Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và

thời kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH. Ở
Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa”(1). Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng
thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu.

Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và 
lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều”(2). Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một
xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải
thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng
ngàn năm... biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công
nghiệp”(3). Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà
chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã hội. Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn
khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn.

Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải
tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo
toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(4).
Trong đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật
chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,... tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình
cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền
kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”(5).
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ quá độ lên CNXH rất
toàn diện. Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu chốt,
tăng năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết
lập quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành,
vùng, lãnh thổ trong thời kỳ quá độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân
phối và quản lý kinh tế. Theo Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán,
đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy để phát triển sản xuất.
Trên lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò
lãnh đạo của Đảng; quan tâm củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng
cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm
không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng CNXH.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng
và mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người
mới xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ
nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống
mới. Về xã hội, thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã hội vì
toàn dân, bình đẳng.
Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng xã hội hướng vào phát triển con
người, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, vừa là mục tiêu, vừa là động của sự phát
triển xã hội.
Về bước đi, biện pháp trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minh đã xác định
bước đi, cách làm phù hợp, Người khẳng định: Chúng ta cũng phải có phương pháp
xây dựng CNXH của riêng mình, gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam. Bước đi
trong xây dựng XHCN ở nước ta là “phải làm dần dần”, ai nói dễ là chủ quan và sẽ
thất bại, phải thực hiện “đi bước nào vững chắc bước ấy”.

Hồ Chí Minh còn chỉ ra những biện pháp hết sức quan trọng để xây dựng CNXH, đó
là: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây
dựng làm chính; kết hợp thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến
hành hai chiến lược cách mạng; xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp và
quyết tâm. Đặc biệt, Người xác định biện pháp cơ bản, lâu dài quyết định nhất trong
xây dựng CNXH ở nước ta là phát huy sức mạnh toàn dân, đem của dân, tài dân,
sức dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm lợi cho dân.

Những nội dung tư tưởng về thời kỳ quá độ lên CNXH của Hồ Chí Minh không chỉ là
sự tiếp thu, kế thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về
thời kỳ quá độ, mà còn được bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử mới; qua đó,
tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin.

Có thể nói, thực tiễn hơn 30 năm đổi mới càng làm sáng tỏ lý luận về thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam. Đó là những tiêu chí đánh giá đúng sự kiên định và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ của Đảng
ta, đồng thời là những cơ sở, điều kiện đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng CNXH đi
tới thành công.

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu nêu ra các quan niệm về thời kỳ quá độ lên
CNXH theo cách tiếp cận khác nhau, song đều có chung một cách hiểu là thời kỳ
độc lập tương đối, một xã hội mà ở đó các lĩnh vực cơ bản chưa hoàn toàn là xã hội
chủ nghĩa. Nói cách khác, trong xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH, cái cũ và cái
mới còn tồn tại đan xen, vừa chi phối ảnh hưởng lẫn nhau, vừa đấu tranh với nhau
để từng bước cho ra đời một thực thể xã hội mới, đúng nghĩa là xã hội xã hội chủ
nghĩa. Theo cách hiểu như vậy là đã có sự bổ sung, phát triển quan niệm về thời kỳ
quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
và bổ sung trong tình hình hiện nay.

Thứ nhất, nhận thức sâu sắc hơn những khó khăn còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ
quá độ lên CNXH. Trong thời kỳ quá độ, chúng ta dễ có những nhận thức không
toàn diện, lệch lạc: Một là, xem nhẹ, không tính đến đầy đủ chiều hướng suy tàn,
tiêu vong của hình thái kinh tế - xã hội cũ, từ đó không thấy hết tính chất khó khăn,
phức tạp của sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ, lỗi thời, lạc hậu với những cái
mới đang hình thành, có xu hướng tiến bộ và phải trải qua một quá trình lâu dài, cái
mới tiến bộ khẳng định xu hướng phát triển hợp với điều kiện mới. Hai là, ngộ nhận
về thắng lợi, chỉ có phát triển đi lên của những nhân tố mới, nhất là khi nó đang
trong giai đoạn hình thành, đang phải trải qua những bước “quá độ”, không thấy
những khó khăn, thoái trào, thậm chí có thể thụt lùi tạm thời để củng cố và phát triển
các lĩnh vực đời sống xã hội.
Thứ hai, nhận thức đúng đắn, cụ thể hơn về “con người mới xã hội chủ nghĩa” trong
thời kỳ quá độ lên CNXH. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ,
con người Việt Nam, dù ở địa vị nào cũng còn mang dấu vết của thời kỳ quá độ. Vì
thế, không thể đưa ra yêu cầu quá cao đối với họ, nhưng những yếu tố vượt trước
và với vai trò là chủ thể của lịch sử, thì cần phải tạo lập những yêu cầu, tiêu chí phù
hợp với sự nghiệp đổi mới và thời đại. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội thì phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”.
Trên thực tế, với nhiều nước trên thế giới và cả ở khu vực Đông Nam Á, con người
và lao động Việt Nam hiện tại còn thấp về nhiều chỉ số: thể chất, sức khỏe, tay nghề,
trình độ đào tạo, khả năng hội nhập, ý thức pháp luật.... Nguồn nhân lực chất lượng
cao nước ta hiện nay đang thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập
về cơ cấu. Cơ cấu “dân số vàng” nếu không được sử dụng, phát huy tốt sẽ là gánh
nặng cho kinh tế và xã hội. Vì thế, con người mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam cần phải được nhìn nhận một cách toàn diện, cụ thể hơn. Đó là những con
người đang trong quá trình hoàn thiện từng bước, từng mặt, đáp ứng yêu cầu từng
lĩnh vực, địa vị xã hội từng người. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng khẳng định: “con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển(7). Đảng và
Nhà nước ta cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách về giáo dục đào tạo; chăm
sóc sức khỏe; phát triển văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất
lượng cao; phát triển khoa học công nghệ; xây dựng đội ngũ cán bộ... nhằm hướng
tới mục tiêu: “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện”(8).
Thứ ba, nhận thức bổ sung về thực hiện công bằng, bình đẳng trong thời kỳ quá độ
lên CNXH. Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là hai khái niệm có nội hàm quan
hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không thể đồng nhất là một. Trong CNXH, nhất là thời
kỳ quá độ, bình đẳng xã hội hoàn toàn là chưa thể thực hiện được; cái mà xã hội có
thể đạt được là công bằng xã hội. Tuy nhiên, dù có diễn đạt cụm từ “công bằng” hay
“bình đẳng” một cách độc lập, hoặc nối tiếp nhau, cũng đều thể hiện hàm ý, đó là sự
ngang nhau giữa người và người trên các phương diện của xã hội XHCN, hoặc
ngang nhau trong phân phối sản phẩm, đảm bảo sự tương xứng giữa cống hiến và
hưởng thụ, lao động và trả công, trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi. Hồ Chí Minh
chỉ ra “CNXH là bình đẳng”, “CNXH là công bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, không làm, không hưởng”. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ, những người
thuộc nhóm xã hội yếu thế, người không còn khả năng lao động, hay bị bệnh tật
bẩm sinh, tai nạn không thể lao động để nuôi sống bản thân, thì xã hội phải có trách
nhiệm đảm bảo lợi ích thiết thân cho họ, đó mới là CNXH. Vì thế, “bình đẳng” theo
nghĩa “sự ngang nhau hoàn toàn” trên mọi phương diện trong thời kỳ quá độ là chưa
thể thực hiện được.
Thứ tư, nhận thức bổ sung, phát triển luận điểm “dân chủ mới” trong thời kỳ quá độ
lên CNXH. Luận điểm “dân chủ mới” được Hồ Chí Minh sử dụng 120 lần trong các
tác phẩm của mình. Trong đó, nhiều lần Người sử dụng các cụm từ: “thời kỳ dân
chủ mới”, “tinh thần dân chủ mới”, “chế độ dân chủ mới”, “nền nếp dân chủ mới”,
“chúng ta phải thực hiện dân chủ mới để chuẩn bị đi đến chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản”(9)... Theo đó, cần nhận thức sâu sắc hơn về “Dân chủ mới” trong
thời kỳ quá độ với tính cách là một chế độ chính trị - xã hội đang được xây dựng
theo những nguyên tắc và mục tiêu xã hội chủ nghĩa. “dân chủ mới” có sự ẩn chứa
những thuộc tính xã hội chủ nghĩa đang được hình thành, khẳng định, trên cơ sở kế
thừa những giá trị của “dân chủ cũ”, đồng thời từng bước bồi đắp những giá trị dân
chủ mới ưu việt, tạo tiền đề để đi đến CNXH.

Hơn nữa, “dân chủ mới” cần được hiểu là dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện
quá độ lên CNXH, để tránh nhầm lẫn hoặc đánh tráo sang những giá trị dân chủ mới
của phương Tây, của chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa, học thuyết phi vô sản khác
hiện nay.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam đã thể hiện
những nội dung đặc sắc, trên cơ sở kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị của
chủ nghĩa Mác - Lênin vào đặc điểm, tình hình xã hội Việt Nam. Thực tiễn luôn vận
động biến đổi và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, những nội dung tư tưởng về thời kỳ
quá độ của Người vẫn giữ nguyên giá trị, cần tiếp tục bổ sung, phát triển trong điều
kiện mới./.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cả một quá trình lâu dài, cần phải được
thực hiện thông qua nhiều bước hay nhiều giai đoạn. Tuy nhiên ở nước ta,
từ trước đến nay những tư tưởng, quan điểm của Đảng về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, về cơ bản, mới chỉ mang tính định hướng chung, lộ
trình, bước đi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những nhiệm
vụ trọng tâm của từng giai đoạn chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, tại
Đại hội lần này, Đảng ta đã có sự bổ sung về việc phân chia các bước đi
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước tiến hành qua ba bước: tạo tiền đề, điều kiện để công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; và nâng cao
chất lượng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong 5 năm tới, tiếp tục đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,… Đây là sự bổ sung rất
cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện đường lối
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Trên thế giới cũng đã có sự phân chia các giai đoạn của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá để làm cơ sở cho việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong
từng giai đoạn. Giáo sư người Mỹ Hollis Chenary Burnley chia thời kỳ công
nghiệp hoá làm 3 giai đoạn, giai đoạn khởi đầu, giai đoạn phát triển và giai
đoạn hoàn thiện, không kể một thời đoạn tiền công nghiệp hoá và một thời
đoạn hậu công nghiệp hoá.
Sự phân chia này giúp cho chúng ta nhận thức rõ hơn nước ta đang ở giai
đoạn nào của quá trình công nghiệp, hiện đại hoá; từ đó xác định mục tiêu,
các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, nội dung, biện pháp, phương thức công
nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp, khả thi trong từng giai đoạn.
Đây cũng là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển các ngành công
nghiệp, nhất là công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ; giải quyết mối
quan hệ giữa công nghiệp hoá và đô thị hoá, giữa phát triển nông nghiệp
và công nghiệp; những nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn
Phướng hướng nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2016
– 2020: a). Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để
xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng
hàm lượng khoa học – công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm,
tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý
nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc
lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào
mạng sản xuất và phân phối toàn cầu; b). Phát triển có chọn lọc một số
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, công
nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng
phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp
phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và
sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công
nghiệp môi trường và công nghiệp văn hoá; c). Xây dựng nền nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; d).Đẩy mạnh
phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tập trung phát
triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ
cao; e). Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế
quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành
công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải
(kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển), du lịch
biển, đảo. Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế
ven biển; g). Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển
trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng,
thế mạnh từng vùng, ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức
lôi cuốn, lan toả phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng
khác: h). Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát
triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống
đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm
một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên
các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị
ven biển. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của
các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động
lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng.
 Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập
trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tương đối
đồng bộ với một số công trình hiện đại. Ưu tiên và đa dạng hoá hình thức
đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm là: hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng
điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông
đầu mối; hạ tầng ngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và
sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; hạ tầng thuỷ lợi đáp
ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng; hạ tầng đô thị lớn hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng chuẩn
mực đô thị xanh của nước công nghiệp./.

You might also like