LuẠT Ngã N Hã NG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Vị trí, vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy nhà nước Việt

Nam
theo quy định của Pháp luật hiện hành.
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một ngân hàng của Nhà nước, tại Việt Nam hiện
nay ngân hàng nhà nước của nước ta là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng
nhà nước Việt Nam là một trong những cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là ngân
hàng trung ương cao nhất của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng
với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và đặc biệt từ những năm cuối của Thế kỷ
20, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng bước được đổi mới và định hướng phát
triển phù hợp với quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam, góp phần quan trọng
đối với sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong suốt gần 30 năm. Có thể
thấy Ngân hàng nhà nước Việt Nam có vai trò to lớn trong ổn định nền kinh tế
cũng như đối với nhà nước. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về ngân hàng nhà nước Việt
Nam để thấy được vị trí, vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam, em quyết định
chọn đề tài: “Vị trí, vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy nhà
nước Việt Nam theo quy định của Pháp luật hiện hành” làm chủ đề môn Luật
ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1.1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt
Nam, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại
hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng
của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà
nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước.


Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 3 Nghị
định 16/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng
các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Ổn định tiền tệ -
tài chính; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức
cán bộ; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Truyền thông; Văn phòng; Cục Công nghệ
thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng; Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam;
Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng;
Học viện Ngân hàng.
1.3. Hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hoạt động sau:

Thứ nhất, cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn, cho vay đặc biệt để bảo đảm
khả năng chi trả tiền gửi và bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước không cho vay và bảo
lãnh cho cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng.
Thứ hai, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng.

Thứ ba, mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước; mua, bán ngoại hối
với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại
hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hôì khác.

Thứ tư, tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng
nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Thứ năm, thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương như tái cấp vốn
nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức
tín dụng; tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận
hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thứ sáu, cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Thứ bảy, làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà
nước.

Thứ tám, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vôn của Nhà nước tại tổ chức
tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước. Sử dụng vốn pháp định
để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Ngân hàng Nhà nước.

Thông qua các hoạt động trên và các hoạt động khác, Ngân hàng Nhà nước
có các khoản thu sau đây: thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư gồm
thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu về đầu tư chứng khoán, thu khác về hoạt động
tín dụng; thu về nghiệp vụ thị trưòng mở; thu về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch
ngoại hối (ngoại tệ và vàng); thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ; thu
lợi tức từ vốn góp vào doanh nghiệp đặc thù và các khoản thu khác.
CHƯƠNG 2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT VIỆT
NAM TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.

2.1. Vị trí của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy nhà nước Việt
Nam theo quy định của Pháp luật hiện hành.

Vị trí của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy nhà nước Việt Nam
theo quy định của Pháp luật hiện hành quy định vị trí, chức năng Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tại Điều 2. Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là
cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà
nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ,
hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện
chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức
tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 trên cơ sở kế thừa các quy
định pháp luật trước đây về vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng
định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân
hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng
trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch
vụ tiền tệ cho Chính phủ. Từ quy định của pháp luật, vị trí pháp lý của Ngân hàng
Nhà nước được thể hiện trên những khía cạnh sau đây:

Với tư cách là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Ngân hàng Nhà nước là là
một cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước
trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước thuộc hệ thống cơ quan hành pháp, thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước chứ không chỉ đơn thuần là một ngân
hàng.

Với tư cách là Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ
vai trò điều tiết, chi phối hệ thống ngân hàng thông qua các nghiệp vụ ngân hàng
trung ương: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ ngoại hối,
nghiệp vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng… Với tư cách là ngân hàng trung
ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện một số hoạt động sau đây:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng độc quyền phát hành tiền.

Cấp tín dụng thông qua hình thức tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng thông
qua hình thức tái cấp vốn, cho vay trong tình trạng khẩn cấp…

2.2. Vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy nhà nước Việt Nam
theo quy định của Pháp luật hiện hành

Để một nền kinh tế thị trường phát triển bền vững thì hệ thống ngân hàng
luôn phải đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh và kỷ cương pháp luật trong lĩnh
vực ngân hàng được duy trì. Một hệ thống ngân hàng được coi là an toàn nếu nó
thực hiện một cách có hiệu quả chức năng vốn có của nó (phân bổ nguồn vốn tiết
kiệm, cung cấp phương tiện thanh toán cho các hoạt động kinh tế, thương mại) đối
với nền kinh tế, có khả năng hạn chế hoặc xử lý các rủi ro trước khi các rủi ro này
đe dọa đến hệ thống.
Dưới góc độ của cơ quan quản lý trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, “đảm
bảo an toàn hệ thống ngân hàng” được nhìn nhận là “đảm bảo cho hệ thống ngân
hàng không xảy ra khủng hoảng, đổ vỡ ngân hàng mang tính hệ thống”. Theo đó,
cơ chế đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng được áp dụng theo hai cơ chế là: (i)
Phòng tránh khủng hoảng và (ii) Xử lý khủng hoảng để giảm nguy cơ lây lan thành
khủng hoảng hệ thống.

Cùng với việc tích cực triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai
đoạn 2011-2015” (ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012) và
Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” (ban hành theo Quyết định số
843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013) trong thời gian qua, hệ thống các TCTD đã có nhiều
cải thiện về qui mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động, mức độ an toàn và khả năng
cạnh tranh. Cụ thể:

- Tỷ lệ nợ xấu giảm thể hiện nỗ lực của các ngân hàng trong việc xử lý nợ:
Tính đến tháng 12/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng là 3,61% thấp hơn
nhiều so với mức đỉnh điểm là 4,93% vào tháng 9/2012. Việc ra đời của Công ty
Quán lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) vào cuối tháng 6/2013 được
xem là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực xử lý nợ xấu, góp phần đẩy nhanh
tiến độ xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

- Khả năng chi trả của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản đã được
bảo đảm: NHNN đã nỗ lực lớn trong việc cải thiện thanh khoản của cả hệ thống
qua các biện pháp: lãi suất điều hành được điều chỉnh giảm phù hợp với diễn biến
lạm phát và ổn định cân đối vĩ mô, khuyến khích các ngân hàng dư thừa thanh
khoản hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu. Hiện tại, tính thanh khoản của hệ
thống ngân hàng Việt Nam có xu hướng ổn định.
- Cơ bản kiểm soát được tình hình của tổ chức tín dụng yếu kém, đây cũng
chính là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở các giai đoạn sau: Một
trong những nội dung quan trọng của Quyết định số 254/QĐ-TTg là cơ cấu lại các
TCTD yếu kém. Bên cạnh việc tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, Ngân hàng
Nhà nước tiếp tục đánh giá và xác định thêm một số tổ chức tín dụng yếu kém
khác và yêu cầu các tổ chức này xây dựng phương án cơ cấu lại trình Ngân hàng
Nhà nước phê duyệt để đảm bảo xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém trong
thời gian tới.

Nhìn chung NHNH Việt Nam có những vại trò đóng góp sau:

Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát,
từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ
mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;

Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh
và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt
động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động
các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho
vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của
từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng
cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh
doanh;

Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng
trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền
kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên
10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước;

Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao
động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn
tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm
hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các
vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng
có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách
được tác bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội
đảm nhiệm;

Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo
phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án,
quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách
chặt chẽ sau khi cho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm
bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế
và các qui định về bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy rằng, khi ngân hàng ổn định, không chỉ hoạt động của
ngân hàng mà hoạt động của tất cả các chủ thể khác trong nền kinh tế đều có thể
diễn ra trơn tru, hiệu quả. Nhà nước dễ dàng điều tiết nền kinh tế, lạm phát duy trì
ở mức thấp, nền kinh tế quốc gia được cải thiện, đời sống người dân được nâng
cao. Kết quả là nâng cao sức cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế.

Qua những phân tích trên về Ngân hàng nhà nước VIệt Nam ta thấy được vị
trí, vai trò của NHNN Niệt Nam trong bộ máy nhà nước Việt Nam theo quy định
của Pháp luật hiện hành. Bài tiểu luận của em trong quá trình phân tích và trình
bày còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét từ các thầy
cô giảng viên chuyên ngành để bài tiểu luận của em hoàn thành tốt nhất có thể.

Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trường Đại học
kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2. . Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, nxb Chính trị Quốc gia
3. Một số tài liệu tham khảo trên Internet:

https://hilaw.vn/vi-tri-phap-ly-va-chuc-nang-cua-ngan-hang-nha-nuoc/

https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri--chuc-nang--nhiem-vu--quyen-han-
cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam--.aspx.

You might also like