Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chỉ với Tuyệt Kỹ này, Bạn có thể tăng

level Listening Skills nhanh như Sonic


Như các bạn đã biết thì một trong những lỗi sai phổ biến và trầm trọng nhất khi học tiếng
Anh đó là do người học ko tuân theo quy luật tự nhiên, tức là quy tắc học ngôn ngữ

bằng TAI, không phải bằng MẮT. Hôm nay, mình cùng chia sẻ bài viết này để giúp các
bạn tối ưu hóa cách học bằng TAI nhé.

Mình xin nhắc lại:

Nghe nhiều là nền tảng để bạn học bất kỳ
ngôn ngữ nào.
Cho dù bạn không phải là người bắt đầu thì vẫn nên dành 80% vào kỹ năng Nghe trong
việc học tiếng Anh của mình. (bất chấp level . )D

Vậy, Nghe thế nào là hiệu quả? Có 2 cách để luyện Nghe, đó là:
   Nghe thật sâu (deep listening)
   Nghe thật nhiều (massive listening)

Khác biệt giữa 2 cách trên, một cái tập trung về Lượng, còn lại tập trung vào Chất.

Vậy cái nào tốt hơn?


Câu trả lời là cả 2 đều cần thiết để bổ trợ kỹ năng Nghe của bạn, quan trọng là bạn đang
muốn tập trung vào kết quả gì? Như nghe thật nhiều, sẽ giúp bạn có được thật nhiều input
về bản đồ âm thanh, giúp bạn có một lượng kiến thức đáng kể về bộ lọc âm thanh.

Còn việc Nghe thật sâu, lại củng cố cho bạn một cách trọn vẹn chi tiết từng âm điệu, giúp
bạn phân biệt một cách rõ ràng cách phát âm một từ vựng, cách luyến láy âm
(intonation), kể cả những âm cuối (ending sounds) như “s”, “es” hay “ed” mà bạn thường
bỏ sót.

Tóm lại:
Để phân bố việc nghe hợp lý, bạn nên áp dụng việc Nghe thật nhiều vào mọi lúc mọi nơi
trong ngày, những lúc bạn có thể vừa đeo headphone vừa làm việc, đi bus, tập thể dục...

Còn Nghe thật sâu sẽ giúp tối ưu hóa thời gian, cần sự tập trung của bạn để giúp cô đọng
input Nghe chất lượng nhất. Hãy nghe sâu vào lúc bạn rãnh, có thể toàn tâm trí vào việc
học tiếng Anh, như buổi tối sau một ngày học tập, làm việc.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ các bạn về phương pháp luyện Nghe sâu chất lượng.

Đó là một bí kíp mà bất kỳ dân cao thủ IELTS nào cũng phải kinh qua và nếu áp dụng
đúng đắn, triệt để liên tục 2-3h/ngày khoảng 2 tháng có thể nâng điểm nghe của bạn lên
2.0 trong phần Listening đấy. Một con số khá ấn tượng phải không nào!

Okay. Bắt đầu nhé.

Phương pháp thần kỳ ấy gọi là: Listening


Dictation
Nói đơn giản, Listening Dictation nghĩa là bạn cần một nguồn audio vừa sức (nhớ là vừa
sức đấy nhé, khoảng 80% nghe ra, còn lại 20% hông biết), một cuốn tập, cây bút. Và
nhiệm vụ của bạn là chép lại từng câu trong một đoạn audio ngắn tầm 3 – 5 phút.

Nghe qua thật dễ phải không nào? Chỉ cần từ 3 – 5 phút là xong?

No hề! Coi vậy chứ 3 – 5 phút ấy có thể ngốn của bạn tới hơn 1h mới hoàn thành xong
trọn vẹn đấy. Không tin hả? Thử xem ) :)

Tại sao việc Listening Dictation lại giúp cho việc nghe
sâu?
1. Thayvìchỉcắmheadphonevànghecácđoạnaudiodàithìbâygiờbạnchỉcầnnghemột
đoạn nhỏ, siêu ngắn. Nên não bộ của bạn sẽ tập trung hơn vượt bậc.

2. Tuy nghe qua bình thường bạn có thể hiểu được khái quát nội dung, nhưng để có
thể chép đúng chính xác từng từ, kể cả những cái “s”, “es”, “ed” siêu nhỏ thì bạn
cần phải thật chăm chú, lắng nghe và nỗ lực hết mình mới có thể nhận biết được
nó. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng nghe những âm đuôi của bạn. Một khi
bạn đã nghe được rồi thì bạn cũng sẽ tự động phát âm chuẩn những âm đuôi còn
thiếu đó một cách tự động và dễ dàng.
3. Listening Dictation giúp bạn áp dụng nguyên tắc VAK triệt để. Nghe – A, Chép –
K, Nhìn script – V. Một sự kết hợp hoàn hảo phải không?
4. Và cuối cùng, việc nghe đi nghe lại một đoạn audio nhỏ sẽ giúp bạn tăng cường
vốn từ vựng, ngữ pháp để bạn có thể sử dụng sau này.

Đảm bảo nếu bạn chăm chỉ, siêng năng làm đúng từng bước dưới thì gặp từ vựng mới đó bạn sẽ nhớ cả
đời :))
4 lý do trên đã thuyết phục được tính ưu việt của Listening Dictation chưa nào?

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào How, cách làm


từng bước nhé:
Bước 1:
   Tìm một nguồn audio vừa sức (lưu ý quan trọng là nguồn audio đó bắt buộc phải
có script đi kèm), sử dụng phần mềm GOM player, KMPlayer hoặc Jet audio có
chức năng lặp lại 1 đoạn A-B.
   Sử dụng nút chặn 2 đầu A – B để nghe đi nghe lại từng câu trong đoạn audio đến
khi bạn có thể chép được nguyên bài.

Bước 2:
   Dò script lại xem đúng được bao nhiêu %?
   Xem những lỗi sai của bạn ở chỗ nào.
   Xong tắt script đi và bắt đầu chép lại, cho đến khi bạn có thể nghe và chép đúng
được 100%.

Đây là bước quan trọng nhất của Listening Dictation. Bởi sẽ có những cụm từ bạn sẽ
không tài nào nghe ra được do bộ lọc âm thanh của chúng ta đã sai từ nhỏ vì tiếp xúc
input nghe không chuẩn từ thầy cô non-native speaker (nếu bạn may mắn có điều kiện
nghe người bản xứ nói từ nhỏ thì chúc mừng bạn).

Bạn sẽ nghe những gì bạn muốn nghe!!!


Não con người khôn lắm. Nhỏ lớn tới giờ đi học toàn nghe thầy cô đọc “goes” là /gơiz/
không hà. Nhưng thực tế /ɡoʊz/ mới đúng. Bởi vậy mặc dù audio phát âm “goʊz” nhưng
nếu bộ lọc âm thanh sai thì nó sẽ tự động chuyển thành “gơiz” – những thứ quen thuộc
đối với bạn. Chính quá trình: “nghe không ra – sai – sửa sai – nghe lại...” sẽ giúp bạn
nhận thức và dần sửa lại bộ lọc âm thanh một cách đúng đắn.

Bước 3
   Đến đây, bạn đã có thể nghe rõ trọn vẹn chi tiết cả đoạn audio rồi. Và thử thách
tiếp theo dành cho bạn là: hãy shadowing lại cả đoạn sao cho giống audio nhất!
   Bạn quay video hoặc ghi âm đoạn speaking của mình (highly recommended
quay video nhé, giúp bạn quan sát khẩu hình miệng của mình đã đúng chưa) để dò
lại với audio gốc. Nếu chưa giống hãy nói lại. Vì mục tiêu phát âm chuẩn của
mình, bạn có sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức cho nó chứ?

Shadowing giúp bạn phát âm đúng pronunciation, luyện cơ miệng nói đúng theo người
bản ngữ. Và bạn không cần tìm đến người nước ngoài để nói chuyện mà hoàn toàn có thể
tự luyện tập ở nhà vẫn vô cùng hiệu quả!!!

Nhược điểm :(

Tuy có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với cách nghe thông thường nhưng về nhược điểm,
lại là thứ đáng sợ, nguy hiểm nhất đối với người học tiếng Anh: LƯỜI !!!

   Bạncó thể hoàn thành trọn vẹn 1 - 2h để áp dụng Listening Dictation?
   Bạncó thể chăm chỉ và kiên định thực hiện đều đặn mỗi ngày?
   Bạncó thể không bị xao lãng bởi những thứ cám dỗ trước mặt: Facebook,
Youtube, Film?
   ...

Bạn hiểu ý mình chứ? Để vượt qua được căn bệnh “muôn đời” trên, bạn cần:
MỤC TIÊU tiếng Anh cụ thể
   Bạn muốn tiếng Anh mình đạt level nào? (intermediate, uper-inter, advanced?)
   Bạn muốn IELTS của mình được bao nhiêu điểm?

 Bạn muốn bao lâu để đạt được mục tiêu đó?

LÝ DO rõ ràng và chắn chắn! Hãy trả lời các câu hỏi:
   Tại sao bạn muốn dành 1 - 2h mỗi ngày để áp dụng Listening Dictation?
   Tại sao bạn muốn giỏi tiếng Anh? Tiếng Anh mang được lợi ích gì cho bạn?

 Nếu không có tiếng Anh thì việc học tập, sự nghiệp, tương lai của bạn như thế nào?

MÔI TRƯỜNG có người hướng dẫn và bạn bè đồng hành
Đoàn kết luôn là một sức mạnh lớn lao! Đừng vội bước đi một mình nếu bạn chưa đủ tự
tin về ý chí lẫn thái độ của mình. Hãy tìm đến những người bạn cùng chí hướng. Hãy hỏi
những người đi trước để nhận sự giúp đỡ của họ. Hãy tận dụng sức mạnh của số đông để
làm đòn bẩy đưa bạn bay đến “kho báu” nhé!

Do vậy cô muốn các em cùng nhau cố gắng và nỗ lực hết mình để mỗi bạn là một ngôi
sao sáng, và cả lớp mình sẽ là 1 bầu trời sao rực rỡ em nhé. Cùng nhau tỏa sáng nào!!!
FIGHTING!!!

Q&A
1. Sao mình nghe mãi mà vẫn không tài nào chép
được? :’(
- Tài liệu của bạn có quá khó không?
Hãy lựa tài liệu theo quy tắc 80/20. Tức 80% từ vựng bạn có thể hiểu được, chỉ còn lại
20% nghe không ra.

- Tài liệu phù hợp nhưng do quá nhanh?

Hãy tận dụng sự hỗ trợ tuyệt vời từ GOM Player (KMPlayer or Jet audio), bạn có quyền
năng điều chỉnh tốc độ giảm xuống theo ý muốn. Đi từ dễ lên khó, từ chậm tới nhanh nếu
nghe chưa ra, bạn sẽ thấy mình tiến bộ theo từng ngày đấy.
2. Nên dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để Listening
Dictation vậy?
Tốt nhất, mình khuyến khích các bạn nên dành ít nhất 24 giờ/ngày để chép. Đảm bảo bao
giỏi sau 4 tháng...

Đùa chứ ) Câu trả lời nằm ở mục tiêu của bạn. Tự hỏi: “Mình muốn chinh phục tiếng
:)

Anh trong bao lâu? 1 năm hay 3 năm?”. Nếu muốn nhanh, hãy học 2h/ngày. Còn không,
bạn cứ thong thả với mức 1h/ngày.

Quan trọng trên hết, là việc bạn có duy trì được lượng thời gian ấy mỗi ngày hay không?

3. Mình có thể gõ trên máy tính thay vì viết tay được
không?
Được chứ. Sở dĩ mình bảo các bạn viết tay là để kết nối với bản thân mình hơn theo
VAK (vừa nhìn script – V, vừa Nghe – A, vừa Viết – K). Với lại, nếu bạn có dự định thi
IELTS thì rõ ràng càng lợi thế hơn nếu viết tay rồi.

---

Đến đây, bạn có thể bắt tay vào áp dụng Listening Dictation như một tuyệt chiêu để giúp
bạn tăng cường kỹ năng Nghe vượt bậc rồi đấy.

Một chiêu thức sẽ mãi nằm trên trang giấy nếu bạn không áp dụng, luyện tập nó. Bạn
hiểu ý mình chứ? :D

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG. ^^

You might also like