Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I HÓA 10

Thành phần nguyên tử


Nhận biết
Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử đều tạo bởi hạt nào sau đây?
A. Electron và neutron. B. Electron và proton.
C. Neutron và proton. D. Neutron, proton và electron.
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố F có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Điện tích hạt nhân nguyên tử F là
bao nhiêu?
A. +9. B. -9. C. +10. D. -10.
Câu 3: Trong nguyên tử, hạt không mang điện có tên gọi là
A. electron. B. proton và electron.
C. neutron. D. proton.
Câu 4: Miêu tả nào sau đây là đúng đối với proton?
A. Proton mang điện âm và được tìm thấy trong hạt nhân.
B. Proton mang điện dương và tìm thấy ở ngoài hạt nhân.
C. Proton không mang điện tích và được tìm thấy bên ngoài hạt nhân.
D. Proton mang điện dương và tìm thấy trong hạt nhân
Thông hiểu
Câu 5: Mô hình cấu tạo của nguyên tử sodium
được biểu diễn tại hình 1.1. Số hạt proton trong
hạt nhân nguyên tử Na là 
A. 10. B. 11.

C. 12. D. 13.

Hình 1.1. Mô hình cấu tạo của nguyên tử sodium

Nguyên tố hóa học


Nhận biết
Câu 6: Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của nguyên tố A là

A. . B. . C. . D. .
Câu 7: Hình ảnh mô hình nguyên tử các đồng vị của nguyên tử hydrogen được cho dưới đây. Các đồng
vị này khác nhau về 
A. Số proton.
B. Số neutron.
C. Số electron.
D. Số hiệu nguyên tử.
Hình 1.2. Các đồng vị của nguyên tử hydrogen

Câu 8: Cho các nguyên tử sau: . Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên
tố hóa học?
A. A và B, C và D. B. A và C, B và D.
C. B và E, C và F. D. A và D, B và E.
Thông hiểu
Câu 9: Kí hiệu nguyên tử sodium được cho tại
hình 1.3. Số hạt proton, neutron và electron trong
nguyên tử sodium lần lượt là

A. 23, 11, 11.

B. 23, 11, 12.


Hình 1.3. Kí hiệu nguyên tử sodium
C. 11, 12, 11.

D. 11, 23, 11.

Câu 10: Cho phổ khối của nguyên tố A được


biểu diễn tại hình 1.4. Nguyên tử khối trung bình
của nguyên tố A là

A. 91,32.

B. 91,40.

C. 90,00.

D. 94,23.
Hình 1.4. Phổ khối của nguyên tố A.

Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử


Nhận biết
Câu 11: Hình 1.5. Biểu diễn hình dạng của một số orbital. Tên gọi lần lượt của các orbital tại hình 1, 2,
3 là

Hình 1.5. Hình dạng của một số orbital


A. px, py và pz. B. s, pz và py. C. s, px và pz. D. s, px và py.
Câu 12: Số electron tối đa trong orbital p là bao nhiêu?
A. 8. B. 6. C. 3. D. 2.
Thông hiểu
Câu 13: Kí hiệu và số electron tối đa có trên lớp electron ứng với giá trị n = 2 tương ứng là
A. Lớp L và 2e. B. Lớp L và 8e. C. Lớp K và 8e. D. Lớp K và 6e.
Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen (Z=7) có cấu hình là
A. 1s22s22p3. B. 1s22s32p4. C. 1s22s22p4. D. 1s12s12p5
Câu 15: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1;
Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2.
Dãy cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố kim loại là
A. X, Y, Z. B. X, Y, T. C. Y, Z, T. D. X, Z, T.
Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Nhận biết
Câu 16: Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp
xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần

A. số khối.

B. số hiệu nguyên tử.

C. khối lượng nguyên tử.

D. bán kính nguyên tử.

Hình 1.7. Bảng tuần hoàn viết tay


của Mendeleev.

Câu 17: Hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là gì?

Hình 1.8. Bảng tuần hoàn mô phỏng.


A. Chu kỳ. B. Kim loại kiềm. C. Ô nguyên tố. D. Nhóm nguyên tố.
Thông hiểu
Câu 18: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử (hình 1.9)

Hình 1.9. Mô hình cấu tạo nguyên tử.


Ô nguyên tố nào dưới đây phù hợp với thông tin trong hình 2?

A. B. C. D.
Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một
nhóm
Nhận biết
Câu 19: Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần
hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Tính kim loại và phi kim. B. Tính acid – base của các hydroxide.
C. Khối lượng nguyên tử. D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 20: Kết luận nào sau đây không đúng? Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
thì:
A. Tính kim loại tăng dần.
B. Tính phi kim giảm dần.
C. Độ âm điện giảm dần.
D. Tính base của các oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
Câu 21: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố trong nhóm IA
thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Vừa tăng vừa giảm.
Câu 22: Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, khi điện tích hạt nhân tăng thì điều khẳng định nào sau
đây không đúng?
A. Bán kính nguyên tử giảm. B. Tính kim loại tăng.
C. Độ âm điện giảm. D. Tính phi kim tăng.
Thông hiểu
Câu 23: Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. Be. B. Li. C. Na. D. K.
Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
Nhận biết
Câu 24: Trong các acid dưới đây, acid nào mạnh nhất?
A. H2SO4. B. H2SiO3. C. H3PO4. D. HClO4.
Thông hiểu
Câu 25: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Công thức hóa học ứng với
oxide cao nhất của nguyên tố R là
A. RO3. B. RO2. C. R2O3. D. RO6.
Tổng hợp
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi từ 26 đến 28
Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, thiếu iodine có thể gây ra bướu cổ,
sưng tuyến giáp. Trong hơn 30 đồng vị của iodine đã biết, chỉ đồng vị 127I tồn tại trong tự nhiên, đồng vị
phóng xạ nhân tạo 131I có thể tiêu diệt tế bào ung thư tuyến giáp, được sử dụng điều trị bệnh bệnh cường
giáp, lượng 131I có trong cơ thể có thể bị đào thải nhanh do bị thay thế bởi 127I.

Câu 26: Thành phần nguyên tử là


Proton Neutron Electron

A. 53 53 53

B. 53 78 53

C. 78 53 53

D. 78 53 78

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng ?


A. 127I và 131I là những nguyên tố khác nhau của nguyên tử iodine.
B. 127I có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
C. 127I và 131I là có cùng số neutron trong hạt nhân.
D. 127I và 131I là các nguyên tử đồng vị.
Câu 28: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử của iodine
như hình 1.9. Nguyên tố iodine thuộc nhóm nào trong
bảng tuần hoàn?

A. VA.

B. VIA.

C. IA.

D. VIIA
Hình 1.9. Mô hình cấu tạo nguyên tử iodine.

TỰ LUẬN
Câu 29 (1 điểm): Nicotine là chất gây nghiện mạnh được tìm thấy trong cây thuốc lá và gây ra những
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Công thức hóa học của nicotine được biểu diễn ở hình dưới đây.

.
Hình 1.10. Công thức hóa học của Nicotine
a) Viết cấu hình electron nguyên tử và cấu hình theo orbital của các nguyên tố có trong nicotine biết
ZC = 6, ZH = 1, ZN = 7.
b) Hãy cho biết các nguyên tố C, H, N là nguyên tố s, p hay d? Giải thích.
Câu 30 (1 điểm): Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố X có công thức XH4, được sử dụng làm tác
nhân ghép nối để bám dính các sợi như sợi thuỷ tinh và sợi carbon. Trong XH 4, nguyên tố X chiếm
87,5% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
Câu 31 (0,5 điểm): Iron là một nguyên tố có trong cơ thể con người, nó tham gia vào quá trình tổng hợp
hemoglobin và myoglobin. Iron cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc
tổng hợp DNA, đóng vai trò trong việc vận chuyển oxygen, sản xuất ra
năng lượng oxy hóa và bất hoạt các gốc tự do gây hại. Trong tinh thể
iron, các nguyên tử iron là những hình cầu chiếm 74% thể tích toàn
khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng
nguyên tử của iron là 55,85 g/mol. Tính bán kính nguyên tử gần đúng
của iron ở 20oC biết khối lượng riêng của iron tại nhiệt độ này là 7,87
g/cm3.

Hình 1.11. Sắt


Câu 32 (0,5 điểm): Hình ảnh dưới đây biểu thị một phần của bảng tuần hoàn: 5 nguyên tố A, B, C, D và
E có số hiệu nguyên tử không quá 20. Trong đó các số hiệu nguyên tử thỏa mãn Z A < ZB < ZC < ZD < ZE
≤ 20. Phân lớp electron ngoài cùng của E là 4s 2. Vị trí của bốn nguyên tố A, B, C và D trong bảng
tuần hoàn được biểu thị như sau:
IA VIIIA
IIA IIIA IVA VA VIA VIIA
A
B C D

Hình 1.12. Bảng tuần hoàn mô phỏng.


Dựa vào thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1) Vị trí của nguyên tố C trong bảng tuần hoàn là __________; cấu hình electron của nguyên tử
nguyên tố D là__________.
(2) Công thức hợp chất tạo bởi nguyên tố A và nguyên tố E là __________.
(3) Công thức oxide cao nhất của B là__________, có tính__________; công thức hydroxide cao
nhất của D là__________, có tính__________; Công thức hydroxide cao nhất của C là__________, có
tính__________;
(4) Chiều tăng dần bán kính nguyên tử của A, B, C, D, E là __________.
(5) Chiều tăng dần tính base của các oxide tướng ứng với nguyên tố B, C, D là __________.

You might also like