Cot Ap Bom - Compress

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

Chương 6

THIẾT KẾ VÀ TÍNH TRỞ LỰC ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC



6.1. Hệ thống đường ống nước lạnh
6.1.1. Phương pháp thiết kế
Việc tính toán đường ống nước về cơ bản rất giống với đường ống dẫn không khí,
nghĩa là cần biết:
 Lưu lượng nước trong mỗi nhánh và trong các ống chính.
 Độ dài của từng đoạn ống (phụ thuộc vào sơ đồ cung cấp nước đã chọn và phụ
thuộc điều kiện cụ thể của công trình).
Tính toán thiết kế đường ống nước nhằm xác định kích thước đường kính ống trên
từng đoạn ống và xác định trở kháng thuỷ lực của toàn tuyến ống (là tuyến có trở lực lớn
nhất, lấy đó làm cơ sở để chọn bơm nước).
Có thể dùng phương pháp giảm dần tốc độ hoặc dùng phương pháp ma sát đồng đều
giống như khi thiết kế đường ống dẫn không khí.
Tuy nhiên, khi dùng phương pháp nào để tính toán thì tốc độ nước trong ống cũng
không được chọn quá lớn để tránh tăng tiêu hao điện năng chạy bơm và tránh hiện tượng
mài mòn ống. Tốc độ nước trên các ống chính không nên quá 4 m/s và trên ống nhánh
không nên quá 2 m/s. Chọn tốc độ nước quá bé (hoặc chọn trở lực trên mỗi mét ống quá
bé) sẽ làm tăng chi phí đầu tư cho đường ống và chi phí cách nhiệt đường ống.
6.1.2. Lựa chọn hệ thống đường ống
Trong hệ thống điều hòa trung tâm nước có hệ thống đường nước lạnh (đường cấp và
đường hồi) bao gồm: hệ thống tê cút và các phụ kiện khác. Hệ thống này có nhiệm vụ tải
nước lạnh từ bình bay hơi đến các bộ trao đổi nhiệt ở các phòng. Tại đây diễn ra quá trình
trao đổi nhiệt giữa không khí trong phòng và nước lạnh để đạt nhiệt độ yêu cầu thiết kế.

Hiện nay có rất nhiều cách bố trí hệ thống đường ống nước như hệ 2 đường ống, 3
đường ống, 4 đường ống, hệ hồi ngược…Mỗi một cách bố trí đều có những ưu nhược
điểm riêng. Hệ 3 đường ống, hệ 4 đường ống nhằm mục đích sử dụng lạnh và sưởi đồng
thời ở các mùa giao thời cho các công trình quan trọng trong cùng một thời gian phòng
này cần làm lạnh nhưng phòng khác lại cần để sưởi ấm. Vì vậy với đặc điểm của công
trình ta thấy hệ thống 2 đường ống và hệ hồi ngược là có khả năng ưu việt và tiện dụng
nhất.
Hệ hai ống: là hệ thống đơn giản nhất, gồm hai ống mắc song song còn thiết bị trao
đổi nhiệt mắc nối tiếp giữa hai ống. Hệ thống chỉ thích hợp cho công trình vừa và nhỏ và
yêu cầu chỉ làm lạnh mà không sưởi ấm. Hệ thống này có ưu điểm là đơn giản, chi phí
vật liệu nhỏ, nhưng có nhược điểm lớn là khó cân bằng áp suất bơm giữa các dàn vì nước
có xu hướng chỉ đi tắt qua các dàn đặt gần. Do đó, cần đặt van điều chỉnh để cân bằng áp
suất, chia đều nước cho các dàn.
Hệ hồi ngược: giống hệ thống hai đường ống nhưng được bố trí thêm một ống hồi
ngược nên bảo đảm cân bằng áp suất tự nhiên trong toàn bộ các dàn do chiều dài đường
ống qua các dàn lạnh bằng nhau. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống này là tốn thêm
một đường nước nên giá thành cao và thiếu khả năng lựa chọn giữa làm lạnh và sửa ấm
Với các phân tích trên, trong đồ án này ta chọn hệ thống 2 đường ống để thiết kế.
6.1.3. Vật liệu đường ống
Ta chọn vật liệu dẫn nước lạnh là ống thép đen loại 40ST ( 40 schedule tiêu chuẩn)
Bảng 6-1. Vật liệu ống dẫn nước
Chức năng Vật liệu
Ống nước lạnh chiller Ống thép đen
Ống nước giải nhiệt và ống nước cấp Ống thép tráng kẽm
Ống nước ngưng hoặc xã cặn Ống thép tráng kẽm
Các lọai ống thép đen có nhiều loại với độ dày mỏng khác nhau. Theo mức độ dày
người ta chia ra làm nhiều mức khác nhau từ Schedul 10 đến Schedule 160, được phân
thành hai loại: ST là ống có độ dày tiêu chuẩn, XS là ống có chiều dày rất lớn.
6.1.4. Thiết kế đường ống
Sử dụng phương pháp ma sát đồng đều để tính toán đường kính ống nước. Ta chọn
vật liệu dẫn nước lạnh là ống thép đen loại 40ST ( 40 schedule tiêu chuẩn). Tổn thất áp
suất trên 1m ống thép đen biểu số 40 tiêu chuẩn là ∆P1 ≤ 1000 Pa/m. Đầu tiên ta chọn vận
tốc ban đầu để tính ( tốc độ nước chảy trong ống không vượt quá 4,5 m/s để tránh gây ồn
và tổn thất áp suất lớn. Sau đó với lưu lượng thể tích đã biết và vận tốc ban đầu đã chọn
ta sẽ xác định được đường kính ống sơ bộ. Từ đường kính sơ bộ vừa tính được ta chọn
đường kính ống nước tiêu chuẩn đang có trên thị trường. Sơ đồ bố trí đường ống nước
được trình bày trong bản vẽ mặt bằng thông gió các tầng.
6.1.4.1. Thiết kế đường ống trục
Quãng đường đi của nước cấp được chia làm 2 nhánh cấp từ tầng 1 đến tầng 5. Hai
đường nước cấp có cùng đường kính, cung cấp nước lạnh cho các FCU và được chia đều
cho các khu vực của mỗi tầng. Đường nước cấp chính ( đường ống trục) đi lên các tầng kí
ký hiệu là A-B-C-D-E-F-G, sau đó qua ống hồi trở về bơm. Các rẽ nhánh từ C, D, E, F, G
đi vào các tầng tương ướng lần lượt là tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4, tầng 5.
Xác định lưu lượng qua các đoạn ống
 Lưu lượng nước qua các tầng
Ta chọn sự giảm nhiệt độ nước trung bình bốc hơi (cũng như trong các FCU )
 t  50 C . Do đó lưu lượng nước qua các đoạn ống được xác định theo công thức:
Q
G (6.1)
C p . t

Trong đó:
 G: lưu lượng nước, kg/s
 Q : công suất lạnh, kW
 Cp = 4,18 kJ/kg.K: nhiệt dung riêng của nước
  t  50 C : độ chênh nhiệt độ nước vào ra
Tổng lưu lượng nước qua máy lạnh G0 với tổng công suất lạnh tính toán Q0 = 1139,95
kW .
Q0 1139,95
G0    54, 46 (kg / s )  54, 46 (l / s)
C p . t 4,186.5

Bảng 6-2. Lưu lượng nước của các tầng


Tầng Qo, kW Gi, l/s
Hầm 1139.95 54.46
1 220.67 10.54
2 266.10 12.71
3 216.97 10.37
4 216.71 10.35
5 219.50 10.49
 Lưu lượng nước trên đường ống chính:
 Đoạn ABC: GABC = G0
 Đoạn CD: GCD = GABC – G1
 Đoạn DE : GDE = GCD – G2
 Đoạn EF: GEF = GDE – G3
 Đoạn FG: G= = GEF – G4
 Đoạn GH: GGH = GFG
Bảng 6-3. Lưu lượng nước trên đường ống chính
Đoạn ống Gống, l/s
ABC 54.46
CD 43.92
DE 31.20
EF 20.84
FG 10.48
GH 10.16
Xác định đường kính ống
Tốc độ nước chuyển động trong đường ống phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Độ ồn do nước gây ra: khi tốc độ cao độ ồn lớn, khi tốc độ nhỏ kích thước đường ống
lớn nên chi phí tăng.
- Hiện tượng ăn mòn: Trong có lẫn cặn bẩn như các và các vật khác, khi tốc độ cao khả
năng ăn mòn rất lớn.
Bảng 6-4. Vân tốc nước trong ống ở từng vị trí khác nhau
Vị trí thiết kế Vận tốc tối đa, m/s
Ống nước chiller 1.8 4.5
Ống nước bình ngưng 1.8 3
Trục thẳng đứng 0.9 3
Đầu đẩy của bơm 1.5 3.6
Đầu hút của bơm 1.2 2.1
Nước ngưng 1.2 2.1
Tốc độ nước chảy trong ống không vượt quá 4,5m/s (để tránh gây ồn và tổn thất áp suất
lớn). Do đó ta vận tốc đầu của nước trong ống là: n  2  m / s  .
Vật liệu làm ống dẫn nước lạnh là ống thép đen loại Schedule 40 theo bảng 10.2 [TL-
2] hay tiêu chuẩn BS 1387 class M.
Đường kính ống dẫn: trên cơ sở lưu lượng và tốc độ nước trong từng đoạn ống, ta tiến
hành xác định đường kính trong của ống như sau:
4.G
d , m (6.2)
n . .n
Với: n  1000  kg / m3  : khối lượng riêng của nước

G :lưu lượng nước trên từng đoạn ống, kg/s


 n : vận tốc của nước chuyển động trong ống, m/s
Tầng hầm có đường kính ống nước:
4.G0 4.54, 46
d   0,186  m   186  mm 
n . .n 1000.3,14.2
Vậy với d = 183 (mm) ta chọn ống có đường kính danh nghĩa thực tế là DN = 200
Bảng 6-5. Thống kê kích thướt đường ống nước lạnh
Đoạn ống Lưu lượng, l/s d tính toán, mm d thực, mm v thực, m/s
ABC 54.46 186.2 200 1.7
CD 43.92 167.2 200 1.4
DE 31.20 141.0 150 1.8
EF 20.84 115.2 125 1.7
FG 10.48 81.7 100 1.3
GH 10.16 80.4 100 1.3
6.4.1.2. Thiết kế đường ống nhánh cho các tầng
 Tầng 1:
Tại tầng 1, đường ống chính cấp vào tầng này là đoạn C-C1. Từ đoạn ống này được
phân thành hai nhánh có kí hiệu là: C-C1-C2-C3-C4-C5 và C-C1-C6-C7-…-C17 đi cấp
cho các FCU trong phòng.
Thông qua các FCU đã chọn ta tính được lưu lượng qua các đoạn ống. Ta chọn vận
tốc trong ống là 2m/s, khi đó đường kính ống được xác định theo công thức:
4.G
d
n . .n
Bảng 6-6. Kết quả tính toán đường ống nhánh tầng 1
Đoạn ống G, l/s d tính toán, mm d thực, mm v thực, m/s
C17-C16 0.867 23.5 25 1.77
C16-C15 1.734 33.2 40 1.38
C15-C14 2.601 40.7 50 1.33
C14-C10 3.468 47.0 50 1.77
C13-C12 0.866 23.5 25 1.77
C12-C11 1.732 33.2 40 1.38
C11-C10 2.598 40.7 50 1.32
C10-C6 6.066 62.2 65 1.83
C9-C8 0.867 23.5 25 1.77
C8-C7 1.734 33.2 40 1.38
C7-C6 2.601 40.7 50 1.33
C6-C1 9.534 77.9 80 1.90
C5-C4 0.583 19.3 20 1.86
C4-C3 1.166 27.3 32 1.45
C3-C2 1.749 33.4 40 1.39
C2-C1 2.332 38.5 40 1.86
C1-C 11.866 86.9 100 1.51
 Tầng 2:
Tại tầng 2, đường ống chính cấp vào tầng này là đoạn D-D1. Từ đoạn ống này được
phân thành hai nhánh có kí hiệu là: D-D1-D2-D3-D4-D5 và D-D1-D6-…-D21 đi cấp cho
các FCU trong phòng.
Bảng 6-7. Kết quả tính toán đường ống nhánh tầng 2
Đoạn ống G, l/s d tính toán, mm d thực, mm v thực, m/s
D21-D20 1.050 25.9 32 1.31
D20-D19 2.100 36.6 40 1.67
D19-D18 3.150 44.8 50 1.61
D18-D15 4.200 51.7 65 1.27
D17-D16 0.533 18.4 20 1.70
D16-D15 1.400 29.9 32 1.74
D15-D14 5.600 59.7 65 1.69
D14-D13 7.334 68.3 80 1.46
D13-D12 8.210 72.3 80 1.63
D12-D11 9.068 76.0 80 1.80
D11-D6 9.935 79.5 100 1.27
D10-D9 1.050 25.9 32 1.31
D9-D8 2.100 36.6 40 1.67
D8-D7 3.150 44.8 50 1.61
D7-D6 4.200 51.7 65 1.27
D6-D1 14.135 94.9 100 1.80
D5-D4 0.867 23.5 25 1.77
D4-D3 1.734 33.2 40 1.38
D3-D2 2.601 40.7 50 1.33
D2-D1 3.468 47.0 50 1.77
D1-D 17.603 105.9 125 1.44
 Tầng 3,4:
Do tầng 3 và tầng 4 như nhau nên khi thiết kế đường ống nhánh ta chỉ cần tính cho
một tầng.
Tại tầng 3, đường ống chính cấp vào tầng này là đoạn E-E1. Từ đoạn ống này được
phân thành hai nhánh có kí hiệu là: E-E1-E2-E3-E4-E5 và E-E1-E6-…-E16 đi cấp cho
các FCU trong phòng.
Bảng 6-8. Kết quả tính toán đường ống nhánh tầng 3,4
Đoạn ống G, l/s d tính toán, mm d thực, mm v thực, m/s
E16-E15 0.433 16.6 20 1.38
E15-E14 1.166 27.3 32 1.45
E13-E12 0.517 18.1 20 1.65
E12-E11 1.034 25.7 32 1.29
E11-E10 1.901 34.8 40 1.51
E10-E14 2.768 42.0 50 1.41
E14-E9 3.934 50.1 65 1.19
E9-E8 5.400 58.6 65 1.63
E8-E7 6.133 62.5 65 1.85
E7-E6 6.866 66.1 80 1.37
E6-E1 7.599 69.6 80 1.51
E5-E4 0.517 18.1 20 1.65
E4-E3 1.034 25.7 32 1.29
E3-E2 1.901 34.8 40 1.51
E2-E1 2.736 41.7 50 1.39
E1-E 10.335 81.1 100 1.32
 Tầng 5
Tại tầng 5, đường ống chính cấp vào tầng này là đoạn G-H. Từ đoạn ống này được
phân thành hai nhánh có kí hiệu là: H-H1-H2-H3 và H-H4-H5-H6-H7 đi cấp cho các
FCU trong phòng.
Bảng 6-9. Kết quả tính toán đường ống nhánh tầng 5
Đoạn ống G, l/s d tính toán, mm d thực, mm v thực, m/s
H8-H7 0.536 21.3 25 1.09
H7-H6 0.536 21.3 25 1.09
H6-H5 1.686 32.8 40 1.34
H5-H4 3.986 50.4 65 1.20
H4-H 5.136 57.2 65 1.55
H3-H2 2.300 38.3 40 1.83
H2-H1 4.600 54.1 65 1.39
H1-H 6.900 66.3 80 1.37
H-G 12.036 87.6 100 1.53
6.1.5. Tính trở lực đường ống nước lạnh
Hiện nay có hai phương pháp chính để tính toán tổn thất áp suất trên đường ống nước là:
 Phương pháp hệ số trở kháng
 Phương pháp đồ thị
Trong đồ án này ta sử dụng phương pháp đồ thị. Phương pháp này mặc dù có độ
chính xác kém hơn phương pháp hệ số trở kháng, nhưng lại có ưu điểm nổi bật là cách
xác định nhanh, tính toán ngắn gọn hơn và sai số so với phương pháp hệ số trở kháng nhỏ
hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Khi biết hai trong ba thông số là: lưu lượng, đường kính, vận tốc trên đường ống nước
lạnh, bằng cách tra đồ thị hình 6-1 ta tìm được tổn thất áp suất trên 1m đường ống.
Tổng trở kháng thủy lực (tổn thất áp suất) đường nước từ bơm đến các FCU rồi về lại
bơm p gồm:
Δp = Δpca + Δph + ΔpFCU + ΔpBH (6.3)
Trong đó:
Δpca – trở lực (ma sát và cục bộ) đường nước cấp từ bơm tới FCU cuối cùng;
Δph – trở lực đường nước hồi từ FCU cuối cùng về bơm;
ΔpFCU – trở lực của FCU hoặc AHU cuối cùng (xa bơm nhất mà ta giả thiết trở lực của
nước đi từ bơm tới đây sẽ có giá trị lớn nhất;
ΔpBH – trở lực khi nước qua bình bốc hơi của máy lạnh.

Hình 6-1. Tổn thất áp suất (Pa/m) trên ống dẫn thép đen Schedule 40
Để tính toán trở lực đường ống ta chọn đường ống nước đi từ bơm qua bình bốc hơi
của chiller rồi vào ống cấp từ dưới lên qua tầng hầm, 1, 2, 3, 4, 5 và vào FCU cuối cùng
của tầng 5. Quãng đường đi của nước cấp ta kí hiệu A-B-C-D-E-F-G-H-H4-H5-H6-H7-
H8 sau đó qua ống hồi trở về bơm.
6.1.5.1. Trở lực đường nước cấp pca
Tổn thất áp suất trên đường ống cấp
pca = pms + pcb, Pa (6.4)
Trong đó:
pms: Tổn thất ma sát trên đường ống nước;
pcb : Tổn thất cục bộ trên đường ống nước;
a. Tính tổn thất ma sát đường ống nước cấp
Tổn thất ma sát đường ống nước được xác định theo công thức:
∆pms = l.∆p1,Pa (6.5)
Trong đó:
l - tổng chiều dài đoạn ống tính toán, m;
p1 - tổn thất áp suất ứng với 1m chiều dài ống., Pa/m
Trên đoạn ống ABC với lưu lượng L = 54,46 l/s, đường kính danh nghĩa dy=200. Tra đồ
thị tổn thất áp suất (Pa/m) trên ống dẫn thép đen Schedule 40 [Tl-2], ta tìm được ∆P1 =
170 Pa/m.
 pmsABC  l ABC .p1  64.170  10880 Pa

Bằng cách tính toán tương tự với những đoạn ống khác ta có kết quả tính tổn thất ma sát
trên đường ống cấp như sau:
Bảng 6-10: Tổn thất ma sát đường ống nước cấp
Chiều dài l, Lưu lượng ∆P1,
Đoạn ống dy, mm v, m/s ∆Pms, Pa
m L, l/s Pa/m
ABC 64 54.460 200 1.73 170 10880
CD 5.5 43.917 200 1.40 100 550
DE 5.5 31.203 150 1.77 200 1100
EF 5.5 20.836 125 1.70 300 1650
FG 5.5 10.482 100 1.34 190 1045
GH 12.5 10.160 100 1.29 180 2250
H-H4 23.7 5.136 65 1.55 500 11850
H4-H5 6.3 3.986 65 1.20 350 2205
H5-H6 9.4 1.686 40 1.34 500 4700
H6-H7 5.8 0.536 20 1.71 1400 8120
H7-H8 6 0.536 20 1.71 1400 8400
Tổng 149.7 52750
b. Tính tổn thất áp suất cục bộ đường ống nước cấp
Tổn thất áp suất cục bộ được xác định theo công thức:
∆pcb = ltđ.∆p1, Pa (6.6)
Trong đó:
ltđ ‒chiều dài tương đương nơi xảy ra tổn thất áp suất cục bộ, m;
∆p1 ‒ Tổn thất áp suất trên 1m chiều dài ống, Pa/m;
Tổn thất cục bộ chủ yếu qua cút, tê, van. Ở đây để đơn giản ta chỉ tính cho tê và cút, còn
tổn thất qua van ta sẽ tính riêng ở phần sau.
Đoạn ống ABC: có 6 cút 900 loại tiêu chuẩn, ứng với đường kính danh nghĩa dy = 200
mm. Bằng cách tra bảng 10.11 chiều dài tương đương của tê, cút trong [TL-2]
 ltđ = 6.6,096 = 36,576 m
Vậy tổn thất cục bộ trên đoạn ống ABC: ∆pcbABC = ltđ.∆p1= 36,576.170= 6217,92 Pa
Đoạn ống CD: Tại C có trở lực với dòng đi thẳng qua khi qua cút T với đường kính
không đổi dy = 200 mm. Bằng cách tra bảng 10.11 chiều dài tương đương của tê, cút
trong [TL-2]  ltđ = 3,962 m
Vậy tổn thất cục bộ trên đoạn ống CD: ∆pcbCD = ltđ.∆p1= 3,962.100 = 396,2 Pa
Tính toán tương tự cho những đoạn ống khác ta có kết quả tính tổn thất cục bộ trên
đường ống cấp như sau:
Bảng 6-11. Tổn thất qua tê, cút trên đường ống nước cấp
Cút 900 T nhánh T rẽ nhánh ∆P,
Đoạn ống dy, mm ∆Pcb, Pa
số lượng ltđ, m chính ltđ, m ltđ, m Pa/m
ABC 200 6 6.096 170 6217.92
CD 200 3.962 100 396.2
DE 150 4.267 200 853.4
EF 125 3.657 300 1097.1
FG 100 2.743 190 521.17
GH 100 1 3.048 6.4 180 1700.64
H-H4 65 1 1.829 3.657 500 2743
H4-H5 65 1.249 350 437.15
H5-H6 40 1.219 500 609.5
H6-H7 20 0.792 1400 1108.8
H7-H8 20 1.220 1400 1708
Tổng 17392.88
Tổng trở lực đường ống nước cấp
pca = pms + pcb= 52750 + 17392,88 = 70142,88 Pa = 70,14 kPa
6.1.5.2. Trở lực đường nước hồi ph
Tổn thất áp suất trên đường ống hồi
ph = pms + pcb, Pa (6.7)
Trong đó:
pms: Tổn thất ma sát trên đường ống nước;
pcb : Tổn thất cục bộ trên đường ống nước;
a. Tính tổn thất ma sát đường ống nước hồi
Tổn thất ma sát đường ống nước được xác định theo công thức:
∆pms = l.∆p1, Pa (6.8)
Trong đó:
l - tổng chiều dài đoạn ống tính toán, m;
Như tính toán ta biết đường kính và chiều dài của ống cấp và ống hồi nước lạnh đều
giống nhau nên ta sẽ có: pmscấp = pms hồi = 52750 Pa
b. Tính tổn thất cục bộ trên đường ống nước hồi
Tổn thất áp suất cục bộ được xác định theo công thức:
∆pcb = ltđ.∆p1, Pa (6.9)
Trong đó:
ltđ ‒chiều dài tương đương nơi xảy ra tổn thất áp suất cục bộ, m;
∆p1 ‒ Tổn thất áp suất cho 1m chiều dài ống, Pa/m;
Bằng cách tính tương tự, ta tính được trở lực cục bộ tại cút và T trên đường ống hồi gần
bằng trở lực cục bộ tại cút và T trên đường ống cấp:
∆pcb cáp  ∆pcb hồi = 17392,88 Pa.
Tổng trở lực đường ống nước hồi
ph = pms + pcb= 52750 + 17392,88 = 70142,88 Pa = 70,14 kPa
6.1.5.3. Trở lực cục bộ qua hệ van của FCU, Chiller, bơm, đoạn ống GH
 Sơ đồ kết nối FCU

Hình 6-2. Chi tiết đấu nối điển hình cho FCU
 Sơ đồ kết nối Chiller
Hình 6-3. Chi tiết đấu nối điển hình cho Chiller
 Sơ đồ kết nối bơm

Hình 6-4. Chi tiết đấu nối điển hình cho Bơm
Hình 6-5. Các thiết bị trong sơ đồ kết nối

Tại chiller :
- Trở lực van cân bằng: ΔP = 0,1 bar = 104 Pa
- Trở lực qua phin lọc: từ dy = 200mm, tra bảng 10.10 chiều dài tương đương của các
loại van (mét đường ống) tìm được ltd = 45,72 m  Δpcb = 45,72.170 = 7772,4 Pa
- Trở lực đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ, điểm kiểm tra, công tắc dòng chảy,
van xả đáy ( tính như khi qua T với đường kính không đổi)
- Trở lực đồng hồ đo áp suất: từ dy = 200 mm, bằng cách tra bảng 10.11 chiều dài
tương đương của tê, cút trong [TL-2] tìm được ltđ = 3,962 m
 ∆pcb = ltđ.∆p1= 2.3,962.170 = 1347,08 Pa
- Trở lực của van xả khí ( tính như van cổng): từ dy = 200mm, tra bảng 10.10 chiều dài
tương đương của các loại van (mét đường ống) tìm được ltd = 2,743 m
 Δpcb = 2. 2,743.170 = 932,62 Pa
- Trở lực qua van bướm:
Với G = 54,46 l/s = 54,46.10-3 m3/s = 863,191 gpm. Từ dy = 200 mm  8 inch, tra đồ
thị ta thấy trở lực qua van bướm quá bé nên có thể bỏ qua khi tính toán.
Tính toán tương tự với sơ đồ kết nối FCU và Bơm ta có bảng kết quả tính toán trở lực cục
bộ qua hệ van như sau:
Bảng 6-12. Tổn thất cục bộ qua hệ van
Thiết bị Dy, mm Số lượng ltđ, m ∆P, Pa/m ∆Pcb, Pa
100 2 180 0
Van bướm
200 4 170 0
20 1 1400 10000
Van cân bằng 100 1 180 10000
200 1 170 10000
Van 1 chiều 200 1 24.384 170 4145.28
Van cổng 20 2 0.274 1400 767.2
Van điện từ 20 1 0.274 1400 383.6
200 1 2.743 170 466.31
Van bi 20 2 0.426 1400 1192.8
20 1 1.219 1400 1706.6
Phin lọc
200 1 45.72 170 7772.4
Điểm kiểm tra 200 2 3.962 170 1347.08
Công tắc dòng chảy 200 1 3.962 170 673.54
Đồng hồ áp suất 200 4 3.962 170 2694.16
Nhiệt kế 200 4 3.962 170 2694.16
Van xả đáy 200 2 3.962 170 1347.08
Bộ xả khí 200 2 2.743 170 932.62
Tổng 56122.8
Hình 6-6. Bảng tra tổn thất van bướm
 Trở lực đường ống nước lạnh
Δp = Δpca + Δph + Δpvan+ ΔpFCU + ΔpBH
Trong đó:
 ΔpFCU = 29,4 kPa (tổn thất áp suất của FCU cuối cùng)
 ΔpBH = 64 kPa ( tổn thất áp suất của bình bay hơi của 1 chiller)
 Δp = 70,14+70,14+56,12+29,4+64 = 289,8 kPa = 29,54 mH2O
6.1.6. Chọn bơm nước lạnh
Bơm nước lạnh có nhiệm vụ là tuần hoàn nước lạnh đã được làm lạnh ở bình bay hơi
tới các FCU trong tòa nhà để làm lạnh không khí. Bơm nước lạnh sử dụng trong các hệ
thống điều hòa không khí thường là bơm ly tâm. Bơm ly tâm có ưu điểm là có cột áp lớn,
có thể cung cấp nước cho các tòa nhà cao tầng dễ dàng.
Bơm nước lạnh chọn phải thỏa mãn yêu cầu về năng suất và cột áp tổng của hệ thống.
Bơm làm việc càng gần điểm có hiệu suất tối đa càng tốt trong suốt quá trình vận hành.
Một điều nữa là tiếng ồn của bơm càng nhỏ càng tốt, đặc biệt là trong điều hòa không khí
tiện nghi. Việc tính chọn bơm phải làm sao để giảm được tiếng ồn nhỏ nhất vì tiếng ồn
trong hệ thống đường ống nước rất khó khắc phục. Thường bơm có tốc độ nhỏ thì ít ồn,
nhưng phải dảm bảo được năng suất và cột áp yêu cầu.
 Ta có cột áp yêu cầu của bơm
H yc   .p  1,1.29,54  32, 49 mH 2 0

Với :  là hệ số dự phòng, chọn   10%


∆p: trở lực trên đường ống nước, ∆p = 29,54 mH20
 Lưu lượng nước qua mỗi bình bay hơi: G = 54 l/s = 194,4 m3/h
Gb  G yc  194, 4 m3 / h
 Thông số chọn bơm: 
 H b  H yc  32, 49 mH 2 0

Tra catalog của hãng ... ta chọn bơm có thông số kỹ thuật như sau.......
Hình 6-7. Bơm ly tâm nguyên khối

You might also like