Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

II.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lạm phát tiếng Anh được gọi là: Inflation. Có nhiều góc nhìn để có thể đưa ra định nghĩa "Lạm
phát là gì". Theo đó:

Trong kinh tế vĩ mô: Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng
hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung
tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm
phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

=>> Theo cách hiểu này, lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động đến phạm vi nền kinh tế một
quốc gia

Khi so sánh với các nước khác: Lạm phát được hiểu là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia
này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

=>> Theo cách hiểu này, lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử
dụng loại tiền tệ đó.

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động
vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.

Lạm phát thể hiện giá cả chung cả nền kinh tế trong nước tăng lên theo thời gian, là sự mất giá
của đồng bản tệ theo đó sức mua của đồng tiền bị giảm sút, về quan hệ đối ngoại, lạm phát còn là
sự phá giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền của nước khác. Tùy theo mức độ lạm phát mà
có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế xã hội và uy tín của quốc gia trên trường quôc
tế, vì vậy, lạm phát luôn là vấn đề được quốc gia quan tâm. Trong điều hành chính sách tiền tệ,
lạm phát luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của mỗi nước. Trải qua cuộc khùng hoảng tài
chính toàn cầu 2007 – 2009, đến nay nền kinh tế thế giới vẫn còn chưa ổn định. Trong 6 tháng
đầu năm 2011, kinh tế thế giới liên tục phục hồi nhưng có nhiều dấu hiệu bất ổn, tăng trưởng
kinh tế chậm lại ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Lạm phát có xu hướng tăng cao trên
toàn cầu khiến chính sách thắt chặt tiền tệ lan rộng tại hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Bên
cạnh đó, thị trường tài chính biến động, giá vàng liên tục tăng và lập các kỷ lục mới, đồng USD
giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác, vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách diễn biến phức
tạp ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Dưới tác động của bối cảnh kinh tế
quốc tế, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khá lớn và đang đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao.
Với nhiều dự báo, Việt Nam có thể lạm phát nằm trong top 4 của thế giới. Điều đó cho thấy tồn
tại nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khá cao về bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

NGUỒN:

https://thebank.vn/blog/15598-lam-phat-la-gi-nhung-nguyen-nhan-nao-dan-den-lam-phat.html

https://luatminhkhue.vn/chinh-sach-tai-khoa-la-gi-khai-quat-ve-chinh-sach-tai-khoa.aspx
https://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-lam-phat-viet-nam-2011-thuc-trang-giai-phap-va-cai-
nhin-ve-tuong-lai-7097/

You might also like