Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

BỘ MÔN QPAN&GDTC

TIỂU LUẬN KẾT THỨC HỌC PHẦN 3


Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đề tài 2:

Trình những hiểu biết của em về Binh chủng Đặc công. Tại sao phải xây
dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại?
Liên hệ trách nhiệm của bản thân

Giảng viên hướng dẫn : Trần Lệ Thu

Sinh viên thực hiện : Vũ Minh Hiếu

Lớp : CNTT 13 -03

Mã sinh viên : 1351020149

Hà nội, Năm 2022


Mục lục
Lời mở đầu........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG ........................................................................ 2
1. Quá trình phát triển ................................................................................................ 2
2. Quá trình hình thành .............................................................................................. 2
CHƯƠNG II : TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CÁCH MẠNG
CHÍNH QUY, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI .......................................................................... 7
1. Quân đội nhân dân ................................................................................................. 7
2. Tại sao phải xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy tinh nhuệ, từng
bước tiến tới hiện đại ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG III – LIỆN HỆ BẢN THÂN ............................................................................ 13
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 14
TÀI KIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 15
Lời mở đầu
Để giúp cho kháng chiến chống giặc ngoại xâm của chúng ta được chiến tháng vang
dội thì không thể không nhắc đến Binh chủng đặc công. Ngày 19/3/1967, Binh chủng đặc
công chính thức được thành lập. Tại thời khắc lịch sử đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn
thị: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt”
để hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt một cách xuất sắc. Trong cuộc đụng đầu lịch sử với
đế quốc Mỹ xâm lược, Binh chủng đã không ngừng phát triển, cả lực lượng cơ động và tại
chỗ rộng khắp; vận dụng cách đánh mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn. Đặc biệt, chỉ
với quy mô lực lượng nhỏ, nhưng Bộ đội Đặc công đã chủ động tham gia đánh các loại
mục tiêu: trên bộ, dưới nước, trong đô thị,… thực hiện tác chiến độc lập, hiệp đồng và làm
tròn nhiệm vụ quốc tế; tổ chức chiến đấu hàng nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng
vạn tên địch, trong đó có nhiều sinh lực cấp cao, phá hủy nhiều căn cứ chiến lược và
phương tiện chiến tranh của chúng, góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức quân đội tinh, gọn, mạnh có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đến chất lượng tổng hợp của quân đội ta, trước hết là chất lượng chính trị, sức mạnh
chiến đấu, khả năng sẵn sàng chiến đấu, công tác, lao động sản xuất. Xây dựng quân đội
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là khâu đột phá mà Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng đã đề cập, bởi vậy, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện với nhiều
giải pháp đồng bộ, phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn
cách mạng mới.
Trong bải tiêu luận với đề tài lần này là “ Binh chủng Đặc công và Tại sao phải xây
dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại” thì em tin
chắc rằng với lượng kiến thức đã được học và nguồn tài liệu phong phú em sẽ làm tốt và
nêu được những ý chính nhất. Song trong quá trính làm cũng không tránh được một số lỗi
em mong thầy cô có thể cho em biết trong phần nhận xét để em tránh trong những bài tiểu
luận lần sau.

1
CHƯƠNG I: BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG
1. Quá trình phát triển
Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Nhân
dân Việt Nam, được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến
linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội
hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Binh chủng Đặc công có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc
phòng Việt Nam xây dựng và phát triển các lực lượng Đặc công theo hướng tinh - gọn -
chất lượng cao.
2. Quá trình hình thành

Ngày thành lập (Ngày truyền thống binh chủng): 19 tháng 3 năm 1967.

Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập: 9 tiểu đoàn đặc công; Trường bổ túc cán bộ
và 3 cơ quan.
Tuy ngày thành lập chính thức là năm 1967, nhưng từ Chiến tranh Đông
Dương (1946 - 1954), cách đánh "công đồn đặc biệt" ở chiến trường Nam Bộ, cách đánh
và tổ chức đặc công đã phát triển nhanh chóng, hình thành ba loại lực lượng:

• Đặc công bộ.


• Đặc công nước.
• Đặc công biệt động.
2.1. Đặc công bộ
Trong Chiến tranh Đông Dương, từ sau cuộc tiến công lên Việt Bắc bị thất bại, Đệ
Tứ Cộng hòa Pháp xây dựng hàng loạt đồn bót bao vây chiến khu. Trước tình hình mới, bộ
đội Việt Nam không thể dừng lại ở những trận tập kích, phục kích tiêu hao, quấy rối, mà
phải tiến lên tiêu diệt các cứ điểm nhỏ này. Nhưng để đánh được cứ điểm thì phải dùng
cách đánh bất ngờ (kỳ tập). Nếu quân Pháp phòng thủ mạnh thì phải có pháo hạng nặng
(cường tập), mà bộ đội thì pháo quá ít, đạn pháo khan hiếm. Cuối cùng một cách đánh mới
được đề xuất: bí mật đột nhập đánh bất ngờ, nếu bị lộ thì chuyển sang đánh bằng hỏa lực
mạnh. Với cách đánh kỳ tập kết hợp với cường tập, từ thu-đông 1948 đến đầu 1950, trên
chiến trường Bắc Bộ, quân Việt Nam đã tiêu diệt hàng loạt đồn bốt, cứ điểm quân Pháp.
Ở chiến trường Nam Bộ, Pháp tăng quân, xây dựng hệ thống bót Delatour là sản
phẩm của tướng Delatour Desmer, Tư lệnh Quân viễn chinh Pháp ở Nam Bộ. Hàng loạt
đồn bót dựng lên xung quanh thị xã, thành phố và trên các đường giao thông quan trọng,
nhằm bao vây, chia cắt, ngăn chặn lực lượng vũ trang Việt Minh.
Phong trào du kích phát triển khắp nông thôn, thành thị, nhưng Việt Minh gặp khó
khăn do chưa có chiến thuật hữu hiệu và loại vũ khí có đủ sức công phá tường dày của tháp
canh. Qua nhiều lần thử nghiệm thắng lợi, đặc biệt là trận đánh đêm 18 rạng 19 tháng 3
năm 1948 tiêu diệt đồn cầu Bà Kiên, đã mở ra một khả năng mới đánh địch trong vị trí cố

2
thủ vũng chắc. Từ thực tế đánh tháp canh, Việt Minh đúc kết được kinh nghiệm thực tiễn,
làm tiền đề cho chiến thuật đặc công ra đời.
Đặc công bộ hiện nay có Lữ đoàn Đặc công 113 (3 lần được phong Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân các năm 1975, 1979, 2000), Lữ đoàn Đặc công 198 (thành lập
năm 1974, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976), Lữ đoàn Đặc công 429.
2.2. Đặc công nước
Đặc công nước là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, được huấn luyện để tiến công các
mục tiêu thủy của đối phương như: bến cảng, tàu thủy,... và các mục tiêu chỉ có thể xâm
nhập qua đường thủy: căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân... Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc
biệt thì đặc công nước càng đặc biệt, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ,
trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đặc công nước (còn gọi là đặc công thủy) ra đời do yêu
cầu đánh vào đối tượng hải quân của Pháp và những mục tiêu vùng sông nước, do đó xuất
hiện gần như song song với đặc công bộ.
Trong cuộc Chiến tranh Đông Dương, các hoạt động trên sông nước của quân Pháp
chiếm một phần quan trọng trên chiến trường. Lợi dụng lãnh thổ Việt Nam có bờ biển dài,
nhiều sông ngòi, có vùng sông ngòi chằng chịt như miền Tây Nam Bộ, quân Pháp đã bố trí
một lực lượng hải quân khá mạnh. Hải quân Pháp tập trung vào 3 hoạt động chủ yếu:

• Dùng tàu thuyền chiến đấu hỗ trợ cho bộ binh đi càn quét.
• Đánh phá căn cứ, ngăn chặn tiếp tế, vận chuyển của Việt Minh.
• Dùng đường thủy để tiếp hậu cần cho quân Pháp trên đất liền.
Vì thế việc đánh Pháp trên mặt trận sông biển có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Ở miền Bắc Việt Nam, các vùng ven sông, ven biển khẩn trương xây dựng các đội săn tàu
Pháp, sẵn sàng đánh quân Pháp trên mặt trận sông nước.
Vinh (thuộc Trung đoàn 36, Đại đoàn 308) chỉ huy dùng thuyền nan chở 300 kg
thuốc nổ đánh chìm tàu LCD chở vũ khí của quân Pháp [1]. Đây là trận mở đầu cho cách
đánh tàu chiến trên chiến trường Bắc Bộ, tạo tiền đề cho việc nghiện cứu sử dụng đặc công
đánh các mục tiêu tên sông, biển. Ở miền Nam, đầu năm 1949, đội săn tàu Long Châu Sa
dùng thủy lôi tự tạo đánh chìm tàu Glycin trên sông Sài Thượng, diệt hàng trăm quân đối
phương [1].
Ở vùng Rừng Sác, vào tháng 9 năm 1950, các đội đặc công được hình thành từ
Trung đoàn 300, hoạt động ở vùng Nhà Bè, Thủ Thiêm xuống Cần Giờ, Soài Rạp. Lực
lượng này chiến đấu rất dũng cảm, táo bạo, được gọi là "quân cảm tử", diệt nhiều chỉ huy
Pháp và tay sai. Như vậy trong giai đoạn đầu kháng chiến, cùng với cách đánh của đặc
công bộ, cách đánh của đặc công thủy cũng bắt đầu phát triển. Dựa trên những tiến bộ của
quá trình nghiên cứu cải tiến vũ khí, các địa phương ở Bắc Bộ và Nam Bộ đã tổ chức được
một lực lượng chuyên, tinh để đánh tàu, thuyền bằng cách đánh đặc công.

3
Trong thành tích của lực lượng đặc công rừng Sác, nổi bật là việc đánh chìm tàu
vận tải cỡ lớn USS Baton Rouge Victory giãn nước 10.000 tấn vào sáng ngày 23 tháng 8
năm 1966. Con tàu đã bị đánh chìm trên sông Ngã Bảy bởi hai quả thủy lôi, trọng lượng
1.075 kg/quả. Muốn gài thủy lôi thì phải có tàu vận chuyển lớn, sử dụng cần cẩu để thả
thủy lôi, đặc công rừng Sác không có những trang bị đó nên đã sáng tạo ra chiến thuật: vận
chuyển thủy lôi bằng ghe gỗ loại nhỏ, được ngụy trang giống như ngư dân đi buôn, khi đến
nơi sẽ nhận chìm ghe để thả thủy lôi. Vụ đánh chìm USS Baton Rouge Victory đã giết chết
7 thủy thủ Mỹ, nhấn chìm hàng nghìn tấn vũ khí, hàng hóa mà con tàu chở theo.[2][3]
Ngày 13 tháng 4 năm 1966, Bộ Quốc phòng Việt Nam ra quyết định thành lập Đoàn
huấn luyện trinh sát đặc công mang phiên hiệu Đoàn 126 trực thuộc Quân chủng Hải quân,
Quân đội nhân dân Việt Nam và Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đoàn
trưởng được giao cho Hoàng Đắc Cót và Phạm Điệng là Chính ủy. Tháng 5 năm 1966, Bộ
Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn 126 thành cơ quan đoàn bộ và 12 đội chiến đấu, Lực lượng
Đặc nhiệm hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hình thành. Cuối 1966, một lực lượng
lớn của Đoàn 126 được đưa vào chiến trường Quảng Trị, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Nam Bộ
thâm nhập thực tế chiến đấu. Ngày 10 tháng 3 năm 1967, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 (Mặt
trận Trị - Thiên) giao nhiệm vụ cho Đoàn 126 tiêu diệt tàu địch ở cảng và sông từ Cửa Việt
tới Đông Hà. Tàu cuốc 70 tấn của Hàn Quốc bị ốp mìn nổ tung. Ngày 9/5/1967, tàu cuốc
Hayda dài 71m, rộng 12m bị đánh chìm xuống sông Cửa Việt, tàu LST trọng tải lớn 5.000
tấn chở xe thiết giáp và vũ khí hạng nặng cũng bị đánh chìm xuống sông. Ngày 15/5/1967,
1 tàu LCU bị đánh chìm tại chỗ nằm vắt ngang sông Cửa Việt. Chỉ trong vòng 5 tháng
chiến đấu, từ tháng 4 đến 9 năm 1967, riêng Đội 1 của Đoàn 126 đã tham chiến 6 trận,
đánh chìm 10 tàu địch, làm hư hỏng 2 tàu khác, phá hủy nhiều phương tiện vũ khí[4]
Trong 10 ngày hoạt động ở Thị trấn Cửa Việt (19 đến 29-1-1968), Đoàn 126 đã thả
được 13 quả thủy lôi xuống dòng sông Cửa Việt, đánh chìm 8 tàu, phá hủy hàng nghìn tấn
hàng hóa và phương tiện chiến tranh của địch, làm gián đoạn giao thông của địch ở
cảng Cửa Việt nhiều ngày liền. Từ 28/2 tới 1/3/1968, trong Trận Bạch Đằng trên sông
Hiếu, Đoàn 126 đánh chìm 7 tàu tiếp viện, đánh hỏng nặng 5 tàu khác của Hải quân Hoa
Kỳ, tuyến tiếp viện hậu cần bằng đường thủy từ Cửa Việt – Đông Hà của quân đội Mỹ bị
tắc nghẽn trong nhiều ngày. Cuối tháng 5 đầu tháng 6/1968, Lữ đoàn Đặc công Hải quân
126 đánh chìm 3 tàu gồm: 1 tàu LST 5000 tấn, 1 tàu LCU 360 tấn và 1 tàu tuần tiễu, khiến
địch buộc phải thay đổi phương thức vận tải, các tàu trọng tải lớn trên 4.000 tấn phải neo
đậu ngoài biển, cách bờ từ 1 - 5 hải lý, không được vào cảng[5].
Tối ngày 6/9/1969, tại điểm xuất phát ở (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị), Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 cử tổ chiến đấu 3 người lặn tới đánh mìn
tàu địch. Mỗi người mang theo ống thở, khí tài lặn, hai thủ pháo, hai lựu đạn, dao găm…
riêng 2 người nhận thêm hai quả mìn rùa nặng 6,8 kg do Liên Xô sản xuất. Đây là loại vũ
khí lợi hại của đặc công nước, có ghép 48 mảnh nam châm hình móng ngựa, có sức hút
100 kg. Khi mìn đã áp vào sườn tàu, rút chốt an toàn, đúng giờ sẽ nổ, nếu chưa đến giờ nổ
mà bị tháo gỡ mìn cũng sẽ tự phát nổ bởi nó có ngòi chống tháo. Sau 2 ngày ẩn nấp, tổ
4
chiến đấu đã tiếp cận tàu Mỹ, gắn mìn rùa rồi rút lui. Vài giờ sau mìn nổ, chiếc tàu vận
tải USS Noxubee trọng tải 4.000 tấn bị hư hại nặng.
Trong 7 năm, từ năm 1966-1973, Đoàn 126 trực tiếp chiến đấu trên chiến
trường Cửa Việt - Đông Hà - Quảng Trị, chiến đấu gần 400 trận, đánh chìm, đánh hỏng
372 tàu xuồng các loại của địch, nhấn chìm hàng chục vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến
tranh, tiêu diệt hàng ngàn binh lính địch[6]
Tiểu đoàn Đặc công nước 471 - Quân khu 5 được thành lập ngày 25-2-1971 tại Trà
Bồng (Quảng Ngãi); sau đó chuyển ra hoạt động ở cánh Bắc Hòa Vang, thuộc Mặt trận 4
Quảng Đà, làm nhiệm vụ đánh phá các mục tiêu cố định của quân Mỹ - ngụy. Trong vòng
5 năm (4/1971-4/1975), Tiểu đoàn đã đánh 41 trận (29 trận dưới nước, 12 trận trên cạn),
tiêu diệt 800 tên địch (trong đó có một số lính Mỹ), đánh chìm 10 tàu vận tải quân sự (bao
gồm 1 tàu chở dầu, 1 pháo hạm) trọng tải 8-10 nghìn tấn, 1 hải thuyền, 1 cầu cảng Tiên
Sa[7].
Trong chiến tranh chống Mỹ, Hải quân Việt Nam đã huấn luyện, đào tạo, bổ sung
cho các chiến trường miền Nam hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước. Trong 7 năm
chiến đấu trên chiến trường Cửa Việt – Đông Hà, đặc công Hải quân đã đánh 300 trận;
đánh chìm, đánh hỏng 336 tàu xuồng chiến đấu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh,
tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Góp phần cùng các lực lượng trên khắp chiến trường miền
Nam đánh chìm, đánh hỏng 4.473 tàu thuyền, đánh sập hàng trăm cầu cống, vật chất phục
vụ chiến tranh, góp phần cùng quân dân miền Nam đánh bại kẻ thù[8].
Đặc công nước hiện nay gồm Lữ đoàn Đặc công 5 trực thuộc Binh chủng Đặc công,
Quân đội nhân dân Việt Nam, Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126, Quân chủng Hải quân,
Quân đội nhân dân Việt Nam và một số đơn vị thuộc các quân khu và quân đoàn.
2.3. Đặc công đặc biệt
Do tính chất của cuộc kháng chiến lâu dài và để phù hợp với phương châm, phương thức
hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh các lực lượng vũ trang đô thị như Tự vệ thành,
Thanh niên xung phong, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong... các tổ chức quân
sự chuyên trách lần lượt ra đời. Lực lượng này hơi khác với đặc công bộ thông thường mặc
dù trong tổ chức có rất nhiều điểm tương đồng. Biệt động hầu như chỉ hoạt động vào ban
ngày và rút lui về đêm.

• Ở Sài Gòn, 10 ban công tác thành hoạt động mạnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu
trưởng Nguyễn Bình. Ở nhiều thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,
các đội công tác đặc biệt và biệt động cũng khẩn trương thành lập làm nhiệm vụ tiêu
diệt những phần tử đối phương nguy hiểm và phá hoại cơ sở kinh tế của đối phương.
Các tổ, đội vũ trang biệt động hoạt động ngay trong lòng đối phương, từ đánh nhỏ, lẻ,
tiến lên đánh biệt động đặc công táo bạo, linh hoạt. Nổi lên trong các hoạt động tại Sài
Gòn là nữ sinh trường Quân chính Nguyễn Thị Lan (Lan Mê Linh) 17 tuổi đã dùng
súng ngắn ám sát chủ bút báo "Phục Hưng" là Hiền Sỹ tháng 3 năm 1946 [1].
5
• Đặc biệt ngày 8 tháng 6 năm 1946 ban công tác thanh đánh kho đạn của Pháp, thiêu
hủy 400 tấn đạn dược, thuốc nổ, làm chết 40 lính Pháp. Đạn nổ liên lục 3 ngày đêm [1].
Đầu năm 1947, lực lượng biệt động Hải Phòng phối hợp với bộ đội địa phương tập kích
sân bay Cát Bi, diệt một trung đội lính Âu Phi[1]. Năm 1948 biệt động Đà Nẵng cùng
với bộ đội địa phương, công an xung phong đột nhập, tiêu diệt, trấn áp tay sai của Pháp.
• Tại Hà Nội, đêm 18 tháng 1 năm 1950, Tiểu đoàn 108 tập kích sân bay Bạch Mai, phá
hủy 20 máy bay, 32 tấn vũ khí, 600.000 lít xăng dầu...[1] Không chỉ ở những thành phố
lớn, đặc công biệt động phát triển ở hầu hết thành phố, thị xã, vùng Pháp kiểm soát, trở
thành một lực lượng thường xuyên đe doạ trực tiếp ngay tại cơ sở đối phương, đồng
thời phối hợp với hoạt động chính trị gây cho đối phương nhiều hoang mang.
Đặc công biệt động trong các đô thị tại miền nam trước 1975 là lực lượng gần giống với
"bộ đội địa phương" tại thành phố, nhưng có trình độ tác chiến đô thị tốt hơn. Họ phải tác
chiến độc lập vì thiếu phối hợp từ các đơn vị bạn, đồng thời phải luôn nương nhờ vào hậu
cần của người dân trong thành phố, nếu không có người dân hỗ trợ thì mạng lưới sẽ bị phá.
Chiến công nổi bật của đặc công biệt động là việc đánh chìm tàu USNS Card (vốn là tàu
sân bay hộ tống giãn nước 15.000 tấn) vào ngày 2 tháng 5 năm 1964. Chiến sĩ đặc
công Lâm Sơn Náo thuộc lực lượng đặc công Sài Gòn-Gia Định đã bí mật lặn tới tàu, đặt
2 khối chất nổ, mỗi khối gồm 40 kg TNT và 2 kg C4. Hai khối thuốc nổ được đặt cách
nhau 10m, áp chặt lườn tàu làm nổ tung hông tàu. USS Card bị đắm ở độ sâu 15 m nước
(độ sâu sông Sài Gòn tại cầu cảng).
Về cuối cuộc chiến, đặc công biệt động tách hẳn làm 2 thành phần: những tân binh thiếu
kinh nghiệm (chiếm quá nửa là nữ) tham gia dẫn đường cho bộ đội chủ lực chiếm giữ nội
đô; còn những người dày dạn kinh nghiệm được huy động về căn cứ để huấn luyện bộ binh
trở thành đặc công. Trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975, đặc công biệt động đã đánh chiếm,
giữ vững nhiều cầu và căn cứ quan trọng, bảo đảm cho các binh đoàn chủ lực tiến công,
giành thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn.
Đặc công biệt động hiện nay có Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1, trước đóng ở Gia Lâm.

6
CHƯƠNG II : TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN CÁCH MẠNG CHÍNH QUY, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI
1. Quân đội nhân dân
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy
sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền
thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân,
đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh
tụ Hồ Chí Minh.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ,
chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân
sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính
quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu
vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống
quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Ngày 15 tháng 5 năm
1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân
và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt
Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả
năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước
giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân
nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức
thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân
dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực
quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập,
đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân
chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát
triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà
đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu
toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt
thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ
này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, Quân Giải phóng
miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được
7
thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền
Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát
cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân,
toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân
của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm
1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm
1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực
hiện điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm gần hai phần ba quân số. Các thế hệ sĩ quan,
chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội
cụ Hồ”. Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn
giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham
gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân
vận.
Là một đội quân sản xuất, các đơn vị trong toàn quân đã tận dụng mọi tiềm năng lao
động, đất đai, kỹ thuật... để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn sản phẩm bổ sung tại
chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp
của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện
đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm
kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế
lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước.
Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân
dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện
đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao.

2. Tại sao phải xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy tinh nhuệ, từng
bước tiến tới hiện đại
Tổ chức quân đội tinh, gọn, mạnh có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đến chất lượng tổng hợp của quân đội ta, trước hết là chất lượng chính trị, sức mạnh
chiến đấu, khả năng sẵn sàng chiến đấu, công tác, lao động sản xuất. Xây dựng quân đội
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là khâu đột phá mà Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng đã đề cập, bởi vậy, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện với nhiều
giải pháp đồng bộ, phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn
cách mạng mới.
2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tổ chức quân đội tinh, gọn,
mạnh
8
Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, tổ chức
Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện đã được hình thành từ rất sớm và không
ngừng hoàn thiện qua các kỳ đại hội của Đảng. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, luật, nghị định
được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành nhằm tăng cường
hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh,
như: Kết luận số 16-KL/TW ngày 07/7/2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tổ chức Quân
đội nhân dân Việt Nam đến năm 2021 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 18-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp
tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả”.
Ngày 16/6/2018, Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết số 606-NQ/QUTW về
lãnh đạo triển khai Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị; chỉ đạo cơ quan chức năng
xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII)
và Đề án về điều chỉnh tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021 và
những năm tiếp theo. Đồng thời, rà soát, nắm tình hình tổ chức, biên chế trong toàn quân,
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng
Quân đội tinh, gọn, mạnh, có sức cơ động và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội,
Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” 1, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng và đội ngũ
cán bộ, đảng viên trong Quân đội và Công an tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng,
Nhà nước và Nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, bảo đảm
sức mạnh tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình
huống.
Với quyết tâm chính trị cao và giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hợp lý, đến nay, về cơ
bản tổ chức quân đội được điều chỉnh phù hợp; bảo đảm sự cân đối, tương đối đồng bộ
giữa các quân chủng, binh chủng, giữa cơ quan và đơn vị, giữa lực lượng thường trực và
lực lượng dự bị động viên. Trong đó, cơ quan cấp chiến lược, chiến dịch được điều chỉnh
theo hướng giảm các đơn vị phục vụ, đầu mối trung gian và từng bước khắc phục sự chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ.
Đối với khối cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược, đã tập trung rà soát, điều chỉnh tổ
chức, biên chế theo hướng giảm đầu mối trung gian; bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng
cơ quan, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ để tăng cường quân số cho các
đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đóng quân trên các địa bàn chiến
lược, biên giới, biển, đảo.
Đối với khối đơn vị chiến đấu, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị để
điều chỉnh tổ chức, theo hướng tăng cường sức mạnh tác chiến, khả năng cơ động cao, sẵn
sàng chiến đấu và xử lý các tình huống; coi trọng xây dựng lực lượng đặc thù, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ tác chiến trong tình hình mới.

9
Sắp xếp lại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa quốc phòng và điều chỉnh chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế các nhà trường Quân đội, phù hợp với yêu cầu, nhiệm
vụ trong giai đoạn mới. Qua đó, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức, trang bị của
quân đội hiện đại, có cơ cấu hợp lý, số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng cao.
Hệ thống nhà trường, đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ sở sản xuất, đoàn kinh tế –
quốc phòng được điều chỉnh một bước về cơ cấu tổ chức, bảo đảm phù hợp với mục tiêu,
yêu cầu xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh”.
2.2. Tầm nhìn và sự cần thiết phải xây dựng quân đội về tổ chức: tinh, gọn, mạnh.
Những năm tới, tình hình thế giới và khu vực còn có nhiều diễn biến mới phức tạp,
khó đoán định. “Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến
lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn
nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức
tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên
Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột”2.

Nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín
quốc tế ngày càng được nâng cao; hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Đảng ta chỉ rõ: “Các thế
lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng và đất nước ta. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu
cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn đối nước ta trong thời gian tới” 3. Bởi
vậy, tổ chức quân đội tinh, gọn, mạnh, “cốt tinh không cốt nhiều”, có tính cơ động cao, đủ
sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống; nhỏ mà không yếu, ít mà
địch được nhiều, thắng được hiện đại là nhiệm vụ quan trọng được Bộ Chính trị, Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm không ngừng nâng cao sức
mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong bảo vệ Tổ quốc.
2.3. Định hướng nâng cao hiệu quả xây dựng quân đội: tinh, gọn, mạnh
Ngày nay, xây dựng quân đội theo hướng tổ chức: tinh, gọn, mạnh trong điều kiện
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh đến các vấn đề quân sự, quốc phòng;
đặt ra trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại. Theo đó, tổ
chức Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, khoa học, đòi hỏi phải tập trung triển
khai thực hiện đồng bộ những nội dung cơ bản sau:
Trước hết, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
Nhà nước, Đề án xây dựng Quân đội về tổ chức: tinh, gọn, mạnh. Đây vừa là định hướng,
vừa là giải pháp cơ bản cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân quán triệt và thực hiện,
trong đó Quyết định số 2574/QĐ-BQP ngày 30/6/2018 của Bộ Quốc phòng về Kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị quyết số 606-NQ/QUTW về tổ chức Quân đội nhân dân Việt
Nam đến năm 2021 và những năm tiếp theo; xây dựng, triển khai thực hiện “Đề án về điều
chỉnh tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2021 và những năm tiếp theo”.
Hai là, tập trung thực hiện tốt việc giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cán bộ, chiến sĩ, cấp ủy, chỉ huy các cấp. Đây vừa là định hướng, vừa là yêu cầu rất quan
10
trọng, nhằm thống nhất nhận thức, đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện và phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng nhiều biện pháp quyết liệt, có chiều sâu, hiệu quả.
Ba là, đột phá về tổ chức và trang bị. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này, trước hết
phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng về điều chỉnh tổ chức Quân đội, nhất là Nghị
quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và tinh
thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Xây dựng Quân đội nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng,
lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh,
tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”4; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng
được ưu tiên lên hiện đại sẽ hoàn thành hiện đại. Đây là bước phát triển mới về tư duy,
nhận thức, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới.
Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và quản lý
của Nhà nước đối với quân đội.
Năm là, xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến,
hiện đại. Đây vừa là định hướng vừa là nhiệm vụ quan trọng liên quan trực tiếp đến xây
dựng quân đội về tổ chức: tinh, gọn, mạnh. Đại hội XIII của Đảng xác định: Phát triển nền
công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế – xã hội. Để thực
hiện vấn đề này, trước hết tập trung xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng có quy
mô, tổ chức, cơ chế quản lý phù hợp, bảo đảm tập trung, thống nhất về quản lý nhà nước,
phát huy vai trò, trách nhiệm tự chủ của các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Kiện toàn tổ
chức ngành kỹ thuật theo hướng “tinh, gọn, mạnh, thống nhất”, phù hợp với tính năng công
nghệ của vũ khí, trang bị kỹ thuật với nhiệm vụ của từng cấp, bảo đảm công tác quản lý,
chỉ huy, chỉ đạo thông suốt, không chồng chéo. Đổi mới phương thức bảo đảm kỹ thuật
đối với vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, công nghệ cao theo hướng tập trung, thống
nhất; đổi mới tư duy sản xuất vật tư kỹ thuật theo hướng mở rộng liên doanh, liên kết, xã
hội hóa…

Cùng với đó, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp quốc phòng dài hạn,
trung hạn, phù hợp với điều kiện mới. Từng bước hội nhập công nghiệp quốc phòng vào
công nghiệp quốc gia, thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển. Ưu tiên phát triển các
ngành, sản phẩm công nghiệp cơ bản, có tính lưỡng dụng cao. Đầu tư xây dựng có trọng
điểm một số cơ sở công nghiệp quốc phòng có công nghệ tiên tiến, hiện đại, làm nòng cốt
xây dựng các tổng công ty tiến tới hình thành các tập đoàn, tổ hợp công nghiệp quốc phòng
lưỡng dụng, công nghệ cao, có nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất và bảo đảm vũ khí, trang bị
kỹ thuật quân sự; tập trung vào các hệ thống: tên lửa, tự động hóa chỉ huy, tác chiến không
gian mạng; phòng, chống chiến tranh hạt nhân, hướng tới tác chiến vũ trụ, đáp ứng yêu cầu
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
11
Xây dựng quân đội về tổ chức: tinh, gọn, mạnh, linh hoạt là vấn đề rất quan trọng,
được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng hết sức quan tâm, nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong mọi
tình huống. Bởi vậy, quá trình triển khai thực hiện phải có lộ trình, làm thận trọng từng
bước, làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những khó
khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở; chủ động bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp
luật. Đó cũng là khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã đề
ra, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.

12
CHƯƠNG III – LIỆN HỆ BẢN THÂN
Bản thân mỗi chúng ta đều là một công dân Việt Nam. Chính vì thế cần phải nỗ lực
học tập và rèn luyện tốt để cống hiến sức lực và tri thức cho đất nước. Bên cạnh đó cũng
cần nêu cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật
chất tác động đến bản thân, làm suy giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước.
Mỗi người cũng cần phải giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị, không để các thế
lực thù địch có cơ hội dụ dỗ, lôi kéo. Bên cạnh đó sẽ cần đấu tranh phòng ngừa, phát hiện
những âm mưu, thủ đoạn của cá thế lực chống phá.
Chúng ta cũng cần phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh
chính trị, cũng như cần phải kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của
Đảng, với niềm tin của nhân dân. Không những thế bản thân mỗi người cần thường xuyên
nâng cao hiểu biết, nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cần phải đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây
dựng đất nước trong thời đại mới, cũng như cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công
dân, chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Bản thân mỗi người cũng cần vận động nhân dân và người thân cần phải chấp hành các
quy định của pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng
lôi kéo, làm suy thoái tư tưởng chính trị.
Bên cạnh đó, cần phải phát hiện, tố cáo các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật,
làm nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Mỗi công dân cần phải tăng cường đoàn kết trong nhân dân, tuyên truyền, làm sâu
sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân vững mạnh và thế trận an ninh nhan dân vững chắc.
Mỗi công dân cần phải cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các
thế lực thù địch, kiên định về tư tưởng, lập trường, ngăn chặn quá trình tự diễn biến, tự
chuyển hóa trong tư tưởng, lối sống.
Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc,
phát triển kinh tế địa phương đi đối với giữ gìn văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống
tốt đẹp.

13
KẾT LUẬN
Binh chủng Đặc công là lực lượng chiến đấu và công tác đặc biệt của Quân đội nhân
dân Việt Nam, có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ
khác. Thấu suốt điều đó, Binh chủng tiếp tục phát huy truyền thống “đặc biệt tinh nhuệ”,
tập trung xây dựng lực lượng vững mạnh, ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ.
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội,
tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng
tiến thẳng lên hiện đại.Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân
đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

Em xin cảm ơn cô Trần Lệ Thu, người đã hướng dẫn truyền đạt kiên thức để em có
thể hoàn thành bải tiểu luận này một các thành công, mặc dù bài còn nhiều thiếu sót em
mong các thầy cô có thể cho em những lưu ý để em có thể hoàn thành tốt hơn trong bài
tiểu luận tới.

14
TÀI KIỆU THAM KHẢO
https://vi.wikipedia.org/wiki/Binh_ch%E1%BB%A7ng_%C4%90%E1%BA%B7c_c%C
3%B4ng,_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1
%BB%87t_Nam#Tham_kh%E1%BA%A3o

https://luatsux.vn/lien-he-trach-nhiem-ban-than-trong-quan-doi-nhan-dan/

http://tapchiqptd.vn/vi/bao-ve-to-quoc/binh-chung-dac-cong-truoc-yeu-cau-nhiem-vu-
trong-tinh-hinh-moi/9889.html

Giáo trình do cô Trần Lệ Thu trong Microsoft teams

15

You might also like