Bai Thi Mon LÀN XA 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA: LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc
trong lịch sử Việt Nam

TÊN CHỦ ĐỀ: Anh, chị hãy lựa chọn 01 cuộc kháng chiến thắng lợi và 01
cuộc kháng chiến thất bại để: 1 - Phân tích và chỉ rõ vai trò của “sức dân”
trong thắng lợi và thất bại của một cuộc kháng chiến; 2 - Nêu một số kinh
nghiệm “khoan thư sức dân” trong lịch sử.

Sinh viên thực hiện: Thẩm Xuân Tùng

Lớp: K69B – Khoa Lịch sử

Hà Nội, tháng 8 năm 2022


Minh chứng
Mục lục
I. Mở đầu...................................................................................................................................1
1. Ý nghĩa của chủ đề.............................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của chủ đề..........................................................................................1
II. Nội dung................................................................................................................................2
1. VAI TRÒ CỦA “SỨC DÂN” TRONG THẤT BẠI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÀ NGUYỄN.....................................2
1.1 Tình hình nhà Nguyễn trước trước khi thực dân Pháp xâm lược.................................2
1.2 “Sức dân” trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới triều Nguyễn.............3
2. VAI TRÒ “SỨC DÂN” TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1954.............5
2.1. Chiến tranh nhân dân...................................................................................................5
2.2. “Sức dân” trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954................................................5
3. KINH NGHIỆM “KHOAN THƯ SỨC DÂN” TRONG LỊCH SỬ..................................7
3.1. Khoan thư sức dân.......................................................................................................7
3.2. Kinh nghiệm “Khoan thư sức dân” trong lịch sử........................................................8
III. Kết luận..............................................................................................................................10
I. Mở đầu

1. Ý nghĩa của chủ đề.

Trong tiến trình phát triển của lịch sử, nhân dân luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhận thức về vai trò và tầm ảnh hưởng của nhân dân
đã có từ cổ chí kim là cơ sở cho tư tưởng và phương châm hành động của các bậc hiền minh
từ Đông sang Tây. Đối với Việt Nam nhận thức này đã được Nguyễn Trãi ghi lại trong “Bình
Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Hay Trần
Hưng Đạo về kế sách giữ nước “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ
nước”. Hồ Chí Minh, người đã thấm nhuần tư tưởng của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của
Nhân dân trong lịch sử. cũng như trong tư tưởng chỉ đạo và trong thực tiễn hành động cũng
luôn đề cao vai trò làm chủ, quyền lực của nhân dân. Kế thừa và phát triển tư tưởng “trọng
dân” trong truyền thống lịch sử của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: Dân là “gốc của nước”,
gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân. Thực tiễn đã khẳng định vai
trò của nhân dân là vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Dân còn là nước
còn, tất cả là do nhân dân,vì nhân dân.

Nghiên cứu chủ đề còn giúp bổ sung kiến thức theo chương trình GDPT 2018, góp phần bổ
trợ cho công tác giảng dạy lịch sử sau này tại trường phổ thồng khi giảng dạy chuyên đề
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của chủ đề

Tìm hiểu về vai trò của “sức dân” và kinh nghiệm “khoan thư sức dân” thông qua các cuộc
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc để có thể làm sáng tỏ tính chất, sự tác động của yếu tố “sức dân”
tới chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò của nhân
dân và giải thích được vai trò của nhân dân đối với phong trào giải phóng dân tộc.

1
II. Nội dung

1. VAI TRÒ CỦA “SỨC DÂN” TRONG THẤT BẠI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÀ NGUYỄN.

1.1 Tình hình nhà Nguyễn trước trước khi thực dân Pháp xâm lược.

Vương triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Tồn tại
trên danh nghĩa 143 năm (1802-1945). Khởi điểm là việc Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn
lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Gia Long. Hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều, nhiều “vết
mờ” về vương triều này.

Nguyễn Ánh lên ngôi khi vừa bước ra khỏi cuộc chiến với nhà Tây Sơn, với tư cách là người
thắng thế nhưng phải đối mặt với khó khăn là tiếp quản một đất nước vừa trải qua binh đao
khói lửa của chiến tranh (Lê- Mạc; Trịnh- Nguyễn, Tây Sơn; Nguyên). Đất nước sau những
năm tháng chìm trong đao thương máu lửa giờ đây đã trở nên kiệt quệ. Chính Gia Long cũng
đã đưa ra lời nhận xét khi tiến quân ra Bắc Hà “Từ khi lấy lại được kinh thành, quân giặc
chạy ra Bắc. Bờ cõi 200 năm núi rừng ngăn cách, phong tục thay đổi, 13 đạo thừa tuyên như
nước ngập sâu, như lửa đốt bỏng1”. Đất nước tuy đã hợp nhất nhưng dấu ấn về sự chia cắt
Đàng Trong, Đàng Ngoài vẫn vô cùng đậm nét. Giữa hai miền còn tồn tại khác biệt to lớn về
kinh tế- chính trị, văn hóa-xã hội. Nguyễn Ánh lên ngôi không được lòng dân quan niệm
“Cõng rắn cắn gà nhà”, khi dùng sự trợ giúp của các thế lực bên ngoài để có thể dành lấy
vương vị cùng với sự ảnh hưởng của “Lê Triều” làm cho nhân tâm không thuận.

Sau khi lên ngôi, Gia Long cùng một loạt các vua tiếp theo (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức),
ngày càng đi sâu vào con đường phong kiến phản động, vừa ra sức phục hồi củng cố quan hệ
sản xuất cũ, vừa bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới. Ban hành nhiều chính sách bảo vệ đặc
quyền đặc lợi của nhà nước phong kiến. Ban hành nhiều chính sách trên tất cả các lĩnh vực từ
kinh tế, chính trị, ngoại giao… nhìn chung các chính sách vẫn mang lại một vài điểm tích
cực, nhưng đời sống của nhân dân vẫn cực khổ, các chính sách chính sách không mang lại
quá nhiều lợi ích cho nông dân, những sai lầm trong chính sách ngoại giao đặt nước ta vào
vùng nguy hiểm, khi có thể bị thế lực phương Tây xâm lược bất cứ lúc nào. Nhiều cuộc đấu
tranh của nông dân nổ ra kéo theo rất đông người dân tham gia.

Đây là thời kỳ xã hội rối ren không ổn định, lòng dân không quy thuận ngay từ đầu, các chính
sách sai lầm của nhà nước, cuộc sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân nổ ra chống lại
triều đình càng khẳng định mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến hết sức sâu đậm. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà
Nguyễn thất bại.
1
Đặng Xuân Bảng (2000), Việt sử cương mục tiết yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
2
1.2 “Sức dân” trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới triều Nguyễn.

VIệt Nam là nước văn minh nông nghiệp, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, nên từ sớm đã
có tinh thần đoàn kết chống lại tự nhiên, thiên tai, giặc giã, đó là truyền thống quý báu của
dân tộc. Căn cứ vào tình hình lúc bấy giờ, việc quân Pháp tấn công vào nước ta là điều không
thể tránh khỏi. 1847 Pháp mở đầu đường lối ngoại giao bằng pháo hạm khi bắn chìm 5 tàu
của nhà Nguyễn trước cửa biển Đà Nẵng. 11 năm sau (1958) Liên quân Pháp- Tây Ban Nha
chính thức nổ súng tấn công vào Đà Nẵng với kế hoạch là đánh nhanh thắng nhanh, bóp
nghẹt triều đình Huế, ký các hiệp ước có lợi, buộc triều đình phong kiến đầu hàng.

Ngay từ khi quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, nhân dân ta, với truyền thống yêu nước
nồng nàn, ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất, được rèn dũa qua các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm trong lịch sử đã tích cực cùng quan quân triều đình hoặc tự mình đứng lên
chống Pháp.

Khi quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, danh tướng Nguyễn Tri Phương đã kết hợp cùng
nhân dân tiến hành xây thành đắp lũy, tổ chức rào làng, đắp ụ, dùng sọt tre, thùng gỗ, cản
bước tiến của địch. Việc làm này thực sự có hiệu quả khi giam chân địch trong vòng 5 tháng,
kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh cơ bản bị thất bại. Buộc Pháp phải cho quân chuyển hướng
đánh Nam Kỳ để từng bước đánh chiếm toàn bộ nước ta. Tại đây, tuy chiếm được thành Gia
Định, nhưng thực dân Pháp không bình định được nông thôn, không thể khuất phục nhân dân
Miền Nam đông đảo quần chúng tham gia chống Pháp, kể cả khi triều đình đã ký hiệp ước
Nhâm Tuất (1862) cũng không làm nhụt được ý chí của nhân dân. chúng luôn phải đối mặt
với những “trung tâm kháng chiến ở khắp mọi nơi, chia nhỏ ra vô cùng, hầu như có bao
nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến”. 2 Bằng hình thức đấu tranh vũ
trang, chiến đấu với tinh thần, ý chí vì độc lập dân tộc, nhân dân Miền Nam đã đoàn kết, phát
huy tinh thần yêu nước, đẩy quân Pháp vào tình thế bất lợi. Khiến cho Genouily thốt lên
“Cuộc chiến tranh ở nước này còn khó hơn cuộc chiến tranh chống vương quốc Trung
Hoa”3.Tinh thần yêu nước, ý chí vì độc lập chủ quyền đã là khởi nguồn sức mạnh làm thất
bại âm mưu của Pháp.

Khi triều đình có dấu hiệu chủ hòa, sau hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhân dân vẫn không
chịu khuất phục, phong trào vấn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Sau mỗi thắng lợi lớn, quân ta
càng phấn khởi, ý chí càng tăng cao, xông lên quét sạch quân xâm lược. Bất chấp lệnh bãi
binh nhiều phong trào nổi lên khắp nơi Trương Định ở Gò Công; Nguyễn Trung Trực ở Rạch
Giá, Hà Tiên; Thiên Hộ Dương (Vũ Duy Dương) ở Đồng Tháp Mười; Phong trào Cần Vương
do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi khởi xướng đã là nguồn cổ vũ, làm cho các phong trào
2
Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Lịch sử Việt Nam, Tập 2, Nxb KHXH, H. 1985, tr. 41.
3
Bazancuount, Les Expe’ de Chine et de Cochinchine d’apre’s le documents officiels (Cuộc hành quân Trung Quốc và
Nam Kỳ theo những tài liệu chính thức), Tập 1, Paris. 1861, tr. 352.
3
diễn ra ngày một sôi nổi, với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, như; Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh
Hóa), Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh); các cuộc đấu
tranh tự phát của nông dân phong trào khởi nghĩa của nông dân những người đứng đầu các
cuộc đấu tranh đã dựa vào dân, tin tưởng vào sức mạnh và ý chí quật cường của nhân dân.
Truyền thống yêu nước phát triển mạnh mẽ và ngày càng lan rộng.

Sau hiệp ước Hác-măng(1883) và Pa- tơ-nốt(1884), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức
hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp xâm lược. Dù vậy nhân dân, với tinh thần, ý chí kiên
cường bất khuất các phong trào vẫn tiếp tục dâng cao và phát triển sang giai đoạn mới:
Chống Pháp đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng bất chấp sức mạnh của Pháp, sự phản
kháng của triều đình Huế, phong trào của nhân dân vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ngoài sự
dẫn dắt của triều đình còn có phong trào của dưới dự lãnh đạo của nông dân, tiêu biểu có khởi
nghĩa nông dân Yên Thế. Giáng một đòn vào thực dân Pháp cùng phong kiến phản động.

Mặc dù nhân dân ta ra sức chiến đấu từ Bắc tới Nam quyết một lòng đánh Pháp, và thực dân
Pháp phải mất 4 thập kỷ (1858-1896) mới hoàn thành công cuộc bình định và đánh chiếm
nhưng nhìn chung các phong trào này diễn ra chủ yếu là tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo thống
nhất nên chưa khai thác triệt để sức mạnh toàn dân nên những cuộc kháng Pháp dưới triều
Nguyễn chỉ dấy lên rồi tắt. Nhưng có thể thấy được ý chí lớn và vai trò của nhân dân trong
công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược là rất lớn.Nhân dân như một lực lượng nòng
cốt, giặc đến là đánh.

Nhìn chung, trong công cuộc kháng chiến chống Pháp nhà Nguyễn đã không huy động được
sức mạnh toàn dân như các triều đại trước, dẫn tới mất nước. Điều này có thể dễ dàng giải
thích khi nhà Nguyễn không được lòng dân từ trước mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Sau khi Pháp
xâm lược luôn trong tình trạng hoang mang, chưa đánh đã sợ thua, nhu nhược với giặc, ác với
dân khi giúp Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân thay vì vai trò là người lãnh đạo.
Không lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, gạt bỏ những chủ trương canh tân đất
nước của các nhà yêu nước tiến bộ: Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản… điều này làm
cho đất nước thêm kiệt quệ, căm phẫn lòng người càng cao.

Từ cổ chí kim đoàn kết chính là sức mạnh, dân làm gốc, dân chính là quân đội mạnh nhất vũ
khí mạnh nhất thì triều đình Nguyễn lại không thực hiện được việc đoàn kết sức mạnh toàn
dân tộc để kháng chiến, liên tục có những chính sách, những nước đi sai lầm khiến Việt Nam
rơi vào tay thực dân Pháp. Điều đó khẳng định vai trò của nhân dân với mỗi cuộc chiến là rất
lớn.

2. VAI TRÒ “SỨC DÂN” TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1954

2.1. Chiến tranh nhân dân


4
Việt Nam vừa hoàn thành xong cách mạng tháng 8/1945, chính quyền cách mạng mới được
thành lập đứng trươc tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”, cùng lúc đối đầu với thù trong giặc
ngoài. Trong bối cảnh đó tư tưởng khởi nghĩa vũ trang đã được Hồ Chí Minh phát triển thánh
chiến tranh nhân dân với sự tham gia của toàn thể nhân dân. Theo Hồ Chí Minh lấy tư tưởng
dân làm gốc, dân là cội nguồn của sức mạnh, dân còn là nước còn. Vai trò của nhân dân vô
cùng to lớn là lực lượng nòng cốt góp sức không nhỏ trong công cuộc kháng chiến dành độc
lập dân tộc.

Chiến tranh nhân dân theo từ điển bách khoa Việt Nam:” Chiến tranh nhân dân là chiến tranh
chính nghĩa do quần chúng nhân dân tiến hành, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự
lãnh đạo của giai cấp tiến bộ, bằng mọi lực lượng, mọi hình thức đấu tranh, mọi thứ vũ khí có
trong tay, vì lợi ích của nhân dân, chống ách áp bức thống trị bên trong hoặc sự xâm lược bên
ngoài”. Quan điểm của Đảng được nêu trong đại hội II (1951): nó phải do toàn dân tiến hành,
chủ yếu là nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Việc vận dụng sức
mạnh toàn dân vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược là từ năm 1945-1954 là tư tưởng
chỉ đạo xuyên suốt của cuộc kháng chiến.

2.2. “Sức dân” trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954

Về tư tưởng: Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, chiến tranh cũng là sự nghiệp của quần chúng, bí quyết để chiến thắng lực lượng
quân đội hùng mạnh, có quân số đông là tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc,
toàn dân kháng chiến nên xuyên suốt trong tư tưởng của cách mạng là vai trò quyết định của
quần chúng nhân dân Hồ Chí Minh khẳng định “Không quân đội nào, không khí giới nào có
thể đánh ngã tinh thần hy sinh của toàn thể dân tộc”. Sự ủng hộ của nhân dân là cơ sở, điều
kiện tiên quyết để thực hiện cuộc kháng chiến.

Trong hoàn cảnh phải đối mặt với kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn hơn ta nhiều
lần, Hồ Chí Minh chủ trương “động viên toàn dân, vũ trang nhân dân”, tiến hành chiến tranh
nhân dân chống xâm lược. Người chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi
tầng lớp nhân dân trong mặt trận dân tộc dựa trên cơ sở liên minh công nông do đảng của giai
cấp vô sản lãnh đạo, để động viên sức dân vào cuộc kháng chiến.

Với quan điểm đó, Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Hễ người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để bảo vệ Tổ Quốc”. “Mỗi công dân là một chiến sĩ. Mỗi làng phỉa là một chiến
hào”. Đảng lãnh đạo, tổ chức toàn dân kháng chiến chống quân xâm lược. Suốt 9 năm kháng
chiến toàn dân tham gia đánh giặc bằng súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy….

Quan điểm về lực lượng kháng chiến của dân tộc cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể
hóa sinh động trong bài Toàn dân kháng chiến: “ Muốn kháng chiến lâu dài để dành thắng lợi
5
cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mong đi đến thắng lợi cuối cùng. Cậu
bé chăm chỉ học hành trong nhà cũng là kháng chiến. Anh dân cày cuốc ngoài ruộng, anh thợ
cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là
kháng chiến. Các công chức, nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy , cạnh tủ sách cũng là
kháng chiến. Các y sinh, khán hộ lăn lộn bên giường bệnh cũng là kháng chiến. Các nhà giàu
có đem hết tài lực mở mang xây dựng xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến.
Đó là toàn quốc kháng chiến”.

Theo tinh thần dó, các bài viết của củ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1954 đều thể
hiện nhất quán quan điểm về lực lượng kháng chiến là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân
tộc, không phân biệt nòi giống, giai cấp, tôn giáo.. trong đó công nhân, nông dân, trí thức là
nền tàng và giai cấp công nhân là lực lực lượng lãnh đạo.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh những chính sách đó không chỉ đáp ứng yêu cầu xây dựng
lực lượng kháng chiến mà còn phát huy được sức mạnh của toàn dân, cả dân tộc tham gia
chiến đấu, điều mà chính người mong muốn không bỏ sót người yêu nước nào. Điều đó cho
thấy quan điểm nhân dân, toàn dân là quan điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng
định rõ vai trò to lớn của nhân dân, sức mạnh toàn dân góp sức mạnh to lớn vào công cuộc
đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Thực tiến Đầu tiên phải nói đến thực tiễn cuộc chiến tranh Việt Nam được tiến hành là cuộc
chiến tranh yêu nước, chính nghĩa. Nước Cộng hòa ra đời vào 2/9/1945 thì ngày 23/9 1845
Pháp đã nổ súng đánh chiếm Nam bộ và đến ngày 19/12/1946. Cuộc chiến tranh xâm lược
của Pháp được mở rộng trên phạm vi cả nước. Hành dộng hiếu chiến, chiến tranh xâm lược
của Pháp đe dọa nghiêm trọng nền độc lập chủ quyền của nước ta, đe dọa sự sống của dân tộc
ta. Xét về mặt bản chất, cuộc chiến tranh xâm lược mà thực dân Pháp gây ra chống lại nhà
nước VIệt Nam có dộc lập chủ quyền là hành động phi nghĩa, chà đạp lên các công ước công
lý quốc tế. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến đấu vì chính nghĩa, cao cả
và vô cùng thiêng liêng.

Về mặt thực tiễn, trong giai đoạn 1945-1946, nhân dân đã đóng góp sức người, sức của để
giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính thông qua các chính sách như “tuần lẽ vàng”, “Hũ
gạo cữu đói”… Chi viện cho chiến trường Miền Nam đánh Pháp và đẩy lùi mọi âm mưu lật
đổ, phá hoại của quân Tưởng và tay sai của chúng; chiến đấu ngăn chặn quân Pháp mở rộng
chiếm đóng của quân dân miền Nam trong buổi đầu kháng chiến. Tại Hà Nội, nhân dân đã
kết hợp cùng bộ đôi đã dùng các vật dụng như giường tư, bàn ghế, ngăn chặn bước tiến của
quân Pháp bảo vệ lực lượng cách mạng, tất cả vì quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Trong
những năm tiếp theo của cuộc kháng chiến dưới ngọn cờ lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng
đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng chiến tranh nhân dân đã đoàn kết toàn dân lại, tích cực
6
vai trò của nhân dân càng to lớn thể hiện rõ nét. Sức mạnh toàn dân trong công cuộc mở
dường, dân vận, đóng góp cho các chiến trường lớn “ Chiến dịch Việt Bắc 1947”, “ Chiến
dịch Biên Giới 1950”, đặc biệt là chiến dịch “ Điện Biên Phủ 1954” hàng ngàn đoàn dân công
ngày đêm vận chuyển hàng hóa ra tiền tuyến. Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì thắng lợi cuôi
cùng. Nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang với 3 chỉnh thể: Bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương, dân quân du kích. Phối hợp chặt chẽ với nhau, phá vỡ thế chiếm đóng của
địch từ chiến trường chính diện đến chiến trường vùng sau lưng địch: kết A-lan-rút-xi-o nhận
xét “Trong cuộc chiến tranh này, không có tiền tuyến vì chiến tuyến ở khắp mọi nơi, chiến
tuyến đi qua hàng boong ke, đi qua những quán cà phê châu Âu, nơi bỗng nhiên tung ra quả
lựu đạn. Chiến tuyến ở thành phố cũng như nông thôn, ở đồng bằng cũng như vùng núi.
Chiến tuyến vào trong lòng nhân dân, nơi mảnh đất quê hương mình, nhân dân đấu tranh cho
nền độc lập cho dân tộc mình”. Sức dân còn thể hiện ở mặt hậu phương khi luôn là chỗ dựa
vững chắc, tích cực tăng gia sản xuất và cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến, để cuộc
kháng chiến dành đến thắng lợi cuối.

Từ tiền đề tư tưởng cho đến thực tiễn đã chỉ ra chiến tranh phải xây dựng được thế trận lòng
dân, nhân dân đoàn kết, lòng dân vững chắc tin tưởng vào chỉ thị lãnh đạo của Đảng thì
không một kẻ thù nào có thể đánh bại

3. KINH NGHIỆM “KHOAN THƯ SỨC DÂN” TRONG LỊCH SỬ

3.1. Khoan thư sức dân.

Khoan thư sức dân là khái niệm nổi tiếng về quốc sách trị nước của Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn.

“Khoan thư sức dân” hay nói ngắn gọn “khoan sức dân” được hiểu là nới lỏng sức dân. Đó là
từ dùng để chỉ các chính sách để hỗ trợ người dân giảm các gánh nặng, qua đó tạo điều kiện
vượt khó, vươn lên, phát triển”4.

Trong lịch sử Việt Nam, “khoan thư sức dân” được nhắc đến nhiều lần như một chính sách
đặc biệt để chăm lo đời sống và nuôi dưỡng nguồn lực trong nhân dân. Khoan thư sức dân
trong thời bình nghĩa là giảm bớt sự đóng góp, huy động nhân lực, vật lực, sức người sức của
so với thời chiến làm cho dân giàu lên tích lũy được nhiều của cải, cuộc sống của người dân
an nhàn hơn, tinh thần thoải mái. Khi có chiến tranh có thể hay thâm hụt ngân sách có thể dễ
dàng dùng những khoản tích lũy bù đắp lại, an lòng dân dễ dàng đoàn kết. Chính sách này
tiêu biểu được dùng rất nhiều trong lịch sử qua các thời đại Từ Lý- Trần cho tới ngày nay.

3.2. Kinh nghiệm “Khoan thư sức dân” trong lịch sử

4
https://hoatieu.vn/tai-lieu/khoan-thu-suc-dan-nghia-la-gi-203218#mcetoc_1eg5d7n5v0
7
Theo sử cũ và truyền thuyết, vua tổ Hùng Vương thứ nhất dựng nước và các vua Hùng nối
đời kế nghiệp đã sớm biết chăm dân, dưỡng dân, dạy dân, kéo dài sự hưng thịnh của triều đại
mình. Vua Hùng chia nước ra làm các bộ để chăm lo đời sống của dân. Chính vì biết lưu tâm
dưỡng sức dân, nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương là một nhà nước sớm có các thiết
chế, tổ chức xã hội khá hoàn thiện, đất nước có quy củ, người dân yên hưởng thái bình. giặc
phương Bắc không thể tấn công xâm lược trong một khoảng thời gian dài. Việc chăm dân,
giữ dân để dân hết lòng tín phục là một trong những thành công đặc biệt của thời đại Hùng
Vương. Không phải ngẫu nhiên mà 18 đời vua Hùng được truyền nối. Trong nhiều lý do,
chắc chắn có một lý do là lòng dân đã tạo thế vững chắc cho thời đại các vua Hùng.

Thời Thục An Dương Vương mà tiêu biểu là Thục Phán lập nước Âu Lạc đã mạnh dạn dời
kinh đô về đồng bằng, chọn đất Kẻ Chủ thuộc bộ Vũ Ninh để định đô (nay thuộc Cổ Loa -
Đông Anh - Hà Nội) đây cũng là kinh đô đầu tiên của người Việt tại đồng bằng, kề sát trung
tâm Hà Nội ngày nay. Chọn Cổ Loa làm kinh đô là theo tâm nguyên, ý nguyện của nhân dân.
Vì biết chăm lo cho đời sống của nhân dân, dưỡng sức dân nên việc đóng đô ở vùng đồng
bằng rộng lớn cũng là biểu hiện cho sức lực, tài trí của nhân dân. Thành Cổ Loa vẫn còn tồn
tại đến ngày nay thuộc Đông Anh-Hà Nội

Thời Khúc, Dương tự chủ (905-937). Nguyên nhân để giành được nền tự chủ cũng chính là
lòng dân đã quật khởi vùng lên đánh đổ giặc đô hộ phương Bắc. Ngay khi cùng với nhân dân
giành quyền tự chủ, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng vùng Hồng Châu (nay thuộc Hải Dương)
vốn được nhân dân tin yêu mến phục đã sớm tổ chức bộ máy chính quyền trên tinh thần tôn
trọng và phát huy sức dân, giảm nhiều sưu thuế cho dân chúng. Chính vì được lòng dân, nhà
Đường đã phải xuống chiếu công nhận Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ, thừa nhận người Việt
làm chủ đất Việt.

Thời Lý có thể được coi là một thời đại cực thịnh của Đại Việt, thời kỳ tam giáo đồng
nguyên, Phật giáo là Quốc giáo. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã hạ chiếu giảm sưu
thuế trong nhiều năm. Trong gần 18 năm cầm quyền đã 3 lần tha, giảm sưu thuế cho nhân
dân. Đây có lẽ là một trong những vị vua hiền sáng nhất dân tộc Việt. Ông cũng là người
quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. 

Chính vì luôn chăm lo đến  đời sống của nhân dân nên Quốc gia Đại Việt thời Lý luôn có
biên cương vững chắc, quốc thổ thống nhất, đạt được nhiều thành tựu phát triển rực rỡ. Lý
Công Uẩn vừa khai sinh triều Lý, vừa đưa thế nước vươn cao khiến các nước lân bang, đặc
biệt là giặc phương Bắc phải nể trọng, hãi sợ.

Bước sang vương triều Trần, một vương triều có chiến công hiển hách của dân tộc Việt,
Chiến thắng Mông Nguyên 3 lần. Để có được những võ công ấy thì việc dưỡng sức dân, đồng
cam cộng khổ với nhân dân luôn là kế sách hàng đầu. Nhà Trần thực hiện các chính sách liên
8
quan tới nông lâm nghiệp, chú trọng đê điều lo liệu cho nhân dân an cư lạc nghiệp. “lệnh các
lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn đến bờ biển, để ngăn nước lũ tràn
ngập”5, tiến hành đền bù, cứu nạn. Nhà trần còn đề cao vai trò của nhân dân khi tổ chức- Hội
nghị Diên Hồng, để hỏi ý kiến nhân dân về vấn đề chính trị có tính chất sống còn đối với vận
mệnh quốc gia.

Người đứng đầu cho tư tưởng này chính là Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Chính ông có
câu nói nổi tiếng cũng là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời ông, triều đại nhà Trần mà các triều
đại ở những giai đoạn tiến bộ sau đó đều tiếp thu trong công cuộc dựng nước và giữ nước.:
“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ vận dụng kinh nghiệm của lịch sử,, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã có những biện pháp đúng đắn khi thực hiện kế sách“Khoan thư sức dân” : Giảm
tô thuế, thực hiện cải cách ruộng đất, chăm lo đời sống nhân dân, phát triển công thương
nghiệp,… Chú trọng đê điều phát triển nông nghiệp. Nâng cao học thức, bài trừ mê tín dị
đoan. Những việc làm này càng củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào Đảng, biến miền
Bắc thành hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam. Dân được hưởng các chính sách xã
hội, góp phần đưa thắng lợi đi đến cuối cùng.

“Khoan thư sức dân” là một bài học kinh nghiệm sáng giá trong lịch sử, giúp ổn định xã hội,
củng cố niềm tin của nhân dân với giai cấp cầm quyền. Với tư tưởng dân là “gốc” dân còn là
nước còn, dân là sức mạnh của quốc gia, “khó đến đâu có dân là được”.. Ngày nay chính sách
vẫn được Đảng và nhà nước áp dụng trong việc giảm thuế với các doanh nghiệp, chăm lo đời
sống, phát triển nông thôn mới… cho thấy sự đúng đắn của chính sách này. Nhân dân là cốt
lõi sức mạnh của đất nước, việc chăm lo đời sống nhân dân chính là một kế sách mà cho dù
mãi về sau nó luôn thể hiện được tính đúng đắn, không thể mai một dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào.

III. Kết luận

Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, yếu tố sức dân là một yếu tố hết sức quan
trọng. Có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các cuộc kháng chiến dành được thắng lợi đều có
công rất lớn của nhân dân. Có thể kể đến như là Kháng chiến chống Nguyên- Mông, Kháng
chiến Chống Pháp, Mỹ. Dân không ủng hộ, không huy động được sức mạnh nhân dân sẽ
chuốc lấy sự thất bại- Kháng chiến chống Minh nhà Hồ; Kháng chiến chống Pháp nhà

5
Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Đại Việtsửký toàn thư, quyển V, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr27
9
Nguyễn. Việc được lòng nhân dân, huy động được sự đoàn kết trong nhân dân chính là cội
nguồn sức mạnh to lớn, sẵn sàng đánh bay bất cứ kẻ thù nào có ý định xâm lược. Việc coi
dân làm gốc rễ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hóa trong tư tưởng của mình. Cùng với
việc dân giúp sức cho nhà nước, nhà nước cũng góp phần chăm lo, cải thiện đời sống của
nhân dân “Khoan thư sức dân” thời bình. Dân có ấm no, hạnh phúc, đất nước mới phát triển
vững mạnh, chống lại mọi ý định của kẻ thù xâm lược.

Tư tưởng lấy dân làm gốc ngày nay vẫn được Đảng và Chính phủ coi trọng, thực hiện nhiều
biện pháp chăm lo làm cho dân giàu nước mạnh. Đây được xem như là nhiệm vụ hàng đầu
trong công cuộc phát triển đất nước. Dân và nhà nước luôn gắn liền với nhau, là một chỉnh
thể không thể tách rời. Chính quyền có mạnh hay suy yếu đều do yếu tố nhân dân nên mọi
việc phải do dân và vì dân. Ngược lại nhân dân cũng có nghĩa vụ dốc sức mình phát triển đất
nước, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993

2. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2009.

10
3. Nguyễn Văn Đăng (2016), VÀI NÉT VỀ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU THỜI CHÚA
NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN CỦA GIỚI SỬ HỌC Ở HUẾ, Tạp chí khoa học và công
nghệ, số 2. tr.44-54.

4. Nguyễn Trọng Minh (2014), Vua Gia Long với vấn đề thu phục nhân tâm, Tạp chí phát
triển KH&CN, số 4, tr.25-31

5 Lê Thanh Bài (2018). Sức mạnh toàn dân tộc - nhìn từ cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
của nhân dân ta nửa cuối Thế kỷ XIX, trên trang http://m.tapchiqptd.vn/vi/tim-hieu-truyen-
thong-quan-su/suc-manh-toan-dan-toc-nhin-tu-cuoc-dau-tranh-chong-thuc-dan-phap-cua-
nhan-dan-ta-nua-cuoi-the-ky-xix-12216.html (Truy cập ngày10/8/2022)

6. Nguyễn Trọng Nghĩa (2018) Cuộc kháng Pháp xâm lược nửa cuối thế kỷ 19 - bài học khơi
dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, trên trang https://www.qdnd.vn/chinh-
tri/cac-van-de/cuoc-khang-phap-xam-luoc-nua-cuoi-the-ky-19-bai-hoc-khoi-day-va-phat-
huy-truyen-thong-yeu-nuoc-cua-dan-toc-548294 (Truy cập ngày 10/8/2022).

7. Phùng Văn Khai (2017), Khoan thư sức dân, quốc sách dựng nước và giữ nước, trên trang
http://daidoanket.vn/khoan-thu-suc-dan-quoc-sach-dung-nuoc-va-giu-nuoc-375533.html
(Truy cập ngày 10/8/2022).

11

You might also like