Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

MỤC LỤC

Sơ lược ……………………………………………………………………………………..2
I. Tổng quan sự khác nhau giữa VAS và IFRS/IAS …………………………………….2
II. So sánh sự khác biệt về trình bày báo cáo tài chính giữa VAS và IAS/IFRS ………4
III. So sánh bảng cân đối kế toán theo VAS và IAS/IFRS ………………………………4
IV. So sánh báo cáo kết quả theo VAS và IAS/IFRS …………………………………….6
V. So sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo VAS và IFRS/IAS ………………………….7
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………….7

1
Sơ lược:
        Năm 2006 đánh dấu sự ra đời của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính ban hành, thông qua công tác nghiên cứu và soạn thảo trước đó
dưới sự giúp đỡ của EU. Chế độ kế toán doanh nghiệp được áp dụng cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước với 4 nội dung: hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ, hệ
thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính. Đến năm 2014, Bộ tài chính ban hành thông tư 200 TT-
BTC thay cho nghị quyết 15. Trong đó có 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Vietnamese Accounting
Standard – VAS) với các nội dung:
 7 nguyên tắc kế toán (NT): cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất
quán, thận trọng và trọng yếu
 5 yêu cầu kế toán (YC): trung thực, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh
 5 yếu tố của báo cáo tài chính (YT): tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu và thu
nhập khác, và chi phí.
        Trong khi Quốc tế có 41 chuẩn mực với 16 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International
financial reporting standards, IFRS) và 25 chuẩn mực kế toán quốc tế (International accounting
standards, IAS) còn hiệu lực được sử dụng cho việc lập báo cáo. Có thể thấy các chuẩn mực ở Việt
Nam được soạn thảo dựa trên việc tham khảo một cách có chọn lọc các IFRS/IAS. Từ 2005 cho đến
nay, VAS vẫn giữ nguyên như thế nhưng IFRS/IAS thì điều chỉnh và sửa đổi qua từng năm, dẫn đến
những sự khác biệt giữa IFRS/IAS và VAS.
I.  Tổng quan sự khác nhau giữa VAS và IFRS/IAS
1. Về hình thức
- IFRS không khắt khe về hình thức bên ngoài. Các doanh nghiệp không bị bắt buộc phải sử
dụng giống nhau biểu mẫu báo cáo tài chính.
- Khác với IFRS, chế độ kế toán Việt Nam đối với vấn đề hình thức mang tính bắt buộc rất cao.
Chế độ kế toán Việt Nam đưa ra hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, biểu mẫu báo cáo tài chính
bắt buộc để các doanh nghiệp áp dụng.
2. Về hệ thống tài khoản
a. Sự thống nhất hệ thống tài khoản kế toán
- IFRS không có quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Các doanh nghiệp được tự thiết kế hệ
thống tài khoản kế toán.
- Theo VAS, Bộ Tài Chính ban hành một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được dùng
chung cho các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp muốn mở thêm các tài khoản kế toán mà
ngoài hệ thống tài khoản thống nhất thì phải xin phép qua Bộ Tài Chính.
b. Tên gọi của tài khoản kế toán
- Tên gọi tài khoản chính là tên gọi ngắn gọn của số dư tài khoản hay chỉ tiêu cần quản lý.
- Theo IFRS các doanh nghiệp có thể tự đặt tên tài khoản rồi nộp lên. Còn theo chế độ kế toán
Việt Nam thì tên tài khoản do Bộ Tài Chính đặt.
c. Kỹ thuật ghi chép tài khoản
- Theo thông lệ quốc tế, các tài khoản được thiết kế để số dư cuối kỳ phản ánh đúng số tiền cần
phải lên báo cáo. Các tài khoản Chiết Khấu Bán Hàng, Hàng Bán Bị Trả Lại và Hàng Bán Giảm

2
Giá cuối kỳ khóa sổ được chuyển thẳng ghi Nợ vào tài khoản Xác Định Kết Quả Kinh Doanh,
không chuyển vào tài khoản Doanh Thu. Tài khoản Doanh Thu chỉ phản ánh doanh thu gộp.
- Theo chế độ kế toán Việt Nam, số dư các tài khoản Chiết Khấu và Giảm Giá, cuối kỳ được kết
chuyển trực tiếp ghi Nợ tài khoản Doanh Thu để ghi giảm doanh thu. Số dư tài khoản doanh thu
là số tiền doanh thu ròng chứ không phải là doanh thu gộp.
3.     Việc ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong một định khoản kế toán
        IFRS và VAS đều cho phép ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có.
4.     Sổ kế toán theo thực tế
 Theo kế toán quốc tế, một hệ thống sổ kế toán làm bằng tay hiệu quả thường gồm các sổ nhật ký
như sau:
    +  Sổ Nhật ký bán hàng
    +  Sổ Nhật ký thu tiền
    +  Sổ Nhật ký mua
    +  Sổ Nhật ký chi tiền
    +  Sổ Nhật ký chung
    +  Sổ cái và sổ phụ hay sổ chi tiết
 Trong chế độ kế toán Việt Nam, phần sổ sách có trình bày 5 hình thức sổ kế toán đó là:
    +  Nhật ký chung
    +  Nhật ký - Sổ cái
    +  Chứng từ ghi sổ
    +  Nhật ký - Chứng từ
    +  Trên máy vi tính
II.    So sánh sự khác biệt về trình bày báo cáo tài chính giữa VAS và IAS/IFRS
        Báo cáo tài chính đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết
quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán ở Việt Nam và quốc tế về nội
dung thì giống nhau tuy nhiên ở Việt Nam có 3 báo cáo và 1 bản thuyết minh, còn quốc tế có 5 báo
cáo và 1 bản thuyết minh cụ thể như sau:
 IAS: hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm:
   +   Bảng cân đối kế toán;
   +   Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
   +   Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; 
   +   Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
3
   +   Báo cáo tình hình tài chính;
   +   Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác;
   +   Các thuyết minh Báo cáo tài chính và các thuyết minh khác.
 VAS: Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm:
   +   Báo cáo tình hình tài chính - Bảng cân đối kế toán; 
   +   Báo cáo kết quả hoạt động; 
   +   Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
   +   Thuyết minh báo cáo tài chính;
   +   Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
→ Khác với VAS, IAS yêu cầu trình bày báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác theo 2 hình thức –
chức năng hoặc bản chất của chi phí, còn VAS hầu như chỉ cho phép trình bày theo hình thức chức
năng và yêu cầu giải thích về bản chất ở phần thuyết minh báo cáo tài chính, không quy định trình bày
riêng biệt báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. IFRS yêu cầu về ghi chép kế toán tổng hợp, không cần
thiết phải có kế toán chi tiết nhưng VAS bắt buộc phải có kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp để có sự
so sánh cũng như phân tích giúp phản ánh, kiểm tra một cách cụ thể, tỉ mỉ. IFRS yêu cầu trình bày số
liệu kế toán đầu kỳ trước liền kề khi có sự thay đổi. IFRS không đưa ra biểu mẫu cụ thể, trái lại, VAS
bắt trình bày theo quy định. Đặc biệt, trong báo cáo tình hình tài chính của VAS có sự sắp xếp ngược
với IFRS theo thứ tự ghi từ trên xuống như sau: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, vốn chủ
sở hữu. Tuy nhiên, nhìn chung thì bản chất và nội dung các mục gần như giống nhau.   
III.    So sánh bảng cân đối kế toán theo VAS và IAS/IFRS
1. Tiền
-   VAS ghi nhận dựa vào giấy báo Nợ, Có từ ngân hàng, từ đó lệ thuộc vào ghi chép của ngân
hàng dẫn đến dễ sai sót khi làm theo nhầm lẫn nếu có của ngân hàng.
     -   IAS/IFRS ghi nhận ngay sau khi việc thu chi tiền diễn ra. Kế toán lập bảng điều hòa vào cuối kỳ
đối chiếu số dư tiền của công ty và ngân hàng nên không bị phụ thuộc vào ngân hàng.
2. Khoản phải thu thương mại
- VAS không tách bạch khoản phải thu từ việc bán hàng hóa với việc bán tài sản cố định khiến người
đọc báo cáo tài chính không nhận được thông tin đúng, làm ảnh hưởng việc lập báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, dòng tiền từ kinh doanh và đầu tư dễ lẫn lộn.\
- IAS/IFRS tách bạch khoản phải thu kinh doanh, thương mại( bán hàng hóa, dịch vụ) và khoản do
bán tài sản cố định hay cổ phiếu,.... Các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phải được tách bạch với
dòng tiền từ hoạt động đầu tư: mua hoặc bán tài sản cố định và tài chính.
3. Hàng tồn kho
         Phương pháp tính giá trị: VAS 02 và IAS 02 đều cho phép đo lường giá trị hàng tồn kho theo:
phương pháp giá đích danh, phương pháp giá bình quân gia quyền và nhập trước, xuất trước (FIFO).
VAS 02 thì cho phép sử dụng phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) còn IAS 02 thì không.
4
4. Tài sản vô hình 
- IFRS: Đất hay quyền sử dụng đất là tài sản hữu hình.
- VAS: Đất hay quyền sử dụng đất là Tài sản cố định vô hình.
5. Các khoản phải trả thương mại 
- IFRS: + Các khoản phải trả thương mại do mua chịu hàng hóa, nguyên liệu phải được tách
ra khỏi các khoản phải trả từ các hoạt động đầu tư (như mua bán dài hạn,…)
           + Quỹ khen thưởng phúc lợi trong kế hoạch chi trả được ghi chép và báo cáo trong
chi phí phải trả.
- VAS: + Các khoản phải trả thương mại không tách biệt với các khoản phải trả từ các hoạt
động đầu tư.
          + Quỹ khen thưởng, phúc lợi trong kế hoạch chi trả nhân viên được ghi chép và báo
cáo trong vốn chủ sở hữu.
6. Vốn chủ sở hữu 
- IFRS: Vốn chủ sở hữu là tổng tài sản trừ đi tổng công nợ. Vì vậy những quỹ không thuộc các chủ
sở hữu sẽ không được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu như quỹ khen thưởng, phúc lợi cho nhân
viên, cho HĐQT hay quỹ tặng thưởng khách hàng,…
- VAS: Trước 31/12/2009 Vốn chủ sở hữu bao gồm cả một số khoản phải trả thưởng cho nhân viên,
cho HĐQT thực chất nó là các khoản phải trả chứ không thuộc vốn chủ sở hữu. Nhưng từ ngày
31/12/2009, Bộ Tài chính ký thông tư 244 quyết định xếp quỹ khen thưởng, phúc lợi vào nợ dài hạn
thay vì vốn chủ sở hữu.
IV.   So sánh báo cáo kết quả theo VAS và IAS/IFRS 
1. Giá vốn hàng bán
- Theo IAS và kế toán quốc tế, giá thành được tính theo phương pháp giá thành thông thường và
chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí biến đổi và không bao gồm chi phí cố định liên quan
đến lao động trực tiếp. Tuy nhiên, trong kế toán quốc tế này thì phương pháp LIFO không được
chấp nhận, và việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện vào ngày kết thúc
kỳ kế toán năm.
- Theo VAS và kế toán Việt Nam, giá thành được tính theo phương pháp giống IAS, nhưng hầu
hết tính theo giá thực tế, và chi phí công nhân nói chung bao gồm tất cả các phí liên quan đến người
lao động trực tiếp. Hơn nữa, phương pháp LIFO được chấp nhận trong định giá hàng tồn kho, và
VAS qui định rằng khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối năm, và là tùy chọn
trong báo cáo giữa niên độ.
2. Lãi từ hoạt động kinh doanh
- Theo “Trình bày báo cáo tài chính” của VAS 21, khoản mục “Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh” bao gồm doanh thu và chi phí tài chính (bao gồm cả chi phí lãi vay).
- Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh
doanh chính của doanh nghiệp, không bao gồm doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính.
3. Các khoản thu nhập tài chính và chi phí tài chính

5
            Theo VAS, doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính được tính vào lãi hoặc lỗ từ hoạt
động kinh doanh. Theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế, thu nhập tài chính và chi phí tài chính được báo
cáo riêng biệt với lợi nhuận hoạt động.
→ Các khái niệm về doanh thu tài chính và chi phí tài chính không được đưa ra trong thông lệ kế toán
quốc tế cũng như trong IAS, nhưng được ghi nhận rõ ràng trong từng khoản mục theo bản chất của
chúng để mang lại hiệu quả quản trị cao hơn.
4. Các khoản thu nhập và chi phí khác
- VAS: Các khoản lỗ do giảm giá trị của tài sản không được ghi nhận, khoản lỗ chỉ được phát
hiện khi tài sản đó được bán. Nếu doanh nghiệp có tài sản bị mất giá.
- IAS/IFRS: Yêu cầu các khoản lỗ phải được ghi nhận ngay khi phát hiện có sự sụt giảm giá trị
của các tài sản tài chính hữu hình, vô hình và tài chính.
            Giá trị ghi nhận = giá trị có thể thu hồi – giá trị ghi.
            Các công ty có thể chọn phương pháp giá gốc hoặc mô hình giá trị hợp lý
5. Sự kiện sau ngày của bảng cân đối kế toán:
            Nếu có những sự kiện xảy ra sau ngày tổng kết bảng cân đối thử thì đối với IAS 10 quy định
phải điều chỉnh các số liệu bị thay đổi vào báo cáo tài chính năm hoặc tháng, quý. Còn VAS 23 chỉ
yêu cầu điều chỉnh thông tin của năm tức là đối với các loại báo cáo tài chính tạm thời theo tháng, quý
thì không nhất thiết phải chỉnh sửa. Cho thấy VAS 23 có thể không bắt kịp các thông tin thay đổi dẫn
đến phản ánh doanh nghiệp không được chính xác.
V.   So sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo VAS và IFRS/IAS 
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
         Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp lại tình hình thu,
chi tiền tệ của doanh nghiệp được phân loại theo 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư
và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định.
         Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 1 trong 2 phương pháp: Phương pháp lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ trực tiếp và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp.
2. So sánh 
        VAS và thông tư hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lấy từ sổ quỹ tiền mặt và số
cái tiền gửi ngân hàng tương ứng với các tài khoản đối ứng. 
        Theo thông lệ quốc tế, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ căn cứ thuần túy các số liệu trên
bảng cân đối kế toán số đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo kết quả (và có thể có thêm một vài thông tin từ sổ
cái) sau đó làm các động tác điều chỉnh là ra các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
        VAS hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp bắt đầu từ lãi
trước thuế cộng trừ các khoản điều chỉnh trong đó có chênh lệch các khoản phải trả. Mặc dù trong quy
định về báo cáo đã yêu cầu các khoản phải trả này không  bao gồm các khoản phải trả liên quan đến
hoạt động đầu tư và tài chính. Tuy nhiên do tài khoản 331 Phải trả cho người bán bao gồm các khoản
phải trả thương mại do mua hàng hóa, nguyên liệu cho sản xuất và phải trả cho việc mua sắm tài sản
6
cố định hay mua khác. Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ kế toán viên chỉ lấy số dư cuối kỳ trừ số dư
đầu kỳ của tài khoản 331 này. Do vậy nó làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lẫn lộn với dòng
tiền từ hoạt động đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://123docz.net/trich-doan/996136-so-sanh-giua-vas-va-ias-trong-cac-khoan-muc-cua-bao
cao.htm
2. https://123docz.net/trich-doan/1111316-tong-quan-ve-thu-nhap-tai-chinh-va-chi-phi-tai
chinh.htm
3. http://sosanhvasifrs.blogspot.com/
4. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế (ngheketoan.edu.vn)
5. Slide bài giảng

You might also like