Vận động trị liệu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

1. Đại cương về vận động trị liệu


1.1. Các định nghĩa
1.1.1. Vận động học (Kinesiology)
Vận động học là môn khoa học nghiên cứu về chuyển động cơ thể con người hoặc
động vật. Vận động học xác định cơ chế chuyển động của sinh lý học sinh cơ học và tâm
lý, thần kinh học. Ứng dụng lĩnh vực khoa học sinh học đối với sức khỏe con người bao
gồm sinh cơ học và chỉnh hình, sức mạnh và sự điều tiết nó; tâm lý học thể thao; các
phương thức phục hồi chức năng như vật lý trị liệu và vận động trí liệu; thể thao và các
bài tập.
Các nghiên cứu chuyển động của con người và động vật bao gồm các cách thức từ các
hệ thống theo dõi cử động, hoạt động điện sinh lý học của cơ và não, các phương pháp
khác nhau để giám sát chức năng sinh lý, và các kỹ thuật nghiên cứu nhận thức và hành
vi khác.
Ứng dụng của vận động học trong lĩnh vực sức khỏe con người bao gồm cả giáo viên
thể dục, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, khuyến khích sức khỏe, thể thao tại nơi
làm việc, kinh doanh tập luyện thể dục thể thao. Bằng cử nhân vận động học có thể ứng
dụng và được sử dụng cho nghiên cứu sau đại học về nghiên cứu y sinh, cũng như trong
các chương trình chuyên nghiệp chẳng hạn như y khoa.

1.1.2.Vận động trị liệu


Kích thích vận động là một trong những kích thích quan trọng, đảm bảo sự phát sinh,
phát triển, tồn tại của cơ thể. Nó ảnh hưởng đến mọi cơ quan, bộ phận, quá trình sinh học
trong cơ thể.
Vận động trị liệu là môn khoa học áp dụng các nguyên lý vận động vào dự phòng, điều
trị và phục hồi chức năng
Vận động trị liệu thường có cường độ thấp hơn và thời gian ngắn hơn các bài tập dành
cho người khỏe mạnh. Quá trình luyện tập có thể chỉ kéo dài một vài ngày hoặc hàng tháng
phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Khi tình trạng của người bệnh thay đổi, chương
trình luyện tập cũng phải thay đổi theo để phù hợp với tiến triển của họ.
1.2. Mục đích của vận động trị liệu
1.2.1. Tăng cường sức mạnh cơ
Sức mạnh cơ (lực cơ) là khả năng một cơ hay một nhóm cơ tạo ra sức căng gây lên
một lực gắng sức tối đa (hoặc động hoặc tĩnh), tương ứng với kích thích trên cơ. Sự tập
luyện làm tăng lực cơ được chỉ định đối với những cơ bị teo vì ít hoạt động. Tốc độ và
khả năng phì đại của cơ tỉ lệ thuận với lực đề kháng mà cơ phải vượt qua. Những bài tập
đề ra làm tang lực cơ tối đa thì sử dụng lực cản tối đa nhưng số lần thực hiện ít.
1.2.2. Tăng cường sự bền bỉ
Tăng sức chịu đựng của cơ (tăng sức bền cơ). Những bài tập làm tăng sức bền cơ là
những bài tập chủ động có sử dụng lực cản nhỏ nhưng số lần thực hiện lớn. Bài tập này
đặc biệt hữu ích trong giai đoạn dưỡng bệnh. Khi các cơ đang yếu và teo, không nên đưa
chương trình tập nhằm tăng sức bền cho cơ đến khi lực cơ được phục hồi trong giới hạn
bình thường.
Tăng sức bền cơ thể: Sức bền cơ thể là khả năng một cá thể duy trì bài tập cường độ
thấp trong một thời gian kéo dài. Các bài tập sức bền cơ thể được đưa ra nhằm tăng cơ
lớn như đi bộ, bơi, đạp xe đạp, luyện tập kéo dài trong 15 – 45 phút mỗi lần, có thời gian
nghỉ ngơi thích hợp, tập hàng ngày hoặc 5 ngày trong một tuần.
1.2.3. Tăng cường sự điều hợp vận động:
Sự điều hợp vận động có nghĩa là sử dụng cơ phù hợp trong một thời gian quy định
với cường độ thích hợp để tạo nên những mẫu cử động chính xác mềm mại, hiệu quả và
tự động. Người bệnh bị mất sự điều hợp vận động cần tập luyện để phát triển những mẫu
cử động hữu ích.
Nguyên tắc của loại bài tập này là các động tác được lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt
được sự thực hiện một cách chính xác. Chương trình tập luyện đặc biệt hữu ích đối với
những người bị rối loạn chức năng tiểu não
1.2.4. Tăng hay duy trì tầm vận động khớp, mô mềm hay sự linh hoạt của chúng
Sự vận động linh hoạt của mô mềm và khớp là khả năng co giãn, đàn hồi của cơ bị
kích thích. Khả năng giãn dài từ từ của tổ chức liên kết khi bị kéo giãn, khả năng đàn hồi
của da khi thực hiện chuyển động và là khả năng lăn trượt các đầu xương trong khớp lên
nhau với sự đàn hồi thích hợp của bao khớp khi cử động trong tầm vận động bình thường
của khớp
Các bài tập này rất hữu ích khi có tình trạng bị giới hạn vận động do bất cứ nguyên
nhân nào. Các động tác tập loại bài tập này đặc biệt cần thiết đối với các trường hợp bị
liệt hay có nguy cơ co rút.
1.2.5. Tăng tốc độ cử động
Tốc độ cử động tăng lên khi cử động được thực hiện thường nhật và trở thành quen
thuộc, khi đó cử động sẽ đạt được tốc độ bình thường
Các bài tập nhằm làm cho là những bài tập ở giai đoạn cuối của quá trình phục hồi.
Các bài tập này đặc biệt hữu ích với các trường hợp bệnh lý thần kinh cơ.
1.2.6. Dự phòng các thương tật thứ cấp
Thực hiện các bài tập vận động trị liệu khác nhau phù hợp với tình trạng vận động và
bệnh lý cơ thể giúp cho cơ thể tăng cường được chức năng hô hấp tuần hoàn, duy trì sức
mạnh sức bền, tính linh động và dự phòng được các thương tật thứ cấp của các hệ cơ
quan trong cơ thể.
3. Các hình thức vận động thường được áp dụng trong phục hồi chức năng
Trong phục hồi chức năng, người ta thường áp dụng các loại bàn tập vận động: Tập
theo tầm vận động khớp (Range of motion exercises), kháng trở (Resistance exercises),
tập kéo giãn (Stretching exercises), tập vận động trị liệu chức năng, các bài tập cho các
chuyên khoa đặc biệt như bài tập cho sản phụ, vật lý trị liệu hô hấp…
3.1. Tập theo tầm vận động khớp
Sự vận động hoàn toàn của 1 khớp gọi là tầm vận động (ROM). Khi cử động một đoạn
chi thể trong tầm vận động của nó. Mọi cấu trúc ở phần đó đều bị ảnh hưởng: cơ, diện
khớp, bao khớp, dây chằng, cân, mạch máu, thần kinh.
Tầm vận động được mô tả bằng các thuật ngữ: tầm vận động của khớp và tầm vận
động của cơ. Để mô tả tầm vận động của khớp người ta dùng các thuật ngữ như gập
(gấp). duỗi, dạng (dang) khép (áp), xoay. Tầm vận động khớp có thể đo được bằng thước
có chia độ. Tầm vận động cho phép một cách đều đặn hoặc là tầm vận động của khớp
hoặc là tầm vận của cơ.
3.1.1. Tập thụ động thụ động
Là động tác thực hiện bởi người điều trị, hoặc dụng cụ, không có sự co cơ chủ động.
Tập thụ động có thể được thực hiện ở một khớp để duy trì chiều dài cơ hay cũng có thể
được thực hiện ở nhiều khớp đồng thời (chuỗi cử động) như là những hoạt động tự nhiên
và chức năng.
Tác dụng của bài tập vận động thụ động
- Ngăn ngừa kết dính và duy trì tầm vận động khớp
- Khi cơ bị liệt, cử động thụ động duy trì ký ức về mẫu vận động bằng cách kích thích
các đầu mút thần kinh cảm thụ bản thể.
- Duy trì độ mềm dẻo của cơ, ngăn ngừa co rút.
- Trợ giúp lưu thông tuần hoàn tĩnh mạch và bạch mạch.
- Cử động nhịp nhàng có tác dụng thư giãn cơ.
Chỉ định
- Bệnh nhân trong trạng thái hôn mê.
- Bệnh nhân có cơ bị liệt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn (cơ lực bậc không hoặc bậc 1).
- Bệnh nhân trong tình trạng cơ thể quá yếu mệt.
3.1.2. Tập chủ động có trợ giúp
Bài tập vận động có trợ giúp là khi thực hiện một cử động nhưng lực cơ của bệnh nhân
không đủ mạnh để tạo ra và điều khiển cử động đó cho hết tầm vận động và phải sử dụng
một ngoại lực để hỗ trợ cho cử động được hoàn tất, như vậy bệnh nhân đã thực hiện bài
tập nhưng cần được sự hỗ trợ của ngoại lực.
Chỉ định
- Bệnh nhân có cơ lực yếu vừa ở bậc 2 thử cơ.
3.1.3. Bài tập vận động chủ động tự do
Vận động chủ động tự do là phương pháp tập mà lực tạo ra cử động do chính bởi lực
cơ của người bệnh mà không có bất kỳ một ngoại lực nào hỗ trợ hay cản trở cử động,
ngoại trừ trọng lực.
Vận động chủ động tự do là bước tiến từ gian đoạn tập chủ động có trợ giúp tới gian
đoạn tập mà sự trợ giúp không còn cần thiết nữa.
Tác dụng
- Tạo sự thư giãn cơ
- Tăng tầm vận động khớp
- Tăng lực cơ và sự bền bỉ của cơ
- Cải thiện sự điều hợp thần kinh – cơ
- Tăng sự tin tưởng và lạc quan
- Thay đổi tích cực trong hệ thống tuần hoàn và hô hấp.
3.2. Tập kháng trở (Bài tập vận động có đề kháng)
Bài tập vận động có đề kháng là bất kỳ bài tập chủ động nào trong đó sự co cơ động
hay tĩnh bị kháng lại bởi một lực từ bên ngoài. Lực kháng có thể bằng tay, bằng máy hay
bằng các dụng cụ nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cơ, thể tích cơ, sức căng cơ hay
sự bền bỉ của cơ.
Tác dụng
- Tăng cường sức mạnh cơ : Để gia tăng được sức mạnh cơ lực đề kháng phải đủ mạnh để
cơ có đủ khả năng vượt qua. Luyện tập tăng sức mạnh cơ thì cần luyện tập với lực đề
kháng lớn và số lần lặp lại ít.
- Tăng sức bền cơ :Thông thường các bài tập làm tăng sức mạnh cơ thì cũng gia tăng sức
bền cơ. Các bài tập tăng sức bền cơ thì có lực đề kháng nhỏ và lặp lại nhiều lần.
- Tăng thể tích cơ : Thể tích cơ sẽ phát triển tương xứng với sức mạnh cơ, vì vậy các bài
tập tăng sức mạnh cơ cũng sẽ làm tăng thể tích cơ
- Tăng công của cơ: Công của cơ được đo bằng hiệu suất cơ và được định nghĩa bằng khối
lượng công việc thực hiện trong một đơn vị thời gian, hay nói cách khác công của cơ là
tốc độ tạo ra lực trong một đơn vị thời gian.
3.3. Tập kéo giãn
Kéo giãn là một thao tác kỹ thuật được thiết kế để kéo dài cấu trúc mô mềm bị co ngắn
do giảm hay mất tính mềm dẻo, tính đàn hồi và làm gia tăng tầm vận động khớp.
Tính mềm dẻo là khả năng của mô mền có thể duỗi ra thư giãn tạo lên độ dài mới lớn
hơn sau khi lực kéo giãn đã được loại bỏ.
Tính đàn hồi là khả năng của mô mềm trở lại độ dài ban đầu của chúng sau khi bị kéo
giãn thụ động
Co rút là quá trình hình thành sẹo dính, tổ chức xơ, khi tổ chức sẹo sơ nằm giữa các
mô bình thường làm co ngắn cơ và các tổ chức khác đi qua khớp gây giới hạn vận động
và giảm chức năng.
Chỉ định
- Khi tầm vận động khớp bị hạn chế do hậu quả của co rút, dính khớp và hình thành tổ
chức sẹo dẫn đến các cơ, tổ chức liên kết, da bị co ngắn lại.
- Khi phòng ngừa các biến dạng cấu trúc, co rút phần mềm do hạn chế tầm vận động
khớp gây ra.
- Khi co cứng co rút làm giới hạn các hoạt động chức năng hàng ngày của bệnh nhân.
- Khi các cơ bị yếu và các tổ chức bị căng. Các tổ chức bị căng được kéo dài trước khi
tập mạnh cơ yếu thì hiệu quả tập mạnh cơ sẽ tốt hơn
Mục đích
- Cải thiện và tái thiết lập tầm vận động của khớp và khả năng vận dộng của các tổ chức
mô mềm xung quanh khớp
- Đề phòng co rút vĩnh viễn tổ chức, mô mềm quanh khớp.
- Tăng tính mềm dẻo chung của phần cơ thể trước khi tập mạnh cơ
- Dự phòng và hạn chế tối thiểu nguy cơ tổn thương gân cơ liên quan đến hoạt động thể
lực đặc biệt và thể thao
Chống chỉ định
- Khi có khối xương (cốt hóa lạc chỗ, u xương…) làm giới hạn tầm vận động khớp.
- Bệnh nhân sau gãy xương mới
- Viêm cấp tính, nhiễm trung trong khớp hoặc quanh khớp
- Bất cứ khi nào cơ đau nhói, đau cấp tính khi cử động khớp hoặc kéo dài cơ
- Khi có khối máu tụ hoặc có dấu hiệu khác của chấn thương mô mềm
- Khi sự co cứng hoặc co ngắn của các mô mềm tạo nên sự ổn định khớp
- Khi co cứng hoặc co ngắn các mô mềm làm cơ sở để tăng các khả năng chức năng, đặc
biệt trong trường hợp liệt nặng
3.4. Tập vận động trị liệu chức năng
Là các bài tập được gắn liền với các sinh hoạt chức năng. Bao gồm
3.4.1. Tập trên đệm: Tập thay đổi tư tế từ nằm sấp qua nằm ngửa,tập thăng bằng khi ngồi,
di chuyển, tập mạnh các cơ lưng, bụng, tập điều hợp và khéo léo, tập với bóng để chuẩn bị
cho các động tác sau này.
3.4.2. Tập trong thanh song song (với nẹp hoặc không nẹp): Tập tăng sức chịu đựng khi
đứng, sức nặng cơ thể, tập thăng bằng, tập mạnh chi trên, tập kiểm soát khung chậu, tập
sử dụng chân giả, tập dáng đi cơ bản....
3.4.3. Tập thăng bằng với nạng (có hay không có nẹp): tập thăng bằng bên, trước sau, tập
kiểm soát khung chậu, cơ lưng, tập đi nạng theo các hướng, tập sử dụng nẹp, tập leo trèo,
tập ngã.
3.4.4. Tập di chuyển: tập dáng đi, tập kỹ thuật tự di chuyển trong xe lăn, với nạng nẹp, tập
đi nhanh, leo trèo thang gác, tập ngã...
3.4.5. Hoạt động trị liệu: tuỳ theo các loại khiếm khuyết, giảm chức năng sẽ có bài hoạt
động trị liệu tương ứng. Phục hồi các chức năng bàn tay, sinh hoạt hàng ngày.
4. Kết luận
Ngày nay vận động trị liệu là một phương pháp quan trọng trong vận động trị liệu phục
hồi chức năng. Để áp dụng có hiệu quả người điều trị phải có kiến thức về giải phẫu, sinh
lý bệnh, sinh cơ học cũng như chỉ định chống chỉ định đối với các loại tập vận động.
Vận động trị liệu là một phương pháp bao giờ cũng nghiêm chỉnh tuân thủ các quy
trình kỹ thuật, bảo đảm tính an toàn và với tinh thần trách nhiệm cao. Trong một khoa
phục hồi chức năng bao giờ cũng ưu tiên phát triển vận động trị liệu và đào tạo cán bộ cho
môn học vận động học.

You might also like