Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TIẾN

I. Doanh nghiệp:
1. Kniem:
Dựa vào quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng
đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ
thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.
Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh
tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.

2. Các loại hình DN:


a) Doanh nghiệp tư nhân
Là loại hình doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ và không có tư cách pháp nhân. Chủ
doanh nghiệp chính là người điều hành và đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp.
VD: Vingroup, Hòa Phát, TH True Milk, Masan, SunGoup… ( ẢNH )

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn


Là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân
và hoạt động dưới 2 hình thức:

 Công ty TNHH một thành viên: chỉ có 1 chủ sở hữu (là 1 cá nhân hoặc 1 tổ
chức);
 Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 đến 50 chủ sở hữu.
VD: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ xây dựng TÂM ANH chuyên kinh
doanh gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh tại Hà Nội. Công ty này thành lập năm 2018 do ông
Nguyễn Văn Cảnh là người đại diện pháp luật. ( ẢNH )
Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội so với loại hình doanh nghiệp tư nhân nên loại
hình công ty trách nhiệm hữu hạn là sự lựa chọn an toàn, phổ biến nhất hiện nay.

c) Công ty hợp danh


Là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm
hữu hạn. Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh trở lên và có thể có hoặc
không có các thành viên góp vốn cùng kinh doanh.

 Thành viên hợp danh phải là 01 cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản
nợ của doanh nghiệp (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân)
 Còn thành viên góp vốn có thể là 01 cá nhân hoặc pháp nhân, chỉ chịu trách
nhiệm trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp.
Vì có nhiều nhược điểm lớn nên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Các
công ty tư vấn thường hướng khách hàng sang thành lập loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn sẽ hạn chế được rủi ro cho các chủ sở hữu.

VD: Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt, Công ty Luật hợp danh Phương Đông,
Công ty luật hợp danh Thiên Thanh, … ( ẢNH )

d) Công ty cổ phần
Là loại hình doanh nghiệp phổ biến thứ 2 sau công ty TNHH. Công ty cổ phần cần có ít
nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Các thành viên góp vốn
vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau
gọi là cổ phần.

VD: Công ty cổ phần Ánh Sáng Xenon Solar Light chuyên sản xuất lắp ráp phân phối
tất cả các loại đèn năng lượng mặt trời công nghệ mới nhất tại thị trường Việt Nam. ( ẢNH )
Cùng với công ty TNHH, loại hình công ty cổ phần cũng rất phổ biến không chỉ tại Việt
Nam mà trên toàn thế giới bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp
khác.

So sánh các loại hình doanh nghiệp


DOANH
TIÊU CHÍ SO CÔNG TY CÔNG TY HỢP CÔNG TY CỔ
NGHIỆP TƯ
SÁNH TNHH DANH PHẦN
NHÂN

Doanh nghiệp 1
Bản chất Công ty đối nhân Công ty đối nhân Công ty đối vốn
chủ

Có thể là cá nhân
Thành viên Là 1 cá nhân Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức
hoặc tổ chức

Số lượng thành Ít nhất là 2 người Ít nhất là 3


01 Tối đa 50 Không bị giới hạn Không bị giới hạn
viên

Tư cách pháp nhân Không Có Có Có

Vô hạn với thành


Giới hạn trách viên hợp danh,
Vô hạn Hữu hạn Hữu hạn
nhiệm Hữu hạn với thành
viên góp vốn

Cơ cấu tổ chức Đơn giản Không phức tạp Không phức tạp Phức tạp

Quyền phát hành


Không Không Không Có
chứng khoán

Khả năng bị thâu


Không thể Khó Rất khó Có thể
tóm

HỮU SƠN
II. DN, nhóm DN có vtri thống lĩnh thị trường:
1. Khái niệm:
Vị trí thống lĩnh thị trường là gì?
Vị trí thống lĩnh thị trường là vị trí của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trên thị
trường liên quan mà nhờ vào vị trí ấy, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có khả năng
quyết định các điều kiện giao dịch trên thị trường độc lập với các đối thủ cạnh tranh và người
tiêu dùng ở mức độ đáng kể.
Theo Điều 24 của luật cạnh tranh 2018, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật
này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
VD: Viettel là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường viễn thông (ẢNH )
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây
tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định
tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị
phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. Tức là trong nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải có thị phần từ 10% trở lên.

QUỲNH
2. Tiêu chí xác định DN có vị trí thống lĩnh thị trường:
a) Sức mạnh của thị trường đáng kể:
Điều 26 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về các tiêu chí xác định sức mạnh của thị
trường đáng kể, cụ thể như sau: ( ẢNH CAP ĐIỀU 26 )

"Điều 26. Xác định sức mạnh thị trường đáng kể


1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ
vào một số yếu tố sau đây:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này".

b) Thị trường liên quan:


Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018 định nghĩa về thị trường
liên quan, cụ thể như sau:
"Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về
đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh
tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận".
- Cách xác định thị trường liên quan: ( ẢNH CAP ĐIỀU 9 )
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2018 thì thị trường liên quan được
xác định dựa trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan trong đó
được thể hiện như sau:
 Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay
thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
 Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch
vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có
sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
c) Thị phần: ( ẢNH CAP KHOẢN 1 ĐIỀU 10 )
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật cạnh tranh năm 2018, thị phần của
doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau
đây:
 Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán
ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
 Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua
vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
 Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với
tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường
liên quan theo tháng, quý, năm;
 Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với
tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường
liên quan theo tháng, quý, năm
TRỌNG SƠN
3. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm:( ẢNH CÁP KHOẢN
1 ĐIỀU 27 )
Khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị
cấm, bao gồm:
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau
đây:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây
ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ
thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh
nghiệp khác;
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ
hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp
khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác
+ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
VD: Công ty A có vị trí thống lĩnh trên thị trường giày thể thao, ngày 11/11/2021 công ty A
kết hợp với idol Hàn Quốc nổi tiếng cho ra mắt phiên bản giày giới hạn mang tên thương hiệu
của công ty A và tên idol đó. Công ty A giới hạn số đôi giày bán ra trên thị trường trong
khoảng thời gian nhất định, với giá thành không hề nhỏ. Khách hàng muốn mua đôi giày trên
phải canh đúng thời gian bán ra thì mới mua được, nếu không mua được trong thời gian đó,
mà vẫn muốn sở hữu chúng, khách hàng phải mua lại từ những người sở hữu trước đó với giá
thành có thể gấp ba, bốn lần giá ban đầu. ( ẢNH )
( SUY RA )Tóm lại, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là
những doanh nghiệp có ưu thế và thường chiếm thị phần cao trên thị trường liên quan. Do đó,
nếu như không áp đặt những quy định nghiêm ngặt đối với loại doanh nghiệp này, thì có thể
gây ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp nhỏ, lẻ khác. Đồng thời làm mất đi tính
cạnh tranh - một nét đặc trưng của thị trường kinh doanh.

HẢI SƠN
III. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền:
1. Khái niệm:
Tại Điều 25 của Luật cạnh tranh 2018 đã có định nghĩa khái quát về doanh nghiệp có vị
trí độc quyền như sau: Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh
nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường
liên quan.
Nếu không tồn tại một doanh nghiệp nào khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ liên quan,
thì doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nói trên được xem là doanh nghiệp có vị trí độc quyền.
VD về độc quyền ở VN: ( ẢNH )
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). Ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất
điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc
sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh
nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường.
Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh khỏi.
VD về độc quyền trên thế giới: ( ẢNH )
- Công ty thuốc lá Mỹ
Một ví dụ về sự độc quyền có ý nghĩa lịch sử điển hình là Công ty Thuốc lá Mỹ. Công ty này
duy trì sự kiểm soát riêng đối với việc cung cấp thuốc lá trên thị trường nước Mỹ. Ban đầu
cũng không có quy định nào của chính phủ can thiệp. Tuy nhiên, công ty này đã bị phá bỏ sau
khi tạo ra quy định chống độc quyền dưới dạng Đạo luật chống độc quyền Sherman. Tòa án
tối cao vào năm 1911 đã ra lệnh giải thể Công ty Thuốc lá Mỹ.
- Công ty thép Carnegie
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Công ty thép Carnegie đã duy trì quyền kiểm soát
riêng đối với việc cung cấp thép trên thị trường. Trong thời kỳ độc quyền, công ty thép
Carnegie đã định giá thép trên toàn quốc một cách hiệu quả mà không có sự cạnh tranh trên
thị trường tự do. Ban đầu cũng giống như nước Mỹ, không có quy định nào của Chính phủ.
Andrew Carnegie đã thành công trong việc tạo ra thế độc quyền trong một thời gian dài trong
ngành thép nội địa. Sau đó, JP Morgan nắm quyền sở hữu công ty bằng cách mua lại và hợp
nhất công ty này thành US Steel.

THÀNH
2. Ưu và nhược điểm của độc quyền:

a) Ưu điểm:

Thứ nhất về quy mô kinh tế thì các công ty chiếm vị thế độc quyền có thể được hưởng
phần lợi ích lớn từ việc quy mô kinh tế, tức là mở rộng về quy mô kinh tế, dẫn đến việc chi
phí sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung, điều này sẽ có thể giúp cho cộng đồng người tiêu
dùng có thể sử dụng các mặt hàng có tính “độc quyền” với mức giá rẻ hơn.

Thứ hai về nghiên cứu và phát triển chúng ta có thể hiểu bản chất của sự độc quyền là gì
nên những công ty độc quyền sẽ tận dụng tôi đa để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh độc
quyền này sau đó đầu tư vào quá trình nghiên cứu, phát triển và đồng thời còn có thể tiến
hành tích lũy khoản tài chính lớn để sử dụng vào những thời điểm khó khăn.

Thứ ba, khi có được sức mạnh độc quyền thì điều đương nhiên đó là các công ty sẽ dễ
dàng đạt được và giữ vững được sự độc quyền của họ khi đã làm tốt hơn các đối thủ của họ
trong cùng một ngành nghề đó. Đồng nghĩa với việc danh tiếng của họ cũng sẽ lớn mạnh và
có sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều so với các công ty khác trong cùng một lĩnh vực.

b) Nhược điểm:
Nhược điểm của độc quyền có thể dễ ràng nhìn thấy đó là duy trì tính độc quyền trên thi
trường nên khiến cho những đối thủ cạnh tranh khác không thể gia nhập vào thị trường. Điều
này đã tạo chỗ đứng tuyệt đối cho những công ty độc quyền, tuy nhiên lại khiến cho thị
trường phân phối sản phẩm và phân khúc người dùng không đạt được hiệu quả cao như mong
đợi. Bên cạnh đó thì việc chiếm giữ thị trường quá lâu nên sẽ không tạo ra được động lực đổi
mới cho những công ty độc quyền. Đồng nghĩa với việc khi những công ty đối thủ đang tiến
hành cải tiến, nâng cao sản phẩm của mình và ngày càng đạt được vị thế trong lòng người tiêu
dùng thì những công ty độc quyền khi này sẽ dề dàng bị tụt lùi về phía sau.
Trên thực tế ở các doanh nghiệp tông tại điều này có thể thấy sự độc quyền đi kèm với
giá phân phối sản phẩm quá cao đã làm hạn chế đối tượng người tiêu dùng, đồng thời trong
một thị trường độc quyền thì chính người tiêu dùng lại không có quá nhiều sự lựa chọn cho
chính sản phẩm mà họ sẽ sử dụng, điều này về lâu dài sản tạo ra sự khó chịu cho chính người
tiêu dùng.
PHƯỢNG
3. Hành vi lạm dụng vị rí độc quyền bị cấm:
Khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, quy định về hành vi, lạm dụng vị trí độc quyền
bị cấm như sau: ( ẢNH CAP KHOẢN 2 ĐIỀU 27 )
Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu
gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
 Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
 Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc
có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc
loại bỏ doanh nghiệp khác;
 Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,
dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến
ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp
khác;
 Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
 Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

 Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đáng;

 Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

VD: Doanh nghiệp B có vị trí thống lĩnh trên thị trường điện thoại thông minh, ra mắt
sản phẩm mới tuy đã từng có doanh nghiệp M ra mắt cùng dòng sản phẩm này trên thị trường
nhưng không thành công thu hút khách hàng nên đã ngừng cung cấp sau một thời gian; doanh
nghiệp B ấn định giá sản phẩm cao gấp ba lần giá của phía M từng đưa ra nhưng với các tính
năng được hoàn thiện hơn, người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua với giá thành đó. Giá mua,
bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh mà do các doanh nghiệp
thống lĩnh ấn định. Mức chênh lệch giữa giá được ấn định với giá cạnh tranh là khoản lợi ích
độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được. Vì vậy, bằng
hành vi này doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu
dùng của thị trường, mà thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có
cạnh tranh. Do đó, hành vi này được coi là hành vi điển hình mang tính chất bóc lột khách
hàng. ( ẢNH )

PHƯỢNG
IV.
1. Thực trạng độc quyền ở Việt Nam: ( ẢNH MINH HỌA )
Hiện nay sự độc quyền ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước. Việc độc quyền nhà
nước này là do các công ty tư nhân họ chưa có quyền lực kinh tế để chiếm vị trí độc quyền
trong các ngành kinh tế chính. Cùng với quá trình mở cửa của thị trường thông qua việc kí kết
và gia nhập các hiệp định song song đa phương, do đó xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt
động tại Việt Nam, với sức mạnh kinh tế của mình, các công ty này dễ dành chiếm lĩnh thị
trường. Thêm vào đó ở nước ta có sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc
chủ sở hữu của nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các
doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp
nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, vị trí
địa lý, thị trường tiêu thụ,… Trong khi đó các công ty nhỏ, doanh nghiệp, thương hiệu nội địa
Việt Nam với tiềm lực hạn chế thì đang dần bị loại bỏ khỏi nền kinh tế hoặc bị thu mưa bởi
các công ty, tập đoàn lớn.
Sự độc quyền tự nhiên về các ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước như: điện, nước, dầu khí, đặc biệt chỉ có doanh nghiệp
nhà nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín vừa
thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối nên vì thế các tổng công ty có thể đưa ra
những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận
siêu ngạch cao.
Ngoài ra, trong thời gian qua, một số chính sách kinh tế cũng là nguyên nhân tạo ra sự
độc quyền trong nền kinh tế nước ta. Điển hình là chính sách thành lập các tập đoàn và tổng
công ty dựa trên việc sát lập các công ty nhỏ hoạt động cùng ngành lại với nhau. Sự thành lập
các tập đoàn kinh tế theo quyết định của nhà nướcgây nên sự tập trung thị trường, giảm bớt
đối thủ cạnh tranh và tăng khả năng chiphối độc quyền thị trường.
Độc quyền đang ngày càng trở nên phổ biến, hiện hữu ngày càng nhiều trong nền kinh
tế nước nhà. Tuy độc quyền đem lại tác động tích cực, nhưng không vì thế mà chúng ta không
thực hiện việc kiểm soát độc quyền.

THẮNG
2. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
Tác động của độc quyền dù ở trình độ độc quyền tư nhân hay độc quyền nhà nước đều
thể hiện ở cả mặt tích cực và tiêu cực.
a) Tác động tích cực:
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động
khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật:
Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao các tổ chức độc
quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính trong việc
nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Tuy nhiên, khả năng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản
thân tổ chức độc quyền:
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độcquyền tạo ra
được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật,công nghệ sản xuất mới,
hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến,làm tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất nâng cao được năng lực cạnhtranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo
hướng sản xuất lớn, hiện đại:
Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về tàichính, tạo cho
độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm,mũi nhọn thúc đẩy nền kinh
tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung,quy mô lớn, hiện đại.
b) Tác động tiêu cực:
Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo, gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và xã hội:
Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn. Đó gọi là
ấn định giá. Họ có thể làm điều này bất kể nhu cầu người dùng vì họ biết người tiêu dùng
không có lựa chọn nào khác. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu không đổi đối với hàng hóa
và dịch vụ. Đó là khi mọi người không cónhiều sự lựa chọn. Xăng là một ví dụ. Một số lái xe
có thể chuyển sang phương tiệngiao thông đại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể.
Độc quyền không chỉ vừa có thể tăng giá mà lại vừa có thể cung cấp các sảnphẩm kém
chất lượng hơn.
Độc quyền tạo ra lạm phát. Vì họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn, họ sẽ tăng chi phí cho
người tiêu dùng. Một ví dụ điển hình về cách thức hoạt động của nó là Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ. 12 quốc gia xuất khẩu dầu trong OPEC hiện kiểm soát giá 46% lượng dầu sản
xuất trên thế giới.
Độc quyền có thể làm kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật dẫn đến kìm hãm kinh tế, xã hội:
Độc quyền khiến doanh nghiệp mất mọi động lực để đổi mới hoặc cung cấp các sản phẩm
"mới và cải tiến". Một nghiên cứu năm 2017 của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia cho thấy
các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư ít hơn dự kiến kể từ năm 2000 do sự cạnh tranh giảm sút.
Điều đó đúng với các công ty cáp cho đến khi các ăng-ten đĩa vệ tinh và dịch vụ phát trực
tuyến phá vỡ sự nắm giữ của họ trên thị trường.
Độc quyền làm tăng sự phân hóa giàu nghèo:
Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tưnhân
chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóagiàu nghèo. Với
địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyềncao, độc quyền có khả năng
và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chínhtrị, xã hội, kết hợp với các nhân viên
chính phủ để thực hiện mục đích lợi íchnhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc
quyền nhà nước, chi phối cảquan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của
các tổ chức độcquyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.

NGỌC
3. Vì sao cần phải kiểm soát độc quyền: ( ẢNH MINH HỌA )
Mọi vấn đề đều có hai mặt trái ngược nhau và độc quyền trong kinh doanh cũng vậy.
Bên cạnh những mặt tích cực như tạo ra các tiềm năng to lớn trong nghiên cứu, tiến bộ khoa
học kỹ thuật, tăng năng suất lao động của người làm việc và thúcđẩy kinh tế phát triển thì vẫn
còn tồn tại những vấn đề tiêu cực khác. Cạnh tranh không lành mạnh, tăng phân hóa giàu
nghèo hay kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật đều là những hệ lụy của độc quyền. Do đó cần có sự
kiểm soát độc quyền, đặc biệt từ phía nhà nước.
Nhà nước đã tạo ra pháp luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường nhằm kiểm soát cạnh tranh
không lành mạnh. Vì đây là lĩnh vực có sự tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội.
Do đó ngay khi sự tự do này vượt quá giới hạn của chúng thì sẽ có sự can thiệp của pháp luật.
Mục đích chủ yếu của pháp luật cạnh tranh là ngăn cản, xử lý, nghiêm cấm những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, trái với đạo đức và pháp luật. Ngoài ra pháp luật cạnh tranh còn
góp phần: Đảm bảo, thúc đẩy sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các tổ chức, cá nhân
kinh doanh; bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh; ngăn chặn các hành vi hạn chế
cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường; bảo vệ lợi ích công cộng hay cộng
đồng mà Nhà nước là người đại diện, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của
người tiêu dùng…
Khác với cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng
hơn. Không chỉ dừng lại ảnh hưởng quyền và lợi ích của những chủ thể khác, hành vi dàn
xếp, thỏa thuận, liên kết nhằm độc quyền hóa, thủ tiêu cạnhtranh gây ra những hậu quả
nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Chúng vừa phá vỡ, thay đổi trật tự, cơ cấu của những lĩnh
vực, thị trường,những mảng kinh doanh nhất định vừa ảnh hưởng trực tiếp đến những chủ thể
kinh doanh, người tiêu dùng và nền kinh tế.
Độc quyền một lĩnh vực, ngành hàng trong thời gian lâu dài không những đem lại lượng
lợi nhuận khổng lồ mà còn hình thành nên những cá nhân tổ chức với khối tài sản lớn ảnh
hưởng, chi phối nền kinh tế, chính trị. Quyền lực chia năm xẻ bảy giữa Nhà nước và tư bản.
Lâu dần dễ hình thành các cá nhân, tổ chức lạm quyền, lợi dụng việc công cho mục đích riêng
để đem lại lợi ích, giàu có cho bản thân. Khoảng cách giàu nghèo xảy ra đậm nét hơn, ảnh
hưởng đến sự phát triển của cả đất nước.

NHI
4. Kiểm soát doanh nghiệp trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: ( ẢNH MINH
HỌA )
Đối với nhóm doanh nghiệp độc quyền Nhà nước thì ưu thế cạnh tranh so với các doanh
nghiệp khác gần như là vượt trội vì có sự ủng hộ của Nhà nước. Vì vậy, kiểm soát hoạt động
của nhóm này là cần thiết để đảm bảo một sự cạnh tranh công bằng và không làm thiệt hại
đến lợi ích cúa các nhóm doanh nghiệp khác. Gồm 2 nhóm biện pháp tương ứng với 2 nhóm
đối tượng:
Thứ nhất, kiểm soát hoạt động của DN độc quyền Nhà nước có 2 biện pháp:
 Kiểm soát giá: Nhà nước áp đặt giá mua, bán hàng hóa thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà
nước. Thông thường, Nhà nước nắm độc quyền trong các lĩnh vực then chốt của đời
sống kinh tế - xã hội, nên biện pháp này sẽ đồng thời là cơ chế để Nhà nước kiểm soát
giá cả thị trường. Tuy nhiên, mặt hạn chế của biện pháp này chính là do tính áp đặt
của Nhà nước, nếu sự áp đặt không phản ánh đúng giá trị thực sự của hàng hóa sẽ là
rào cản đối với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.
 Kiểm soát thị phần: Bằng cách quyết định khối lượng, số lượng, phạm vi thị trường
của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước. Biện pháp này chủ yếu
nhằm vào việc kiểm soát thị phần của các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước mà
không kiểm soát chất lượng của loại hàng hóa đó. Thực tế cho thấy chất lượng dịch
vụ, hàng hóa thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước đôi khi chưa tốt.
Thứ hai, kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà
nước kiểm soát nhóm này thông qua các biện pháp như đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo
giá hoặc phí do Nhà nước quy định và các doanh nghiệp nào đáp ứng được các yêu cầu do
Nhà nước đặt ra mới được phép sản xuất, cung ứng dịch vụ công.

You might also like