Nhóm 20 Dây Phơi Thông Minh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

Ban Cơ Yếu Chính Phủ

Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã

ĐỀ TÀI
DÂY PHƠI THÔNG MINH

Lớp: Công nghệ phần mềm nhúng – L03


GVHD: Lê Đức Thuận

Nhóm thực hiện : Nhóm 20

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Hoàng Hải – CT040316


Nguyễn Đình Toàn – CT040351
Nguyễn Văn Xuân – CT040355

Hà Nội, 2022

1
Mục Lục
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG........................................................................5
1.1 Một số sản phẩm giàn phơi thông minh đã có trên thị trường.............................5
1.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................................9
1.3 Ưu điểm của đề tài................................................................................................9
CHƯƠNG 2: VI ĐIỀU KHIỂN VÀ CẢM BIẾN....................................................10
2.1 Arduino...............................................................................................................10
2.1.1 Tổng quan về arduino [1].............................................................................10
2.1.2 Một số ứng dụng của arduino.......................................................................11
2.1.3 Tổng quan về arduino nano [2]....................................................................12
2.2 Cảm biến ánh sáng dùng quang trở....................................................................15
2.2.1 Giới thiệu......................................................................................................15
2.2.2 Nguyên lý hoạt động....................................................................................15
2.2.3 Hình ảnh thực tế...........................................................................................15
2.3 Cảm biến mưa.....................................................................................................16
2.3.1 Giới thiệu......................................................................................................16
2.3.2 Nguyên lý hoạt động....................................................................................16
2.3.3 Hình ảnh thực tế...........................................................................................16
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH....................................................................17
3.1 Sơ đồ khối...........................................................................................................17
3.2 Chức năng mỗi khối...........................................................................................17
3.2.1 Khối nguồn...................................................................................................17
3.2.2 Khối cảm biến..............................................................................................18
3.2.3 Khối vi xử lý.................................................................................................19
3.2.4 Khối chấp hành.............................................................................................24
3.3 Sơ đồ nguyên lý..................................................................................................25
3.4 Lưu đồ thuật toán................................................................................................26
3.5 Mạch điều khiển giàn phơi.................................................................................27
KẾT LUẬN................................................................................................................29
PHỤ LỤC...................................................................................................................30
Code nạp vào arduino nano điều khiển mạch giàn phơi thông minh.......................30

2
MỞ ĐẦU
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu con
người đòi hỏi ngày càng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
đó có nhu cầu về cuộc sống tiện nghi, thông minh. Điều này đã thôi thúc
những nhà thiết kế, chế tạo ra những sản phẩm đáp ứng những tiện nghi,
thông minh đó. Một trong số đó cần kể tới là giàn phơi thông minh. Với các
nước phát triển thì nó đã được sử dụng rộng rãi, phổ biến còn ở các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam thì nó đang là xu hướng mà người tiêu dùng
đang hướng tới. Cùng với sự phát triển hiện đại của các khu nhà hay các khu
chung cư với diện tích không lớn lắm thì đa số không gian còn hạn chế. Chính
vì vậy mà các loại giàn phơi thông minh ra đời như một giải pháp hữu hiệu
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại, văn minh đồng thời
gia tăng nét đẹp thẩm mĩ cho ngôi nhà thân yêu.

Lý do chọn đề tài

Việc có một giàn phơi thông minh sẽ không chiếm diện tích của ban
công hoặc những nơi có ban công nhỏ sẽ rất phù hợp cho việc có thể lắp đặt
được giàn phơi để phơi quần áo dễ dàng, tiện lợi, bảo vệ quần áo khỏi tác
động của thời tiết. Với lý do trên, em đã chọn đề tài “Thiết kế mô hình giàn
phơi thông minh sử dụng arduino” để nghiên cứu. Nếu trời có mưa thì giàn
phơi sẽ tự động kéo vào. Nếu trời nắng thì giàn phơi sẽ tự động kéo ra. Như
vậy, người sử dụng sẽ không cần phải điều khiển mà vẫn sử dụng dàn phơi
thuận tiện cho cuộc sống.

Mục đích chọn đề tài

Do thực tế hiện nay trong đời sống sinh hoạt của con người, việc phơi quần áo
trong những ngày thời tiết xấu là rất bất tiện đặt biệt đối với những gia đình
không có điều kiện ở nhà thường xuyên, từ những bất tiện của vấn đề trên
sinh viên thực hiện nghiên cứu về vấn đề này nhằm đưa ra ý tưởng chế tạo ra
một thiết bị phơi đồ thông minh giúp xóa bỏ mọi bất tiện và hạn chế trong

3
việc phơi quần áo cũng như phù hợp với xu thế mới trong ngành điều khiển tự
động.

Là một sinh viên ngành công nghệ thông tin (công nghệ phần mềm
nhúng) muốn được thử thách bản thân, tìm hiểu về những kiến thức chuyên
ngành để có thêm kinh nghiệm trước khi ra trường phục vụ cho công việc sau
này.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu đề tài

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giàn phơi thông minh với
những thiết kế mẫu mã, chức năng, tiện ích đa dạng và nhiều chủng loại. Từ
những giàn phơi thông minh đơn giản nhất đến những giàn phơi thông minh
nhất với đầy đủ tính năng vượt trội đắp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.
Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng có nhược điểm là giá thành hơi cao.

Do chúng em chưa có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm làm
việc, hạn chế về khả năng tìm kiếm và hạn chế về thời gian nghiên cứu đề tài
“Thiết kế mô hình giàn phơi thông minh sử dụng arduino” nên chúng em bó
hẹp lại phạm vi nghiên cứu. Đề tài của chúng em nghiên cứu sẽ xoay quanh
những thiết bị sử dụng chính của giàn phơi thông minh. Đó là module cảm
biến mưa, cảm biến ánh sáng, module điều khiển động cơ L298 và bộ xử lý
trung tâm Arduino nano sử dụng chip Atmega328P. Mô hình hoạt động với
chế độ: bằng tay và cảm biến tự động.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ưu điểm của giàn phơi thông minh là dùng các loại cảm biến để nhận
biết các trạng thái của môi trường bên ngoài từ đó cho ra các chế độ làm việc
phù hợp giúp giải quyết các vấn đề khó khăn khi phơi quần áo.

Vì vậy đề tài này là một vấn đề không những là một thực tại khách
quan mà còn có tầm quan trọng thực sự trong hiện tại cũng như trong tương
lai.

4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Một số sản phẩm giàn phơi thông minh đã có trên thị trường
- Giàn phơi thông minh gắn tường: Đây là loại giàn phơi thông minh
gắn vào tường nhà phù hợp với hộ gia đình có diện tích cực hẹp, còn có tên
gọi là giàn phơi kéo ngang. (h. 1.1 và h. 1.2).

+ Ưu điểm chủ yếu của giàn phơi thông minh là có nhiều thanh phơi,
phơi được lượng lớn quần áo cũng như các chăn, ga, gối, đệm. Đồng thời
khoảng cách giữa các thanh phơi đủ để quần áo nhanh khô mà vẫn cho trọng
tải phơi lớn.

+ Nhược điểm: Lắp đặt cố định giàn phơi ở độ cao nhất định, không
điều chỉnh được thanh phơi lên cao, xuống thấp được.

Hình 1.1: Giàn phơi thông minh gắn trên tường inox [7]

5
Hình 1.2: Giàn phơi thông minh gắn trên tường kéo ra thu vào [8]
- Giàn phơi thông minh gắn trần: Tương tự như loại gắn tường, giàn
phơi gắn trần làm bằng inox hoặc hợp kim nhôm cường lực chịu được trọng
tải tới 60kg. Giàn phơi gắn trần giúp quần áo nhanh khô, phơi được nhiều
quần áo, là giải pháp cho nhà mặt phố, biệt thự, hoặc chung cư có ban công
diện tích đủ rộng (h. 1.3 và h 1.4).

+ Ưu điểm: tiết kiệm diện tích tối đa cho căn nhà bạn, giá cả phải
chăng, có thể điều chỉnh thanh phơi lên cao, xuống thấp, kiểu dáng đa dạng,
dễ dàng phơi quần áo cũng như các loại chăn, ga, gối đệm,...

+ Nhược điểm: điều chỉnh thanh phơi lên cao xuống thấp theo nhu cầu
cần dùng tay quay, số lượng phơi đồ cũng ít hơn so với giàn phơi thông minh
gắn tường.

6
Hình 1.3: Giàn phơi thông minh gắn trên trần inox [9]

Hình 1.4: Giàn phơi thông minh gắn trên trần khung nhôm [10]

7
- Giàn phơi thông minh điều khiển từ xa: Còn có tên gọi là giàn phơi
thông minh tự động, đây là loại giàn phơi tốt nhất và cũng đắt nhất. Nó cho
phép bạn điều khiển giàn phơi bằng thiết bị điều khiển từ xa. Ngoài ra, loại
giàn phơi này có thể được tích hợp tia cực tím kháng khuẩn, quạt sấy khô
quần áo. Giàn phơi thông minh điều khiển từ xa là giải pháp phù hợp cho căn
hộ có phòng phơi đồ khép kín (h. 1.5 và h. 1.6).

+ Ưu điểm: dễ dàng vận hành bằng cách nhấn nút lên xuống, dừng
đơn giản, không cần dùng sức như giàn phơi thông minh gắn trần; có đèn pha
sáng, tích hợp quạt gió, đèn UV diệt khuẩn giúp quần áo nhanh khô hơn. Kiểu
dáng giàn phơi sang trọng, thông thường với 4 thanh phơi có thể phơi được
nhiều đồ hơn.

+ Nhược điểm: do tích hợp nhiều chức năng nên giá thành của giàn
phơi thông minh điều khiển từ xa giá thành cao hơn giàn phơi thông minh
khác. Nếu không lựa chọn sản phẩm có chất lượng, sau quá trình sử dụng có
thể gặp một số trục trặc về lỗi điện tử, đặc biệt với khí hậu nóng ẩm của nước
ta.

Hình 1.5: Giàn phơi thông minh điều khiển từ xa GLT-8013-FS [11]

8
Hình 1.6: Giàn phơi thông minh điều khiển từ xa [12]
1.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Tham khảo các đề tài liên quan tới đề tài của mình.
- Tự thiết kế và viết code theo yêu cầu đặt ra (tự động đưa quần áo ra
khi trời không mưa hoặc trời sáng, thu quần áo vào khi trời tối hoặc mưa).
- Thực nghiệm trực tiếp: chạy thử, khắc phục nếu có lỗi, sao cho phù
hợp với điều kiện thực tế.

1.3 Ưu điểm của đề tài


- Là một thiết bị tiêu dùng thông minh giúp giải quyết các vấn đề bất
tiện khi phơi quần áo, đặt biệt đối với những người ít có thời gian ở nhà
thường xuyên.
- Thiết bị thiết kế ở hai chế độ hoạt động tạo sự tiện lợi và thoải mái
cho người sử dụng.
- Linh hoạt và dễ dàng di chuyển, vật liệu bền chịu được mọi thời tiết.

9
CHƯƠNG 2: VI ĐIỀU KHIỂN VÀ CẢM BIẾN
2.1 Arduino
2.1.1 Tổng quan về arduino [1]

: Các
Hình 2.1: dòng
Các Arduino
dòng arduino [13]
Arduino là một bo mạch vi xử lý. Phần cứng bao gồm một bo mạch
nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8 bit, hoặc ARM
Atmel 32-bit. Những model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB,
6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều bo mở
rộng khác nhau, cho phép người dùng viết các chương trình cho Arduino bằng
ngôn ngữ C hoặc C++.

Arduino là một nền tảng mà mọi thiết bị phần cứng đều được làm sẵn
và chuẩn hóa, người dùng chỉ việc chọn những thứ mình cần, ráp lại là có thể
chạy được. Arduino cung cấp cho bạn module điều khiển động cơ có sẵn,
mạch điều khiển có sẵn, mạchthu phát sóng không dây có sẵn…

Arduino không phải lập trình từ A đến Z. Mỗi thứ phần cứng gắn mác
“Arduino” đều có những đoạn lệnh đã được viết sẵn (thư viện) do cộng đồng
người dùng Arduino cùng phát triển.

10
2.1.2 Một số ứng dụng của arduino
Arduino còn rất nhiều ứng dụng hữu ích khác tùy vào sự sáng tạo của
người dùng. Có một vài ứng dụng hữu ích phổ biến như sau:

Hình 2.2: Arduino trong thu thập và điều khiển nhiệt độ, độ ẩm [1]

11
Hình 2.3: Xe điều khiển từ xa [1]
2.1.3 Tổng quan về arduino nano [2]

Hình 2.4: Mạch arduino nano thực tế [2]

12
+ Arduino Nano là một trong những phiên bản nhỏ gọn của board Arduino.

+ Arduino Nano có đầy đủ các chức năng và chương trình có trên Arduino.

+ Uno do cùng sử dụng MCU ATmega328P. Nhờ việc sử dụng IC dán của
Atmega328P thay vì IC chân cắm nên Arduino Nano có thêm 2 chân Analog
so với Arduino Uno [3].

Nó khá đơn giản, các port có thể đủ phục vụ cho nhu cầu của người mới
nghiên cứu mảng lập trình cho các ngoại vi, chức năng chẳng thua kém các
board khác, tích hợp sẵn board nạp và hợp túi tiền so với các board cao cấp
hơn.

 Một vài thông số Arduino nano:

Bảng 2.1: Một vài thông số arduino nano [3]

Vi điều khiển ATmega328P


Điện áp hệ thống 5V
Điện áp đầu vào (khuyến nghị) 7-12V
Điện áp đầu vào (giới hạn) 6-20V
Số chân Digital 14
Số chân Analog 8
Dòng điện một chiều mỗi chân 40 mA
Flash memory 32 KB trong đó 2 KB được sử
dụng bởi bộ nạp khởi động
SRAM 2 KB
Tốc độ đồng hồ 16 MHz
Kích thước 0.73″ x 1.70″
Khối lượng 5g

13
 Sơ đồ chân của arduino nano

Hình 2.5: Sơ đồ chân arduino nano [2]


 Chức năng của các chân

Bảng 2.2: Chức năng của các chân arduino nano [2]

Số thứ tự chân Tên Kiểu Chức năng


1-2, 5-16 D0-D13 I/O Cổng đầu vào/đầu ra kỹ thuật số 0
đến 13
3, 28 RESET Đầu vào Chân reset (hoạt đông mức thấp)

4, 29 GND Nguồn Chân nối mát

17 3V3 Đầu ra Đầu ra 3.3V (từ FTDI)

18 AREF Đầu vào Tham chiếu ADC


19-26 A7-A0 Đầu vào Đầu vào tương tự kênh 0-7
27 +5V Đầu + Đầu ra 5V (từ bộ điều chỉnh On-
vào/đầu board) hoặc +5V(đầu vào từ
ra nguồn điện bên ngoài)
30 VIN Nguồn Chân nối với nguồn vào từ 5V-12V

14
2.2 Cảm biến ánh sáng dùng quang trở
2.2.1 Giới thiệu
- Quang trở là loại cảm biến ánh sáng đơn giản, nguyên tắc hoạt động
dựa vào hiện tượng quang điện trong. Có thể hiểu một cách dễ dàng rằng,
quang trở là một loại điện trở có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng.

- Quang trở là một loại "vật liệu" điện tử rất hay gặp và được sử dụng
trong những mạch cảm biến ánh sáng.
2.2.2 Nguyên lý hoạt động
Hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm đi khi bị chiếu sáng. Khi
ánh sáng chiếu vào chất bán dẫn (có thể là Cadmium sulfide – CdS) làm phát
sinh các điện tử tự do, tức sự dẫn điện tăng lên và làm giảm điện trở của chất
bán dẫn. Các đặc tính điện và độ nháy của quang điện trở dĩ nhiên tùy thuộc
vào vật liệu dùng trong chế tạo [5]. Khi ánh sáng kích thích chiếu vào quang
trở thì nội trở của quang trở sẽ giảm xuống, tiến về 0  (mạch kín). Nhưng
khi ánh sáng kích thích ngừng thì nội trở tăng đến vô cùng (mạch hở).
2.2.3 Hình ảnh thực tế

Hình 2.6: Quang trở

15
2.3. Cảm biến mưa
2.3.1 Giới thiệu
Cảm biến mưa sử dụng để phát hiện trời mưa, hay các môi trường có
nước. Mạch cảm biến mưa được đặt ngoài trời để kiểm tra trời có mưa không,
qua đó truyền tín hiệu về vi điều khiển, từ đó vi điều khiển tổng hợp thông tin
tín hiệu từ các cảm biến và nút nhấn để điều khiển động cơ giảm tốc.

Mạch cảm biến mưa gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận cảm biến mưa được gắn ngoài trời.


- Bộ phận điều chỉnh độ nhạy cần được che chắn.

2.3.2 Nguyên lý hoạt động


- Mạch cảm biến mưa hoạt động bằng cách so sánh hiệu điện thế của
mạch cảm biến nằm ngoài trời với giá trị định trước (giá trị này thay đổi được
thông qua biến trở màu xanh) từ đó phát ra tín hiệu đóng/ngắt qua chân D0.
- Khi cảm biến khô ráo (trời không mưa), chân D0 của module cảm
biến sẽ được giữ ở mức cao (5V-12V). Khi có nước trên bề mặt cảm biến (trời
mưa), đèn LED màu đỏ sẽ sáng lên, chân D0 được kéo xuống thấp (0V).
- Mạch hoạt động với nguồn 5V.

2.3.3 Hình ảnh thực tế

Hình 2.7: Cảm biến mưa thực tế

16
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
3.1 Sơ đồ khối

Hình 3.1: Sơ đồ khối mạch điều khiển


3.2 Chức năng mỗi khối
- Khối nguồn nuôi: là khối tạo ra điện áp 5V cung cấp dòng nuôi vi
điều khiển Atmega328P và toàn bộ linh kiện trong mạch

- Khối xử lý trung tâm: sử dụng vi điều khiển Atmega328P được lập


trình để điều khiển toàn bộ hoạt động của mạch.

- Khối cảm biến.

3.2.1 Khối nguồn

Hình 3.2: Sơ đồ khối nguồn

17
Điện áp đầu vào 5V: cấp cho vi điều khiển.

+ Điện áp đầu vào 12V: cấp cho module điều khiển động cơ L298.

+ Điện áp đầu vào 12V được đưa vào module hạ áp 3A LM2596 để tạo
ra điện áp 5V. Điện áp 5V cấp đi cho vi điều khiển.
3.2.2 Khối cảm biến
a. Quang trở
Quang trở là loại cảm biến ánh sáng, nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện
tượng quang điện trong.

Khi ánh sáng kích thích chiếu vào quang trở thì nội trở của quang trở sẽ
thay đổi giảm xuống. Nhưng khi ánh sáng ngừng kích thích thì nội trở tăng.

Hình 3.3: Cảm biến quang trở [14]

Các thông số kỹ thuật:

- Điện áp: 250V DC.


- Công suất: 200mW.
- Điện trở kháng ánh sáng: (10 ÷ 20)K.
- Điện trở kháng tối: 2M.- Nhiệt độ môi trường: (-30 ÷ +70)°C.
- Giá trị γ (1000|10): 0,6.
- Thời gian đáp ứng tăng: 30ms.
- Thời gian đáp ứng giảm: 30ms.

18
b. Cảm biến mưa

Hình 3.4: Module cảm biến mưa [15]


 Các thông số của cảm biến:
- Kích thước tấm cảm biến mưa: (54 x 40) mm.
- Kích thước board PCB: 30 x 16mm.
- Điện áp: 5V.
- Đầu ra: đầu ra kỹ thuật số (0 và 1) và đầu ra tương tự điện áp A0.
- Có đèn báo hiệu nguồn và đầu ra.
- Đầu ra TTL, tín hiệu đầu ra TTL có giá trị thấp. Có thể điều khiển
trực tiếp rơ le, còi, quạt...
- Độ nhạy có thể được điều chỉnh thông qua chiết áp.
- LED sáng lên khi không có mưa đầu ra cao, có mưa, đầu ra thấp LED
tắt.

 Chế độ kết nối:


- VCC: Nguồn.
- GND: Đất.
- D0: Đầu ra tín hiệu TTL chuyển đổi.
- A0: Đầu ra tín hiệu Analog
3.2.3 Khối vi xử lý
Bộ vi điều khiển (Micro-Controller) là mạch tích hợp trên một chip có
thể lập trình được dùng để điều khiển hoạt động của hệ thống. Theo các
tập lệnh của người lập trình, bộ vi điều khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông
tin, xử lý thông tin, đo thời gian và tiến hành đóng mở một cơ cấu nào đó.

19
a. Cấu trúc của ATmega328P [4]

Hình 3.5: Atmega328P thực tế [16]


Cấu hình của Atmega328P:

Bảng 3.1: Cấu hình của Atmega328P [4]

Tính năng, đặc điểm ATmega328P


Số pin 32
Flash (KB) 32
SRAM (KB) 2
EEPROM (KB) 1
General Purpose I/O pins 27
SPI 2
TWI (I2C) 2
USART 2
ADC 10-bit 15 ksps
Kênh ADC 8
Độ trễ lan truyền AC 400ns
Bộ đếm thời gian/bộ đếm 8 bit 2
Bộ đếm thời gian/bộ đếm 16 bit 3
Kênh PWM 10
PTC Có sẵn
Phát hiện lỗi đồng hồ (CFD) Có sẵn
Bộ điều chế so sánh đầu ra (OCM1C2) Có sẵn

20
b. Sơ đồ chân chức năng [4]

Hình 3.6: Sơ đồ chân chức năng của ATmega328P [4]


Chức năng các chân như sau:

- VCC: điện áp cung cấp kỹ thuật số.


- GND: chân nối mát.
- Port B (PB [7: 0]) XTAL1 / XTAL2 / TOSC1 / TOSC2:

Port B là cổng I/O 8 bit hai chiều với các điện trở kéo lên bên trong
(được chọn cho mỗi pin). Bộ đệm đầu ra của port B có các đặc tính ổ đĩa đối
xứng với cả khả năng chìm và nguồn cao. Là đầu vào, các chân của cổng B
được kéo thấp bên ngoài sẽ cấp nguồn nếu các điện trở kéo lên được kích
hoạt. Các chân của port B được xác định trong một điều kiện đặt lại ngay cả
khi đồng hồ không chạy.

Tùy thuộc vào cài đặt cầu chì lựa chọn đồng hồ, PB6 có thể được sử
dụng làm đầu vào cho bộ khuếch đại dao động đảo ngược và đầu vào cho
mạch vận hành đồng hồ bên trong.
21
Tùy thuộc vào cài đặt cầu chì lựa chọn đồng hồ, PB7 có thể được sử
dụng làm đầu ra từ bộ khuếch đại dao động đảo ngược.

Nếu bộ tạo dao động RC hiệu chuẩn bên trong được sử dụng làm
nguồn xung nhịp chip, PB [7: 6] được sử dụng làm đầu vào TOSC [2: 1] cho
bộ đếm timer/counter2 nếu bit AS2 trong ASSR được đặt.

- Port C (PC [5: 0]): port C là cổng I/O hai chiều 7 bit với các điện
trở kéo lên bên trong (được chọn cho mỗi pin). Bộ đệm đầu ra PC [5: 0] có
các đặc tính ổ đĩa đối xứng với cả khả năng chìm và nguồn cao. Là đầu vào,
các chân của port C được kéo thấp ra bên ngoài sẽ cấp nguồn nếu các điện trở
kéo lên được kích hoạt. Các chân của port C được xác định trong điều kiện
đặt lại ngay cả khi đồng hồ không chạy.
- PC6/RESET:

Nếu RSTDISBL Fuse được lập trình, PC6 được sử dụng làm chân I/O.
Lưu ý rằng các đặc tính điện của PC6 khác với các chân khác của Port C.

Nếu RSTDISBL Fuse không được lập trình, PC6 được sử dụng làm
đầu vào đặt lại. Mức thấp trên chân này trong thời gian dài hơn, độ dài xung
tối thiểu sẽ tạo ra cài đặt lại, ngay cả khi đồng hồ không chạy. Các xung ngắn
hơn không được đảm bảo để cài đặt lại.

Các tính năng đặc biệt khác nhau của port C được xây dựng trong
phần chức năng thay thế của Port C.

- Port D (PD[7: 0]): port D là cổng I/O 8 bit hai chiều với các điện trở
kéo lên bên trong (được chọn cho mỗi pin). Bộ đệm port D đầu ra có các đặc
tính ổ đĩa đối xứng với cả khả năng chìm và nguồn cao. Là đầu vào, các chân
của port D được kéo bên ngoài ở mức thấp sẽ cấp nguồn nếu các điện trở kéo
lên được kích hoạt. Các chân của port D được xác định trong một điều kiện
đặt lại ngay cả khi đồng hồ không chạy.
- Port E (PE [3: 0]): port E là cổng I/O 4 bit hai chiều với các điện trở
kéo lên bên trong (được chọn cho mỗi pin). Bộ đệm đầu ra port E có các đặc

22
tính ổ đĩa đối xứng với cả khả năng chìm và nguồn cao. Là đầu vào, các chân
của port E được kéo thấp bên ngoài sẽ cấp nguồn nếu các điện trở kéo lên
được kích hoạt. Các chân của port E được xác định trong một điều kiện đặt lại
ngay cả khi đồng hồ không chạy.
- AVcc: AVcc là chân điện áp cung cấp cho bộ chuyển đổi A/D, PC
[3: 0] và PE [3: 2]. Nó nên được kết nối bên ngoài với Vcc, ngay cả khi ADC
không được sử dụng. Nếu ADC được sử dụng, nó sẽ được kết nối với Vcc
thông qua bộ lọc thông thấp. Lưu ý rằng PC [6: 4] sử dụng điện áp cung cấp
kỹ thuật số, Vcc.
- AREF: là chân tham chiếu tương tự cho bộ chuyển đổi A/D.
- ADC[7:6]: Trong gói TQFP và VFQFN, ADC [7: 6] đóng vai trò là
đầu vào tương tự cho bộ chuyển đổi A/D. Các chân này được cung cấp bởi
nguồn cung cấp tương tự và phục vụ như các kênh ADC 10 bit.

23
3.2.4 Khối chấp hành

Hình 3.7: Module điều khiển động cơ L298


Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ
DC, dòng tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diot bảo vệ và IC nguồn
7805 giúp cấp nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu
nguồn cấp <12VDC).

Thông số kỹ thuật [6]:

- IC chính: L298 - Dual Full Bridge Driver.


- Điện áp đầu vào: 5~30VDC.
- Công suất tối đa: 25W 1 cầu (lưu ý công suất = dòng điện x điện áp
nên áp cấp vào càng cao, dòng càng nhỏ, công suất có định 25W).
- Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A.
- Mức điện áp logic: Low: 0.3V~1.5V, High: 2.3V~5V.
- Kích thước: 43x43x27mm.

24
3.3 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.8: Sơ đồ thiết kế mạch điều khiển giàn phơi thông minh

25
3.4 Lưu đồ thuật toán

Begin

đúng
auto/hand = 0
sai

Chế độ tay Chế độ auto

sai

sai
sai
NN_out = 0 Cbm = 0

sai
NN_in = 0 Cbas < 980
đúng đúng

đúng
Động cơ quay Động cơ quay đúng
thuận nghịch
Động cơ quay nghịch
Động cơ quay
thuận
sai sai
sai sai
Ctht1 = 0 Ctht2 = 0

Ctht2 = 0 Ctht1 = 0

đúng đúng
đúng đúng

Stop

Hình 3.9: Lưu đồ thuật toán

Trong đó:

+ NN_out: nút nhấn kéo quần áo ra


+ NN_in: nút nhấn kéo quần áo vào
+ Cbm: cảm biến mưa
+ Cbas: cảm biến ánh sáng
+ Ctht1: công tắc hành trình 1
+ Ctht2: công tắc hành trình 2

26
3.5. Mạch điều khiển giàn phơi

27
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu với đề tài nghiên cứu giàn phơi thông
minh sử dụng arduino. Qua quá trình thực hiện đồ án, em đã tìm hiểu và nắm
vững được một số kiến thức như sau:

- Kiến thức về cảm biến: cảm biến quang sử dụng quang trở và cảm
biến mưa.
- Kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của arduino nano.
- Biết sử dụng các phần mềm lập trình, thiết kế mạch in, mô phỏng
mạch điều khiển giàn phơi.
- Hệ thống thiết kế thực hiện được 2 chế độ bán tự động và tự động:

+ Chế độ bán tự động: sử dụng 2 nút nhấn tự phục hồi, 1 nút nhấn có
tác dụng đưa quần áo bên ngoài mái che, 1 nút nhấn có tác dụng thu quần áo
vào bên trong mái che theo ý người dùng.

+ Chế độ tự động: sử dụng cảm biến mưa và cảm biến ánh sáng. Khi
trời sáng hoặc không mưa thì quần áo sẽ tự động được đưa ra khỏi mái che,
còn khi trời tối hoặc trời mưa thì quần áo sẽ được thu về bên trong mái che.

28
PHỤ LỤC

Code nạp vào arduino nano điều khiển mạch giàn phơi thông minh

// chan A la chan su dung tin hieu tuong tu(analog)

// chan D là chan su dung tin hieu so(digital)

#define inC 4

#define inD 5 //inC=1,inD=0: thuan inC=0,inD=1:nghich

#define enB 6 //pwm: 0->255

#define ws 8 //water sensor -----------ko mua:1 có mưa:0

#define ls A0 //quang sensor --------- chi so ADC tu 0 den 1023 --- >
as(980): troi toi --- < as(980):troi sang

#define auto_hand 7 //button mode auto/hand----------hand: 0 auto: 1

#define NN_in 2 // nut nhan cho quan ao vào-----nhấn:0 nhả:1

#define NN_out 3 //nut nhan cho quan ao ra-------nhấn:0 nhả:1

#define ctht1 10 //cong tac hanh trinh vao--------nhấn:0 nhả:1

#define ctht2 11 // cong tac hanh trinh ra--------nhấn:0 nhả:1

int as=980; //cuong do anh sang adc thu ve

//*********** khai bao ham************

//******a = 0 or 1 or 2

//trong do: 0: motor=stop ,1: motor =thuan, 2: motor=nghich

void Motor(int a); //khai bao ham

29
int in=1,out=1; //khai bao bien

int cbas=1,cbm=1; // khai bao bien

void setup()

pinMode(inC,OUTPUT);

pinMode(inD,OUTPUT);

pinMode(enB,OUTPUT);

pinMode(ws,INPUT);

pinMode(ls,INPUT);

pinMode(NN_in,INPUT);

pinMode(NN_out,INPUT);

pinMode(ctht1,INPUT);

pinMode(ctht2,INPUT);

pinMode(auto_hand,INPUT);

Serial.begin(9600);

void loop()

int d=digitalRead(7);

30
Serial.println(analogRead(ls));

// Serial.println(out);

if(d == 0)

if(digitalRead(NN_out) == 0&&in==1)

out=0;

if(digitalRead(NN_in) == 0&&out==1)

in=0;

if(out==0 && digitalRead(ctht1) == 1)

Motor(1);

else

31
{

if(in == 0 && digitalRead(ctht2) == 1)

Motor(2);

else

Motor(0);

in=out=1;

else

if(d == 1)

if(analogRead(ls) > as&&cbm==1)

cbas=0;

32
if(digitalRead(ws)==0&&cbas==1)

cbm=0;

if((cbm == 0 || cbas==0) && digitalRead(ctht2) == 1 )

Motor(2);

else

if(cbas==1 && digitalRead(ctht1) == 1)

cbm=digitalRead(ws);

if(cbm==0&&digitalRead(ctht2) == 0)

Motor(0);

else

33
{Motor(1);}

else

Motor(0);

if(analogRead(ls)>as) cbas=0;

else cbas=1;

if(digitalRead(ws)==0) cbm=0;

else cbm=1;

void Motor(int a) //viet ham

if(a == 0)

digitalWrite(inC,HIGH);

34
digitalWrite(inD,LOW);

analogWrite(enB,0);

else if(a == 1)

digitalWrite(inC,HIG

H);

digitalWrite(inD,LO

W);

analogWrite(enB,200)

else if(a == 2)

digitalWrite(inC,LOW);

digitalWrite(inD,HIGH);

analogWrite(enB,200);

35

You might also like