Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP

I. Khảo nghiệm giống cây trồng


1.Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng :
* Mục đích
Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau để xác định những đặc tính, tính
trạng giống, từ đó chọn ra giống thích hợp nhất cho từng vùng.
* Ý nghĩa:
- Khảo nghiệm giống nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật trồng của giống mới
và hướng sử dụng
2.Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
* Thí nghiệm so sánh
- Giống mới chọn tạo, giống nhập nội phải được so sánh với giống đang sản xuất đại trà
- Chỉ tiêu so sánh: ST – PT, năng suất, chất lượng , khả năng chống chịu…
* Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
- Kt những vấn đề của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng
- Tiến hành trong mạng lưới toàn quốc nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ
phân bón của giống → xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng
* Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
- Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà
- Biện pháp: triển khai trên diện rộng, hội nghị đầu bờ, phương tiện thông tin đại chúng.
* Bổ sung kiến thức : Hội nghị đầu bờ là buổi hộp và thảo luận trực tiếp và các người dự
hội nghị trực quan cây đang trồng , tất cả đều ngồi ngay trên đầu bờ đám ruộng để thảo
luận vấn đề khoa học kỷ thuật đang áp dụng cho đám ruộng đang trồng để rút ra ưu điểm
, khuyết điểm để có kinh nghiệm và phổ biến cho nông dân . Đám ruộng ấy đang được làm
thí điểm . Cuộc hội nghị ấy ở trên đầu bờ ruộng , không có ghế , trực tiếp quan sát cây
đang trồng và thảo luận , nên gọi là Hội Nghị Đầu Bờ. Đầu bờ là đầu bờ đám ruộng
II. Sản xuất giống cây trồng.
1.Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
- Duy trì cũng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
- Tạo ra số lượng cần thiết
- Đưa giống vào sản xuất đại trà
2.Hệ thống sản xuất giống cây trồng:
- GĐ 1: SX hạt siêu nguyên chủng:
- GĐ 2: SX hạt nguyên chủng
- GĐ 3: SX hạt giống xác nhận
3. Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
a. Sản xuất giống ở cây tự thụ phấn
* Từ hạt tác giả
Sơ đồ duy trì:
- Năm 1: gieo hạt tác giả ( SNC)  chọn cây ưu tú.
- Năm 2: gieo hạt cây ưu tú thành từng dòng  hạt SNC.
- Năm 3:Nhân giống siêu nguyên chủng  giống nguyên chủng.
- Năm 4:Sản xuất hạt XN
* Từ giống nhập nội ,giống thoái hóa
Sơ đồ phục tráng
- Năm thứ 1: gieo hạt của vật liệu khởi đầu ( cần phục tráng) chọn cây ưu tú.
- Năm thứ 2: gieo hạt cây ưu tú thành từng dòng, CL hạt của 4 -5 dòng tốt nhất  đánh giá
lần 1.
- Năm thứ 3: chia hạt tốt nhất thành 2 phần nhân sơ bộ.
So sánh giống.
 thu hạt SNC đã phục tráng.
- Năm thứ 4: Nhân hạt SNC  hạt NC.
- Năm thứ 5: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống NC.
b. Cây trồng nhân giống vô tính:
- gđ1: sản xuất giống SNC = pp chọn lọc.
+ cây lấy củ: chọn lọc hệ củ ( khoai…)
+câylấy thân: chọn lọc cây mẹ ưu tú(mía, sắn…)
+ chọn cây mẹ làm gốc ghép.
- gđ2: tổ chức sản xuất giống NC từ SNC.
- gđ3: tổ chức sản xuất giống đạt tuêi chuẩn thương phẩm (giống xác nhận).
4. Nhân giống nuôi cấy mô tế bào.
a. Ý nghĩa
- Có thể sản xuất giống cây trồng theo quy mô công nghiệp và có hệ số nhân giống cao
- Sản phẩm được tạo ra đồng nhất về mặt di truyền
- Sản phẩm hoàn toàn sạch bệnh nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh
a. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Chọn vật liệu nuôi cấy  khử trùng vật liệu  nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo
chồi  tạo rễ  cấy cây trong môi trường thích hợp  trồng cây trong vườn ươm cách li.
Chú ý: Các giai đoạn của quy trình nhân giống này phải được thực hiện trong điều kiện
vô trùng và dinh dưỡng thích hợp

You might also like