Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đoạn b: Chứng minh qua tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

Đ1: GiỚI THIỆU QUA VỀ TÁC GIẢ

Nhà văn Nam Cao là là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông
được giới văn học nhận định là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực, là người nghệ sĩ luôn
hướng ngòi bút của mình đến những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức
nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội thời xưa. Trong mười năm cầm bút, Nam Cao để lại cho người
đời một khối lượng sáng tác khá đồ sộ - “Toàn tập Nam Cao” gồm 1400 trang được hoàn thiện năm
1999. Trong đó, tác phẩm nổi bật nhất của ông phải kể đến đứa con tinh thần “Lão Hạc” được sáng tác
năm 1943. Sự nghiệp của ông bắt đầu bằng các trang văn lãng mạn. Sau bao trăn trở, khi nhận ra: “nghệ
thuật không phải là ánh trăng lừa dối”, Nam Cao khước từ chủ nghĩa lãng mạn để coi trọng nghệ thuật
hiện thực vị nhân sinh. Chính Nam Cao cũng đã từng khẳng định rằng: “Văn chương không cần những
người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết
đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." (Đời thừa). Các
tác phẩm văn học sau dần đều đánh dấu bước trưởng thành của Nam Cao về quan điểm sáng tác. Ông
nhìn thẳng vào hiện thực với tất cả cái xù xì, thô giáp của nó: một cuộc sống cực khổ, nghèo đói, lam lũ
của 1 lão nông già ko một người thân bên cạnh, luôn dằn vặt cho đến khi chết vì những tội lỗi mình đã
gây ra. Từ đó, tác phẩm đặt ra vấn đề: cần nhìn cuộc sống 1 cách đa diện, đa chiều, khám phá bản chất
thật của cuộc sống.

Đ2: Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn: nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường

Nhân vật chính trong câu chuyện ‘Lão Hạc” là người nông dân nghèo với 1 số phận quen thuộc trong văn
học thời kì nửa phong kiến. Nhân vật Lão Hạc ấy đã được Nam cao khắc họa từ kiểu nhân vật quen
thuộc, đại diện cho những tầng lớp nông dân Việt Nam lầm than , khổ cực phải đối mặt với cái nghèo,
cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Đằng sau kiểu nhân vật tuy quen thuộc, bình
thường ấy, người đọc vẫn nhận ra sự khác thường trong cái nhìn của Nam Cao: Rằng phía sau hình ảnh
khổ cực, lam lũ, cuộc sống bất hạnh, tăm tối của một lão nông già ấy lại hiện ra một tình yêu thương phi
thường, vô bờ bến của một người cha già đối với người con trai của mình. Nơi còn có đức hi sinh vô hạn
của con người đã không còn nghĩ gì đến bản thân mình. Dù Lão biết rõ rằng người con trai duy nhất của
lão ko còn cơ hội để trở về nhưng lão vấn giữ vững 1 niềm tin rằng con lão sẽ trở về và dành dụm hết
những điều tốt đẹp nhất có thể dành cho ngày trở về của con. Qua nhân vật người lão nông già ấy, tác
phẩm đã hể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc mới mẻ, ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động
nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.

Đ3: Cái nhìn mới mẻ, đọc đáo của nhà văn: Trong cái khác thường nhìn thấy thấy cái bình thường
Trong tác phẩm, có bao nhiêu những sự “khác thường”, nhưng từ những những cái “khác thường ấy”,
nhà văn đã mở ra cho chúng ta thấy những những cái bình thườnh, khám phá ra chân lí của đời sống.
Đằng sau những sự băn khoăn liệu có nên bán con chó Vàng của Lão Hạc, thứ khiến ông giáo phải thốt
lên rằng “ Làm quái gì một con chó làm lão có vẻ băn khoăn quá thế!” chính là sự buồn rầu, cô đơn của
lão già khi sống trơ trọi một mình, lão chỉ có một con chó để làm khuây. Hơn nữa, đây cũng là con chó
mà người con trai duy nhất của lão để lại trước khi đi xa. Đằng sau vẻ mặt “cố vui vẻ” của Lão Hạc sau
khi bán con chó là sự day dứt tột cùng của một lão già, cảm thấy có lỗi tày trời khi nỡ lừa lấy một con
chó! Cũng vì lẽ ấy mà Lão đã chọn một cái chết cũng…”khác biệt”! Lão đã đi đến quyết định cuối cùng,
đó là tự trừng phạt chính bản thần mình bằng cách ăn bả chó. Cái chết đột ngột của lão đã khiến người
đọc đặt ra câu hỏi rằng “Tại Táiao lão ko chọn cái chết đỡ đau đớn hơn?”. Có lẽ Nam Cao đã nhìn thấy
cái bình thường trong cái chết khác thường của Lão Hạc và dẫn ta đến câu trả lời đó. Thì ra lão ko quên
mình là một người cha ko tròn trách nhiệm nên chết để giữ lấy mảnh vườn-gia tài cuối cùng của mình
cho con. Lão cũng ko quên rằng lão chính là người đã đẩy cậu Vàng đến chỗ chết nên chọn cái chết bi
thảm như cậu-chết bằng bả chó. Quả thật, cái chết của lão thật bất ngờ, nhưng ta lại ko cảm thấy ngạc
nhiên. Cái chết của lão chính là sự chiến thắng trong hành trình vật vã để bảo vệ cái phẩm chất thuần
khiết, cao quý của một người lão nông già.

Đoạn 4: Đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện cái nhìn của nhà văn

-Sáng tác của Nam Cao giàu sức khám phá sáng tạo. Với phong cách nghệ thuật độc đáo Nam Cao đã thể
hiện tài năng bậc thầy trong việc thể hiện tâm lý nhân vật. Hướng ngòi bút vào thế giới nội tâm bên
trong của con người, miêu tả chiều sâu tâm lí nhân vật. Bên cạnh đó Nam Cao có nhiều đóng góp trong
việc miêu tả lời thoại nội tâm, tạo điều kiện đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, khiến nhân vật đối diện
với chính mình tự phơi bày, tạo ra những cuộc tranh luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân của nhân vật về
vấn đề nhân cách con người, sáng tạo nghệ thuật, ccùng lối dẫn truyện hay và hấp dẫn, mang tính gay
cấn, các tình tiết bất ngờ, có cao trào cho người đọc. Qua đó có thể nói Nam Cao là một trong những
nhà văn tiêu biểu nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam có tư tưởng, phong cách và thi pháp sáng
tạo riêng độc đáo, một trong những nhà văn tiên phong mở đường cho nền văn học hiện thực xuất sắc!

You might also like