Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Ưu điểm và nguyên nhân


Trong quá trình tham gia vào quy trình giao nhận hàng nhập khẩu thực tế ở
Công ty TNHH May Phước Như, em đã nhận thấy được ưu điểm lớn nhất của
Công ty chính là đội ngũ nhân viên giao nhận có kinh nghiệm cao, người có thâm
niên thấp nhất cũng được 5 năm tuổi nghề. Bên cạnh đó, đội ngũ này còn được
chuyên môn hóa, mỗi người chuyên phụ trách một khu vực cụ thể. Các nhân viên
lần lượt được phân chia phụ trách về các mặt hàng xuất nhập khẩu liên quan đến
đường biển tại cảng Kỳ Hà, phụ trách xuất nhập khẩu tại cảng, và các ICD, phụ
trách tại cảng, và có người phụ trách các mặt hàng xuất nhập khẩu bằng đường
bưu điện, xuất nhập khẩu tại chỗ và bằng đường hàng không.
Các nhân viên giao nhận còn có một mối quan hệ khá tốt với cán bộ hải quan
cảng, do đó thủ tục ở khâu này được làm khá nhanh gọn, thuận lợi.
Ưu điểm thứ hai là có đội ngũ làm thủ tục chủ yếu là các nhân viên trẻ, năng
động, giàu nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ. Các nhân viên này có khả năng
thích ứng nhanh, khả năng cập nhật và nắm bắt những thay đổi về các quy định
của pháp luật liên quan đến các khâu thủ tục xuất nhập khẩu. Tạo điều kiện cho
quy trình giao nhận được thuận lợi hơn. Đây cũng chính là một nhân tố quan
trọng làm nên thành công của Công ty.
Ưu điểm thứ ba là hầu hết các mặt hàng nhập khẩu theo phương thức CIF, nên
Công ty không phải thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm, giảm bớt được một khâu
khá phức tạp trong việc thực hiện các thủ tục cho các lô hàng nhập khẩu.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, em còn thấy một số hạn chế đang còn tồn đọng:
- Cơ sở vật chất và trợ cấp cho các nhân viên giao nhận đang còn khá khiêm
tốn. Đặc thù của nhân viên giao nhận ở Công ty là chủ yếu nhận chứng từ và ra
cảng làm thủ tục giao nhận, vì thế cơ sở vật chất của họ đã bị giảm lược. Tuy
nhiên, nhiều khi xuất nhập hàng hóa nhiều, theo mùa vụ, việc sử dụng các cơ sở
vật chất đó như bàn làm việc, máy vi tính đang còn chồng chéo, và hơi bất tiện.
- Đội ngũ khai báo thủ tục còn trẻ, đang còn trong quá trình tích lũy kinh
nghiệm về nghiệp vụ nên còn có khá nhiều sai sót trong quy trình khai báo hải
quan, đặc biệt là từ khi áp dụng hải quan điện tử vào thực tiễn. Từ các sự cố về
khai báo, việc nhận hàng của nhân viên giao nhận có thể bị trì hoãn do không rút
được tờ khai, gây sự chậm trễ cho cả quy trình chung.
- Các nhân viên giao nhận mới được tách từ phòng kho vận sang phòng kế
hoạch thị trường nên cũng gây một số bất lợi khi nhận hàng. Nhiều khi nhân viên
giao nhận nhận chỉ thị từ phòng kế hoạch ra cảng nhận hàng nhưng không có
phương tiện vận tải đưa hàng về (phương tiện vận tải do phòng kho vận chịu
trách nhiệm điều phối, thuê mướn).
I. Định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới của Công ty
1. Phương hướng phát triển chung
- Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành, phát
triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.
- Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư
cho con người và mội trường làm việc.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng
kênh phân phối trong nước và quốc tế.
- Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
- Tạo điều kiện và đề ra những chính sách tốt nhất để chăm lo đời sống cho
nhân viên và giữ chân người lao động.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động.
2. Phương hướng phát triển năm 2022
- Mục tiêu năng suất lao động phấn đấu đến tháng 12/2022 thực hiện 550
USD/người/tháng.
- Giữ ổn định, đồng thời tuyển dụng, nâng số lượng lao động trong toàn Công ty
lên 3000 lao động.
- Ban cải tiến Công ty tiếp tục củng cố, hoàn thiện, bổ sung, cập nhận định mức
lao động và đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu thao tác, cách sắp xếp dây chuyền,
cải tiến thiết bị, giảm thao tác cho công nhân.
- Đầu tư máy mọc thiết bị cho các xí nghiệp từ 5-7 tỷ.
- Duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt doanh thu 400 tỷ VNĐ trong
năm 2022.
- Phấn đấu mở rộng các bạn hàng trên thế giới, đẩy mạnh xuất các mặt hàng
Casual Pants, Blazer, Denim Pants, Uniform…
- Phấn đấu thực hiện khẩu hiệu “Chất lượng – Năng suất – Hiệu quả - Không
tăng ca”
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận tại Công ty
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận tại Công ty TNHH May Phước
Như, em nhận thấy ban lãnh đạo Công ty đã hỗ trợ, và sự hợp tác chặt chẽ giữa
các phòng ban đã tạo được cho các nhân viên giao nhận có được một điều kiện
thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, nếu muốn được hoàn
thiện hơn nữa, chúng ta cần phải có một số giải pháp cụ thể:
1. Các yếu tố về phía Công ty:
 Tăng thêm trợ cấp cho các nhân viên giao nhận để bù lại các chi phí phát sinh
trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, đồng thời đó cũng là một nhân tố kích thích
tinh thần hăng hái hơn trong công việc của nhân viên. Hiện nay, chi phí trợ cấp
của Công ty áp dụng cho hầu hết các nhân viên giao nhận là 800. 000đ chí phi đi
lại, 200 000đ tiền nước uống. Tuy nhiên, vật gíá hiện thời đã có nhiều thay đổi
đáng kể, chi phí đi lại cũng đã tăng nhiều. Điều đó chính là một khó khăn không
nhỏ, gây trở ngại tới tâm lý của các nhân viên khi được giao thực hiện nghiệp vụ.
Ngoài ra, Công ty nên trợ cấp thêm phí điện thoại cho nhân viên giao nhận bằng
các thẻ cào mệnh giá từ 100.000đ – 200.000 đ vào hàng tháng để tạo điều kiện cho
họ có thể có điều kiện liên lạc được tốt hơn.
 Đầu tư thêm một số trang thiết bị cho các nhân viên giao nhận như bàn làm
việc, máy vi tính… để họ linh động hơn trong việc hoàn tất thủ tục. Nhất là vào
các dịp gần năm mới, các đơn hàng của Công ty thường tăng đột biến, do đó các
công tác chứng từ, giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng trở nên tấp
nập hơn. Vào những dịp như vậy, một số nhân viên giao nhận đang còn phải
“mượn” cơ sở vật chất của nhân viên văn phòng để làm việc, điều đó thật sự rất
bất tiện.
 Tăng tính phối hợp giữa các phòng ban, nhất là giữa phòng kho vận và phòng
kế hoạch trong việc điều phối các phương tiện vận tải phù hợp, kịp thời khi nhận
hàng nhập khẩu tại cảng. Phòng kế hoạch nên thông báo trước cho phòng kho
vận ngày nhận hàng, và phòng kho vận phải xác nhận kế hoạch điều động
phương tiện vận tải đúng giờ, đúng ngày, và phải chịu trách nhiệm cao về việc
đó.
 Đào tạo và nâng cao sự chuyên nghiệp của các nhân viên chứng từ, nhất là các
nhân viên khai báo hải quan, tránh sai sót gây nên hậu quả tốn kém, chậm trễ cho
cả quy trình. Có thể tổ chức các khóa học thêm, mời các cán bộ hải quan về
hướng dẫn các nghị định, thông tư mới hàng tháng ở Công ty. Bên cạnh đó, Công
ty nên cử cán bộ đi học luân phiên các khóa nghiệp vụ liên quan nhằm linh động
hơn trong việc xử lý toàn bộ quy trình nhập khẩu nói chung, cũng như giao nhận
nói riêng.
2. Các yếu tố khác
 Nhằm nâng cao khả năng thanh toán của mình, Công ty nên gìn giữ và tăng
cường hơn nữa việc việc duy trì một mối quan hệ tốt đối với ngân hàng ủy quyền
của mình (Vietcombank Quảng Nam) trong thanh toán quốc tế về thanh toán
L/C, T/T cho các lô hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu.
 Duy trì và phát triển mối quan hệ hơn nữa với các nhân viên hải quan chi cục,
hải quan cảng. Điều này có thể được thực hiện bằng việc thực hiện nghiêm túc,
đầy đủ các thủ tục hải quan tại cảng. Kết hợp sự hỗ trợ từ hai phía để giúp cùng
hiểu kỹ hơn về đơn hàng và đưa ra xác nhận nhanh nhất, chính xác nhất.
 Có các quy ước rõ ràng và mối quan hệ tốt trong mối liên hệ với các hãng tãu
nhằm tạo điều kiện tốt hơn trong việc cấp phát D/O. Việc cấp nhận D/O hiện nay
của Công ty chủ yếu là giữa đại lý hàng tàu và nhân viên giao nhận. Tuy nhiên,
có nhiều lúc một số chứng từ, hay nợ xấu với hãng tàu mà có thể dẫn đến việc trì
hoãn cấp phát D/O. Vì vậy, việc minh bạch, và xin cấp D/O trước là một điều
nên áp dung trong thời gian tới.

KẾT LUẬN
Hòa cùng xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, cộng với việc Việt
Nam đã gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO đã mở ra những cơ hội cũng
như những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, đổi mới nâng cao khả năng cạnh
tranh để có thể đứng vững trong một sân chơi có tính cạnh tranh rất gay gắt như
bây giờ.
Ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây có những thành tích vượt
bậc. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm tỉ trọng rất lớn, đứng thứ hai sau
xuất khẩu dầu thô.
Trong những năm tới, Công ty đã có kế hoạch mở rộng thị trường tìm kiếm
nhiều bạn hàng mới với giá trị hợp đồng cao. Điều này đồng nghĩa với việc xuất
nhập khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng. Đồng thời vai trò của công tác
giao nhận trong xuất nhập khẩu của Công ty ngày cảng phải được chú trọng. Với
những kiến thức đã được trang bị ở trường đại học cùng thời gian thực tế tại
Công ty. Qua chuyên đề này, em đã cố gắng đưa ra những nét nổi bật và hạn chế
trong nghiệp vụ giao nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển tại Công
ty. Từ đó đưa ra một số kiến nghị với hy vọng phần nào lấp đầy được những
thiếu sót chưa được hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện công tác giao nhận
nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất – gia công xuất khẩu tại Công ty.

You might also like