Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN


Môn: Kế Toán Tài Chính III

Dạng đề bài: Dạng C

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bình

Nhóm lớp: 221ACT14A02

Nhóm: 12

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 12

Họ và tên Mã Sinh viên STT

1. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (NT) 18G402023 57


SĐT: 0342181198
2. Ngô Thị Thà 18G402026 63

3. Nguyễn Thị Hoài 21A4020203 22

4. Phạm Thị Lan Hương 22A4020455 26

5. Cao Hoàng Quân 21A4020478 82

6. Hoàng Mai Phương 22A4020214 54

7. Nguyễn Thị Dịu 22A4020366 11

1
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM

I/Quá trình hoàn thành bài thảo luận

1.Nhận dạng đề tài, tiến hành họp nhóm và phổ biến nội dung công việc.

2.Phân công theo bố cục bài thảo luận và chuyên môn từng thành viên.

3. Họp nhóm chỉnh sửa

4. Bổ sung bài

5. Tổng hợp

 Hoàn thành đúng thời hạn được giao


 Đáp ứng đủ yêu cầu nội dung
 Trình bày hợp lý
 Đầy đủ các báo cáo kèm theo bản mềm, bản cứng

II/ Đánh giá các thành viên

 1.Các thành viên đều có ý thức tham gia làm bài thảo luận nhiệt tình
 2. Họp nhóm, sửa bài, bổ sung bài đầy đủ
 3.Cộng tác với nhau ăn ý

2
III/ Phân chia công việc

BÀI TẬP LỚN MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3 - DẠNG C

Phân chia công việc


Thành viên
Deadline Nhiệm vụ thực hiện Trạng thái
  CÂU 1:    

Trinh bày phương pháp phân loại các nhóm TSTC


29/9/2022 Nguyễn Thị Hoài Hoàn thành
theo IFRS 09; nguyên tắc hạch toán từng nhóm

  CÂU 2:    

2.1. So sánh khái quát sự khác biệt về trình bày


29/9/2022
Báo cáo tài chính của NHTM và DN phi tài chính
Ngô Thị Thà Hoàn thành
2.2. Giá trị hợp lý là gì? Vai trò của giá trị hợp lý
29/9/2022
trong kế toán công cụ tài chính

Có quan điểm cho rằng, kế giá trị hợp lý là nguyên


nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính 2006- Nguyễn Thị Ngọc
29/9/2022 Hoàn thành
2007. Tại sao có quan điểm này? Quan điểm của Quỳnh
nhóm là gì?
  PHẦN B: BÀI TẬP - BÀI TẬP 4    
1. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ,
29/9/2022 Cao Hoàng Quân Hoàn thành
phản ánh vào TK chữ T của TK 47
2. Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh cho
29/9/2022 từng loại ngoại tệ, biết tỷ giá vốn bình quân tính Phạm Thị Lan Hương Hoàn thành
vào cuối kỳ
3. Đánh giá trạng thái ngọai tệ cuối kỳ cho từng
29/9/2022 ngọai tệ. Nhóm tự cho tỷ giá cuối kỳ của các ngoại Nguyễn Thị Dịu Hoàn thành
tệ

30/9/2022 IV. WORD + IN Hoàng Mai Phương Hoàn thành


Cao Hoàng Quân &
Nguyễn Thị Ngọc
30/9/2022 V. POWER POINT Hoàn thành
Quỳnh & Ngô Thị
Thà
Nguyễn Thị Hoài &
30/9/2022 V. BÁO CÁO BẰNG VIDEO NGẮN Nguyễn Thị Ngọc Hoàn thành
Quỳnh

3
PHẦN A

Câu 1: Trình bày phương pháp phân loại các nhóm TSTC theo IFRS 09; nguyên
tắc hạch toán từng nhóm?

Có 2 cơ sở để phân loại TSTC:


(1) Thử nghiệm mô hình kinh doanh (BM -Business model):mô hình kinh doanh
của doanh nghiệp đối với việc quản lý các tài sản tài chính.
- Nắm giữ TSTC để hưởng các dòng tiền theo hợp đồng (thời gian nắm giữ dài
hạn)
VD:cho vay, trái phiếu
- Bán trước hạn, nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá với mục đích kinh doanh
(mua, bán liên tục trong ngắn hạn)
VD: mua cổ phiếu, bán hưởng chênh lệch giá.
- Cả hai mục tiêu hưởng các dòng tiền và chênh lệch giá:
VD: mua trái phiếu (5 năm, 12%) có thể bán trước hạn nếu giá thì trường tăng.
(2) Thử nghiệm dòng tiền theo hợp đồng(SPPI – Soly payments of principals and
interest): các dòng tiền theo hợp đồng là các luồng tiền phát sinh tại các thời
điểm xác định, bao gồm các khoản hoàn trả nợ gốc và lãi suất phát sinh trên giá
trị còn lại của nó.
Công cụ nợ ( VD: trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cho vay…): SPPI
Công cụ vốn (equity): không thoã mãn SPPI ( không xác định P+1)

Dựa trên hai cơ sở trên IFRS 09 chia tài sản tài chính thành 3 nhóm chính:

-Nhóm 1: Nhóm TSTC phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua BC Lãi/Lỗ (FVTPL –
fair value through profit or loss)

+ Gồm các TSTC không thoã mãn các điều kiện của tài sản tài chính theo giá trị phân
bổ và FVTOTC ( bao gồmcar các công cụ phái sinh và các khoản đầu tư vào tài sản
vốn
+ các tài sản tài chính được chỉ định vào nhóm FVTPL để giảm thiểu sự thiếu nhất
quán trong kế toán

4
- Nhóm 2: Nhóm TSTC phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua BC Thu nhậptoàn diện
khác OCI (FVOCI) ( Cấu phần VCSH/Bảng cân đối kế toán)
+ Các khoản đầu tư vào công cụ nợ thoã mãn các điều kiện sau:
(a) Dòng tiền theo hợp đồng chi bao gồm các khoản thanh toán gốc và lãi
(b) Mục đích của mô hình kinh doanh là để thu các dòng tiền theo hợp đồng và để
bán

+ Các khoản đầu tư vào công cụ vốn không được nắm giữ vì mục đích kinh doanh;
không phải khoản thanh toán tiềm tàng trong hợp nhất kinh doanh và được chỉ định
vào nhóm này

- Nhóm 3: Nhóm TSTC phản ánh theo giá trị phân bổ (AC – amortized cost)
Áp dụng đối với các khoản đầu tư vào công cụ nợ thoã mãn các điều kiện sau:
+ Dòng tiền theo hợp đồng chi bao gồm các khoản thanh toán gốc và lãi
+ Mục đích của mô hình kinh doanh là để thu các dòng tiền theo hợp đồng
 Nguyên tắc hạch toán từng nhóm
1. Ghi nhận lần đầu theo giá trị hợp lý
2. Chi phí giao dịch:
- Nhóm FVTPL: không được vốn hoá
- Các nhóm khác: được vốn hoá
3. Ghi nhận TSTC kỳ tiếp theo

Nhóm TSTC Giá trị ghi nhận Điều chỉ FV


Phản ánh theo Giá trị phân Giá trị phân bổ Không thay đổ
bổ Phản ánh thu nhập lãi theo
BM: (1) lãi suất thực
Phản ánh FV thông qua Giá trị hợp lý ( theo giá thị Điều chỉnh chênh lệch FV
P/L trường) vào báo cáo kết quả kinh
BM: (2) doanh
Phản ánh theo FV thông Giá trị hợp lý ( theo thị Điều chỉnh chênh lệch FV
qua OCI trường) vào báo cáo OCI ( vốn
BM: (1)+ (2) + Bước 1: phản ánh thu CSH)
nhập lãi thực
+ Bước 2: điều chỉnh theo
FV

5
Ví dụ: Mua trái phiếu vào ngày 1/1/X, trái phiếu có thời hạn 5 năm mệnh giá 200. Lãi
suất 10%, trả hàng năm vào cuối mỗi năm, giá mua 186 và chi giao dịch là 4.
Cho biết giá trị thị trường tại các thời điểm BCTC:

Thời điểm báo cáo 31/12/X 31/12/X1 31/12/X2

Giá trị thị trường 189 184 186

TH1: DN phân loại TP vào nhóm FV/PL ( TP mua để bán), giả sử vào đầu năm
X2 đơn vị sẽ bán trái phiếu này vào đầu năm X2 với giá 187,2
Tại thời điểm ban đầu 1/1/X
Nợ TK FV/PL: 186
Có TK TGNH: 186
Nợ TK CF giao dịch/KD: 4
Có TK TGNH: 4
Tại các thời điểm báo cáo tiếp theo
31/12/X: FV=189
Nợ TK FV/PL: 3
Có TK Thu kinh doanh TSTC: 3
Phản ánh thu nhập lãi
Nợ Tk TGNH: 20
Có TK Thu nhập lãi: 20
31/12/X1: FV=184
Nợ TK CF kinh doanh: 5
Có TK FV/PL: 5
Phản ánh thu nhập lãi
Nợ Tk TGNH: 20
Có TK Thu nhập lãi: 20
Tháng 3/X2 bán với giá 187,2
Nợ TK TGNH: 187,2
6
Có TK FV/PL: 184
Có TK Thu kinh doanh CK: 3,2

TH2: DN phân loại TP vào nhóm phản ánh theo giá trị phân bổ
Tính IRR

1/1/X -190
31/12/X 20
31/12/X1 20
31/12/X2 20
31/12/X3 20
31/12/X4 210
IRR= 11,4%
Bảng giá trị phân bổ
Năm Giá trị đầu Thu nhập Tiền lãi Chiết khấu Giá trị cuối
kỳ lãi nhận được kỳ
X 190 21,66 20 1,66 191,66
X1 191,66 21,85 20 1,85 193,51
X2 193,51 22,06 20 2,06 195,57
X3 195,57 22,29 20 2,29 197,86
X4 197,86 22,57 20 2,57 200

Ghi nhận ban đầu 1/1/X


Nợ TK TSTC phản ánh theo giá trị phân bổ: 190
Có TK TGNH: 190
31/12/X:
Nợ TK TSTC phản ánh theo giá trị phân bổ: 1,66
Nợ TK TGNH: 20
Có TK Thu nhập lãi: 21,66
31/12/X1:
Nợ TK TSTC phản ánh theo giá trị phân bổ: 1,85
Nợ TK TGNH: 20

7
Có TK Thu nhập lãi: 21,85
Năm X2,X3,X4 hạch toán tương tự
Đáo hạn:
Nợ TK TGNH: 200
Có TK TSTC phản ánh theo giá trị phân bổ: 200
TH 3: DN phân loại TSTC này vào nhóm phản ánh theo FV thông qua OCI( giả
sử đơn vị dự tính nắm giữ lâu dài nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ bán).
Cho biết DN sẽ bán vào đầu năm T2 với giá 187,2
Ghi nhận ban đầu 1/1/X
Nợ TK FVOCI: 190
Có Tk TGNH: 190
31/12/X
Bảng phân bổ chiết khấu
Năm Giá trị đầu Thu nhập Tiền lãi Chiết khấu Giá trị cuối
kỳ lãi nhận được kỳ
X 190 21,66 20 1,66 191,66
X1 191,66 21,85 20 1,85 193,51
X2 193,51 22,06 20 2,06 195,57
X3 195,57 22,29 20 2,29 197,86
X4 197,86 22,57 20 2,57 200

Phản ánh thu nhập lãi


Nợ TK FVOCI: 1,66
Nợ TK TGNH: 20
Có TK Thu nhập lãi: 21,66
Phản ánh theo FV( FV=189)
Nợ TK chênh lệch giá trị hợp lý (FV) của TSTC: 2,66
Có TK FVOCI: 2,66
31/12/X1
Phản ánh thu nhập lãi
Nợ TK FVOCI: 1,85
Nợ TK TGNH: 20
Có TK Thu nhập lãi: 21,85

8
Phản ánh theo FV( FV=184)
Nợ TK chênh lệch giá trị hợp lý (FV) của TSTC: 6,85
Có TK FVOCI: 6,85
Đầu năm X2 bán với giá 187,2
Nợ TK TGNH: 187,2
Nợ TK Chi kinh doanh CK: 6,31
Có TK FVOCI: 184
Có TK chênh lệch FV của TSTC: 9,51

Câu 2: Kế toán công cụ tài chính trong các NHTM.


2.1) So sánh khái quát sự khác biệt về trình bày báo cáo tài chính của NHTM và
DN phi tài chính.
I. VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
a. Phần tài sản
BẢNG CĐKT NGÂN HÀNG BẢNG CĐKT DOANH NGHIỆP
Khoản mục (KM) tiền: Khoản mục (KM) tiền
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý - Tiền
- Tiền gửi tại NHNN - Các khoản tương đương tiền
- Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng
và cho vay các tổ chức tín dụng khác
- Việc phân biệt số dư tiền gửi của ngân
hàng tại các ngân hàng khác và tại các
đơn vị khác trên thị trường tiền tệ là cần
thiết để đánh giá mối liên hệ và sự độc lập
của ngân hàng này với ngân hàng khác và
với thị trường tiền tệ
KM cho vay khách hàng (hoạt động tín KM phải thu khách hàng: Về bản chất
dụng của ngân hàng) thì hình thức bán chịu cho khách hàng
làm xuất hiện KM phải thu khách hàng
cũng là hoạt động tín dụng của doanh
nghiệp (Giống Tín dụng thương mại)
KM các công cụ tài chính phái sinh và các Không có khoản mục này
tài sản tài chính khác
Không có khoản mục này KM hàng tồn kho
KM bất động sản đầu tư
KM chứng khoán kinh doanh KM các khoản đầu tư tài chính ngắn
KM chứng khoán đầu tư hạn.
KM góp vốn đầu tư dài hạn KM các khoản đầu tư tài chính dài hạn
KM tài sản cố định (bao gồm tài sản cố KM tài sản cố định
định hữu hình và vô hình)
9
KM tài sản có khác KM tài sản ngắn hạn khác KM tài sản
dài hạn khác

b. Phần nguồn vốn


BẢNG CĐKT NGÂN HÀNG BẢNG CĐKT DOANH NGHIỆP
Khoản mục nợ phải trả: Khoản mục nợ phải trả:
- Tiền gửi của các ngân hàng và tổ - Nợ ngắn hạn
chức tương tự - Nợ dài hạn
- Tiền gửi từ thị trường tiền tệ
- Tiền gửi của KH
- Chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu,
hối phiếu và các chứng chỉ nhận
nợ, các khoản đi vay khác…
Khoản mục VCSH: Khoản mục VCSH:
- Vốn góp - Vốn góp chủ sở hữu
- Các khoản dự trữ, các quỹ - Thặng dư vốn cổ phần
- Lợi nhuận chưa phân phối - Cổ phiếu quỹ
- Các quỹ
- Lợi nhuận chưa phân phối

c. Phần ngoại bảng


BẢNG CĐKT NGÂN HÀNG BẢNG CĐKT DOANH NGHIỆP
Các khoản tín dụng gián tiếp như: bảo - Phản ánh những tài sản hiện có ở DN
lãnh nợ, bảo lãnh thanh toán, thư tín nhưng ko thuôc quyền sở hữu hoặc kiểm
dụng, bảo lãnh dự thầu. bảo lãnh thực soát lâu dài của DN như:
hiện hợp đồng,..các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn Tài sản thuê ngoài: vật tư, hàng hóa nhận
ngắn hạn phát sinh từ việc sử dụng hàng giữ hộ, nhận gia công; hàng hóa nhận
hóa giao nhận tài sản đảm bảo, các cam bán hộ, nhận ký gửi.
kết bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá…. - phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã đc
Các cam kết của ngân hàng với khách phản ánh ở các tài khoản trong bảng
hàng trong việc thực hiện các giao dịch CĐKT, nhưng cần theo dõi để phục vụ
trong tương lại: các hợp đồng giao dịch yêu cầu quản lý như: nợ khó đòi đã xử
lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ,… lý, ngoại tệ các loại, dự toán chi sự
nghiệp.

II. VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH


Báo cáo KQKD của ngân hàng và doanh nghiệp đều gồm 2 phần là:
(1) Lãi, lỗ
(2) Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước
Tuy nhiên có sự khác biệt ở phần (1), cụ thể là:
BÁO CÁO KQKD NGÂN HÀNG BÁO CÁO KQKD DOANH NGHIỆP
(1) Lãi, lỗ (1) Lãi, lỗ
10
- Thu từ lãi:là những khoản thu từ hoạt - Doanh thu thuần: doanh thu bao gồm
động tín dụng, đầu tư, từ khoản tiền gửi doanh thu bán HHDV, DT tài chính, các
ở các TCTD khác khoản giảm trừ DT trong kỳ
- Chi trả lãi: gồm các khoản chi trả lãi - Chi phí bao gồm: GVHB, CPTC, CP
tiền gửi, chi trả lãi tiền vay… quản lý, CP bán hàng trong kỳ
- Thu nhập ròng = Thu từ lãi – Chi từ - Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần –
lãi Chi phí
- Thu ngoài lãi: là những khoản thu - Thu nhập khác và chi phí khác: những
nhập từ những dịch vụ NHTM cung cấp khoản thu và CP không phục vụ HĐKD
cho khách hàng và thu nhập do HĐKD trong kỳ
khác tạo ra - Lợi nhuận bao gồm: LN từ HĐKD, LN
- Chi ngoài lãi: gồm các khoản chi như từ HĐ khác, LNST là lãi cổ tức (nếu có)
chi khách về hoạt động huy động vốn, Nghĩa vụ thuế TNDN bao gồm: Thuế
chi về dịch vụ thanh toán và ngân TNDN phải nộp trong kỳ và thuế TNDN
quỹ…. chưa phải nộp trong kỳ
- Thu nhập ngoài lãi = Thu ngoài lãi –
Chi ngoài lãi
LN sau thuế: là khoản thu nhập còn lại
sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN

III. VỀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


BCLCTT được lập trên cơ sở cân đối giữa lượng tiền trong kỳ theo công thức:
Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ
BÁO CÁO LCTT NGÂN HÀNG BÁO CÁO LCTT DOANH NGHIỆP
BCLCTT được tổng hợp từ kết quả của 3 BCLCTT có 3 phần riêng biệt, mỗi phần
loại hoạt động của NHTM tương ứng nội là 1 hoạt động đặc thù, sẽ giúp các nhà
dung là 3 phần: đầu tư hiểu được dòng tiền từ những hoạt
Lưu chuyển tiền từ HĐKD: động của DN, cũng như kỳ vọng sự đầu
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và tư phát triển của công ty.
chi ra liên quan trực tiếp đến HĐKD của Dòng tiền từ HĐKD:
NHTM như tiền thu lãi cho vay, thu từ Đây là nguồn cốt yếu sinh ra tiền mặt
các khoản phải thu khác.., các CP bằng cho công ty và cũng là lượng tiền mặt mà
tiền như chi lãi tiền gửi cho khách hàng, bản thân công ty kiếm được từ HĐKD
tiền thanh toán cho công nhân về tiền của mình. Lượng tiền phát sinh từ
lương và BHXH… HĐKD là một chỉ số rất quan trọng với
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: tính thanh khoản, khả năng hoàn trả vốn
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và và khả năng đầu tư vào sự phát triển của
chi ra liên quan trực tiếp đến HDDT của DN, bao gồm: lưu chuyển tiền tệ nhận đc
NHTM, bao gồm 2 phần: từ KH, lưu chuyển dòng tiền thanh toán
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho cho NV, nhà cung cấp, thanh toán hoặc
NHTM: xây dựng, mua sắm TSCD hoàn thuế TN..
- Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình Dòng tiền từ HDDT:
thức liên doanh, đầu tư chứng khoán. Đây là dòng tiền có liên quan đến việc
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài mua hoặc bán lại tài sản dài hạn và các
chính: khoản đầu tư khác; gồm: mua sắm tài
11
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và sản, thiết bị, máy móc, tiền thu từ việc
chi ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp nhượng bán, thanh lí tài sản máy móc,
vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của tiền thu từ việc mua bán cổ phần của 1
NHTM như: góp vốn liên doanh, vay công ty khác.
vốn trong dân và các tổ chức tài chính Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
quốc tế, nhận vốn liên doanh, phát hành Đây là dòng tiền liên quan đến nợ và các
cổ phiếu trái phiếu. giao dịch vốn chủ sở hữu. Lưu chuyển
tiền từ HĐTC liên quan đến việc thay đổi
về quy mô, kết cấu các hoạt động hoặc
các khoản đầu tư của doanh nghiệp và có
khả năng hoàn trả tiền mặt cao; bao gồm:
chi trả cho các khoản nợ, tiền chi trả vốn
góp cho các chủ sở hữu tiền chi trả nợ
thuê tài chính, trả cổ tức…

2.2) Giá trị hợp lý là gì? Vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán công cụ tài chính.
Theo chuẩn mực IFRS13 – Giá trị hợp lý là mức giá mà đơn vị có thể nhận
được khi bán một tài sản hoặc chuyển giao một khoản nợ trong một giao dịch
chuẩn hóa giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường.
Vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán công cụ tài chính

a. Tính thích hợp của thông tin: 

Là yêu cầu quan trọng đối với thông tin kế toán tài chính. Giá trị hợp lý phản
ánh điều kiện thị trường hiện tại, là cơ sở tính giá tốt nhất trong việc dự báo
dòng tiền trong tương lai. Vì vậy, Giá trị hợp lý là giải pháp tối ưu để đo lường
và đánh giá trong kế toán. Tính thích hợp của thông tin giúp Giá trị hợp
lý cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định hơn giá gốc. 

b. Tính tin cậy:

Là yêu cầu cơ bản của thông tin tài chính, hạn chế tối đa sự chủ quan của đơn vị
cung cấp thông tin. Trình bày trung thực không đòi hỏi chính xác tuyệt đối mà
cần đúng bản chất hiện tượng kinh tế.

Mặc dù tính tin cậy là một nhược điểm của GTHL so với giá gốc, tuy nhiên,
nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, GTHL là đáng tin cậy ở tất cả
các cấp độ ước tính.

c. Tính so sánh

Với Giá trị hợp lý có thể so sánh sự hữu ích của thông tin đối với quá trình ra
quyết định của người sử dụng và có mối quan hệ với tính thích hợp. Thông tin
tài chính có thể so sánh giữa các kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị sẽ tăng
cường thêm tính thích hợp.
12
d. Tính minh bạch

Theo Laux và Leuz (2009), áp dụng GTHL đối với tài sản hoặc nợ phải trả sẽ
“làm tăng tính minh bạch và giúp công ty đề ra được các biện pháp khắc phục
nhanh chóng và đúng lúc, giúp các nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu
tư chính xác”.

Trong giai đoạn hiện nay, dù còn nhiều tranh luận, việc IASB ( Hội đồng
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) ban hành riêng một chuẩn mực về đo lường
GTHL (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế – IFRS 13) nhằm thống nhất việc
xác định và đo lường GTHL trong các chuẩn mực cho thấy, GTHL là một xu
hướng trong xây dựng khuôn khổ quy định về kế toán.

*Có quan điểm cho rằng kế giá trị hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến khủng
hoảng tài chính năm 2006 – 2007. Tại sao có quan điểm này? Quan điểm của
nhóm là gì?
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được sử dụng khá phổ biến nhằm mô tả các
tình huống, ở đó các định chế tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần
lớn giá trị của chúng. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng
tài chính có liên quan đến sự hoảng loạn ngân hàng, và nhiều sự suy thoái kinh
tế có liên quan đến sự hoảng loạn này. Một số tình huống khác thường được gọi
là khủng hoảng tài chính như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung
của các bong bóng giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ, và sự vỡ nợ quốc
gia. Khủng hoảng tài chính là kết quả trực tiếp của một sự mất mát phúc lợi
“giấy”; chúng không phải là kết quả trực tiếp của sự thay đổi trong nền kinh tế
thực trừ khi hệ quả của nó là một sự suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế tiếp
theo sau.

Cuộc khủng hoảng tài chính gây nên những tổn thất to lớn trên thế giới hiện nay
đang thu hút sự quan tâm không chỉ của chính phủ các nước mà còn của giới
nghiên cứu trên toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính đã được mổ xẻ, phân
tích từ nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, phân tích về nguyên nhân và hậu quả
của cuộc khủng hoảng chẳng những giúp chính phủ các nước có cơ sở khoa học
đúng đắn cho những giải pháp ngăn chặn, khắc phục khủng hoảng, ngăn ngừa
các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai, mà còn dự báo đúng xu
hướng vận động, phát triển của kinh tế thế giới để có định hướng đúng cho sự
phát triển kinh tế đất nước.
Theo một nghiên cứu nổi tiếng của Reinhart và Rogoff thì kể từ thập niên đầu
tiên của thế kỷ 19 các cuộc khủng hoảng tài chính mang nhiều nguyên nhân
chung. Trong đó chủ yếu là nguyên nhân về mất cân đối kinh tế vĩ mô, vai trò
của những luồng vốn lớn và liên tục, bong bóng giá tài sản và bùng nổ tín
dụng. 

13
 Giá dầu, vàng và nhiều hàng hoá khác tăng kỷ lục trong những tháng đầu năm,
giảm vào cuối năm:
           Giá dầu thô tăng tới mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới, gần 80
USD/thùng vào giữa tháng 7/2006 đã đẩy giá hàng hoá các loại đồng loạt lên
mức kỷ lục cao của hơn 20 năm nay trên thị trường thế giới, đặc biệt là vàng và
các kim loại khác. Giá vàng thế giới vượt 660 USD/ounce, mức cao nhất của 25
năm nay. Nguyên nhân giá dầu tăng do bạo loạn tại Nigeria, khủng hoảng hạt
nhân tại Iran và tình hình địa chính trị căng thẳng tại nhiều khu vực khác trên
thế giới. Giá dầu đã tăng gấp ba lần trong vòng bốn năm qua, đang làm tăng chi
phí của các nhà máy, các hãng hàng không và các nhà máy ô tô. Tình trạng giá
cả như vậy đã gây nguy cơ làm đảo lộn nền kinh tế thế giới vì nó sẽ tạo ra
những mất cân đối trầm trọng cho kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Mỹ. Thâm hụt
của Mỹ tăng buộc Mỹ phải tiếp tục tăng tỷ lệ lãi suất hơn nữa, đẩy tăng lãi suất
trên toàn cầu. Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa năm 2006, giá đồng loạt giảm. Giá dầu
thô giảm mạnh khiến Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) phải cắt
giảm sản lượng để vực giá lên. Các nước xuất khẩu cao su thế giới cũng có giải
pháp tương tự. Giá dầu tăng cao hay giảm thấp sẽ đều tác động xấu tới một số
lớn quốc gia trên thế giới. Nhìn chung, ảnh hưởng của giá dầu cao khả năng sẽ
lớn hơn nhiều so với giá dầu thấp, vì dầu mỏ tác động tới mọi mặt kinh tế toàn
cầu, nên giá quá cao có thể gây giảm nhu cầu tiêu thụ hầu hết các loại hàng hoá,
không những thế, nó còn làm cho thị trường tài chính - tiền tệ trở nên bất an, trì
trệ. Xong khi giá dầu giảm quá thấp, các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ sẽ
mất nguồn thu quan trọng, và nền kinh tế của họ sẽ lao đao.
 Đôla Mỹ giảm giá:
           Năm 2006 có lẽ là năm có nhiều biến động xấu trong lịch sử của đồng
đôla. Vào những ngày cuối năm, thị trường tài chính thế giới liên tục xôn xao
về việc đồng đôla giảm giá so với hầu hết các đồng tiền khác. Đặc biệt, đôla đã
giảm giá kỷ lục so với euro trong vòng 20 tháng qua và so với bảng Anh trong
vòng 14 năm qua. Nguyên nhân do thâm hụt kép của Mỹ; các tổ chức quốc tế
liên tục điều chỉnh giảm mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2006 và
2007; và nhiều quốc gia tăng cường chuyển hóa kho dự trữ ngoại hối của mình
từ đồng đôla và trái phiếu Chính phủ Mỹ sang các tài sản khác.
 Thị trường chứng khoán châu Á biến động mạnh:
              Trong số 10 sàn giao dịch chứng khoán thế giới tăng trưởng  mạnh
nhất năm qua, châu Á chiếm lĩnh 4: Chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch thành
phố Hồ Chí Minh của Việt Nam tăng 150%, chỉ số Thượng Hải - Thâm Quyến
300 của Trung Quốc tăng 109%, chỉ số chứng khoán doanh nghiệp Trung Quốc
của Hồng Kông tăng 68% và chỉ số tổng quát sàn Jakarta của Indonesia tăng
67%. Sự hồi phục của đại bộ phận thị trường chứng khoán Á châu phản ánh tốc
độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, lợi thế dân số trẻ, quá trình đô thị hoá thuận
lợi, vị thế ngày càng quan trọng của giới tiêu dùng bình dân và các doanh
nghiệp. Không những thế, nó còn cho thấy khả năng hồi sinh kinh ngạc của
châu Á trước cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra cách đây không lâu.

14
 Nhân dân tệ tăng giá:
               Đồng NDT đã tăng khá mạnh trong năm qua. Đúng 12 tháng sau khi
được định giá lại – tăng 2,1% so với USD, đồng NDT đã tăng lên mức cao kỷ
lục mới, gần 8 NDT/USD, tăng 1,4% so với một năm trước đây. Mặc dù tốc độ
tăng đó không nhiều, song nó báo hiệu một sự thay đổi mới trong chính sách
tiền tệ của Trung Quốc. Hiện tại, biên độ giao dịch của đồng NDT vẫn bị hạn
chế ở mức 0,3%. Mỹ và các nước phương Tây vẫn thúc giục Trung Quốc nới
lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ của mình.
 Lạm phát/Lãi suất tăng:
            Giá hàng hoá tăng mạnh và lạm phát đã trở thành nỗi lo của nhiều chính
phủ. Bắt đầu từ 2005, xu hướng tăng lãi suất dấy lên trên toàn cầu. Các Ngân
hàng Trung ương của Mỹ, châu Âu và châu Á đã phải nâng lãi suất trong bối
cảnh các nền kinh tế phát triển nóng và giá năng lượng tăng dẫn tới việc các
công ty phải tăng giá bán các loại hàng hóa. Việc tiếp tục tăng lãi suất để kiềm
chế lạm phát sẽ gây rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ (FED) đã 17 lần tăng lãi suất liên tiếp, từ mức thấp kỷ lục hiện lên đến
5,25%. Nhật bản cũng thông báo chấm dứt thời kỳ lãi suất gần 0% khi thấy tình
trạng giảm phát ở nước này đến hồi kết. Lãi suất là công cụ của các ngân hàng
Trung ương trong bối cảnh kinh tế riêng của mỗi quốc gia. Việc lãi suất tăng
làm gia tăng lạm phát trên toàn cầu.
 Mất cân đối toàn cầu:
Sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu đang gia tăng, gây tác động bất lợi. Đó là sự
tăng tốc thặng dư thương mại của Trung Quốc, thâm hụt thương mại của Mỹ,
và những bế tắc trong vòng đàm phán Đôha. Nếu những vấn đề này không được
sớm giải quyết, ảnh hưởng của nó sẽ không thể lường trước được.
 Cúm gia cầm:
            Dịch cúm gia cầm đã lan rộng sang khu vực châu Âu và nhiều nơi khác
trong những tháng đầu năm, gây ảnh hưởng tới không chỉ ngành gia cầm mà
nhiều ngành kinh tế khác. Tiêu thụ thịt gà thế giới giảm mạnh trong những
tháng đầu năm 2006.
 Tăng trưởng kinh tế: 
             Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế của 30
nước thành viên OECD tăng 3,2% trong năm 2006 và sẽ tăng 2,5% trong năm
2007, sau khi tăng 2,8% trong năm 2005. Những mất cân đối tài khoản vãng lai
trên toàn cầu vẫn còn rất lớn, và có thể sẽ dẫn tới giảm mạnh giá trị đồng Đôla
Mỹ, và chính điều đó có thể sẽ tác động trở lại làm tăng tỷ lệ lãi suất và giảm
mạnh giá nhà đất trên toàn cầu. Năm 2006, giá nhà đất ở Mỹ và một số nước
khác như Đan Mạch, Pháp và Tây Ban Nha cao “bất thường”. Dự báo khi giá
nhà đất giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của những quốc này cũng giảm xuống.
              Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,3% năm 2006 và sẽ tăng 2,4% năm tới. 
OECD cho rằng tăng trưởng chậm lại ở Mỹ sẽ không có ảnh hưởng lớn tới

15
những nơi khác. Với nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại, OECD dự báo
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ duy trì tỷ lệ lãi suất ở 5,27% trong năm
2007 trước khi giảm xuống 4,75% voà năm 2008 khi áp lực lạm phát giảm
xuống.  OECD dự báo thị trường nhà đất Mỹ chậm lại sẽ giúp hạn chế chi phí
tiêu dùng và góp phần thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai hiện đang rất cao.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – Nhật Bản, tăng trưởng 2,8% trong năm 2006 và
dự báo sẽ tăng 2,2% trong năm 2007. Dự kiến Ngân hàng Nhật Bản sẽ duy trì tỷ
lệ lãi suất 0,25% cho tới quý III/2007, sau đó sẽ tăng dần tới 1% vào cuối 2008.
Kinh tế khu vực đồng Euro năm 2006 tăng trưởng 2,6% và dự báo sẽ tăng 2,2%
trong năm 2007. Dự báo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tăng tỷ lệ
lãi suất lên 3,75% vào giữa 2007 so với 3,5% hiện nay, và sẽ lên 4% vào năm
2008. Khu vực này sẽ có tăng trưởng ổn định và lạm phát vừa phải, mặc dù Đức
- nền kinh tế lớn nhất khu vực - được dự báo sẽ gia tăng lạm phát do tăng thuế
bán lẻ và thuế VAT kể từ ngày 1/1/2007.
              Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng
của các nền kinh tế châu Á, trừ Nhật Bản, chậm lại trong năm 2006, xuống
7,2%, so với 7,4% năm 2005, do tỷ lệ lãi suất tăng và giá dầu mỏ cải ảnh hưởng
đến toàn bộ các lĩnh vực kinh tế. Sang năm 2007, kinh tế châu Á sẽ tiếp tục
tăng chậm lại, chỉ đạt 7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này cũng rất đáng hài
lòng, xuất phát từ sự hồi phục kinh tế của các nước công nghiệp, thúc đẩy xuất
khẩu của châu Á tăng lên. Mậu dịch hàng hóa toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng
với tốc độ trung bình cao nhất trong lịch sử, sau khi đã tăng mạnh trong năm
2005. Kinh tế Trung Quốc năm 2006 tăng chậm lại, đạt 9,5% trong năm nay và
dự báo tiếp tục giảm xuống 8,8% trong năm 2007, sau khi tăng 9,9% năm 2005.
Trong khi đó, GDP của Hàn Quốc tăng 5,1% trong năm nay trong bối cảnh tiêu
thụ tiếp tục hồi phục và đầu tư mạnh dần lên. Tính chung, kinh tế Đông Á năm
2006 tăng trưởng ở mức 7,7%, bằng tốc độ tăng của năm 2004. GDP của Ấn Độ
tăng 7,6% trong tài khoá 2006 và dự báo sẽ đạt 7,8% trong tài khoá 2007, thấp
hơn so với mức 8,1% của năm 2005. Kinh tế các nước Đông Nam Á vẫn tăng
với tốc độ tương tự như năm 2005, 5,5%, sau đó tăng lên 5,7% vào năm 2007.
Lạm phát ở khu vực này tăng tới 7,3% trong năm 2006, so với 6,3% năm ngoái.
Là khu vực xuất khẩu ròng dầu mỏ, Trung Á sẽ tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu
tăng, kích thích kinh tế tăng trưởng 10,3% trong năm 2006. Giá dầu mỏ cao
cũng giúp Thái Bình Dương tăng trưởng đạt 2,9% trong năm 2006 so với 2,7%
năm ngoái.
            ADB dự báo triển vọng tăng trưởng của toàn khu vực nhìn chung đều
thuận lợi nhờ các điều kiện địa lý và dân số, và tin chắc rằng các nền kinh tế
ngoài Trung Quốc sẽ tăng đầu tư để duy trì hoặc tăng tốc độ tăng trưởng.
    Triển vọng năm 2007:
           Triển vọng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2007,
là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng khá, nhờ các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng
trưởng manh, kinh tế Liên minh châu Âu thoát khỏi tình trạng tăng trưởng ảm

16
đạm, kinh tế Nhật Bản vượt qua giai đoạn suy thoái, mặc dù tăng trưởng kinh tế
của Mỹ đang chậm lại. Trung Quốc sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng mạnh
nhất trên toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số. Kinh tế Ấn Độ sẽ
tăng tốc, theo sát Trung Quốc. Kinh tế khu vực Mỹ Latinh sẽ vẫn tiếp tục tăng
trưởng do kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nhờ môi trường kinh doanh ổn định.
Tuy nhiên, tại Brazil, nền kinh tế chiếm đến 40% tổng thu nhập của khu vực
Mỹ Latin, tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn ở mức khiêm tốn 3,5% bởi sự ảnh hưởng
của Chính phủ đối với nền kinh tế vẫn còn quá lớn. Còn tại châu Phi, Các vấn
đề chính trị ở nhiều quốc gia tại khu vực này vẫn nan giải, trong khi kinh tế
tăng trưởng chậm chạp.
 Ngoài những vấn đề như khủng bố hay bạo lực ở nhiều điểm nóng trên
thế giới, có thể kể đến một số yếu tố sẽ có tác Những rủi ro tiềm ẩn:
động lớn tới tăng trưởng kinh tế thế giới không chỉ năm 2007 mà còn những
năm tiếp theo đó. Đó là dịch cúm gia cầm, sự mất cân đối kinh tế toàn cầu, giá
dầu tăng cao và lãi suất tăng. Dịch cúm gia cầm sẽ là nhân tố bất ổn lớn tác
động tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, trong đó
khu vực dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Ước tính, dịch cúm gia cầm có thể
làm khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị thiệt hại khoảng 100-300 tỷ USD,
kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế khu vực trong một năm và có nguy cơ đẩy nền
kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái đầu tiên kể từ năm 1982. Ngoài ra, sự
mất cân đối thanh toán toàn cầu cũng có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng
kinh tế thế giới.

17
Quan điểm của nhóm:
Trong bất kỳ trường hợp nào, cuộc khủng hoảng tài chính đã nhấn mạnh sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế cho dù các nền kinh tế có khác nhau về mức độ
phát triển. Bất chấp sự nỗ lực to lớn và sự phối hợp ít nhiều của các chính phủ để
tránh một viễn cảnh tồi tệ hơn cho một cuộc suy thoái và giảm phát kéo dài với
chính sách bảo hộ nền công nghiệp trong nước tăng dần (chính sách “làm nghèo
nước láng giềng”), con đường phía trước vẫn hết sức chông chênh hơn bao giờ hết.
Trong các hệ thống phức tạp – như hệ thống kinh tế thế giới ngày nay, không một
ai có thể dự đoán trước chính xác kết quả của một hành động cụ thể. Nhưng trong
những năm tới đây, có ba đặc tính cơ bản có thể gây ảnh hưởng đến sự khủng
hoảng kinh tế , đó là:
 Tính không chắc chắn và sự mơ hồ: sẽ không có một sự đồng thuận hay
thậm chí là một xu hướng nổi trội chắc chắn (chẳng hạn như giữa sự tự do
thương mại và bế quan tỏa cảng; giữa sự can thiệp của nhà nước và sự tự do
hóa). Hơn thế, chúng ta có thể thấy sự phát triển trái chiều trong cùng một
thời điểm (ví dụ, lạm phát đi đôi với cầu giảm; lãi suất thấp đi đôi với đầu tư
thấp) hoặc tại những thời điểm khác nhau ở các vùng miền khác nhau.
 Sự biến động: chu kỳ kinh doanh hoặc chu kỳ của một ngành cụ thể sẽ mang
tính biến động cao hơn, do sự thay đổi mạnh mẽ của các loại tiền tệ, của
nguyên liệu đầu vào quan trọng hay của cuộc khủng hoảng chính trị đang
tràn qua nền kinh tế thế giới. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu phải điều chỉnh
nhanh chóng hơn để thích ứng với tình hình mới – và sẽ không có xu hướng
ổn định nào có thể dự đoán được.
 Sự can thiệp chính trị và can thiệp bằng các chính sách sẽ được sử dụng
thường xuyên hơn và ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một nước,
mà đến cả chuỗi cung ứng, các mối quan hệ thương mại, mô hình kinh
doanh của cả một ngành có hoạt động trên toàn cầu.

Mặc dù thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam chưa chịu tác động lớn nào từ cuộc
khủng hoảng, tuy nhiên nếu khủng hoảng tín dụng thế giới tiếp tục mạnh lên buộc
NHTW các nước phải can thiệp sẽ tác động vào mặt bằng lãi suất thế giới và khi đó
sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Thêm vào đó, lo ngại đối với rủi ro gia tăng trên thị
trường chứng khoán có thể khiến các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường và Việt
Nam khi đó cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần
theo dõi sát diễn biến này để có những động thái phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh
thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trên đà suy giảm và lạm phát trong nước
tăng cao như hiện nay.

18
PHẦN B: BÀI TẬP- BÀI TẬP 4.

Mã TK 4711 TK 4712 (VND)


NT

EUR 20.000 (Dư 565.000.000đ ( Dư nợ ) 


có)

USD 10.500 (Dư 237.300.000đ ( Dư nợ ) 


có)

Mã TG đầu TG TG TG cuối
NT kì mua bán kì
EUR 28.250 28.200 28.500 28.300

USD 22.600 22.500 23.000 22.800

1. Mua của khách hàng cá nhân 15.000 USD bằng tiền mặt, thanh toán bằng
chuyển vào tài khoản ngoại tệ của khách hàng. Biết HĐ mua bán đã được ký kết từ
hôm trước.
Tỷ giá mua USD: 22.500 
USD
Nợ TK tiền mặt ngoại tệ : 15.000 USD
Có TK 4711/USD           : 15.000 USD
VND
Nợ TK 4712/ về USD     : 15.000 x 22.500 = 337.500.000 VND 
   Có TK tiền mặt             :  337.500.000 VND

2. Khách hàng X đến xin mở TK tiền gửi tiết kiệm bằng USD, kỳ hạn 3 tháng, lãi
suất 5%. Số tiền gửi là 5.000 Euro, kế toán đã kiểm đếm và nhận tiền của KH.
Gửi tiết kiệm : 5.000 EUR
Nợ TK TM ngoại tệ         : 5000 EUR
Có TK TGTK ngoại tệ     :  5000 EUR

3. Khách hàng Y có nhu cầu chuyển đổi 1.500 EURO trong tài khoản sang USD để
chuyển tiền cho con đi du học, thanh toán bằng tiền mặt.
Khách hàng cần đổi từ Euro sang USD
19
Tỷ giá mua Euro : 28.200
Tỷ giá bán USD :  23.000
Số USD đổi đi = 1500 Euro x tỉ giá mua Euro/tỉ giá bán USD = 1.500 x 28.200/
23.000 = 1.839,13

EUR
Nợ TK TM ngoại tệ             : 1.500 EUR
    Có TK 4711/EUR            :  1.500 EUR
USD
Nợ TK 4711/USD              : 1.839,13 USD
    Có TK TM ngoại tệ       : 1.839,13 USD

VND :
Nợ TK 4712 / về EUR       : 1.500 x 28.200 = 42.300.000 VND
    Có TK 4712 /  về USD  : 42.300.000 VND
4. Khách hàng Z đến xin mua 10.000 Euro để mua hàng nhập khẩu, thủ tục giấy tờ
hợp lệ, doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển khoản vào các tài khoản của mình.
Khách hàng Z xin mua 10.000 EUR
Bán ngoại tệ 
EUR
Nợ TK 4711/EUR                    : 10.000 EUR
    Có TK TM  ngoại tệ            : 10.000 EUR
VND
Nợ TK TGNH                    : 10.000 x 28.500 = 285.000.000 VND
    Có TK 4712/ về EUR     : 285.000.000 VND

5. Bán 20.000 USD cho doanh nghiệp phục vụ thanh toán, doanh nghiệp thanh
toán đủ bằng tiền mặt
USD
Nợ TK 4711/USD                    : 20.000 USD
    Có TK tiền mặt ngoại tệ      : 20.000 USD
VND
Nợ TK tiền mặt                 : 20.000 x 23.000 = 460.000.000 VND
    Có TK 4712/ về USD   :  460.000.000 VND

20
21
Sơ đồ chữ T
USD
TK 4711 (USD)
10.500
15.000
1.839,13
20.000

3.660,87

TK 4712 (USD)
237.300.000
337.500.000
42.300.000
460.000.000
k/c lãi  10.024.171

82.524.171

EUR
TK 4711 (EUR)
20.000
1.500
10.000

11.500

TK 4712 (EUR)
565.000.000
42.300.000
285.000.000
k/c lãi  2.530.000

324.830.000

Lãi/ Lỗ (Kết quả kinh doanh ngoại tệ) = Doanh số bán - Doanh số mua vào tương
ứng (đv: VND)

·        USD

Lượng bán: 20.000 + 1839,13 = 21839,13

22
Doanh số bán: 460.000 + 42300 = 502.300. VND
Tỷ giá mua vào bình quân: (237.300.000 + 337.500.000)/(10500 + 15000) =
22.541 VND
Lãi/Lỗ kinh doanh: 502.300.000 - 21839,13*22.541 = 10.024.171 > 0 => Kinh
doanh có lãi

 Hạch toán: Nợ TK 4712/về USD                              : 10.024.171

                            Có TK 712 Thu Kinh doanh ngoại tệ  : 10.024.171

·        EUR
Lượng bán: 10000
Doanh số bán:  285.000.000 VND
Tỷ giá mua vào bình quân: (565.000.000+42.300.000)/(20.000+1.500) = 28.247
VND
Lãi/Lỗ KD: 285.000.000 - 10000*28.247 = 2.530.000 > 0 => Kinh doanh có lãi

 Hạch toán:    Nợ TK 4712/về USD                              : 2.530.000

                                Có TK 712 Thu Kinh doanh ngoại tệ : 2.530.000


Đánh giá trạng thái ngoại tệ cuối kỳ
USD: 
TG       = 22.800
TG BQ = 22.451
TK 4711/USD dư có 3.660,87 => trạng thái trường ngoại tệ
Đơn vị có lãi trạng thái = 3.660,87*(22.800 - 22.541) =  948.165 VND 
(lãi chưa thực hiện)
Hạch toán OCI:    Nợ TK 4712/về USD                    :  948.165
                                 Có TK chênh lệch tỷ giá (OCI) :  948.165

EUR:
 TG        = 28.300
 TG BQ  = 28.247
TK 4711/USD dư có 11.500  => trạng thái trường ngoại tệ
Đơn vị có lãi trạng thái =11.500*(28.300 - 28.247) = 609.500 VND  (lãi
chưa thực hiện)
Hạch toán OCI:    Nợ TK 4712/về USD                    :  609.500
                                 Có TK chênh lệch tỷ giá (OCI) :  609.500

4.2) Xác định kết quả kinh doanh cho từng loại ngoại tệ
Mã NT TK 4711 TK 4712 (nghìn)
EUR 20.000 (Dư có) 565.000(Dư nợ)
USD 10.500 (Dư có) 235.000(Dư nợ)

23
Mã NT TG Mua TG Bán
EUR 28.200 28.500
USD 22.500 23.000

Lãi/ Lỗ (Kết quả kinh doanh ngoại tệ) = Doanh số bán - Doanh số mua vào tương
ứng
 USD
Lượng bán: 20.000+1839,13=21839,13
Doanh số bán: 460.000+42300=502.300
Tỷ giá mua vào bình quân: (235000+337500)/ (15000+10500) = 22,45
Lãi/Lỗ kinh doanh: 502300 - 21839,13*22,45= 12011,53 > 0 =>Kinh doanh có lãi
 Hạch toán: Nợ TK 4712/về USD: 12011,53
Có TK 712 Thu Kinh doanh ngoại tệ: 12011,53
 EUR
Lượng bán: 10000
Doanh số bán: 285000
Tỷ giá mua vào bình quân: (565000+42300)/ (1500+20000) = 28,25
Lãi/Lỗ KD: 285000-10000*28,25= 2500 > 0 =>Kinh doanh có lãi
 Hạch toán: Nợ TK 4712/về USD: 2500
Có TK 712 Thu Kinh doanh ngoại tệ: 2500

24
KẾT LUẬN

Môn học kế toán tài chính III, là học phần tiếp nối của kế toán tài chính 1 và kế toán
tài chính 2. Tập trung vào kế toán các công cụ tài chính ( gồm các công cụ tài chính gốc
ngoại tệ) theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nội dung
chủ yếu: Phân loại các tài sản tài chính. Các nguyên tắc trong ghi nhận và trình bày các
nhóm tài chính khác nhau. Ghi nhận và trình bày công cụ nợ, công cụ vốn và công cụ
ghép phát hành. Kế toán các công cụ tài chính gốc ngoại tệ theo chuẩn mực kế toán
quốc tế và chế độ kế toán Việt Nam. Giới thiệu các yêu cầu về thuyết minh và công bố
thông tin về các công cụ tài chính. Dựa trên những cơ sở đó, các thành viên nhóm 12
đều là nhưng thành viên đã có cơ sở tiền đề từ môn học trước tiếp cận học và chỉ dẫn
của nhiệt tình của giảng viên. Nhóm có sự phân chia công việc cụ thể rõ ràng, giúp đỡ
nhau trong quá trình làm việc nhóm. Đề tài tình huống hấp dẫn, tạo sự hứng thú tìm
hiểu giải quyết các mục tiêu nội dung, cơ hội thực hành thuyết minh về kế toán, tạo tiền
đề cho nhiều môn học chuyên ngành kế toán khác.
Ngoài những ưu điểm trong quá trình làm việc nhóm trên, thì một số vấn đề về thời
khá gấp và cơ hội công việc khác nhau dẫn tới các vẫn đề mâu thuẫn nhẹ, cơ sở kiến
thức chưa sâu rộng dẫn tới một số tình huống giải quyết chạm hơn,…. Đa số nhờ sự
đoàn kết tập trung làm việc ucar các thành viên nên các tình huống đều đã được giải
quyết và tạo nhiều động lực và hiểu hơn về môn học. tạo nhiều tiền đề cơ sỏ cho các
môn học khác có liên quan.

25
26

You might also like