Chua Bai Tap Chuong 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHỮA BÀI TẬP CHƯƠNG 7: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1.Nếu tỷ giá thực giữa Mỹ và Việt Nam (nếu tỷ giá thực giữa USD và VND) là....nhỏ
hơn 1..., thì hàng hóa ở Mỹ sẽ rẻ hơn so với Việt Nam ( không có nhắc đến đồng
tiền)
Nhắc lại: Tỷ giá thực của đồng tiền A/đồng tiền B = Giá cả hàng hóa của quốc gia
A/Giá cả hàng hóa của quốc gia B
Theo đầu bài:

- Quốc gia A: là Mỹ, đồng tiền A là USD


- Quốc gia B: là Việt Nam, đồng tiền B là VND
- Tỷ giá thực giữa Mỹ và Việt Nam = Tỷ giá thực USD/VND = Giá cả hàng hóa ở
Mỹ/Giá cả hàng hóa ở Việt Nam < 1
 Về giá cả: Giá cả hàng hóa ở Mỹ rẻ hơn (nhỏ hơn) giá cả hàng hóa ở Việt Nam
 Về giá trị đồng tiền: Giá trị của đồng USD nhỏ hơn giá trị của VND
Chú ý: câu hỏi có thể mở rộng ra => theo thuyết ngang giá sức mua PPP (tỷ giá thực =1)
thì giá cả hàng hóa ở Mỹ và Việt Nam hoặc giá trị của USD và VND sẽ thay đổi như thế
nào

2. Việc giảm thuế quan nhập khẩu đồng thời giảm hạn ngạch nhập khẩu sẽ tác động như thế
nào đến đồng tiền của quốc gia đó và tác động này là dài hạn hay ngắn hạn, trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi?
- Nhắc lại: các yếu tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn: mức giá chung nội địa, rào cản thương
mại, cầu nhập khẩu, cầu xuất khẩu, năng suất lao động.
+ Khi nhắc đến thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu => chính là liên quan đến rào cản thương
mại => tác động dài hạn
+ Tăng rào cản thương mại: quốc gia đó muốn ngăn cản hay muốn giảm lượng hàng nhập khẩu
=> tăng thuế nhập khẩu, giảm hạn ngạch (quota) nhập khẩu => đồng tiền của quốc gia đó sẽ
có xu hướng tăng giá/mạnh lên trong dài hạn.
+ Giảm rào cản thương mại => giảm thuế nhập khẩu, tăng hạn ngạch nhập khẩu =>
đồng tiền của quốc gia đó sẽ mất giá
Như vậy theo đầu bài ra thì quốc gia này vừa tăng rào cản thương mại và giảm rào cản thương mại
nhưng thiếu thông tin để có thể xác định được mục tiêu của quốc gia này là tăng hay giảm nhiều
hơn => không xác định được sự biến động của đồng tiền quốc gia đó
-
3. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, nếu ở Việt Nam, khi lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi
suất đồng nội tệ trong ngắn hạn thì ngoại tệ....tăng giá....., nội tệ.....giảm giá....dẫn đến
tỷ giá sẽ...tăng....trong ngắn hạn. => lãi suất là yếu tố tác động đến tỷ giá trong ngắn
hạn

Theo đầu bài: lãi suất ngoại tệ sẽ cao hơn lãi suất đồng nội tệ
 Điều này sẽ dẫn đến xu hướng bán nội tệ để mua ngoại tệ để được hưởng lãi
suất cao hơn khi đi đầu tư
 Bán nội tệ tăng => cung nội tệ tăng => giá trị đồng nội tệ giảm
 Mua ngoại tệ => cầu ngoại tệ tăng => giá trị đồng ngoại tệ tăng
 Khi tỷ giá không nhắc đến so sanh giữa đồng tiền nào với đồng tiền nào thì
phải tự xác định đó là tỷ giá ngoại tệ/ nội tệ
 Tỷ giá ngoại tệ/nội tệ sẽ tăng
4. Khi nội tệ bị định giá quá..cao...Ngân hàng trung ương phải...mua.....nội tệ để duy trì
tỷ giá cố định hoặc thực hiện giảm giá nội tệ.

=> Trong thực tế luôn tồn tại một tỷ giá thị trường (tỷ giá cân bằng – tỷ giá hình thành
theo quy luật cung cầu). Nhưng do sự tác động của một vài yếu tố khiến cho tỷ giá biến
động

+ Tỷ giá cao hơn tỷ giá cân bằng => đồng tiền bị định giá quá cao

+ Tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng => đồng tiền bị định giá quá thấp

Chú ý:

+ Tỷ giá ngoại tệ/nội tệ cao hơn tỷ giá cân bằng => đồng ngoại tệ bị định giá quá cao

+ Tỷ giá nội tệ/ngoại tệ cao hơn tỷ giá cân bằng => đồng nội tệ bị định giá quá cao

Để duy trì tỷ giá cố định hay nói cách khác là điều chỉnh tỷ giá thị trường sao cho về
trạng thái cân bằng mới (tăng hoặc giảm tùy theo trạng thái tỷ giá mới đang cao hơn
hay thấp hơn tỷ giá thị trường)=> NHTW sẽ can thiệp bằng cách mua /bán đồng nội tệ.

Theo đầu bài

+ Khi nội tệ bị định giá quá cao => tỷ giá nội tệ/ngoại tệ cao hơn tỷ giá cân bằng =>
NHTW sẽ tác động để làm tăng tỷ giá thị trường để duy trì tỷ giá cố định (ở trạng thái
cân bằng mới) => NHTW phải tăng giá trị đồng nội tệ và giảm giá trị đồng ngoại tệ =>
NHTW sẽ mua nội tệ vào và bán ngoại tệ ra

NHTW mua nội tệ => cầu nội tệ tăng => giá trị đồng nội tệ tăng => tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăng =>
tỷ giá sẽ đạt trạng thái cân bằng mới (duy trì cố định)

Chú ý: phân tích các trường hợp còn lại => xác định NHTW sẽ mua/bán nội tệ

+ Đồng tiền nội tệ bị định giá quá thấp

+ Đồng tiền ngoại tệ bị định giá quá cao

+ Đồng tiền ngoại tệ bị định giá quá thấp

5.Theo quy luật 1 giá, nếu 1kg cà phê ở Mỹ là 15 USD và 1kg cà phê ở Việt Nam là 349
050 VND thì tỷ giá giữa hai đồng tiền này (có nghĩa là tỷ giá có thể xác định là USD/VND
hoặc VND/USD hoặc cả hai) là 

Quy luật 1 giá: giá cả hàng hóa ở hai quốc gia phải bằng nhau (xem lại khái niệm đầy
đủ)
Đổi USD sang VND=> 1 USD = ? VND để 1 kg cà phê giá 15 USD = 1 kg cà phê giá 349 050 VND

1 USD = 349 050 /15 = 23 270 VND => USD/VND = 23 270 => 1USD = 23 270 VND thì 15 USD =
15* 23 270 = 349 050 VND (theo quy luật 1 giá)

Ta cũng có thể suy ra 1 VND = (1/23 270 ) USD = 0.00004297 USD


6.Trong dài hạn, năng suất lao động của một quốc gia giảm xuống so với các quốc gia
khác, đồng tiền của quốc gia đó ….giảm ...giá do giá cả hàng hóa trong nước..cao
hơn...so với giá cả hàng hóa nước ngoài.

Năng suất lao động của quốc gia đó giảm => giá cả hàng hóa nội địa của quốc gia đó tăng =>
người dân quốc gia đó sẽ có xu hướng giảm nhu cầu mua hàng nội địa => nhu cầu sử dụng đồng
nội tệ giảm => đồng nội tệ ( đồng tiền của quốc gia đó) giảm giá

7. Nếu Mỹ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa của Nhật do những cáo buộc về
kinh doanh thiếu lành mạnh, đồng thời cầu nhập khẩu hàng hóa Mỹ ở thị trường Nhật
tăng lên thì trong dài hạn, ......, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

Theo đầu bài ra : đồng tiền của Mỹ là USD, đồng tiền của NHật là JPY

- Mỹ đang ngăn cản hàng hóa nhập khẩu từ Nhật => Mỹ tăng rào cản thương mại đối với
Nhật =>đồng tiền USD Mỹ tăng giá so với JPY của Nhật ( liên quan đến rào cản thương mại)
- Cầu nhập khẩu hàng hóa Mỹ ở Nhật tăng lên => Mỹ tăng xuất khẩu hàng hóa sang Nhật
(liên quan đến yếu tố cầu xuất khẩu của Mỹ)=> Mỹ sẽ thu về nhiều ngoại tệ (JPY) => Mỹ
sẽ bán JPY và mua USD
- Bán JPY => Cung JPY tăng => giá trị đồng JPY giảm giá
- Mua USD => Cầu USD tăng => giá trị đồng USD tăng giá

8. Mỹ có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng lên. Điều này sẽ tác động đến
VND như thế nào

- Mỹ tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam =>cầu nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa
cỉa Việt Nam tăng => Mỹ sẽ cần nhiều VND => MỸ sẽ bán USD để mua VND => cầu VND tăng
=> giá trị VND sẽ tăng => VND sẽ tăng giá

- Mỹ tăng nhập khẩu hàng của Việt nam => Việt Nam tăng xuất khẩu sang Mỹ => Cầu xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng => Việt Nam sẽ thu được nhiều USD => Việt Nam sẽ bán
USD mua VND => cầu VND tăng =>Giá trị VND tăng =>VND tăng giá

9.Mức giá chung của hàng hóa Mỹ tăng lên so với các quốc gia khác ( giả định giá hàng
hóa của các quốc gia khác không đổi) thì:

Mức giá chung nội địa tăng => tỷ giá nội tệ/ngoại tệ giảm (theo lý thuyết đã học)

Mức giá chung của Mỹ tăng => đồng USD giảm giá => tỷ giá USD /đồng tiền khác (ngoại tệ) giảm

10.Nếu tỷ giá thực giữa Mỹ và Việt Nam nhỏ hơn 1 thì ( xem lại công thức tỷ giá thực để
suy ra) => xem lại câu 1

=> Giá cả hàng hóa của Mỹ rẻ hơn giá cả hàng hóa ở Việt Nam

=> Giá trị của đồng USD thấp hơn giá trị của VND
11.Một giỏ hàng ở New York  có giá 12 USD. Cùng giỏ hàng đó ở Việt Nam có giá 230 500 VND. Tỷ
giá danh nghĩa USD/ VND  = 23 200. Hỏi tỷ giá thực bằng bao nhiêu (có thể được thay bằng câu
hỏi là theo PPP thì USD và VND sẽ biến động như thế nào hoặc giá cả hàng hóa ở Mỹ và VN sẽ thay
đổi như thế nào)

Tỷ giá danh nghĩa USD/VND => tỷ giá thực USD/VND = giá cả hàng hóa ở Mỹ /giá cả hàng hóa ở
Việt Nam

Theo đầu bài ra ta có tỷ giá danh nghĩa 1USD = 23 200 VND => giỏ hàng hóa ở Mỹ có giá 12 USD
= 12* 23 200 (VND) => giá của giỏ hàng hóa ở Mỹ khi quy đổi ra VND

 Tỷ giá thực USD/VND =Giá của giỏ hàng hóa ở Mỹ (tính theo VND)/giỏ hàng hóa ở Việt
Nam = (12* 23 200)/ 230 500 =……
 Nếu kết quả ra < 1 => giá trị của đồng USD< giá trị của VND => theo PPP (tỷ giá thực
=1) thì USD tăng giá, VND sẽ giảm giá
 Tương tự suy ra nếu kết quả >1 => suy ngược lại

12.Theo lý thuyết cân bằng sức mua-PPP, tỷ giá thực...=1

13.Theo quy luật một giá, giá hàng hóa của hai quốc gia sẽ như nhau nếu:

Quy luật 1 giá: Nếu hai quốc gia sản xuất hàng hóa giống hệt nhau, bỏ qua chi phí vận
chuyển và rào cản thương mai (rất thấp) thì giá cả hàng hóa ở hai quốc gia này là như nhau
(bằng nhau)

14.Iphone ở Mỹ có giá 1000 USD. Tỷ giá 1 EUR = 1.42 USD. Tỷ giá thay đổi: 1 EUR =
1.18 USD. Vậy sau khi tỷ giá thay đổi, giá bán iphone  ở châu âu sẽ

Theo đầu bài, sau khi tỷ giá thay đổi thì EUR giảm giá so với USD => USD tăng giá so với EUR =>
Mỹ sẽ xuất khẩu với giá cao và nhập khẩu với giá rẻ.

Giá iphone ở Châu Âu => khi Mỹ bán Iphone sang Châu Âu => đang hỏi giá xuất khẩu => sẽ cao
hơn (đắt đỏ hơn)

15.Nếu đồng tiền của một quốc gia tăng giá/ mạnh lên thì hàng hóa xuất khẩu của quốc
gia này sẽ.. bán với giá cao và hàng nhập khẩu sẽ mua với giá thấp.

16.Với tỷ giá giữa USD so với VND, đồng tiền VND tăng giá khi tỷ giá này..giảm... và
giảm giá khi tỷ giá này..tăng... (nếu câu hỏi này hỏi về USD thì kết quả sẽ ngược lại)

Tỷ giá đang xét là USD/VND

USD/VND tăng => USD tăng giá và VND giảm giá

USD/VND giảm => USD giảm giá và VND tăng giá

17.Tại thời điểm t, tỷ giá USD/ VND = 22 200 VND.Đến thời điểm (t+1), tỷ giá USD/VND
= 23 230. Điều này có nghĩa là

(t) USD/VND = 22 200 => 1 USD = 22 200 VND

(t+1) USD/VND = 23 230 => 1 USD = 23 230 VND

=> USD tăng giá so với VND ( tỷ lệ % tăng giá của USD = (23 230 – 22 200)/ 22 200 *100 % =….)
=> VND giảm giá so với USD (tính tỷ lệ giảm giá của VND so với USD)

18.Tại thời điểm t, 1 USD = a VND. Đến thời điểm (t+1), 1 USD = b VND. Nếu b <a thì:
(ngược với câu số 17)

=> USD giảm giá so với VND

=> VND tăng giá so với USD

19.Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho....giao dịch kỳ hạn...,hai bên cam kết mua bán với
nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá xác định vào ngày giao dịch, theo phương
thức....thỏa thuận.... và việc thanh toán được thực hiện vào thời điểm..nhất định( cụ thể)
trong tương lai.....

20.Tỷ giá giao ngay là tỷ giá áp dụng cho giao dịch hai bên thực hiện mua bán một lượng
ngoại tệ theo tỷ giá xác định tại...thời điểm giao dich/thời điểm ký kết hợp đồng.....và
kết thúc thanh toán trong vòng..2 ngày...làm việc tiếp theo.

21.Thị trường ngoại hối ( hối đoái ) là: là nơi xác định tỷ giá/hình thành tỷ giá/ nơi diễn ra giao
dịch mua bán ngoại tệ - hình thành nên tỷ giá thông qua cung – cầu ngoại tệ

22.Tỷ giá là giá trị của đồng tiền này so với đồng tiền khác/ tỷ lệ tương quan giữa hai đồng tiền/ tỷ
lệ để quy đổi đồng tiền này sang đồng tiền khác.

You might also like