Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

NHỚ CHO VÍ DỤ 

Phần 1: Lý thuyết

Câu 1: Phân tích đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính. Cho ví dụ minh họa
(nếu có).

Đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong
quản lý nhà nước. Các quan hệ này được chia làm 4 nhóm:

- Nhóm 1: Những quan hệ phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính
Nhà nước khi thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình. 

+Đặc điểm:

Nhóm cơ bản và quan trọng nhất, bao quát hầu hết các hoạt động QLNN

Chủ thể chủ yếu tham gia vào hoạt động NN và quan hệ này là cơ quan hành chính
NN và người có thẩm quyền trong cơ quan HC NN

+Đặc trưng: 

Luôn có sự hiện diện của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền
thuộc cơ quan hành chính NN

Quan hệ phát sinh đều là quan hệ được thiết lập trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQHCNN trong quá trình thực hiện hoạt động
QLNN trên các lĩnh vực

Về chủ thể tham gia quan hệ: 

Giữa các cơ quan hành chính NN với nhau:

Cơ quan hành chính thẩm quyền chung cấp trên với cơ quan hành chính thẩm
quyền chung cấp dưới như giữa Chính phủ với UBND tỉnh Long An 

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng cấp trên với cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới như Bộ Xây dựng và UBND tỉnh
An Giang
Cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan thẩm quyền riêng cùng cấp
như Chính phủ với Bộ giáo dục và đào tạo

Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng cùng cấp như Sở Tài nguyên và môi
trường tỉnh AG và Sở tài chính tỉnh AG

Cơ quan quản lý cấp trên với cơ quan quản lý cấp dưới theo ngành dọc như Tổng
cục hải quan và Cục hải quan tỉnh Đồng Nai

Giữa CQHCNN với cá nhân, tổ chức khác:

CQHC với cá nhân: UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
công dân

CQHC với tổ chức chính trị - xã hội:  Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ
Giáo dục & Đào tạo đã ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2021- 2026

CQHC với tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp: Bệnh viện 115 trực thuộc Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh

CQHC với cơ sở đơn vị trực thuộc: Bộ tài nguyên và môi trường  với văn phòng
đại diện của bộ tài nguyên môi trường TPHCM

=> Thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực

-Nhóm 2:  Những quan hệ phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Ví dụ: kiểm tra, nâng cấp, nâng ngạch,
khen thưởng, sử dụng 

-Nhóm 3: Những quan hệ phát sinh khi Kiểm toán nhà nước, HĐND, TAND,
VKSND thực hiện một số hoạt động QLNN nhất định. Ví dụ: Kiểm toán nhà nước
ban hành quyết định cắt giảm biên chế; thẩm phán phiên tòa xử phạt người vi
phạm hành chính người gây mất trật tự phiên tòa

-Nhóm 4: Những quan hệ phát sinh khi các tổ chức cá nhân được nhà nước trao
quyền thực hiện một số hoạt động QLNN nhất định. Ví dụ: 

Câu 2: Trình bày các phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính. Cho biết
phương pháp nào là phương pháp điều chỉnh chủ yếu? Giải thích.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là cách thức quy phạm pháp luật
hành chính tác động lên các quan hệ xã hội trong QLNN làm cho chúng phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt.
Có 2 phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng: 

Tính mệnh lệnh thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể quản lý biểu hiện như sau:

 Chủ thể quản lý có quyền ban hành quyết định mang tính đơn phương có
hiệu lực bắt buộc. Đối tượng quản lý có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị,
còn chủ thể quản lý là người xem xét, quyết định: tính mệnh lệnh đơn
phương ở đây là sự đồng ý hay không đồng ý của chủ thể quản lý với đề
nghị của đối tượng quản lý; đối tượng quản lý có quyền khiếu nại đối với
chủ thể quản lý. Ví dụ: Chủ tịch UBND cấp xã xử phạt hành chính về việc
lấn đất của gia đình ông K, ông K có quyền khiếu nại đối với quyết định xử
phạt trên.
 Các bên đều có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật
nhưng việc phối hợp thực hiện phải theo thứ bậc hành chính, phân công,
phân cấp, phân quyền. 

Ví dụ: Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ không phụ thuộc vào ý chí của người bị xử phạt (có mong
muốn, hài lòng hay không?) mà hoàn toàn do người có thẩm quyền xử phạt
căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra quyết định xử phạt, người
bị xử phạt buộc phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn luật định.

Phương pháp thỏa thuận: Phát sinh khi cơ quan hành chính nhà nước và các tổ
chức, cá nhân ký kết hợp đồng hành chính ( Việt Nam chưa có khái niệm này
nhưng thực tế có hợp đồng làm việc giữa đơn vị sự nghiệp công lập với viên chức
là một hợp đồng hành chính hoặc là sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính để
thực hiện một hoạt động hành chính nào đó)

Câu 3: Anh (chị) hãy phân biệt công chức và viên chức. Nêu 02 ví dụ về công chức
và viên chức.

Tiêu chí Công chức Viên chức


CSPL Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi Luật Viên chức năm 2010
năm 2019 sửa đổi năm 2019
Nghị định 138/2020 Nghị định số 115 năm 2020
Định - Công chức là công dân Việt Nam, được Viên chức là công dân Việt
nghĩa tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức Nam được tuyển dụng theo
vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc vị trí việc làm, làm việc tại
làm trong biên chế và hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập
ngân sách Nhà nước trong: theo chế độ hợp đồng làm
+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt việc.
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã (căn cứ Điều 2 Luật Viên
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; chức 2010)
+ Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
+ Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp,
công nhân công an.
(căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi
Luật Cán bộ, công chức 2019).
- Công chức cấp xã là công dân Việt
Nam được tuyển dụng giữ chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
(theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công
chức năm 2008).

Nơi - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ Trong các đơn vị sự nghiệp
công tác chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp công lập
tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
(không phải sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng);
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan
phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp,
công nhân công an).

Nguồn Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, Được tuyển dụng theo vị trí
gốc chức vụ, chức danh trong biên chế. việc làm, làm việc theo chế
độ hợp đồng.
Biên Trong biên chế Không còn biên chế suốt
chế đời nếu được tuyển dụng
sau ngày 01/7/2020 trừ:
- Viên chức được tuyển
dụng trước ngày 01/7/2020
đáp ứng điều kiện;
- Cán bộ, công chức chuyển
sang làm viên chức;
- Người được tuyển dụng
làm viên chức làm việc tại
vùng có điều kiện kinh tế,
xã hội đặc biệt khó khăn.

Tập sự - 12 tháng với công chức loại C. - 12 tháng nếu yêu cầu tiêu
- 06 tháng với công chức loại D. chuẩn trình độ đào tạo đại
học. Riêng bác sĩ là 09
tháng;
- 09 tháng nếu yêu cầu tiêu
chuẩn trình độ đào tạo cao
đẳng;
- 06 tháng nếu yêu cầu tiêu
chuẩn trình độ đào tạo
trung cấp.

Hợp Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp
đồng đồng làm việc
làm việc
Tiền Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương
lương của đơn vị sự nghiệp công
lập
Bảo Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất
hiểm nghiệp
thất
nghiệp
Hình - Khiển trách - Khiển trách
thức kỷ - Cảnh cáo - Cảnh cáo
luật - Hạ bậc lương - Cách chức
- Giáng chức - Buộc thôi việc
- Cách chức
- Buộc thôi việc

Ví dụ:

 Công chức: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh; Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh;Chánh án Tòa án nhân dân
cấp huyện, tỉnh; Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh
 Viên chức: Giảng viên tại trường Đại học luật TPHCM, bác sĩ tại Bệnh viện
Nhi Đồng, giáo viên tại các trường THPT công lập

Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích các đặc trưng của trách nhiệm kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức.

Kỷ luật là tổng thể các quy định nhằm bảo đảm trật tự, nền nếp hoạt động nội bộ
của mọi cơ quan, tổ chức của Nhà nước và của xã hội nói chung, cũng như sự tuân
thủ nghiêm chỉnh các quy định đó

Trách nhiệm kỷ luật là việc áp dụng những hậu quả bất lợi đối với những cán bộ,
công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị
xử lý kỷ luật.

Đặc trưng:

 Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật và những VPPL khác mà


theo quy định phải bị xử lý kỷ luật.

VD: 

Đối với công chức:

Vi phạm kỷ luật: Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao
tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không
được làm

  Vi phạm pl khác: VPPL bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật

 Đối tượng áp dụng trách nhiệm kỷ luật là cán bộ, công chức, viên chức, khác
với vi phạm kỷ luật trong các công ty, xí nghiệp là vi phạm những nội quy
do các tổ chức đó đặt ra trong phạm vi nhỏ đối tượng áp dụng là công nhân,
nhân viên
 Giữa người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và cán bộ, công chức, viên
chức bị kỷ luật có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức => có tính chất nội bộ
 TNKL có thể được áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm hình sự,
hành chính, vật chất theo vì trách nhiệm mang tính chất nội bộ nên có thể
được áp dụng đồng thời các trách nhiệm khác để đảm bảo thực hiện đúng
với quy định pháp luật
 Thủ tục truy cứu trách nhiệm kỷ luật là thủ tục hành chính
 Kết quả của việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật là quyết định xử lý kỷ luật của
người có thẩm quyền 
 Trách nhiệm kỷ luật để lại “án tích”

Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt cảnh cá nhân 

  Hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ áp dụng với tính chất là hình thức xử
phạt chính mà không áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
Đây là hình thức xử phạt mang tính độc lập, không nhất thiết phải áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung kèm theo. Hay nói cách khác, khi xử phạt người có thẩm
quyền chỉ cần áp dụng một hình thức xử phạt chính là đủ để ban hành quyết định
xử phạt.

  Hình thức xử phạt  cảnh cáo được áp dụng với 02 trường hợp
 Thứ nhất, đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức thực hiện vi phạm
hành chính:
 Thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi thỏa mãn đầy đủ các
điều kiện:

(i) vi phạm hành chính không nghiêm trọng


(ii) có tình tiết giảm nhẹ
(iii) theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo

 Thứ hai, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với mọi vi phạm hành
chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Đối với nhóm đối tượng này, cho dù, vi phạm hành chính do họ thực hiện có
nghiêm trọng đến mức độ nào thì người có thẩm quyền cũng theo áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo mà không được áp dụng các hình thức xử phạt
khác. Điều này làm rõ nét bảo vệ của nhà nước đối với trẻ em nhóm đối
tượng được nhà nước pháp luật và xã hội bảo vệ đặc biệt. Đồng thời, quy
định này cũng phản ánh nguyên tắc xử phạt đối với người chưa thành niên
tại Khoản 1, Điều 134, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là nhằm
giáo dục giúp đỡ họ người chưa thành niên, trong đó, bao gồm các trẻ em
nhằm sửa chữa sai lầm, giúp họ phát triển nhanh mạnh và trở thành công dân
có ích cho xã hội
  Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản theo thủ tục
xử phạt không lập biên bản (thủ tục đơn giản) bởi tất cả các chủ thể có
thẩm quyền.
 Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử phạt vi
phạm hành chính có thể được thực hiện theo thủ tục lập biên bản (thủ tục
thông thường) hoặc không lập biên bản (thủ tục đơn giản). Thủ tục xử phạt
không lập biên bản áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân 500.000 đồng đối với tổ chức và
trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhiều sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản đối với các trường hợp còn
lại sẽ được thực hiện xử phạt theo thủ tục có biên bản ( Khoản 1, Điều 56 và
Khoản 1, Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
 Từ quy định này, có thể xác định khí áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối
với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ
áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên bản. Cần lưu ý rằng, theo quy định
của pháp luật, việc áp dụng hình thức xử phạt phải bằng hình thức văn bản
với các dạng quyết định xử phạt dưới hình thức bằng miệng sẽ không có giá
trị pháp lý và không được coi quyết định hợp pháp. Đối với xử phạt cảnh
cáo, mục đích chính của hình thức xử phạt cảnh cáo là giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật của chủ thể vi phạm hành chính. Các hình thức xử phạt vi
phạm hành chính lập phương tiện để bảo đảm cho các quy định pháp luật về
hành chính có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ các quy tắc, trật tự xã hội,
lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đồng
thời, giáo dục cho mọi người dân ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng các hình
thức xử phạt đối với chủ thể vi phạm hành chính, hướng đến nhằm mục đích
trừng trị, răn đe, giáo dục đối với người vi phạm hoặc ngăn chặn phòng
chống người vi phạm tiếp tục vi phạm hành chính.
 Tuy nhiên, mỗi hình thức xử phạt đều phản ánh mục đích khác nhau và so
với các hình thức xử phạt khác, cảnh cáo được xem là hình thức xử phạt nhẹ
nhất. Mục đích áp dụng hình thức xử phạt này mang ý nghĩa giáo dục nhiều
hơn là trừng phạt, nhằm nhắc nhở việc tôn trọng và chấp hành trật tự quản lý
nhà nước.

=> Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức cảnh cáo: Mặc dù cả hai
đều là hình phạt nhẹ nhất áp dụng đối với người vi phạm và có sự thống nhất giữa
cưỡng chế và thuyết phục giữa trường trị và cải tạo giáo dục, và chỉ xuất hiện khi
có sự việc phạm tội nhưng hình phạt cảnh cáo là biện pháp cưỡng chế về quân sự
của nhà nước và việc áp dụng nó đối với người bị kết án sẽ đưa đến hậu quả pháp
lý bất lợi là người đó bị coi là có án tích mà trong luật hành chính chỉ dừng lại ở
việc răn đe

Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt tiền.

 Là hình thức phạt áp dụng đối với Cá nhân từ đủ 16 trở lên, tổ chức vi phạm
hành chính. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền thì mức tiền
phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên, trường
hợp không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện
thay (theo khoản 3 Điều 134 Luật này). Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi
phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo không bị phạt tiền.
  Việc quy định mức phạt tiền trong các văn bản pháp luật quy định về vi
phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử phạt có thể được thể hiện bằng
khung phạt tiền ấn định mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa hoặc
khung phạt tiền ấn định mức phạt tiền thông qua số lần hoặc tỉ lệ phần trăm
tối thiểu và tối đa của “giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối
tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính”.
Tuy nhiên, dù quy định theo cách thức nào, mức phạt tiền tối đa không được
vượt quá mức phạt tối đa đã được Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012
quy định. Đồng thời khi áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải
trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm
đã thực hiện theo cách: Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đổi với một hành
vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định
đổi với hành vi đó.
 Hình thức phạt tiền là biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định sớm
nhất trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta, được áp dụng
đối với hầu hết các loại vi phạm hành chính. Hình thức này đóng vai trò chủ
yếu trong trong hệ thống các hình thức xử phạt hành chính

Câu 7: Anh (chị) hãy so sánh hình thức kỷ luật cảnh cáo với hình thức xử
phạt cảnh cáo.

 Giống: 

 Khác
-     Hình thức kỷ luật cảnh cáo:

 Loại trách nhiệm: Trách nhiệm kỷ luật 


 Chủ thể có thẩm quyền xử lý: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền bổ nhiệm hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc cơ quan phân
cấp quản lý.
 Đối tượng: cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các
trường hợp được quy định tại điều 9 NĐ 112/2020/NĐ-CP Nghị định về xử
lý cán bộ, công chức, viên chức.
 CSPP: điều 9, 17 NĐ 112/2020/NĐ-CP Nghị định về xử lý cán bộ, công
chức, viên chức.
 Hình thức xử phạt cảnh cáo:
 Loại trách nhiệm: Trách nhiệm hành chính
 Chủ thể có thẩm quyền xử lý:
 Đối tượng: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không nghiêm trọng và có
tình tiết giảm nhẹ và phải được pháp luật quy định; người chưa thành niên từ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt.
 Hình thức: văn bản.
 CSPL: Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính

Phần 2: Câu hỏi nhận định đúng sai

a. Theo quy định của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, công chức loại C, loại D mới
được tuyển dụng đều phải thực hiện chế độ tập sự.

Nhận định trên là đúng. Theo điểm a, b khoản 2 điều 20

 b. Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước.

Nhận định trên là sai. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc
Chính phủ mà Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước nên Ban quản lý Lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở đơn vị trực thuộc là một tổ chức khác phối hợp với
CQHCNN.

c. Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền tuyển dụng công chức.

Nhận định trên là sai. Theo khoản 1 điều 6 NĐ 138 và điểm d khoản 1 điều 39 Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và phân cấp bao gồm các UBND các cấp khác tuyển dụng
công chức thuộc quyền quản lý của từng cấp. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
d. Người có thẩm quyền xử phạt thì đương nhiên có thẩm quyền áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả. 

 e. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn là nguồn của Luật Hành chính.

Nhận định trên là sai. Theo khoản 5 điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015, các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của các ngành luật nói chung,
nếu các văn bản này chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính thì được coi là
nguồn của luật hành chính, chỉ nghị định của Chính phủ là các văn bản quy phạm
pháp luật chứa chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính nên được xem là nguồn.

f. Bí Thư, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1
là cán bộ cấp xã. 

g. Hình thức xử phạt tiền có thể áp dụng đối với mọi cá nhân vi phạm hành chính.

Nhận định này sai.

Giải thích:

       Vi phạm hành chính phải được xử lý theo các nguyên tắc xử lý vi phạm
hành chính được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012. Và theo nguyên tắc thứ na, việc xử phạt hành chính phải căn cứ vào tính
chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết
tăng nặng.

VD: Mọi hành vi vi phạm hành chính của người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
thực hiện thì người có thẩm quyền cũng chỉ được áp dụng hình thức xử phạt cảnh
cáo mà không được áp dụng hình thức xử phạt nào khác.

-> Hình thức xử phạt tiền không thể áp dụng đối với mọi cá nhân vi phạm hành
chính.

h. Văn phòng Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 định trên là sai. Vì khoản 1 điều 5 văn phòng sở chỉ là cơ cấu tổ chức của Sở
không được xem là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

i. Sở Nội Vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Ban Dân tộc được tổ chức ở tất cả các đơn
vị hành chính cấp tỉnh.
Nhận định trên là sai. Theo điều 9 và điều 8 24/2014/NĐ-CP các Sở và ban là cơ
quan chuyên môn của UBND tỉnh nên chỉ được tổ chức ở đơn vị hành chính cấp
tỉnh là tỉnh, không có ở thành phố 

 j. Chỉ cần có 03 thành viên trở lên tham dự thì có thể tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
đối với công chức.

Nhận định trên là sai. Hội đồng kỷ luật đối với công chức không chỉ xét về mặt số
lượng để thành lập hội đồng mà thành phần phải gồm những chức vụ được quy
định tại điều 28 112/2020/NĐ-CP

k. Khi viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản thì người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với họ.

Đúng. Căn cứ theo điểm c khoản 3 điều 29   Luật viên chức 2010 được sửa đổi bổ
sung năm 2019 thì Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trường hợp Viên chức nữ đang
trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp
đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động

 l. Theo pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ là Thủ tướng Chính phủ.

Nhận định đúng.  Căn cứ theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như
sau: Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có
thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đối với các chức vụ, chức danh trong cơ
quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định xử lý kỷ luật. Ở đây Bộ Trưởng và Thủ Trưởng cơ quan ngang bộ do
QH phê chuẩn nên việc xử lý kỷ luật thuộc về thẩm quyền của Thủ Tướng chính
phủ là hoàn toàn phù hợp với ý chí của nghị định trên.

m. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì không
được dự tuyển công chức.

 Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 điều 36 Luật Cán Bộ, Công Chức 2008 thì
trường hợp này không thuộc vào các trường hợp liệt kê về người không đủ điều
kiện dự tuyển công chức nên những người như vậy vẫn được dự tuyển.
n. Thanh tra viên chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện có giá trị không vượt quá
1.000.000 đồng.

Nhận định sai. Căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 46 Luật Xử Lí vi phạm hành chính
2012 thì thanh tra viên có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức 500.000 đồng.

o. Hình thức kỷ luật giáng chức có thể áp dụng với mọi công chức khi thực hiện vi
phạm bị kỷ luật.

 Nhận định sai. Hình thức kỹ luật giáng chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý căn cứ theo điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012. Đồng thời hình thức này áp dụng với công chức thuộc các trường hợp sau:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định
này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này ( Điều 11 LXLVPHC 2012).

p. Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành đương nhiên là nguồn của
Luật Hành chính.

Nhận định sai. Văn bản được xem là nguồn của luật hành chính là các văn bản
chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính. Văn bản quy phạm pháp luật hành
chính do Quốc hội ban hành  bao gồm hiến pháp, luật, nghị quyết nếu các văn bản
này có chứa quy phạm pháp luật hành chính mới được xem là nguồn của luật hành
chính. Vì vậy văn bản quy phạm pháp luật hành chính do Quốc hội ban hành
không đương nhiên trở thành nguồn của luật hành chính.

q. Cơ quan hành chính nhà nước luôn có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính.

Nhận định này sai.  Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước,
được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà
nước, là một bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước, được thiết lập ở trung ương và
địa phương, thực hiện chức năng quản lý theo phân cấp, phân quyền, trên phạm vi
cả nước và theo đơn vị hành chính – lãnh thổ, cũng như theo ngành và lĩnh vực.
       Trong đó có Sở - cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện
chức năng quản lý nhà nước ở địa phương theo ngành hoặc lĩnh vực công tác và
đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước theo ngành hoặc lĩnh vực công tác từ
trung ương đến cơ sở. - Và theo Điều 4 và Chương 2 của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật 2015 thì hoàn toàn không đề cập đến việc Sở có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật và theo Điều 4 của Nghị định số
24/2014/NĐ-CP về Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở cũng không đề cập đến việc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.

 Vậy nên không phải cơ quan hành chính nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính

 r. Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc bổ nhiệm.

Nhận định này sai.  Đài truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc chính phủ và căn
cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2016/NĐ-CP Ngày 01/02/2016 Quy định
về cơ quan thuộc Chính phue (sđbs bởi Nghị định số 47/2019/NĐ-CP) thì cấp phó
của người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bãi nhiệm trên cơ sở đề
nghị của người đứng đầu. Tức là Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam là
do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm dựa trên sự đề nghị của giám đốc.

s. Luật Đất đai không phải là nguồn của Luật Hành chính.

 Nhận định  sai.Có hai điều kiện để trở thành nguồn của Luật Hành chính thứ nhất
điều kiện cần đó là văn bản quy phạm pháp luật thứ hai điều kiện đủ đó chính là có
chứa vi phạm hành chính tức là quy phạm phát sinh trong quản lý nhà nước. Mà
Luật Đất đai căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật ban hành văn bản vi phạm pháp luật
thì Luật là văn bản quy phạm pháp luật và ngoài ra Luật đất đai còn là ngành luật
điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, những quan hệ liên quan
đến đất đai - khách thể của quyền sở hữu, sử dụng và bảo vệ của Nhà nước, các
quan hệ nhằm mục đích bảo đảm sử dụng đất đai đúng mục tiêu, hợp lý và có hiệu
quả cao. Nên thoả mãn điều kiện là nguồn Luật hành chính.

t. Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc, Phòng Tư pháp, Phòng kinh tế được tổ chức
thống nhất ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện.
Nhận định này sai. Ngoài Phòng Nội vụ và Phòng tư pháp là các cơ quan chuyên
môn như Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP sẽ được tổ chức thống nhất ở các
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Phòng Dân tộc, Phòng kinh tế chỉ
được tổ chức để để phù hợp với từng đơn vị hành chính chứ không phải tất cả các
đơn vị hành chính cấp huyện. Như vậy khi nói Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc,
Phòng Tư pháp, Phòng kinh tế được tổ chức thống nhất ở tất cả các đơn vị hành
chính cấp huyện là không chính xác.

u. Nguyên tắc trực thuộc hai chiều chỉ được áp dụng đối với các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương.

Nhận định đúng.Bởi vì trung ương là Chính phủ và Bộ thì chỉ theo nguyễn tắc trực
thuộc 1 chiều là phụ thuộc vào Quốc Hội. Còn địa phương thì phụ thuộc theo 2
chiều đó là chiều ngang và chiều dọc.

VD: Theo chiều ngang Sở, Phòng và cơ quan tương đương Sở Phòng là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, thực hiện chức năng tham mữu, giúp UBND
cùng cấp quản lý nhà nước. Theo chiều ngang cơ quan chuyên môn thuộc UBND
chịu chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ cơ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực trên.

Phần 3: Bài tập

Dạng 1: Bài tập về xử lý kỷ luật công chức hoặc viên chức (Đọc kỹ Nghị định số
112/2020/NĐ-CP)

1. Ông Nguyễn Văn M là giám đốc bệnh viện đa khoa tình H. Đầu tháng 2 năm
2016, ông đã dùng xe ô tô của bệnh viện chở cả gia đình thông gia đi lễ
chùa. Cuối tháng 2 năm 2016, Giám đốc sở Y tế tỉnh H ra quyết định luân
chuyển ông về làm trưởng phòng quản lý khám chữa bệnh của Sở nhưng ông
phản đối. Ông kiên quyết không bàn giao công việc cho Giám đốc mới được
bổ nhiệm của bệnh viện. Hãy xác định hình thức kỷ luật đối với ông M. 
2. Bà Trần Thị M là chuyên viên của Sở Tư pháp tỉnh H. Ngày 1/10/2020, Sở
nhận được giấy báo của cơ quan công an là Bà M đã thực hiện hành vi đánh
bạc và đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

     1/ Xác định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với bà M? cơ sở pháp lý?
Biết rằng bà M đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi.  Điều 5, 3 112
2/ Xác định thành phần Hội đồng xử lý kỷ luật bà M. Điều 28 112

           3/ Trong thời gian chờ xử lý kỷ luật bà M có thể bị tạm đình chỉ công tác
không? Vì sao? Cơ sở pháp lý? 81 CB CC

            4/ Sau khi biết mình đang bị xem xét xử lý kỷ luật, bà M xin chuyển công
tác sang một cơ quan nhà nước khác. Người có thẩm quyền có đồng ý đề nghị
chuyển công tác của bà M không? Vì sao? Quy định Đảng, không được chuyển

3.  Anh A là công chức tập sự của UBND huyện M, ngày 10.10.2020, anh A
thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, hình
thức kỷ luật bị áp dụng đối với anh A là hạ bậc lương. Xác định và nêu căn
cứ pháp lý:

1/ Có áp dụng được hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với anh A không? Vì
sao? 39 112

2/ Xác định thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật anh A? Điều 5 112

          3/ Việc bị xử lý kỷ luật ảnh hưởng thế nào đến kết quả tập sự anh A? 138

           4/ Nêu tên hai văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý xử lý kỷ luật
anh A trong trường hợp anh A là bác sĩ của bệnh viện công lập

3. Bà A là chuyên viên của Sở Tư pháp tỉnh V, làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ
sơ của Sở này. Ngày 18/3/2021, bà A có hành vi nhận hối lộ của ông B - người
đang làm thủ tục xác nhận lý lịch tư pháp. Ngày 21/4/2021, Sở Tư pháp phát hiện
hành vi nhận hối lộ của bà 

a.Thời hiệu xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật trong trường hợp của bà A? Biết
rằng bà A đang mang thai 3 tháng. 

b.Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật bà A? 

c.Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng kỷ luật là bạn học đồng thời là chị dâu của em gái
A có được không? Tại sao? 

d.Bà A sẽ bị xử lý như thế nào nếu cơ quan có thẩm quyền còn phát hiện thêm sự
việc: ngày 15/8/2015, bà A từng sử dụng văn bằng giả để được tuyển dụng vào làm
việc tại Sở Tư pháp tỉnh V. 

5. Bà B công tác tại Ủy ban nhân dân tỉnh Y. Ngày 14/9/2021, bà B bị phát hiện
thực hiện hành vi “không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính
đáng”. Hình thức kỷ luật nào có thể áp dụng đối với bà B? Giả sử, bà B được xác
định là “lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi” thì có
thể áp dụng hình thức kỷ luật nào biết rằng ngày 14/10/2020 bà B đã từng bị khiển
trách vì hành vi tương tự? 

Thành phần Hội đồng kỷ luật trong trường hợp này? 

Có thể áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với bà B trong trường hợp bà này
có hành vi vi phạm đến mức bị khai trừ khỏi Đảng không?

6. Bà Nguyễn Thị K, bác sỹ Trưởng khoa Xét nghiệm - bệnh viện tỉnh H đã cùng
một số bác sỹ, y tá khác tiến hành pha loãng máu, bằng cách chia mỗi bịch máu
250cc thành 2, 3 bịch, sau đó tiêm nước muối sinh lý vào cho đủ trọng lượng.
Những bịch máu này được cung cấp cho người cần máu hoặc truyền cho bệnh nhân
cấp cứu. Ngày 20 tháng 6 năm 2021, hành vi bị phát hiện. Giám đốc bệnh viện đã
ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà K trong thời hạn một năm, cắt toàn
bộ lương và phụ cấp của bà đồng thời yêu cầu bà liên hệ chuyển công tác khác sau
khi hết thời gian tạm đình chỉ công tác.

Cách giải quyết của Giám đốc bệnh viện H có đúng pháp luật không? Hình thức xử
lý kỷ luật đối với bác sỹ K? 

Thành phần Hội đồng kỷ luật bác sỹ K? 

Trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật, bác sỹ K có thể được xét nâng lương
không, biết rằng ngày 20/12/2021 là ngày đến hạn nâng lương thường xuyên của
bác sỹ này? 

7. Ngày 28/3/2021, tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh H, bệnh nhân
Nguyễn Xuân K (74 tuổi) đã tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm một liều thuốc
kháng sinh được chỉ định bởi bác sỹ Trần Văn M. Được biết, trước đó người nhà
bệnh nhân đã báo cho bác sỹ về tình trạng dị ứng kháng sinh của bệnh nhân, trong
hồ sơ chuyển viện các bác sỹ tuyến dưới cũng đã ghi rõ thông tin này. Quá đau khổ
và bức xúc, người nhà bệnh nhân đã bao vây và đuổi đánh các bác sỹ, đập phá
bệnh viện, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bác sỹ Trần Văn M cho rằng đây là một tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc, mình không
có lỗi vì đã cho thử thuốc trước khi tiêm. Nhưng người nhà bệnh nhân và hầu hết
những người trực tiếp chứng kiến đều cho rằng không hề có một y tá nào tiến hành
thử phản ứng thuốc đối với bệnh nhân K trong buổi sáng hôm đó. 

Thẩm quyền và hình thức xử lý kỷ luật đối với bác sỹ Trần Văn M? 
Giả sử, sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh H quyết định tạm
đình chỉ công tác bác sỹ M 3 tháng. Cho rằng lãnh đạo bệnh viện đã không có sự
thông cảm đối với rủi ro nghề nghiệp của mình, bác sỹ M tuyên bố đơn phương
chấm dứt hợp đồng làm việc với bệnh viện H. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
Với sự cố nói trên, bệnh viện đa khoa tỉnh H có thể đơn phương chấm dứt hợp
đồng làm việc đối với bác sỹ M được không? Tại sao? 

Có thể xem xét trách nhiệm kỷ luật đối với Giám đốc bệnh viện H không? Tại
sao? 

Dạng 2: Bài tập về xử phạt vi phạm hành chính (Xác định thẩm quyền xử phạt,
hình thức xử phạt – biện pháp khắc phục hậu quả cần áp dụng, thủ tục xử phạt,
hoãn – miễn – giảm tiền phạt – nộp tiền phạt nhiều lần).

1. Ngày 20 tháng 6 năm 2021, lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản về
việc sản xuất lô hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá
30 triệu đồng của ông Nguyễn Văn X (ngụ ở phường 2, quận 5, Thành phố
H). Cho rằng bà Phan Thị Y là người đã tố cáo hành vi của mình đến cơ
quan chức năng, ông Nguyễn Văn X liền thuê 5 thanh niên đón đường đánh
bà Y để trả thù khiến bà này bị thương 9% ngay trong ngày hôm đó.

A.Người có thẩm quyền xử phạt ông Nguyễn Văn X? Biết rằng, theo Nghị
định 98/2020/NĐ-CP, hành vi sản xuất hàng giả nói trên bị phạt tiền từ 70
triệu đồng đến 100 triệu đồng và theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi
thuê người khác đánh nhau bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000
đồng. 

B.Các biện pháp trách nhiệm hành chính có thể được áp dụng đối với ông
Nguyễn Văn X? Nếu ông Nguyễn Văn X bỗng nhiên mất tích thì chủ thể có
thẩm quyền sẽ xử lý vụ việc như thế nào? Trong trường hợp nào, ông
Nguyễn Văn X được hoãn thi hành quyết định phạt tiền?
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn N đóng trên địa bàn quận A, thành phố H
chuyên sản xuất các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Nhằm quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, tăng niềm tin cho khách hàng,
công ty này đã sử dụng công nghệ ghép ảnh để có những bức hình trong đó
Giám đốc công ty đang tươi cười nhận bằng khen và cúp vàng từ Thủ tướng
Chính phủ và Bộ trưởng Bộ B.
 
A. Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm nói trên? Biết rằng, theo
Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, người có hành vi quảng cáo
không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, số
lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ,
chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố bị phạt tiền từ 60.000.000
đồng đến 80.000.000 đồng.
B. Giả sử, ngày 15/10/2021, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt công
ty N về hành vi nói trên. Đến ngày 17/12/2021, công ty này tiếp tục tiến
hành quảng cáo sản phẩm mới có công dụng chữa khỏi bệnh ung thư, trong
đó có mời một số người giả đóng vai bệnh nhân đã khỏi bệnh phát biểu cảm
tưởng, mặc dù hiệu quả của sản phẩm chưa được kiểm nghiệm trên thực tế.
Vậy, có thể áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm” để xử phạt công ty N
không? Tại sao?  
C. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty N của người có
thẩm quyền có phải là nguồn của Luật hành chính hay không? Tại sao?
3. Ngày 20/4/2021, Kiểm lâm viên T phát hiện và lập biên bản ông M (sinh năm
1987) đang có hành vi phá rừng trái pháp luật tại khu vực thuộc xã PT huyện ĐX
tỉnh BP. Ngày 25/4/2021, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ĐX đã ban hành
Quyết định xử phạt ông M 37.500.000 đồng về hành vi phá rừng phòng hộ trái
pháp luật với diện tích 1.000 m2 và buộc ông M phải trồng lại rừng hoặc thanh
toán chi phí trồng lại rừng với diện tích đã chặt phá.
A. Biết rằng theo điểm c khoản 4 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy
định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lâm nghiệp, hành vi phá rừng trái phép
với diện tích rừng phòng hộ từ 900m2 đến dưới 1200 m2 có mức phạt từ
25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và vi phạm của ông M không có tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ. 
B. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông M là đúng hay sai? Vì sao?
Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, ông M phát hiện nội dung vụ việc xử
phạt vi phạm hành chính đối với ông đã được công bố lên trang thông tin
điện tử của Ủy ban nhân dân huyện ĐX. Việc công bố thông tin này có đúng
không? Vì sao?
4. Trần Văn V (19 tuổi) và Trần Hoài H (15 tuổi), đều cư trú tại xã X huyện Y tỉnh
TN đã có hành vi gọi điện nhiều lần tới số máy 113 của Đội Cảnh sát phản ứng
nhanh (113) thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an
tỉnh TN để báo tin giả nhằm trêu chọc các chiến sỹ Cảnh sát 113 làm ảnh hưởng
đến việc tiếp nhận và xử lý các tin báo của nhân dân về an ninh trật tự.
A. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với V và H? Hình thức và mức
xử phạt đối với V và H trong tình huống trên?
B. Theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi báo thông tin
giả đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền có mức tiền phạt từ 500.000 -
1.000.000 đồng đối với cá nhân.

You might also like