. Một xí nghiệp tư bản có sơ đồ cấu tạo là: 80c + 20v + 10m. Thời gian lao
động thặng dư là 2,5 giờ. Hỏi thời gian lao động tất yếu là bao nhiêu?
- Tỷ suất GTTD: m’ = m/v x 100% = 50%
- M’ = 50% => t = t’/m’ x 100% = 5 giờ.

57. Một tư bản đầu tư là 1.650.000 USD, giá trị thặng dư tạo ra là 300.000
USD, tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Hỏi cấu tạo hữu cơ tư bản?
m = 300.000 USD
m’= m/v x 100% = 200% => v = 150.000 USD
Tổng đầu tư của tư bản: C + V = 1.650.000 => C = 1.500.000 USD
Cấu tạo hữu cơ= 1.500.000 : 150.000 = 10/1

58. Làm việc 8 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 100%. Khi ngày làm việc
tăng lên 10 giờ, giá tư liệu tiêu dùng giảm một nửa so với trước. Hỏi tỷ suất
giá trị thặng dư?
59. Tình hình tài chính ở một xí nghiệp như sau: Giá trị nhà xưởng 100
triệu yên, khấu hao trong 50 năm; máy móc, thiết bị: 300 triệu yên, khấu
hao trong 10 năm. Tính tổng khấu hao sau 6 năm?
Giá trị nhà xưởng khấu hao trong 1 năm: 100/50 = 2 triệu yên
Giá trị máy móc, thiết bị khấu hao trong 1 năm: 300/10 = 30 triệu yên
Tổng khấu hao sau 6 năm: ( 2 + 30 ) x 6 = 192 triệu yên

60. Vốn đầu tư là 500 triệu USD, cấu tạo hữu cơ là 4/1; giá trị tiền công
bằng 1/2 giá trị nguyên, nhiên vật liệu & năng lượng. Hỏi tư bản lưu động
là bao nhiêu?
- Vốn đầu tư: C + V = 500 triệu USD
- Cấu tạo hữu cơ => C = 400 triệu USD ; V = 100 triệu USD
- Giá trị tiền công bằng ½ giá trị nguyên, nhiên vật liệu & năng lượng =>
C2 = 2 x V = 200 triệu USD
- Tư bản lao động: 200 + 100 = 300 triệu USD.

61. Vốn sử dụng ở một doanh nghiệp như sau : Giá trị nhà xưởng 200 000
yên, khấu hao 40 năm; giá trị máy móc 600 000 yên, khấu hao 20 năm, giá
trị nguyên liệu 100.000 yên, quay 4 vòng/năm, tiền công 50.000 yên, quay 4
vòng năm. Tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Tính tổng giá trị hàng hóa tạo
ra trong năm(giả định giá trị = giá cả)?
Giá trị nhà xưởng 1 năm=c1=200000/40=5.000
Giá trị máy móc 1 năm=c2=600.000/20=30.000
Giá trị nguyên liệu 1 năm=c3=100.000x4=400.000
Tiền công 1 năm= v= 50.000x4=200.000
M’=100% m=v m=200.000
W = c+v+m= 5.000+30.000+400.000+200.000+200.000=835.000
62. Sơ đồ hoạt động của một tư bản là: 160c + 40v + 40m. Khi tỷ suất lợi
nhuận bình quân là 20%, giá cả sản xuất là bao nhiêu?
Lợi nhuận bình quân :
p = p’ x K= 20% x (C + V + m) = 20% x ( 160 + 40 + 40 ) = 48 (CT trang
116)
Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân = 240 + 48 = 288

You might also like