Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên SV: Trương Quốc Thái

Mã số SV: 21117041
Lớp:

I.LÝ THUYẾT:
Anh (chị) hãy làm rõ hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa và mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với tính hai mặt
của lao động sản xuất hàng hóa?

II. BÀI TẬP CỦNG CỐ


Bài 1: Có 5 cơ sở sản xuất một loại sản phẩm, có thời gian lao động để tạo ra
sản phẩm như sau:
Công ty A tốn thời gian 1,5h/SP – sản xuất ra 200 SP; Công ty B là 2h/SP – sản xuất
ra 260 SP; Công ty C là 2,5h/SP – sản xuất ra 180 SP; Công ty D là 4h/SP – sản xuất
ra 220 SP; Công ty E là 2,5h/SP – sản xuất ra 140 SP. Hỏi: thời gian lao động xã hội
cần thiết là bao nhiêu? Công ty nào SX có lời, giải thích vì sao?

Bài 2: Trong 10 giờ SX được 20 SP, có tổng giá trị là 100 USD. Hỏi: Tổng giá
trị SP làm ra trong ngày là bao nhiêu và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần
b. Năng suất lao động giảm 2 lần
c. Cường độ lao động tăng lên 2 lần
d. Cường độ lao động giảm 2 lần

Chúc các em làm bài tốt.


Bài Làm
I.
*Bất cứ hàng hóa nào cũng bao gồm hai thuộc tính là giá trị sử dụng và
giá trị:
- Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu
cầu nào đó của con người. (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần,
nhu cầu cá nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất…). Đối với giá trị sử
dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:
• Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định
• Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi
khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều
thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích
khác nhau.
• Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi
phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.
• Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa
mà cho người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở
hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác,
sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó
được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được
với nhau. Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:
• Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
• Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa
* Theo lý thuyết của Mác, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính không phải do
hai lao động tạo ra mà bởi vì lao động của người sản xuất hàng hóa có
tính hai mặt. Cụ thể tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là
lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục
đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng, công cụ lao động riêng,
phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá
trị sử dụng của hàng hoá:
+ Đặc trưng của lao động cụ thể:
• Thứ nhất, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất
định bởi mỗi lao động cụ thể sẽ có một mục đích riêng, công cụ
lao động riêng, đối tượng lao động riêng. Chính những cái
riêng đó đã làm cho lao động cụ thể này khác với lao động cụ
thể kia.
• Thứ hai, lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao động
xã hội. Trong xã hội, không một ai có thể đảm nhận toàn bộ các
công việc, người ta chỉ có thể đảm nhiệm một công việc, một
lao động cụ thể nhất định. Bởi vậy cần có sự phân công lao
động xã hội. Hay nói cách khác, càng xuất hiện nhiều lao động
cụ thể thì phân công lao động xã hội càng chi tiết, sản xuất
hàng hóa càng phát triển.
• Thứ ba, lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. Lao động cụ thể
tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái kinh tế
xã hội nào.
• Thứ tư, lao động cụ thể ngày càng trở nên đa dạng, phong phú
và có tính chuyên môn hóa cao.
- Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có trong sản xuất và
trao đổi hàng hóa bởi vì, chỉ trong sản xuất và trao đổi hàng hóa mới
cần quy các lao động khác nhau thành lao động chung, đồng nhất
làm cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
+ Đặc trưng của lao động trừu tượng:
• Thứ nhất, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Khi
xét về mặt lao động trừu tượng, người ta có thể so sánh giá trị
của hàng hóa này với các hàng hóa khác.
• Thứ hai, lao đông trừu tượng là một phạm trù lịch sử chỉ tồn
tại trong nền kinh tế hàng hóa. Do lao động trừu tượng tạo ra
giá trị của hàng hóa cho nên khi hai hàng hóa khác nhau trao
đổi với nhau thì cần căn cứ theo nguyên tắc trao đổi ngang giá.
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với tính hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa:
- Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:
• Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một
sản phẩm, hàng hóa. Phải có đủ hai thuộc tính này sản phẩm,
vật phẩm đó mới được gọi là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai
thuộc tính, thì sản phẩm, vật phẩm không được coi là hàng hóa.
• Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục
đích của họ là mặt giá trị (tức là lợi nhuận) chứ không phải là
giá trị sử dụng. Trong tay người bán có giá trị sử dụng, tuy
nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối với
người mua, họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để có giá trị sử
dụng, trước hết họ cần thực hiện giá trị hàng hóa sau đó mới có
thể chi phối giá trị sử dụng. Vì vậy mâu thuẫn giữa hai thuộc
tính này chính là quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị
hàng hóa là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian.
Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện trước (trên thị
trường), quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau (trong
tiêu dùng). Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì
sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.
Tóm lại, giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa vừa thống nhất vừa
mâu thuẫn với nhau.
- Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
• Lao động cụ thể: mỗi người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì,
sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và việc riêng của họ. Vì
vậy, lao động cụ thể mang tính chất tư nhân.
• Lao động trừu tượng, khi gạt bỏ các hình thức cụ thể thì lao
động của người sản xuất hàng hóa chỉ được xét là một bộ
phận của toàn bộ lao động xã hội nên nó có tính chất xã hội.
• Phân công lao động xã hội sẽ tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa những người sản xuất hàng hóa, họ làm việc cho nhau
thông qua trao đổi hàng hóa. Từ đó, tính chất hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa sẽ phản ánh tính chất tư nhân và tính
chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa. Tính
chất tư nhân và tính chất xã hội có tính mâu thuẫn:
+Sản phẩm của người sản xuất hàng hóa tư nhân tạo ra có
thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội.
+Mức tiêu hao hao phí lao động cá biệt cao hơn mức tiêu
hao mà xã hội có thể chấp nhận được.
Hậu quả của việc mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là
cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Đây có thể được coi là mầm mống của
mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn
đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động vừa tiềm ẩn khả năng khủng
hoảng.
II.
B1:
- Thời gian lao động xã hội cần thiết = 2,5H
- Công ty nào SX có lời: Cty A và Cty B. Vì hai công ti này có thời
gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết nên sẽ có
năng suất cao tạo lợi thế cạnh tranh và có lời.
B2:
a. Giá trị tổng sản phẩm trong ngày không thay đổi. Giá trị của 1 sản
phẩm sẽ hạ từ 5 xuống còn 2,5 đô la.
b. Giá trị tổng sản phẩm trong ngày không thay đổi. Giá trị của 1 sản
phẩm sẽ tăng từ 5 lên 10 đô la.
c. Giá trị tổng sản phẩm trong ngày là 200 đô la. Giá trị của 1 sản phẩm
không đổi.
d. Giá trị tổng sản phẩm trong ngày là 50 đô la. Giá trị của 1 sản phẩm
không đổi.

You might also like